1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương I, II sách giáo khoa Sinh học 11 Chương trình chuẩn

96 587 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 19,42 MB

Nội dung

Trang 1

đắc k ye 3 2 3k sk skk fe 2 2k 2 2k

DO THI THOM

SU DUNG PHUONG TIEN TRUC QUAN GOP PHAN NANG CAO CHAT LUQNG DAY VA HOC CHUONG |, II - SGK SINH

HOC 11- CTC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài tôi đã nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của Th.s Trương Đức Bình Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực

và không trùng với bất cứ đề tài nào khác

Nếu có gì sai phạm tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm

Vĩnh Phúc, ngày10 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Thạc sĩ Trương Đức Bình đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tâm trong suốt quá trình em làm khoá luận

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tổ Phương pháp dạy học Sinh học khoa Sinh - KTNN trường DHSP Ha Nội 2 cùng các thầy cô trường THPT Giao Thuỷ, trường THPT Giao Thuỷ C đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hồn thành tốt khố luận này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình thực hiện đề tài này

Trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Em rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung ý kiến để giúp cho đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Thơm

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DM : Dong mach GV : Giáo viên HS : Học sinh HTH : Hệ tuần hoàn MM : Mao mạch PPDH : Phương pháp dạy học PTN : Phịng thí nghiệm Ptt : Áp suất thẩm thấu

PTTQ : Phương tiện trực quan SGK : Sách giáo khoa

TH : Thực hành GV : Giáo viên

THPT : Trung học phổ thông

Trang 5

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Lời cam đoan Lời cảm ơn

Danh mục các từ viết tắt

Phan I: MO DAU

1 Lí đo chọn đề tài ¿22t HH, 2H re 1

2 Mục đích nghién CU cece ceccesceseeeeseeseeeeceeeeeseeeeeeeseceeeeeeeeeeaeeaeeeeeees 2 3 NhiGM VU NHIEN CUU oo 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu wd

5 Phuong phap nghién CU 0 45ã 2

6 Đóng góp cia dé tdi cecceccesseessesssessesssessssssessesssessecssessesssessecssesssssseeaeesees 3 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI 4

1.1 Lược sứ các vấn đề nghiên cứu se ssssecssesserseersere 4

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2 Cơ sở lÍ luậnn . <- 5-5 << s5 +3 19323 2 E153 E5500010000p 6 I4 6i PT TQ woe 6 I0 eu 0a009 6 I0, iu 09 a 6

1.2.4 Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ -2 2¿©cs+cxz+zsecsesrxee 7

1.2.4.1 Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ trong nhóm trực quan 7 1.2.4.2 Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ trong nhóm thực hành 8 1.2.5 Những chú ý khi sử dụng PTTQ 8 1.3 Cơ sở thực tiễn

Chương 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG I VÀ II SINH HỌC 11 BAN CƠ BẢN

Trang 6

2.1 Chuong I: CHUYEN HOA VAT CHAT VA NANG LUONG 10

QLD Vi tH cc ccccccsscssessssssssesssesssesessesssssssscstscssssssssssssssscssesssecssecsssesseeases 10 Q.L.2 CAU tC vo eecccssesssessssesssessssssssesssssssscsssesssssssesssessseesssesssesssecsseessecsses 10

2.1.3 Muc ti€u CHUONG eee 10 2.1.4 Phân tích nội dung từng bài trong chương Ì «+

Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

Phần B: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật

2.2 Chương II: CẢM ỨNG s- 5< ©cs<©ssexserseersereerrserseerserssere 23

b5 ¡nh ‹/(‹‹+1A 23

b» ,UNo nn ai4x‹+1 ƠỎ 23

V0 /00ài(2i 0ì 10 23 2.2.4 Phân tích từng bài trong chương II 23

Phần A: Cảm ứng ở thực vật -2©2s+cs+cE2EeEkrEsrkerrerkrrex 23 Phần B: Cảm ứng ở động vật 2- 22c 2s2E2 21222121 cre 25

Bảng tóm tắt các PTTQ được sứ dụng trong các bài chương I,

II— SGK Sinh học 11 — CTC «se seexseerseetreerserrsesrsee 29 Chương 3: MỘT SỐ GIÁO ÁN CÓ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP

BIÊU DIỄN THÍ NGHIỆM

3.1 Bài 3: Thoát hơi TưỚC c1 32111211 3111111 1 5118 111 1118 11 ren 3.2 Bai 8: Quang hop ở thực vật - ke LH HH HH re, 44

3.3 Bài 12: Hô hấp ở thực vật -.¿-s- 522k 222x211 211211 crkcrex 51

3.4 Bài 19: Tuần hoàn máu -2-22-©2222222222E22EC22E 22222222 crrree 59

ESN: ¡2H vn 68

3.6 Bài 32: Tập tính của động vật - (5S S1 S991 9 9x xe, 74

Phần HI: KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, -2- 5 55e2c<ccxccvz 81

Tài liệu tham Kkhảo .- 5-5 5< s5 2s 9v S9 ưng 82 PHU TỤC 5 55 S0 Họ HH cọ mg TH 0n 000000 80 83

Một số phiếu nhận xét luận văn

Trang 7

PHẢN I: MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục và đào tao Theo tinh thần của nghị quyết TW 2 khoá 8 đào tạo những HS thành những con người năng động, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, công nghệ hiện đại vận dụng vào thực tiễn, vào cuộc sống phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Các bộ mơn nói chung và mơn Sinh học nói riêng cần phải thực hiện

đổi mới chương trình, nội dung phương pháp và những phương tiện phục vụ cho nó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu đặc

thù của Sinh học là quan sát và thực hành, những khái niệm, quy luật, quá

trình Sinh học đều được đúc kết từ kết quả quan sát và thực nghiệm, nó có

mối liên hệ chặt chẽ với thực tế cuộc sống Đặc biệt Sinh học I1 phần Sinh

học cơ thê động và thực vật rất gần gũi quen thuộc với chúng ta Vậy làm thế nào để HS nhận thức được bản chất, quy luật của quá trình diễn ra trong cơ

thể động vật và thực vật Lênin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Sinh học đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ, sự thành thục trong khâu làm thí nghiệm, giả dụ nội dung bài học về thực vật hoặc một lớp động vật nào đó

ngồi quan sát những đặc điểm bên ngoài phải sờ, phải xem xét, mơ xẻ, để

tìm ra bản chất, qui luật vận động của chúng, hiểu sâu, nhớ và vận dụng tốt chúng vào thực tiễn cuộc sống

Thực tế hiện nay trong dạy học Sinh học ở trường phổ thơng cịn ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chưa khai

thác triệt để và sử dụng có hiệu quả phương tiện trực quan, tính tích cực của

HS còn hạn chế Quán triệt nghị quyết của Đại hội TW 2 khóa 8 Bộ GD — ĐT

và toàn nghành đã coi trọng hệ thống phương pháp dạy học, từng bước tiếp

cận với PPDH hiện đại, quan tâm đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện dạy

học Trong đó phương pháp, phương tiện dạy học môn Sinh học được coi

trọng đặc biệt là nhóm các phương pháp dạy học trực quan Trong quá trình dạy học GV cần phải chú ý đến các phương tiện trực quan tạo điều kiện cho

Trang 8

HS được quan sát, tác động trực tiếp vào đối tượng được nghiên cứu đề nâng

cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt chủ trương đôi mới GD — ĐT

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Sử

dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

chương I, II — SGK Sinh học 11 - CTC”

2 Mục đích của đề tài „

Nham nang cao chat lượng dạy hoc, phát huy tính tích cực dạy học của HS trong chương trình Sinh học 11 — CTC

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về PTTQ và sử dụng PTTQ

- Phân tích nội dung các bài trong chương I, II - SGK Sinh học II—

CTC

- Đề xuất các PTTQ và cách sử dụng các PTTQ ở các bài trong chương I,

II— Sinh học 11 - CTC

- Tiến hành soạn một số giáo án minh hoạ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung chương L, II — SGK sinh học 11 - CTC - Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan - HS lớp I1 trường trung học phô thông 4.2 Pham vỉ nghiên cứu

- Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp

- Đề tài này nghiên cứu chương L, II— SGK Sinh học 11- CTC 5 Phương pháp nghiên cứu

%.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu về: Lí luận DHSH, SGK Sinh học 11 ban cơ

bản, nâng cao, SGV, các tài liệu có liên quan đến phần sử dụng phương tiện

trực quan trong dạy học môn sinh học

%.2 Phương pháp quan sát sự phạm

Dự các giờ dạy đề tìm hiểu tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các

Trang 9

5.3 Phương pháp điều tra

Tìm hiểu thực tế về PTTQ như: Hình vẽ, tranh, máy chiếu, các mẫu

ngâm, mẫu ép ở các trường THPT %.4 Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến nhận xét, góp ý của các GV Sinh học về các đề xuất và giáo

án minh hoạ bằng phiếu nhận xét (có văn bản kèm theo)

6 Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hoá được cơ sở lí luận về PTTQ

- Phân tích được nội dung chương [, II Sinh học 11 — CTC

- Đề xuất một số PTTQ được sử dụng trong dạy học Sinh học chương

LH Sinh học 11

- Xây dựng các giáo án mẫu để giảng đạy một số bài trong chươg I, II có

sử dụng PTTQ

Trang 10

PHAN II: NOI DUNG NGHIEN CỨU

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn cúa đề tài

1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chủ nghĩa Mác — Lênin đã khẳng định: Trí tuệ nhân loại điểm xuất phát

từ thực tiễn, từ đó xây đựng nên những khái niệm, lí luận và quay trở lại thực

tiễn kiểm nghiệm Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy

trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức của nhân loại

Một thời gian dài người ta cho rằng: Trực quan là những gì quan sát trực

tiếp bằng các giác quan của con người, chỉ có sự vật, hiện tượng nào quan sát được mới chân thực và đáng tin Do vậy khi nói đến trực quan một sự vật hay hiện tượng nào đó có nghĩa là phải hình dung nó trong một không gian nhất định

Cômenxki (1592 — 1670) là người đầu tiên xem nguyên tắc trực quan

trong dạy học là một nguyên tắc vàng Ông là người tổng kết những kinh nghiệm về trực quan trong nhận thức và đưa nó vào áp dụng trong quá trình dạy học Cùng với thời gian, nguyên tắc trực quan đã được phát triển và điều chỉnh

Từ năm 1920 ở Anh đã hình thành nhà trường kiểu mới, chú ý đến phát

triển trí tuệ của HS, khuyến khích các hoạt động độc lập, tự quản của HS Năm 1945, xuất hiện ở Pháp với hoạt động của lớp học mới tại các

trường tiểu học, ở các lớp học này tùy thuộc vào sáng kiến và hứng thú học

tập của HS Đến những năm 1970 - 1980 thì đã áp dụng đại trà PPDH tích

cực từ tiểu học đến trung học

Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ như: Liên Xô (cũ), Đức, Ba Lan ngay

Trang 11

Năm 1970, ở Mỹ đã thí điểm ở hơn 200 trường, áp dụng PPDH mới, trong đó GV tổ chức các hoạt động độc lập của HS bằng các phiếu học tập

Những năm gần đây, các nước trong khu vực Đông Nam Châu Á đã

chú ý đến đổi mới PPDH theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của HS

Hiện nay xu thế của thế giới là cái tiến PPDH nhằm đảo tạo con người

năng động sáng tạo, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đặt người học vào

vị trí trung tâm, người học vừa là chủ vừa là đối tượng của quá trình dạy học 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Năm 1960 trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nêu khẩu hiệu: “Biến

quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” từ sau đó lan ra nhiều trường

khác

Từ năm 1970 có nhiều cơng trình nghiên cứu về PPDH của các tác giả:

Nguyễn Sĩ Tý (1971), Trần Bá Hoành (1972), Lê Nhân (1974)

Đặc biệt từ năm 1980, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phát huy

tính tích cực học tập, phát triển tư duy của HS:

- Theo GS Đinh Quang Báo và PGS Nguyễn Đức Thành trong cuốn: Lí

luận dạy học Sinh học “Sử dụng các phương tiện trực quan để minh hoạ, bổ

sung lời giảng của thầy trong các phương pháp dùng lời làm nguồn phát thông tin dạy học, nó cịn được sử dụng làm phương tiện thông tin chú yếu để qua

đó HS tự lĩnh hội tri thức mới”

- Theo PGS Nguyễn Quang Vinh và Bùi Văn Sâm: Nghiên cứu về cải tiến và áp dụng các thí nghiệm đề nâng cao hiệu quả dạy học sinh học

- TS Vũ Đức Lưu và Lê Đình Trung: Nghiên cứu thành công phương

pháp sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS khi dạy học phần cơ sở di truyền học

Tháng 12 / 1995: Hội thảo quốc gia về đổi mới PPDH theo hướng hoạt

động hóa người học Hội thảo khẳng định: Chúng ta phải đối mới PPDH theo

hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học bằng cách tổ chức các

Trang 12

hoạt động của HS Đề đổi mới dạy học thì phải đối mới toàn điện, cả về mục

tiêu, nội dung và phương pháp, chúng ta bắt đầu bắt tay vào xây dựng lại

chương trình của các bậc học

Từ năm 2000: Đây mạnh cải cách giáo dục, đổi mới mục tiêu, nội dung

và PPDH ở tất cả các bậc học từ tiêu học đến THPT Hiện nay luôn đề cập tới PPDH tích cực, lẫy HS làm trung tâm trong các đợt tập huấn giáo viên và thay sách giáo khoa

1.2 Cơ sở lí luận 1.2.1 Khái niệm PTTQ

PPDH vô cùng đa dạng vì hoạt động dạy học chịu sự chi phối của nhiều

yếu tố phức tạp Mỗi cách phân loại đều có căn cứ xuất phát từ nguyên tắc, quan điểm nhất định Dựa vào nguồn kiến thức và tính đặc trưng của sự tri giác thông tin phân ra 3 nhóm lớn: Phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành Có rất nhiều cách định nghĩa khái niệm về phương tiện trực quan, trước tiên phải hiểu trực quan là gì?

- Trực quan trong hoạt động dạy học được hiểu là các khái niệm dùng dé biểu thi tinh chất của hoạt động nhận thức, trong đó thông tin thu được từ các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài nhờ sự cảm nhận trực tiếp của các

cơ quan cảm giác con người

- Theo Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành trong giáo trình “Lí luận

dạy học Sinh học” đã viết:

Phương tiện trực quan là tất cá các đối tượng nghiên cứu được, tri giác trực tiếp nhờ các giác quan

1.2.2 Phân loại phương tiện trực quan Trong DHSH có 3 loại PTTQ chính:

- Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhỏi, tiêu bản ép khô,

tiêu bản hiển vi

- Các vật tượng hình: Mơ hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, sơ

đồ, biểu đô

- Các thí nghiệm

1.2.3 Vai trị của phương tiện trực quan

- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn

+ PTTQ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài

Trang 13

+ PTTQ giúp cụ thể hoá những cái quá trừu tượng, đơn giản hoá những máy móc và thiết bị quá phức tạp

+ PTTQ giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thu học

tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học

+ PTTQ giúp HŠ phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tong hợp hiện tượng rút ra những kết luận có độ tin cậy ) giúp HS hình thành khiếu thâm mĩ, tính chính xác của thơng tin chứa trong PTTQ

- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mồi tiết học Giúp

GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS được thuận lợi và hiệu suất

cao

1.2.4 Những yêu cầu khi sử dụng PTTO

1.2.4.1 Những yêu cầu sử dụng PTTO trong nhóm trực quan

* Tuỳ theo từng nhóm PTTQ mà có những phương pháp biểu diễn khác nhau Trong khi biểu diễn cần tuân theo các yêu cầu chung sau:

Đối với GV:

- Trước khi giới thiệu các PTTQ, GV cần đưa ra các yêu cầu: câu hỏi, bài tập để HS có định hướng theo dõi nội đung các PTTQ

- Tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi về nội dung sau khi sử dụng

PTTQ Nội dung thảo luận chính là những điều liên quan đến các câu hỏi, bài

tập mà GV đã đưa ra trước đó Việc thảo luận phải đạt được hai yêu cầu: dẫn đến những kết luận chính tạo nên nội dung tri thức mới, kiểm tra sự lĩnh hội

nội dung mới của HS

- Trong việc chiếu phim, biểu diễn thí nghiệm cần kết hợp với biểu diễn vật thật hay mẫu ngâm Trong biểu diễn PTTQ cần phối hợp với sử dụng lời nói, lời thuyết minh, lời bình luận

+ Trong khi chiếu phim để đạt hiệu quả cao nếu trước đó HS được phát một tắm một tắm phiếu có ghi tóm tắt và câu hỏi HS sẽ dựa vào đó đề theo dõi phim

+ Trước biểu diễn thí nghiệm phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục

đích của thí nghiệm, tác dụng của các dụng cụ thí nghiệm

Đối với HS:

- HS tích cực chủ động và tự lực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn

cua GV khi sử dụng PTTQ

- HS cần xác định đúng động cơ học tập Tự lực tham gia các hoạt động

học tập do GV hướng dẫn * Những yêu câu cụ thể:

- Khi quan sát các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu tươi sống sẽ giúp các em

có những biểu tượng cụ thể, sinh động về các động, thực vật Trong thực tế, không phải bao giờ cũng có sẵn các vật sống, gặp trường hợp này phái thay

Trang 14

bằng các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu ép khô Đối với vật quá nhỏ thì song song với việc tổ chức xem kính, còn phải thêm đèn chiếu

- Khi các vật tự nhiên khơng có sẵn phải dùng mơ hình để thay thế, tuy

nhiên mơ hình khơng thể hiện tí mỉ các chỉ tiết lúc này nên dùng tranh vẽ, đặc

biệt các loại tranh phân tích

- Vật thật nhiều khi có những chỉ tiết không cần thiết, không liên quan đến bài lúc này nên sử dụng các sơ đồ lôgic hoặc tranh dạng sơ đồ

- Sử dụng biểu đồ đề trực quan hoá các quan hệ sé lượng

- Với phương pháp biểu diễn thí nghiệm yêu cầu thí nghiệm phải đơn giản, vừa sức H5, sơ lượng thí nghiệm, khoảng thời gian biểu diễn trong các bài lên lớp phải hợp lí Sau biểu diễn thí nghiệm cần tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi đã nêu ra trước đó

1.2.4.2 Những yêu cẫu sử dụng PTTO trong nhóm thực hành * Các phương pháp trong nhóm thực hành

Tuỳ theo đối tượng TH công tác thực hành có thể phân ra bốn đạng sau:

- TH quan sát, nhận biết, sưu tầm các mẫu vật

- TH quan sát các tiêu bản hiển vi

- TH ni trồng thí nghiệm các động, thực vật

- TH các thí nghiệm dài ngày ở nhà, trong PTN (các thí nghiệm về sinh lí, sinh hoá )

* Khi sử dụng PTTQ trong nhóm TH cần có một số yêu cầu sau:

- GV phải chuẩn bị đầy đủ các PTTQ hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước

khi học

- GV phải phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS

- GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn, HS phải được trực tiếp tác động

vào đối tượng, từ đó tự lĩnh hội được kiến thức

1.2.5 Những chú ý khi biểu diễn PTTQ

- Biểu diễn PTTQ phải đúng lúc, dùng đến đâu thì đưa ra đến đó

- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ Nếu vật quan sát quá nhỏ, phải

dành thời gian dé giới thiệu đến từng HS

- Việc biểu diễn đồ dùng trực quan phải tiến hành thong thả, theo một

trình tự nhất định, để HS dễ theo dõi, kịp quan sát

- Trong điều kiện có thể, nên phối hợp, bổ sung các loại PTTQ khác nhau

- Trước khi biểu diễn PTTQ cần hướng dẫn HS lưu ý quan sát triệt đề

1.3 Cơ sở thực tiễn

Thực trạng sử dụng PTTQ vào dạy học ở trường THPT hiện nay

- Phần lớn GV còn dạy chay, chưa coI trọng phương tiện thiết bị dạy học,

dạy học truyền thống nặng thuyết trình, chưa kế đến một số GV đọc, trò chép,

Trang 15

- Một số giờ có sử dụng các PTTQ như: hình trong SGK, treo tranh, biểu diễn các mẫu vật nhưng còn đơn điệu, sử dụng chưa triệt đề, kết hợp với

các phương pháp khác nhau chưa sư phạm, khai thác chưa triệt để hoặc chưa

biết khai thác

- Cơ sở vật chất nhà trường còn yếu, thiếu hoặc không đồng bộ như thiết

bị dạy học, PTN thực hành Công tác đầu tư xây dựng còn yếu

- Trong dạy học chủ yếu đưa các tranh, hình chưa chú ý đến các thí nghiệm

— Từ cơ sở lí luận và thực tiễn cần phải đổi mới PPDH Sinh học bằng việc đưa các PTTQ vào dạy học để phát huy tính tích cực học tập của HS là

cần thiết

Trang 16

CHƯƠNG 2: PHAN TiCH NOI DUNG CHUONG I VA II SINH

HỌC 11 BAN CƠ BẢN

2.1 CHUONG I: CHUYEN HOA VAT CHAT VA NANG LUQNG

2.1.1 VỊ trí chương

Sinh học 11 củng cố và phát triển những kiến thức sinh học bậc trung

học cơ sở và lớp 10

Chương I: Chuyên hoá vật chất và năng lượng Đây là chương mở đầu của chương trình sinh học 11 và tiếp nối việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ở các mức độ cơ thể trên hai nhóm sinh vật cơ bản là thực vật và động vật Phần lớn kiến thức trọng tâm của SH 11 được sắp xếp ở chương này

2.1.2 Cấu trúc chương

Chương I: Giới thiệu về sự chuyển hoá vật chất và năng lượng bao gồm 2 phần

Phần A: Chuyến hoá vật chất và năng lượng ớ thực vật

Bao gồm 14 bài từ bài 1 đến bài 14 giới thiệu về sự chuyên hoá vật chất

và năng lượng ở cơ thể thực vật (trao đổi nước, trao đối muối, khống chất,

quang hợp, hơ hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình đó) Các chức năng sinh lí của thực vật được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến cơ chế và từ đó ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất và trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng

Phần B: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật

Bao gồm 7 bài từ bài 15 đến bài 21 giới thiệu về sự chuyên hoá vật chất

và năng lượng ở cơ thể động vật Các đặc điểm sinh lí của cơ thể động vật

được trình bày tương ứng với cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan (tiêu hoá, hơ hấp, tuần hồn và cân bằng nội môi) Nội dung phần này được trình bày theo hướng tiến hoá từ đơn gián đến phức tạp, từ thấp đến cao

2.1.3 Mục tiêu chương

— Học sinh nêu được sự chuyên hoá vật chât và năng lượng là cơ sở của sự

Trang 17

— Nêu được các hoạt động sống xảy ra ở tế bào này có mối quan hệ với các hoạt động sống xảy ra trong tế bào khác trong cùng một cơ quan và các cơ

quan khác trong cùng cơ thể thực và động vật

— Nêu được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyên và chuyên hoá chúng trong cơ thê thực và động vật

— So sánh những điểm giống và khác nhau trong quá trình chuyển hố vật

chất và năng lượng ở thực vật và động vật

2.1.4 Phân tích từng bài trong chương

Phần A: Chuyến hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây thích nghi với chức

năng hấp thụ nước và muối khống

— Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng và hai con đường di chuyên nó vào mạch gỗ

— Mối quan hệ giữa môi trường với rễ trong quá trình hấp thụ nước và muối khoáng

2 Nội dung trọng tâm

— Sự thích nghỉ hình thái, cấu tạo rễ với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

— Cơ chế hấp thụ nước — Cơ chế hấp thụ ion khoáng 3 Tài liệu tham khảo

— Hình thái rễ trang 128 giáo trình Hình thái - Giải phẫu học thực vật của

Hoàng Thị Sản - Nguyễn Phương Nga, nhà xuất bản Đại học Sư phạm

— Sự di chuyển của nước ở trong rễ trang 89 giáo trình Sinh lí học thực vật của Nguyễn Như Khanh

— Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ trang 91 giáo trình Sinh lí học thực vật của Nguyễn Như Khanh

Trang 18

4 Những PTTQ có thể dùng trong giảng bài mới

- GV str dung các hình 1.1, 1.2, 1.3 trang 6, 7, 8 SGK Sinh học 11 - Sir dung cdc vat tự nhiên: Rễ cây (cả rễ chùm, rễ cọc)

-_ GV có thể sưu tầm thêm tranh về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

1 Mục tiêu

HS phải trình bày được các dòng vận chuyển vật chất trong cây gồm: con đường vận chuyền, thành phần của dịch vận chuyên, động lực của dòng

vận chuyển

2 Nội dung trọng tâm

Con đường vận chuyền vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng

mach ray Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyên của chúng

3 Tài liệu tham khảo

— Chương 6: Hệ thống vận chuyên xa nước và chất tan trong cây trang 260 giáo trình Sinh lí học thực vật - Nguyễn Như Khanh

— Sách thiết kế bài giảng Sinh hoc 11 ban cơ bản - Trần Khánh Phương

— Sách giáo viên Sinh học 11/20: Sự khác biệt giữa mạch gỗ và mạch rây

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới - _ Thí nghiệm quan sát về hiện tượng ứ giọt của cây lúa

- Sw dụng các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 trang 10 — trang 14 SGK Sinh hoc 11

Bài 3: Thoát hơi nước

1 Mục tiêu

HS trình bày được:

— Vai trị của q trình thốt hơi nước và cơ chế của nó

Trang 19

Phan II: Thoát hơi nước qua lá Cấu tạo lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước và con đường thốt hơi nước qua khí khổng

3 Tài liệu tham khảo

— Cấu tạo phiến lá trang 188 giáo trình Hình thái và giải phẫu học thực vật của Hoàng Thị Sản

— Lá là cơ quan thoát hơi nước trang 95 giáo trình Sinh lí học thực vật của

Nguyễn Như Khanh

4 Những PTTQ có thể được sử dụng để đưa vào khâu giảng bài mới

— Thí nghiệm: Đo thốt hơi nước qua hai mặt một số lá cây bằng cặp gỗ có gắn 2 bản kính HS quan sát và rút ra nhận xét

— Cac hinh 3.2 trang 17 SGK Sinh hoc 11

— Các hình 3.5, 3.6, 3.7 (phần phụ lục) — Sử dụng bảng 3 trang 16 SGK Sinh học II Bài 4: Vai trị của ngun tố khống

1 Mục tiêu

— Nêu được khái niệm nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố vi lượng

— Vai trò của một số yếu tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây — Các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, phân bón cây hấp thụ —_Ý nghĩa của phân bón hợp lí với cây trồng

2 Nội dung trọng tâm

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và vai trò của chúng với đời sống của cây

3 Tài liệu tham khảo

Vai trị sinh lí của các nguyên tố khoáng trang 109 giáo trình Sinh lí học thực vật của Nguyễn Như Khanh

4 Những thí nghiệm có thế đưa vào khâu giảng bài mới

— GV biểu diễn thí nghiệm về vai trò của phân bón

Trang 20

— Hình 4.1, 4.3 SGK Sinh học trang 20, 23, một số hình ánh về ảnh hưởng

của phân bón với sinh vật và môi trường

— GV chuẩn bị một số mẫu lá cây có thiếu một số nguyên tố khoáng nhất định cho HS quan sát biêu hiện của chúng

— GV sử dụng bảng 4 trang 22 SGK Sinh học I1 Bài 5: Dinh dưỡng khoáng nỉtơ ở thực vật

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày được vai trị sinh lí của nguyên tố nitơ

— Trình bày được q trình đồng hố nitơ ở thực vật

2 Nội dung trọng tâm

Vai trò của nitơ và con đường đồng hoá nitơ ở thực vật

3 Tài liệu tham khảo

— Sự biến đổi các dạng nitơ trong thực vật trang 171 giáo trình Sinh lí học

thực vật của Vũ Văn Vụ

— Sách thiết kế bài giảng trang 50 Sinh học 11 ban cơ bản của Trần Khánh Phương

4 Những thí nghiệm có thế đưa vào khâu giảng bài mới

— GV biểu diễn thí nghiệm tương tự hình 5.1 trang 25 SGK Sinh học 11

— Giáo viên có thể thu thập thêm một số mẫu lá có biểu hiện đới nitơ cho

HS quan sat và nhận xét biểu hiện của nó

— Sơ đồ về sự đồng hoá nitơ ở thực vật

Bài 6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật (tiếp theo)

1 Mục tiêu

HS cần nêu được:

— Các nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây

— Q trình chun hố nitơ trong đất và có định nitơ

Trang 21

2 Nội dung trọng tâm

Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây và con đường có định nitơ

3 Tài liệu tham khảo

— Bón phân hợp lí cho cây trồng trang 26 SH I1 nâng cao

— Các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng trang 116 giáo trình Sinh lí học thực vật của Nguyễn Như Khanh

4 Một số PTTQ đưa và khâu giáng bài mới

GV sử dụng H 6.1, H 6.2 trang 29, 30 SGK Sinh hoc 11

Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thốt hơi nước và thí nghiệm về vai trị của phân bón

Trong bài này bao gồm 2 thí nghiệm:

— Thi nghiệm 1: Thi nghiệm về thoát hơi nước

— Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về vai trị của phân bón

Bài 8: Quang hợp ở thực vật 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS cần nêu được:

— Khái niệm về quang hợp và vai trị của nó đối với đời sống thực vật

— Chứng minh được lá là cơ quan quang hợp — Nêu được các sắc tổ quang hợp và vai trị của nó 2 Nội dung trọng tâm

Vai trò của quang hợp và đặc điểm hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp

3 Tài liệu tham khảo

— Khái niệm quang hợp (trang 95) Vai trò của quang hợp (trang 99) Bộ

máy quang hợp (trang 101) sách giáo trình Sinh lí học thực vật của Vũ Văn

Vụ

— Phần thông tin bổ sung trang 76 sách Thiết kế bài giảng Sinh học 11 ban

cơ bản của Trần Khánh Phương

Trang 22

4 Các PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới

- GV biểu diễn thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit ở củ cà rốt, quả

cà chua, lá rau muống

- GV chuẩn bị tranh tương tự như các hình 8.4, 8.5, 8.6 (phần phụ lục) - Một số mẫu: Lá cây, củ, quả có màu sắc khác nhau

Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật 1 Mục tiêu

HS học xong bài này cần:

— Trình bày được nguyên liệu, sản phẩm, nơi xảy ra ở pha sáng và pha tối

trong quang hợp ở thực vật

— Nêu sự khác nhau quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C;, C¿,

CAM

— Giải thích sự thích nghi của nhóm thực vat Cy va CAM hon so với C3

2 Nội dung trọng tâm

Phân biệt được sự khác nhau giữa các con đường đồng hố CO; ở các nhóm thực vật C;, C¿ và CAM

3 Tài liệu tham khảo

Phần 3 trang 122 giáo trình Sinh lí học thực vật của Nguyễn Văn Vụ

4 Những PTTQ có thể đưa vào giảng bài mới

- GV chuẩn bị sơ đồ về chu trình Canvin, sơ đồ con đường Cy, C3 va CAM, sơ đồ các quá trình của hai pha trong quang hợp

-_ GV chuân bị các hình ảnh về thực vat Cy, C3, CAM chiéu, HS quan sát

Bài 10: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cánh đến quang hợp 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Nêu được các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp và vai trò

Trang 23

— Biết cách điều chính hợp lí một số nhân tố đó đề cây sinh trưởng và phát

triển tốt

2 Nội dung trọng tâm

Ảnh hưởng của các nhân tô ngoại cảnh đặc biệt là ánh sáng và nồng độ CO; đến quang hợp của cây

3 Tài liệu tham khảo

— Phần IV: Quang hợp và các điều kiện môi trường trang 139 giáo trình

Sinh lí thực vật của Vũ Văn Vụ

— Thiết kế bài giảng trang 103 của Trần Khánh Phương

4 Những PTTQ sử dụng trong giảng bài mới

-_ GV chuẩn bị các bảng tương tự hình 10.1, 10.2, 10.3 trang 44, 45, 46 SGK cho HS quan sát và phân tích

- Thi nghiém trồng cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau

- Có thể chuẩn bị thêm các hình ảnh của các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày được vai trị của quang hợp quyết định năng suất cây trồng — Nêu được các biện pháp tăng năng suất cây trồng qua sự điều khiển quang hợp

2 Nội dung trọng tâm

Là các biện pháp tăng năng suất cây trồng nhờ quang hợp 3 Tài liệu tham khảo

— Phần tham khảo giáo trình Thiết kế bài giảng trang 116 của Trần Khánh

Phương

— Phần V: Quang hợp và năng suất cây trồng trang 147 giáo trình Sinh lí

học thực vật của Nguyễn Văn Vụ

Trang 24

Bài 12: Hô hấp ở thực vật

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày được khái niệm và vai trị của hơ hấp — Các con đường hơ hấp

— Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp, các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp

2 Nội dung trọng tâm

Các con đường hô hấp ở thực vật

3 Tài liệu tham khảo

— Chương V: Hô hấp ở thực vật giáo trình Sinh lí học thực vật của Vũ Văn Vụ

— Phần thông tin bố sung trang 161 sách Thiết kế bài giảng SH 11 của Trần

Khánh Phương

— Bài 11 Hô hấp ở thực vật sách Sinh học I1 nâng cao 5 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giáng bài mới

— Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp qua sự thải khí CO; trang 59 SGK Sinh hoc 11 — CTC

— Thí nghiệm: Phát hiện sự tăng nhiệt độ trang 51 SGK Sinh hoc 11- CTC — Thí nghiệm: Phát hiện hơ hấp thông qua sự thải khí O; trang 60 SGK

Sinh học I1 — CTC

— Hình 12.3, 12.4 (phần phụ lục)

Phần B: Chuyến hoá vật chất và năng lượng ở động vật Bài 15: Tiêu hoá ở động vật

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày sự tiến hoá của hệ tiêu hoá từ đơn giản đến phức tạp

Trang 25

— Nêu được cấu tạo hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hố của các nhóm động

vật

2 Nội dung trọng tâm

Sự tiến hoá về cấu tạo của hệ tiêu hoá qua các nghành và lớp động vật

3 Tài liệu tham khảo

Trang 14 “tiêu hoá của động vật nguyên sinh chưa có ống tiêu hố” tham khảo giáo trình Động vật học không xương sống của Thái Trần Bái 4 Các PTTQ đưa vào giảng bài mới

GV chuẩn bị các hình hoặc tranh về tiêu hoá thức ăn ở động vật chưa có

cơ quan tiêu hoá (trùng đê giây ), ở động vật có túi tiêu hoá (thuỷ tức), động vật có ơng tiêu hố (giun, côn trùng, ngựa, người )

Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp)

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

— So sánh cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn

thực vật

2 Nội dung trọng tâm

Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hố thích nghỉ với thức ăn có nguồn

gốc thực vật và động vật

3 Tài liệu tham khảo

Chương IX: Hệ tiêu hoá trang 243 — Sinh học cơ thể thực vật của Trịnh

Hữu Hằng

4 Các PTTQ đưa vào giảng bài mới

- GV str dung tranh vé éng tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

- Dùng các bảng 16 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá trang 69 SGK Sinh hoc 11

- _ Các hình ảnh của động vật ăn tạp, ăn thực vật, ăn động vật

Bài 17: Hô hấp ở động vật

Trang 26

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày khái niệm hô hấp và các đặc điểm của bề mặt trao đơi khí

— Các hình thức hơ hấp ở các nhóm động vật

— Giải thích được tại sao các động vật ở nước và ở cạn có khả năng trao đối khí đạt hiệu quả

2 Nội dung trọng tâm

Đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí, cấu tạo và hoạt động của động vật ở nước và ở cạn

3 Tài liệu tham khảo

— Mục thông tin bố sung trang 161 sách Thiết kế bài giảng của Trần Khánh Phương

4 Một số PTTQ có thế đưa vào khâu giảng bài mới

GV chuẩn bị một số động vật đại diện cho từng kiểu hô hấp như: con

giun, con châu chấu, con cá yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi Các hình 17.2 — 17.5 trang 72 — 74 SGK Sinh học I1

Bang 17 trang 75 SGK Sinh I1 Bài 18: Tuần hoàn máu

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

— Phân biệt được hệ tuần hồn kín và hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín

đơn và hệ tuần hồn kín kép

— Nêu ưu điểm của hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hồn

kín đơn và hệ tuần hồn kín kép 2 Nội dung trọng tâm

Đặc điểm của hệ tuần hồn kín và hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn và

hệ tuần hoàn kép

Trang 27

Tham khảo Sinh học cơ thể động vật trang 203 của Trịnh Hữu Hằng

4 Một số PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới

- _ GV chuẩn bị tranh về hth hở, hth kín đơn ở cá, hth kín kép ở chim, thú

-_ Các hình 18.4 (phụ lục) Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Giải thích vì sao tim của động vật có khả năng đập tự động — Nêu được chu kì hoạt động của tim

— Nêu được cấu trúc của hệ mạch, khái niệm huyết áp và huyết áp cao,

huyết áp thấp

— Trình bày được sự biến động máu trong hệ mạch và nguyên nhân của sự

biến động đó

2 Nội dung trọng tâm

Tính chu kì của tim, sự biến động huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch

3 Tài liệu tham khảo

— Tính tự động của tim trang 212, tốc độ của máu trong mạch trang 216 va

huyết áp trang 216 trong giáo trình Sinh học cơ thê động vật của Trịnh Hữu

Hằng

— Trang 183 sách thiết kế bài giảng Sinh học I1 ban cơ bản của Trần Khánh Phương

4 Một số PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới — Thí nghiệm:

Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người như: Cách đếm nhịp tim, cách đo

huyết áp

— GV chuẩn bị tranh về hệ dẫn truyền tim,hình 19.2, 19.3 trang 83, 84 SGK

Sinh học 11

— GV sử dụng các bảng 19.1, 19.2 trang 82, 84 SGK Sinh hoc 11

Trang 28

Bài 20: Cân bằng nội môi

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

—_Nêu được khái niệm cân bằng nội môi và ý nghĩa của cân bằng nội môi — Hiểu và vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội mơi

— Nêu được vai trị của thận và gan trong cân bằng áp suất thâm thấu và vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

2 Nội dung trọng tâm

— Là sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

3 Tài liệu tham khảo

Sách Thiết kế bài giảng Sinh học 11 của Trần Khánh Phương

4 Một số PTTQ có thế đưa vào khâu giảng bài mới

GV chuẩn bị sơ đồ về cơ chế duy trì cân bằng nội môi, cơ chế điều hoà huyết áp

Bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

Trong bài này bao gồm thí nghiệm đếm nhịp tim, đo huyết áp, đo nhiệt độ của cơ thể

Bài 22: Ôn tập chương I 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Mô tả được mối quan hệ dinh đưỡng ở thực vật

— Trình bày được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

— Trình bày quá trình tiêu hố, hơ hấp, tuần hồn và cơ chế duy trì cân bằng nội môi ở động vật từ đó nói nên mối quan hệ giữa các cơ quan

2 Nội dung trọng tâm

Trang 29

2 Các PTTQ đưa vào giảng bài mới

- GV chuẩn bị tranh tương tự các hình 22.1, 22.2, 22.3 trang 94, 95, 96 SGK Sinh hoc 11

- St dung bang 22 trang 95 SGK Sinh hoc 11

2.2 CHUONG II: CAM UNG

2.2.1 VỊ trí chương

Thuộc chương II nằm sau chương Chuyên hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

2.2.2 Cấu trúc chương

Giới thiệu về cảm ứng ở cơ thể thực vật và cơ thê động vật bao gồm hai phần:

— Phần A: Cảm ứng ở cơ thé thực vật gồm 3 bài từ bài 23 đến bài 25: Giới

thiệu về hướng động và ứng động ở thực vật

— Phần B: Cám ứng ở động vật gồm 8 bài từ bài 26 đến bài 33: Giới thiệu về cảm ứng, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, xináp và tập tính của động vật

2.2.3 Mục tiêu chương

— Nêu được cảm ứng là cơ sở của sự sống giúp thực vật và động vật tồn tại và phát triển

— So sánh để thấy được động vật và thực vật đều có cảm ứng nhưng sự biểu hiện giữa chúng là khác nhau Sự khác nhau đó thể hiện sự đa dạng trong

phản ứng thích nghi của sinh giới

2.2.4 Phân tích từng bài trong chương II

Phần A: Cảm ứng ở thực vật

Bài 23: Hướng động 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Nêu được khái niệm hướng động và các loại hướng động

— Trình bày các tác nhân của môi trường gây hiện tượng hướng động — Trình bày vai trò của hướng động với đời sống của cây

Trang 30

2 Kiến thức trọng tâm

Các tác nhân môi trường gây ra hiện tượng hướng động và vai trò của nó với cây trồng

3 Tài liệu tham khảo

Phần 7.2: Hướng động trang 313 giáo trình Sinh lí học thực vật của

Nguyễn Như Khanh

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giáng bài mới

- GV bố trí thí nghiệm tương tự như hình 23.1: Cảm ứng của cây với

điều kiện ánh sáng trang 97 SGK Sinh học 11 - CTC

- _ GV biểu diễn thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của rễ

- _ GV chuẩn bị một số cây tương ứng với các kiểu hướng động -_ Sử dụng hình 23.5 — 23.8 (phụ lục)

Bài 24: Ứng động 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

Nêu khái niệm về ứng động, các tác nhân gây ra hiện tượng ứng động Phân biệt giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng Phân biệt ứng động và hướng động

Trình bày được vai trò của ứng động với đời sống thực vật 2 Nội dung trọng tâm

— Nguyên nhân gây ứng động, phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng

— Phân biệt giữa hướng động và ứng động

3 Tài liệu tham khảo

— Phần ứng động trang 13 sách Thiết kế bài giảng Sinh học 11 tập 2 (ban cơ bản) của Trần Khánh Phương

— Phần ứng động trang 316 giáo trình Sinh lí học thực vật - Nguyễn Như Khanh

Trang 31

—_ Thí nghiệm về hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ

—_ Thí nghiệm về hiện tượng bắt mỗi ở cây gọng vó — Một số phim về hiện tượng bắt mỗi ở cây nắp ấm Bài 25: Thực hành: Hướng động

Bài này gồm một thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của rễ Phần B: Cảm ứng ở động vật

Bài 26: Cảm ứng ở động vật 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật, các thành phần của cung phản

xạ

— Đặc điểm cảm ứng về cấu tạo và hoạt động của các động vật từ chưa có

tổ chức thần kinh đến có tổ chức thần kinh (chuỗi hạch) 2 Nội dung trọng tâm

Là cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch

3 Tài liệu tham khảo

— Phần thông tin về sự tiễn hoá của hệ thần kinh trang 23 sách Thiết kế bài

giảng Sinh học I1 tập 2, Trần Khánh Phương

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới

- GV biéu dién thí nghiệm lấy kim nhọn kích thích vào đầu ngón tay, con thuý tức, con dia, cén trùng (châu chấu, cào cào )

- Sử dụng các hình 26.1, 26.2 trang 108, 109 SGK Sinh học II

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp)

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Nêu được cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

— Trình bày được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

Trang 32

— Phân biệt được cấu tạo hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh dạng lưới và

chuỗi hạch

2 Nội dung trọng tâm

Là hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

3 Tài liệu tham khảo

Phần thông tin về hệ thần kinh của động vật có xương sống trang 32 sách Thiết kế bài giảng - Trần Khánh Phương

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giáng bài mới

- GV sử dụng các hình 27.1, 27.2 trang 111, 112 SGK Sinh học II -_ Hình ảnh về cấu tạo não bộ, các tế bào thần kinh, hoạt động của thần

kinh dạng ống

Bài 28: Điện thế nghỉ

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Nêu được khái niệm về điện thế nghi, cách đo điện thế nghỉ

—_Trình bày cơ chế hình thành điện thế nghi 2 Nội dung trọng tâm

Là cơ chế hình thành điện thế nghỉ

3 Tài liệu tham khảo

— Phan thông tin bổ sung trang 39 sách Thiết kế bài giảng tập 2 - Trần Khánh Phương

— Các loại điện thé sinh vat trang 119 - Nguyễn Thị Kim Ngân

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giáng bài mới

- GV chiếu hình động về sự phân bố ion và tính thắm của màng tế bào,

sự hoạt động của bơm Na” - K”

- Sw dung cac hinh 28.1, 28.2, 28.3 trang 114, 115 SGK Sinh hoc 11

- Bang 28 trang 115 SGK Sinh hoc 11

Trang 33

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Nêu được khái niệm điện thế hoạt động và vẽ được đồ thị của điện thế

hoạt động

— Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động

— Trình bày cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có

bao miélin va khơng bao miêlin 2 Nội dung trọng tâm

— Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

— Cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin và có bao miélin

3 Tài liệu tham khảo

Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua sợi trần và qua sợi có vỏ miêlin trang

203 giáo trình Giải phẫu sinh lí người tập 1 - Nguyễn Quang Mai (chủ biên)

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới

GV dùng sử dụng tranh, hình động sự hình thành điện thế hoạt động, sự

lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có và khơng có bao miêlin Bài 30: Truyền tin qua xináp

1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

— Trình bày khái niệm xináp, các kiểu xináp

— Cấu tạo của xináp hố học

— Trình bày q trình truyền tin qua xináp, tại sao tin được truyền qua

xináp chỉ theo một chiều

2 Nội dung trọng tâm

Là cầu tạo của xináp hoá học và cơ chế truyền tin qua xináp hoá học 3 Tài liệu tham khảo

Phần dẫn truyền hưng phấn qua xináp trang 204 giáo trình Giải phẫu sinh lí người tập của Nguyễn Quang Mai

Trang 34

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới -_ Sử dụng tranh về cấu tạo của xináp, các kiểu xináp - _ Hình động quá trình truyền tin qua xinap

Bài 31: Tập tính của động vật 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS cần:

— Trình bày được khái niệm tập tính, phân loại tập tính và phân biệt giữa

chúng

— Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính 2 Nội dung trọng tâm

Là phân loại tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính

3 Tài liệu tham khảo

— Phần tập tính bẩm sinh của động vật trang 16 trong giáo trình Cơ sở Di

truyền tập tính, Phan Cự Nhân, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

— Khái niệm tập tính trang 1 16 sách Sinh học nâng cao

4 Những PTTQ có thể đưa vào khâu giảng bài mới

- Xem phim về tập tính bam sinh, tập tính học được của động vật

-_ Sử dụng sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo) 1 Mục tiêu

Học xong bài này HS phải:

- Nêu được một số hình thức học tập ở động vật

- Nêu được một số tập tính phổ biến ở động vật và lấy được ví dụ

- Biết ứng dụng những tập tính đó vào đời sống sản xuất

2 Nội dung trọng tâm

Là một số hình thức học tập và một số tập tính ở động vật

3 Những thí nghiệm có thể đưa vào khâu giáng bài mới

Trang 35

Bài 33: Thực hành xem phim về tập tính động vật

- _ Hình ảnh về một số hình thức học tập ở động vật - Xem video về tập tính của động vật

Bảng tóm tắt các PTTQ được sứ dụng trong các bài thuộc chương I, H— SGK Sinh học 11 - CTC

Nội Các vật tự nhiên | Các vật tượng hình Các thí nghiệm

dung

Bai 1: - Su dung cac vat | - GV su dung cac Su hap tự nhiên: rễ cây hình 1.1, 1.2, 1.3 thụ nước | (cả rễ chùm, rễ trang 6, 7, 8 SGK

và mudi cọc) Sinh học I1

khoáng ở - GV sưu tầm thêm

rễ tranh về cơ chế hấp

thụ nước và ion

khoáng

Bài 2: - Sử dụng các hình - Thí nghiệm quan

Vận 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, | sát về hiện tượng ứ

chuyên 2.6 trang 10 — trang | giọt của cây lúa

các chất 14 SGK Sinh học 11

trong

cây

Bài 3: — Các hình 3.2 trang |~— Thí nghiệm: Đo Thoát 17 SGK Sinh học II | thoát hơi nước qua hơi nước — Các hình 3.5, 3.6, | hai mặt một số lá cây

3.7 (phần phụ lục) bằng cặp gỗ có gắn 2 — Su dung bang 3 ban kinh HS quan trang 16 SGK Sinh sát và rút ra nhận

hoc 11 xét

Bài4: |-GV chuẩn bị - Hình 4.1,4.3SGK |- GV biểu diễn thí

Vai trò một số mẫu lá Sinh học trang 20, nghiệm về vai trò của

của các | cây có thiêu một | 23, một sơ hình ảnh Su

nguyên | số nguyên tố về ánh hưởng của phân bón

tố khống nhất định | phân bón với sinh vật

Trang 36

khoáng | cho HS quan sát | và môi trường

biểu hiện của - GV sử dụng bảng 4

chúng trang 22 SGK Sinh

hoc 11

Bai 5: -GVcothéthu |-Sodévésudéng | - GV biểu diễn thí

Dinh thap thém mot số | hoá nitơ ở thực vật nghiệm tương tự hình

dưỡng mẫu lá có biểu 5.1 trang 25 SGK

Nito 6 hiện đói nito cho Sinh hoc 11 thuc vat | HS quan sat va

nhan xét biéu

hiện của nó

Bài 6: - GV su dung H 6.1,

Dinh H 6.2 trang 29, 30

dưỡng SGK Sinh học II

nito 6

thực vật

Bai 8: - Một số mẫu: Lá | - GV chuẩn bị tranh | - GV biểu diễn thí

Quang cây, củ, quả có tương tự các hình nghiệm phát hiện hợp ở màu sắc khác 8.4, 8.5, 8.6 (phần diệp lục và carôtenôiït thực vật | nhau phụ lục) ở củ cà rốt, quả cả

chua, lá rau muống

Bài9: |-GV chuẩn bị - GV chuẩn bị sơ đồ

Quang các hình ảnh về về chu trình Canvin,

hợpở | thực vậtC¿,C;, | sơ đồ con đường Cụ, các CAM chiếu, HS | C; và CAM, sơ đồ

nhóm quan sát các quá trình của hai thực vật pha trong quang hợp

C;,C¿

CAM

Bài 10: - GV chuẩn bị các - Thí nghiệm trông Ảnh bảng tương tự hình cây trong các điều hưởng 10.1, 10.2, 10.3 trang | kiện chiêu sáng khác

của các 44, 45, 46 SGK nhau

nhân tơ - Hình ảnh của các ngoại nhân tố ảnh hưởng cảnh đến đến quang hợp

quang

Trang 37

hợp Bài 12: Hình 12.3, 12.4 - Thí nghiệm: Phát

Quang (phần phụ lục) hiện hô hấp qua sự hợp và thải khí CO; trang 59 năng Sinh học II

suất cây - Thí nghiệm: Phát

trồng hiện sự tăng nhiệt độ

trang 5I Sinh học 11 - Thí nghiệm: Phát

hiện hé hap thơng

qua sự thải khí O;

trang 60 Sinh học I1

Bài l5: - GV chuẩn bị các

Tiêu hoá tranh về tiêu hoá thức

ở động ăn ở động vật chưa

vật có cơ quan tiêu hoá

(trùng đề giầy ), ở

động vật có túi tiêu

hoá (thuỷ tức), động vật có ơng tiêu hố (giun, côn trùng, ngựa, người ) Bài l6: - GV sử dụng tranh Tiêu hoá về ống tiêu hoá của ở động thú ăn thịt và thú ăn

vật (tiếp) thực vật

- Dùng các bảng 16 trang 69 SGK Sinh

hoc 11

- Cac hinh anh cua

động vật ăn tạp, ăn thực vật, ăn động vật Bài 18: - GV chuân bị tranh

Tuần về hth hở, hth kín

hồn đơn ở cá, hth kín kép

máu ở chim, thú

- Các hình 18.4 (phụ lục)

Trang 38

Bài 19: GV chuẩn bị tranh | - Thí nghiệm: Đo Tuần về hệ dẫn truyền tim, | một số chỉ tiêu sinh lí

hồn hình 19.2, 19.3 trang | ở người như: cách máu 83, 84 SGK Sinh học | đếm nhịp tim, cách (tiếp) 11 đo huyết áp

— GV sử dụng các

bảng 19.1, 19.2 trang

82, 84 Sinh học 11 Bài 20: - GV chuân bị sơ đô

Cân về cơ chế duy trì cân

bằng nội bằng nội môi, cơ chế

môi điều hoà huyết áp

Bài 22: - GV chuẩn bị tranh

Ơn tập tương tự các hình chương I 22.1, 22.2, 22.3 trang 94, 95, 96 SGK Sinh hoc 11 - Su dung bang 22 trang 95 SGK Sinh hoc 11

Bai 23: |- GV chuẩn bị| - Sử dụng hình 23.5 - | - GV bơ trí thí

Huong | một số cây tương 23.8 (phụ lục) nghiệm tương tự như động ¬ hình 23.1: Cảm ứng

ứng với các kiêu của cây với điều kiện

hướng động ánh sáng trang 97 Sinh hoc 11 — CTC - GV biểu diễn thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của TỄ

Bài 24: - Một sô phim về - Thí nghiệm vê hiện

Ứng hiện tượng bắt mỗi ở | tượng cụp lá ở cây động cây nắp ấm trinh nữ

- Các hình 24.1 — - Thí nghiệm về hiện

24.4 trang 102 — 105 | tượng bắt mỗi ở cây Sinh học 11 gong vo

Trang 39

Bài 26: - Sử dụng các hình - GV biéu diễn thí Cảm ứng 26.1, 26.2 trang 108, | nghiệm lấy kim nhọn

ở động 109 SGK Sinh học | kích thích vào đầu

vật 11 ngón tay, con thuỷ

tức, con đỉa, côn

trùng (châu chấu, cào cảo ) Bài 27: - GV sử dụng các Cảm ứng hình 27.1, 27.2 trang của động 111, 112 SGK Sinh vật (tiếp) hoc 11 - Hình ảnh về cấu tạo não bộ, các tế bào thần kinh, hoạt động của thần kinh đạng ống Bài 28: - GV chiếu hình động

Điện thế về sự phân bồ ion và

nghỉ tính thắm của màng

tế bào, sự hoạt động

của bơm Na' - K”

- Sử dụng các hình 28.1, 28.2, 28.3 trang 114, 115 SGK Sinh hoc 11 - Bang 28 trang 115 SGK Sinh hoc 11 Bai 29: - GV dùng sử dụng Điện thế tranh, hình động sự hoạt hình thành điện thé động và hoạt động, sự lan

sự lan truyền xung thần

truyền kinh trên sợi thần

xung kinh có và khơng có

thần bao miêlin

kinh

Trang 40

Bài 30: - Sử dụng tranh về Truyền cấu tạo của xináp,

tin qua các kiểu xináp

xináp - Hình động quá trình truyền tin qua xinap

Bai 31: - Xem phim về tập

Tập tính tính bâm sinh, tập

của động tính học được của vật động vật

- Sử dụng sơ đồ cơ sở thân kinh của tập

tính

Bài 32: GV chuẩn bị một

Tập tính đoạn video về một sô

của động hình thức học tập ở vật (tiêp) động vật, tập tính của

động vật và cho HS

Ngày đăng: 30/10/2014, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w