1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

55 4,5K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Tuy nhiên còn cónhiều bất cập ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy như: Chất lượng độingũ giáo viên còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, chưa thật sự cótâm huyết với nghề, cơ sở vật ch

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Đất nước ta tự hào với bạn bè trên thế giới là một dân tộc hiếu học, với bềdày truyền thống tôn sư trọng đạo, tình yêu quê hương đất nước, lòng nhânái, bao dung vốn là bản chất của người Việt Nam, của cả dân tộc ViệtNam được hình thành và hun đúc trong suốt lịch sử lâu dài dựng nước vàgiữ nước Nền giáo dục Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc tạodựng, hun đúc nên một nước Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm vănhiến, những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam là niềm tự hào, là côngsức của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức,nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, nhiều quốc gia đang hăm hở chạyđua vào nền văn minh mới thì nền giáo dục càng trở thành mối quan tâmhàng đầu của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc Kho tàng kiến thức của nhânloại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân thì giáo dục –đào tạo thật sự là chiếc chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai

Xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, để đi tắt,đón đầu, hội nhập với nền văn minh của nhân loại thì vai trò của giáo dụcvà khoa học – Công nghệ lại càng có tính quyết định, giáo dục của ta phải

đi trước một bước để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhântài cho đất nước Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm,thể hiện rất rõ trong các văn kiện cũng như trong thực tiễn cách mạng ta từtrước đến nay

Trang 2

Nghị quyết lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII khẳng

định: “Thực sự coi giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục – Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – Đào tạo là đầu tư phát triển”.29; 6

Giáo sư Trần Hồng Quân cũng từng nêu rõ: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhằm phát huy nhân tố và nguồn lực con người trong sự phát triển của đất nước Giáo dục trực tiếp liên quan đến đời sống, đến tương lai của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội”.

Báo cáo chính trị tại Đại hội IX chỉ rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” 20; 4

Thật vật, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi thìphải phát triển giáo dục – Đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người làyếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Muốn thực hiện được

mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì

yêu cầu nhất thiết và cấp bách là phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng

giáo dục và đào tạo nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi

dưỡng nhân tài” Bởi chỉ có giáo dục, chỉ bằng giáo dục mới đáp ứng được

chiến lược phát triển con người để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinhtế chính trị – khoa học xã hội trong giai đoạn hiện nay Đây là một quátrình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành, toàn xã hội, trong đó mộttrong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng dạy

Trang 3

học đó là quá trình dạy học Điều này đặt nhiệm vụ nặng nề cho công tácquản lý nhà trường, được các nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm.

Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcvà của ngành giáo dục, kể từ ngày thành lập huyện tới nay, ngành giáodục huyện IaPa đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên còn cónhiều bất cập ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy như: Chất lượng độingũ giáo viên còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, chưa thật sự cótâm huyết với nghề, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa được đầu tư nângcấp, sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với giáo dục chưa cao, nhấtlà ở những trường xã đặc biệt khó khăn

Trường THCS Nguyễn Khuyến đóng trên địa bàn xã Kim Tân là xãvùng 3, vùng khó khăn của huyện mới IaPa Đời sống kinh tế – xã hộichậm phát triển, mặt bằng dân trí thấp, người dân ít quan tâm đến việc họctập của con em mình Đội ngũ giáo viên của trường còn rất trẻ, đa số mới

ra trường, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn còn hạn chế Vì vậy chấtlượng giáo dục của trường chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ của sựnghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao dần chất lượng giáo dụccủa trường, quả là một bài toán khó Là vấn đề đáng quan tâm của ngànhgiáo dục cũng như các nhà quản lý có tâm huyết với nghề

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là một cán bộ

quản lý đang công tác tại trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện

pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy của giáo viên ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện IaPa, tỉnh Gia Lai”.

Trang 4

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, đánh giá và phân tích thực trạngcông tác quản lý dạy học ở trường THCS Nguyễn Khuyến Trên cơ sở đóđề ra một số biện pháp quản lý, hy vọng có tính khả thi nhằm nâng caochất lượng dạy học ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện IaPa, tỉnh GiaLai

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chất lượng dạy học tạitrường THCS Nguyễn Khuyến, huyện IaPa, tỉnh Gia Lai

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượnghoạt động dạy của giáo viên ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện IaPa,tỉnh Gia Lai

4 GIẢ THIẾT KHOA HỌC:

Nếu trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tìm ra một số biện phápquản lý của hiệu trưởng có tính khả thi Tôi hy vọng sẽ mang lại hiệu quảcho việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Nguyễn Khuyến,huyện IaPa

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

5.1 Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận gắn với đề tài.

5.2 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện IaPa, tỉnh Gia Lai.

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy của giáo viên trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện IaPa.

Trang 5

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận có liên quanđến đề tài Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng, tổng kết kinh nghiệm vềcông tác quản lý chất lượng hoạt động dạy của giáo viên Nội dung chủyếu được phân tích, tổng hợp dựa trên cơ sở tài liệu về các văn bản phápquy của Nhà nước, của ngành

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Tiến hành khảo sát thực trạng, thu thập thông tin, phân tích, tổnghợp, rút ra kết luận về thực trạng

Phỏng vấn chuyên gia, dùng phiếu trưng cầu ý kiến

Trao đổi với cá nhân, khách thể nghiên cứu

6.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.

Thu thập, nắm bắt các số liệu của nhà trường liên quan đến đề tàinghiên cứu và dùng toán thống kê xử lý số liệu

7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Vấn đề quản lý trong trường học rất đa dạng và phong phú, thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau Do điều kiện và năng lực có hạn nên tôi chỉ tậptrung nghiên cứu những vấn đề về chất lượng giáo dục ở trường THCSNguyễn Khuyến, huyện IaPa Hy vọng có thể áp dụng vào các trường lâncận phù hợp với tình hình của trường

8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng Đề tài thu thập đượcnhững nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về tầm quan trọng của sựnghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay Vấn đề quản lý trường học đã

Trang 6

được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu Song, quản lý nhằm nâng cao chấtlượng dạy học tại trường THCS Nguyễn Khuyến thì chưa có tác giả nàonghiên cứu Đề tài sẽ góp phần nâng cao dần chất lượng hoạt động dạycủa giáo viên trường, giúp cho công tác quản lý trường học hiệu quả hơn,nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trung học cơ sở theo đúng quy định củangành

9 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm bachương

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận của đề tài.Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy ở trường THCSNguyễn Khuyến, IaPa, Gia Lai

Chương 3: Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động dạy của giáo viên ở trường THCS Nguyễn Khuyến, IaPa,Gia Lai

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN GẮN VỚI ĐỀ TÀI.

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Bước vào thế kỷ XXI giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mớivà thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoácác hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường Trình độdân trí được nâng cao Chất lượng giáo dục có những bước chuyển biếnbước đầu; Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức của học sinh đượcnâng cao, chất lượng đào tạo học sinh giỏi đạt được trình độ cao so với khuvực trong các kỳ thi quốc tế, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước tatheo bảng xếp loại của chương trình phát triển Liên hiệp quốc 10 năm gần

đây có những tiến bộ đáng kể (từ 0,456 xếp thứ 121 tăng lên 0,682 xếp thức 101/174 nước).

Mặc dù giáo dục của nước ta thời gian gần đây đã có những khởi sắcđáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơcấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thựctiễn; đào tạo chưa gắn với sử dụng; đội ngũ giáo viên còn yếu; công tácquản lý chậm đổi mới Đặc biệt là chất lượng giáo dục còn thấp, chưatiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, học sinhtốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành

Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước

Trang 8

trong giai đoạn phát triển mới Nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấnđề bức xúc, quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành và toàn xã hội

Nghị quyết TW4 khoá VII khẳng định: “Dạy học phải kích thích tự học, phải áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, chính phủ ta chỉ đạophải đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục Nghị quyết

TW 2 khoá VIII tiếp tục đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo và khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ”.

Ngoài ra, có nhiều văn bản, nghị định, nghị quyết đề cập đến vấn đềquản lý nói chung và quản lý dạy học nói riêng ở nhiều góc độ khác nhau.Đồng thời có nhiều tác giả viết các sách về quản lý, quản lý dạy học như:

Nguyễn Ngọc Bảo – Hà Thị Đức “Hoạt động dạy học ở trường THCS” nhà xuất bản giáo dục năm 2000; Hà Sĩ Hồ – Lê Tuấn “Những bài giảng về quản lý trường học”, nhà xuất bản giáo dục 1987; Nguyễn Văn Lê “Sổ tay người hiệu trưởng”, nhà xuất bản giáo dục 1988

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học- côngnghệ đang đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyênthông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnhvực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thầncủa xã hội Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển, Đảng, Nhànước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm và

Trang 9

đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục, để đáp ứng với nhu cầu pháttriển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiệnnay thì việc nâng cao chất lượng dạy học phải được đẩy mạnh hơn bao giờhết Trong đó năng lực quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng cũnghết sức cần thiết và cấp bách, đóng vai trò chủ công trong sự nghiệp giáodục

Trường THCS Nguyễn Khuyến là trường vùng 3, vùng khó khăn củahuyện IaPa, chất lượng giáo dục còn thấp Vấn đề quản lý để nâng caochất lượng giáo dục là một cấn đề hoàn toàn mới, chưa được tác giả nàonghiên cứu Hy vọng đề tài sẽ góp phần nâng dần chất lượng giáo dục củatrường đi lên

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.

1.2.1 Hoạt động dạy học ở trường THCS.

1.2.1.1 Nội dung dạy học.

* Khái niệm nội dung dạy học.

Nội dung dạy học là hệ thống phù hợp về mặt sư phạm và được địnhhướng về mặt chính trị Hệ thống đó bao gồm những tri thức, những cáchthức hoạt động, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và thái độ cảm xúc, đánhgiá đối với thế giới, hoặc là hệ thống những cơ sở của bốn yếu tố kinhnghiệm xã hội, được phản ánh dưới các dạng, các ngành hoạt động thểhiện trong các môn học và chương trình công tác ngoại khoá

* Nội dung dạy học: Gồm 4 thành phần.

Thành phần đầu tiên, đồng thời là thành phần cơ bản của nội dungdạy học, là tri thức Thiếu tri thức là thiếu cơ sở để tư duy, để hình thànhthế gới quan khoa học và do đó thiếu phương pháp luận đúng đắn trong

Trang 10

hoạt động nhận thức và thực hành Điều đó có nghĩa là nếu thiếu tri thứcthì hành động sẽ thiếu phương hướng Song, tri thức đó loài người tích lũyđược vô cùng phong phú, còn từng người trong cuộc đời mình không thểnắm được tất cả tri thức đó mà chỉ có thể nắm được một bộ phận mà thôi.

Vì vậy, điều quan trọng là làm sao bộ phận tri thức đó phải bao gồm nhữnglĩnh vực tri thức khác nhau Trong các môn học ở trường phổ thông thườngcó 6 dạng tri thức sau:

- Tri thức có tính chất kinh nghiệm: Đó là những biểu tượng cụ thể,cảm tính về những sự vật, hiện tượng của thế giới quan, những dấu hiệu vàtính chất của những sự vật và hiện tượng đó, những sự kiện phản ánh tiếntrình những hiện tượng, hành vi của những nhân vật trong văn học, củanhững nhà chính trị, nhà quân sự, nhà hoạt động khoa học, văn hoá xuấtsắc, những sự kiện lịch sử khoa học

- Tri thức lý thuyết: Đó là những kết quả khái quát của sự nhận thứcthế giới có tính chất xã hội, lịch sử và khoa học

- Tri thức thực hành: Đó là những tri thức về cách thức hành độngnhằm giúp học sinh hình thành những kỹ năng và kỹ xảo, trong đó cónhững kỹ năng tìm tòi tri thức mới, kỹ năng vận dụng tri thức vào thựctiễn

- Tri thức thiết kế sáng tạo: Bao gồm tri thức thiết kế nghệ thuật nhưhình tượng nghệ thuật, hình tượng âm nhạc và thiết kế kỹ thuật Những trithức đó không chỉ hình thành những tình cảm đạo đức, thẩm mỹ mà cònphát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho học sinh

- Tri thức về phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học đặc trưngđối với từng ngành khoa học mà học sinh phải lĩnh hội Đó là tri thức vềphương pháp luận, về quá trình và lịch sử nhận thức, về phương pháp cụ

Trang 11

thể của khoa học, về cách thức hoạt động khác nhau Dạng tri thức nàygiúp phát hiện những cách thức hoạt động, nắm bắt dễ dàng phương phápvận dụng tri thức Thiếu tri thức này thì khó có thể lĩnh hội tri thức và pháttriển những năng lực trí tuệ.

- Tri thức đánh giá: Đó là tiêu chuẩn về thái độ đối với những đốitượng khác nhau, ý nghĩa của những tiêu chuẩn đó Dạng tri thức này cóvai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ, hệ thống những giá trị củanhân cách

Thành phần thứ hai của nội dung dạy học là kinh nghiệm thực hiệnnhững cách thức hoạt động Kỹ năng và kỹ xảo là kinh nghiệm về cáchthức hành động khác nhau được con người tiếp thu

Thành phần thứ ba của nội dung dạy học là kinh nghiệm hoạt độngsáng tạo Thành phần này của nội dung dạy học là nhằm chuẩn bị cho họcsinh khả năng tìm tòi, giải quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực Nó thựchiện một chức năng hết sức quan trọng ở chỗ, nó tạo cho thế hệ trẻ cảibiến một cách sáng tạo hiện thức khách quan và làm cho hiện thực đó pháttriển bền vững

Thành phần thư tư của nội dung dạy học là những tiêu chuẩn về tháiđộ đối với tự nhiên, xã hội và con người Thực chất đó là tính giáo dục củanội dung dạy học Thành phần nội dung dạy học này có tính đặc biệt ở chỗnó không chỉ bao hàm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặc dù điều đó hếtsức cần thiết, mà còn cả thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc đối với thế giới,đối với con người, đối với hoạt động Thành phần nội dung này được thểhiện một cách trực tiếp ở một số bộ môn như giáo dục công dân, các hoạtđộng lao động, hoạt động xã hội, sinh hoạt đoàn thể và phản ánh gián tiếp

Trang 12

qua các bộ môn khác, đặc biệt là các bộ môn nhân văn và trong các hoạtđộng khác của nhà trường.

Tất cả bốn thành phần trên của nội dung dạy học liên hệ mật thiếtvới nhau, quy định lẫn nhau Nếu coi nhẹ một trong những thành phần trên,thì sẽ ảnh hưởng tới tính chất lĩnh hội nội dung dạy học và chất lượng củaquá trình dạy học nói chung

1.2.1.2 Vị trí hoạt động dạy học.

Mục đích giáo dục của nước ta hiện nay là đào tạo con người pháptriển toàn diện về nhân cách, đủ cả tài lẫn đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định cao vai trò của giáo dục:

“Hiều dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm Bởinó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong mộtnăm học; nó chi phối các hoạt động giáo dục khác; đồng thời nó quyếtđịnh kết quả đào tạo của nhà trường

Dạy học có ý nghĩa to lớn trong việc đào tạo nhân lực cho xã hội, làcon đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhấtcó thể nắm vững được một khối lượng tri thức, kỹ năng có tính chất vàhiệu quả Bởi lẽ:

- Quá trình dạy học được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạchvới nội dung lựa chọn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xuthế chung của thế giới

- Trong quá trình dạy học diễn ra sự gia công sư phạm phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý, với đặc thù quá trình học tập của học sinh

Trang 13

Hoạt động dạy và học ở trường THCS đem lại cho các em một vốnvăn hoá nhất định Những tri thức mà các em tiếp nhận được ở nhà trườngTHCS chưa phải là đủ cho cuộc đời Nhưng nó là những tri thức phổ thông,

cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xãhội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biếttối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp Tiếp tục hình thành nhân cách họcsinh để từ đó các em tiếp tục học lên THPT hoặc lao động vào đời

Nhà trường THCS đã góp phần hình thành nền tảng văn hoá của đấtnước Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường và làhoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường Ba hoạt động cơ bản của xã hộiđó là: Hoạt động nhận thức, hoạt động xã hội và hoạt động lao động sảnxuất Hoạt động cơ bản của nhà trường phản ánh ba mặt hoạt động trêncủa xã hội Ba mặt hoạt động này nằm trong một chỉnh thể thống nhất

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy học trường THCS.

* Về khái niệm:

Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiểncủa người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt độnghọc tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học

* Về ý nghĩa:

Quá trình dạy học là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Dạy họclà con đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhấtnắm vững một lượng kiến thức, kỹ năng có chất lượng và hiệu quả nhất

* Quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học.

Trang 14

Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thứccủa học sinh Học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển đó nên nó là hoạtđộng nhận thức đặc biệt

Hoạt động học của học sinh là hoạt động nhận thức Nhận thức từ sựphản ánh thế giới khách quan vào não người Quá trình nhận thức của họcsinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá trình nhậnthức chung của loài người, mà được diễn ra theo con đường đã được khámphá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên giacông vào Nhờ vậy học sinh tự giác tích cực chủ động lĩnh hội một cách dễdàng, nhanh chóng trên cơ sở đó, học sinh phát triển tư duy trí tuệ một cáctoàn diện

Hai quá trình bộ phận này không tách rời nhau, luôn gắn bó hữu cơbổ sung, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và cùng đạt mục tiêu dạy học

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.

1.2.3.1 Tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học.

Công tác quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm củangười hiệu trưởng Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ của hoạt động dạy học,người hiệu trưởng phải giành nhiều thời gian và công sức của mình chocông tác quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo củanhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Trong tình hình thực tiễn hiện nay, hoạt động dạy học ở trường phổthông bị ảnh hưởng nhiều tác động, đòi hỏi người hiệu trưởng phải luôntỉnh táo, vững vàng để tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp với điềukiện nhà trường, đem lại hiệu quả quản lý cao nhất

Trang 15

1.2.3.2 Nhiệm vụ quản lý.

- Quản lý việc dạy của thầy: Thầy dạy phải nghiêm túc, đầy đủ theochương trình và kế hoạch đào tạo ở tất cả các khối lớp, không coi nhẹ vàbỏ bất cứ môn nào, ở bất cứ lớp nào

- Xây dựng nề nếp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy ở tất cả cáckhâu của quá trình giảng dạy của giáo viên Từ đó giảm bớt tiết dạy yếu,chấm dứt tiết dạy quá yếu, không dạy sai và mơ hồ về quan điểm chính trị

- Xây dựng cách học cho học sinh, giúp học sinh xác định đúng đắnđộng cơ, tinh thần, thái độ học tập, có phương pháp học tập đối với từngmôn học ở lớp và ở nhà

1.2.3.3 Yêu cầu quản lý.

Người hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động dạy học yêu cầuphải:

- Xác định mô hình quản lý rõ ràng: Quản lý hoạt động dạy học làquản lý quá trình dạy và học Trong quá trình này nhân tố mục đích, nhiệmvụ, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, vận động và kết hợp chặtchẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò Đâylà hai hoạt động trung tâm của một quá trình dạy và học, là hai hoạt độngkhác nhau song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầyvà trò

- Bám sát mục tiêu dạy học của cấp học và của từng khối lớp

- Chỉ đạo quản lý cả hai mặt song song, cân đối hai mặt dạy và học

- Tạo ra khuôn khổ, kỷ cương, nhưng vẫn bảo đảm phát huy tính chủđộng, sáng tạo của giáo viên, tính tích cực học tập của học sinh

- Các biện pháp cụ thể phải tôn trọng hệ thống các nguyên tắc dạyhọc

Trang 16

- Luôn tiếp cận được những vấn đề của lý luận giáo dục và quản lýgiáo dục Vận dụng các phương tiện quản lý hiện đại, tiến bộ.

1.2.4 Chất lượng dạy học ở trường THCS.

1.2.4.1 Chất lượng là gì?

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì? Tính tương đối ổn định của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác Chất lượng là tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính sự vật mà không tách khỏi sự vật trong khi nó vẫn còn bản thân nó thì không thể mất chất lượng nó Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản, chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài quy định ấy Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng”.

Theo tác giả Lê Đức Phúc thì “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng giáo dục là trình độ khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao của người học và sự phát triển của xã hội”.

1.2.4.2 Chất lượng dạy học.

Chất lượng dạy học được hiểu như là một tiêu thức phản ánh cácmức độ của kết quả dạy học có tính liên tục từ khởi đầu quá trình dạy học

đến kết thúc quá trình dạy học Theo giáo sư Hoàng Đức Nhuận “Trong giáo dục chất lượng có liên quan đến chất lượng Do đó, còn được thông qua đánh giá số học sinh cuối năm được lên lớp, đã tốt nghiệp, chuyển cấp, tỷ lệ phổ cập giáo dục”.

Trang 17

1.2.4.3 Một số yêu cầu của hiệu trưởng nâng cao chất lượng dạy học.

Muốn nâng cao chất lượng dạy học, mỗi giáo viên cần phải:

- Ý thức được quá trình dạy học là một quá trình sư phạm tổng thểgồm nhiều yếu tố tác động chặt chẽ và lưu thông với nhau, có thể môphỏng quá trình dạy học bằng sơ đồ sau:

Mô hình của quá trình dạy học

- Mỗi giáo viên cần phải nắm chắc và từng bước nâng cao từngthành tố của quá trình dạy học Nếu như có cái nhìn phiếu diện, thiếu đầyđủ thì quá trình dạy học sẽ đem lại hiệu quả kém

- Ngoài ra, giáo viên phải tự trang bị cho mình kiến thức chuyênmôn vững vàng, có đủ khả năng, tự tin thực hiện tốt các thành tố trên Đặcbiệt, phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối giảng dạy truyền

thống, lấy giáo viên là trung tâm, học sinh là những cái “phễu” để giáo

viên rót kiến thức vào Phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải phát huytốt đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, sử dụng các phương tiện dạyhọc, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng của học sinh

Mục đích, nhiệm vụ dạy họcNội dung dạy học Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Hình thức dạy học Kết quả dạy học

Họcsinh

Môitrườngkhoahọccôngnghệ

Trang 18

- Và một yêu cầu không kém phần quan trọng góp phần nâng caochất lượng dạy học đó chính là tâm huyết, niềm say mê, tận tụy với nghề,

tự hào là những “Kỹ sư tâm hồn”, “Là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hoá”, hết lòng vì học sinh thân yêu Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ca ngợi: “Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao qúy, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo” Mỗi giáo

viên cần phải thấy được vai trò, vị thế của người giáo viên trong sự nghiệpgiáo dục – đào tạo hiện nay

Trang 19

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN, HUYỆN IAPA, TỈNH GIA LAI.

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VỀ ĐỊA LÝ, DÂN CƯ, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ KIM TÂN - ĐỊA BÀN CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN IA PA:

Địa bàn xã Kim Tân nằm phía Bắc của huyện Ia Pa, trải dài trêntỉnh lộ 662, là xã vùng 3, vùng khó khăn của huyện Xã có tổng diện tíchtự nhiên là 5.005,22ha, gồm 7 thôn nằm rải rác ở 7 khu vực, có 4 thônngười kinh và 3 thôn Jarai Xã có 4.809 khẩu, trong đó người Jarai là 2.476khẩu, chiếm 51,5% dân số Đời sống của người dân trong xã chủ yếu làmnông; trồng lúa, chăn nuôi lấy lương thực Ngoài ra người dân tập trungđầu tư cho cây mì, mía, điều cung cấp nông sản cho các nhà máy, xínghiệp của các huyện lân cận

Khí hậu ở Kim Tân nói riêng và Ia Pa nói chung rất khắc nghiệt,mùa khô thì nắng nóng, khô hạn, đường xá bụi bặm; Mùa khô thì lầy lội,trơn trợt, các em ở các làng lân cận phải đi học bằng đò, hoặc vào mùa lũcác em phải nghỉ học vì nước sông dâng quá cao Khí hậu không lấy gì làôn hoà, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng dạy học của thầy và trò

Xã Kim Tân là xã thuần nông, có ưu thế về diện tích đất đai và lựclượng lao động cần cù, chăm chỉ, người dân rất tự hào về truyền thống vănhoá của dân tộc mình Nhưng xuất phát điểm là một xã vùng sâu, vùng xa,phần đông là đồng bào thiểu số nên điều kiện sống, khoa học công nghệphục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn và thiếu thốn Mức sống của người

Trang 20

dân rất thấp, đặc biệt là công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân ởcác thôn làng người Ja rai chưa thật sự được quan tâm đúng mức; ăn uốngmất vệ sinh, thói quen nuôi gia súc dưới sàn nhà Một số phong tục tậpquán lạc hậu vẫn còn tồn tại ở các thôn bản lẻ người Ja rai.

Vì điều kiện sống còn khó khăn, nên người dân ở đây chỉ lo lắng,quan tâm, đầu tư cho lao động sản xuất, ít quan tâm đến việc học tập củacon em mình

Như vậy, về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Kim Tân có nhữngthuận lợi và cũng có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập của họcsinh, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng của giáoviên

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN, IAPA:

2.2.1 Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Năm học 2006-2007 trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhânviên là 28, trong đó

Tình hình đội ngũ chia theo công việc, giới tính, dân tộc.

Tổng số Công tác phụ trách Số lượng Nữ DT NDT

28

Trang 21

Tình hình đội ngũ chia theo độ tuổi và trình độ chuyên môn

Tổng số Đội tuổi Trình độ chuyên môn

28 <2024 <302 <402 CĐSP23 ĐHSP5

Qua bảng khảo sát trên cho thấy, về số lượng cán bộ quản lý, sốlượng giáo viên, nhân viên của trường tương đối đầy đủ Đội ngũ giáo viên

trẻ chiếm tỷ lệ cao (gần 93%) Do đó rất nhiệt tình, năng động trong các

phong trào của trường Đa số giáo viên đang theo học Đại học từ xa đểnâng cao chuyên môn nghiệp vụ

Song, do tuổi nghề còn trẻ, nên chưa có bề dày kinh nghiệm trongcông tác giảng dạy, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục củatrường

Trang 22

trong những nguyên nhân học sinh học yếu, vắng học rất nhiều vào cácmùa vụ, ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.

2.3 KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC TRONG NHỮNG NĂM QUA CỦA TRƯỜNG:

2.3.1 Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên.

Trong những năm gần đây, hoạt động dạy ở trường THCS NguyễnKhuyến, IaPa đã đạt được kết quả như sau:

Bảng kết quả xếp loại giáo viên trong vòng

3 năm.

Năm

học

Kết quả xếp loại cuối năm Giáo viên giỏi các cấp

Xuất sắc Tiên tiến Hoàn thành

nhiệm vụ

Chưa hoàn thành nhiệm vụ

Cấp huyện Cấp tỉnh

SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2003-2004 5 26.3 12 63.2 2 10.5 - - 3 15.8 - - 2004-2005 7 35 11 55 2 10 - - 5 25 - - 2005-2006 8 34.8 14 60.9 1 4.3 - - 5 21.7 - -

* Những mặt đạt được:

Đa số cán bộ, giáo viên, công nhân viên có phẩm chất chính trị tốt,nghiêm túc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước ban hành Tích cực trong các hoạt động của trường, các phong tràoquần chúng ở địa phương Có lối sống giản dị, lành mạnh trong sáng, có ýthức tổ chức kỷ luật tốt, đoàn kết nội bộ cao

Thực hiện công tác chuyên môn rất nghiêm túc Hàng tháng các tổđều tổ chức dạy chuyên đề để học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy

Trang 23

Đa số giáo viên còn trẻ nên rất năng động, tích cực tham gia các đợttập huấn, hội giảng thay sách giáo khoa do ngành tổ chức Một số giáo vênđã áp dụng thành công phương pháp giảng dạy mới, đem lại hiệu quả caotrong giảng dạy.

* Mặt hạn chế.

Qua bảng xếp loại giáo viên trong 3 năm học qua cho thấy: Đội ngũgiáo viên có tăng, nhưng số lượng giáo viên giỏi huyện tăng rất ít vàchững lại trong năm học qua Bởi lẽ:

Ý thức phấn đấu thành giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp cơ sở trong giáoviên còn hạn chế vì còn ngại khó, ngại khổ

Số lượng giáo viên trẻ của trường chiếm tỷ lệ gần 93%, nhưng hầuhết là giáo viên ngoài huyện, tỉnh khác tới công tác Vì vậy kinh nghiệmgiảng dạy chưa nhiều, tay nghề chưa thật sự vững vàng Đường xá đi lại xaxôi, bất tiện, tập thể của trường lại chật chội, ảnh hưởng đến sinh hoạthàng ngày và chất lượng giảng dạy trên lớp của giáo viên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập còn thiếu Đồ dùng dạy

học kém chất lượng, hư hỏng và thất thoát rất nhiều (do trường thiếu nhân viên quản lý phòng thiết bị).

Nhiều giáo viên còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học và ápdụng phương pháp mới trong giảng dạy

Các tổ chuyên môn có hoạt động, nhưng không thường xuyên vàkém hiệu quả, chưa tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề mới vàkhó trong chương trình

2.3.2 Thực trạng chất lượng giáo dục học sinh.

Thực trạng hoạt động học của học sinh trường THCS NguyễnKhuyến trong 3 năm học

Trang 24

Bảng kết quả chất lượng giáo dục học sinh trong 3 năm.

* Về học lực.

Năm

học

Học lực HS giỏi các cấp

Giỏi Khá TB Yếu Cấp huyện Cấp tỉnh

SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2003-2004

(290 HS) 6 2.1 49 16.9 173 59.7 62

21.

3 5 1.7 - 2004-2005

-(300 HS) 7 2.3 50 16.7 182 60.7 61

20.

3 7 2.3 - 2005-2006

2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN:

2.4.1 Những mặt tích cực và hạn chế.

Trang 25

Chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học các lớp bổ túc văn hoá và đã đượccông nhận là xã hoàn thành phổ cập THCS vào cuối tháng 12 năm 2006.

Tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” Tổ chức và duy trì

chế độ dự giờ, thăm lớp, phát động được tính tự quản của học sinh Tổchức tốt các phong trào thi đua văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ

“Đố vui để học” giữa các khối lớp trong trường.

Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng công tác kiểm tra nội bộtrường học Giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn trong trườngtương đối nghiêm túc

* Mặt tồn tại.

Ban giám hiệu nhà trường chưa chỉ đạo kịp thời và thường xuyênhoạt động của tổ khối chuyên môn

Việc xây dựng kế hoạch của trường, của các bộ phậnc chưa sát thực,chưa cụ thể

Chưa có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực để nâng cao chấtlượng giáo dục của trường, chưa có giáo viên và học sinh giỏi cấp tỉnh

2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế.

Trang 26

Đội ngũ ban giám hiệu còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong

công tác quản lý Nhận thức về đổi mới phương pháp quản lý chưa được

nâng cao

Chất lượng các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu

kém chưa mang lại hiệu quả rõ nét, việc chỉ đạo của ban giám hiệu về vấn

đề này còn lúng túng

Chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của tổ khối trong quá trình

dạy và học, cũng như trong việc đổi mới phương pháp

Việc chỉ đạo sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học còn lỏng lẻo

Quản lý việc thực hiện chương trình và giờ dạy trên lớp của giáo

viên chưa thường xuyên và nghiêm túc

Công tác kiểm tra chuyên môn chưa chặt chẽ, còn mang tính hình

thức

2.5 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÁC NHU CẦU VỀ BIỆN PHÁP

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO

VIÊN Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN, HUYỆN IAPA:

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát về nhu

cầu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy

học

Đối tượng khảo sát:

- Cán bộ quản lý phòng giáo dục IaPa: 3

- Hiệu trưởng và cán bộ quản lý các trường trên địa bàn: 6

- Giáo viên tại trường và một số chuyên gia kinh nghiệm về giáo dục: 15

Bảng khảo sát nhu cầu về các biện pháp

Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm Mức độ

Rất đồng ý Đồng ý Kh Đồng ý

Trang 27

nâng cao hoạt động dạy của giáo viên TS % TS % TS %

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học 19 79.2 5 20.8 - Xác định việc thực hiện chương trình dạy học 17 70.8 7 29.2 - - Tăng cường bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học 24 100 - - - - Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn 20 83.3 4 16.7 - -

-Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên 18 75 6 25 - Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên 21 87.5 3 12.5 - - Tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài học 22 91.7 2 8.3 - - Quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

-của học sinh.

16 66.7 8 33.3 - Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 23 95.8 1 4.2 - -

-Qua việc khảo sát nhu cầu thực tế cho thấy, các biện pháp chúng tôiđưa ra đều được sự nhiệt tình ủng hộ lớn, chúng tôi nhận thấy các đồng chíđánh giá các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượngdạy học ở trường là rất cao Đó là nguồn cổ vũ, động viên về mặt tinh thầnrất lớn, giúp chung tôi tự tin, cố gắng hơn trong công tác quản lý của mình.Chúng tôi tin rằng các biện pháp trên khi áp dụng vào thực tế sẽ mang lạikết quả như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhàtrường, đáp ứng nhu cầu của thời đại

HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN IAPA, GIA LAI.

3.1 HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC:

Ngày đăng: 08/07/2014, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết các năm học 2003 → 2006. Trường THCS Nguyễn Khuyeỏn, huyeọn IaPa Khác
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2000). Điều lệ Trường trung học Khác
3. Bộ giáo dục và đào tạo (1993). Phấn đấu tạo bước chuyển cơ bản về giáo dục Khác
4. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2006. Nhà xuất bản giáo dục năm 2001 Khác
5. Chính phủ (2004 ). Báo cáo về tình hình giáo dục Khác
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1997). Văn kiện Hội nghị lần thứ bai, ban chấp hành trung ương khoá VIII. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.7. Từ điển Tiếng Việt Khác
8. Nguyễn Ngọc Bảo – Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. Nhà xuất bản giáo dục năm 2000 Khác
9. Nguyễn Ngọc Bảo – Trần Kiểm. Lý luận dạy học ở trường THCS. Nhà xuất bản đại học sư phạm năm 2005 Khác
10. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. Nhà xuất bản giáo dục năm 1997 Khác
11. Nghệ sĩ ưu tú, Thạc sĩ Chu Mạnh Nguyên. Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng Trường THCS. Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005. (Từ tập 1 → 4) Khác
12. Võ Thuần Nho. Những vấn đề về giáo dục học (tập 2). Nhà xuất bản giáo dục năm 1984 Khác
13. Nguyễn Thị Bích Yến. Chuyên đề hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học. Tp. Hồ Chí Minh năm 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả xếp loại giáo viên trong vòng 3 năm. - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Bảng k ết quả xếp loại giáo viên trong vòng 3 năm (Trang 22)
Bảng kết quả chất lượng giáo dục học sinh trong 3 năm. - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Bảng k ết quả chất lượng giáo dục học sinh trong 3 năm (Trang 23)
Bảng 6: Điều tra về hạnh kiểm của học sinh (Từ năm 2003 → 2006) - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Bảng 6 Điều tra về hạnh kiểm của học sinh (Từ năm 2003 → 2006) (Trang 53)
Bảng 5: Điều tra về học lực của học sinh (Từ năm 2003 →  2006) - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Bảng 5 Điều tra về học lực của học sinh (Từ năm 2003 → 2006) (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w