Các loại bài học ở chương trình THCS.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 40 - 42)

- Giáo viên tại trường và một số chuyên gia kinh nghiệm về giáo dục:

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.6.2. Các loại bài học ở chương trình THCS.

Khơng thể tổ chức quá trình dạy học một cách rõ ràng, chính xác nếu khơng phân loại bài học dựa trên những dấu hiệu nhất định và do đĩ khơng xác định rõ loại bài học nào thích hợp nhất để giải quyết những nhiệm vụ sư phạm đặt ra. Căn cứ vào mục đích dạy học phân ra 6 loại bài học sau:

* Bài lĩnh hội tri thức mới:

Mục đích cơ bản của loại bài này là dạy và học những tri thức mới. Loại bài này cĩ cơ cấu vĩ mơ là:

1) Tổ chức lớp. 2) Tái hiện ở học sinh những tri thức cần thiết cho sự lĩnh hội cĩ ý thức những tri thức mới. 3) Thơng báo đề bài, mục đích của bài học. 4) Học bài mới. 5) Kiểm tra lại lĩnh hội tài liệu vừa học và củng cố sơ bộ (lần đầu). 6) Ra bài về nhà, hướng dẫn việc tự học ở nhà và kết thúc bài học.

* Bài hình thành kỹ năng, kỹ xảo: Mục đích cuả bài là luyện kỹ năng, kỹ xảo (Tập làm văn, vẽ, làm tính, giải tốn, làm thực hành...)

Cấu trúc:

1) Tổ chức lớp. 2) Tích cực hố những tri thức lý thuyết và những kinh nghiệm thực hành đã cĩ để làm chỗ dựa hình thành tri thức và kỹ năng, kỹ xảo mới. 3) Thơng báo đề bài, mục đích của tiết học. 4) Tái hiện ở học sinh những tri thức và những kinh nghiệm thực hành cần thiết cho việc luyện tập. 5) Giới thiệu lý thuyết luyện tập. 6) Tổng kết đánh giá bài học. 7) Ra bài tập về nhà và hướng dẫn học sinh tự làm.

* Bài vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mục đích của bài là vận dụng những kỷ năng, kỹ xảo.

1) Tổ chức lớp. 2) Tích cực hố những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. 3) Thơng báo đề tài, mục đích, nhiệm vụ của tiết học. 4) Hướng dẫn học sinh suy nghĩ nội dung và trình tự vận dụng những hành động thực hành. 5) Học sinh tự hồn thành bài tập dưới sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo viên. 6) Học sinh khái quát và hệ thống kết quả cơng việc. 7) Tổng kết tiết học.

* Bài khái quát hố và hệ thống hố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Nhiệm vụ cơ bản của bài tập này là hình thành cho học sinh một hệ thống tri thức được trình bày dưới dạng những lý thuyết cơ bản và tư tưởng chủ đạo của khoa học.

Cấu trúc:

1) Tổ chức lớp. 2) Thơng báo đề bài, mục đích, nhiệm vụ của tiết học. 3) Khái quát những sự kiện, hiện tưởng riêng lẻ. 4) Khái quát hố và hệ thống hố những khái niệm. 5) Tổng kết tiết học. 6) Ra bài tập về nhà hướng dẫn tự học.

* Bài kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo:

Cấu trúc:

1) Tổ chức lớp. 2) Thơng báo mục đích, nhiệm vụ của bài học. 3) Tổ chức điều khiển học sinh độc lập làm bài theo thời gian quy định. 4) Tổng kết bài.

* Bài hỗn hợp

Cấu trúc:

1) Tổ chức lớp. 2) Tích cực hố những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chỗ dựa cho việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo. 3) Tổng kết tiết học. 4) Ra bài tập về nhà và hướng dẫn học sinh tự học.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w