7. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Bình luận
Tiếp nhận văn học khơng chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, đồng thể nghiệm mà cịn phải tiến tới bình luận tác phẩm văn chương đĩ. Trên gĩc độ của một nhà lí luận dạy học, Giáo sư Phan Trọng Luận khẳng định: “Lời bình nĩi hay viết đều cĩ đặc trưng chung là mang màu sắc cảm xúc và tính chủ quan đánh giá thẩm mĩ. Người giáo viên thơng qua sự hiểu biết và rung cảm
về tác phẩm văn học cĩ nhiệm vụ làm sao cho học sinh cịng rung cảm và hiểu về tác phẩm văn học một cách đúng đắn, sâu sắc. Muốn vậy người giáo viên phải hiểu được bản chất của phương pháp bình luận: bình là bình cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà mình say mê, hứng thú; luận là bàn bạc, xem
xét phải trái đúng sai”. Đồng thời giáo sư cũng chỉ ra ưu thế của bình: chính
là sự tác động trực tiếp lên thế giới tâm hồn, tình cảm của học sinh. Hơn nữa, từ lời bình giáo viên phải hướng học sinh vào những tình cảm đúng, tình cảm lớn. Cũng bàn về lời bình, Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng nhận định: “Lời bình phải mở ra mét con đường sáng tạo cho cá nhân mà vẫn là lời trên văn bản. Nghĩa là nghệ thuật bình của người giáo viên đồng điệu với nghệ thuật thể
hiện tâm hồn, là tình đời, là xã hội, là những dự báo về nhân sinh”.
Tiếp cận với quan điểm của Giáo sư Lê Trí Viễn và Phong Lê, chúng ta gặp sự đồng quan điểm: “Bình là sự sống lại và làm lại một lần nữa những
từng trải và cảm xúc của tác giả, bình là sáng tạo lại tác phẩm”. Nhưng với
tư cách là một nhà giáo, Giáo sư Lê Trí Viễn đã đưa ra quan điểm cũng như lời bình của mình vào mơi trường sư phạm, mang mục đích sư phạm. Ngồi lời bình làm cho người đọc cảm thấy hay, người giáo viên cần phải bồi dưỡng cho mình, cũng như cho người nghe mình về sau những gì cĩ ích cho việc xây dựng cuộc sống tương lai, cái hay, cái đẹp của nghệ thuật trong mơi trường sư phạm phải cĩ chức năng giáo dục cụ thể, người bình ở đây ngồi tư chất một nghệ sĩ cịn phải mang thiên chức một nhà giáo, khơng nên hồn tồn hố thân vào tác phẩm để làm cơng việc của một nhà văn, nhà thơ vừa được khơi nguồn cảm xúc.
Cĩ thể nĩi bình là một phương pháp cĩ tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn thơ. Nĩ là: “thứ bí quyết trong giờ giảng văn, ai biết bình và bình giỏi sẽ tạo được hứng thú cho giờ học, bởi nĩ mang màu sắc cảm xúc văn học rõ rệt. Khơng cĩ giờ giảng văn nào thành cơng mà lại thiếu được lời
bình của giáo viên”. Lời bình đều cĩ đặc trưng chung là mang màu sắc cảm
Như vậy, bình luận là một cơng việc khĩ khăn mà giáo viên phải hướng dẫn học sinh trong quá trình phân tích văn học vì đĩ là hai cơng việc đạt trình độ cao cuả tiếp nhận văn chương: cảm thụ và đánh giá. Điều quan trọng và khĩ khăn nhất đối với việc định hướng điều chỉnh tiếp nhận của học sinh trong trong giờ giảng văn là phải làm sao cho học sinh tự bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, phát biểu những nhận thức và đánh giá cuả bản thân về nội dung ý nghĩa tác phẩm và quan điểm thái độ của tác giả cũng như về đời sống xã hội, qua đĩ các em tự hiểu mình, tự nhận thức về mình, tự nâng mình lên và tự phát triển nhân cách của mình.
Năng lực bình luận là thước đo phát triển năng lực tiếp nhận giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm. Tác phẩm văn chương là một tác phẩm nghệ thuật, học sinh tiếp nhận tác phẩm khơng chỉ để thoả mãn nhu cầu nhận thức một cách thụ động mà các em cịn cĩ quyền nĩi lên tiếng nĩi của mình thơng qua lí tưởng thẩm mĩ riêng, cách hiểu, cách đánh giá riêng.Cĩ thể coi đây là giai đoạn tổng hợp cao những nhận xét lí tính của những hiểu biết về văn học. Chính vì thế khi hướng dẫn học sinh bình luận ý nghĩa chất thơ đời sống trong tác phẩm Vợ nhặt, giáo viên cần giúp học sinh tìm ra ý nghĩa nhân sinh, chiều sâu tư tưởng, khái quát được chủ đề của tác phẩm nằm ẩn trong mỗi biểu hiện của chất thơ đời sống đĩ. Mỗi một biểu hiện của chất thơ đời sống đều mang một ý nghĩa nhất định. Hệ thống tất cả những biểu hiện của chất thơ đời sống cĩ trong tác phẩm làm nên giá trị nội dung của tác phẩm.
Muốn cho học sinh thực sự bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của mình về ý nghĩa của chất thơ đời sống trong truyện ngắn Vợ nhặt, giáo viên cần phải tạo được khơng khí giờ học đối thoại thực sự cởi mở để học sinh tự do phát biểu những suy nghĩ, nhận thức của mình. Đây chính là đầu mối để giáo viên theo dõi, nắm bắt được diễn biến tâm lí, nhận thức của học sinh, để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những cái sai, bổ sung, nâng cao cái đúng trong ý thức tiếp nhận chủ quan của các em, đem lại tác động, ảnh
hưởng giáo dục và phát triển nhân cách người học sinh theo định hướng mục đích sư phạm. Đây cũng chính là cốt lõi vấn đề của giờ giảng văn mới. Hơn nữa, hiểu tác phẩm thơng qua bình luận ý nghĩa chất thơ đời sống trong tác phẩm là một việc làm mới mẻ và khĩ đối với học sinh trung học. Ý nghĩa của chất thơ đời sống khơng cĩ sẵn trong văn bản mà nĩ nằm trong những chi tiết tưởng như rất đơn giản, bình thường. Do vậy tổ chức cho học sinh đối thoại trong quá trình phân tích chất thơ đời sống trong Vợ nhặt của Kim Lân là con đường hữu hiệu để khắc phục mọi sự sai lệch, độc đốn, áp đặt hay giáo điều sách vở.
Điều quan trọng là giáo viên phải biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh tranh luận, đối thoại diễn ra thật sự tự nhiên, tự do, dân chủ và bình đẳng, tạo khơng khí giao cảm, hồ đồng, sự cộng hưởng cảm xúc. Làm sao để học sinh tự “phá vỡ” những gì cĩ sẵn để bộc lộ quan điểm, cách nghĩ riêng của mình về ý nghĩa của chất thơ đời sống đĩ. Để cơng việc hướng dẫn học sinh bình luận tốt địi hỏi người giáo viên khơng những phải nắm vững tác phẩm mà cịn phải dự đốn những tình huống xảy ra trong những lời bình của học sinh. Đồng thời phải dẫn dắt cuộc đối thoại sao cho khơng rơi vào bế tắc, ngõ cụt; vừa khơng lan man, thốt li tác phẩm mà phải đạt kết quả nhất định, phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh, lại khơng mất quá nhiều thời gian cho phép.
Để học sinh cĩ thể bình luận đúng hướng và cĩ sự rung cảm thật sự, giáo viên cần tạo ra mối liên hệ giữa tác phẩm với thời đại mà các em đang sống. Cĩ như vậy tác phẩm mới trở nên sống động, mới cĩ sự tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và tình cảm của các em. Bởi vì chừng nào khoảng cách giữa tác phẩm với cuộc sống của học sinh cịn cách xa chừng đĩ sự rung động thực sự trong tâm hồn các em về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học chưa thể xuất hiện. Muốn vậy, cả giáo viên và học sinh cần phải tiếp cận truyện ngắn
Vợ nhặt từ gĩc độ lịch sử phái sinh. Phải làm sao cho các em cảm nhận được
cuộc sống thực tại để phát hiện, so sánh và cảm nhận sự giống nhau, khác nhau giữa cuộc sống trong tác phẩm và cuộc sống thực tại. Cĩ như vậy sự cảm nhận về ý nghĩa chất thơ đời sống, cũng như tư tưởng tác phẩm mới thấm thía và lâu bền. Bởi vì lúc đĩ, sự cảm nhận của các em khơng phải từ ngồi dội vào mà do quá trình tự chuyển hố bên trong, quá trình tự nhận thức. Khơng cĩ sự lĩnh hội tác phẩm văn học nào lâu bền, vững chắc bằng quá trình tự chuyển hố bên trong, sự tự nhận thức của độc giả - học sinh.
Nếu như trong bước khốn cùng, con người ta sẵn sàng đánh đổi sĩ diện và lịng tự trọng bởi miếng ăn nhưng khơng đánh mất phẩm giá người, tình người thì trong cuộc sống khi khơng phải lo lắng vì miếng ăn con người ta lại dễ dàng đánh mất phẩm giá người, tình người. Dựa vào đâu mà chúng ta cĩ thể nhận định như vậy? Giá trị nội tại của tác phẩm, thái độ tiếp nhận của giáo viên và học sinh cùng sự liên hệ với cuộc sống thực tại là những căn cứ quan trọng để đánh giá tác phẩm.
Hành động Tràng mua hai hào dầu để thắp sáng và hình ảnh bữa cơm thảm hại ở gia đình nhà bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” muốn đưa đến cho bạn đọc điều gì? Diễn biến tâm trạng và hành động, lời nĩi của bà cụ Tứ thể hiện tư tưởng, tình cảm gì? Khiến bạn đọc suy nghĩ thế nào? cái tài của người bình là chọn đúng và trúng những cái hay trong tác phẩm văn học bằng sự hiểu biết văn chương. Chính vì vậy, người giáo viên thơng qua sự hiểu biết và rung cảm của mình về tác phẩm cĩ nhiệm vụ làm sao cho học sinh cũng rung cảm và hiểu biết về tác phẩm một cách đúng đắn, sâu sắc.
Viết Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân khơng hề giản đơn muốn tố cáo nạn đĩi chết người hay kể một chuyện “nhặt vợ” ngộ nghĩnh, lạ thường. Trái lại, tác phẩm thấm đượm một tình cảm, nâng niu, dựng xây, hi vọng, chan chứa tình thương yêu trân trọng và tin tưởng vào tất cả những gì tốt đẹp ở con người. Khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống cịn làm cho người ta trở nên lương thiện, đầy ước mong và ý nghĩ tốt lành. Đây chính là ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Điều quan trọng nhất của khâu bình luận ý nghĩa chất thơ đời sống là làm sao tạo dần dần từng bước cho học sinh một ấn tượng, một nhận thức hồn chỉnh về tác phẩm. Độ sâu của lời bình chính là ở chỗ nêu ra được vấn đề gì cĩ ý nghĩa khái quát về nội dung, tư tưởng hay khơng?
Xưa nay chỉ nghe nĩi đến “vợ theo”, “vợ hờ”. Vậy mà Kim Lân cĩ truyện ngắn Vợ nhặt – nĩ là cái cảnh ngộ nào mà đến hai tiếng “vợ theo” cũng khơng đủ để nĩi? Nĩ là cái tận cùng của cơ cực mà con người cĩ thể vẫn yêu thương, và chỉ cĩ Kim Lân mới nhìn thấy được chăng? Việc mua hai hào dầu của Tràng trong hồn cảnh ấy bị coi là hoang phí bởi vì chưa hiểu hết niềm vui, cũng như sự hãnh diện được làm một người chồng. Anh cĩ được vợ một cách dễ dàng nhưng đâu cĩ coi thường, rẻ rúng. Hành động ấy phải chăng đã nâng cao nhân cách con người anh? Sự thay đổi cung cách cư xử cũng như lời ăn tiếng nĩi của người “vợ nhặt” đâu phải chỉ là sự thay đổi bề ngồi nĩ cịn là niềm tin bất diệt vào phẩm giá người của nhà văn Kim Lân. Cuộc sống đĩi nghèo đã tác động mạnh mẽ vào sĩ diện và lịng tự trọng nhưng khơng dễ gì lấy đi được nhân cách nếu họ là những con người cĩ tâm hồn cao đẹp. Diễn biến tâm trạng của Tràng và bà cụ Tứ đều theo chiều hướng tích cực khơng chỉ thể hiện bản tính tốt đẹp, bên cạnh đĩ cịn là khát vọng sống mạnh mẽ, là niềm lạc quan bất diệt vào cuộc sống phía trước. Điều này khơng bao giờ cĩ được ở những con người cĩ cách nhìn cuộc sống bi quan, tiêu cực, bế tắc. Điều gì đã làm cho truyện ngắn “Vợ nhặt” vừa cĩ ý nghĩa hiện thực lên án tội ác của bọn thực dân phong kiến, vừa ngân nga nhè nhẹ một ý vị lãng mạn mơ màng, thấm đẫm cảm hứng nhân bản, nhân văn đặc sắc? Phải chăng đĩ là chất thơ đời sống phảng phất sau mỗi trang văn?
Muốn cĩ được lời bình sâu gọn, người giáo viên nhất định phải ngẫm nghĩ nhiều. Chính những lời bình sâu gọn sẽ làm cho giờ học, dạy văn trên lớp tiết kiệm được thời gian mà vẫn lắng đọng, khêu gợi sức suy tưởng của học sinh. Lượng thơng tin giờ giảng được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, định
hướng của giáo viên trong khâu “bình luận” cho học sinh là vơ cùng cần thiết. Để thực hiện những điều này, giáo viên ngồi việc nắm bắt được những giá trị khách quan của tác phẩm cịn phải hiểu được nhu cầu, thị hiếu, trình độ tiếp nhận, năng lực bình luận của các em để điều chỉnh, định hướng hoạt động bình luận cịn chênh lệch, chủ quan cảm tính của học sinh về tác phẩm. Bản thân người giáo viên cũng cần cĩ một bản lĩnh để nhìn ra những giá trị mới của tác phẩm theo những bình diện mới. Cĩ như vậy, việc dạy học tác phẩm văn chương mới thực sự là cơng việc nghiêm túc, đầy hứng thú và sáng tạo.