Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Đề tài hoàn thành nhờ sự giúp đỡ snhiệt tình của các thầy cô khoa hóa trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội , đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Trường
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS
Nguyễn Xuân Trường đã dành nhiều thời gian hướng dẫn , đọc bản thảo , bổ sung và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu , ban chủ nhiệm khoa hóa , phòng quản lý khoa học và các thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trìnhhọc tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu , tập thể giáo viên và học sinh các trường THPT Hoàng Hoa Thám , trường THPT Long Thới , THPT Bình Phú , THPT An Đông đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm để hoàn thành luận văn
Sau cùng tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình , bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm , động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
TP.Hồ Chí Minh , ngày tháng 11 năm 2006 Tác giả
Nguyễn Đức Chính
Trang 2DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
% : Phần trăm
BTKL : Bảo toàn khối lượng CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTTQ : Công thức tổng quát CTPT : Công thức phân tử
m : Khối lượng chất
M : Khối lượng phân tử
p : Áp suất
PTHH : Phương trình hóa học
to : Nhiệt độ
TB : Trung bình
Trang 3THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan TNSP : Thực nghiệm sư phạm TNTL : Trắc nghiệm tự luận
V : Thể tích
PHẦN I MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thế giới ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật , đặc biệt là công nghệ thông tin nên Đảng ta đã thấy rằng cần phải đổi mới giáo dục , coi giáo dục là quốc sách hàng đầu , giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc , là động lực để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu , vươn lên cùng với trình độ tiên tiến của thế giới
Để thực hiện nghị quyết số : 40/2000/QH10 của quốc hội và chỉ thị số 14/2001/ CT-TTG của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới nội dung chương trình , sách giáo khoa phổ thông , đổi mới phương pháp dạy học , định hướng đổi mới cách đánh giá kiểm tra môn học (có sử dụng 30 40 % trắc nghiệm khách quan ) thì ngành giáo dục đã không ngừng phát triển về mọi mặt với mục tiêu và phương châm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học Vì vậy ngành giáo dục đã luôn có sự đổi mới , tích lũy , cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước
Nhưng việc nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải luôn tự trao dồi kiến thức ,nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt cho HS khối lượng kiến thức cơ bản một cách chính xác ,
Trang 4khoa học và sâu sắc , bên cạnh đó phải đào tạo học sinh trở thành những con người có khả năng đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội , biết vận dụng sáng tạo , giải quyết đựơc các vấn đề học tập mà thực tiễn đặt ra và nhất là dễ hòa nhập với cộng đồng.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên trong những năm gần
đây ,việc đánh giá kết quả học tập , thi cử của học sinh đã được ngành giáo dục thực hiện bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ở một số bộ môn khoa học.Việc sử dụng TNKQ trong KT-ĐG và thi cử có rất nhiều ưu điểm : kiểm tra đựơc nhiều nội dung kiến thức , kĩ năng của học sinh , đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan Đặc biệt phương pháp này còn bồi dưỡngcho học sinh năng lực tự đánh giá kếtquả học tập của bản thân , tự giác chủ động tích cực học tập , tự tìm lấy kiến thức cho bản thân , biết vận dụng sáng tạo linh họat và nhanh
nhạytrong mọi tình huống
Việc sử dụng câu hỏi và bài tập TNKQ trong kiểm tra đánh giá là một trong những biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy nên đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Nguyễn Xuân Trường , Trần Trung Ninh , Ngô Ngọc An Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống cácbài toán hóa học hữu cơ có thể giải nhanh để làm câu TNKQ nhiều lựa chọn thì tương đối mới nên đã tạo sự hứng thú trong bản thân tôi
Do đó chúng tôi thấy rằng việc triển khai nghiên cứu đề tài:“Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn“ không những góp phần vào việc kiểm tra
Trang 5đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn giúp HS phát triển năng lực tư duy , khả năng suy luận nhanh với các bài tóan hóa học hữu cơ trong hệ thống các đề thi gồm các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
II KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU II.1 Khách thể nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học môn hóa học ở trường phổ thông
II.2 Đối tượng nghiên cứu
Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanhđể làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
III MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
+ Nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan , những đặc điểm cơ bản , ưu và nhược điểm của phương pháp TNKQ
+ Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm để góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh và nâng cao chất lượng học tập của học sinh
IV.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
+ Tập họp cơ sở các tài liệu giáo trình có liên quan đến kiểm tra đánh giá và vấn đề xây dựng trắc nghiệm khách quan
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trang 6+ Lựa chọn , xây dựng , sắp xếp hệ thống các bài toán hóa học hữu
cơ có thể giải nhanh ở chương trình THPT
+ Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra , đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng các bài tóan hóa hữu cơ trên để dùng làm câu TNKQ nhiều lựa chọn
V GIẢ THIẾT KHOA HỌC
+ Nếu như xây dựng được hệ thống bài tập hóa học hữu cơ đa dạng phong phú và sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập trắc nghiệm khách này trong việc phối hợp chặt chẽ với các hình thức tổ chức trong quá trình trong quá trình dạy học một cách hợp lí , thường xuyên thì đáp ứng được định hướng đổi mới chủ động tích cực của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
+ Sử dụng bài tóan có cách giải nhanh làm câu TNKQ sẽ phát huy năng lực tư duy sáng tạo , vận dụng linh hoạt của học sinh trong quá trình giải bài tóan hóa học hữu cơ
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VI.1 Nghiên cứu lí luận
+ Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng , nhà nước và Bộ giáo dục – Đào tạo có liên quan đến đề tài
+ Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học , tâm lí học , giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề
Trang 7tài Đặc biệt nghiên cứu kĩ về những cơ sơ lí luận của TNKQ và các phương pháp giải nhanh một số bài toán hóa học hữu cơ trong chương trình THPT
VI.2 Điều tra cơ bản và trao đổi kinh nghiệm
+ Điều tra tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục , các giáo viên dạy hóa ở trường THPT về nội dung , kiến thức và kĩ năng sử dụng các bài tóan hóa học hứu cơ để làm câu TNKQ nhiều lựa chọn + Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi được kiểm tra bằng các bài toán đó theo phương pháp TNKQ
VI.3 Thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả
+ Đánh giá chất lượng và hiệu quả của các bài toán hóa học hữu cơ có thể giải nhanh đã xây dựng
+ Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
VII ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
+ Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp để giải nhanh các bài toán hóa học hữu cơ
+ Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanhđể làm câu TNKQ nhiều lựa chọn nhằm góp phần xây dựng hệ thống câuhỏi và bài tập hóa học hữu cơ dùng để kiểm tra đánh giá thi cử của học sinh bằng phương pháp TNKQ
VIII TÊN ĐỀ TÀI
Trang 8Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
PHẦN II.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lý luận về trắc nghiệm
1.1.1.Sơ lược về lịch sử nghiên cứu
1.1.1.1 Trên thế giới
Trang 9Theo Nguyễn Phụng Hoàng , Võ Ngọc Lan < 7 > các phương pháp đo lường và trắc nghiệm đầu tiên được tiến hành vào thế kỷ XVII- XVIII ở khoa tâm lý Năm 1879 ở châu âu :phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên đượcWichlm Weent thành lập tại Leipzig.
Đến năm 1904 Alfred Binet, nhà tâm lý học người pháp trong quá trình nghiên cứu trẻ em mắc bệnh tâm thần đã xây dựng một số bài trắc
nghiệm về trí thông minh Năm 1916 Lewis Terman đã dịch và soạn các bài trắc nghiệm này ra tiếng anh từ đó trắc nghiệm trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Stanford-Binet
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành < 6 > vào đầu thế kỷ XX , E.Thorm Dike là người đầu tiên đã dùng TNKQ như là phương pháp “khách quan và nhanh chóng “để đo trình độ học sinh ,bắt đầu dùng với môn số học vàsau đó là một số môn khác
Trongnhững năm gần đây trắc nghiệm là một phương tiện có giá trị trong giáo dục.Hiện nay trên thế giới trong các kỳ kiểm tra , thi tuyển một số môn đã sử dụng trắc nghiệm khá phổ biến
Ở Mỹ , vào đầu thế kỷ XX đã bắt đầu áp dụng phương pháp trắc nghiệm vào quá trình dạy học Năm 1940 đã xuất bản nhiều hệ thống trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh Năm 1961 có 2126 mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn Đến năm 1963 đã sử dụng máy tính điện tử thăm dò bằng trắc nghiệm trên diện rộng
Ở Anh thành lập hội đồng toàn quốc hàng năm quyết định các mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn cho các trường trung học
Trang 10Ở Nga , trong những năm đầu của thế kỷ XX nhiều nhà sư phạm đã sửdụng kinh nghiệm của nước ngoài nhưng thiếu chọn lọc nên bị phê
phán Đến năm 1962 đã phục hồi khả năng sử dụng trắc nghiệm trong dạy học
Ở Trung Quốc đã áp dụng trắc nghiệm trong kỳ thi đại học từ năm
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Có thể nói ở Miền Nam trước những năm 1975 , TNKQ phát triển khá mạnh Từ năm 1956 đến những năm 1960trong các trường học đã sử dụng rộng rãi hình thức thi TNKQ ở bậc trung học Năm 1969 trắc
nghiệm đo lường thành quả học tập của Giáo Sư Dương Thiệu Tống được xuất bản < 19 > Như vậy đã có tài liệu tham khảo về TNKQ cho giáo viên , học sinh và các nghiên cứu về TNKQ cũng khá phát triển lúc bấy giờ
Năm 1974 , kỳ thi tú tài toàn phần đã được thi bằng TNKQ < 19
> Sau năm 1975 một số trường vẫn áp dụng TNKQ song có nhiều tranh luận nên không áp dụng TNKQ trong thi cử
Trang 11Những nghiên cứu đầu tiên của TNKQ ở Miền Bắc là của GS.Trần Bá Hoành Năm 1971 , ông đã công bố : “ Dùng phương pháp test để kiềm tra nhận thức của học sinh về một số khái niệm trong chương trình sinh học đại cương lớp IX “ < 5 > Một số tác giả khác cũng đã sử dụng trắc nghiệm vào một số lĩnh vực khoa học chủ yếu là trong tâm lý học và số ngành khoa học khác chẳng hạn như tác giả Nguyễn Như Ân
( 1970 ) dùng phương pháp trắc nghiệm trong việc thực hiện đề tài “Bướcđầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của sinh viên đại học sư phạm “
Năm 1993 trường đại học Bách Khoa Hà Nội có cuộc hội thảo khoa học “ kĩ năng test và ứng dụng ở bậc đại học “ ( 4/12/1993 ) của các tác giả Lâm Quang Hiệp , Phan Hữu Tiết , Nghiêm Xuân Nùng Năm 1994 vụ Đại Học cho in ấn “ Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm “ ( tài liệu lưu hành nội bộ ) của tác giả Lâm Quang Hiệp
Trên thực tế trắc nghiệm chưa được sử dụng rộng rãi ở bậc trung học phổ thông Với bộ môn hóa học đã có nhiều luận án , luận văn nghiên cứu về đề tài trắc nghiệm Ở các trường phổ thông , việc sử dụng các câuhỏi , bài tập trắc nghiệm mới chỉ dừng lại ở mức cho giáo viên tham khảotrong dạy học và học sinh làm quen với một dạng bài tập mà được coi là mới chứ chưa quy định bắt buộc sử dụng trong kiểm tra đánh giá của các quản lý giáo dục
1.1.2 Khái niệm về trắc nghiệm
Theo GS Dương Thiệu Tống : “ Một dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi : thành tích của
Trang 12các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến “ <19 > Theo GS Trần Bá Hoành: “ Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm , là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực , trí tuệ của học sinh ( thôngminh , trí nhớ , tưởng tưởng , chú ý ) hoặc để kiểm tra một số kiến thức ,
kĩ năng , kĩ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định < 6 > Tới nay ,người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời
1.1.3.Chức năng của trắc nghiệm
Nhiều tác giả đề cặp tới chức năng của trắc nghiệm , chúng tôi chỉ tập trung tới chức năng của trắc nghiệm đối với dạy học
Với người dạy , sử dụng trắc nghiệm nhằm cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp , nắm bắt được trình độ người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu , tìm ra khó khăn để giúp đỡ người học , tổng kết để thấy đạt mục tiệu hay chưa , có nên cải tiến phương pháp hay không và cải tiến theo hướng nào , trắc nghiệm nâng cao được hiệu quả giảng dạy
Với người học , sử dụng trắc nghiệm có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm trong học tập , học tập trở nên nghiêm túc Sử dụng trắc nghiệm giúp người học tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng , phát hiện năng lực tìm ẩn của mình ( bằng hệ thống trắc nghiệm trên máy tính , nhiều chương trình tự kiểm tra và động viên khuyến khích người sử dụng tự
Trang 13phát hiện khả năng của họ về một lĩnh vực nào đó ) Sử dụng trắc nghiệmgiúp cho quá trình tự học có hiệu quả hơn Mặt khác , sử dụng trắc
nghiệm giúp người học phát hiện năng lực tư duy sáng tạo , linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế
1.1.4 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm
Trắc nghiệm được phân loại theo sơ đồ sau :
1.1.4.1 Trắc nghiệm tự luận
* Khái niệm
TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là câu hỏi , học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng
CÁC KIỂU TRẮC NGHIỆM
Câu
điền
khuyết
Câu đúng sai
Câu ghép đôi
Câu nhiều lựa chọn
Trả lời một câu
Tự trả lời
Bài toán
Trang 14ngôn ngữ chuyên môn của chính mình trong một khoảng thời gian đã địnhtrước
TNTL cho phép học sinh sự tự do tương đối nào đó để viết ra câu trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi hay một phần của câu hỏi trong bài kiểm tra nhưng đồng thời đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức , phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất Một bài tự luận thường ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viếtcâu trả lời < 11 > , < 16 >
* Ưu nhược điểm của trắc nghiệm tự luận
- Ưu điểm :
+Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự trả lời và diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính mình , nên nó có thể đo được nhiều mức độ tư duy , đặc biệt là có khả năng phân tích , tổng hợp ,so sánh Nó không những kiểm tra được độ chính xác của kiến thức mà học sinh nắm được , mà cònkiểm tra được kĩ năng , kĩ xảo giải bài tập định tính cũng như định lượng của học sinh
+Có thể kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ , sựhiểu biết những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt các tư tưởng Hình thành
Trang 15cho học sinh thói quen sắp đặt ý tưởng ,suy diễn , khái quát hóa , phân tích , tổng hợp phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo
+ việc chuẩn bị câu hỏi dễ ít tốn thời gian so với câu hỏi TNKQ
- Nhược điểm :
+ TNTL số lượng câu hỏi ít từ 1 đến 10 câu tùy thuộc vào thời gian Dạng câu hỏi thiếu tính chất tiêu biểu , giá trị nội dung không cao , việc chấm điểm gặp khó khăn , tính khách quan không cao nên độ tin cậythấp
+ Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra , cũng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người khác nhau chấm thì kết quả chấm cũng có sự khác nhau do đó phương pháp này có độ giá trị thấp
+ Vì số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết nội dung trong chương trình học , các mục tiêu làm cho học sinh có chiều hướng học lệch , học tủ và có tư tưởng quay cóp trong lúc kiểm tra < 7 > , < 10 >, < 13 >
1.1.4.2 Trắc nghiệm khách quan
* Khái niệm :
TNKQ là phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm được gọi là khách
Trang 16quan vì cách cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như TNTL Cóthể coi kết quả chấm điểm là như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó < 19 >
* Ưu , nhược điểm của TNKQ
+ Gây hứng thú và tích cực học tập cho học sinh
+ Giúp học sinh phát triển kĩ năng nhận biệt , hiểu , ứng dụng và phân tích
+ Với phạm vi bao quát rộng của bài kiểm tra , học sinh không thể chuẩn
bị tài liệu để quay cóp Việc áp dụng công nghệ mới vào việc ssoạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài
Trang 17-Nhược điểm :
+ Phương pháp TNKQ hạn chế việc đánh giá năng lực diễn đạt viết hoặc nói , năng lực sáng tạo , khả năng lập luận , không luyện tập cho học sinhcách hành văn , cách trình bày , không đánh giá được tư tưởng , nhiệt tình thái độ của học sinh
+Có yếu tố ngẫu nhiên , may rủi
+ Việc soạn câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
+ Tốn kém trong việc soạn thảo , in ấn đề kiểm tra và học sinh cũng mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi
- Các lọai câu hỏi TNKQ và ưu nhược điểm của chúng
* Loại đúng - sai hoặc co ù - không
Lọai này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và thí sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ) Hoặc chúng có thể là những câu hỏi trực tiếp để được trả lời là có hay không Loại câu này rất thông dụng vì loại câu này thích hợp với các kiến thức sự kiện , có thể kiểm tra kiến thức trong một thời gian ngắn Giáo viên có thể soạn đề thi trong một thời gian ngắn Khuyết điểm của loại này là khó có thể xác định điểm yếu của học sinh do yếu tố đoán mò xác suất 50% , có độ tin cậy thấp , đề ra thường có khuynh hướng trích nguyên văn giáo khoa nên khuyến khích thói quen học thuộc lòng hơn là tìm tòi suy nghĩ
*Loại trắc nghiệm ghép đôi :
Là những câu hỏi có hai dãy thông tin , một bên là các câu hỏi và bên kia là câu trả lời
Trang 18Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng thấp , do đó càng tăng phần ghép so với phần được ghép thì chất lượng trắc nghiệm càng được nâng cao Loại này thích hợp với câu hỏi sự kiện khả năng nhận biết kiến thức hay những mối tương quan không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang tính nguyên lý , quy luật và mức đo các khả năng trí thức nâng cao
*Loại trắc nghiệm điền khuyết :
Có hai dạng Chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hay là những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống thí sinh phải điền vào một từ hay một nhóm từ cần thiết Lợi thế của nó là làm mất khả năng đoán mò của học sinh Họ có cơ hội trình bình những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng tạo , giáo viên dễ soạn câu hỏi thích hợp với các môn tự nhiên , có thể đánh giá mức hiểu biết về nguyên lý , giải thích các sự kiện , diễn đạt ý kiến và thái độ của mình đối với vấn đề đặt
ra Tuy nhiên khuyết điểm chính của loại trắc nghiệm này là việc chấm bài mất nhiều thời gian và giáo viên thườnfg không đánh giá cao các câu trả lời sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lý
*Lọai trắc nghiệm nhiều lựa chọn :
Đây là loại câu trắc nghiệm có ưu điểm hơn cả và được dùng thông dụng nhất
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là dạng câu hỏi có nhiều phương án thí sinh chỉ việc chọn một trong các phương án đó Số phương án càng nhiều thì khả năng may rủi càng ít Hiện nay thường dùng 4 đến 5 phương
Trang 19án Câu hỏi dạng này thường có hai phần : Phần gốc còn gọi là phần dẫn và phần lựa chọn Phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng ( chưa hoàn tất ) phải đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho thí sinh hiểu rỏ câu hỏi trắc nghiệm để chọn câu trả lời thích hợp Phần lựa chọn gồm nhiều cách giải đáp trong đó có một phương án còn lại là “ mồi nhữ
“ hay câu nhiễu
Ưu điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn :
- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mụctiêu giảng dạy ,học tập khác nhau chẳng hạn như :
+ Xác định mối tương quan nhân quả
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
+ Định nghĩa các thành ngữ
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ các sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
Độ tin cậy cao hơn , yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với cácloại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên
HS buộc phải xét đoán ,phân biệt kĩ càng trước khi trả lời câu hỏi
Trang 20Tính giá trị tốt hơn , với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn người ta có thể đo được các khả năng nhớ , áp dụng các nguyên lý ,định luật ,tổng quát hóa rất hữu hiệu
Có thể phân tích tính chất mỗi câu hỏi Dùng phương pháp phân tích tính chất câu hỏi , chúng ta có thể xác định câu nào quá dễ , câu nào quá khó ,câu nào không có giá trị đối với mục tiêu cần trắc nghiệm , có thể xem xét câu nào không có lợi hoặc làm giảmgiá trị câu hỏi
Thật sự khách quan khi chấm bài , điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết , khả năng diễn đạt hoặc trình độ người chấm bài
Nhược điểm :
Lọai câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất , còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý Ngoài ra phải soạn câu hỏinhư thế nào để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết , nhớ , hiểu.Có thể học sinh có óc sáng tạo ,tư duy tốt có thể tìm ra câu trả lời hay hơnđáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn , không phục
Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo , sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu trả lời TNTL soạn kỹ
Ngoài ra tốm kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác là cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi < 7 > ,
< 19 >
Trang 21*Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể dùng thẩm định trí năng mứcbiết , hiểu , khả năng vận dụng , phân tích , tổng hợp hay cả khả năng phán đoán cao hơn Vì vậy khi viết câu hỏi này giáo viên cần lưu ý :
- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn , rõ ràng , lời văn sáng sủa , phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề Tránh dùng các từ phủ định , nếu không tránh được thì cần phải nhấn mạnh để học sinh không phải nhầm Câu dẫn phải là câu có đầy đủ ý để học sinh hiểu đươc mình đang được hỏi vấn đề gì
- Câu chọn cũng phải rõ ràng dễ hiểu , phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn và chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn
- Nên có 4 đến 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi Nếu số phương án trả lời ít hơn thì yếu tố đoán mò may rủi sẽ tăng lên Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì khó khi soạn và học sinh thì mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi , các câu nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để học sinh kém chọn Trong một bài TNKQ cần lưu ý sắp xếp mỗi phương án đúng trong các câu nhiều lựa chọn 5 phương án của bài trắc nghiệm nên xấp xỉ bằng 20% , trường hợp thí sinh chỉ chọn một phương án cố định thì khi tính điểm hiệu chỉnh thì sẽ có điểm theo công thức :
Điểm số =
-Số câu trả lời sai
Số phương án -1Số câu trả lời đúng
Trang 22-Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng , còn các phương án còn lại thật sự nhiễu Không được đưa vào hai câu chọn cùng một ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết về một nội dung kiến thức nào đó
Thời gian để trả lời một câu hỏi ít từ 1 3 phút , do đó các môn khoa học tự nhiên , đặc biệt là hóa học khi xây dựng các bài toán TNKQ nhiềulựa chọn nên xây dựng và biên soạn các bài toán có thể giải nhanh giúp học sinh phát triển tư duy , óc sáng tạo , khả năng phán đóan một cách logic và khoa học
1.1.5.Đánh giá chất lượng câu hỏi TNKQ
Để đánh giá chất lượng của câu TNKQ hoặc của đề thi TNKQ ,người ta thường dùng một số đại lượng đặc trưng
Sau đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số đại lượng quan trọng nhất , bằng cách giải thích định tính đơn giản < 12 >
1.1.5.1 Độ khó hoặc độ dễ của câu hỏi
Khi nói đến độ khó , ta phải xem xét câu TNKQ là khó đối với đối tượngnào Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng học sinh phù hợp , người ta có thể xác định độ khó như sau : Chia loại học sinh làm 3 nhóm
Nhóm giỏi : gồm 27% số lượng học sinh có điểm số cao nhất của kỳ kiểmtra
Nhóm kém : gồm 27% số lượng học sinh có điểm thấp của kỳ kiểm tra Nhóm trung bình : gồm 46% số lượng học sinh còn lại , không phụ thuộc hai nhóm trên
Trang 23Khi đó hệ số về độ khó của câu hỏi ( DV ) được tính như sau :
NG + NK
DV = .100%
2n
NG : Số học sinh thuộc nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi
NK : Số học sinh thuộc nhóm kém trả lời đúng câu hỏi
n : Tổng số học sinh nhóm giỏi ( hoặc nhóm kém )
Thang phân loại độ khó được quy ước như sau :
-Câu dễ : 70% 100% học sinh trả lời đúng
- Câu tương đối khó : 30 60% học sinh trả lời đúng
- Câu khó : 0 29% học sinh trả lời đúng
Theo chúng tôi cần phân biệt độ khó chi tiết hơn và nên theo thang phân loại kết quả học tập hiện hành :
Câu dễ : 80 100% học sinh trả lời đúng
Câu trung bình : 60 79% học sinh trả lời đúng
Câu tương đối khó : 40 59% học sinh trả lời đúng
Câu khó : 20 39% học sinh trả lời đúng
Trong kiểm tra đánh giá nếu câu trắc nghiệm có độ khó ( DV ) :
Nếu DV từ 25% 75% : dùng bình thường
Nếu DV từ 10% 25% và 75% 90% : cẩn trọng khi dùng
Nếu DV < 10% và DV > 90% không dùng
1.1.5.2 Độ phân biệt :
Trang 24Khi ra một câu hỏi hay một bài trắc nghiệm cho một nhóm học sinh nào đó , người ta muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau như : giỏi , khá , trung bình, kém … Câu TNKQ thực hiện khả năng đó gọi là có độ phân biệt Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt thì phản ứng của nhóm học sinh giỏi và nhóm học sinh kém đối với câu hỏi đó hiển nhiên phải khác nhau Thực hiện phép tính thống kê , người ta tính được độ phân biệt DI theo công thức :
NG - NK
DI =
n
Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau :
Tỉ lệ học sinh nhóm giỏi và nhóm kém là đúng như nhau thì độ phân biệt bằng 0
Tỉ lệ học sinh nhóm giỏi làm đúng nhiều hơn nhóm kém thì độ phân biệt là dương ( độ phân biệt dương nằm trong khoảng từ 0 -1)
Tỉ lệ thí sinh nhóm giỏi làm đúng ít hơn nhóm kém thì độ phân biệt là âm
Cụ thể như sau :
< DI < 0,2 : Độ phân biệt rất thấp giữa HS giỏi và HS kém
0,2 < DI < 0,4 : Độ phân biệt thấp giữa HS giỏi và HS kém
0,4 < DI < 0,6 : Độ phân biệt trung bình giữa HS giỏi và HS kém
0,6< DI < 0,8 : Độ phân biệt cao giữa HS giỏi và HS kém
0,8 < DI < 1 : Độ phân biệt rất cao giữa HS giỏi và HS kém
Trang 25Những câu có DI> 0,32 : Dùng được
DI từ
0,22 0,31 : nên thận trọng khi dùng
DI< 0,22 không dùng được
1.1.5.3 Độ tin cậy :
Trắc nghiệm là một phép đo lường để biết được năng lực của đối tượng được đo Tính chính xác của phép đo lường này rất quan
trọng Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm.Toán học thống kê cho nhiều phương pháp để tính độ tin cậy của một bài trắc nghiệm : hoặc dựa vào sự ổn định của kết quả trắc nghiệm giữa hai lần đo cùng một nhóm đối tượng hoặc dựa vào sự tương quan giữa kết quả của các bộ phận tương đương nhau trong một bài trắc nghiệm ( hoặc áp dụng các phương pháp theo tài liệu < 1 1> )
1.1.5.4 Độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của bài trắc nghiệm với tư cách là một phép đo lường trong giáo dục là nó đo được cái cần đo Phép đo bởi bài trắc nghiệm đạt được mục
tiêu đó là phép đo có giá trị
Độ giá trị của bài trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm
Để bài trắc nghiệm có độ giá trị cao , cần xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đưa ra trong bài trắc nghiệm và phải bám sát mục tiêu đó trong quá
Trang 26trình xây dựng bài toán trắc nghiệm , ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm Nếu thực hiện không đúng quy trình trên thì có khả năng kết quảcủa phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không phải là cái mà chúng
ta muốn đo nhờ bài trắc nghiệm Một trong những phương pháp xác định độ giá trị của kỳ thi là tính xem kết quả của kỳ thi đó trên một nhóm học sinh có tương quan chặt chẽ tới kết quả học tập ở bậc cao hơn của nhóm học sinh đó hay không
1.2 Xây dựng câu hỏi và bài toán trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.2.1 Tiêu chuẩn
Khi xây dựng câu hỏi , bài toán trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn của nó thì mới đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy khi sử dụng Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có các tiêu chuẩn định tính và định lượng
1.2.1.1 Tiêu chuẩn định lượng
Theo nhiều tác giả các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dùng để đánh giá thành quả học tập thường có độ khó trong khoảng 20 80% , tốtnhất nằm trong khoảng 4060% , độ phân biệt từ 0,2 trở lên < 6> , < 7 >
…
1.2.1.2 Tiêu chuẩn định tính
* Câu dẫn : Phải bao hàm tất cả những thông tin cần thiết về vấn đề được trình bày một cách rõ ràng , ngắn gọn , súc tích và hoàn chỉnh
Trang 27* Các phương án chọn : Phương án chọn phải bảo đảm là chính xác hoặc chính xác nhất câu nhiễu phải có tính hấp dẫn và có vẻ hợp lí đối với người chưa nắm vững vấn đề các phương án chọn phải tương tự hoặc đồng nhất về mặt ngữ pháp
1.2.2 Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
1.2.2.1 Nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn a) Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát : Theo GS Dương Thiệu Tống
< 7 > và một số tác giả khác đều khẳng định khi xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phải bám theo mục tiêu nội dung của chương trình , của trọng tâm kiến thức , phải hỏi những gì cần hỏi Khi soạn cũng tránh khuynh hướng quá chi tiết chặt chẽ ,hoặc quá tổng quát mục tiêu nội dung , cần phải xem xét toàn bộ chương trình Như vậy điều quan trọng nhất là xác định mục tiêu nội dung Nội dung mang tính tổng thể đối với hóa học là các kiến thức về khái niệm , sự kiện , quá trình , cơ chế , quy luật , phản ứng hóa học …
b) Các quy tắc xây dựng một câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn : Để đạt được tiêu chuẩn định tính và định lượng ,theo nhiều tác giả việc xây dựng các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phải tuân thủ các quy tắc sau :
-Quy tắc lập câu dẫn :
+ Câu dẫn là phần chính của câu hỏi , đó là trọng tâm vấn đề cần giải quyết Bởi vậy phải diễn đạt rõ ràng nhiệm vụ mà các thí sinh phải hoàn
Trang 28thành , phải đưa ra đầy đủ những thông tin cần thiết cho học sinh để họ hiểu được yêu cầu của câu hỏi
+ Thường dùng một câu hỏi hay một câu lửng ( một nhận định không đầy đủ , chưa hoàn chỉnh ) để lập câu dẫn Có thể dùng nguyên tắc phân tích yếu tố để viết câu dẫn dưới dạng đưa ra nhiều yếu tố sau đó tổ hợp lại thành các phương án chọn
+ Khi lập câu dẫn cần phải tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầumối dẫn tới câu trả lời như : “ Câu nào sau đây “ trong khi một trong các phương án chọn là tổ hợp của một số câu
- Quy tắc lập các phương án chọn :
Đó là những phương án đưa ra để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở câu dẫn Thông thường có 4-5 phương án chọn , trong đó chỉ có một phương án là đúng hoặc đúng nhất , những câu còn lại là những câu gây nhiễu hay còn gọi là mồi nhử Khi soạn các phương án chọn cần lưu ý các quy tắc sau :
+ Đảm bảo cho câu dẫn và câu trả lời khi gắn vào nhau phải phù hợp về mặt cấu trúc ngữ pháp và thành một nội dung hoàn chỉnh
+ Tránh xu hướng câu đúng luôn dài hơn các câu nhiễu khác tạo cơ sở cho việc đoán mò của học sinh Do đó các phương án chọn cần có cấu trúc tương tự nhau để làm tăng độ phân biệt của câu hỏi
+Cần làm cho các câu nhiễu có vẻ hợp lý như nhau và có sức hấp dẫn đốivới các thí sinh nắm vấn đề chưa vững , các câu nhiễu ít nhất có từ 3
Trang 295% học sinh chọn cho một phương án thì sẽ làm tăng độ giá trị và độ phân biệt của câu hỏi
+ Phải đảm bảo chỉ có một câu duy nhất đúng, đúng nhất hay hợp lí nhất ,câu đúng nên đặt ở những vị trí khác nhau để tránh sự đoán mò của thí sinh Đối với câu hỏi 5 phương án nên sắp xếp phương án đúng bằng 20%tổng số câu của bài trắc nghiệm
+ Cần tránh những câu rập khuôn sách giáo khoa tạo điều kiện cho học sinh học vẹt tìm câu trả lời đúng
1.2.2.2 Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Qui trình xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Xây dựng câu hỏi : Nghiên cứu chương trình , xác định mục tiêu nội dung và các giáo trình , sách giáo khoa sử dụng để xác định độ nông sâu của kiến thức , xây dựng và trao đổi với đồng nghiệp , chuyên gia ….để sửa chữa chỉnh lý Có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn định tính, phải thoả mãn tiêu chuẩn định tính của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn Giai đoạn 2: Kiểm định chỉ số của các câu hỏi : Trắc nghiệm thử , kiểm định độ khó , độ phân biệt , độ tin cậy của câu hỏi TNKQ nhiều lựa
chọn Có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn định lượng , giai đoạn này nhằm đo các chỉ tiêu nêu trên và khi các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn thỏa mãn các tiêu chuẩn định lượng mới đưa vào sử dụng
Giai đoạn 3: Sử dụng vào các mục tiêu dạy học : có thể gọi là giai đoạn chọn lựa , các câu hỏi nếu đạt yêu cầu tiêu chuẩn định tính , định lượng sẽ được đưa vào trắc nghiệm chính thức Những câu cần phải bổ sung ,
Trang 30sửa chữa thì sau khi hoàn thiện sẽ tiếp tục đưa vào hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Những câu hỏi không thể sửa chữa được thì loại bỏ Những câu đạt là những câu thỏa mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng Các tiêu chuẩn định lượng được một số tác giả < 14>, < 6 > xác định như sau : + Có độ khó từ 0,1 0,9 ( nghĩa là ít nhất có 10% thí sinh trả lời đúng )
+ Độ phân biệt dương và > 0,1
+ Mỗi phương án chọn có ít nhất 3 5% thí sinh chọn
Khi có hệ thống câu hỏi thì tùy thuộc vào nội dung kiến thức của câu hỏimức độ nhận thức đo được , độ khó , độ phân biệt mà sử dụng với mục đích khác nhau trong quá trình dạy học.Quy trình này được biểu diễn bằng sơ đồ sau
Xây dựng
câu hỏi
Nghiên cứu chương trình môn học và các
giáo trình , SGK sử dụng Lập ma trận
Viết câu hỏi , lấy ý kiến của đồng nghiệp
và chuyên gia Trắc nghiệm thử.
Kiểm định các chỉ số đo Chọn câu đạt , loại bỏ hoặc sửa chữa câu
không đạt
Trang 31Một phương án chọn có ít nhất 3-5% học sinh chọn , bởi vì một phương án sai nào đó mà không có thí sinh chọn thì phương án sai quá lộ ,không còn là phươgn án gài bẫy hay còn gọi là mồi nhử nữa Người xây dựng phải thay đổi bằng một phương án khác có giá trị hơn
Tùy vào kết quả kiểm định của từng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn mà có thể loại bỏ hoặc sửa chữa những câu hỏi chưa đạt Việc ra câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đạt yêu cầu về kiểm tra – đánh giá kết quả không phải là vấn đề đơn giản Ngoài ra dữ kiện ngôn ngữ của đề thi phải tường
Trang 32minh , trong sáng và chính xác , câu hỏi map mờ ,sai ngữ pháp phải được loại bỏ
Những yêu cầu khó khăn đòi hỏi người ra đề thi phải có kiến thức vừabao quát , vừa sâu sắc và phải có kinh nghiệm của thầy giáo
1.3.Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra ,đánh giá trong môn học hóa học ở trường THPT
1.3.1 Thực tiễn kiểm tra đánh giá bộ môn hóa học ở trường THPT
Do quen với phương pháp kiểmtra đánh giá bằng phương pháp tự luận , rất ít giáo viên hiểu hết đầy đủ về phương pháp TNKQ Do đó ban đầu có nhiều giáo viên có định kiến không tốt về phương pháp TNKQ cho rằng nó chỉ đánh giá được các mức nhận thức thấp ( khả năng nhớ máy móc ) , có giáo viên còn cho rằng làm trắc nghiệm chỉ có khả năng tập cho học sinh thói quen chỉ biết đánh dấu mà không rèn luyện cho họ khả năng diễn đạt …
Hiệu quả của TNKQ chỉ đựơc phát huy khi nắm vững được ưu khuyếtđiểm của nó và được sử dụng đúng lúc , đúng chỗ , đúng đối tượng ….và TNKQ phải được xây dựng một cách khoa học cho từng câu hỏi và toàn bài TNKQ Nghĩa là từng câu hỏi phải đảm bảo đo được cái cần đo , đảm bảo các tiêu chuẩn định tính , định lượng của từng câu hỏi , bài trắc
nghiệm phải đủ độ tin cậy và bao quát được nội dung chương trình mà có cần kiểm tra đánh giá Nghĩa là câu hỏi trắc nghiệm phải mã hóa được hầu hết nội dung kiến thức mà chương trình yêu cầu Tuy nhiên ,trong thực tiễn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hóa học ở trường THPT
Trang 33rất ít giáo viên sử dụng TNKQ , moat số giáo viên có tiến hành KTĐG bằng TNKQ song chỉ từng phần của chương trình , với số lượng câu hỏi ít, nhiều câu hỏi có chung một phần dẫn , hay sử dụng phép cộng phương án nên dễ lộ đáp án , vi phạm tiêu chuẩn định tính và định lượng của câu hỏi Một lí do nữa là quá trình chuẩn bị một bài KTĐG bằng TNKQ mất rất nhiều thời gian , công sức ,mất nhiều giấy mực , công in ấn nên gây tốn kém vất vả cho giáo viên Vì vậy KT-ĐG bằng phương pháp TNKQ vẫn chưa được sử dụng nhiều
1.3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng các bài toán có phương pháp giải nhanh để KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp TNKQ
Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả tiến hành biên soạn , xây dựng hệ thống câu hỏi , bài toán TNKQ dùng KT-ĐG kết quả học tậpcủa học sinh Hệ thống câu hỏi bài tập đưa ra nhìn chung đã đáp ứng đựơc các yêu cầu , các tiêu chuẩn trong việc xây dựng các câu hỏi
TNKQ Tuy nhiên với đặc điểm của TNKQ số lượng câu hỏi trong một đềlà nhiều , thời gian cho mỗi câu ,mỗi một bài tập rất ít khoảng 1 3 phút.Do đó với những bài toán hóa học phức tạp thì việc giải mất nhiều thời gian tạo racho học sinh tâm lý hoang mang khi kiểm tra Do đó vệc xây dựng các bài toán hóa học mà ngoài cách giải thông thường học sinh còn phải biết suy luận , nhẩm theo hướng logic hóa học , với những con đường giải ngắn nhất trên cơ sơ các phương pháp giải toán , các quy luật
Trang 34chung của hóa học để từ đó học sinh phát triển tư duy và cũng đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi TNKQ
Để giải nhanh những bài tóan học này sinh không những nắm chắc kiếnthức cơ bản mà còn phải tự rèn luyện cách vận dụng các kiến thức đó một cách thông minh , sáng tạo , phải có kỹ năng tổng hợp,phân tích các kiến thức đã học ,cần phải phát huy óc sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản vào việc giải bài toán đi cùng là một trong những mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông
Kết thúc chương 1
Nội dung chương một là tổng quan lý luận nghiên cứu của đề tài Trong chương này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số vấn đề sau :
Cơ sở lý luận về trắc nghiệm
Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Trang 35Khái niệm trắc nghiệm , chức năng của trắc nghiệm , phân loại câu hỏi trắc nghiệm
Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Cách thức xây dựng câu hỏi , bài toán dùng làm câu TNKQ nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá môn hóa học ở trường THPT
Nêu lên được thực tiễn KT-ĐG bộ môn hóa học ở trường phổ thông Tầm quan trọng của việc xây dựng các bài toán có thể giải nhanh để KT-
ĐG kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp TNKQ
CHƯƠNG 2:
Trang 36BIÊN SOẠN CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC HỮU CƠ CÓ PHƯƠNG
PHÁP GIẢI NHANH ĐỂ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN
2.1 Phân tích các phương pháp có thể giải nhanh 1 bài toán hóa học hữu
cơ :
Bài tập hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh Để xây dựng một bài toán hóa học chúng ta phải có kiến thức sâu rộng về nghiên cứu , phải bao quát toàn bộ chương trình hóa học phổ thông Khi xây dựng phải đảm một số
nguyên tắc : đúng bản chất , khoa học , chính xác …
Bên cạnh đáp ứng những yêu cầu để xây dựng một bài toàn hóa học, xây dựng bài toán hóa học để làm câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn còn đòi hỏi các bài toán đó ngoài cách giải thông thường còn có cách giải nhanh , cách suy luận thông minh , các phương án lựa chọn ngoài đáp án chính xác thì những mồi nhử , câu nhiễu cũng phải có vẻ hợp lý Trong quá trình giải bài tập muốn giải nhanh ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản các bước giải , chúng ta phải dựa vào những đặc điểm của bài toán , biết áp dụng một số quy luật , định luật , phương pháp giải nhanh , giải nhẩm được
Dưới đây là một số phương pháp chúng tôi đưa ra để vận dụng vào việc xây dựng bài toán hóa học có thể giải nhanh làm câu TNKQ nhiều lựa chọn
2.1.1 Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng
Trang 37Nguyên tắc : Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng một hỗn hợp hay một chất
Cụ thể :
Dựa vào PTHH tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol A 1 mol B hoặc chuyển từ x mol A x mol B ( với x, y là tỉ lệ cân bằng phản ứng )
Tìm sự thay đổi khối lượng ( A B ) theo bài ở z mol các chất tham gia phản ứng chuyển thành sản phẩm Từ đó tính được số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại Phương pháp này thường áp dụng giải trong bài toán hóa hữu cơ sẽ tránh được việc lập nhiều phương trình trong hệ phương trình từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp Trên cơ sở ưu điểm của phương pháp này chúng tôi tiến hành xây dựng , phân tích việc giải theo phương pháp này cùng với phương pháp đại số thông thường( để so sánh ) Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng trong bài toán của rượu , anđehit , axit ,este , axit amin ta có thể giải bài toán một cách nhanh chóng chẳng hạn như :
Đối với rượu : Xét phản ứng của rượu với K
R(OH)X + x K R( OK )X + x/2 H2
Hoặc ROH + K ROK + 1/2 H2
Theo phương trình ta thấy : cứ 1 mol rượu tác dụng với K 1 mol muối ancolat thì khối lượng tăng : 39 – 1 = 38 g
Trang 38 Vậy nếu đề cho khối lượng của rượu và khối lượng của muối ancolat thì ta có thể tính số mol của rượu , H2 và từ đó xác định công thức phân tửcủa rượu
* Đối với anđehit : Xét phản ứng tráng gương của anđehit
Đối với axit : Xét phản ứng của axit với kiềm
R(COOH )X + x NaOH R(COONa)X + x H2O
Hoặc RCOOH + NaOH RCOONa + H2O
1 mol 1 mol khối lượng tăng là 22g
* Đối với este : Xét phản ứng xà phòng hóa
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
1 mol 1 mol khối lựơng tăng là 23 – MR’
* Đối với aminoaxit : Xét phản ứng với axit HCl
HOOC-R-NH2 + HCl HOOC-R-NH3Cl
1mol 1 mol khối lượng tăng là 36,5g
Ví dụ 1
Trang 39Cho 20,15 gam hỗn hợp 2 axit no đơn chức tác dụng vừa đủ với dd
Na2CO3 thì thu được V lít khí CO2 ( đo ĐKTC ) và dung dịch muối Cô cạndung dịch thì thu 28,96 gam muối Gía trị của V là
A - 4,84 lít B- 4,48 lít C- 2,24 lít D- 2,42 lít E- Kết quả khác
* Cách giải thông thường :
Gọi công thức tổng quát của Axit thứ nhất là RCOOH có a mol Gọi công thức tổng quát của Axit thứ hai là R1COOH có b mol PTPƯ:
Trang 40Cách giải nhanh :
Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Gọi CTTQ trung bình của 2 axit là R -COOH
PTPƯ :
2 R- COOH + Na2CO3 2 R-COONa + CO2 + H2O Theo phương trình ta có :
2mol Axit 2 mol muối thì có 1 mol CO2 bay ra và khối lượng tăng 2(23-1) =44 g
Vậy theo đề bài < khối lượng tăng 20,15=8,81g
28,96- Số mol CO2 = 44
81 , 8
A – 1,12 lít B - 2,24 lít C- 3,36 lít D- 4,48 lít