MỤC LỤC
Trong mỗi bài toán chúng tôi phân tích và giải theo hai phương pháp : phương pháp thông thường và phương pháp giải nhanh để thấy được ưu điểm của việc áp dụng các phương pháp giải nhanh để giải bài toán dùng làm câu TNKQ nhiều lựa chọn. + Dùng phương pháp thống kê toán học để thống kê , xử lý số liệu từ đó phân tích , đánh giá độ khó , độ phân biệt , độ tin cậy của từng bài toán dùng làm câu TNKQ nhiều lựa chọn đã xây dựng. + Ra đề kiểm tra : chúng tôi tiến hành xây dựng hai đề kiểm tra , mỗi đề 25 câu hỏi bao gồm các bài toán từ dễ đến khó với đầy đủ các thể loại toán áp dụng các phương pháp giải nhanh.
Để đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức hóa học vận dụng vào việc giải nhanh các bài toán đồng thời kiểm tra chất lượng hệ thống các bài toán đã xây dựng , mỗi đề kiểm tra được thực nghiệm kiểm tra 3 lần để bổ sung những thiếu sót và loại bỏ những bài toán không có giá trị tin cậy. Dựa vào kết quả kiểm tra của hai lớp : lớp TN và lớp ĐC , chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh từ đó phát hiện HS có khả năng tư duy tốt , có tính sáng tạo. Để đánh giá chất lượng , hiệu quả của từng bài toán chúng tôi tiến hành phân tích các câu trả lời của họcsinh cho mỗi bài toán kiểm tra .Sau đó dựa vào hai tiêu chuẩn là độ khó và độ phân biệt của câu trắc nghiệm đã lựa chọn ra ở chương 1 để đánh giá.
NHẬN XÉT : Từ kết quả thu được chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở lớp TN cao hơn ở lớp đối chứng : Tỷ lệ % HS đạt điểm khá giỏi cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở lớp đối chứng. Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém và trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém ở lớp đối chứng .Từ đó giúp chúng tôi bước đầu có thể nói rằng HS ở lớp thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn ở lớp đối chứng sau khi đã sử dụng phần tài liệu mà chúng tôi đề xuaát. Qua tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả chúng tôi nhận thấy những bài tóan trung bình và tương đối khó và khó nên sử dụng trong quá trình kiểm tra kiến thức của HS .Những bài tóan dễ và rất khó thỉ sử dụng tùy vào mục đích của các lần kiểm tra.
+ Với các bài tóan chúng tôi đưa ra có phương pháp giải nhanh giúp HS say mê , hứng thú trong học tập .Mặt khác các bài tóan này giúp phân húa HS rừ rệt như HS kộm khụng tư duy sẽ bị điểm thấp. Chúng tôi đã tiến hành xây dựng được hệ thống các bài tóan với các dạng khác nhau đầy đủ kiến thức hóa học phổ thông phần hóa hữu cơ với tổng số bài là 76 bài trong đó có 26 bài sưu tầm. +Từ kết quả làm bài của HS ở lớp ĐC và lớp TN chúng tôi nhận thấy việc áp dụng hệ thống bài tập TNKQ do chúng tôi biên soạn bước đầu đã có tác dụng nâng cao chất lượng việc học bộ môn hóa học cho các em HS.
+Hầu như tất cả GV đều cho rằng nếu sử dụng hệ thống bài toán có thể giải nhanh vào việc KT-ĐG kết quả học tập của HS bằng phương pháp TNKQ sẽ giúp HS phát triển tư duy , hướng cho HS tìm tòi những phương án hay nhất , nhanh nhất khi giải bài toán hóa học .Song các bài tóan này vẫn còn hạn chế lượng kiến thức trong bài toán đơn giản , các bài toán ở mức độ với HS THPT nên tương đối dễ với HS giỏi , HS chuyên .Vì vậy quá trình kiểm tra cần kết hợp các dạng bài toán TNKQ , tự luận. Để GV có thể thuận lợi trong việc áp dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá thì các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm đến việc bồi dưỡng GV về lý luận trắc nghiệm và tin học ứng dụng cho GV. Sau một thời gian nghiên cứu đề tài , chúng tôi đã đạt được một số kết quả , tuy vậy đây chỉ là kết quả bước đầu hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn và phức tạp của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đặt ra .Mặc dù có cố gắng nhưng còn hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ nên bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết .Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý chân thành của các chuyên gia , các thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn .Chúng tôi xin chân thành cám ơn.