HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 27 - 31)

- Giáo viên tại trường và một số chuyên gia kinh nghiệm về giáo dục:

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.1. HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC:

TRÌNH DẠY HỌC:

* Chương trình dạy học.

Chương trình dạy học là văn kiện cĩ tính chất pháp quy do Nhà nước ban hành, trong đĩ quy định một cách cụ thể.

+ Mục đích, yêu cầu của mơn học (yêu cầu về tri thức, kỹ năng kỹ

xảo, thái độ hành vi).

+ Nội dung mơn học.

+ Kế hoạch về thời gian (số tiết giành cho từng phần, từng chương...) + Giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình.

Chương trình dạy học là cơng cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà trường thơng qua các cơ quan quản lý giáo dục. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để nhà trường và các giáo viên tiến hành tổ chức cơng tác giảng dạy thống nhất trong phạm vi tồn quốc, học sinh tiến hành học tập theo yêu cầu chung.

* Yêu cầu đối với hiệu trưởng trong việc nắm vững chương trình dạy học.

Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên mơn trong nhà trường, hiệu trưởng phải nắm vững chương trình dạy học THCS và quán triệt cho tồn thể giáo viên phải nắm vững chương trình dạy học bộ mơn. Trong quản lý dạy và học, hiệu trưởng khơng nắm vững chương trình cĩ thể cĩ những quyết định khơng đúng, thậm chí trái với nguyên tắc sư phạm, ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả giáo dục.

Do tính chất đặc thù của bậc THCS, hiệu trưởng nắm vững chương trình trong một giới hạn, một mức độ phổ biến, cụ thể là nắm vững những vấn đề sau:

- Nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học.

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của từng mơn học, nội dung và phạm vi kiến thức của từng mơn học trong mỗi cấp học.

Việc hiệu trưởng nắm vững chương trình dạy học cịn do thâm niên trong quản lý, giáo viên nắm vững chương trình cũng do giảng dạy nhiều năm. Yêu cầu hiệu trưởng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học cĩ thể tĩm tắt trong 2 từ: “Đúng” và “Đủ”. Đúng và đủ trong sự tồn vẹn của chương trình dạy học cũng như trong từng mơn học, bài học của từng khối lớp.

*Biện pháp quản lý.

Ngay đầu năm học, hiệu trưởng phải phổ biến những thay đổi (nếu cĩ) trong chương trình theo chỉ thị hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.

Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập dưới hình thức thảo luận để phân tích sâu sắc về mặt cấu trúc, nội dung chương trình giáo dục của từng mơn học.

Quán triệt việc thực hiện chương trình đến từng giáo viên một cách nghiêm túc, cụ thể:

+ Nội dung kiến thức phải đúng theo quy định: Khơng giảm nhẹ, cũng khơng nâng cao, mở rộng quá sẽ dẫn đến nhồi nhét, quá tải.

+ Thực hiện các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng từng bộ mơn.

+ Tổ chức các hình thức dạy học đa dang, phong phú kết hợp dạy trong lớp, ngồi lớp, dạy ngồi thiên nhiên, dạy thí nghiệm...

+ Nghiêm cấm việc cắt xén, dồn bài học, thêm bớt tiết học.

Ngồi ra, để đảm bảo việc dạy đủ, đúng chương trình, hiệu trưởng cần chỉ đạo cụ thể những việc sau:

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học bộ mơn.

+ Hiệu trưởng phân cơng trách nhiệm cho hiệu phĩ chuyên mơn và các tổ trưởng chuyên mơn các cơng việc cụ thể như:

Phĩ hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn cần nắm vững các văn bản pháp quy về dạy học và hướng dẫn thực hiện chương trình. Dự kiến những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện chương trình và những giải pháp cĩ thể thực thi, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần cung cấp để việc thực hiện chương trình khơng bị trở ngại.

Trong các cuộc họp hội đồng hàng tháng, phĩ hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên những vấn đề khĩ trong chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp giáo viên bổ sung đồ dùng dạy học, sách vở tài liệu cần thiết cho việc thực hiện chương trình đúng và đủ.

Phĩ hiệu trưởng xây dựng các cơng cụ để theo dõi việc thực hiện chương trình như: Phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên từng chuyên mơn, sổ đầu bài các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối mỗi học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp. Xây dựng thời khĩa biểu và theo dõi giáo viên thực hiện thời khố biểu. Xây dựng các biểu mẫu báo cáo, hàng tháng tổng kết tình hình thực hiện chương trình của các tổ chuyên mơn.

Tổ trưởng chuyên mơn cần cĩ biên bản sinh hoạt của tổ về chương trình, báo cáo với hiệu trưởng, phĩ hiệu trưởng chuyên mơn về thực hiện chương trình của tổ mình phụ trách.

+ Hàng tháng hiệu trưởng đều phải kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học của từng bộ mơn, từng lớp, từng khối lớp; Nhận xét và phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh cho kịp thời; thảo luận những vấn đề do tình hình giảng dạy nảy sinh để nắm chắc chương trình hơn.

Tĩm lại, việc nắm vững chương trình giảng dạy là điều kiện để người hiệu trưởng cĩ thể quản lý giỏi. Quản lý nghiêm túc việc thực hiện

chương trình là một trong những yếu tố nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w