1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT

149 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục trong quá trình dạy học, hay DHTH, đã được nghiên cứu và vận dụng phổ biến ở nhiều nước… Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu vận dụng DHTH để nâ

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ KHÁNH LY

VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP KHI DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” (VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN) THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ KHÁNH LY

VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP KHI DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” (VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN) THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

Chuyên ngành: LL&PPDH Vật lí

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Khải

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Khải

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tận tình tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa sau Đại học, khoa Vật lí trường Đại học sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên đã tạo những điều kiện tốt nhất giúp đỡ tác giả trong qua trình học tập và nghiên cứu tại khoa

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo ở các trường THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Đồng Hỷ, THPT Yên Ninh và anh chị em đồng nghiệp thực nghiệm sư phạm đã tạo điều kiện và giúp đỡ và tạo mọ điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Luận văn này được hoàn thành tại Bộ môn phương pháp, Khoa Vật lí, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên

Tác giả luận văn

Đỗ Khánh Ly

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục i

Chữ viết tắt trong luận văn ii

Danh mục bảng biểu và đồ thị iii

Danh mục các hình iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN 5

1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Khái niệm về dạy học tích hợp 9

1.2.1 Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp 9

1.2.2 Các phương thức tích hợp 11

1.2.3 Các biện pháp tích hợp nội dung dạy học 14

1.3 Dạy học gắn với thực tiễn 17

1.3.1 Khái niệm thực tiễn 17

1.3.2 Đặc điểm chung của dạy học vật lí gắn với thực tiễn 18

1.3.3 Các biện pháp gắn dạy học Vật lí với thực tiễn 20

1.3.4 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục 21

1.4 Chất lượng dạy học 38

1.4.1 Chất lượng 38

1.4.2 Chất lượng giáo dục 39

1.4.3 Chất lượng dạy học 40

1.5 Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp 41

1.6 Nghiên cứa thực trạng dạy học chương “Động lực học chất điểm” theo hướng gắn với thực tiễn 42

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.6.1 Mục đích nghiên cứu 42

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 43

1.6.3 Đối tượng nghiên cứu 43

1.6.4 Kết quả nghiên cứu 43

1.6.5 Kết luận 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 45

CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN 46

2.1 Chương trình SGK vật lí 10 – Cơ bản và nội dung kiến thức chương 46

2.1.1 Chương trình SGK vật lí 10 – Cơ bản 46

2.1.2 Vị trí, vai trò về kiến thức “Động lực học chất điểm” 47

2.1.3 Thiết kế các bài dạy ở chương “Ðộng lực học chất điểm” gắn với thực tiễn 48

2.2 Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” 57

2.2.1 Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp cho một bài học cụ thể 57

2.2.2 Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp cho một số bài học chương “Động lực học chất điểm” 58

Bài 10: Ba định luật Niu – tơn 58

Trong giáo án số 1: Phiếu học tập bài Ba định luật Niutơn 80

Phiếu học tập 1 ( Định luật II Niu-tơn) 81

Phiếu học tập 1 (Định luật III Niu - tơn) 82

Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc 83

Trong giáo án số 2: Phiếu học tập bài Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc 94 Bài 13: Lực ma sát 95

Trong giáo án số 3: Phiếu học tập bài Lực ma sát 107

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 108

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 109

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 109

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 109

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 109

3.2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 109

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 109

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 110

3.3 Phương pháp đánh giá thực nghiệm sư phạm 111

3.3.1 Căn cứ để đánh giá 111

3.3.2 Cách đánh giá, xếp loại 111

3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 112

3.4.1 Công tác chuẩn bị 112

3.4.2 Các bài thực nghiệm 112

3.4.3 Giáo viên cộng tác thực nghiệm 112

3.4.4 Diễn biến cụ thể các tiến trình dạy học đã soạn thảo 113

3.5 Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 115

3.5.1 Yêu cầu chung về xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 115

3.5.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 116

3.5.3 Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 127

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 128

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn giáo viên 135

Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn học sinh 136

Phụ lục 3: Bài kiểm tra 137

Phụ lục 4: Một số hình ảnh thực nghiệm 140

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

2 CNTT Công nghệ thông tin

3 CSVC – TBDH Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học

7 GD BV MT Giáo dục bảo vệ môi trường

8 GD TGQ DVBC Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ

Bảng 3.1: Đặc điểm chất lượng học tập môn vật lí của học sinh các lớp TN và ĐC 110

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra bài số 1 116

Bảng 3.4: Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 1 118

Bảng 3.3: Xếp loại bài kiểm tra bài số 1 117

Bảng 3.5: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 1 119

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra bài số 2 120

Bảng 3.7: Xếp loại bài kiểm tra bài số 2 120

Bảng 3.8: Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 2 121

Bảng 3.9: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 2 123

Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra bài số 3 123

Bảng 3.11: Xếp loại bài kiểm tra bài số 3 124

Bảng 3.12: Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 3 125

Bảng 3.13: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 3 126

Bảng 3.14: Thống kê tổng kết sau 3 bài kiểm tra 127

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra bài số 1 117

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra bài số 2 121

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra bài số 3 124

Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân bố tần suất bài kiểm tra số 1 118

Đồ thị 3.2: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 1 119

Đồ thị 3.3: Đồ thị đường phân bố tần suất bài kiểm tra số 2 122

Đồ thị 3.4: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 2 122

Đồ thị 3.5: Đồ thị đường phân bố tần suất bài kiểm tra số 3 125

Đồ thị 3.6: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 3 126

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cách tích hợp thứ nhất 11

Hình 1.2 Cách tích hợp thứ hai 12

Hình 2.1.Thí nghiệm Búp bê và chiếc xe đồ chơi của trẻ em 63

Hình 2.2 Nhảy xa 64

Hình 2.3 Đang chạy bỗng dưng bị vấp vào cục đá 65

Hình 2.4 Quạt đang quay khi bị mất điện đột ngột 65

Hình 2.5 Máy bay chuẩn bị cất cánh 72

Hình 2.6 Chèo thuyền 77

Hình 2.7 Trượt patanh 78

Hình 2.8 Kéo co 79

Hình 2.9 Lò xo và dây cao su 86

Hình 2.10 Kéo dãn lò xo 88

Hình 2.11 Thí nghiệm về lực đàn hồi 89

Hình 2.12 Móc lực kế vào hộp gỗ 98

Hình 2.13 Đế giày khía rãnh ở mặt cao su 100

Hình 2.14 Tra nhớt ở những ổ trục và xích 103

Hình 2.15 Tra dầu mỡ làm nhẵn mặt tiếp xúc 103

Hình 2.16 Người đi bộ 104

Hình 2.17 Ảnh hưởng của lực ma sát trong việc đi xe đạp 104

Hình 2.18 Lốp xe xẻ rãnh 104

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại ngày nay đất nước chúng ta đang thực hiện sự nghiệp

công nghiệp hóa hiện đại hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

và đã đạt được một số thành tựu đáng kể Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giáo dục nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện Trên cơ sở phát huy thành tựu của nền giáo dục trong nước và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục thế giới, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính hiệu quả và khả thi

Định hướng trên được đưa ra trong Luật giáo dục năm 2005 là [1] “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ”

Các hoạt động dạy - học ở nhà trường phổ thông hiện nay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh – những người lao động mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc Hệ thống các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay rất phong phú và đa dạng Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát triển ở học sinh hứng thú và năng lực và vận dụng kiến thức là vô cùng cần thiết Trong luật giáo dục đã ghi rõ [1]:

“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”

Chúng ta đều biết kiến thức của học sinh là kết quả của quá trình nhận thức, là tiền đề của hoạt động sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới của họ Việc nắm vững kiến thức của học sinh thông qua các dấu hiệu:

Tính chính xác, hệ thống, khái quát, bền vững, tính áp dụng và khả năng vận dụng của chúng Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng

là dấu hiệu bản chất của chất lượng lĩnh hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kĩ năng và thói quen vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống sản xuất Hiện nay chương trình SGK được biên soạn theo hướng giáo dục học sinh toàn diện về kiến thức, kĩ năng thái độ tình cảm, giáo dục kĩ thuật tổng hợp Tuy nhiên việc hình thành kiến thức vật lí cho học sinh phần lớn do quyết định của giáo viên và mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động thực tiễn để hiểu thế giới và khả năng biến đổi nó vì lợi ích của cộng đồng Vậy làm thế nào để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trong các bài học vật lí?

Trên cơ sở những lý do đã trình bày ở trên và để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học, đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng tự học với sự trợ giúp của SGK cho HS THPT nói chung và học sinh THPT Trần Quốc Tuấn nói

riêng, đã đưa tôi đến với đề tài: “Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học

chương “Động lực học chất điểm” (Vật lí 10 cơ bản) theo hướng gắn với thưc tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu vận dụng dạy học tích hợp chương “Động lực học chất điểm” theo hướng gắn với thưc tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT

III GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu vận dụng hợp lý dạy học tích hợp vào dạy học các kiến thức về

“Động lực học chất điểm” theo hướng gắn với thưc tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu về lý luận dạy học tích hợp

2 Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện mục tiêu dạy học vật lí trong giáo dục ở trường THPT

3 Nghiên cứu tiến trình dạy học tích hợp

4 Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học tích hợp một số bài của chương “Động lực học chất điểm”

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề vận dụng dạy học tích hợp

và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông

- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học, giáo dục học, tự học, các luận văn liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp trong dạy học Vật lí

- Nghiên cứu các quy định về chương trình và SGK Vật lí 10 cơ bản

- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng GV, luận văn, những kết quả của các đề tài đã có có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2 Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện các điều tra thăm dò ý kiến thực tế của GV đang giảng dạy bằng phiếu thăm dò ý kiến để có thông tin về dạy học tích hợp hiện nay

- Thực hiện các điều tra thăm dò ý kiến và thu thập thông tin thực tế từ cảm nhận thực của HS về dạy học tích hợp

3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá hiệu quả của việc dạy học tích hợp

4 Phương pháp thống kê toán học

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được

từ kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hợp lí của tiến trình, tính hiệu quả và mức độ khả thi của đề tài

VII NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

VIII CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng tư tưởng sư phạm tích

hợp trong dạy học vật lí ở trường THPT

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương II Xây dựng tiến trình dạy học một số bài về phần “Động lực học chất điểm” theo hướng gắn với thưc tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT

Chương III Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC

TÍCH HỢP THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn

bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động Để hiện thực mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau Tuy nội dung các môn học và nhiệm vụ của chúng có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của HS, cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các môn học nói chung, môn vật lí nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức Điều

đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế Góp phần khắc phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích hợp hay dạy học tích hợp

Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin, Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" (tiếng

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Pháp là intégration, tiếng Anh là integration) Tư tưởng tích đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục trong quá trình dạy học, hay DHTH, đã được nghiên cứu và vận dụng phổ biến ở nhiều nước… Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu vận dụng DHTH để nâng cao chất lượng giáo dục các môn học (các môn: sinh học, địa lí, ngữ văn, giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT), sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (SD NLTKHQ )

Theo Roegiers X [33, tr 73], “khoa sư phạm TH” là một quan niệm về một quá trình học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành

ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập HS vào cuộc sống lao động “Khoa sư phạm tích” được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, mặt khác, góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường

Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta thường sử dụng thuật ngữ “DHTH” Trong đề tài này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ “DHTH” để chỉ quá trình dạy học, trong đó GV quan tâm xây dựng các tình huống để HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng từ các môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, chúng được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các lĩnh vực đó Trong thực tiễn vận dụng, có thể hiểu DHTH là một phương pháp sư phạm, trong đó người học huy động nhiều nguồn lực để giải quyết một tình huống có vấn đề và tương đối phức tạp

DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông Giáo dục toàn diện dựa trên việc đóng góp của nhiều môn học

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng như bằng việc thực hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ của từng môn học Các nhiệm vụ này liên quan tới các lĩnh vực tri thức rất khác nhau, đồng thời

có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau Mặt khác, các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão, trong khi qũi thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, do vậy, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết Chẳng hạn, ngày nay cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (về an toàn giao thông, GDBVMT, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, định hướng nghề nghiệp, ) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của HS Mặc dù khi xây dựng chương trình SGK nhiều tri thức đã được tích hợp để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau

Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học

Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành (như sinh thái học, tự động hóa, ) Vì vậy, xu thế DH trong nhà trường là phải làm sao cho tri thức của HS xác thực và toàn diện Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế “tư duy cơ giới cổ điển” bằng “tư duy

hệ thống” Theo Roegiers X , nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho HS các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các “suy luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Góp phần giảm tải học tập cho học sinh DHTH giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của HS, vì nó luôn tạo ra các tình huống để HS vận dụng kiến thức gần với cuộc sống Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập Mặt khác, giảm tải học tập không chỉ là giảm thiểu khối lượng kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc DH một nội dung theo qui định Phát triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, TH một cách hợp lí, có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức

và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui, hứng thú của HS

Hiện nay DHTH đang là một xu hướng của lý luận dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm và thực hiện, như ở Nga, Pháp, Đức [27]… Tích hợp trở thành xu thế chủ yếu trong việc sắp xếp kiến thức, số giáo trình tích hợp của các môn khoa học tự nhiên ở một số nước phát triển tăng lên rất nhanh [35]

Ở nước ta đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục Thực tế như việc đổi mới PPDH ở một số môn học: Ngữ văn, Sinh học, Hoá học, Vật lí, GDCD… dạy học tích hợp cũng đã được nghiên cứu vận dụng, điển hình là một số công trình nghiên cứu sau:

+ Tác giả Nguyễn Văn Đường (2002), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tác giả Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học vật lí ở trường phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

+ Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn

+ Tác giả Nguyễn Minh Phương – Cao Thị Thặng (2002), Xu thế tích hợp các môn học trong nhà trường phổ thông

+ Tác giả Dương Văn Hải (2006), Vận dựng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học một số bài phần “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” (vật lí 11) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

+ Tác giả Vũ Thanh Hà (2008), Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy một số kiến thức về “Hạt nhân nguyên tử - vật lí 12” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

Trong các nghiên cứu trên các tác giả đã đi sâu vào từng khía cạnh của quá trình giáo dục: Đổi mới phương pháp, phối hợp các hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Bước đầu đã vận dụng được TTSPTH trong dạy học

Trên cơ sở những lý do đã trình bày ở trên và để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học, đồng thời góp phần rèn luyện kỹ năng tự học với sự trợ

giúp của SGK cho HS THPT, tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng dạy học tích

hợp khi dạy học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lí 10 - cơ bản) theo hướng gắn với thưc tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí

ở trường THPT”

1.2 Khái niệm về dạy học tích hợp

1.2.1 Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp

- Khái niệm tích hợp:

Theo từ điển tiếng Pháp thì nghĩa của từ “tích hợp” (Integrer) là: "gộp lại, sát nhập vào thành một tổng thể"

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo từ điển tiếng Việt [36]: “Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa hợp, kết hợp”

Theo từ điển Bách khoa toàn thư [35]: “Tích hợp là hệ thống phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong một hệ thống – Một chương trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó”

- Về dạy học tích hợp

Một quan niệm về sự tích hợp giáo dục: “Tích hợp giáo dục là quá trình học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của một môn học sang ngôn ngữ môn học khác mà nhờ quá trình đó học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các phẩm chất cá nhân”

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, Theo Dương Tiến Sỹ (2001) 23; 24 ;tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó

Từ góc độ lý luận dạy học, theo Nguyễn Văn Khải [16]: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết các tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo Dạy học tích hợp các khoa học sẽ làm giảm trùng lặp nội dung dạy học các môn học, việc xây dựng chương trình môn học theo hướng này có ý nghĩa quan trọng làm giảm tình trạng quá tải của nội dung học tập, đồng thời hiệu quả dạy học được nâng lên Nhất là trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi của xã hội, nhiều tri thức cần thiết mới đều muốn được đưa vào nhà trường”

Mặc dù có các quan niệm khác nhau về dạy học tích hợp, song có thể thống nhất ở một tư tưởng: Tích hợp là một phương pháp sư phạm mà người học huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một “tình huống phức hợp – có vấn đề”

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.2 Các phương thức tích hợp

X Roegiers nêu lên hai nhóm lớn các phương pháp tích hợp các môn học:

- Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học;

- Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau

1.2.2.1 Dạng tích hợp thứ nhất

Đưa ra những ứng dụng chung cho những môn học khác nhau đồng thời vẫn duy trì các quá trình học tập riêng rẽ

Những ứng dụng này có thể được giảng dạy:

- Cuối năm học trong một đơn nguyên tích hợp;

- Trong suốt năm học, nhằm giúp HS lập mối liên hệ giữa các kiến thức

đã được lĩnh hội

* Cách tích hợp thứ nhất: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học ở

cuối năm học hay cuối bậc học Ở đây người ta tích hợp các môn học ở một bài hay một đơn nguyên tích hợp ở cuối mỗi năm học Có thể đưa ra sơ đồ hóa như ở hình 1:

Hình 1.1 Cách tích hợp thứ nhất

* Cách tích hợp thứ hai: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học

thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm học Mục đích:

- Giúp HS lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã học Ở đây GV luôn quan tâm đặt các quá trình học tập vào định hướng tích hợp, song vẫn duy trì các môn học riêng rẽ (do bản chất các môn học, hoặc do các môn học được các GV khác nhau dạy) Đây là trường hợp phổ biến ở trường phổ thông VN

Bài học hoặc bài tập tích hợp

Nội dung môn 1

Nội dung môn 2

Nội dung môn 3

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện nay khi chương và SGK, GV giảng dạy phân hóa sâu sắc Nói một cách khác, việc tích hợp các môn học chỉ được thực hiện qua chương trình và SGK và người GV chưa thực sự chủ động đặt các quá trình học tập của HS vào định hướng tích hợp Sơ đồ hóa cách tích hợp thứ hai như hình 2:

* Cách tích hợp thứ nhất: Sự nhóm lại theo đề tài tích hợp Tìm và tích

hợp những môn học có mục tiêu bổ sung cho nhau

Dạng tích hợp này duy trì những mục tiêu riêng trong mỗi môn học, đồng thời liên kết các môn này một cách hài hòa trên cơ sở xây dựng các đề tài

* Cách tích hợp thứ hai: Tích hợp các môn học xung quanh những mục

tiêu chung cho nhiều môn học

Yêu cầu:

- Soạn những mục tiêu chung cho nhiều môn học

- Mục tiêu chung này gọi là mục tiêu tích hợp

Ở đây cần xác định các kỹ năng phải hình thành, trong khi các nội dung vẫn mang tính bộ môn

Phương pháp tổng quát như sau:

Bài học hoặc bài tập tích hợp

Môn 1 Môn 2 Môn 3

Bài học hoặc bài tập tích hợp

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tìm những mục tiêu chung cho các môn học (giáo trình);

- Khuếch đại các mục tiêu đó để tạo ra mục tiêu tích hợp giữa các môn học

- MTTH được thực hiện trong những tình huống tích hợp (giải quyết bằng việc phối hợp các kiến thức, kĩ năng từ nhiều môn khác nhau)

1.2.2.3 Những khó khăn khi thực hiện các dạng tích hợp trên

- Vấn đề chương trình, SGK và đánh giá kết quả học tập của HS (chưa có

sự sẵn sàng đầy đủ cho tư tưởng tích hợp nêu trên);

- GV không chuẩn bị đầy đủ (cần đào tạo GV);

- Các dạng tích hợp đối lập với tập quán nhà trường (phương diện tính bộ môn, phương diện tập quán cá nhân) Điều này cũng đúng với thực tế nhà trường phổ thông Việt Nam Tuy thế, thực tế chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đều có các mục tiêu chung của các môn học Vì vậy cơ hội khai thác

và vận dụng TTSPTH vào thực tế dạy học ở trường phổ thông Việt Nam vẫn

là cần thiết và có rất nhiều cơ hội

Trong mỗi môn học cũng có nhiều phần kiến thức tương đối độc lập, đồng thời vẫn thực hiện mục tiêu chung của bộ môn Theo cách tiếp cận KSPTH thì rõ ràng xuất hiện sự cần thiết thực hiện tích hợp bên trong một môn học

1.2.2.4 Mức độ vận dụng dạy học tích hợp theo chương trình dạy học hiện hành

Do đặc điểm cấu trúc chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS, THPT hiện nay hướng đến tính hệ thống chặt chẽ của nội dung, tính khoa học bộ môn tương đối sâu nên việc đưa các nội dung giáo dục

sử dụng NLTK&HQ, cũng như các nội dung giáo dục khác vào các môn học trong trường phổ thông cũng phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học Với ý nghĩa như vậy thì dạng tích hợp thứ nhất thường được thực hiện vì nó phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay

Các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ, cũng như nội dung giáo

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dục bảo vệ môi trường, có thể được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học như trường hợp trên, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất,

có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học làm quá tải quá trình học tập của HS

Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:

- Tích hợp toàn phần

Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về sử dụng năng lượng và các vấn đề năng lượng

Tích hợp toàn phần cũng có thể được hiểu theo dạng tích hợp thứ hai nếu

ta xây dựng được các đề tài tích hợp phù hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan Chẳng hạn, xây dựng

đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức HS,

- Tích hợp bộ phận

Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học

có nội dung về năng lượng và sử dụng năng lượng

- Hình thức liên hệ

Liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, song không nêu rõ trong nội dung của bài học Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về

sử dụng NLTK&HQ Đây là trường hợp thường xảy ra

1.2.3 Các biện pháp tích hợp nội dung dạy học

1.2.3.1 Tích hợp qua xây dựng kiến thức mới

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc xây dựng kiến thức, hình thành các khái niệm, định luật vật lí mới cho học sinh, GV cần phải có sự liên hệ với thực tiễn Các kiến thức vật lí đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kĩ thuật và công nghệ phục vụ cho cuộc sống con người Dạy học vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa học sống – động gắn với môi trường xung quanh Do vậy dạy học vật lí không thể tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của

HS Dạy học vật lí gắn với cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng với môi trường kinh tế xã hội Trước hết GV cần phải có kiến thức thực tế, am hiểu và có khả năng phân tích, khái quát chỉ ra các mối liên hệ cần thiết giữa kiến thức vật lí với các ứng dụng trong kĩ thuật, công nghệ, sản xuất và đời sống Trong quá trình dạy học phải sử dụng phương pháp tích hợp các ví dụ minh họa, các sự kiện vật lí kĩ thuật, các thành tựu khoa học trong cuộc sống vào bài học cho HS hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến thức, thấy được khả năng nhận thức và cải tạo thế giới quan tự nhiên

vì cuộc sống con người Các kiến thức thực tế được tích hợp trong từng bài học sẽ đảm bảo cho HS có hứng thú học tập, đảm bảo cho quá trình dạy học gắn bó mật thiết với cuộc sống Nó góp phần phát triển năng lực tối đa của mỗi HS, giúp họ định hướng nghề nghiệp, biết cảm thụ cái đẹp và khả năng thích nghi nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo

1.2.3.2 Tích hợp qua các dạng bài tập

Sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, kĩ thuật sản xuất trong tiến trình dạy học bộ môn là một hình thức tích hợp linh hoạt, sinh động và rất thuận lợi trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển năng lực của HS trong việc vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế khác nhau

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bài tập có nôi dung thực tế là bài tập đề cập tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật Tuy nhiên, những vấn đề đó cần được thu hẹp hơn và đơn giản hóa đi rất nhiều so với thực tế Trong những bài tập có nội dung thực tế, những bài tập mang nội dung kĩ thuật, sản xuất có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Đây là một trong những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Nội dung của những bài tập này phải được rút ra từ những hiện tượng thực tế, kĩ thuật và đời sống xã hội Những bài tập này có giá trị giáo dục rất hiệu quả, đồng thời khả năng vận dụng dạy học tích hợp sẽ là rất cao bởi có thể thực hiện tích hợp các kiến thức đơn lẻ từ nhiều bài, nhiều phần, từ các tình huống trong sản xuất Tích hợp để giáo dục cho

HS ở nhiều khía cạnh: giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, GD TGQ DVBC, GDMT… sẽ phát triển khả năng vận dụng kiến thức của HS và nâng cao chất lượng dạy học vật lí

1.2.3.3 Tích hợp qua kênh hình ảnh, media và bản đồ tư duy

Hiệu quả dạy học các môn học nói chung ở trường phổ thông sẽ được nâng cao đáng kế nếu GV biết khai thác, lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương tiện nghe nhìn trong dạy học Trong giáo dục tích hợp việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn là hết sức cần thiết

Ngoài ra, bản đồ tư duy cũng là một công cụ quan trọng, mang lại nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí

Bản đồ Tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó dựa vào các chức năng tự nhiên của tư duy Đó là một kĩ thuật họa hình ảnh đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khám phá tiềm năng của bộ não Có thể áp dụng Bản

đồ Tư duy trong dạy học môn vật lí ở trường THPT, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động

Sơ đồ Tư duy có 4 đặc điểm:

- Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành nhánh

- Các nhánh đều cấu thành một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết Những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau

Ưu điểm:

- Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề

- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ

- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu

- Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả

- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình

- Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn

Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy sẽ mạng lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong Phương pháp học tập và giảng dạy của giáo viên Học sinh sẽ tiếp thu kiến thức chủ động sáng tạo và tư duy phát triển Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua một bản đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức Hơn nữa, việc áp dụng một công cụ học tập tiện ích như Sơ đồ Tư duy cho môn vật lí - môn bị coi là “khó nuốt” với nhiều học sinh phổ thông trong tương lai sẽ đem lại nhiều hy vọng lạc quan cho nền giáo dục nước ta

1.3 Dạy học gắn với thực tiễn

1.3.1 Khái niệm thực tiễn

“Thực tiễn” là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội [25] (Trích: Từ điển tiếng việt (Minh Tân- Thanh Nghi - Xuân Lãm (1999), Nhà xuất bản Thanh Hóa)

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Còn theo phạm trù triết học thì tác giả Nguyễn Ngọc Khá cho rằng nói đến thực tiễn là nói đến hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm biến đổi tự nhiên và xã hội Nó gắn liền với tính tích cực, năng động sáng tạo của con người, gắn liền với các nhu cầu, mục đích của con người

Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng thực tiễn là cơ sở của nhận thức, cơ sở của sự phát triển những kiến thức khoa học trong quá trình kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người

Ở đây chúng ta có thể hiểu “thực tiễn” chính là hoạt động GV và HS, những kiến thức được cụ thể hóa bằng những hiện tượng, vận dụng những kiến thức được học để giải thích hiện tượng, những số liệu mang tính thực tiễn, ứng dụng của kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhằm tạo điều kiện cho HS học tốt môn học, thích thú với môn học

Trong quá trình dạy học, thực tiễn là điều kiện tất yếu để hình thành ở

HS kĩ năng và kĩ xảo, thông qua việc tham gia vào hoạt động sáng tạo dưới những hình thức vừa sức, HS tiếp thu kinh nghiệm xã hội, góp phần vào sự

tiến bộ của xã hội

1.3.2 Đặc điểm chung của dạy học vật lí gắn với thực tiễn

Cuộc sống phong phú là nguồn tư liệu, cơ sở minh hoạ, nơi xuất phát các vấn đề khoa học, nơi kiểm chứng các lí thuyết, đó vừa là mục đích, vừa là động lực của nhận thức, của dạy học vật lí Dạy học vật lí gắn với thực tiễn

đảm bảo cho việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội

Đó là một trong những con đường nâng cao nhận thức của học sinh, quyết định tính chất vững chắc của kiến thức vật lí, đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội

Vật lí bắt nguồn từ cuộc sống, phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống Các kiến thức vật lí được khái quát từ hàng loạt các sự kiện, hiện tượng hay

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biểu đạt bởi các tiền đề lí thuyết tổng quát bằng ngôn ngữ Toán học đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kĩ thuật và công nghệ

phục vụ cuộc sống cơn người Dạy học vật lí chính là dạy một khoa học đã,

đang tồn tại và phát triển, một khoa học sống - động gắn với môi trường xung

quanh Do vậy, dạy học vật lí không thể tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh

Dạy học vật lí gắn với thực tiễn là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng với môi trường kinh tế - xã hội Trước hết, giáo viên vật lí phải có kiến thức thực tế, am hiểu và có khả năng phân tích, khái quát, chỉ ra các mối liên hệ cần thiết giữa kiến thức vật lí với các ứng dụng trong kĩ thuật, công nghệ sản xuất và đời sống

Bằng các ví dụ minh họa, các sự kiện vật lí - kĩ thuật… cho học sinh hiểu

và thấy được mặt thực tế của kiến thức vật lí, thấy rõ khả năng nhận thức và cải lạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con người

Nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp là bộ phận cấu thành của dạy học vật lí gắn liền với cuộc sống Việc thực hiện các nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất đảm bảo cho quá trình dạy học vật lí gắn bó mật thiết với cuộc sống Nó góp phần phát triển tối đa năng lực của mỗi học sinh, giúp họ định hướng nghề nghiệp, biết cảm thụ cái đẹp và có khả năng thích ứng nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo

Giáo dục môi trường là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích,

có kế hoạch nhằm trang bị cho học sinh những tri thức khoa học về môi trường, những kinh nghiệm và kĩ năng về bảo vệ môi trường, ý thức chấp

hành luật pháp và tuân thủ những quy trình kĩ thuật, quy tắc an toàn… để mỗi

người đều có hiểu biết, trách nhiệm và nghĩa vụ hành động làm cho môi trường sống ngày càng tốt đẹp Hệ thống kiến thức vật lí là cơ sở của nhiều

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành khoa học, kĩ thuật, cơ sở của các giải pháp khoa học về bảo vệ môi trường, ví dụ: Thiết bị lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện, lắng đọng, ngưng

kết, phương pháp chiếu sáng nơi làm việc, thông gió, giảm tiếng ồn thiết

bị an toàn của lưới điện cao thế, bình ngưng với áp suất cao, lò phản ứng hạt

nhân, Quá trình dạy học vật lí cần chỉ ra yếu tố cơ bản, các điều kiện và giới

hạn của quá trình vật lí, mối liên hệ và ảnh hưởng của nó đối với môi trường xung quanh; Đặc biệt lưu ý các yếu tố tác hại và các biện pháp phòng hộ, bảo

vệ cần thiết

1.3.3 Các biện pháp gắn dạy học Vật lí với thực tiễn

1 Đưa các ví dụ cụ thể của đời sống, sản xuất sát với nội dung bài học

Ví dụ đó có thể do giáo viên hoặc học sinh dưa ra song phải được phân tích rõ bản chất Vật lí và nguyên lí kĩ thuật của nó

2 Sử dụng các số liệu kĩ thuật, những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất ở địa phương vào bài học

Ví dụ: Số liệu kĩ thuật để lựa chọn máy móc, thiết bị như công suất tiêu

thụ điện năng, công suất của động cơ, máy bơm nước, việc cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá sản xuất, ứng dụng công nghệ mới,

3 Đưa nội dung của hoạt động lao động và sản xuất của học sinh ở xưởng trường hay cơ sở sản xuất vào minh họa cho bài học

Đó là việc giải trình hoạt động của thiết bị, máy móc, các yếu tố kĩ thuật liên quan đến kiến thức và phương pháp Vật lí

4 Sử dụng các bài toán Vật lí có nội dung kĩ thuật và thực tế, các bài

toán này nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của đời sống, kĩ thuật, của việc hợp lí hoá và cải tiến sản xuất

5 Tăng cường công tác ngoại khoá Vật lí, tổ chức tham quan cơ sở sản xuất, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kĩ thuật Tìm hiểu các

biện pháp kĩ thuật về bảo vệ môi trường

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6 Giới thiệu phương hướng sản xuất, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, thành tựu khoa học và công nghệ, vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái… có liên quan với chương trình đang nghiên cứu

1.3.4 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục

1.3.4.1 Giáo dục thái độ đối với lao động và môi trường

a) Giáo dục thái độ đối với lao động

Quá trình dạy học Vật lí cần thiết hình thành ở học sinh thái độ, phẩm chất thân cách của người lao động: Thái độ nghiêm túc, tác phong khoa học, tinh thần trách nhiệm, chủ động và sáng tạo

Thái độ đối với lao động của mỗi cá nhân góp phần xây dựng cộng đồng,

là thước đo phẩm hạnh của con người trong xã hội phát triển Thái độ đó biểu hiện trước hết là tính tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm trong lao động, thực tiền nhiệm vụ được giao

Điều đó cần được thường xuyên rèn luyện thông qua các hoạt động tự lực của lọc sinh khi giải bài tập, tiến hành thí nghiệm, viết báo cáo chuyên đề,

tìm hiểu hông tin dữ liệu Đồng thời khuyến khích tính chủ động, tích cực

suy nghĩ sáng tạo tinh thần kiên trì, vượt khó của họ khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Việc tổ chức trao đổi, phân công công việc, phối hợp hành động của học sinh trong các nhóm học tập, thảo luận, nhóm thí nghiệm có tác dụng giáo dục tinh hơn cộng đồng trách nhiệm, hợp tác tương trọ giúp đỡ nhau trong lao động Việc giới thiệu các tấm gương lao động quên mình của các nhà khoa học, nhà tạo ưu tú các thành tựu khoa học, các ứng dụng mới của kiến thức

Vật lí trong kĩ thuật, công nghệ có tác dụng khích lệ, bồi dưỡng tình cảm,

niềm tin và giáo dục thái độ lao động cho học sinh

b) Giáo dục thái độ đối với môi trường

Vật lí học có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học, gắn kết với kĩ thuật, công nghệ và có những ứng dụng trong mọi mặt hoạt động của

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

con người Đó là cơ sở bồi dưỡng nhân sinh quan và giáo dục thái độ đối với môi trường cho học sinh Việc liên hệ kiến thức Vật lí với đời sống, giải bài

toán có nội dung thực tế - kĩ thuật chỉ ra cho học sinh thấy khả năng đem

kiến thức Vật lí phục vụ lợi ích của bản thân, của gia đình và của cộng đồng

xã hội Đồng thời, thông qua các loạt động tham quan ngoại khoá, xê-mi-na

để giáo dục thái độ trân trọng đối với khoa học, với lao động của đồng loại và đối với môi trường

Việc giới thiệu các ứng dụng của Vật lí vào phục vụ sản xuất, sự phát triển của công nghệ mới, kĩ thuật cao nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu ô thiễm môi trường có tác dụng tạo hứng thú, bồi dưỡng thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc đem kiến thức phục vụ cuộc sống và bảo vệ môi trường Ví dụ: Sử dụng bộ xử lí xúc tác làm giảm nồng độ độc hại trong khí thải, ống xả giảm tiếng ồn trước khi khí thoát ra

không khí của động cơ ô tô, xe máy, khi nghiên cứu bài nguyên tắc hoạt

động của động cơ nhiệt

Cần giáo dục cho học sinh biết căm ghét, lên án những hành động lợi dụng khoa học làm tổn hại lợi ích chung, phá hoại môi trường Ví dụ: Sử

dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học trong chiến tranh, khủng bố sử dụng điện, hoá chất độc hại trong đánh bắt hải sản đồng thời, nâng cao ý thức bảo

vệ cảnh quan, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp bằng hành động cụ thể như: Thu gom phế thải độc hại (mìn, ắc quy, hoá chất ) vào nơi quy định; Không tuỳ tiện gây tiếng ồn, sử dụng thiết bị, vật liệu gây ảnh hưởng, tác hại đến môi trường xung quanh

1.3.4.2 Giáo dục kĩ thuật tổng hợp

Đặc điểm của giáo dục kĩ thuật tổng hợp

Kĩ thuật bao gồm tập hợp những phương tiện hoạt động của con người và

do con người sáng tạo ra Trong hệ thống sản xuất xã hội, người ta coi kĩ thuật

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là những công cụ và phương tiện lao động Kĩ thuật có mối liên hệ mật thiết với Vật lí thúc đẩy khoa học Vật lí phát triển

Giáo dục kĩ thuật tổng hợp nhằm trang bị cho học sinh những nguyên lí khoa học chủ yếu của những ngành sản xuất chính, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo

sử dụng và điều khiển các công cụ sản xuất cần thiết Chuẩn bị cơ sở tâm lí và hoạt động thực tiễn, tạo khả năng định hướng nghề nghiệp và tự tạo việc làm trong nền sản xuất hiện đại cho học sinh

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của trường phổ thông là đào tạo con người mới, những người lao động có tri thức và có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo, sẵn sàng tham gia lao động sản xuất và các hoạt động

xã hội Nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp đảm bảo cho nhà trường gắn liền với thực tế cuộc sống, với sản xuất - xã hội, học đi đôi với hành; nó có ý nghĩa đặc

biệt, quy định cấu trúc của học vấn và sự phát triển toàn diện người học sinh Giáo dục kĩ thuật tổng hợp không thay cho giáo dục nghề nghiệp mà là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giữa giáo dục và sản xuất xã hội…

Việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp phải được tiến hành trên cả hai mặt lí thuyết và thực hành, cân đối giữa kiến thức và kĩ năng, đảm bảo mối quan hệ giữa hoạt động công ích và quá trình dạy học, làm cho vốn tri thức khoa học tổng hợp ngày càng hoàn thiện, vững chắc Trên cơ sở đó, học sinh thấy rõ hơn năng lực, sở trường của mình để lựa chọn nghề nghiệp và đóng góp tích cực vào quá trình sản xuất

Nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp là một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa, một phương thức đào tạo người lao động mới phát triển toàn diện, một bước tiến quan trọng trên con đường phát triển và hoàn thiện quá trình dạy học

Sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc, chức năng kĩ thuật, chức năng sản xuất và cả chức năng lao động của con người

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khoa học kĩ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là một trong những tiền đề vật chất đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của loài người Vai trò của con người trong nền sản xuất hiện đại dần dần quy về việc kiểm tra, điều khiển các hệ thống sản xuất tự động, quản lí điều chỉnh mối quan hệ

giữa các yếu tố của nền kinh tế - xã hội

Điều đó đòi hỏi con người phải có trình độ kiến học tổng hợp, toàn diện, đồng thời có chuyên môn sâu của khu vực nghề nghiệp

Môn Vật lí với đặc điểm và phương pháp riêng đã đóng vai trò cơ bản trong tiệc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh

Nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học Vật lí

Vật lí học gắn bó mật thiết với khoa học và công nghệ, là cơ sở của kĩ thuật và sản xuất, là cơ sở của nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp Trong dạy học Vật lí cần làm cho học sinh hiểu và nắm vững các vấn đề chính như sau:

1 Những nguyên lí khoa học, kĩ thuật và công nghệ cơ bản, chung của các giá trình sản xuất chính

Trong quá trình dạy học Vật lí, cần phân tích để làm sáng tỏ các nguyên tắc Vật lí trong hoạt động của các thiết bị khác nhau, các nguyên lí cơ bản của điều khiển máy, phương tiện kĩ thuật, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quang

học Giới thiệu để học sinh hiểu được cơ sở của năng lượng học, kĩ thuật

điện tử học kĩ thuật tính toán, kĩ thuật nhiệt, kỹ thuật liên quan đến quốc

phòng Các nguyên lí bảo toàn, nguyên lí thế năng cực tiểu, nguyên lí sự nổi,

sự bay nguyên lí chế tạo, sử dụng công cụ lao động, thiết kế chế tạo dụng cụ thí nghiệm, các mẫu sản phẩm, vật dụng

Qua việc nghiên cứu các khả năng, hình thức và phương pháp ứng dụng các định luật các lí thuyết Vật lí cần chỉ ra cho học sinh hiểu và nắm được nguyên lí khoa học chung của các quá trình sản xuất chính như: Quá trình sản xuất cơ khí, sản xuất tự động, quá trình sản xuất gia công vật liệu, sản xuất,

truyền tải và sử dụng điện năng

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bằng việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí, giải quyết các bài toán kĩ

thuật, tổ chức tham quan, ngoại khoá cần bồi dưỡng tri thức, kĩ năng về tổ

chức lao động khoa học và quản lí kinh tế - kĩ thuật, đồng thời cho học sinh hiểu biết thêm các nguyên lí kĩ thuật chung, hiểu về đối tượng lao động, công

cụ lao động và sức lao động trong quá trình sản xuất xã hội

2 Các phương hướng cơ bản của tiến bộ khoa học - kĩ thuật

Cùng với việc chiếm lĩnh các nguyên lí khoa học, kĩ thuật và công nghệ, cần nên cho học sinh lĩnh hội được vấn đề kinh tế - xã hội của kĩ thuật, các phương hướng cơ bản của tiến bộ khoa học - kĩ thuật, bao gồm:

Các yếu tố và cấu trúc của các hệ kĩ thuật, nguyên tắc và chức năng của

kĩ thuật mới, đó là cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, của các phương pháp sản xuất mới

Ví dụ: Nghiên cứu các đối tượng và quá trình kĩ thuật về vật dẫn, điện môi, về nam châm điện, máy biến thế, các thiết bị điện khác nhau Giáo viên cần phân tích rõ các dạng sản xuất hoặc máy móc và vật liệu tương ứng như

các loại vật liệu điện, các dụng cụ, thiết bị điện tử, Từ đó, cho thấy xu

hướng lên bộ kĩ thuật của chúng, đó là điện tử học và điện kĩ thuật, là cơ sở

của quá trình sản xuất bán tự động và tự động

Các tư tưởng khoa học hiện đại và xu hướng phát triển của kĩ thuật và công nghệ sản xuất như: Cơ khí hoá nền sản xuất quốc dân, sản xuất và truyền tải điện năng, sản xuất và gia công vật liệu mới, sử dụng năng lượng nguyên

tử, tự động hoá sản xuất, quang cụ và kĩ thuật đo lường, điện tử và tin học

Việc giới thiệu đặc điểm, phương hướng phát triển của một số ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và những dự

báo về nhu cầu của thời đại có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng tri thức,

chuẩn bị cơ sở tâm lí và hướng nghiệp cho học sinh

3 Rèn luyện các kĩ năng và thói quen thực hành

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về sử dụng các dụng cụ thiết bị thí nghiệm Vật lí, các công cụ sản xuất phổ biến như: Hệ thống thao tác đo đạc, đọc các

giá trị, lựa chọn dụng cụ với cấp độ chính xác thích hợp quy tắc lắp ráp, kiểm tra, vận lành bảo quản các thiết bị, động cơ, máy móc Cần cho học

sinh hiểu bản chất Vật lí của cấu trúc kĩ thuật, làm quen với việc thực hiện các yêu cầu kĩ thuật cũng thư kế hoạch làm việc

Rèn luyện các kĩ năng tính toán, sử dụng bản vẽ, đồ thị, tự thiết kế và chế

tạo, các dụng cụ, mô hình phục vụ học tập, giải bài toán kĩ thuật, Nhằm phát

triển năng lực sáng tạo và rèn luyện thói quen thực hành cho học sinh

Việc vận dụng các kiến thức vật lí vào giải quyết những nhiệm vụ kĩ thuật và rèn luyện các kĩ năng là yếu tố cần thiết để rèn luyện tác phong làm việc khoa học, xây dựng ý thức và thói quen thực hành, bồi dưỡng năng lực hoạt động thực tiễn cho học sinh

Các biện pháp giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học Vật lí

1 Giảng dạy kiến thức Vật lí đảm bảo tính hệ thống, vững chắc, liên hệ chặt chẽ với kĩ thuật, sản xuất và đời sống

Việc lựa chọn tài liệu học tập có giá trị khoa học lớn và có xu hướng thực tiễn, đặc biệt về kĩ thuật và công nghệ cho mỗi đề tài, bài học Vật lí là rất cần thiết, muốn vận dụng được kiến thức khoa học vào thực hành thì điều trước tiên là phải liệu và nắm vững kiến thức ấy Muốn giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh thì không những làm cho họ nắm vững hệ thống kiến thức Vật lí mà còn nhận thức được các nguyên lí kĩ thuật cơ bản, thấy được con đường vận dụng định luật vào trong cấu trúc và hoạt động của máy móc, dụng

cụ Việc lựa chọn và giải các bài toán kĩ thuật, việc mở rộng các bài học trong điều kiện sản xuất cụ thể, với các số liệu kĩ thuật xác định, cho phép học sinh làm quen với những tình huống sản xuất, với hoạt động kinh tế - kĩ thuật ở địa phương, từ đó rèn luyện kĩ năng cần thiết và phát triển tư duy kĩ thuật cho họ

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2 Lựa chọn các phương pháp dạy học góp phần phát triển năng lực sáng tạo kĩ thuật của học sinh

Sử dụng rộng rãi các sơ đồ, mô hình, thiết bị kỹ thuật, phim video về các

quá trình sản xuất và kĩ thuật Chỉ rõ cho học sinh hiểu nguyên lí khoa học - kĩ

thuật của các quá trình sản xuất, của tiến bộ khoa học - kĩ thuật - công nghệ Giải những bài tập có nội dung kĩ thuật sản xuất Tổ chức sưu tầm, lựa chọn và giải các bài tập có tính kĩ thuật, số liệu rút ra từ nền sản xuất địa

phương, phù hợp với thực tế

Cho học sinh tìm hiểu, sưu tập và chuẩn bị các báo cáo bổ sung cho bài

học, trao đổi trong các nhóm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Tham gia

nghiên cứu thiết kế chế tạo hoặc cải tiến các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, các

mô hình phục vụ học tập

Tổ chức bài học Vật lí tại xưởng trường, cơ sở sản xuất, trung tâm khoa học kĩ thuật, với nội dung và hình thức phù hợp Học sinh không những được nghiên cứu nguyên tắc Vật lí của máy móc, dụng cụ mà trực tiếp thấy rõ quá trình sản xuất thực tế sự hoạt động của thiết bị, máy móc

3 Tăng cường công tác thực hành, làm thí nghiệm Vật lí và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh

Thí nghiệm thực hành Vật lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ đo lường, đọc vẽ sơ đồ kĩ thuật, tính toán

mà còn hình thành thói quen thực hành, rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho học sinh Song song với công tác thực nghiệm ở trên lớp hoặc ở phòng thí nghiệm, cần thiết cho học sinh làm bài tập ở nhà, bài tập thực hành bắt buộc hoặc tự chọn có nội dung kĩ thuật

4 Giới thiệu các phương hướng phát triển và tiến bộ khoa học kĩ thuật

Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của mỗi bài học Vật lí, mỗi đề tài cụ thể, cần giới thiệu cho học sinh hiểu biết các phương hướng phát triển cơ bản như:

Cơ học là cơ sở phát triển ngành kỹ thuật cơ khí; Vật lí phân tử và nhiệt học

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là cơ sở phát triển ngành gia công vật liệu mới, điện học là cơ sở phát triển

các ngành kĩ thuật điện và điện tử học cùng những dạng sản xuất, các đối

tượng và quá trình kĩ thuật tương ứng

Việc giới thiệu các tiến bộ khoa học - kĩ thuật cùng các thông tin về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của đất nước và ở địa phương có tác dụng củng cố niềm tin, kích thích hứng thú học tập, là cơ sở định hướng nghề nghiệp cho học sinh

5 Tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khoá về Vật lí - kĩ thuật

Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, cho phép học sinh làm quen với thực tế của tổ chức sản xuất, các quá trình công nghệ, hoạt động của thiết bị máy móc

Việc tổ chức sinh hoạt các nhóm ngoại khoá, học sinh sưu tập, nghiên cứu sách báo tạp chí kĩ thuật; Nghe báo cáo khoa học, thi sáng tạo kĩ thuật, trò chơi Vật lí có tác dụng rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo kĩ thuật của học sinh

1.3.4.3 Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện giáo dục sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường phổ thông

Để thực hành quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng NLTK&HQ nói riêng thì nhà trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng Vai trò đó thể hiện ở các mặt sau:

- Về cơ sở lý luận:

+ Nhà trường đào tạo, giáo dục nhân cách thế hệ trẻ để họ trở thành những công dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc Giáo dục ở nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học Các hoạt động dạy học dựa trên các chương trình giáo dục được xây dựng khoa học và chặt chẽ, bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục Trong đó nội dung dạy học phải phản ánh được

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những vấn đề đang được cả loài người quan tâm, trong đó có vấn đề sử dụng NLTK&HQ

+ Giáo dục nhà trường phổ thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng

và hỗ trợ lẫn nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện để thực hiện các yêu cầu về sử dụng NLTK&HQ, thực hiện việc giáo dục sử dụng NLTK&HQ

+ Nhà trường đóng vai trò qua trọng đối với giáo dục sử dụng NLTK&HQ

vì ngoài đối tượng HS và thông qua HS có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên trong gia đình HS

Vì vậy thực hiện giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong nhà trường là một trong những biên pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất

- Về cơ sở thực tiễn:

+ Số lượng HS, GV các cấp học, bậc học chiếm một số lượng rất lớn, là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng NLTK&HQ Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội hiện thực hiện mục tiêu sử dụng NLTK&HQ

+ Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung giáo dục NLTK&HQ và hệ thống giáo dục quốc dân Vì một trong các yêu cầu đối với giáo dục là phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội

Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong các môn học ở trường phổ thông

- Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự

phát triển của học sinh

- Nội dung được lựa chọn phải gắn với chương trình, sách giáo khoa của cấp

học, không đưa thêm nội dung mới gây quá tải quá trình học tập của học sinh

- Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung cơ bản, cần xác định mục tiêu, nội

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dung cụ thể và đảm bảo tính kế thừa cho từng cấp học, lớp học và môn học

- Nội dung phải được lựa chọn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và

tập quán văn hóa của các vùng miền

Định hướng các nội dung cơ bản về giáo dục sử dụng NLTK&HQ

trong các môn học ở trường phổ thông

Không nhất thiết phải xây dựng bài học riêng về các nội dung giáo dục

sử dụng NLTK&HQ để đưa vào các môn học nhà ở trường THPT Điều này được thực hiện bằng con đường DHTH Để thực hiện DHTH các nội dung năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học thì đòi hỏi điều đầu tiên đối với giáo viên là phải nắm vững một cách hệ thống các nội dung này Sau đó, trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung của môn học và từng bài học, GV sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung thích hợp, đáp ứng các nguyên tắc về lựa chọn nội dung đã nêu ở trên, từ đó mới xây dựng các phương án DHTH các nội dung này Với ý nghĩa như vậy, dưới đây sẽ nêu định hướng các nội dung cơ bản của giáo dục sử dụng NLTK&HQ, được tích hợp khi dạy học các môn học ở trường THPT:

- Khái niệm về năng lượng, nguồn năng lượng

+ Khái niệm về năng lượng, nguồn năng lượng

+ Phân loại năng lượng

+ Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

- Vai trò của năng lượng đối với con người

+ Vai trò của năng lượng đối với con người

+ Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng, sự cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái sinh

+ Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường

+ Các xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

+ Các khái niệm tiết kiệm và hiệu quả

+ Ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng NLTK&HQ

- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

+ Các biện pháp về quản lý

+ Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục

+ Các biện pháp công nghệ và kĩ thuật

Một số biện pháp cụ thể sử dụng NLTK&HQ

Do đặc điểm cấu trúc của chương trình và SGK ở THPT hiện nay nên không nhất thiết phải đưa các nội dung vào bài học theo trật tự đã nêu ở trên Việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các môn học phải căn cứ vào đặc điểm kiến thức của bài học cụ thể trong từng môn học Khi xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn, tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch chung

để GV khi dạy dễ phối hợp với nhau GV phụ trách môn học cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học và tiến hành lựa chọn nội dung cụ thể: cần khai thác những nội dung nào, mức độ khai thác, các phương pháp và phương tiện dạy học Đảm bảo một qui trình như vậy sẽ làm cho việc khai thác các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ có tính hệ thống, không bị trùng lặp, đồng thời GV có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau

1.3.4.4 Giáo dục môi trường

Các căn cứ để đưa GDMT vào quá trình dạy học bộ môn:

- Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường

là một trong các “vấn đề toàn cầu”

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài người, bài toán: “phát triển bền vững” đã được đặt ra để giải quyết

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Văn Khải (2007) Vận dụng TTSPTH trong dạy học vật lí để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, Tạp chí giáo dục, 176 (11/2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng TTSPTH trong dạy học vật lí để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
13. Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lí ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ tháng 1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lí ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Tác giả: Nguyễn Văn Khải
Năm: 2008
14. Nguyễn Văn Khải (2011), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm, ĐHSP – ĐHTN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Khải
Năm: 2011
15. Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông,NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
16. Nguyễn Văn Khải (chủ biên cùng nhóm tác giả) (2008), giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí trung học phổ thông, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Khải (chủ biên cùng nhóm tác giả)
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
17. Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Nguyễn Trọng Sửu, Đỗ Thị Quyên (2012), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn vật lí cấp trung học phổ thông, tài liệu dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn vật lí cấp trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Nguyễn Trọng Sửu, Đỗ Thị Quyên
Năm: 2012
18. PGS.TS. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), PGS. TS. Đỗ Hương Trà, ThS. Vũ Thị Thanh Mai, ThS. Nguyễn Hoàng Kim (2006), Phương pháp giải toán vật lí 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải toán vật lí 10
Tác giả: PGS.TS. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), PGS. TS. Đỗ Hương Trà, ThS. Vũ Thị Thanh Mai, ThS. Nguyễn Hoàng Kim
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
19. PGS.TS. Vũ Thanh Khiết, Ths. Mai Trọng Ý, Ths. Vũ Thị Thanh Mai, ThS. Nguyễn Hoàng Kim (2006), Các bài toán chọn lọc vật lí 10 (Bài tập tự luận và trắc nghiệm), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài toán chọn lọc vật lí 10
Tác giả: PGS.TS. Vũ Thanh Khiết, Ths. Mai Trọng Ý, Ths. Vũ Thị Thanh Mai, ThS. Nguyễn Hoàng Kim
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
20. Lê Nguyên Long, Nguyễn Khắc Mão (2003), Vật lí, công nghệ, đời sống, tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí, công nghệ, đời sống
Tác giả: Lê Nguyên Long, Nguyễn Khắc Mão
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
21. Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng (2002), Xu thế tích hợp môn học trong nhà trường, Tạp chí giáo dục số 22 (2/2002/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế tích hợp môn học trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng
Năm: 2002
24. Dương Tiến Sỹ (2002), Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí giáo dục, 26(3/2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Tác giả: Dương Tiến Sỹ
Năm: 2002
25. Minh Tân- Thanh Nghi- Xuân Lãm (1999), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Minh Tân- Thanh Nghi- Xuân Lãm
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 1999
26. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2002
27. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1999
28. Phạm Hữu Tòng (2008), Vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học trong dạy học vật lý, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học trong dạy học vật lý
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
29. Phạm Hữu Tòng (2008), Tổ chức hoạt động nận thức trong dạy học vật lí, Bài giảng chuyên đề cao học, ĐHSP – ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nận thức trong dạy học vật lí
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Năm: 2008
30. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
31. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker, Người dịch Ngô Quốc Quýnh (Chủ biên), Hoàng Hữu Thƣ (đồng chủ biên), Đào Kim Ngọc (2007), Cơ sở vật lí, Tập 1: Cơ học - I, Nxb Giáo dục.32. V.Grigoriev, G.Miakisev (2002), Các lực trong tự nhiên, Nxb Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở vật lí", Tập 1: Cơ học - I, Nxb Giáo dục. 32. V.Grigoriev, G.Miakisev (2002), "Các lực trong tự nhiên
Tác giả: David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker, Người dịch Ngô Quốc Quýnh (Chủ biên), Hoàng Hữu Thƣ (đồng chủ biên), Đào Kim Ngọc (2007), Cơ sở vật lí, Tập 1: Cơ học - I, Nxb Giáo dục.32. V.Grigoriev, G.Miakisev
Nhà XB: Nxb Giáo dục. 32. V.Grigoriev
Năm: 2002
33. Xavier Roegirs (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường,NXB giáo dục, ( Biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường
Tác giả: Xavier Roegirs
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1996
22. Phương pháp dạy vật lí ở các trường phổ thông Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức (1993), NXB Giáo dục, (bản dịch: Nguyễn Đức Thâm, An Văn Chiến, Vũ Đào Chỉnh, Phạm Hữu Tòng) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Cách tích hợp thứ nhất. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 1.1. Cách tích hợp thứ nhất (Trang 20)
Hình 2.1.Thí nghiệm  Búp bê và chiếc  xe đồ chơi của trẻ em. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.1. Thí nghiệm Búp bê và chiếc xe đồ chơi của trẻ em (Trang 72)
Hình 2.2. Nhảy xa - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.2. Nhảy xa (Trang 73)
Hình 2.3. Đang chạy bỗng dưng bị vấp  vào cục đá - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.3. Đang chạy bỗng dưng bị vấp vào cục đá (Trang 74)
Hình 2.5. Máy bay chuẩn bị cất cánh - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.5. Máy bay chuẩn bị cất cánh (Trang 81)
Hình 2.6. Chèo thuyền - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.6. Chèo thuyền (Trang 86)
Hình 2.7. Trượt patanh - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.7. Trượt patanh (Trang 87)
Hình 2.8. Kéo co - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.8. Kéo co (Trang 88)
Hình 2.9. Lò xo và dây cao su - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.9. Lò xo và dây cao su (Trang 95)
Hình 2.10. Kéo dãn lò xo - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.10. Kéo dãn lò xo (Trang 97)
Hình 2.11. Thí nghiệm về lực đàn hồi - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.11. Thí nghiệm về lực đàn hồi (Trang 98)
Hình 2.13 Đế giày khía rãnh ở mặt cao su - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.13 Đế giày khía rãnh ở mặt cao su (Trang 109)
Hình 2.14. Tra nhớt ở những ổ trục và xích - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.14. Tra nhớt ở những ổ trục và xích (Trang 112)
Hình 2.16 Người đi bộ - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.16 Người đi bộ (Trang 113)
Hình 2.18 Lốp xe xẻ rãnh - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Hình 2.18 Lốp xe xẻ rãnh (Trang 114)
Bảng 3.1: Đặc điểm chất lượng học tập môn vật lí   của học sinh các lớp TN và ĐC - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.1 Đặc điểm chất lượng học tập môn vật lí của học sinh các lớp TN và ĐC (Trang 119)
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra bài số 1 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra bài số 1 (Trang 125)
Bảng 3.3: Xếp loại bài kiểm tra bài số 1 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.3 Xếp loại bài kiểm tra bài số 1 (Trang 126)
Bảng 3.4: Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 1 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.4 Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 1 (Trang 127)
Đồ thị 3.2: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 1  Bảng 3.5: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 1 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
th ị 3.2: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 1 Bảng 3.5: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 1 (Trang 128)
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra bài số 2 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra bài số 2 (Trang 129)
Bảng 3.8: Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 2. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.8 Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 2 (Trang 130)
Đồ thị 3.3: Đồ thị đường phân bố tần suất bài kiểm tra số 2. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
th ị 3.3: Đồ thị đường phân bố tần suất bài kiểm tra số 2 (Trang 131)
Đồ thị 3.4: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 2. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
th ị 3.4: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 2 (Trang 131)
Bảng 3.9: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 2. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.9 Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 2 (Trang 132)
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra bài số 3 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra bài số 3 (Trang 132)
Bảng 3.11: Xếp loại bài kiểm tra bài số 3 - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.11 Xếp loại bài kiểm tra bài số 3 (Trang 133)
Bảng 3.12: Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 3. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.12 Phân bố tần suất kết quả bài kiểm tra bài số 3 (Trang 134)
Đồ thị 3.6: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 3. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
th ị 3.6: Đồ thị tần số tích lũy bài kiểm tra số 3 (Trang 135)
Bảng 3.13: Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 3. - Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương động lực học chất điểm (Vật lý 10 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT
Bảng 3.13 Các tham số thống kê của bài kiểm tra bài số 3 (Trang 135)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w