1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần 3 Sinh học vi sinh vật sinh học 10

79 386 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả

Trang 2

LOI CAM ON

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: ThS Trương Đức Bình, trong nhiều tháng Thầy đã tận tình giúp đỡ, cùng tôi đi những bước đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cô giáo: ThS Đỗ Thị Tố Như, cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, và các thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy, tập thê các thầy cô giáo khoa Sinh - KTNN, phòng quản lý khoa học và Ban giám

hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập

và nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trang 3

TAI LIEU THAM KHAO

1 Luật giáo dục 2005, chương I— Những quy định chung, điều 3 — tinh chat và nguyên lý giáo dục

2 Dinh Quang Bao, /i ludn day hoc sinh hoc, NXBGD

3 GS.TS Nguyén Thanh Dat, Sach thiét ké bdi gidng sinh học 10 kèm đĩa CD, NXBGD Viét Nam

4 Nguyén Thanh Dat, Sinh hoc 10, NXBGD

5 Nguyễn Thành Đạt, Sách giáo viên Sinh học 10, NXBGD Viét Nam

Trang 4

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Giáo viên :GV

Học sinh : HS

Thực hành thí nghiệm : THTN

Sach giao khoa :SGK

Trang 5

MUC LUC

Phan 1: MO DAU cssscccsssscrssscssnssccsnssessusscsossscenssccensscconssccensssenssssenssscensssroes ts 1

1 Lido chon dé tai

2 Mục đích của đề tài

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4 Nhiêm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu -+ cc-eeescsceeesescseseeses 3

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết -:-cccccccccccss= 3

5.2 Phuong pháp nghiên cứu điều tra cơ bản -2- sec << 4 5.3 Phương pháp chuyên Øia -¿- - c s se 3 St S3 E855 85555 eessx 4

Phần 2: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU -Õ Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI 5

LL Co 0 e

1.1.1 Khái niệm PTTQ trong dạy học - - -< -<<«<<s<« 5

1.1.1.1 Định nghĩa PTTT( -<-<-eeceeeK nón nen

1.1.1.2 Phân logi PTTT( < «Ăn n SỲ nỲSASYSESESEEsEeseeerseeessee

1.1.1.3 Vai trò của PTT( ee« s« sesssessesseseessessesseeseessessee Ố 1.1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng PTTQ trong nhóm trực quan 6 1.1.2 Sir dung PTTQ trong dạy học bằng phương pháp thực hành 7 1.1.2.1 Định nghĩa thực HHÈHÍH << se se e=seseesk mm mm vn 1.1.2.2 Các loại công túc TÍH e«eeesessesessesessessesessessee se 7 1.1.2.3 Vai trò của (HC HÀHHh c5 ccc sS sS s°esssesseeeesssessesseesee 1.1.2.4 Yêu cầu của công tác TH dối với giáo viên - 1.1.3 Sử dụng PTTQ trong phương pháp thực hành thí nghiệm 9 1.1.3.1 Vai trò của phương pháp THTÌN -««e.eseese Ư 1.1.3.2 u cầu của phương pháp THTTÌN « sscceses 10 1.1.4 Sử dụng PTTQ trong phương pháp biểu diễn thí nghiệm 11

Trang 6

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài -

Chương 2: PHÂN TÍCH NỘI DỤNG CÁU TRÚC PHÀN II - SINH HỌC VI SINH VAT — SH 10 2-c<5c5<c<2 13

2.1 Cấu trúc phần III — Sinh học vi sinh vật — Sinh học 10 13

2.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần III — Sinh học vi sinh vật - SH 10 14 2.3 Phân tích nội dung phần III ~ Sinh học vi sinh vật - SH10 15

Chương 3: THIẾT KÉẺ MỘT SỐ BÀI HỌC CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN s<-csecccseeeerseeereeeeerssersrsrersreerreeeresu3f

3.1 Các hướng sử dụng PTTQ trong tổ chức dạy học phần III 34

Trang 7

PHAN 1 MO DAU

1 Lido chon dé tai

Hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, lượng tri thức ngày càng nhiều và luôn biến đổi Trước tình hình đó ngành giáo dục nước ta đã và đang có sự đôi mới cả về phương pháp và nội dung dạy học

Bộ giáo dục đã thực hiện chương trình thay sách mới Năm 2006 — 2007, SGK lớp 10 cải cách được đưa vào giảng dạy và học tập ở tất cả các trường THPT trong toàn quốc, bao gồm 2 bộ: Sách theo chương trình cơ bán (chương trình chuẩn) và sách theo chương trình nâng cao Đặc biệt trong nội

dung của các bộ SGK này có cả các bài thực hành — một trong những phương

pháp dạy học trực quan, vừa có tác dụng giúp học sinh củng cố kiến thức

trong chương, vừa giúp HS có thể vận dụng kiến thức đã học được vào thực

tiễn một cách đúng đắn và có hiệu quả

Trong nghị quyết Trung Ương II khóa VII, Đảng ta đã xác định: đổi

mới phương pháp dạy học và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt

học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp đạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo

Hiện nay tuy có rất nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả, nhưng hầu hết GV ở các trường THPT vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống —

phương pháp thuyết trình, chính vì vậy HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ

động, không phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của HS Điều này cho thấy đề nâng cao chất lượng giáo đục một cách toàn diện thì phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học,

nhằm phát huy tối đa khả năng học tập, tìm hiểu và sáng tạo của HS

Trang 8

Luat giao duc nam 2005 dugc Quéc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam khóa X, kì họp thứ 10 thông qua đã quy định rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết

hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường

kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”

Trong lí luận dạy học, sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được kết quả cao Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, giúp học sinh khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm

tòi, khám phá và vận dụng tri thức

Sinh học là môn khoa học tự nhiên, hầu hết các hiện tượng, khái niệm,

quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn và thực hành thí

nghiệm (THTN) là một trong những phương pháp quan trọng nhất đề tô chức

cho HS nghiên cứu các hiện tượng Sinh học Mặt khác THTN là cầu nối giữa

lí thuyết và thực tiễn, đo đó nó là phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy, thí nghiệm giúp HS đi sâu, tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quy luật Sinh học

THTN có vị trí, vai trò quan trọng đó là nguồn thông tin phong phú đa

dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác

THTN là một trong những phương pháp quan trọng đề tổ chức cho học

sinh nghiên cứu các hiện tượng Sinh học

Đối với học sinh, THTN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh đi sâu, tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình Sinh học

Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tai: “Si dung phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy — học phần III: Sinh hoc vi

Trang 9

sinh vat — Sinh học 10” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10 nói chung va phan III - Sinh học vi sinh vật nói riêng

2 Mục đích của đề tài

Nghiên cứu, sử đụng phương tiện trực quan trong dạy học phần III —

Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10

3 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

-_ Các phương tiện trực quan có thể sử dụng trong dạy học phần III — Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10

- Phan III — Sinh học vi sinh vật - Sinh học lớp 10

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương tiện trực quan trong day hoc phan III — Sinh hoc vi sinh vật - Sinh học 10

- Khao sát thực trạng của việc dạy — hoc và việc sử dụng phương tiện

trực quan trong đạy học môn Sinh học ở trường phố thông

- Thiết kế một số bài giảng có sử đụng PTTQ đề tổ chức đạy học phần

III - Sinh học vi sinh vật - Sinh học lớp 10 ban cơ bán nhằm nâng cao chất

lượng giảng dạy

% Phương pháp nghiên cứu

%.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng PTTQ trong dạy học

Như một số sách:

Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 10, Ngô Văn Hưng,

NXBGD Việt Nam

Lí luận dạy học sinh học, Dinh Quang Bao, NXBGD

Sách thiết kế bài giảng sinh học 10 kèm đĩa CD, Nguyễn Thành Đạt, NXBGD Việt Nam

Trang 10

3.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra cơ bản

Tìm hiểu tình hình dạy và học các bài lí thuyết và thực hành thuộc phần

II - Sinh học 10 ở trường THPT %.3 Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến của các giáo viên phố thông về kết quả của việc sử dụng PTTQ trong day hoc

Trang 11

PHAN 2

KET QUA NGHIEN CUU

CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm phương tiện trực quan (PTTQ) trong dạy học Sinh học 1.1.1.1 Định nghĩa PTTQ PTTQ là tất cá các phương tiện nhận thức, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan

1.1.1.2 Phân loại PTTO

Trong dạy học Sinh học có 3 loại PTTQ chính:

- Các vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhôi, tiêu bản ép khô, tiêu bản

hién vi v.v

- Các vật tượng hình: mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, sơ đồ,

biểu đỗ v.v - Các thí nghiệm:

Để truyền đạt và lĩnh hội nội dung trí dục (là những sự vật, hiện tượng, các

quá trình Sinh học và cả những cách thức hành động với chúng), GV thường sử dụng phương pháp biểu diễn các PTTQ Tùy theo các loại PTTQ mà người ta phân ra:

- Phương pháp biểu diễn các vật tượng hình - Phương pháp biểu diễn các vật tự nhiên - Phương pháp biểu diễn các thí nghiệm

1.1.1.3 Vai trò của PTTQ

Có thể nói các PTTQ được sử dụng đề minh họa, bổ sung lời giảng của thầy

trong các phương pháp dung lời làm nguồn phát thông tin dạy học, nó còn

được sử dụng làm phương tiện thông tin chủ yếu để qua đó HS tự lực lĩnh hội

Trang 12

tri thức mới Thường những PTTQ có nội dung phản ánh những yếu tố rồi bằng phân tích, so sánh có thê rút ra sự giống nhau, khác nhau, những kết luận khái quát: hoặc mô tả các kiến thức giải phẫu, qua đó giúp HS tìm ra các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng sinh lí của chúng

1.1.1.4 Những yêu cầu khi sứ dụng PTTO

- Biểu diễn phương tiện đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó

- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ Nếu vật quan sát quá nhỏ phái dành

thời gian dé giới thiệu đến từng HS

- Việc biêu diễn đồ dùng trực quan phái tiến hành thong thả, theo một trình tự

nhất định, để HS đễ theo dõi, kịp quan sát

- Trong điều kiện có thể, nên phối hợp, bố sung các loại PTTQ khác nhau - Trước khi biểu diễn các PTTQ cần hướng dẫn HS lưu ý quan sát triệt đề Biện pháp định hướng tốt nhất là GV cần nghiên cứu kĩ để nêu ra các câu hỏi

mà câu trả lời của HS chỉ có thể tìm được qua tài liệu quan sát từ PTTQ Việc

đề ra câu hỏi này đặc biệt quan trọng khi biểu diễn PTTQ có tính chất nghiên cứu

1.1.2 Sử dụng PTTQ trong phương pháp thực hành quan sát 1.1.2.1 Định nghĩa thực hành

Thực hành (TH) là HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiễn hành các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt, trực tiếp tác động vào đối tượng bằng nhiều giác quan

TH là phương pháp đặc trưng trong dạy học, nghiên cứu Sinh học và kĩ thuật nông nghiệp

1.1.2.2 Các loại công tác TH

Tùy theo đối tượng TH, công tác TH có thé phan ra 4 dang sau:

- TH quan sát, nhận thức, sưu tập các vật mẫu

- TH quan sát trên các tiêu bản hiển vi

Trang 13

- TH nuôi, trồng thí nghiệm các động vật, thực vật

- TH các thí nghiệm dài ngày ở nhà, trong phòng thí nghiệm (các thí nghiệm về sinh lí, sinh hóa, giải phẫu động vật,v.v )

Tùy theo lôgic tổ chức hoạt động nhận thức của HS (dựa theo mặt bên trong hay bên ngoài của phương pháp dạy học), công tác TH có thể có các dạng như

Sau:

- Công tác TH là nguồn thông tin dạy học

- Công tác TH để củng cố, minh học kiến thức đã lĩnh hội từ các nguồn thông

tin khác như lời nói của thầy, đọc sách, đọc tài liệu tham khảo v.v

Tùy theo nơi TH có thể tiến hành ở trên lớp, phòng thí nghiệm, trên đồng ruộng

1.1.2.3 Vai trò của thực hành

Trong dạy học Sinh học, phương pháp TH có tác dụng giáo dục, rèn luyện

HS một cách toàn diện, đáp ứng được nhiệm vụ trí dục — đức dục tốt nhất, vì: - Qua TH, HS có điều kiện tự tìm hiểu mối quqn hệ giữa cấu trúc và chức

năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả, do đó các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin tự giác, sâu sắc hơn

- TH có liên quan đến nhiều giác quan, do đó bắt buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn

- TH là phương pháp có ưu thế nhất đề rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo ứng dụng tri thức vào đời sống , đặc biệt nó là phương pháp chủ đạo trong dạy học kĩ thuật nông nghiệp

- TH là nơi tập dượt cho HS các phương pháp nghiên cứu Sinh học, Nông học

như quan sát, thực nghiệm,v.v

1.1.2.4 Yêu cầu của công tác TH dỗi với giáo viên

- Phải xác định rõ mục đích tiết TH về một nội dung cụ thể nào đó (nghiên cứu một vấn đề mới hay củng có kiến thức lí thuyết đã học)

Trang 14

- Hướng dẫn trình tự các bước của công tác TH

- Tiến hành tổ chức lớp, như: phân chia nhóm, phân phối dụng cụ, vật mẫu.(nhóm to hay nhỏ là tùy thuộc vào khả năng chuẩn bị vật chất như dụng

cụ mồ, số kính hiển vi, vật mẫu.v.v.) Việc tổ chức phải chu đáo, theo kế hoạch tí mi để trong suốt quá trình TH mọi HS luôn luôn có việc làm Nếu dụng cụ, vật liệu TH không đủ để tất cả cùng tiến hành một nội dung thì phân

công luân phiên nhau giữa các nhóm

- Cần nghiên cứu kĩ nội dung và tiến hành trước công việc TH để bảo đảm thành công khi hướng dẫn cho HS Cần lường trước những khó khăn, thất bại có thể có lúc HS thực hiện, tìm hiểu nguyên nhân thất bại để không lung túng,

bị động khi cần giái đáp cho HS

- Hiện tại các tiết TH quy định trong chương trình được bố trí vào cuỗi

chương hay sau mỗ bài lí thuyết tương ứng, chủ yếu nhằm minh học củng cố lí thuyết TH chưa được sử dụng phổ biến trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, cho nên GV cần tăng cường loại bài tập TH này để nâng cao giá trị dạy học của nó

- Phải có kế hoạch dành thời gian nhận xét, đánh giá kết quả TH của HS Khi nhận xét cần chú ý những nội dung sau:

+ Kết quả thí nghiệm và quan sát: cách tiến hành có ưu, nhược điểm gì?

+ Ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn của HS trong quá trình tiến

hành thí nghiệm

Để động viên HS cần nêu một số nhóm, cá nhân làm tốt, những em tìm tòi,

phát hiện ra cái mới, kể cả những thắc mắc, chứng tỏ HS có sự đào sâu, suy

nghĩ Sau đó nhận xét về kết quả cụ thể đã đạt được

1.1.3 Sử dụng PTTQ trong phương pháp thực hành thí nghiệm (THTN) 1.1.3.1 Vai trò của phương pháp THTN

Trang 15

THTN là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong những điều kiện nhân tạo THTN là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Sinh học, vì vậy nó luôn luôn được vận dụng trong dạy học Sinh học

THTN chủ động gây ra các hiện tượng, thay đổi điều kiện quan sát và tạo khả năng đi sâu hơn và tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng, nó cho phép tìm hiểu bán chất của các hiện tượng, mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng Vì vậy, I.P.Paplôp mới nói: “ Quan sát chỉ thâu lượm những gì mà tự nhiên trao cho, còn thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên những gì mà con người cẩn ”

1.1.3.2 Yêu cầu của phương pháp THTN

THTN cần thỏa mãn những yêu cầu sư phạm sau:

- Điều kiện quan trọng nhất khi học sinh THTN là các em phải ý thức được mục đích thí nghiệm, hiểu rõ các điều kiện thí nghiệm Bước này không nên

thông báo sẵn cho HS mà cần tổ chức trao đối để học sinh thảo luận và rút ra kết luận cần thiết

-_ Việc quan sát những diễn biến trong quá trình thí nghiệm do HS tự lực thực

hiện, GV chỉ điều chỉnh làm chính xác hóa sự tiếp thu của HS

- Giai đoạn cuối cùng của THTN là HS phải vạch ra được bản chất bên trong của các hiện tượng quan sát được từ TN thông qua việc thiết lập các mối liên hệ nhân - quả giữa các hiện tượng

- Thí nghiệm chủ yếu được tiến hành khi nghiên cứu các quá trình sinh lý,

ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể, vì vậy nó có thé phải thực hiện trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào tính chất diễn biến của từng quá trình

Có những thí nghiệm được tô chức thực hiện trong một tiết học ( Thí nghiệm

phản xạ, TN tính hướng sáng của cây, TN vai trò của enzim, TN co nguyên

sinh ở tế bào ), còn phần lớn các thí nghiệm dài ngày phải tiến hành ngoài

giờ học ở phòng thí nghiệm, ở nhà, ở góc sinh giới, ruộng vườn thí nghiệm

Trang 16

Chang hạn như: TN nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lên quá trình sinh lý và năng suất cây trồng; TN gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hóa lý lên cây trồng; TN thăm dò tác dụng của các kích tố sinh trưởng đối với năng suất vật nuôi, TN khả năng chống chịu rét của các giống lúa Đối với những thí nghiệm dài ngày này, GV phải có kinh nghiệm tính toán trước thời gian từ lúc bắt đầu đến khi thí nghiệm có kết quả sao cho khi

giảng bài có liên quan đến thí nghiệm thì có thể biểu diễn hoặc thông báo kết

quả thí nghiệm

- Đặt TN là khâu quan trọng của THTN Cần tổ chức sao cho HS được trực

tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu, chủ động các điều kiện thí

nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm Tổ chức THTN như vậy ắt có tác

dụng lớn về mặt trí dục, đặc biệt có tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp 1.1.4 Sử dụng PTTQ trong phương pháp biếu diễn thí nghiệm

Biểu điễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức HS nghiên

cứu các hiện tượng Sinh học, vì:

- TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của HS

-_TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật

TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các quá trình Sinh

học

TN do GV biểu diễn phải là mẫu mực về thao tác để qua đó HS học tập, bắt

trước Dần dần, khi HS tiến hành được thí nghiệm, họ sẽ rèn luyện được kĩ

năng thực hành, thí nghiệm

TN có thể được sử dụng đề tổ chức hoạt động nhận thức của HS với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau: thông báo, tái hiện (bắt

trước), tìm tòi bộ phận, nghiên cứu

Trang 17

= Như vậy: PTTQ có thê sử dụng được trong nhiều phương pháp:

TH quan sát, THTN, biểu diễn vật thật, biểu diễn vật tượng hình, biểu diễn thí

nghiệm

1.2 Cơ sở thực tiễn

Qua dự giờ và trao đổi với một số GV thì hầu hết vẫn còn sử dụng phương pháp giáng dạy truyền thống Ít sử dụng PTTQ trong giảng dạy, nếu có cũng

chủ yếu là các vật tượng hình, còn vật thật thì ít, đặc biệt việc biểu diễn thí

nghiệm giúp HS lĩnh hội kiến thức mới lại càng không có Sở dĩ việc sử dụng PTTQ trong dạy học chưa được coi trọng là vì:

Thứ nhất: Các trường THPT còn gặp nhiều khó khăn như thiếu thốn về cơ sở

vật chất (mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, phim, mẫu vật, hóa chất )

Thứ hai: GV và học sinh chưa thật sự nhận thức được vai trò của PTTQ trong dạy học

Thứ ba: GV chưa có phương pháp dạy học một cách tích cực nhằm thu hút

hứng thú học tập của học sinh đối với môn học này

Chính điều đó làm hạn chế hiệu quả hữu dụng của PTTQ, qua đó chúng tôi càng khăng định rằng con đường mà chúng tôi đang đi là đúng hướng

Trang 18

CHUONG 2

PHAN TICH NOI DUNG, CAU TRUC CUA PHAN III - SINH HỌC VI SINH VAT SINH HQC 10

2.1 Cấu trúc phần III — Sinh hoc vi sinh vật - Sinh học 10

Phần II — Sinh học vi sinh vật của Sinh học 10 được chia thành 3 chương, 12 bài, trong đó bao gồm 9 bai lí thuyết 2 bài thực hành và 1 bài ôn

tập:

Chương 1: Chuyến hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Bài 22: Dinh dưỡng, chuyên hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật

Chương 3: Vi rút và bệnh truyền nhiễm

Bài 29: Cấu trúc các loại virut

Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Bài 31: Virut gây bệnh Ứng dụng của virut trong thực tiễn Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật

Trang 19

2.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần HH — Sinh học vỉ sinh vật - Sinh học 10

CHU DE CHUAN KIEN THUC CHUAN KI NANG

- Nêu được khái niệm vi | - Biết làm một sô sản phâm

sinh vật (vsv) và các đặc |lên men (sữa chua, muối điểm chung của vsv chua rau quả và lên men

- Trình bày được các kiểu | rượu)

chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vsv dựa vào Dinh dưỡng, nguồn năng lượng và chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật nguồn cacbon mà vsv đó sử dụng - Nêu được hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men - Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vsv và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuât Sinh trưởng và

sinh sản ở vsv - Trình bày được đặc diém

chung của sự sinh trưởng ở

vsv và giải thích được sự

sinh trưởng của chúng

trong điều kiện nuôi cấy

Trang 20

yêu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv và ứng dụng của chúng Virut va bệnh truyén nhiễm

- Trình bày khái niệm và

cấu tạo của virut, nêu tóm

tắt được chu kì nhân lên

của virut trong tế bào chủ - Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh và một số ứng dụng của virut - Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền dịch, interferon, cac phương thức nhiém, mién lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh - Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, động vật và thực vật ở địa phương 2.3 Phân tích nội dung phần III — Sinh học vi sinh vật Sinh học 10

« Bài 22: Dinh dưỡng, chuyến hóa vật chat và năng lượng ở vỉ sinh vật

I Khái niệm vi sinh vật

1 Khái niệm:

Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiễn vi

2 Đặc điểm chung

- Đa số là cơ thể đơn bào (nhân thực, nhân sơ) có kích thước nhỏ bé - Hấp thụ và chuyên hóa chất dinh dưỡng nhanh

- Sinh trưởng và sinh sản nhanh IH Môi trường và các kiểu dinh dưỡng

Trang 21

1 Các loại môi trường cơ bản

a) Môi trường tự nhiên: Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong các môi

trường và điều kiện sinh thái đa dạng

b) Môi trường trong phòng thí nghiệm

-_ Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chat tự nhiên)

- _ Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng)

- Môi trường bán tong hop (gồm các chất tự nhiên và các chất tổng

hợp)

2 Các kiểu dinh dưỡng

- Quang tự dưỡng: sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng, nguồn

cacbon chủ yếu là CO;

- Hóa tự dưỡng: sử dụng chất vô cơ hoặc chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu là CO

-_ Quang đị dưỡng: sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ

-_ Hóa đị đưỡng: nguồn năng lượng là chất hữu cơ, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ

III Chuyén héa vat chat ớ vi sinh vật

1 Khái niệm:

Chuyên hóa vật chất ở vi sinh vật là quá trình sau khi hấp thụ các chất dinh đưỡng, nguồn năng lượng trong tế bào diễn ra các phản ứng sinh hóa để biến đối các chất này

2 Hô hấp va lén men: a) Hô hấp:

- H6 hap ki khi: là quá trình oxi hóa phân tử hữu cơ để tạo ra năng lượng cho vi sinh vật hoạt động

Trang 22

- Hô háp hiếu khí: là quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng

b) Lên men: là quá trình oxi hóa khử Sinh học, phân giải cacbohidrat trong điều kiện không có oxi hoặc có ít oxi để tạo ra năng lượng và các hợp chất trung gian

* Nội dung trọng tâm:

- Khái niệm vsv

- Nắm được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản trong phòng thí nghiệm - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vsv

- Phân biệt được hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men ở vsv

+ Bai 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ớ vi sinh vat I Quá trình tổng hợp

a) Tổng hợp Prôtein: từ các axit amin

b) Tổng hợp Lipit: từ glixeerrin và các axit béo c) Tổng hợp Pôlisaccarit: từ các đường đơn

đ) Téng hop axit nucleic: tong hợp nucleotit từ bazơ nitơ, đường và axit phôtphoric Từ các nucleotit tổng hợp các axit nucleic đặc trưng

II Qua trình phân giải

1 Phân giải Prôtêin và ứng dụng

proteaza

*) Protein ———> Acid amin ————» CO, + NH; + NL

*) Ung dung:

Thu được các acid amine dé tổng hợp prôtêin bảo vệ tế bào khỏi bị hư

hại, làm tương, làm nước mắm

2 Phân giải Pôly Saccarif và ứng dụng a) Lên men etylic

Nắm( đường hóa) nấm men rượu

Trang 23

Tinh b6t ———> Glucose ——> étanol + CO,

b) Lén men lactic:

Vk lactic dong hinh

Glucose Lactic

Vk lactic di hinh

3 Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải

-_ Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào

* Nội dung trọng tâm:

- Đặc điểm của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vsv - Ý nghĩa của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vsv

s Bài 24: Thực hành: Lên men Efylic và Lactic

I Lên men Etilic 1 Mục tiêu:

Đặt được thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men

2 Chuẩn bi:

- 3 ống nghiệm (đường kính từ 1- 1,5 em, dai 15cm)

- Bánh men giã nhỏ và rây lấy bột mịn

- 20 ml dung dịch đường kính 10% - 20 ml nước lã đun sôi đề nguội

3 Nội dung và cách tiến hành

- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3 : Ig bột bánh men hoặc nắm men

thuần khiết

- Đồ nhẹ 10 mi dung dịch đường theo thành ống nghiệm l và 2 - Đồ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi đề nguội theo thành ống nghiệm 3

- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 - 32°C, quan sát hiện

tượng xảy ra trong các ống nghiệm

Trang 24

4 Thu hoạch

- _ Hãy điền hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:

nâm men

Đường ———> CO; + X + Năng lượng (ít) - Điền các nhận xét vào bảng: có (+), không có (-) Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ong nghiệm 3 Có bọt khí CO; nối lên Có mùi rượu Có mùi đường Có mùi bánh men II Lén men Lactic 1 Mục tiêu Biết làm sữa chua, muôi rau quả 2 Chuẩn bị - Cải sen: l kg

- Dung dịch nước muối 5- 6% : 4 lít

- Vại hoặc xô nhựa đề muôi dưa

- Sữa đặc có đường : I hộp

- Sữa chua (Vinamilk hoặc Ba vì, ) : l hộp

- Nước sôi (để trong phích) : 1 lít

- Nước sôi đề nguội (đề trong bình hoặc bát to) : 0.5 lít

- Cốc nhựa hoặc cố thủy tinh đựng sữa

Trang 25

- Cho một thìa sữa chua Vinamilk vào rồi trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 40°C, day kin, sau 3 — 5 giờ sẽ thành sữa chua

b) Muốỗi chua rau quả

- Rửa sạch rau, phơi héo bớt nước, đề khô

- Cắt thành các đoạn dài khoảng 3cm

- Cho rau vao vai, dé ngap nudc muối 6%, nén chặt, đậy kín, để nơi ấm

(28-30°C), thời gian 2-3 ngày 4 Thu hoạch

- Kiểm tra các sản phẩm sữa chua và rau quả chua, giải thích kết quả thí nghiệm

- Trả lời các câu hỏi nêu trong bài vào vở

* Nội dung trọng tâm:

- Làm thí nghiệm lên men rượu và quan sát hiện tượng lên men êtilic - Biết làm sữa chua, muối chua rau quả

¢ Bai 25: Sinh trưởng của vỉ sinh vật

1 Khái niệm về sinh trướng và thời gian thế hệ của vi sinh vật a) Khái niệm về sinh trưởng:

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là được hiểu là tăng số lượng tế bào của quần thê

b) Thời gian thế hệ của vi sinh vật:

- Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia

hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng lên gấp đôi họi là thời gian thế hệ (kí hiệu: g)

2 Sự sinh trưởng của quan thể vi khuẩn

a)Nuôi cấy không liên tục :

Trang 26

Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyên hóa gọi là môi trường nuôi cấy không

liên tục

Nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha:

- Pha tiềm phát (số lượng vi khuẩn chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành)

- Pha lũy thừa (vi khuẩn phân chia nhanh, làm tăng số lượng tế bào) - Pha cân bằng (số lượng tế bào đạt đến giá trị cực đại và không thay đổi theo thời gian)

- Pha suy vong (số tế bào trong quần thé giảm dần)

b) Nuôi cấy liên tục:

- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường luôn được bổ sung nguyên

liệu mới là các chất dinh dưỡng và lay đi các sản phẩm được tạo ra

* Nội dung trọng tâm:

- Sinh trưởng của vsv là sinh trưởng của cả quần thể

- Bốn pha sinh trưởng của vsv

- Phân biệt được sự sai khác giữa 2 hình thức nuôi cấy liên tục và nuôi cấy

không liên tục

s Bài 26: Sinh sản cua vi sinh vat 1 Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ

Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng các hình thức:

- Phân đôi ( là hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật): khi hấp thụ

và đồng hóa các chất, tế bào vi khuẩn tăng kích thước, đồng thời chất nhân tăng gấp đôi, ở giai đoạn này vi khuẩn hình thành màng gấp nếp (mezoxom),

ADN lây mezoxom làm điểm tựa để nhân đôi, vách tế bao hình thành, tế bao chất phân chia Từ một tế bào hình thành hai tế bảo

- Nảy chỗi và tạo thành bào tử (nội bào tử, ngoại bào tử):

Trang 27

- Bằng bào tử : + ngoại bào tử ( vi sinh vật dinh dưỡng mê tan) + bào tử đốt ( xạ khuẩn)

2 Sinh sản của vi sinh vật nhân thực

- Nấm, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh có khả năng sinh sản bằng cách phân đôi, nảy chồi hoặc bào tử

- Nhiều loại nắm mốc có thể sinh san v6 tính bang bao tử kín hay bào tử

trần, đồng thời sinh sản hữu bằng bào tử qua giảm phâm

- Một số loại nắm men có thé sinh san bang nay chéi, phan đôi như nắm

men rượu rum

- Các loại tảo đơn bảo như tảo lục, tảo mắt, trùng đề giày sinh sản vô

tính bằng phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyên động hay tiếp hợp

* Nội dung trọng tâm:

- Phân biệt được nội bảo tử và ngoại bào tử

- Phân biệt bảo tử kín và bảo tử trần

s Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật 1 Ảnh hưởng của các chất hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật

a) Chất dinh đưỡng

- Khái niệm nhân tổ sinh trưởng: Chất hóa học mà vi sinh vật cần một

lượng rất nhỏ cho sự sinh trưởng song chúng không tự tổng hợp được

- Vi sinh vật khuyết dưỡng: Vi sinh vật không có khá năng tự tông hợp

được nhân tố sinh trưởng nào đó

Trang 28

- Ung dụng: Sử dụng một số chất hóa học đề diệt khuẩn, sát trùng trong

bệnh viện, phòng thí nghiệm và trong gia đình 2 Các yếu tố lí học

- Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ am, pH, anh sang, ap suất

thâm thấu là các yếu tổ vật lí có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật Các yếu tố này thúc đầy sự sinh trưởng của vi sinh vật khi phù hợp, đồng thời cũng là yếu tố diệt khuẩn hay ức chế sinh trưởng nếu dưới hoặc quá ngưỡng

- Tùy vào khả năng thích nghi của vi sinh vật mà chia làm các nhóm vi sinh vật khác nhau: Ưa lạnh, ưa nóng, ưa âm và ưa siêu nhiệt độ, vi sinh vật

ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa trung tính

* Nội dung trọng tâm:

- Đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv

- Khái niệm nhân tố sinh trưởng Phân biệt vsv nguyên dưỡng, vsv khuyết dưỡng

- Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vsv

- Ứng dụng của các yếu tố hóa — lí có thể ức chế sinh trưởng của vsv « Bài 28: Thực hành quan sát một số vi sinh vật I Mục tiêu:

- Phát hiện và vẽ được hình dang 1 số loại vi khuẩn trong khoang miệng và

nắm trong váng đưa chua đề lâu ngày hay nắm men rượu -_HS quan sát 1 số hình ảnh về các bào tử của nam

Trang 29

- Que cấy, đèn cồn, giá Ống nghiệm, chậu đựng nước rửa, pipet, giấy lọc cắt nhỏ

2 Thuốc nhuộm

- 6 gam thuốc nhuộm xanh metilen, 100 ml etanol 90%

- 10 gam thuốc đỏ, 100 ml etanol 90%

- Pha dung dịch gốc với nước cắt vô trùng theo tí lệ nhất định (1/10) 3 Mẫu vật

Nắm men : nắm men rượu hoặc váng dưa, váng ca muối, bánh men

tán nhỏ

- Nam mốc: đề quả cam hay quýt ở nơi âm trước 1 tuần - Vi khuân trong khoang miệng ( bua rang)

- Tranh, ảnh về vi sinh vật

- Trước buổi thực hành 2 giờ tiến hành: lấy váng dưa, cà hay bột bánh men thả vào dung dịch đường 10%

- Một số mẫu tiêu bản làm sẵn

III N6i dung va cach tiến hành

1 Nhuộm đơn và phát hiện vỉ sinh vật trong khoang miệng - Nho 1 giọt nước cất lên lam kính

-_ Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng trong miệng

-_ Đặt bựa răng gần giọt nước — làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng

- Hong khô rồi đặt giấy lọc lên tiêu bản nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên trên giấy lọc khoảng 20 giây rồi lấy giấy ra

-_ Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất hong khô - Quan sát dưới kính hiển vi, vẽ hình

2 Nhuộm đơn và phát hiện tế bào nấm men

-_ Lấy một giọt dung dịch đường có ngâm váng dưa hay bánh men nhỏ lên lam kính

Trang 30

-_ Đặt dung địch đường đó gần giọt nước —› làm thành địch huyền phù, dàn mỏng

- Hong khô rồi đặt giấy lọc lên tiêu bản nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên trên giấy lọc khoảng 20 giây rồi lấy giấy ra

- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất hong khô - Quan sát dưới kính hiển vi, vẽ hình HT Thu hoạch

- HS viết ban thu hoạch theo các mục tiêu của từng thí nghiệm trên

- HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 113

* Nội dung trọng tâm:

- HS biết thao tác nhuộm đơn - Quan sát được vi khuẩn nắm men

« Bài 29 : Cấu trúc các loại virút I Cấu tao

1 Kích thước của virut

- Rất nhỏ bé (10nm — 100nm), chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử 2 Cấu tạo của virut Gồm 2 thành phần cơ bản: - _ Lõi: axit nueleic (AND hoặc ARN, I sợi hoặc 2 sợi), là hệ gen của virut

- Vo: (capsit): la Protein bao boc bén ngoài bao vé axit nucléic I Hinh thai cua virut

- C4u tric xoan: caps6me sap xép theo chiều xoắn của axit nucléic - C4u trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện

Trang 31

Cấu tạo hình thái của virut

s Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ I Chu trình nhân lên của virut

1 Sự hấp phụ:

Virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào nhờ có gai glicôprôtêm (virut động vật) và gai đuôi (phago)

2 Xâm nhập

- Virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi bỏ vỏ

và giải phóng axit nuclêïc

- Phago: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào và bơm axit nucléic vao tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài

3 Sinh tổng hợp

Virut thực hiện quá trình tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của mình từ

nguồn nguyên liệu và enzim của tế bào chủ 4 Lắp ráp Lắp ráp axit nuclêic vào prôtê¡n vỏ đề tạo thành virut hoàn chỉnh % Phóng thích Virut phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài I HIV/AIDS 1 Khai niém

- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người

- Virut HIV gây nên bệnh AIDS, nới biểu hiện: sốt kéo dài, sút cân, tiêu

chảy, viêm da

2 Các con đường lây truyền HIV Ba con đường lây truyền HIV:

- Qua đường máu: truyền màu, tiêm trích, ghép tạng có nhiễm HIV - Qua đường tình dục:

Trang 32

- Từ mẹ sang con: qua nhau thai và qua sữa 3 Ba giai đoạn phát triển của bệnh

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa số): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng và không có triệu chứng

-_ Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài từ 1-10 nam, số lượng tế bảo

limphô T giảm dần

- Giai đoạn biêu hiện triệu chứng AIDS: xuất hiện các bệnh cỏ hội: sốt,

tiêu chảy, sút cân, ung thư — chết

4 Biện pháp phòng tranh AIDS

- Sống lành mạnh - Loại trừ tệ nạn xã hội

- Hiểu biết về AIDS - Vệ sinh y tế

* Nội dung trọng tâm:

- Năm giai đoạn của quá trình nhân lên ở virut

s Bài 31: Virut gây bệnh - ứng dụng của virut trong thực tiễn I Cac virut ki sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng

1 Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)

- Phagơ gây những tốn thất lớn cho ngành công nghiệp vi sinh như công

nghiệp sản xuất bia, mì chính, thuốc trừ sâu Sinh học, sinh khối,

2 Virut kí sinh ở thực vật

- Virut xâm nhập vào tế bào thực vật qua vết xây xát, vết tiêm chích của côn trùng hoặc cây bị nhiễm virut truyền qua thế hệ sau qua hạt giống, củ giống, cành chiết, cành giâm

- Sau khi xâm nhập, virut nhân lên và lan sang tế bào khác qua cầu sinh chất

Trang 33

- Cây bị nhiễm virut thường có hình thái thay đổi làm giảm năng suất,

chất lượng nông sản

- Biện pháp tốt nhất đê phòng tránh bệnh do virut gây ra cho thực vật là: chọn giống cây sạch bệnh, luân canh cây trồng hợp lí khi phát hiện dịch bệnh thì thu gom, đốt cùng với các biện pháp xử lí khác triệt để hơn

3 Virut kí sinh ở côn trùng Gồm 2 nhóm:

-_ Nhóm vrrut kí sinh gây bệnh ở côn trùng

-_ Nhóm virut kí sinh ở côn trùng sau đó nhiễm vào cơ thể động vật,

người gây bệnh cho người và động vật

Khi côn trùng bị nhiễm virut, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải vỏ bọc của virut, giải phóng virut Sau đó virut xâm nhập vào té bao ruột hoặc theo địch bạch huyết lan khắp co thé

II Ung dung cia virut trong thực tiễn

1 Bảo vệ môi trường và đời sống con người

Sử dụng virut chết, virut nhược độc để sản xuất vacxin phòng chống

bệnh đậu mùa, cúm, viêm gan hoặc su dung virut để hạn chế sự phát triển của I số động vật hoang dã tự nhiên như chuột, châu chấu

2 Sản xuất các chế phẩm Sinh học

Sử dụng virut có các gen không quan trọng làm thể truyền gen trong kĩ thuật cấy gen tạo ra những chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp nhiều sản phẩm Sinh học quan trọng như: interferon, enzim, hoocmon

3 Trong công nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut

Trang 34

- Tác hại của virut đối với vsv, thực vật và côn trùng

- Nguyên lí và ứng dụng của virut trong thực tiễn

« Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 1L Bệnh truyền nhiễm

1 Khái niệm bệnh truyền nhiễm

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá

thể khác Tác nhân gây bệnh đa dang: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,

virut

2 Phương thức lây truyền

a) Truyền ngang qua : đường hô hấp, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp, qua vết cắn của động vật và côn trùng

b) Truyền dọc: từ mẹ sang thai nhi khi sinh nở hoặc qua sữa

3 Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut

a) Bệnh đường hô hấp:

Virut từ không khí qua niêm mạc vào mạch máu tới đường hô hấp (bệnh viêm phối, cúm, SARS )

b) Bệnh đường tiêu hóa:

Virut qua miệng nhân lên trong mô bạch huyết : - vào máu đên các cơ quan tiêu hóa

- Vào Xoang ruột ra ngoài

Gây bệnh viêm gan, tiêu chảy, quai bị

c) Bệnh hệ thần kinh:

-Virut vào máu tới hệ thần kinh trung ương hoặc theo dây thần kinh

Trang 35

Virut qua đường hô hấp vào máu đến da Lây qua tiếp xúc trực tiếp hay đồ dung hang ngày (bệnh sởi, đậu mùa )

TH Miễn dịch

-_ Khái niệm: Miễn địch là khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại các

tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thẻ

-_ Có 2 loại miễn dịch: Miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch đặc hiệu 1 Miễn dịch không đặc hiệu

- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bâm sinh

- Nhờ các yếu tô bảo vệ của cơ thể bao gồm: da, niêm mạc, địch đạ dày,

dịch mật, nước mắt, nước tiều, ngăn cản, rửa trôi, phân hủy vi sinh vật gây bệnh hoặc nhờ các đại thực bào, bạch cầu trung tính giết chết vi sinh vật theo

cơ chế thực bảo

2 Miễn dịch đặc hiệu

- Miễn dich thé dich:

+ Xuất hiện khi có kháng nguyên xâm nhập

+ Miễn dịch này sản xuất ra kháng thể (mà kháng thể nằm trong thể

dịch như: máu, sữa, dịch bạch huyết )

+ Nhờ có thé dich do té bao limphé B tiết ra (có tác dụng ngưng kết,

bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh hoặc liên kết các loại độc tố do

chúng tiết ra)

- Miễn dịch tế bào:

+ Xuất hiện khi có kháng nguyên xâm nhập

+ Là loại miễn dịch có sự tham gia của tế bào limphô T độc

+ Nhờ tế bào limphô T tiết protein độc làm tan tế bào nhiễm virut, ngăn

cản sự nhân lên của virut

+ Có vai trò chủ lực trong việc chống lại các bệnh do virut (vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thé)

Trang 36

3 Phong chống bệnh truyền nhiễm

Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung

gian truyền bệnh, vệ sinh cá nhân và cộng đồng

* Nội dung trọng tâm:

- Khái niệm bệnh truyền nhiễm, điều kiện để gây bệnh - Các phương thức lây truyền bệnh

- Khái niệm miễn dịch

- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu s Bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật

1 Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Sinh vật có 2 kiểu dinh dưỡng cơ bản là:

+ Quang tự dưỡng + Hóa dị dưỡng

- Vi sinh vật có nhiều kiểu chuyên hóa vật chất: hô hấp, lên men

- Năng lượng chủ yếu được sử dụng vào các hoạt động : + Tổng hợp ATP, sử dụng tổng hợp các chất

+ Vận chuyền các chất

+ Quay tiên mao, chuyên động TỊ Sinh trưởng của vì sinh vật

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể

-_ Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong

-_ Nuôi cấy liên tục là giữ cho môi trường luôn ôn định ứng dụng của nuôi cấy liên tục trong công nghệ Sinh học là sản xuất prôtêin đơn bào, enzim, kháng sinh

-_ Mỗi loài vi sinh vật phù hợp với một môi trường có pH nhất định TII Sinh sản của vì sinh vật

Trang 37

- Cac tac nhan héa hoc va vat lý là chất dinh dưỡng, thúc day hay tre chế sinh trưởng của vi sinh vật

-_ Con người đùng tác nhân lý hóa để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật phục vụ đời sống và sản xuất 1 Các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật V Virut - Virut có kích thước nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, không có trao đổi chất riêng - Virut có tính di truyền đặc trưng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển

- Có 2 loại miễn dịch: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

* Nội dung trọng tâm:

Các khái niệm, hoạt động sống và ứng dụng của vsv

Trang 38

CHUONG 3

THIET KE MOT SO BAI GIANG CO SU DUNG

PHƯƠNG TIEN TRUC QUAN TRONG DAY HOC PHAN III

Các hướng sử dụng PTTQ trong tổ chức dạy học phần III — Sinh học 10

Như chúng ta biết PTTQ bao gồm: Các thí nghiệm, các vật tượng hình, các

vật tự nhiên Vì thế ta có thể sử dụng PTTQ theo các hướng:

- Dùng PTTQ là các mẫu vật that để tố chức cho HS lĩnh hội kiến thức mới

hoặc giúp HS củng cố kiến thức (cụ thể trong bài soạn 22)

- Dùng PTTQ là các thí nghiệm đề tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức mới hoặc giúp HS củng cố kiến thức (cụ thể trong bai soạn 26)

- Dùng PTTQ là các vật tượng hình đề tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức mới hoặc giúp HS củng cố kiến thức (cụ thé trong bài soạn 23, 30)

3.2 Thiết kế một số bài giảng có sử dụng PTTQ

Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Vận dụng thí nghiệm “muối chua rau quả” bài 24 vào giảng mục 11⁄3) I Muc tiéu bai hoc

1 kiến thức

- HS trình bày được các kiểu đinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn cacbon và năng lượng

- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật

Trang 39

- Ki nang liên hệ, giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến chuyên hóa vật chất và năng lượng

3 Thái độ

- Bồi dưỡng quan điểm thế giới quan khoa học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến vi sinh vật

- Trên cơ sở hiểu biết về lợi ích và tác hại của vi sinh vật, tích cực vận dụng vào thực tiễn đời sống, sản xuất

- Yêu thích khoa học và nghiên cứu, học tập nghiêm túc môn Sinh học II Phương pháp, phương tiện dạy học

1 Phương tiện

- Bảng các kiểu dinh dưỡng (SGK trang 89) - Phiếu học tập

- Sản phẩm của quá trình lên men lactic: muối chua rau cải - Tranh, sơ đồ tóm tắt quy trình muối rau cải

2 Phương pháp

- Làm việc với SGK

- Trực quan tìm tòi - Thảo luận nhóm LII Hoạt động dạy — học

1 Ôn định tổ chive lop Kiểm tra sĩ số

2 Kiếm tra bài cũ

3 Bài mới

e Đặt vấn đề:

- Tại sao từ những cây rau cải lại có thể tạo ra món dưa ngon tuyệt?

- Tại sao khi dé hoa quả lâu ngày, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức

thì thường có hiện tượng thối, mốc?

Trang 40

Dé trả lời các câu hỏi trên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 22:

Dinh dưỡng, chuyên hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Hoạt động I: Tìm hiếu về khái niệm vi sinh vật Hoạt động của Thây - Trò Nội dung ghi bảng - GV: hỏi : sinh vật bao gồm mấy giới? - H§: nhớ lại kiến thức và trả lời ( 5 giới: động vật, thực vật, nam,

khoi sinh, nguyén sinh)

- GV: néu sé dai dién va yéu cau HS chỉ ra đặc điểm chung của các đại diện trên? - HS: Thảo luận nhóm — trả lời - GV: nhận xét, bố sung kiến thức và khẳng định những đại diện nêu trên là vi sinh vật

-GV: hỏi: vậy vi sinh vật là gì? Vi sinh vat có phải là đơn vị phân loại hay không?

- HS: suy nghĩ —› trả lời

- GV: nhận xét, bố sung kiến thức

( vi sinh vật không phải là đơn vị

phân loại như 5 giới kia mà nó bao gồm nhiều nhóm sinh vật khác nhau của cả 5 giưới trên)

- GV: hỏi: kích thước nhỏ bé của vi

1 Khái niệm

* Đại diện

Ngày đăng: 31/10/2014, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w