Khố luận tơt nghiệp Đại học Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Khoa hoá học lắcs‡ctị tk dị se lẹ Võ ngọc bình
sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật
dạy học đề nâng cao chât lượng dạy học phân kim loại
SGK Hoá học 12 nâng cao Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học hóa học
Hà nội, 2009
Trang 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Khoa hoá học tk 3£ 3‡£ 3 3> s3 sE Võ ngọc bình
sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học để nÂng cao chất lượng dạy học phần
kim loại SGK Hoá học 12 nâng cao Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học hóa học
Người hướng dẫn khoa học
TS đào thị việt anh
Hà nội, 2009
Trang 3
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này em đã nhận được sự hướng dẫn chỉ báo tận tình của TS Đào Thị Việt Anh cùng các thầy cô bộ môn phương pháp dạy học hóa học; sự giúp đỡ động viên của gia đình và bạn bẻ
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý báu đó
Trong quá trình nghiên cứu, vì thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp tận tình của các thầy cô giáo, các bạn
đồng nghiệp để đề tài của em hoàn thiện hơn
Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Võ Ngọc Bình
Trang 4
Khoá luận tôt nghiệp Đại học
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài dam bao tinh chính xác, khách quan, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Trang 5Khoá luận tôt nghiệp Đại học
Các chữ viết tắt trong khóa luận
PTTQ : Phương tiện trực quan
Trang 6Khố luận tơt nghiệp Đại học
Danh mục bảng, sơ đồ, đồ thị
Bang 1: Két quả kiểm tra bai: “Day điện hóa của kim loại” - 55
Bang 2: Kết quả kiểm tra bài: “Một số hợp chất của sắt” - 56
Bảng 3: Kết quả kiểm tra bài: “Kim loại kiỀm” 55 22222Sccs<s2 57
Bảng 4: Kết quả kiểm tra bài: “Sự điện phan” 0 0 00 c 58
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra lớp TN và ĐC bài “Dãy điện hóa của kim
5 EEE EEE EEE E EERE EEE EEE EEE EEE EE 55
Biéu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra lớp TN và ĐC bài “Một số hợp chất của
SAC cece cece cccceeceeeeeceeeeeeecbseeeeeettsaeeesetisaeeecetteeeeesentaeey 56
Trang 7Khố luận tơt nghiệp Đại học Mục lục Mở đầu 2 0Q 1n ST TT kệ 1 1 Lido chọn đề tài - cv kE nh HH Hành 1 2 Mục đích nghiên cứu -. -c-c-c-<csssxsss + 2
3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu ¿cccccccc+SSS2 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu -ccccccssssxssy 2 5, Giả thiết khoa hỌC ctn 2211111311881 11k xe 3
6 Phương pháp nghiên cứu -. ‹ -. -2
Chương 1 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài 4
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ‹ -«- 4
1.2 Phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học 5
1.2.1 Khái niỆm .- c2 SH nh Hy vi 5 1.2.2 Phân loại hệ thống phương tiện trực quan trong dạy học hóa học 7
1.2.3 Những yêu cầu sư phạm của PTTQ trong dạy học hóa học 9
1.3 Vai trò của phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học hóa học ở trường phô thông - c2 2S vx, 12 1.4 Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 13
1.4.1 Phương hướng đối mới phương pháp đạy học hóa học 13
1.4.2 Tính tích cực nhận thức của học sinh 14
1.4.3 Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 15
1.5 Thực trạng tình hình trang bị, sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật day học ở các trường trung học phô thông - 17
1.6 Hệ thống kiến thức phần kim loại trong chương trình hóa học lớp 12 nâng
Trang 8
Khố luận tơt nghiệp Đại học
Chương 2 Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần kim loại - sgk hóa học 12 nâng 2.1 Quy trình sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học ở trường THPT -. <- 21 2.1.1 Sử dụng phối hợp PTTQ và PTKTDH với các PPDH 21 2.1.2 Quy trình tổng quát sử đụng PTTQ trong dạy học hóa học ở trường
2.1.3 Một số PP cụ thể sử đụng PTTQ trong DHHH ở trường THPT 27 2.2 Danh mục các PTTQ và PTKTDH sử dụng trong dạy học phần kim loại
2.2.1 Danh mục các PTTQ và PTKTDH sử dụng trong chương “Đại cương
"80 31
2.2.2.Danh mục các PTTQ và PTKTDH sử dụng trong “Chương 6: Kim loại kiêm, kim loại kiêm thô, nhôfm” ‹ - << +<<++ 32 2.2.3 Danh mục các PTTQ và PTKTDH sử dụng trong “Chương 7: Crom —
S1 34
2.3 Thiết kế một số bai day có sử dụng PTTQ và PTKTDH 35
2.3.1 Thiết kế bài dạy có sử dụng mô hình, mẫu vật, tranh anh, so d6 35
2.3.2 Thiết kế bài dạy có sử dụng thí nghiệm hóa học - 4I
2.3.3 Thiết kế bài dạy có sử dụng thí nghiệm bản trong ‹- 46
2.2.4 Thiết kế bài dạy có sử dụng máy vi tính, phần mềm hóa học 50
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 54
3.1 Mục dich ccc ccc cece cece cece eee eeeeesnseeeeeeeeeeeaeeeaeeeeaeaes 54 3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm -. -‹ . 54 3.3 Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm -‹ 54
3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 22 22s SE n2 cerssz 54
Trang 9Khố luận tơt nghiệp Đại học
3.6 Nhận xét kết quả thực nghiệm 2222222 xi 59
Kết luận và kiến nghị - - L S SnnnSnnnS nen ryn 60
Tài liệu tham khảo cccccScSSSssssvc 61
Phụ lục QQQQQQQnnnnnnn nh ki 63
Trang 10
Khố luận tơt nghiệp Đại học
Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo đục là “nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” Đề thực hiện được mục tiêu đó cần đồi mới nội đung, phương pháp
dạy học (PPDH) Muốn đối mới PPDH thì vấn đề là phải đổi mới và tăng
cường sử dụng có hiệu quả phương tiện trực quan (PTTQ), phương tiện kĩ thuật dạy học (PTKTDH) trong dạy học
Bởi vì, các phương tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật dạy học có vai trò to lớn trong quá trình dạy học hoá học:
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc, bền vững
+ Làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học,
nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học
+ Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực
tư duy của học sinh Làm thay đổi phong cách tư duy và hoạt động của học
sinh
+ Tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh
Thực trạng việc trang bị, sử dụng PTTQ và PTKTDH trong quá trình dạy học (QTDH) ở trường phổ thông cho thấy: PTTQ, PTKTDH trong dạy học hóa học (DHHH) vẫn còn nhiều thiếu thốn, một số thiết bị chưa phù hợp
hoặc chất lượng chưa tốt Các phương tiện kĩ thuật hiện đại như: máy chiếu,
máy tính, video chỉ có ở các trường trọng điểm Việc sử dụng PTTQ, PTKTDH trong giờ dạy của GV còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức chưa phát huy được tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong nhận thức của HS Phần
lớn các PTTQ được GV sử dụng để minh hoạ lời nói, sách giáo khoa (SGK), vì thế chất lượng dạy học chưa cao Nhiều GV chưa biết sử dụng phối hợp các
Trang 11Khố luận tơt nghiệp Đại học
hợp lý đó đôi khi làm phá vỡ cấu trúc giờ dạy, gây lãng phí tiền của mà chất
lượng dạy học không cao
Phần kim loại trong SGK Hóa học lớp 12 nâng cao là phần quan trọng trong chương trình Hoá học trung học phổ thông Hơn nữa, so với SGK Hóa học lớp 12 cũ chương trình SGK Hóa học lớp 12 mới số lượng hình ảnh và thí nghiệm tăng lên nhiều
Vì thế, việc nghiên cứu sử dụng PTTQ và PTKTDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THPT là rất cần thiết và mang ý nghĩa khoa học, kinh tế - xã hội sâu sắc
Từ những ly do trên, tôi chọn dé tài nghiên cứu ““S# dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần kim loại - SGK Hóa học 12 nâng cao”
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định hệ thống các PTTQ và PTKTDH có thể sử dụng trong QTDH
phần kim loại lớp 12 nâng cao; xác định quy trình sử dụng các PTTQ và tăng cường sử dụng các PTKTDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS để nâng cao chất lượng dạy học hóa học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
Phần kim loại - SGK Hóa học 12 nâng cao
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống PTTQ, PTKTDH và phương pháp sử dụng chúng trong dạy
học môn hóa học ở trường THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về: vai trò, ý nghĩa của PTTQ và PTKTDH
Trang 12
Khố luận tơt nghiệp Đại học
trong DHHH
4.2 Xác định các nguyên tắc sư phạm, quy trình sử dụng PTTQ và PTKTDH trong DHHH ở trường THPT
4.3 Xây dựng danh mục PTTQ, PTKTDH phần kim loại lớp 12 nâng cao 4.4 Thiết kế một số bài dạy trong phần kim loại thể hiện quy trình sử đụng
PTTQ, PTKTDH
4.5 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của quy trình sử dụng PTTQ, PTKTDH trong quá trình DHHH ở trường phô thông
5 Giả thiết khoa học
Nếu xác định được hệ thống các PTTQ, quy trình sử dụng hợp lý các PTTQ và các PTKTDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu lý luận về tổ chức QTDH nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS
- Nghiên cứu xác định vai trò, ý nghĩa của PTTQ và PTKTDH 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các giáo viên giàu kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình sử dụng PTTQ, PTKTDH trong quá trình DHHH 6.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đề tài
6.23 áp dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu thập trong thực nghiệm sư
Trang 13Khố luận tơt nghiệp Đại học
Chương 1
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước [S]
Trong giáo dục, vấn đề trực quan đã được nghiên cứu từ lâu và được xem là nguyên tắc dạy học cơ bản nhất
Ngày nay, bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trò của PTTQ trong điều kiện hiện đại, nhiều tác giả đã dành một vị trí đáng kế trong việc nghiên cứu vấn đề sử dụng PTTQ trong QTDH (Tôlinghênôva, X.G Sapôvalenkô, V.G Bôtianxkl, M.H Sacmaep, L.V Dancôp, L.I Gôbunnôva, ) Tôlinghênôva cho rằng, về nguyên tắc, PTTQ chỉ có các chỉ số và chất lượng thông qua các quá trình sư phạm Không có quá trình sư phạm thì dù các phương tiện trực
quan có được chế tạo tốt bao nhiêu cũng không hề thể hiện được bất kỳ một
vai trò chức năng gì K.G Nojko cũng khăng định: vấn đề không phải chỉ ở chỗ sản xuất cung cấp cho nhà trường những đồ dùng dạy học mà chủ yếu phải làm sao cho đồ dùng dạy học được các giáo viên sử dụng với hiệu suất cao Theo X.G Sapôvalenkô: “Chất lượng đồ đùng dạy học phải gắn chặt với chất lượng sử dụng nó của thầy giáo để nó có thể đạt hiệu quả giáng dạy và giáo dục cao” “Đồ dùng đạy học, các phương tiện kỹ thuật chỉ là phương tiện hỗ trợ nằm trong tay người thầy giáo”
Phương tiện trực quan là những phương tiện chứa đựng và truyền tái thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu nhận thức, giáo dục, phát triển của quá trình sư phạm nhưng bản thân nó có giá trị dạy học cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình sử dụng của người giáo viên Nếu trong giờ học, PTTQ được sử dụng không tốt thì sẽ dan dén hau quả xấu về mặt sư phạm và kinh tế Chúng có thể phá vỡ cấu trúc bài giảng, phân tán sự chú ý của học
sinh, lãng phí thời gian và nguyên liệu Đây cũng là vấn đề còn được ít tác giả
quan tâm nghiên cứu và là một trong những khâu trọng yếu nhất trong nhà
Trang 14
Khố luận tơt nghiệp Đại học
trường phổ thông hiện nay
ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu sử dụng PTTQ trong QTDH chưa nhiều Một số tác giả như Thái Duy Tuyên, Trần Doãn Quới, Vũ Trọng Rỹ, Võ Chấp, Nguyễn Cương, Đinh Quang Báo, Trần Quốc Đắc Phạm Hữu Tòng, Cao Xuân Nguyên đã có những nghiên cứu về các vấn đề chung như vị trí, vai trò, cấu trúc, mối quan hệ giữa PTTQ và các thành tố của QTDH, cũng như phương pháp sử dụng cụ thể trong các môn học
Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông cho thấy, việc sử dụng PTTQ chưa có hiệu quả, PTTQ chủ yếu được dùng để minh họa cho lời giảng của giáo viên Trong giờ học, việc sử dụng PTTQ của giáo viên tập trung hướng vào hoạt động của người thay là chủ yếu, học sinh là người thụ động theo dõi, quan sát, ghi nhớ và tái hiện Sự tiếp cận của học sinh đối với PTTQ mang
tính chất hình thức, bề ngoài Điều đó dẫn đến kết quá là, chất lượng học tập thấp, không phát huy được tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh Vì
vậy, nghiên cứu của tôi nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về PTTQ, xác lập hệ thống các biện pháp sử đụng nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng PTTQ và phương tiện kỹ thuật trong QTDH một cách có hiệu quả 1.2 Phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học [S] 1.2.1 Khái niệm
* Phương tiện trực quan:
ở Việt Nam, trong DH ở nhà trường thường dùng các thuật ngữ: đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị nhà trường, phương tiện kỹ thuật dạy
học
Bàn về khái niệm PTTQ, các tác giả cho rằng: “Phương tiện trực quan
là tất cả những cái gì có thể được lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của con người Tất cả các đối tượng nghiên cứu
Trang 15Khố luận tơt nghiệp Đại học
quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác
quan” “Phương tiện trực quan được hiểu là những vật (sự vật) hoặc sự biểu
hiện của nó bằng hình tượng (biểu tượng) với những mức độ quy ước khác nhau Những sự vật và những hình tượng của sự vật trên được dùng để thiết lập (hình thành) ở học sinh những biểu tượng động hoặc tĩnh về sự vật nghiên cứu”
Có thể thấy rằng, mặc dù cách diễn đạt khác nhau, nhưng nói chung, các tác giả đã có sự thông nhất về khái niệm PTTQ Dấu hiệu cơ bản của PTTQ là các
sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực hoặc các phương tiện phản ánh đẳng cấu (mặt khách quan) và sự phản ánh (tri giác trực tiếp) của các giác quan con người (mặt chủ quan) cho ta hình anh về sự vật, hiện tượng đó
Trong DHHH, HS nhận thức tính chất các chất và các hiện tượng hóa
học không chỉ bằng mắt nhìn, mà còn bằng các giác quan như nghe, ngửi, sờ
mó và trong một số rat it trường hợp còn có thé ném được nữa
Như vậy, tất cả các đối tượng nghiên cứu (sự vật, hiện tượng, thiết bị
và mô hình đại diện cho hiện thực khách quan), nguồn phát ra thông tin từ sự
vật và hiện tượng, làm cơ sở cho sự lĩnh hội trực tiếp (nhờ các giác quan) những kiến thức, kỹ năng, kỹ xáo về các sự vật và hiện tượng được nghiên cứu đều gọi là các phương tiện trực quan
* Phương tiện kỹ thuật dạy học
Hiểu một cách tổng quát, PTKTDH là các phương tiện, công cụ được
sử dụng trong QTDH PTKTDH là một trong những bộ phận của PTTQ, do
đó cũng thuộc PTDH Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
và công nghệ thông tin (CNTT) các PTKTDH vốn đa dạng nay trong DH lại
xuất hiện nhiều khái niệm mới: giảng dạy với sự trợ giúp của máy tính, giáo
án điện tử; giảng dạy đa phương tiện (Multimedia ProJector); trình bày bài giáng với sự trợ giúp của máy tính bằng phần mềm trình diễn Powerpoit,
Trang 16
Khố luận tơt nghiệp Đại học
violet Đặc biệt, nhờ có sự trợ giúp của máy tính, công nghệ thông tin và
truyền thông mà chúng ta có thể dạy mọi lúc mọi nơi
PTKTDH là phương tiện hỗ trợ, gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản
đến phức tạp được đùng trong QTDH để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và sự
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
Từ sự phân tích trên, ta có thể đi đến khái niệm: PTTQ là những công cụ (phương tiện) mà người GVvà HS sử dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dựng cho học sinh những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học 1.2.2 Phân loại hệ thống phương tiện trực quan trong dạy học hóa học 1.2.2.1 Cơ sở phân loại: Dựa vào cách phân loại PTTQ của các tác giả trong nước và ngoài nước, đồng thời dựa trên các căn cứ chủ yếu sau:
- Cơ sở khoa học về con người về những con đường nhận thức của HS trong quá trình học tập
- Chức năng của các loại hình thiết bị dạy học
- Yêu cầu giáo dục - đào tạo và khả năng trang bị, sử dụng PTDH ở
Việt Nam
1.2.2.2 Phân loại
Hiện nay, trong DHHH có nhiều cách phân loại Chẳng hạn, theo M.D.Kiriutkin và V.X.Pôlôxin trong DHHH người ta sử dụng các PTTQ sau:
1 Mẫu các chất, các thiết bị, các quá trình lý và hóa học
2 Tranh ảnh, hình vẽ, phim đèn chiếu, các phim giáo khoa, các mô hình và các đồ dùng trực quan tạo hình khác
3 Các PTTQ tượng trưng - giản đồ, sơ đồ, bảng vẽ
Hoặc theo một số tác giả trong nước, PTTQ trong DHHH bao gồm ba
loại: mẫu các chất, các thiết bị DH, PTTQ tượng hình (tranh, phim đèn chiếu,
Trang 17Khố luận tơt nghiệp Đại học
PTTQ tượng trưng (biểu dé, dé thị, sơ đồ ) Theo Nguyễn Ngọc Quang, hệ thống PTTQ trong DHHH bao gồm: thí nghiệm và phòng thí nghiệm (dụng cụ
thiết bị, thí nghiệm, hóa chất); đồ dùng trực quan (mẫu vật, mô hình, hình vẽ,
bảng); thiết bị kĩ thuật (máy móc, thiết bị nghe — nhìn) 1.2.2.2.3 Sơ đồ phân loại phương tiện trực quan
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
khóa luận và thực tế DHHH ở trường phổ thông hiện nay.Tôi tiến hành
nghiên cứu ba nhóm PTTQ chủ yếu sau:
* Thí nghiệm hóa học: Là phương tiện trực quan giúp HS trực tiếp quan sát các
hiện tượng, quá trình, tính chất của các đối tượng nghiên cứu Nó có khả năng làm
rõ những múi liên hệ nội tại phát sinh giữa các sự vật, giúp giải thích được ban chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống
Trong DHHH, có thí nghiệm biểu diễn của GV và thí nghiệm của HS
Dựa trên cơ sở nâng cao dần tính tự lực của HS trong quá trình nhận thức,
người ta xác định hệ thống thí nghiệm HS do HS tự tay làm gồm: thí nghiệm
đồng loạt, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm ngoại khóa, và thí nghiệm ở nhà
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của nhiều trường THPT đã có sự thay đổi, nhiều trường đã có phòng học bộ môn, cho phép dạy học theo phòng bộ môn Do đó, thí nghiệm của HS có thể chỉ nên phân thành hai loại: thí nghiệm nghiên cứu (thí nghiệm trong bài học mới) và thí nghiệm thực hành
* Các phương tiện trực quan khác:
Mẫu vật: gồm vật thật, mẫu vật phân phát (như mẫu các chất hóa học,
kim loại, phi kim, hợp kim, các loại dầu mỏ, tơ lụa), các sản phẩm nhân tạo (cao su, tơ lụa, gốm sứ, thủy tinh, polime v.v , các bộ sưu tập (về quặng kim
loại, về dầu mỏ, về tơ lụa, về nguyên liệu và sản phẩm sản xuất gang thép Mô hình: Như mô hình cấu tạo nguyên tử (mẫu Bohr, Rutherford), mô hình obitan nguyên tử, mô hình cấu tạo phân tử một số chất hữu cơ như
Trang 18
Khố luận tơt nghiệp Đại học
metan, etilen, axetilen, ancol etylic, benzen
Hình vẽ, sơ đơ: Bảng tuần hồn các nguyên tổ hóa học, bảng tính tan; sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố hóa học; cấu tạo phân tử một số hợp chất hữu cơ; mạng tinh thể kim cương, than chì, cacbon vô định hình, mạng tinh thể kim loai ; so đồ cấu tạo lò luyện gang và thép, lò quay sản xuất clanh-ke
Tranh vẽ, ảnh: ảnh một số nhà khoa học nối tiếng, ảnh các nhà máy sản
xuất hóa chất tiêu biểu như nhà máy sản xuất axit clohidric, axit sunfuric,
amoniac, axit nitric, sản xuất phân đạm, khai thác giàu mỏ khí đốt
Hình vẽ, sơ đồ, tranh vẽ và ảnh: Cho phép sử đụng màu sắc, kích thước, ký
hiệu và lượng thông tin thích hợp với yêu cầu DH, cho phép khám phá bản chất
mối quan hệ của các đối tượng hình thành các biểu tượng về đối tượng nghiên cứu * Các phương tiện kĩ thuật dạy học:
Các PTKTDH bao gồm các phương tiện nghe — nhìn và các máy dạy học, trong đó các phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất
Các phương tiện nghe — nhìn bao gồm:
- Các giá mang thông tin: bản trong (giấy trong), phim, băng từ có ghi âm, đĩa ghi âm, đĩa hình
- Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin: đèn chiếu hắt (Overhead), đèn chiếu đa năng (projector), máy chiếu phim, radio, băng (cassette), may thu hinh (ti vi), may ghi hình (camera), đầu video, máy vi tính
Trong QTDH, các phương tiện nghe — nhìn là PTTQ rat quan trong,
qua đó tạo ra cho HS biểu tượng về sự vật hiện tượng một cách gián tiếp khi
các đối tượng nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp được hoặc quá khó khăn, nguy hiểm khi quan sát trực tiếp Các phương tiện nghe — nhìn tái tạo
hiện thực khách quan dưới hình thức đầy đủ nhất, sinh động nhất, cho phép
Trang 19Khố luận tơt nghiệp Đại học
Để có thể hình dung một cách toàn diện về toàn bộ các loại PTTQ được
sử dụng trong DHHH theo cơ sở phân loại trên, chúng ta cần tham khảo bảng phân loai sau: Xem so dé 1.1 trang 11
1.2.3 Những yêu cầu sư phạm của PTTQ trong dạy học hóa học
Việc trang bị và sử đụng hiệu quả hệ thống PTTQ trong DH là một trong những điều kiện quan trong góp phần nâng cao chất lượng DHHH Dựa trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của các nhà lý luận dạy học trong và ngoài nước; mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phố thông, dựa trên cơ sở lý luận DH bộ môn và căn cứ vào điều kiện khoa học kĩ thuật, kinh tế xã
hội của đất nước có thê rút ra các yêu cầu sau đối với PTTQ trong DHHH
1.2.3.1 Yêu cầu khoa học và sự phạm
- Phải phù hợp với nguyên lý khoa học và lý luận DHHH, giúp HS tiếp thu và nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc, chính xác
- Có cấu trúc và kích thước phù hợp, đám bảo tính trực quan, kích thích hứng thú học tập và tư duy độc lập, sáng tạo cho HS
- Phù hợp với nội dung chương trình, SGK và đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi HS
- Tăng cường thiết bị phục vụ thí nghiệm nghiên cứu và thí nghiệm
thực hành của HS
- Trong QTDH GV có thể kết hợp sử dụng các PTTQ khác nhau 1.2.3.2 Yêu cầu kĩ thuật và tổ chức lao động khoa học
- Đảm bảo nguyên tắc chế tạo hợp lý, bền chắc và chính xác
- Phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật, phải chính xác như sự
vật hiện tượng Các mô hình phải biết chính xác một cách tương đối tỉ lệ thực của sự vật, hiện tượng hoặc hình ảnh của sự vật hiện tượng ở kích thước vi
mô và vĩ mô
- Đảm bảo hợp lí hóa các thao tác kĩ thuật khi sử đụng, đễ tháo lắp, tiết
Trang 20
Khoá luận tôt nghiệp Đại học
kiệm thời gian
- Khi sử dụng PTTQ phải đảm bảo sạch sẽ ngăn lắp gọn gàng nơi làm
việc, bảo vệ dụng cụ, thiết bị học tập, sử dụng tiết kiệm hóa chất, thời gian 1.2.3.3 Vêu cầu về mĩ thuật
Trang 22Khoá luận tôt nghiệp Đại học
1.2.3.4 Yêu cầu về kinh tế
Cấu tạo đơn giản, sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, dễ sản xuất, giá thành có thể trang bị tới từng nhóm thực hành của HS, tiết kiệm hóa chất Việc nghiên cứu PTTQ phải mang tính thiết thực, dựa trên hoàn cảnh thực tế sản xuất và sử dụng 1.2.3.5 Yêu cầu về sử dụng PTTQ trong dạy học hóa học
- Để sử đụng một cách có hiệu quả các PTTQ, GV phải nắm chắc nội
dung PTTQ , phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của PTTQ từ đó có kế
hoạch sử dụng PTTQ ở giai doan nao, thoi điểm nào của tiết học
- Khi sử dụng PTTQ, GV lưu ý hướng sự chú ý của HS và những nội dung của PTTQ để đặt câu hỏi cho HS quan sát trả lời
1.3 Vai trò của phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học hóa học ở trường phố thông [8, 9]
Ngày nay, với những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ, PTTQ ngày càng một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường và vai trò của nó ngày càng được mở rộng Với sự ra đời của các phương tiện nghe — nhìn hiện đại như: điện ảnh, vô tuyến truyền hình, máy vi tính đã cho phép đưa vào những nội dung diễn cảm và hứng thú, làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo ra trong QTDH một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý mới Đó là một trong những đặc điểm của nhà trường hiện đại PTTQ mặc dù có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhưng vẫn chỉ là những công cụ trong tay người thầy, giúp họ thực hiện có hiệu quả QTDH mà thôi Phương tiện có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được người GV trong QTDH [8] PTTQ và PTKTDH có những vai trò sau đây:
a Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn
PTTQ va PTKTDH tao điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của
Trang 23Khoá luận tôt nghiệp Đại học
PTTQ và PTKTDH giúp cụ thể hóa những cái trừu tượng, giúp trừu tượng hóa và đơn giản hóa những máy móc thiết bị quá phức tạp
PTTQ và PTKTDH giúp làm sáng tỏ cấu tạo của các dụng cụ máy móc
phức tạp Do đó giúp HS thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng một
cách sinh động, đầy đủ và chính xác
b PTTQ và PTKTDH giúp HS làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học
c PTTQ và PTKTDH còn giúp phát triển năng lực nhận thức của HS, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy ) Làm thay đôi phong cách tư duy hành động của HS
d PTTQ và PTKTDH còn giúp GV tiết kiệm thời gian trên lớp trong mỗi tiết
học Giúp GV điều khiển hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao hơn
Hiện nay công nghệ thông tin là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho
việc thúc đây quá trình đổi mới mục tiêu dạy học, nội dung, PPDH hóa học
Trong dạy học hóa học vai trò của công nghệ thông tin được xác định:
- Công nghệ thông tin là công cụ đề hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức - Là phương tiện thông tin để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá
trình học tập
- Công nghệ thông tin giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình
huống và hoàn cảnh thế giới thực
- Công nghệ thông tin giúp bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn bằng các phần mềm DH [7]
1.4 Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
1.4.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả QTDH hiện nay, có thể thực hiện
đổi mới PPDHHH theo các xu hướng sau:
Trang 24
Khố luận tơt nghiệp Đại học
a Hoàn thiện chất lượng các PPDH hiện có, trong đó xây dựng cơ sở lí thuyết có tính phương pháp luận hiện đại và tính thực tiễn ở Việt Nam
b Sử dụng tổng hợp các PPDH hiện có bằng cách tăng cường tính tích
cực, tính sáng tạo của người học, tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã
học vào thực tiễn, hình thành phương pháp tự học cho HS Qua đó phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của mỗi phương pháp
c Sáng tạo ra những PPDH mới bằng cách liên kết nhiều phương pháp riêng lẻ thành PPDH phức hợp có tính hiệu quả cao hơn, liên kết PPDH với các PTKTDH hiện đại, chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc
thù của môn học
1.4.2 Tính tích cực nhận thức của học sinh
Học tập chính là hoạt động nhận thức của người HS Nhận thức là sự
phản ánh thế giới khách quan vào não người - đó là sự phản ánh tâm lí của con người bắt đầu từ cảm giác đến tư duy, tưởng tượng Sự phản ánh đó có
tích cực thể hiện ở chỗ nó được thể hiện trong tiễn trình hoạt động phân tích —
tổng hợp của não người và có tính lựa chọn Như vậy, tính tích cực là sản
phẩm vốn có của con người
Tính tích cực: là một khái niệm quan trọng trong lý luận DH, dưới góc
độ triết học, bản chất tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể với khách thẻ,
đối với những sự vật, hiện tượng xung quanh Khi nói về sự cần thiết phát huy
tính tích cực của HS trong quá trình học tập, I.F Kharlamôp đã nêu: “tính tích
cực là trạng thái hoạt động của chủ thé, nghĩa là của người hành động”
Trong nhà trường, HS là chủ thể của quá trình học tập, vì vậy tính tích cực được nghiên cứu như là thái độ của HS đối với việc học tập hay đối với
Trang 25Khố luận tơt nghiệp Đại học
Nguồn gốc của mọi sự tích cực đều đo nhu cầu của con người Nhu cầu nhận
thức cái mới, nhu cầu vươn lên một trình độ cao hơn sẽ làm cho HS càng tích
cực hơn trong học tập
Tính tích cực nhận thức: Theo Nguyễn Ngọc Bảo, “Tính tích cực hoạt động
nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thế đối với khách thể thông qua huy động ở mức cao chức năng tâm lí nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập Tính tích cực
học tập vừa là mục đích, phương tiện, kết quả của hoạt động của cá nhân”
Tính tích cực nhận thức sản sinh ra nét tư duy độc lập, sáng tạo và được biểu hiện ở những dấu hiệu như:
- H§ có tập trung chú ý hướng đến đối tượng nhận thức (nét mặt, cử chỉ, ), có hứng thú, có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn
- HS có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động (khao khát
tham gia trả lời các câu hỏi, phát biểu ý kiến, nêu thắc mắc, đưa ra yêu cầu
cần giải đáp ) và hoàn thành nhiệm vụ được giao
- HS có trạng thái phắn khởi, căng thắng về trí lực, có những hành động và thao tác tư đuy (phân tích, tổng hợp, so sánh )
- HS có chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực
tiễn trình bày lại nội dung học tập theo ngôn ngữ riêng của mình - HS có tính độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết vấn dé
Các nhà lí luận đã đánh giá mức độ tích cực nhận thức theo các cấp độ
từ thấp đến cao như:
- Bắt chước: Gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy và của bạn - Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn dé
- Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu
1.4.3 Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Sử dụng PTTQ theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS,
Trang 26
Khố luận tơt nghiệp Đại học
thực chất là tổ chức quá trình nhận thức cho HS với tư cách là chủ thể hoạt động, chủ thể nhận thức trong quá trình học tập thông qua việc sử dụng PTTQ
Nét chủ yếu của cách dạy — học này là: hoạt động của GV trên lớp đóng
vai trò định hướng, là người tổ chức, điều khiến hoạt động nhận thức của HS, có nghĩa là căn cứ vào nội dung logic bài học, xác định lựa chọn các PTTQ,
thiết kế những tình huống nhận thức, tạo ra những điều kiện và cơ hội cho HS trực tiếp tiếp cận với phương tiện, khai thác nội dung thông tin của phương tiện, qua đó lĩnh hội tri thức mới GV không đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức có sẵn hoặc sử dụng PTTQ để minh họa cho bài giảng một cách
máy móc mà là người định hướng, đạo diễn, cố vấn, trọng tài giúp HS tự
khám phá ra chân lý, tự mình tiếp cận, tìm ra bản chất của đối tượng nghiên
cứu, giải quyết các tình huống để lĩnh hội tri thức mới qua việc sử dụng các
PTTQ
Trong giờ học trên lớp, HS đóng vai trò chủ thể nhận thức: tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình, khai thác phương tiện với tư
cách là nguồn thông tin bằng những hoạt động độc lập, tự lực, tích cực của
chính bản thân người học
Sử dụng PTTQ và PTKTDH có hiệu quả trong QTDH phải thỏa mãn một số yêu cầu chung sau đây:
- Các PTTQ và PTKTDH phục vụ cho bài học: được lựa chọn cần căn
cứ vào nội dung bài học, điều kiện DH (trình độ năng lực của GV, trình độ
năng lực nhận thức của HS, cơ sở vật chất (PTTQ và PTKTDH hiện có, thời
gian) ) trong đó, quan trọng nhất là do bản thân PP sử dụng PTTQ đã được xác định đối với bài học quy định
- Mục đích sử dụng, nhiệm vụ và vị trí của PTTQ và PTKTDH được xác
định một cách rõ ràng đề nhằm sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ và
Trang 27Khoá luận tôt nghiệp Đại học
QTDH; để tạo ra nhu cầu và kích thích hứng thú của HS; dé cung cấp, van dung, củng cố và kiếm tra kiến thức Nếu PTTQ được sử dụng không có mục đích rõ ràng thì nó sẽ đem lại những hậu quả xấu về mặt sư phạm và kinh tế: phá vỡ cấu trúc bài giảng, phân tán sự chú ý của HS, lãng phí thời gian và nguyên liệu Tránh sử dụng PTTQ một cách hình thức thiếu thiết thực
- Phải xác định thời gian sử dụng hợp lí các PTTQ trong một tiết học Thời gian sử dụng phải phù hợp với tính chất và khối lượng kiến thức mà PTTQ cung cấp và khả năng nhận thức của HS
- Cần lựa chọn và sử dụng phối hợp các loại hình PTTQ để phát huy
thế mạnh của mỗi loại, nhằm đạt hiệu quả cao nhất, vì mỗi loại PTTQ có đặc
điểm, PP sử dụng và chức năng riêng
- PTTQ và PTKTDH phải góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức
và phát triển năng lực sáng tạo của HS Nghĩa là việc sử dụng PTTQ và PTKTDH cần được thực hiện phối hợp với những PPDH tích cực
Trong những yêu cầu trên, sử dụng PTTQ và PTKTDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS là yếu tố quyết định hiệu quả sử dụng
PTTQ và PTKTDH trong QTDH ở trường phổ thông
1.5 Thực trạng tình hình trang bị, sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học ở các trường trung học phố thông
Hiện nay, GV hóa học đã có ý thức sử dụng PTTQ và PTKTDH trong DHHH Tuy nhiên mức độ sử dụng của GV không thường xuyên và không đồng đều giữa các khối lớp, giữa các loại hình trường, cá biệt vẫn có GV trong DHHH không sử dụng bất kỳ một loại PTTQ và PTKTDH nào Như
vậy là có mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ sử dụng PTTQ và PTKTDH
của GV trong DHHH ở trường THPT hiện nay
Nhu cầu về PTTQ và PTKTDH trong DHHH trong các trường THPT
ngày càng cao nhưng khả năng đáp ứng còn thiếu và hạn chế Nó thể hiện ở
sự cung — cầu không hợp lý, số lượng quá thiếu và chất lượng không đảm bảo,
Trang 28
Khoá luận tôt nghiệp Đại học
phong trào cải tiến và tự làm đồ dùng DH của GV cũng như việc xây dựng phòng học bộ môn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức
Yêu cầu sử dụng PTTQ và PTKTDH trong DHHH ngày càng cao nhưng đời sống của GV còn khó khăn thiếu thốn, GV chưa có ý thức tự giác thực hiện; nhà trường còn buông lỏng quản lý và chỉ đạo Trong kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS chưa có những quy định bắt buộc đối với vấn đề kĩ năng thực hành Điều đó dẫn đến tình trạng PTTQ và PTKTDH hiện
nay mặc dù còn thiếu và ngay cả một số trường đã có đầy đủ nhưng không sử
dụng hợp lý và khai thác một cách hiệu quá thì vẫn gây lãng phí mà chất lượng DH không cao
Những yêu cầu về việc sử dụng các PTTQ và PTKTDH trong DHHH để nâng cao chất lượng giờ học trên lớp ngày càng cao nhưng trên thực tế hiệu quả sử dụng chúng của GV còn thấp, chưa nâng cao được chất lượng
DH Điều đó thể hiện ở quá trình tổ chức sử đụng các PTTQ và PTKTDH
trong DHHH của GV còn nhiều hạn chế, chưa có phương pháp hình thức tổ chức DH phù hợp, chưa thực sự làm cho chúng trở thành nhân tố đóng vai trò thúc đây quá trình nhận thức của HS Do đó không phát huy được hứng thú học tập, không phát huy được tính tích cực nhận thức của HS Kết quả học tập của HS đạt được thấp và chất lượng DH không cao
Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các PTTQ và PTKTDH trong DHHH ở các trường THPT hiện nay thực chất là giải quyết các mâu thuẫn trên một cách đồng bộ, có hiệu quả Trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất và chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu về việc sử đụng các PTTQ và PTKTDH với việc nâng cao chất lượng DH; giữa khả năng sử dụng và khai thác PTTQ và
PTKTDH của GV với việc tổ chức các hoạt động phát huy được tính tích cực
Trang 29Khoá luận tôt nghiệp Đại học
Tình hình sử dụng PTKTDH, trong đó có máy tính và khai thác các phần mềm để dạy học ở nước ta:
Đối với môn hóa học, việc đổi mới PPDH, phương tiện, thiết bị DH đang tùng bước được cải tiến Hầu hết các GV đã nhận thức được vai trò quan trọng trong việc khai thác các phần mềm phục vụ cho giảng dạy, tìm kiếm thông tin tài
liệu trên mạng Internet Tuy nhiên, trình độ tin học của nhiều GV còn hạn chế, kinh
phí đầu tư cho các phương tiện, thiết bị DH còn hạn hẹp nên việc khai thác các phần mềm vi tính trong DHHH còn gặp nhiều khó khăn Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã làm cho người học thấy hứng thú hơn, giờ học trở lên sôi nồi
hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn
1.6 Hệ thống kiến thức phần kim loại trong chương trình hóa học lớp 12 nâng cao
Kiến thức phần kim loại trong chương trình hóa học lớp 12 nâng cao THPT gồm 3 chương Nội dung các chương được phân bố như sau:
Chương 5 Đại cương về kim loại
5.1 Bài 19 Kim loại và hợp kim
5.2 Bài 20 Dãy điện hóa của kim loại 5.3 Bài 21 Luyện tập tính chất của kim loại
5.4 Bài 22 Sự điện phân
5.5 Bài 23 Sự ăn mòn kim loại
5.6 Bài 24 Điều chế kim loại
5.7 Bài 25 Luyện tập: Sự điện phân — Sự ăn mòn Kim loại - Điều chế kim loại 5.8 Bài 26 Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại
5.9 Bài 27 Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại
Chương 6 Kim loại kiềm — kim loại kiềm thổ — nhôm
6.1 Bài 28 Kim loại kiềm
6.2 Bài 29 Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
6.3 Bài 30 Kim loại kiềm thổ
Trang 30
Khố luận tơt nghiệp Đại học
6.4 Bài 31 Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thé
6.5 Bài 32 Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thé
6.6 Bài 33 Nhôm
6.7 Bài 34 Một số hợp chất quan trọng của nhôm 6.8 Bài 35 Luyện tập: Tính chất của nhôm
6.9 Bài 36 Bài thực hành 5: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
và hợp chất của chúng
6.10 Bài 37 Bài thực hành 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Chương 7 Crom — Sat - Đồng 7.1 Bài 38 Crom 7.2 Bài 39 Một số hợp chất của crom 7.3 Bài 40 Sắt 7.4 Bài 41 Một số hợp chất của sắt 7.5 Bài 42 Hợp kim của sắt 7.6 Bài 43 Đồng và một số hợp chất của đồng
7.7 Bài 44 Sơ lược về một số kim loại khác
7.8 Bài 45 Luyện tập: Tính chất của crom, sắt và những hợp chất của chúng 7.9 Bài 46 Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, sn, Pb
7.10 Bài 47 Bài thực hành 7: Tính chất hóa học của crom, sắt, đồng và
Trang 31Khoá luận tôt nghiệp Đại học
Chương 2
Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện
kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng day hoc phan kim loại - sgk hóa học 12 nâng cao
2.1 Quy trình sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học ở trường THPT
2.1.1 Sử dụng phối hợp PTTQ và PTKTDH với các PPDH
Từ quan điểm xem PP là hệ quả tất yếu rút ra từ mục đích và nội dung, căn cứ vào mức độ nhận thức tăng dần của HS trong quá trình học tập, Lla Lecne va M.N Xcatkin cho rang, ở cấp độ lý luận DH đại cương có 5 PPDH:
thông báo - thu nhận; tái hiện; giới thiệu có tính vấn đề; tìm kiếm từng phần (orixtic); nghiên cứu Đề thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài, có thể khái
quát thành nhóm: minh họa; nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; các phương pháp tích cực khác; các phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm phân loại PPDH của Lla Lecne và M.N Xcatkin đã
nêu trên, dựa vào mối quan hệ giữa PPDH và PTDH, đề tài đã xác định các
PP sử dụng hiệu quả PTTQ và PTKTDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS xem sơ đồ 2.1 trang 22
Hóa học vừa là một khoa học thực nghiệm vừa là khoa học lí thuyết lÙ
trường THPT, hầu hết GV hóa học đều coi “thí nghiệm hóa học” là một đạng PTTQ đặc thù của bộ môn Trong DHHH, thí nghiệm hóa học có vị trí và vai trò đặc biệt, là chiếc cầu nối giữa lí thuyết với thực hành, tạo nên những hiện tượng mà HS ít được quan sát trong thực tế Thí nghiệm hóa học được trình
bày phối hợp với lời nói có tác dụng lôi cuốn, kích thích trí tò mò, sáng tạo và
Trang 32
Khố luận tơt nghiệp Đại học lòng yêu khoa học của HS Do vậy, có thể tách thành một dạng riêng, còn lại là các PTTQ khác Minh họa, kiểm chứng Thí nghiệm hóa hoc Nêu và giải quvêt vân đề Các phương pháp tích cực khác Các PTTO khác: mô hình, tranh, Phương pháp nghiên cứu Sơ đồ 2.1 Quan hệ giữa yếu tố phương pháp dạy học và phương tiện trực quan
Vì tầm quan trọng và tính phức tạp của các PP tích cực khác đối với quá trình nhận thức của HS, có thê tách PP này ra cho phù hợp với thực tiễn
và thuận lợi cho việc sử dụng của GV trong DHHH Ngoài ra, trong thực tế,
nhiều trường hợp các PTTQ được sử dụng một cách phối hợp trong QTDH Như vậy, có 3 PP cơ bản sử dụng PTTQ theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong DHHH là:
1 Sử dụng PTTQ (trong đó có cả thí nghiệm hóa học) có tính chất
minh họa, tái hiện, kiểm chứng
2 Sử dụng PTTQ (trong đó có cả thí nghiệm hóa học) có tính chất nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Trang 33
Khố luận tơt nghiệp Đại học
3 Sử dụng PTTQ (trong đó có cả thí nghiệm hóa học) có tính chất nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu từng phan
2.1.2 Quy trình tổng quát sử dụng PTTQ trong dạy học hóa học ở trường THPT
Nguyên tắc chung
Trong QTDH, PTTQ, được GV sử dụng với tư cách là những phương tiện
điều khiến hoạt động nhận thức của HS Đối với HS, đó là nguồn kiến thức phong phú sinh động, là phương tiện giúp họ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo
Trong DHHH ở trên lớp, quá trình sử dụng PTTQ theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS có thể được quy trình hóa theo 3 giai đoạn sau:
Lựa chọn PP sử dụng PTTQ => Tổ chức thực hiện => KT, đánh giá kết quả
bài lên lớp
Giai đoạn I: Lựa chọn PP sử dụng phù hợp với nội dung dạy học
* Mục đích: giúp GV xác định PPDH phù hợp với từng loại nội dung DH và
các điều kiện DH cụ thể (GV, HS, cơ sở vật chất)
* Yêu cầu: GV phải xác định các PTTQ phù hợp với PP đã được lựa chọn; phải xác định được PPDH chủ yếu sử dụng PTTQ trong bài dạy
* Cơ sở lựa chọn PPDH phù hợp với bài dạy:
e Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy
e Căn cứ vào các điều kiện dạy học cụ thể: đặc điểm của HS và GV (trình độ, năng lực); cơ sở vật chất của nhà trường (PTTQ,
thời gian thực hiện) * Giai đoạn I gồm 3 bước:
Bước 1: Lua chon PP sử dụng PTTQ phù hợp với nội dung bài dạy - Lựa chọn PPDH phù hợp với bài dạy
- Xác định PP sử dụng PTTQ trong số các PP đã chọn
Bước 3: Xác định PP chính (chủ yếu) sử dụng các PTTQ trong bài dạy:
Trang 34
Khố luận tơt nghiệp Đại học
- Dựa vào những PP sử dụng PTTQ phù hợp với nội dung bài dạy đã lựa chọn (ở bước 1) và căn cứ vào các điều kiện dạy học cụ thể để xác định PP chính trong bài dạy Nghĩa là giải đáp câu hỏi: Với nội dung bài dạy này, PP nào có khá năng phát triển tích cực, độc lập của HS? PP nào có thể đạt được hiệu quả dạy học cao nhất?
- Quyết định PP chính sử dụng PTTQ trong bài dạy
Bước 3: Lựa chọn PTTQ
- Căn cứ vào nội dung bài dạy, các điều kiện DH cụ thê và PP sử dụng
PTTQ đã được lựa chọn để xác định các PTTQ cần dùng trong bài dạy - Xác định PTTQ chủ yếu và các PTTQ hỗ trợ dùng trong bài dạy - Chuẩn bị các PTTQ và các điều kiện cần thiết phục vụ bài dạy Giai đoạn II: Tổ chức thực hiện PP sử dụng PTTQ
* Mục đích: giúp GV thiết kế giáo án và tô chức thực hiện giảng dạy ở trên
lớp theo phương án đã lựa chọn
* Yêu cầu: GV thiết kế được giáo án và tô chức tốt việc giảng dạy ở trên lớp
theo phương án đã chọn
* Giai đoạn 2 này gồm 2 bước:
Bước l: Thiết kế các giáo án theo các PP đã được xác định
- Các căn cứ đề thiết kế bài giảng:
+ Mục tiêu, yêu cầu của bài đạy: Do chương trình và bản thân bài đạy quy
định Mục tiêu của bải là đích đặt ra cho HS cần đạt được sau khi học bài đó Mục tiêu của bài gồm 3 thành tố (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và được thế hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được với ba mức độ (biết, hiểu, vận dụng)
+ Nội dung bài dạy: Tính chất bài dạy quy định cách tiếp cận và tố chức QTDH
Trang 35Khoá luận tôt nghiệp Đại học
+ Điều kiện DH của nhà trường: trình độ, năng lực của GV và HS là cơ sở lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức DH phù hợp nhằm tạo những điều kiện tốt nhất giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài dạy
- Trong việc thiết kế giáo án, trình tự các công việc có thế được sắp xếp theo những cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sư phạm của bài dạy Những nội dung giáo án cần được thể hiện rõ các bước DH, trọng tâm kiến
thức cần đạt, các hoạt động của GV và HS, PPDH, PTTQ, dự kiến thời gian cho từng hoạt động
- Nội dung các bước này có thé tién hành theo các công việc sau:
+ Xác định các nhiệm vụ DH cần được giải quyết với bài đạy: Từ mục
tiêu, yêu cầu của bài dạy xác định cấu trúc nội dung và logic bài dạy, sau đó được cụ thê hóa bằng các nhiệm vụ DH cần được giải quyết trong QTDH trên
lớp
+ Dự kiến cách tổ chức DH trên lớp theo PP đã được xác định: Dự kiến
các bước và cách thức tiến hành các bước DH trên lớp Cần tập trung chủ yếu
vào việc dự kiến hoạt động của GV và HS trong giờ học Mỗi hoạt động của GV và HS thường bao gồm các hoạt động thành phần: hoạt động khởi động,
hoạt động để lĩnh hội kiến thức, hoạt động để hình thành kỹ năng, hoạt động
củng cố, hoạt động kiểm tra đánh giá
+ Xác định cấu trúc và vị trí của các PTTQ trong bài đạy Xác định cách thức khai thác các PTTQ trong giờ học nhằm giải quyết các nhiệm vụ DH ( sử dụng ở khâu nào? sử dụng như thế nào?)
Trong các bước này, điều quan trọng là dựa vào nội dung, logic của bài
và logic nhận thức của HS, xác định một hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm định
hướng, dẫn dắt giúp HS tiếp cận, khai thác đối tượng nghiên cứu, tự mình lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ học tập theo logic của nội dung bài dạy để
chiếm lĩnh khái niệm
Bước 2: Tổ chức DH trên lớp
Trang 36
Khố luận tơt nghiệp Đại học
ở trên lớp, PTTQ được GV sử dụng như những phương tiện điều khiến hoạt động nhận thức của HS, đồng thời đó là nguồn kiến thức và phương tiện giúp HS chiếm lĩnh nội đung bài dạy Do đó, GV cần hướng dẫn, điều khiến bằng hệ thống câu hỏi gợi mở có tính chất nêu vấn đề và tổ chức cho HS tự quan sát, nhận xét, hoạt động tiếp cận với đối tượng nghiên cứu để rút ra
những kết luận khoa học, giúp HS tự khám phá, tự giải quyết vấn đề qua đó
lĩnh hội nội dung bài dạy
Đảm bảo logic tiến trình dự kiến, phân phối và sử dụng thời gian hợp lí,
tinh giản phần trình bày của GV, tăng cường tối đa tính độc lập của HS trong giờ học, không khí lớp học phấn khởi, phát huy tính tích cực nhận thức của HS thông qua việc sử dụng các PTTQ bằng các PP đã được xác định là những vấn đề cần được quan tâm và chú ý
Giai đoạn III: Kiếm tra đánh giá kết quả bài dạy có sử dụng PTTQ * Mục đích: giúp GV đánh giá hiệu quả PP đã được lựa chọn
* Yêu cầu: đánh giá hiệu quả các PP đã sử dụng trong bài dạy bằng cách so sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC Kinh nghiệm thành công và biện pháp khắc
phục
* Tiêu chí đánh giá: căn cứ vào mục đích của đề tài, đó chính là những chỉ
tiêu đánh giá tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình học tập
Bước 1: Tổ chức kiểm tra kết qua hoc tập của HS đối với bai day
Việc kiểm tra được tiến hành sau khi kết thúc bài dạy với kiểm tra viết Bước 2: Đánh giá về mặt định lượng kết quả học tập của HS
Bước 3: Đánh giá về mặt định tính kết quả học tập của HS
- Hứng thú học tập của HS
- Mức độ hoạt động của HS trong giờ học
Trang 37Khoá luận tôt nghiệp Đại học
Dựa trên kết quả về mặt định lượng và định tính để đánh giá toàn diện hiệu quả của PP được sử dụng trong bài dạy
Trong quy trình trên, giai đoạn II là giai đoạn trọng tâm
2.1.3 Một số PP cụ thế sử dụng PTTQ trong DHHH ở trường THPT
Sử dụng PTTQ trong DHHH cần phải thực hiện theo qui trình tổng quát đã nêu trên Giai đoạn I, bước l giai đoạn II và giai đoạn III áp dụng
chung cho tất cả các PP Riêng bước 2 giai đoạn II, vì phụ thuộc vào tính đặc
thù của từng PP cụ thế nên quá trình tổ chức thực hiện không giống nhau Sau đây là những công việc được thực hiện trong bước 2 của giai đoạn II của qui trình sử dụng PTTQ trong DHHH ở trường phổ thông theo các PPDH cụ thê 2.1.3.1 Quy trình sử dụng PTTQ theo phương pháp nghiên cứu:
- Đặc điểm: PPTQ là điểm xuất phát cho quá trình tìm tòi của HS để
dần dần đi đến việc hình thành kiến thức mới
- Cơ sở lựa chọn: mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy; các điều
kiện DH cụ thể (đặc điểm HS và GV (trình độ, năng lực); cơ sở vật chất của nhà trường )
- Tổ chức DH trên lớp: theo cầu trúc của phương pháp nghiên cứu gồm
4 giai đoạn và mỗi giai đoạn lại chia ra một số bước:
Giai đoạn I: Định hướng (gồm hai bước)
Bước 1: Đặt vấn đề
Bước 2: Phát biểu vấn đề
Giai đoạn II: Lập kế hoạch (gồm hai bước) Bước 3: Đề xuất giả thuyết
Bước 4: Lập kế hoạch giải ứng với giả thuyết Giai đoạn III: Thực hiện kế hoạch
Dùng PTTQ đề kiểm nghiệm giả thuyết, dự đoán đúng, đánh giá kế hoạch giải Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải
Trang 38
Khố luận tơt nghiệp Đại học
Bước 6: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Bước 7: Phát biểu kết luận về cách giải
Giai đoạn IV: KT và đánh giá cuối cùng (kết luận) Bước 8: Kiễm nghiệm và kết thúc
Sau khi thể nghiệm bằng cách ứng dụng kết luận của kế hoạch giải, nếu xét
thấy đề tài đã được giải quyết trọn vẹn ta kết thúc việc nghiên cứu Nếu thấy xuất
hiện van đề mới thì tùy theo mức độ của nó có thê chuyến lên bước 1 hay bước 2 Theo yêu cầu và các bước đầy đủ của PPNC đã trình bày ở trên thì PP này khó có thể ứng dụng rộng rãi trong DHHH Nét bản chất của PPNC trong DHHH là: HS phải dành lấy kiến thức độc lập qua tư duy sáng tạo hoặc hoạt động thực hành Nhờ sự hướng dẫn của GV, HS được đặt vào điều kiện, hoàn
cảnh phải tự dành lấy kiến thức
Những yêu cầu khi thực hiện:
+ Mục tiêu sử dụng PTTQ cần thiết phải rõ ràng, cụ thể phù hợp với
mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy
+ Đảm bảo tính sư phạm và tính khoa học của PTTQ
+ HS với tư cách là nhà nghiên cứu, tự mình khám phá ra chân lý cho bản thân
Như vậy: Quy trình sử dụng PTTQ theo PPNC có thể thực hiện như Sau:
- GV sử dụng PTTQ
- GV hướng dẫn HS quan sát PTTQ, gợi ý đặt câu hỏi để HS tái hiện
kiến thức cũ hoặc tự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức mới
- HS đưa ra kết luận
2.1.3.2 Quy trình sử dụng PTTQ theo phương pháp mỉnh họa:
- Đặc điểm: PTTQ là dẫn chứng minh họa, xác nhận cho những kiến
Trang 39Khố luận tơt nghiệp Đại học
- Cơ sở lựa chọn: mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài đạy; các điều kiện DH cụ thể (đặc điểm HS và GV (trình độ, năng lực); cơ sở vật chất của nhà trường )
- Tổ chức DH trên lóp: thực hiện theo quy trình:
Bước 1: GV thông báo, giới thiệu các kiến thức cho HS Bước 2: GV giải thích đưa ra kết luận
Bước 3: GV (hoặc HS) sử dụng PTTQ để minh họa
- Những yêu cầu khi thực hiện:
Kiến thức phức tạp hoặc quá trình lĩnh hội kiến thức khó khăn
Khi sử dụng PTTQ theo PPMH tính tích cực của HS không được phát huy, vì vậy cần hạn chế sử dụng theo PP này Nếu nội dung nghiên cứu quá phức tạp hoặc đơn giản hơn nhưng trình độ lĩnh hội của HS cần đạt tới là tích
cực, chủ động thì nên sử dụng theo PP kiểm chứng
2.1.3.3 Quy trình sử dụng PTTQ theo phương pháp kiểm chứng
- Đặc điểm: PTTQ là dẫn chứng để kiểm chứng cho nên kiến thức
mới đã được GV đưa ra
- Cơ sở lựa chọn: mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy; các điều
kiện DH cụ thể (đặc điểm HS và GV (trình độ, năng lực); cơ sở vật chất của nhà trường )
- TỔ chức dạy học trên lóp: Đề giúp HS rút ra các kết luận một cách
đầy đủ, chính xác hơn về một quy tắc, tính chất của các chất hoặc hình thành
khái niệm hóa học GV cần sử dụng PTTQ theo PPKC PTTQ sử dụng theo PPKC thường là những thí nghiệm hóa học và thường được dùng khi dạy các bài về chất hoặc nguyên tố hóa học sau lí thuyết chủ đạo; hoặc thường dùng khi hình thành các quy luật khác nhau: Phản ứng trao đôi, dãy hoạt động hóa
học của kim loại
Trang 40
Khoá luận tôt nghiệp Đại học
Trong quá trình sử dụng PTTQ theo PPKC GV cần tô chức, điều khiến hoạt động của HS để HS được hoạt động như người nghiên cứu Khi sử dụng PP này, hoạt động của GV chủ yếu là:
- Bước 1: GV nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu HS thực hiện: + Quan sát trạng thái, màu sắc các chất phản ứng
+ Dự đoán phản ứng có xảy ra không? Lý do + Quan sát mô tả hiện tượng
+ Giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học
- Bước 2: GV (hoặc HS) làm thí nghiệm kiểm chứng Yêu cầu HS đối chiếu với các đự đoán để từ các thí nghiệm kiểm chứng nhận xét về kiến thức
- Bước 3: GV chỉnh lí kết luận, nhận xét, bổ xung kiến thức cho HS - Những yêu cầu khi thực hiện: nội dung nghiên cứu phức tạp hoặc
đơn giản nhưng trình độ lĩnh hội của HS cần đạt tới là tích cực, chủ động và
sáng tạo
2.2.3.4 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
- Đặc điểm: Khi GV sử dụng PTTQ, ở HS xuất hiện các vấn đề khoa học những bài toán nhận thức, đồng thời có nhu cầu và giải quyết được các
vấn đề đó
- Cơ sở lựa chọn: mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy; các điều
kiện DH cụ thể (đặc điểm HS và GV (trình độ, năng lực); cơ sở vật chất của nhà trường )
- Tổ chức dạy học trên lóp:
Sử dụng PTTQ để đặt ra trước HS các vấn đề của khoa học, những bài
toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần tìm
Sử dụng PTTQ để tổ chức, hướng dẫn sự nghiên cứu tự lực, tự phát
hiện tích cực và sáng tạo các chân lí khoa học ở HS Cụ thé: + Làm cho HS hiểu rõ vấn đề