1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những khó khăn của học sinh miền núi khi tiếp cận tác phẩm vợ nhặt của Kim Lân và biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học

100 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 572,48 KB

Nội dung

Điểm dễ nhận thấy là năng lực tiếp nhận văn chương của các em còn nhiều hạn chế: còn bộc trực, giản đơn, cách nghĩ, cách cảm chưa thấu đáo, sâu sắc… Thực tế cho thấy việc tiếp cận tác ph

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Gia Cầu

Thái Nguyên - 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các nội dung

nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất

cứ một công trình nào khác./

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tâm

XÁC NHẬN CỦA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

XÁC NHẬN CỦA CHỦ NHIỆM KHOA NGỮ VĂN

TS Cao Thị Hảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS Nguyễn Gia Cầu - người thầy hướng dẫn luận văn của em Thầy đã

tạo mọi điều kiện động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ văn; Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy tận tình lớp Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt K19 - ĐHSP Thái Nguyên

Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn bè, người thân đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và khả năng có hạn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp

Trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Cấu trúc luận văn 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10

1.1 Cơ sở lý luận 10

1.1.1 Học sinh miền núi và năng lực cảm thụ văn học của học sinh miền núi 10 1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học 14

1.1.3 Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt” 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 31

1.2.1 Mục đích khảo sát 31

1.2.2 Nội dung khảo sát 31

1.2.3 Địa bàn, thời gian khảo sát 31

1.2.4 Phương pháp khảo sát 31

1.2.5 Kết quả khảo sát 32

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI TIẾP CẬN TÁC PHẨM VỢ NHẶT 42

2.1 Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh trước khi dạy học tác phẩm 45

Trang 6

2.2 Hướng dẫn học sinh miền núi đọc - hiểu tác phẩm Vợ nhặt theo đặc

trưng thi pháp thể loại 46

2.3 Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa cho học sinh miền núi 55

2.3.1 Nỗi đau lịch sử - Nạn đói năm Ất Dậu 1945 56

2.3.2 Hiện thực cuộc sống của những con người trước cách mạng được phản ánh trong văn học (bối cảnh rộng): những con người cơ cực, nghèo đói, lầm than, không tấc đất cắm dùi…nhưng giàu tinh thần lạc quan, nghị lực sống 57

2.4 Bồi dưỡng cẩm xúc thẩm mỹ cho học sinh khi dạy học tác phẩm Vợ nhặt 61

2.4.1 Đọc 61

2.4.2 Bình luận 63

2.4.3 Trao đổi thảo luận 69

Chương 3 THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM 71

3.1 Thiết kế giáo án 71

3.1.1 Kết quả cần đạt 71

3.1.2 Chuẩn bị của thầy và trò 71

3.1.3 Thiết kế dạy học 72

3.2 Giải thích ý đồ Thiết kế giáo án 73

3.3 Hướng dẫn thực hiện giáo án 73

3.3.1 Ổn định tổ chức 73

3.3.2 Kiểm tra bài cũ 73

3.3.3 Bài mới 73

3.3.4 Củng cố - dặn dò: 87

3.4 Đánh giá kết quả thể nghiệm 88

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở

GV : Giáo viên

HS : Học sinh SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên

Trang 8

Sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân tuy không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn Một số truyện ngắn của ông được xếp vào hàng “kinh điển” trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét:

“Chỉ với ba truyện “Vợ nhặt”, “Làng”, “Con chó xấu xí”, Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam” Tuy học vấn theo

kiểu trường lớp của ông không nhiều nhưng tài năng văn học thiên phú của ông đã được khẳng định Trên nửa thế kỷ đã trôi qua, truyện ngắn Kim Lân vẫn được giảng dạy trong nhà trường và chọn làm đề thi văn của nhiều kì thi

Đại học, Cao đẳng trong cả nước Ông là mẫu nhà văn “quý hồ tinh bất quý

hồ đa”, viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp nhận sự nhạt nhẽo, sự giả

tạo trong văn học

Là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện

đại, “Vợ nhặt” đã được lựa chọn vào chương trình giảng dạy lớp 12 trường

THPT, được đông đảo bạn đọc yêu mến bởi cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và bởi tác phẩm có sự kết tinh nhiều giá trị: giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật và trên hết là giá trị nhân đạo sâu sắc Những giá trị đó khi được hiểu và cảm đúng mức sẽ tác động tích cực tới tâm hồn học sinh, giúp các em có thế giới quan, nhân sinh quan trong sáng, tích cực Song trong thực

tế, những giá trị cao đẹp đó đã được những bạn đọc học sinh tiếp nhận như thế nào? Liệu những cái hay, cái đẹp, cái tài của nhà văn và tác phẩm đã được cảm và hiểu đúng mức?

Trang 9

1.2 Môn văn có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền giáo dục đào tạo của bất kì quốc gia nào Mục đích của giảng dạy văn học trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ được đầy đủ nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm, từ đó giáo dục cho các em về nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và cả về tư duy ngôn ngữ

Trong học văn, con đường tiếp cận tác phẩm văn chương có ý nghĩa rất quan trọng Nó giúp người học đến gần với những giá trị chân, thiện, mỹ mà văn chương mang lại Ngoài cung cấp tri thức, văn chương còn mang đến cho con người những bài học giá trị nhân sinh cao đẹp, điều này có ý nghĩa quan trọng, tích cực với mọi lứa tuổi, nhất là với lứa tuổi học trò, lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh còn khá nhiều lúng túng khi học và cảm thụ tác phẩm văn chương Đặc biệt là những học sinh miền núi, học sinh dân tộc thiểu số

Khả năng cảm thụ tiếp nhận văn học của học sinh miền núi có nhiều điểm khác biệt so với học sinh miền xuôi Do hoàn cảnh sống, điều kiện sống

mà các em có những nét tâm lý, tính cách riêng biệt, đặc thù Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cảm thụ văn chương của các em Điểm dễ nhận thấy là năng lực tiếp nhận văn chương của các em còn nhiều hạn chế: còn bộc trực, giản đơn, cách nghĩ, cách cảm chưa thấu đáo, sâu sắc…

Thực tế cho thấy việc tiếp cận tác phẩm văn học ở học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức…Những khó khăn trên con đường tiếp cận tác phẩm của học sinh một mặt do chính tác phẩm tạo ra, mặt khác lại bắt nguồn từ chính bản thân người tiếp cận Do đó việc tìm hiểu, phát hiện những khó khăn của học sinh miền núi trong quá trình tiếp cận tác

phẩm Vợ nhặt của Kim Lân - một tác phẩm giàu giá trị, để từ đó đưa ra những

biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học là một việc làm rất thiết thực và giàu ý nghĩa

1.3 Là người rất trân trọng và quý mến tài năng của nhà văn Kim Lân

cũng như những giá trị cao đẹp mà truyện ngắn Vợ nhặt mang đến, người viết

Trang 10

muốn thông qua luận văn, góp phần nhỏ bé vào việc truyền thụ những giá trị giàu nhân văn đến cho các em học sinh miền núi, giúp các em có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về tác phẩm, đồng thời giúp các em hiểu về giá trị nhân đạo của tác phẩm, từ đó tự rút ra cho mình bài học về lẽ sống, niềm tin vào cuộc đời - điều đang dần mai một trong xã hội hiện đại

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu

“Những khó khăn của học sinh miền núi khi tiếp cận tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học”

Với đề tài này, chúng tôi mong muốn qua thực tế khảo sát thực trạng tìm ra được những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học, đó thực sự là những biện pháp phù hợp nhất với đối tượng học sinh miền núi

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Về truyện ngắn Vợ nhặt

Vợ nhặt được Kim Lân viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng

khiếp của dân tộc năm 1945- nạn đói đã cướp đi mất một phần mười dân số ít

ỏi của Việt Nam bấy giờ Tác phẩm được đánh giá “là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại”(Nguyễn Đăng Mạnh) Từ

khi ra đời đến nay thiên truyện đã nhận được sự yêu mến, đón nhận nồng nhiệt từ phía người đọc Rất nhiều các bài viết, chuyên luận, luận văn…đã lấy truyện ngắn đặc sắc này làm đối tượng nghiên cứu, tiêu biểu có thể kể đến:

Trước hết là những bài phân tích, bình giảng về truyện ngắn Vợ nhặt

với tư cách là một tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường ở chương trình lớp 12 :

- Bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt trong “Để học tốt văn 12”

- Bài viết “Sự sống đối mặt với cái chết” của Nguyễn Thị Thanh Cảnh trong “Tiếng nói tri âm” – tập 1

- Bài viết “Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ” của Trần Đồng Minh trong “Tiếng nói tri âm” – tập 1

Trang 11

- Bài viết “Ngọn lửa tình người thắp giữa đêm đen cuộc sống” của Vũ Dương Quỹ trong “Về một số nhân vật trong sách văn 12”

- Bài “Tác giả Kim Lân và hình tượng người đàn bà không tên trong

Vợ nhặt” của Trương Vũ Thiên An trên báo Giáo dục và thời đại – 1998

Ngoài ra tác phẩm Vợ nhặt còn có trong một số đề tài nghiên cứu khác

về các truyện ngắn của Kim Lân, tiêu biểu như:

- “Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 1997 của Nguyễn Văn Bao

- “Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2002

của Nguyễn Tiến Đức

- “Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2003 của Mã Thu Hà

- “Phong cách nghệ thuật Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2004 của

Nguyễn Thị Thu

- “Văn hóa Kinh Bắc và phong cách nghệ thuật Kim Lân” - ĐHSP Hà

Nội – 2005 của Phạm Thị Nga

- “Truyện ngắn Kim Lân, nhìn từ phong cách thể loại” - ĐHSP Hà Nội

Trang 12

- “Dạy học truyện ngắn Vợ nhặ”t của Kim Lân cho học sinh trung học phổ

thông từ cái nhìn văn hóa” - ĐHSP Hà Nội – 2006 của Nguyễn Thị Thu Thảo

- Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn

“Vợ nhặt” của Kim Lân

- Vận dụng phương pháp vấn đáp – đàm thoại và gợi tìm trong dạy học truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt (lớp 12 chương trình chuẩn)

- Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn Vợ nhặt ở trường THPT

2.2 Nghiên cứu về dạy học văn ở miền núi

Nghiên cứu về dạy học văn ở miền núi, đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đã có một số người quan tâm Đặc biệt là những công trình của các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên, nơi đào tạo đội ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc Trải qua gần nửa thế kỉ xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các tỉnh miền núi Chúng

ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như:

- “Dạy văn và học văn ở miền núi” (đề tài nghiên cứu cấp trường) của

Trang 13

- “Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi” của tác

giả Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 1997

- “Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 – 1954 của học sinh trung học phổ thông miền núi” (Luận văn

Thạc sĩ) của tác giả Lý Thị Mai Hương năm 2002

- “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải” (Luận văn Thạc sĩ) của tác giả Nguyễn Ngọc Thủy năm 2009

- …

Một số bài viết khác được đăng trên tạp chí, tùy vào từng góc độ, từng khía cạnh mà mỗi tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể, song nhìn chung các tác giả đều nêu lên đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc miền núi…Mỗi cách nhìn khác nhau, thành công và hạn chế cũng khác nhau nhưng mỗi vấn đề được các tác giả đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay

Trên đây là những công trình khoa học nghiên cứu một cách công phu,

hệ thống, nêu bật được những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của

tác phẩm Vợ nhặt, đồng thời cũng đề xuất những phương pháp tiếp cận tác

phẩm hiệu quả nhất từ nhiều góc độ Tuy nhiên việc đi sâu điều tra thực

trạng tiếp cận tác phẩm Vợ nhặt của học sinh miền núi, rồi từ kết quả điều

tra, đề xuất những biện pháp hạn chế khó khăn, nâng cao chất lượng giờ dạy

học truyện ngắn Vợ nhặt vẫn còn là khoảng trống, chưa có công trình nào

nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu,

chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: “Những khó khăn của học sinh miền núi khi tiếp cận tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học”

Trang 14

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu, phát hiện ra những khó khăn của học sinh miền núi khi tiếp

cận tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

- Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng

dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân cho học sinh miền núi dựa trên thực

trạng tiếp cận tác phẩm của các em

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được nhiệm vụ nghiên cứu trên, người nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm vụ:

- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và năng lực cảm thụ văn học của học sinh miền núi

- Tìm hiểu sâu về tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân ở các bình

diện, chú trọng đến các giá trị của tác phẩm Bên cạnh đó, cần đi sâu tìm hiểu các cách tiếp cận và phương pháp dạy học tác phẩm

- Khảo sát, phát hiện ra những khó khăn của học sinh miền núi trong việc tiếp cận tác phẩm

- Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những khó khăn mà học sinh miền núi gặp

phải trong quá trình tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Trang 15

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Những khó khăn của học sinh miền núi khi tiếp cận tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp tổng hợp lý luận

Sử dụng phương pháp tổng hợp lý luận nhằm tìm hiểu những cơ sở lý luận về học sinh miền núi và năng lực cảm thụ văn học của học sinh miền núi; lý thuyết về tiếp nhận văn học, về truyện ngắn và cách dạy học truyện ngắn; đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Vợ nhặt”…qua các công trình

đã được công bố

5.3 Phương pháp điều tra khảo sát

Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phát hiện những khó khăn của

học sinh miền núi khi tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

5.2 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để chúng tôi xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm

5.4 Phương pháp thể nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thể nghiệm trong quá trình tiến hành xây dựng thiết kế bài học

6 Đóng góp của luận văn

Những khó khăn trong việc tiếp cận một tác phẩm văn học là một hiện tượng tất yếu mà nguyên nhân là do sự chênh lệch về vốn sống, điều kiện sống, về trình độ năng lực tư duy, nhận thức của mỗi bạn đọc, giữa người sáng tạo và người tiếp nhận văn học Vì vậy khó khăn mà bạn đọc là học sinh miền núi gặp phải trong quá trình tiếp cận tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm viết về một đề tài, một không gian, thời gian không mấy quen thuộc với

mình như trong Vợ nhặt nói riêng là điều không thể tránh khỏi Vấn đề đặt ra

là làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên, để từ đó nâng cao chất

Trang 16

lượng dạy học tác phẩm? Nếu các biện pháp khắc phục khó khăn mà chúng tôi đề xuất trong luận văn có tính thực tiễn cao thì nhất định luận văn sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học văn trong các nhà trường Trung học phổ thông miền núi hiện nay

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2: Những biện pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh miền núi khi dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Chương 3: Thiết kế thể nghiệm

Trang 17

Trong cuốn “Dạy và học tác phẩm văn học ở trường THPT miền núi”,

NXB Giáo dục, 1997, tác giả Hoàng Hữu Bội đã đề cập quan điểm của tác giả

về học sinh miền núi, theo tác giả “đó là những trẻ em sinh ra và lớn lên ở miền núi, trong đó bao gồm các con em dân tộc ít người sống đan xen ở một vùng núi và con em của người Việt sống nhiều năm ở vùng đó”

Đời sống tình cảm và những đặc điểm về tính cách chi phối đến quá trình tiếp nhận văn chương:

Điều kiện thiên nhiên và địa lý có ảnh hưởng nhiều tới đời sống tâm lí:

“Các em sống rất hồn nhiên, giản dị, ưa tự do phóng khoáng thật thà chất phác Các em rất trung thực, không bao giờ sống thủ đoạn Các em thường nghĩ như thế nào, hiểu như thế nào thì nói như vậy, không bao giờ có chuyện thêm bớt Vốn rất mộc mạc, chân thành, các em muốn sự chân thành, mộc mạc đó của mình được tôn trọng trong mọi trường hợp, đừng ai xúc phạm đến…”[28] Học sinh người miền núi có lòng tự trọng cao, có tính bảo thủ,

hay tự ái, đồng thời các em hay tủi thân, chậm thích nghi với học sinh mới Học sinh miền núi hạn chế về ngôn ngữ, nên các em có sự tự ti, rụt rè, còn ngại bộc lộ tình cảm, tư tưởng của mình Học sinh miền núi nói chung và hoc sinh dân tộc nói riêng có đời sống tình cảm phong phú, sống rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rạch ròi, không có sự quanh co khéo léo che đậy tình cảm của mình Nhưng điểm hạn chế là tình cảm của các em rất thầm kín, ít bộc lộ

ra ngoài một cách rõ rệt, cho nên nhiều lúc khó thấy được cảm xúc, tâm trạng thật của các em

Trang 18

Trên đây là một số nét chính về đặc điểm tâm lý của học sinh miền núi nói chung Nắm được những đặc điểm tâm lý đó là cơ sở để tìm ra các biện pháp giảng dạy phù hợp, nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh miền núi, đặc biệt là giảng dạy bộ môn Ngữ văn

Năng lực văn học của mỗi người thể hiện ở năng lực sáng tạo văn học (nhà văn), và năng lực tiếp nhận văn học (người đọc), với đối tượng là học sinh thì chủ yếu là năng lực tiếp nhận văn học Nghiên cứu năng lực tiếp nhận văn học của học sinh miền núi, nhằm nắm được những thuận lợi và khó khăn của các em, từ đó bồi dưỡng dần cho các em lòng yêu thích học văn qua quá

trình dạy học văn Trong cuốn “Một số vấn đề về phương pháp dạy- học văn trong nhà trường”, bằng sự trải nghiệm của bản thân với một số năm giảng dạy ở miền núi, thầy giáo – Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội nhận xét: “Trong những năm giảng dạy ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi nhận thấy, các tác phẩm văn học có những từ ngữ, hình ảnh, hình tượng và cách phô diễn…có thể tỏa sáng lung linh trong tâm hồn của học sinh miền xuôi, nhưng nhiều khi đối với học sinh các tỉnh miền núi, chúng lại trở nên vô cảm, thậm chí gây nên trong các em sự phản cảm, không mang lại kết quả thẩm mỹ như chúng ta mong muốn Sở dĩ có hiện tượng trên là do những chất liệu cuộc sống để nhà văn tạo dựng nên các hình ảnh, cách phô diễn…ấy rất xa lạ với các em, với cuộc sống hàng ngày của người dân miền núi” Vậy đâu là những đặc điểm

cơ bản về năng lực tiếp nhận văn học ở học sinh miền núi? Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có những đặc điểm cơ bản như sau:

1.1.1.1 Năng lực tri giác ngôn ngữ tác phẩm văn học của học sinh THPT miền núi

Tác phẩm nào cũng tồn tại qua hệ thống ngôn ngữ Con đường đi vào tác phẩm văn học, vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ Tác phẩm chỉ là kí hiệu chết nếu không có sự tri giác của người đọc Sự tri giác ngôn ngữ ở đây không có nghĩa là đọc lên những con

Trang 19

chữ rời rạc vô nghĩa, mà phải hiểu ý nghĩa của những con chữ ấy Trước hết người đọc phải hiểu được nghĩa đen nghĩa bóng, để từ đó thấy được cái hay, cái đẹp, cái phần chìm sau mỗi con chữ ấy, đặc biệt là nắm được giọng điệu, nắm được cái hồn của con chữ Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ hàm ẩn nhiều nghĩa, người cảm nhận được nó đòi hỏi phải có sự tinh tế, phải có vốn ngôn ngữ nhất định Song, hạn chế của học sinh THPT miền núi, do vốn ngôn ngữ phổ thông nghèo, khoảng cách lịch sử - văn hóa, hoàn cảnh sống ít va chạm nên sự tri giác ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật nơi các em gặp nhiều khó khăn, hạn chế Vì vậy cần phải chú trọng bồi dưỡng thường xuyên năng lực tri giác ngôn ngữ cho học sinh THPT miền núi.Trong cơ chế vận hành của hoạt động tiếp nhận văn học,việc tri giác ngôn ngữ văn học luôn luôn gắn liền với năng lực tái hiện hình tượng và năng lực tưởng tượng của người đọc

1.1.1.2 Năng lực tái hiện hình tượng của học sinh THPT miền núi

Tri giác ngôn ngữ là bước đánh thức cánh cửa các ký hiệu của tác phẩm

và hoạt động tưởng tượng, tái hiện là bước giúp người đọc nhìn ra thế giới bên trong của tác phẩm, nằm dưới ký hiệu ngôn ngữ Hoạt động tái hiện và tưởng tượng giúp cho người đọc có cảm giác nhập thân, sống cùng tác phẩm,

có cảm xúc thật sự với từng tình huống của những nhân vật khác nhau trong tác phẩm Năng lực tái hiện, tưởng tượng càng phát triển, người đọc càng dễ dàng nhận ra được đầy đủ sự phong phú và tinh tế mọi cảnh vật, con người và tình huống trong tác phẩm, từ đó có những cách tiếp nhận chính xác, có những phát hiện độc đáo mới lạ Đối với học sinh miền núi vừa có đặc điểm riêng, vừa thuận lợi, vừa khó khăn trong quá trình tiếp nhận văn học Tâm hồn trong sáng khiến các em có những tưởng tượng bay bổng kỳ lạ, sự tưởng tượng hồn nhiên trong trẻo Nhưng mặt khác do hạn chế về ngôn ngữ và hoàn cảnh sống, vốn hiểu biết cuộc sống xung quanh nên đôi khi tưởng tượng của các em thiếu sự tinh tế, hoặc các em không có đủ từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình, làm cho trí tưởng tượng thiếu phong phú

Trang 20

1.1.1.3 Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học của học sinh THPT miền núi

Người đọc chỉ nhìn thấy hình ảnh của cuộc sống và con người do nhà văn dựng lên, thông qua năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện hình tượng Để những hình ảnh, thế giới nghệ đó đi vào thế giới tâm linh của người đọc, những hình ảnh thế giới nghệ thuật ấy không còn xa lạ có sức lay động đến cảm xúc tư duy của người đọc, thì năng lực liên tưởng đóng một vai trò không nhỏ Từ gợi ý của nhà văn, thông qua những chi tiết, những hình ảnh, những con người người đọc bằng vốn hiểu biết của mình, bắt gặp ý tưởng, lời tâm tình của nhà văn Hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn chương càng cao bao nhiêu, đấy là lúc liên tưởng của người đọc đã nhanh chóng bắt gặp liên tưởng của nhà văn

1.1.1.4 Năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm

Bằng tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, nhà văn đã sáng tạo nên tác phẩm của mình.Tác phẩm ấy là một chỉnh thể, mỗi một từ, một chi tiết, một hình ảnh, một nhân vật của tác phẩm đều là những yếu tố hợp thành của một chỉnh thể nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên Trong tác phẩm văn học, tính cảm tính, cụ thể bao giờ cũng kết hợp hữu cơ với tính khái quát Muốn hiểu được một tác phẩm thì không thể nắm bắt một cách vụn vặt, rời rạc, cũng không tiếp nhận mỗi yếu tố trong cấu trúc của tác phẩm như một chi tiết cụ thể, cảm tính, rời rạc, không mang một ý nghĩa khái quát gì theo ý đồ sáng tạo của tác giả Khi phân tích một nhân vật, một tác phẩm văn học thì không thể không bám vào

các chi tiết nghệ thuật, các từ “đắt” được dùng trong tác phẩm, hoặc các từ được coi là “nhãn tự” của bài thơ Ví dụ như chi tiết “ô cửa sổ” căn buồng của Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A phủ Thông qua chi tiết nghệ thuật này, Tô Hoài đã

cho ta thấy một phần nào đó cuộc sống tối tăm, tủi nhục của Mỵ Khi phân tích

tác phẩm hoặc nhân vật trong Vợ chồng A Phủ, không thể bỏ qua chi tiết này

trong tác phẩm Phát hiện được những chi tiết nghệ thuật đã quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn là người đọc phải cắt nghĩa được ý nghĩa của chi tiết đó, từ ngữ đó trong chỉnh thể của tác phẩm Vì vậy, có thể khẳng định rằng: khả năng

Trang 21

cảm thụ chi tiết nghệ thuật và cắt nghĩa nó một cách khái quát trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm dưới ý đồ tư tưởng của nhà văn chính là năng lực cơ bản nhất của tiếp nhận văn học Về năng lực này học sinh miền núi còn yếu, bên cạnh một số ít các em có năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tốt thì phần lớn các em chưa có năng lực này

Người giáo viên phải làm thế nào nâng cao năng lực khái quát khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm đối với học sinh miền núi? Quả thực đây là việc làm rất khó, đòi hỏi phải kiên trì, người giáo viên văn phải tìm mọi biện pháp, thì mới nâng cao hiệu quả học tập môn văn và bồi dưỡng lòng say mê học văn cho học sinh miền núi Bởi nếu không có được năng lực

đó, các em không thấy hết được cái hay, cái ý nghĩa của tác phẩm và từ đó các

em sẽ không thấy thích thú đối với việc học văn Ngược lại, nếu các em tự phát hiện, tự khám phá được cái hay cái đẹp của tác phẩm, thì các em sẽ vô cùng thích thú, và tăng thêm sự yêu thích, say mê môn học

Như vậy, ngoài năng lực tri giác ngôn ngữ tác phẩm văn học, năng lực tái hiện hình tượng - tưởng tượng, năng lực liên tưởng, năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm thì tiếp nhận văn học bao gồm nhiều năng lực nữa: năng lực cảm xúc thẩm mỹ, năng lực tự nhận thức, năng lực nhận biết loại thể Qua tìm hiểu chúng ta nhận thấy: năng lực tiếp nhận văn học của học sinh miền núi còn nhiều hạn chế.Việc bồi dưỡng trình độ tiếp nhận văn học cho các em là một vấn đề khó khăn nhưng cần thiết phải làm

1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học

1.1.2.1 Khái niệm tiếp nhận văn học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch” [26]

Trang 22

Tiếp nhận văn học có liên quan đến các khái niệm: Đọc văn bản, đọc văn chương, tiếp nhận văn chương, cảm thụ văn chương, tiếp thu, thưởng thức…

Khác với “tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe,

xem) tác phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích khác nhau, để hiểu biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu … Tiếp nhận văn học

là khái niệm chỉ việc tiếp thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu thiên về thưởng thức, cảm thụ Tuy vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm thụ văn học Cảm thụ văn học là sự nhận biết bằng cảm tính trực cảm, nó là tiền đề để đi vào tác phẩm Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ của cá tính, thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối … Do đó, khái niệm

tiếp nhận văn học bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”,

“Thưởng thức”, “Lý giải văn học”…

Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học đã được khẳng định từ lâu, nhà ngữ văn Nga Pôlepnhia

đã nói: “Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”

Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm

1.1.2.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại

* Lý thuyết tiếp nhận truyền thống

Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu được người

ta ít nhiều đề cập Hoạt động tiếp nhận chỉ thực sự được đặt ra một cách có hệ thống từ khi văn học thành văn ra đời Lý luận tiếp nhận văn chương theo kiểu truyền thống quan niệm tiếp nhận văn chương ở hai dạng: tri âm và ký thác

Trang 23

Tiếp nhận theo kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của

tác giả Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri âm đòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên thực tế việc này rất khó khăn

Tiếp nhận theo kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác

phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời Do đó, tác phẩm văn chương được coi như là một phương tiện để người đọc giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn

đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người đọc không

có điều kiện để nói ra một cách trực diện

Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa tác phẩm và bạn đọc

* Lý thuyết tiếp nhận hiện đại

Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thừa nhận tác phẩm văn chương

là một loại hàng hóa đặc thù Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội Nó có những thước đo chất lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa mọi người

Do tác phẩm văn chương được xem như một loại hàng hóa nên tiếp nhận văn chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao

Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau

Trang 24

Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận lý luận tiếp nhận truyền thống, mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội

và văn hóa lịch sử Lý luận tiếp nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhận truyền thống, vừa không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: Đi sâu khám phá những cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếp nhận … Nhờ vậy mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhận thức một cách khoa học và đầy đủ hơn

1.1.2.3 Vai trò của lý thuyết tiếp nhận văn học

* Đối với tác phẩm văn học

Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ khác nhau để khám phá, phát hiện những điểm khác nhau Do vậy sẽ tạo ra chân trời tự do cho việc tiếp nhận

Ngoài ra, tác phẩm văn chương không phải là sản phẩm cố định mà là một quá trình, một sự đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là sự minh họa cho một kết luận có sẵn Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những lý giải, những tiếp nối, những kết luận khác nhau

* Đối với người đọc

Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học Mỗi loại người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau Có người đọc để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình … Có người quan tâm đến nội dung tư tưởng, có người quan tâm đến hình thức nghệ thuật … Vì vậy, cùng một tác phẩm có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, đánh giá khác nhau (người tán đồng, người phê phán)

Người đọc đa dạng về trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xã hội … cũng sẽ dẫn đến tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩm

Tiếp nhận văn học mang đậm dấu ấn chủ quan, gắn liến với thị hiếu, tình cảm của mỗi người Giá trị của tác phẩm không phải là phép cộng cách tiếp nhận nó, có cách tiếp nhận đúng nhưng lại có cách tiếp nhận sai lệch

Trang 25

Trong các cách tiếp nhận tác phẩm có chỗ đúng, chỗ sai nhưng không có nghĩa là chỉ có một cách tiếp nhận nào đó là duy nhất đúng Một tác phẩm có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và có thể đều tỏ ra hợp lý, điều này gắn với sự đa nghĩa của tác phẩm văn học

Bàn về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Chương

trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo” Cùng quan niệm

về tiếp nhận văn học, SGK Ngữ văn 12 – tập 2 – Chương trình nâng cao,

NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận là một hoạt động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp” Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB Giáo dục, 1996 cũng cho chúng ta biết được: “Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của các tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc”

Như vậy, tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, một cuộc đối thoại giữa bạn đọc với nhà văn thông qua tác phẩm Cuộc đối thoại này đòi hỏi người đọc phải vận dụng tất cả tri giác, cảm giác và năng lực cảm thụ của mỗi người và tác phẩm văn học chỉ trở thành đích thực khi người đọc đón nhận được thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua các tác phẩm văn học đó

Tiếp nhận văn học là một quá trình đồng sáng tạo [3] Bởi vì, văn bản

văn học không thông báo những thông tin thông thường, để mở phần ý nghĩa, tạo thành một cấu trúc gọi mời, buộc người đọc phải tự mình hoàn thành tác phẩm Vì vậy, muốn chiếm lĩnh được thế giới hình tượng thông qua ngôn từ thì buộc người đọc phải chủ động tích cực, phải hiểu được nghĩa của các từ, các hình ảnh, nhớ những điều đã đọc, phát hiện được mối liên hệ giữa các câu, các phần, hiểu được những chỗ bỏ trống, giải thích được những chỗ mâu

Trang 26

thuẫn, vô lý của văn bản tác phẩm…Quá trình người đọc tự tìm hiểu, tự giải đáp cho đến khi người đọc sống với nhân vật trong tác phẩm, hiểu và phát hiện được ý nghĩa của tác phẩm Khi tác phẩm của nhà văn trở thành tác phẩm của người đọc, hòa quyện với tư tưởng tình cảm của người đọc thì đó là lúc người đọc đã hoàn thành một quá trình đồng sáng tạo với nhà văn

Tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính chủ quan và khách quan Quá trình tiếp nhận văn học của bạn đọc có những trạng thái khác nhau , có trình độ văn hóa khác nhau Có bao nhiêu bạn đọc thì có bấy nhiêu cách tiếp nhận

Hiệu quả của tiếp nhận văn học còn phụ thuộc vào tầm đón nhận của bạn đọc Nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón nhận của bạn đọc thì bạn đọc không thích đọc Ngược lại tác phẩm cao hơn tầm đón nhận sẽ khiến bạn đọc lúng túng Tầm đón nhận một mặt kích thích vai trò sáng tạo của bạn đọc hướng đến cái mới mẻ của văn chương nghệ thuật, mặt khác nó giúp bạn đọc phát hiện ra ý nghĩa tiềm ẩn sau câu chữ trong tác phẩm văn chương

Ngoài ra, Lý luận văn học hiện đại còn xem tiếp nhận văn học là một hiện tượng có tính quy luật xã hội Sự đọc không phải là một hoạt động tự do Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm, các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa được kết tinh trong mỗi tác phẩm văn học đó

1.1.3 Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”

Trang 27

Cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” định nghĩa về thể loại truyện ngắn: “Là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời nhân vật” [ 27,tr.1018]

Từ những khái niệm trên về thể loại truyện ngắn, chúng ta có thể hiểu truyện ngắn là thể loại phản ánh đời sống theo phương thức tự sự với dung lượng ngắn mà vẫn phản ánh cuộc sống trong chỉnh thể toàn vẹn Nó có độ

“nén” rất lớn với khả năng chứa đựng nội dung thông tin và có sức mở hết

sức phong phú, đa dạng Chính nhờ sự đa dạng ấy mà truyện ngắn đã thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu tìm hiểu đặc điểm của thể loại truyện ngắn mà chỉ xin dựa vào khái niệm cũng như những luận điểm cơ bản về đặc điểm của thể loại truyện ngắn để làm cơ sở lý luận nghiên cứu nhằm phát hiện

ra những khó khăn, trở ngại của học sinh miền núi gặp phải khi tiếp cận

truyện ngắn Vợ nhặt Ngoài ra, chúng tôi còn lấy đó làm cơ sở cho việc đọc –

hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại

1.1.3.2 Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt

* Nhà văn Kim Lân

Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống Ông vừa làm thợ (sơn guốc, khắc tranh bình phong), vừa viết văn Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim)

Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)

Kim Lân bước vào sự nghiệp văn chương như một lẽ tự nhiên của cuộc sống, như cái duyên trời của tài hoa Có lẽ vì thế mà ông thuộc vào số ít nhà

Trang 28

văn có thể chứng minh cho chân lý “quí hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ

thuật Kể từ khi in tác phẩm đầu tay (1942) cho đến khi qua đời ông đã có hơn sáu mươi năm cầm bút Vậy mà nhà văn chỉ có trên hai mươi truyện, truyện ngắn và một truyện phim Cho nên khi đọc Kim Lân, Đỗ Kim Hồi có cảm

tưởng rằng “Kim Lân làm văn chương theo lối tài tử nhiều hơn theo lối nhà nghề, dẫu biết rằng ông vẫn được coi là nhà văn chuyên nghiệp”

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn Ông thường viết về nông thôn và người nông dân Các sáng tác của nhà văn có cả ở hai giai đoạn trước

và sau Cách mạng Ở những sáng tác đầu tay, Kim Lân chuyên viết về làng quê Việt Nam, về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa dân gian của vùng đất Kinh Bắc Ông rất sành về cảnh quê, người quê, đã tạo nên những trang viết sâu sắc, cảm động, với một vốn hiểu biết thấu đáo và một tấm lòng tha thiết hiếm có về thế giới của hương đồng gió nội này Năm

1944, Kim Lân giác ngộ cách mạng, tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, làm bạn với Nguyên Hồng, Nam Cao – những nhà văn của lớp người cùng khổ, từ đây, ngòi bút Kim Lân đã mở rộng ra với nhiều quan hệ xã hội mới Ông chia

sẻ: “ Đề cương (Đề cương văn hóa Việt Nam - người trích dẫn ghi chú) đã thấm vào chúng tôi…Do tiếp xúc, trao đổi nhiều, sáng tác của Nguyên Hồng

đã có ảnh hưởng tốt đối với tôi Tôi bắt đầu chuyển từ loại truyện phong tục, thú vui sang loại truyện xã hội, truyện có nội dung nhân đạo Đây là một bước ngoặt quan trọng trong đời sáng tác của tôi…Truyện “Vợ nhặt” tôi viết sau Cách mạng tháng Tám Có lẽ đây là truyện đầu tiên tôi viết sau khi tiếp nhận Đề cương (truyện này chữa từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”) xem đó là bước chuyển đầu tiên cũng được Thứ hai mới đến truyện Làng.” [25, tr.72]

Với những tác phẩm ở giai đoạn này, Kim Lân đề cập đến những khát vọng

hạnh phúc trong cuộc sống đói nghèo, tăm tối của người nông dân (Vợ nhặt),

phản ánh, ngợi ca sự đổi mới nhận thức và tình cảm của người nông dân trong

những ngày đầu kháng chiến chống Pháp (Làng), sự đổi đời của họ trong Cải

Trang 29

cách ruộng đất (Nên vợ nên chồng), hay những hoạt động bình thường nhưng đáng quí của họ (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê)…Như vậy, trong

cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng Kim Lân có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện, truyện ngắn và mảng hiện thực ở nông thôn Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng Nói như Nguyên Hồng ông là nhà văn một

lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc

sống [10,tr.214]

Từ lâu tác phẩm của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy trong nhà

trường phổ thông ở lớp 9 – THCS: Truyện ngắn Làng (Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000) và lớp 12- THPT: Truyện ngắn Vợ nhặt ( Ngữ văn

12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000) Điều này đã góp phần khẳng định vững chắc tài năng và vị trí của ông trong nền văn học nước nhà

* Truyện ngắn Vợ nhặt

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập Con chó xấu

xí (1962) Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được

viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này

Nếu xét về phương diện đề tài thì truyện ngắn Vợ nhặt viết về hiện thực

trước Cách mạng, khai thác thảm cảnh của nạn đói năm Ất Dậu 1945 – một nạn đói khủng khiếp đã cướp đi hai triệu sinh mạng ngườiViệt Nam Như

vậy, xét về đề tài, Vợ nhặt rất giống các tác phẩm hiện thực phê phán trước

Cách mạng Nhưng tác phẩm lại được Kim Lân viết vào thời kì sau Cách mạng, như vậy cách nhìn nhận, nhận thức của nhà văn trước thực tiễn cuộc sống có nhiều thay đổi, trước khi viết truyện ngắn này, nhà văn đã tận mắt chứng kiến sức mạnh lay trời chuyển đất của người nông dân trong Cách mạng tháng Tám Bởi vậy, truyện tuy viết về hiện thực thê thảm trước Cách

Trang 30

mạng nhưng nó lại không kết thúc một cách bi đát, bế tắc như các tác phẩm hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám

Khi truyện ngắn này được in lần đầu, Kim Lân đã đặt tên Xóm ngụ cư, nhưng về sau đổi lai thành Vợ nhặt Tên truyện dễ khơi gợi trí tò mò của

người đọc bởi chuyện lấy vợ, lấy chồng là chuyện hệ trọng của cả một đời người Lẽ nào người ta có thể nhặt được vợ, giống như nhặt một thứ đồ rơi

vãi Bằng cách đặt tên truyện là Vợ nhặt, nhà văn đã tạo cho người đọc có

được một tâm thế thuận lợi để tiếp nhận tác phẩm

Về bố cục tác phẩm, truyện ngắn này được viết theo lối đan xen giữa hiện tại và quá khứ Mở đầu truyện là cảnh anh cu Tràng dẫn người vợ mới về nhà Sau đó phần tiếp theo lại ngược về quá khứ kể lại cái duyên cớ vì sao mà Tràng lại nhặt được vợ Đoạn cuối truyện lại trở về với hiện tại, tả lại không khí gia đình Tràng sau khi Tràng có vợ

Hai giá trị to lớn mà thiên truyện mang lại chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả

sâu vào hiện thực để tạo nên những trang viết có sức sống tươi xanh, giàu giá trị hiện thực Văn học có giá trị hiện thực là khi tác phẩm phản ánh chân thực những gì là bản chất nhất của cuộc sống, giúp người đọc nhận thức vừa toàn diện vừa sâu sắc bức tranh hiện thực được phản ánh

Trong Vợ nhặt, tác giả đã dựng lên khá chân thực bức tranh nạn đói ảm

đạm, thê thảm năm 1945 mà nhân dân ta phải đối mặt Cái đói đã hành hạ người dân quê thật khủng khiếp Người dân phải dời bỏ quê hương, dắt díu

Trang 31

nhau đi vật vờ như những bóng ma Trong cách viết của nhà văn, cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư:

“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ Người chết như ngả dạ Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp

ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”

Chỉ một đoạn văn ngắn mà Kim Lân đã giúp chúng ta đã cảm nhận được không khí ghê sợ của nạn đói đã đi vào lịch sử Nạn đói mà hơn hai triệu đồng bào ta chết đói Đối diện với nạn đói này, người dân ngụ cư (âu cũng

chính là đồng bào ta) luôn sống trong tâm trạng lo sợ “biết rằng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”

Rồi câu chuyện Tràng tự dưng “nhặt” được vợ (người đàn bà dễ dàng

theo anh về làm vợ trước hết vì đói quá, bốn bát bánh đúc thay cho cả cheo

cưới) đến chuyện nồi “chè” cám của bà cụ Tứ nấu đãi nàng dâu…tất cả đều

nói lên sự khủng khiếp của nạn đói này Mọi người trong xóm ngụ cư khốn khó đều bị nạn đói đe dọa, sống trong không khí thấp thỏm lo âu

Tác phẩm cũng gián tiếp vạch trần tội ác của giặc ngoại xâm Đánh

chiếm nước ta, thực dân Pháp đã “đẻ” ra hàng trăm thứ thuế hết sức vô lí:

Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt

Rút chặt dần như thắt chỉ se

Miền kẻ chợ, chốn nhà quê

Của đi có lối , của về thì không

(Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu)

Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta, trong khi đó, Phát xít Nhật cũng ra sức thống trị đồng bào ta Chúng bắt dân ta phải “nhổ lúa để trồng đay” Hậu quả là giặc ngoại xâm đã đẩy dân ta rơi vào nạn đói năm 1945

Trang 32

Cuối cùng, nhà văn còn phản ánh xu thế Cách mạng mà nhân dân lao khổ hướng tới Với hình ảnh lá cờ đỏ ở cuối tác phẩm, nhà văn như muốn khẳng định: người dân nghèo như anh cu Tràng sau khi giác ngộ chắc chắn sẽ đến với Cách mạng

Với những phương diện như đã trình bày ở trên, ta thấy tác phẩm Vợ nhặt giàu giá trị hiện thực

- Giá trị nhân đạo

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng:“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng

về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo” Đồng cảm với quan niệm của Nguyên Ngọc, viết Vợ nhặt,

Kim Lân đã có dịp thể hiện tình yêu con người tha thiết của mình Tình cảm nhân đạo của ông gửi gắm trong tác phẩm thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất, tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói Tác giả xót xa trước hình ảnh xóm ngụ cư chìm trong nạn đói: những xác người còng queo, tiếng quạ gào thê thiết, tiếng

hờ khóc trong đêm, mùi xác chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng người ủ rũ, những nỗi lo âu tất cả đều gợi lên trong trái tim nhà văn nỗi đau quặn thắt Bên cạnh đó, Kim Lân còn bày tỏ lòng thương cảm sâu sắc với cảnh ngộ của mẹ con Tràng: Xót xa cho Tràng vì lấy được vợ nhờ nạn đói nên anh vừa vui lại vừa tủi; cảm thương với nỗi lòng trĩu nặng suy tư ngập đầy những lo lắng, băn khoăn của bà cụ Tứ; ái ngại cho thân phận bị rẻ rúng, xem thường của người vợ nhặt tất cả đều gợi lên trong cõi lòng nhà văn tình cảm bùi ngùi, đầy xót xa

Thứ hai, nhà văn lên án, tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta: Thương người dân nghèo bao nhiêu, nhà văn căm phẫn bấy nhiêu với tội ác của giặc ngoại xâm Bởi giặc ngoại xâm đã chà đạp lên quyền sống tự do, độc lập của nhân dân ta Bởi giặc ngoại xâm đã đẩy người dân lành vào ngõ thẳm đường cùng của nạn đói ghê sợ

Trang 33

Thứ ba, Kim Lân khám phá, phát hiện, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Họ là những con người giàu tình yêu thương, luôn cưu mang, đùm bọc giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Vẻ đẹp này

có lẽ được thể hiện rõ nhất qua hành cử của Tràng Gặp người đàn bà đói, dẫu chẳng dư dật gì, Tràng sẵn sàng cho ăn Khi người đàn bà theo mình, dù lo lắng cho những ngày sắp tới, Tràng cũng không từ chối, không hề đùa cợt,

xem thường Đây chẳng phải chính là tinh thần “Thương người như thể thương thân” vốn có tự ngàn đời của dân tộc đó sao ? Quả đúng như Tố Hữu

khẳng định:

Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau

Họ là những con người giàu niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống: Đối diện với cái chết cận kề, nhân vật của Kim Lân không bao giờ tuyệt vọng Người vợ nhặt bỏ qua ý thức về danh dự, chấp nhận “theo không” chỉ vì

muốn dựng xây một mái ấm gia đình Tràng dẫu có phần lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng vẫn đầy hào hứng chào đón một cuộc sống mới“Hắn đã có một gia đình Hắn

sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng

Bây giờ hắn thấy hắn nên người ” Bà cụ Tứ dẫu lo lắng cho hai con nhưng vẫn không quên nhen lên ngọn lửa yêu sống “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ?” thế giới nhân vật của Kim Lân đều nhất quán

hướng về sự sống Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi viết tác phẩm này:

“Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng”

Trang 34

Cuối cùng, nhà văn hé mở con đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng Bằng cách để cho Tràng bừng tỉnh khi được giác

ngộ “lá cờ đỏ to lắm” là của Việt Minh và đoàn người đói ầm ầm đi trên đê

Sộp chính là Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo, nhà văn tin tưởng rằng: những người dân nghèo khổ như Tràng sẽ đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng Đó chính là con đường giúp họ đổi đời đúng đắn, tươi sáng nhất

Như vây, về nội dung, Vợ nhặt là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và

nhân đạo Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ Tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước Cách mạng

• Cách miêu tả tâm lí nhân vật hợp lí và tinh tế: Lúc Tràng đưa vợ về nhà

; thái độ của bà cụ Tứ khi gặp nàng dâu mới; buổi sáng sau khi Tràng có vợ…

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chắc lọc

kĩ lưỡng; do đó tạo được sức gợi đáng kể

* Độc đáo của Nam Cao – Kim Lân trong đề tài viết về người nông dân

Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thường khai thác một khía cạnh phổ biến về đề tài người nông dân đó là tình cảnh bi thảm của họ Cho đến tận bây giờ Việt Nam vẫn là nước nông

Trang 35

nghiệp lạc hậu, các nhà tâm lý, nhân chủng học khẳng định: Trong mỗi con người Việt Nam dù ở tầng lớp nào cũng có một người nông dân Nói như vậy nghĩa là những vấn đề nông dân là những vấn đề phổ biến và nhà văn luôn hiểu về vấn đề đó một cách sâu sắc nhất Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên những trang viết truyện ngắn về người nông dân: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố …Tìm chọn đề tài người nông dân, để thể hiện khác biệt, với Nam Cao và Kim Lân những nhà văn lớp sau, rõ ràng là đương đầu với một thách thức lớn

Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố người đọc tiếp cận với một không gian

ngột ngạt oi bức, nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu, nỗi đau xé lòng chị Dậu dường như đã thành nỗi đau tột cùng Nhưng khi nghe tiếng chửi tục tĩu, khuôn mặt đầy vết sẹo, bước chân chuyệnh choạng ngật ngưỡng của Chí Phèo bước đi trên những dòng văn của Nam Cao ta mới thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước Tình cảm của Chí Phèo khác hẳn với các nhân vật trước đó, cũng là người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng bị vu oan biến Chí Phèo thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình Cảnh ngộ ấy, các tác phảm hiện thực phê phán chưa

đề cập khai thác được.Với nó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá Tình cảnh ấy của Chí Phèo đã làm cho số phận người nông dân trung thực rơi xuống vực thẳm của bi kịch Trước kia là nỗi khổ chị Dậu phải bán con hay bán chó để cứu chồng, tồn tại Xem thế cũng là trắng tay tưởng như không thể còn bòn kiếm gì hơn Nhưng Chí Phèo còn mất thêm thứ tài sản quý giá nhất của mình là nhân tính, là linh hồn Chị Dậu dù xác xơ nghèo nhưng vẫn còn là một con người Còn Chí khi bán linh hồn của mình thì thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

Bắt đầu từ đây, những bi kịch đau đớn nhất như những cơn dông bão ập xuống quất vào số phận của Chí Phèo Chí Phèo khi đã mất cả nhân hình và

Trang 36

nhân tính thì mất hết tất cả Chí không chấp nhận trở lại làm người với lý lịch đầy bất hảo bộ mặt sứt sẹo, hành động côn đồ, Chí Phèo đã làm cho cả làng

Vũ Đại ngoài thị Nở không một ai tôn trọng Không còn một chút lương tâm nào hết, vì vậyChí Phèo bị cả làng Vũ Đại chối bỏ và sa vào tấn bi kịch đau đớn nhất bị từ chối làm người

Phát hiện ra nỗi khổ tột cùng của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến và thể hiện nó trên trang viết qua khám phá bi kịch nội tâm Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định được tuyên ngôn của mình, tìm được chỗ đứng cho tác phẩm đó là sự khám phá sáng tạo và có cái riêng của tác phẩm với phong cách đặc sắc mang tên Nam Cao và nhân vật Chí Phèo tạo ra sức ám

ảnh không kém hiện tượng nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn được coi là kinh

điển của văn học hiện thực phê phán đương thời

So với Nam Cao, Kim Lân khi viết Vợ nhặt còn ở bước sau nữa Tác

phẩm mới ra đời sẽ là vô nghĩa nếu người viết không đủ năng lực để khám phá sáng tạo Nhưng Kim Lân đã không như vậy

Nhân vật người nông dân của Kim Lân cũng là những nhân vật đói nghèo nhưng cái đói nghèo ở đây được đặt trong một bối cảnh khủng khiếp: nạn đói 1945 làm hơn 2 triệu người chết Bối cảnh đó làm cho con người bộc

lộ đầy đủ cá tính và giá trị của mình

Nhân vật nông dân đầu tiên xuất hiện là Tràng Ở thời điểm ấy Tràng, người nông dân dân nghèo ngụ cư như một nhánh cây khô trước cơn bão đói

"Tràng cúi đầu bước từng bước chậm chạp" còn cô gái vợ Tràng tiều tuỵ, đói

khổ chấp nhận theo không Tràng về làm vợ với bốn bát bánh đúc Bà cụ Tứ suốt kiếp đói nghèo tủi phận, cả trong mơ cũng không dám nghĩ tới cưới vợ cho con, bà nghĩ về tương lai đầy u ám, chỉ có một chút le lói niềm tin

Khám phá chi tiết ấy và đưa vào truyện, Kim Lân đã khẳng định sự sáng tạo của mình: điểm sáng tạo ở đây là nêu nên giá trị của người nông dân trong nạn đói, giá của họ rẻ rúng quá! Con chó nhà chị Dậu còn được vài hào,

Trang 37

còn con người ở đây thì như cọng rơm nát vứt đầu đường xó chợ, con người trong truyện là những sinh linh bé nhỏ, yếu ớt chậm bước về nghĩa địa

Các tác phẩm hiện thực phê phán có nói về cái chết, nhưng ít có tác

phẩm nào tái hiện được cái chết ám ảnh như Kim Lân trong Vợ nhặt Cả thế

giới xóm ngụ cư nặng mùi tử khí, tiếng khóc ai oán nhà có người chết bao kín không gian và thời gian Nhân vật trong hiện thực phê phán khát khao bớt

cảnh khổ còn ở đây "khó ai có thể tin mình sống nổi" Chí Phèo trong lúc tỉnh

còn khát khao một tổ ấm còn mẹ con Tràng không dám tin có một hạnh phúc trong tay Cái chết quả thực là một bi thương, ngòi bút Kim Lân đã đạt đến điều đó và tạo nên cái riêng cho mình

Tuy nhiên sự khám phá của Kim Lân không chỉ dừng ở đó, ông còn tìm thấy sức mạnh của tình yêu trong thẳm sâu những sinh linh bé nhỏ Tràng lấy

vợ, một câu chuyện dở khóc dở cười nhưng sau sự kiện bi hài ấy con người và thế giới của riêng Tràng thay đổi: vợ hiền thảo hơn, Tràng phục sinh Bà mẹ lần đầu tiên trên trán bớt đi đám mây u ám Tình yêu thương đã khiến cho ba sinh linh nhỏ bé và mái nhà của họ không bị vùi xuống vực thẳm của sự chết chóc, trong thời khắc quyết định số phận, phải chăng họ đã chụm lại sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu?

Và niềm tin đó là điều các tác phẩm trước đó chưa đề cập: Chị Dậu, Chí Phèo mới chỉ vẫy vùng trong đơn độc Chính vì thế tình thuỷ chung của chị Dậu thành vô nghĩa, tình yêu của Chí Phèo trở thành hận thù và cuối

truyện nhòe trang máu đỏ Còn với Vợ nhặt, Kim Lân đã phát hiện ra phẩm

chất cao đẹp của người lao động: dù rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát, họ vẫn hướng tới cuộc sống gia đình, vẫn muốn cưu mang lẫn nhau, và vẫn hi vọng ở tương lại Điều này khiến cho tác phẩm thực sự vượt qua được phạm trù của văn học 1930 – 1945 để bước tới phạm trù của nền văn học mới

Cùng viết về đề tài nông thôn và người nông dân, nếu Chí Phèo của Nam

Cao là tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 –

1945 thì Vợ nhặt xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc giai đoạn sau Cách mạng

Trang 38

1.2 Cơ sở thực tiễn

Đề tài nghiên cứu “Những khó khăn của học sinh miền núi khi tiếp

cận tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học” không chỉ có cơ sở lý luận như đã trình bày ở mục 1 mà

còn có cơ sở thực tiễn Để có một cái nhìn khách quan và đánh giá chính xác

về thực tế dạy và học Vợ nhặt ở trường THPT hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động dạy - học của Giáo viên

và học sinh ở lớp 12 trường THPT Trần Quốc Tuấn (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) Phần khảo sát của chúng tôi gồm các nội dung sau:

1.2.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu việc dạy và học tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) của giáo viên và

học sinh ở những bình diện sau:

- những khó khăn của giáo viên và học sinh miền núi khi tiếp cận tác phẩm này

- những thuận lợi của giáo viên và học sinh miền núi khi tiếp cận tác phẩm này

1.2.2 Nội dung khảo sát

- ý kiến của học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn (Đồng Hỷ - Thái Nguyên ) khi tiếp cận tác phẩm này

- ý kiến của giáo viên trường THPT Trần Quốc Tuấn (Đồng Hỷ - Thái Nguyên ) khi tiếp cận tác phẩm này

1.2.3 Địa bàn, thời gian khảo sát

Một số giờ học tác phẩm Vợ nhặt của học sinh và giáo viên trường

THTP Trần Quốc Tuấn (Đồng Hỷ - Thái Nguyên)

1.2.4 Phương pháp khảo sát

- Quan sát (dự giờ)

- Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh

- Phiếu điều tra

Trang 39

1.2.5 Kết quả khảo sát

Vợ nhặt là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa Người viết, bằng sự

hiểu biết về tác phẩm cũng như sự hiểu biết về tâm lý, khả năng tiếp nhận văn học của các em học sinh miền núi, trước khi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng đã đưa ra những ý kiến chủ quan của bản thân (dự đoán trước những khó khăn, thuận lợi của các em khi tiếp cận với tác phẩm) về việc tiếp cận tác phẩm này của các em Theo đánh giá chủ quan của người viết, tác phẩm này không quá khó để tiếp nhận Tác phẩm có nội dung khá

rõ ràng, đơn giản; hình tượng các nhân vật thân quen, gần gũi; ngôn ngữ tác giả sử dụng mộc mạc, dễ hiểu…Với đối tượng là những học sinh lớp

12 (lớp cuối cùng của bậc THPT) thì đây là một tác phẩm vừa sức Bên cạnh đó, tác phẩm này cũng có khá nhiều tài liệu để tham khảo, nâng cao nên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tác phẩm So sánh với

một số tác phẩm khác, như : Chiếc thuyền ngoài xa, Đàn ghita của Lorca, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc…thì Vợ nhặt được đánh giá là “nhẹ nhàng”

hơn Tuy nhiên, đây lại là một tác phẩm rất tiêu biểu cho giai đoạn văn học sau 1945, viết về đề tài nông thôn và người nông dân, bởi thế, chắc chắn nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và tư tưởng sâu sắc…Hiểu đúng, hơn thế là hiểu sâu, hiểu thấu đáo, cảm nhận đầy đủ, toàn diện vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm lại là một vấn đề không đơn giản, nhất là với các em học sinh miền núi Đây cũng chính là vấn đề mà luận văn muốn đi sâu tìm hiểu, để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy

Trang 40

Hệ thống câu hỏi điều tra:

1 Trước khi được học tác phẩm trên lớp, với sự chuẩn bị bài ở nhà (đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK), em có ấn tượng, cảm nhận đầu tiên về tác phẩm như thế nào?

2 Tác phẩm có quá dài, quá khó để tiếp nhận? Em có ngại khi đọc và tìm hiểu tác phẩm không?

3 Thời gian và không gian trong tác phẩm (nạn đói năm 1945 tại một vùng nông thôn Bắc Bộ) có làm em thấy khó khăn, xa lạ trong việc tiếp cận tác phẩm? Nếu có thì khó khăn đó cụ thể như thế nào?

4 Ngôn ngữ trong tác phẩm có làm em dễ dàng tiếp nhận?

5 Một số từ ngữ, cách diễn đạt nào trong tác phẩm làm em thấy khó hiểu?

6 Cảm nhận, suy nghĩ của em về những nhân vật trong tác phẩm: Tràng? người vợ nhặt? bà cụ Tứ?

7 Bài học được rút ra từ các nhân vật này?

8 Chi tiết nào trong tác phẩm khiến người miền núi thích thú?

9 Nghệ thuật viết truyện của tác giả có những nét gì độc đáo?

10 Cho biết cảm nhận của em về một số chi tiết trong tác phẩm:

- Nhan đề tác phẩm

- Tràng giơ chai dầu ra khoe

- Bát cháo cám sau ngày Tràng có vợ

- Trong 3 nhân vật, bà cụ Tứ là người nói nhiều nhất đến tương lai

- Hình ảnh “lá cờ đỏ to lắm” của đoàn người đi phá kho thóc Nhật

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn An (1996), Nhà văn của các em - Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn của các em
Tác giả: Nguyễn An
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
2. Nguyễn Văn Bao (1997), Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân
Tác giả: Nguyễn Văn Bao
Năm: 1997
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2 ,Chương trình chuẩn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2 ,Chương trình chuẩn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
4. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
5. Nguyễn Tiến Đức (2002), Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân
Tác giả: Nguyễn Tiến Đức
Năm: 2002
6. Mã Thu Hà (2003), Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân
Tác giả: Mã Thu Hà
Năm: 2003
7. Trần Ngọc Hiến (1990), “Mấy chi tiết hay trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân” , Báo giáo dục và thời đại, số 92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy chi tiết hay trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân” , "Báo giáo dục và thời đại
Tác giả: Trần Ngọc Hiến
Năm: 1990
9. Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền (1994), Giảng văn văn học Việt Nam 1945 - 1975, Nhà xuất bản giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn văn học Việt Nam 1945 - 1975
Tác giả: Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1994
10. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đường viết văn của tôi
Tác giả: Nguyên Hồng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970
11. Nguyễn Thanh Hùng (2000),Văn học và nhân cách, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và nhân cách
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
12. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Văn học tầm nhìn và biến đổi, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học tầm nhìn và biến đổi
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
13. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn dạy văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
14. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
15. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
16. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Nguyễn Thị Thanh Hương (số 11.1999), “Tìm hiểu sự hoà đồng thẩm mĩ giữa sáng tạo và tiếp nhận văn chương”, Tạp chí văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sự hoà đồng thẩm mĩ giữa sáng tạo và tiếp nhận văn chương”
18. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
19. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ dạy TPVC ở trường THPT, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giờ dạy TPVC ở trường THPT
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Phan Trọng Luận (2002), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb ĐHQG Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương bạn đọc sáng tạo
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
21. Phan Trọng Luận (2003), Xã hội văn chương nhà trường , Nxb ĐHQG Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội văn chương nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w