TRUONG DAI HQC SU PHAM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
DANG THI YEN
VAN DE SU DUNG PHAN MEM POWERPOINT NHAM NANG CAO CHAT LUQNG DAY HQC MON GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HQC PHO THONG VAN LAM, TINH HUNG YEN HIEN NAY
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân
Trang 2LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài su cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè Em xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Quang Thuận người đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận này
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy, chỉ
bảo em trong suốt thời gian qua
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý và ủng hộ tôi làm khóa luận này
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trang 3LOI CAM DOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Thuận Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với bất kỳ công
trình nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trang 4DANH MUC TU VIET TAT
BGD & DT Bộ Giáo duc va Dao tạo
CNTT Công nghệ thông tin
CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CMKHKT Cách mạng khoa học kỹ thuật
CMXH Cách mạng xã hội
DH Dạy học
GD - DT Gido duc - Dao tao
Trang 5MUC LUC
Chuong 1 CO SO KHOA HOC CUA VIEC SU DUNG PHAN MEM
POWERPOINT NHAM NANG CAO CHAT LUGNG DAY HOC MON GDCD oeessssesscssssssscesssnssscesssesecessnnssccesnnssecesssnesseesnnsesessnneessesunmeseesnneeesee 7 1.1 Cơ sở lí luận của việc sử đụng phần mềm PowerPoint nham nang cao
chất lượng dạy học môn GIDC T) - 6 5 556191 21 91 91 11 2g ren 7
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD ở trường THPT - 2-2222 x2£++Ex2EE+EEt2EEeExezrrerxezrerree 14 1.3 Hướng dẫn str dung phần mềm PowerPoint trong đạy học môn GDCD 19
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÀN
MEM POWERPOINT NHAM NANG CAO CHAT LUGNG DAY HOC
MON GDCD O TRUONG THPT VAN LAM, TINH HUNG YEN
HIEN NAY 28
2.1 Khái quát về trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 28
2.2 Thực trạng sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay - + «<<s<+ 29
Trang 6MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày nay, dé mở cửa hội nhập,
hòa nhập mà không hòa tan, thì việc tăng cường giáo dục tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, lỗi sống, thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước,
giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày càng có vai trò quan trọng Bộ môn GDCD có ưu thế về vấn đề này,song đề đáp
ứng được yêu cầu giáo dục đặt ra thì phải nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, phải đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học trong đó có sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học CNTT là một thành tựu lớn của cuộc Cách mạng KH - KT hiện nay Nó thâm nhập, chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công
nghệ trong sản xuất, giáo dục và đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác Trong giáo dục và đào tạo, CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên và kỹ thuật, xã hội và nhân văn Hiệu quả rõ rệt là chất lượng giáo
dục tăng lên cả về lý thuyết và thực hành Đây là vấn đề lớn được tô chức
UNESCO chính thức đưa ra thành công trình hành động trước ngưỡng cửa
của thế ki XXI Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học, đang tạo ra những thay
đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục có thể thực hiện được các tiêu chí mới
Học mọi nơi Học mọi lúc Học suốt đời
Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Trang 7Tuy nhiên, nếu việc ứng dụng CNTT nói chung, phần mềm PowerPoint
nói riêng trong dạy học đang được đây mạnh với các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học và thu được kết quả cao, thì với bộ môn GDCD việc ứng dụng
này còn rất hạn chế Có nhiều lý do dẫn đến tình trạnh này như: Việc đánh giá
chưa đúng đắn về vai trò của CNTT đối với bộ môn GDCD, sự thiếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các trường học hoặc có trang bị nhưng
chưa đồng bộ Song, nguyên nhân cơ bản được nhiều người quan tâm hiện
nay là “sự thiếu hiểu biết” của đội ngũ giáo viên GDCD về CNTT và những hiểu biết sai lệch cho rằng “kỹ thuật là tất cả” đối với sự nhận thức
Từ những yêu cầu, đòi hỏi của nền giáo dục, đào tạo Việt Nam thời kỳ
CNH, HĐH hiện nay cho thấy, nền giáo dục hiện đại không cho phép cứ tiếp tục duy trì lối dạy cũ “thầy đọc, trò chép” một cách thụ động, máy móc Thay
vào đó, việc dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng ở trường THPT phải thực hiện sự tiếp cận, mối quan hệ giữa KH - KT với giáo dục và
thực tiễn; biết ứng dụng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy nhằm “phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vảo thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Hiện nay, bằng các nguồn kinh phí khác nhau, nhiều trường phô thông
đã có điều kiện đầu tư các loại trang thiết bị nghe nhìn tốt hơn để triển khai
ứng dụng CNTT vào dạy học, như máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng Tuy vậy, trong thực tiễn giáo dục phô thông nước ta, việc ứng
dụng CNTT vào dạy học môn GDCD còn nhiều bắt cập, chưa đi đúng hướng
đổi mới PPDH bộ môn Nhiều giáo viên còn mang tâm lý ngại tiếp cận với
ứng dụng CNTT, mặc dù việc triển khai trong thực tế hoàn toàn mang tính
Trang 8Một số giáo viên đù mạnh dạn, cố gắng đi tiên phong và ứng dụng trong dạy
học nhưng do chưa được đào tạo có hệ thống, bài bản, thiếu tài liệu hướng dẫn
cụ thể, đặc biệt chưa được bồi dưỡng một cách vững chắc các quan niệm, lý
luận có tính phương pháp luận về vấn đề này Với những tiết học như vậy, bài học GDCD sẽ không đạt hiệu quả cao mà còn phản tác dụng Vì vậy, dé day mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông, góp
phần đối mới và nâng cao chất lượng dạy học, tính tích cực chủ động của học sinh mỗi giáo viên ngoài việc được trang bị kiến thức về công nghệ này, còn phải nam vững các yêu cầu sư phạm về phương pháp luận và lý luận dạy học
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn dé tài
“Vấn đề sử dụng phần mêm PowerPoint nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới CNTT đang phát triển một cách nhanh chóng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Việc ứng dụng
CNTT vào giáng dạy đã được thế giới quan tâm từ nhiều năm qua, nhất là ở
các nước Phương Tây Có thé chi ra một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
+ Đề án “Tin học cho mọi người” của Pháp, năm 1970
+ Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về “CNTT và truyền thông trong giáo dục
và đào tạo” được tô chức tại Hà Nội, năm 2004
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng đã được triển khai
Trang 9Nhiều trường Đại học Sư phạm nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy
học và ứng dụng CNTT trong dạy học như:
+ “Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT” của Đính Văn
Đức - Dương Thị Thúy Nga (Đồng chủ biên) Nxb DHSP Hà Nội, 2009
+ “Sử dụng CNTT trong thuyết trình bài giảng triết học nhằm phát huy tính tích cực học tập cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn”
Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Thanh Thủy, mã số 601410, 2009
+ “Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn GDCD lớp II” của Vũ Hồng
Tiến (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội, 2008
Nhìn chung các công trình, tài liệu nghiên cứu trên đã trình bày một cách hiệu quả những nhận thức lý luận chung về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT, phần mềm PowerPoint trong dạy học nói chung Song chưa có hệ thống chặt chẽ, đặc biệt là chưa tác giá nào đi cụ thể vào hướng dẫn giúp giáo viên bộ môn GDCD ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng điện tử
Những tài liệu trên vẫn chưa đưa ra được những phương pháp cụ thể trong ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đay
học bộ môn
Tuy vậy, các công trình nêu trên đã gợi mở giúp tôi thực hiện đề tài “ Vấn đề sử dụng phân mềm PowerPoint nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phần mềm PowerPoint, giáo viên và học sinh trong dạy học môn GDCD
ở trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài không đi sâu vào việc nghiên cứu kỹ thuật và CNTT nói chung,
mà chỉ nghiên cứu những lý luận về ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH
Trang 10Thời gian nghiên cứu từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 5 tháng 4 năm 2013
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu vai trò, ý nghĩa, chức năng cơ bản của phần mềm PowerPoint tôi đi nghiên cứu việc hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng điện tử môn GDCD, đề xuất các phương pháp sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
4.2 Nhiệm vụ
Đề đạt được mục tiêu trên đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tìm hiểu lí luận dạy học, chủ trương đối mới phương pháp đạy học môn GDCD, những lí luận, quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng
+ Tìm hiểu thực tiễn dạy học môn GDCD và việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học bộ môn ở trường THPT Văn Lâm
+ Nghiên cứu tính năng cơ bản của phần mềm PowerPoint phù hợp với
đặc trưng của bộ môn GDCD
+ Đưa ra một số phương pháp, đề xuất cá nhân góp phần đối mới PPDH và nâng cao chất lượng day học bộ môn GDCD
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Dé tài sử đụng các phương pháp luận nghiên cứu như: + Phương pháp duy vật biện chứng
+ Phương pháp duy vật lịch sử
Ngoài các phương pháp trên đề tài còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thê như:
Trang 116 Đóng góp khoa học cúa đề tài
Đề tài đã có những đóng góp mới như:
+ Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT
vào dạy học môn GDCD
+ Hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mém PowerPoint dé thiết kế bài
giảng điện tử
+ Đưa ra được một số phương pháp khai thác phần mềm PowerPoint để phục vụ cho việc dạy học môn GDCD
7 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo Đề tài gồm 2
Trang 12Chương 1
CO SO KHOA HQC CUA VIEC SU DUNG PHAN MEM POWERPOINT
NHẰM NANG CAO CHAT LUQNG DAY HOC MON GDCD
1.1 Co sé li luận của việc sử dụng phần mềm PowerPoint nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về phần mềm và phần mềm PowerPoint * Khái niệm phần mềm
Phần mềm được hiểu là chương trình, một đoạn chương trình điều khiển
chức năng của phần cứng và định hướng hoạt động của nó Có thể phân chia làm 2 loại phần mềm, đó là phần mềm hệ thống và phần mềm điều khiến như
hệ điều hành và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
Phần mềm máy tính là một hay nhiều chương trình máy tính quản lý bộ
nhớ của máy tính với mục đích nhất định Phần mềm thể hiện chức năng của
chương trình, nó thực thi bằng cách trực tiếp cung cấp các hướng dẫn cho phần cứng của máy tính hoặc phục vụ như là đầu vào của một đoạn khác của
chương trình
Phần mềm dạy học là phần mềm máy tính với mục đích dạy học, nó bao
gồm toàn bộ chương trình từ cấp mầm non với hàng loạt các thành phần có chức năng giải trí cho tới các chương trình đánh máy, dạy tiếng nước ngoài và
các mục đích dạy học khác
*Phần mềm PowerPoint (năm 2003)
Trang 13được sử dụng rộng rãi trong giới doanh nhân, trong giáo duc va dao tao va
được coi là một dạng phổ biến nhất của công nghệ trình diễn
Presentation (trinh diễn): Là sản phẩm được tạo ra của MS PowerPoint Trong mỗi Presentation bao gồm các Slide, chúng được sắp xếp theo một
trình tự nhất định
* Slide (Bản trình chiếu, trang trình chiếu)
Slide được hiểu là các trang trình chiếu của PowerPoint Mỗi khi giáo
viên thiết kế, trình chiếu bài giảng hoặc bản báo cáo thì nội dung của một
Slide sẽ hiện lên trên màn hình để học sinh theo dõi Trước đây, đối với các máy chiếu bằng bán trong (máy chiếu Over head), chúng ta phải tạo các bản chiếu bằng cách in hoặc viết trên các bản trong, khi chiếu phải dùng tay đặt từng bản chiếu lên máy, mất rất nhiều thời gian và không thuận tiện Nhưng đối với PowerPoint, các bản chiếu được soạn thảo ngay trên các Slide, khi trình chiếu trên màn hình (hoặc kết nối với máy chiếu) rất đơn giản, không mắt nhiều thời gian mà lại hiệu quả (khi trình chiếu giáo viên chỉ cần ra lệnh “ Show”, các Slide của chúng ta sẽ lần lượt được hiển thị khi được kích chuột hay nhắn Enter, F5
Đặc biệt, khi trình chiếu bài giảng, bản báo cáo có kết nối với máy chiếu
da nang (Multimedia Projecter), cac Slide nay sẽ được phóng to trên man hình, giúp cho người xem nhìn thấy rõ ràng, hiệu ứng sinh động, bài giáng đạt
hiệu quả hơn
* Task panes (Ô chọn nhiệm vụ)
PowerPoint được thiết kế thêm ô nhiệm vụ ở bên phải màn hình Tại
đây, các nhiệm vụ được liệt kê và hiển thị, có tác dụng giúp cho người thiết kế
tiện sử dụng khi làm việc trên máy Chúng ta có thể ân, hiện ô này bằng cách chọn hoặc không chọn trong thanh Menu View/Taskpane
Trang 14Animation effect là các hiệu ứng hoạt hinh PowerPoint, co thể được hiểu
là các ứng dụng tạo chuyên động cho các trang trình chiếu hoặc hình ảnh, văn bản trong bài giảng, bản báo cáo Những hiệu ứng này giúp cho hiệu quả bài giảng càng tốt hơn khi có sự kết hợp thuyết minh và lời trình bày của giáo viên
* Slide transition (Kiéu chuyén đổi của các Slide)
Slide Transition cho phép thực hiện các phương thức chuyên đối các
Slide, các Slide trình chiếu có thể được chuyên đổi với cách thức chuyền sinh động, ví dụ có thể thay đối màu chữ, kiểu dáng chữ của trang trình chiếu trước khi xuất hiện các Slide sau, Cac Slide ké tiếp cũng có thê được trình
chiếu khi chúng ta nhắn chuột, Enter, F5 hoặc đặt chạy tự động trong một thời
gian nhất định (Sử dụng Slide timing) * Slide layout (Mau kiéu trang Slide)
PowerPoint chứa đựng nhiều mẫu trình bày Slide cho phép chúng ta lựa
chọn để phù hợp với từng nội dung, với mẫu trang trình chiếu bài giảng hoặc
bản báo cáo Ví dụ, có Slide tiêu đề giúp chúng ta soạn các đề mục lớn hay những nội dung trình bày ngắn gọn, điển hình Giáo viên có thể chọn trang
vừa chứa tiêu đề, vừa chứa nội dung, lại có những trang đồ hoạ có tính chất
tiêu đề để liên kết cho sinh động với bài giảng của mình cần trình bay, * Design - Design Templates (kiểu mẫu trang trí, thiết kế)
Design - Design Templates chứa đựng nhiều mẫu trang trí màn hình nền có sẵn, cho phép chúng ta chọn mẫu dáng tuỳ chọn khi thiết kế bài trình bày
Nếu muốn mở để chọn thêm, ta chỉ cần mở chức năng Brow để tìm kiếm
Trang 15với màu hình ảnh hay màu chữ, nó sẽ cho phép chọn lại màu nền của các
Slide, thậm chí của một Slide Khi chọn màu nền nào, ta chỉ cần đặt con trỏ
chuột vào một Slide nào đó rồi chọn theo ý thích (có thể vào mục Edit Color
Schemes để tìm kiếm ngồi ơ đã cho)
* Slide Design - Animation Shemes (Phối hợp họat hình)
Chức năng này được nhiều người quan tâm vì nó tạo ra sự sinh động của PowerPoint Khai thác tốt chức năng này, nó có thé tao ra nhiều hiệu ứng đặc biệt cho các bài thuyết trình trong bài giảng, mang lại hiệu quả cao Nhưng nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến sự phân tán tư tưởng của học sinh, các em sẽ xem bài trình bày như một trò chơi và ít chú ý đến bài giảng Vì vậy, giáo viên cần thận trọng trước khi chọn hiệu ứng và phải phù hợp với nội dung của bài giảng
* Custom Animation (Mẫu phối hợp hiệu ứng của Slide được chọn) Custom Animation cho phép sự tuỳ chọn các hiệu ứng với những đối tượng riêng lẻ trong các Slide Trong trường hợp này, ta phải xác định thứ tự
từng đối tượng đề tránh nhằm lẫn khi trình chiếu Khi chọn, bên cạnh các đối
tượng trong Slide được đánh theo số thứ tự 1, 2, 3, đồng thời hiển thị kiểu hoạt hình và thứ tự khi nó được trình chiếu Bất kì khi nào giáo viên lựa chọn,
Custom Animation sé hién thị chạy thử ngay để ta quan sát * Slide Show
Slide Show được đặt trên thanh menu của PowerPoint Trong Menu
Slide Show này lại chứa đựng nhiều Menu con có nhiều chức năng khác
PowerPoint nhu View Show, Set up Show, Slide Transition, Tuy nhiên,
có một menu mà ta thường xuyên phải dùng là menu đặt ở chế độ trình chiếu (Set up Show) Với cách tuỳ chọn trên thanh Menu, tuỳ từng nội dung trình chiếu chúng ta có thể lựa chọn cho phù hợp Việc lựa chọn này nó sẽ thực
Trang 16Để thực hiện bài trình chiếu, ít nhất ta có hai cách: Vào thanh Menu chính Slide show để chon View show, hoặc nhắn chuột vào biểu tượng hình
chiếc phễu ở góc trái màn hình Mỗi lần nhắn chuột hoặc gõ Enter, F5 bấm phím chuyền các Slide bài giảng và Slide trình chiếu sẽ lần lượt hién thi
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT nói chung và PowerPoint nói riêng trong day hoc m6n GDCD ở trường THPT
Trong dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng, tính trực quan trở thành một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
bài học cá về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh
Từ rất sớm, I.A Cômenxki (1592-1670), nhà giáo dục người Tiệp Khắc
đã coi trọng nguyên tắc bảo đảm tính trực quan trong dạy học Có thê nói
rằng, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là những
hình ảnh mà chúng ta thu thập được bằng trực quan
Gần đây, hầu hết các thí nghiệm đều cho thấy: trong truyền thông, hơn 10% tri thức là được thu nhận qua tai và hơn 80% là qua mắt Việc truyền tin bằng con đường từ tai đến não mỗi giây chỉ cung cấp cho đối tượng 50.000
bit (đơn vị thông tin), trong khi đó con đường từ mắt đến não là 5.000.000 bit (gấp 100 lần) và tí lệ tri thức còn lưu lại trong trí nhớ con người sau khi thu
nhận bằng từng giác quan hay kết hợp các giác quan với nhau được thê hiện như sau: Nghe: 20%, Nhìn:30%, Nghe + nhìn: 50% Các kết quả nghiên cứu trên cũng được phản ánh trong ngạn ngữ dân gian: “trăm nghe không bằng một thấy” hay ngạn ngữ nước ngoài “nghe thì quên, nhìn thì nhớ”
Tuy nhiên, trong dạy học môn GDCD, do đặc trưng của bộ môn, tính
trực quan luôn tồn tại yếu tố gián tiếp Đó là sự quan sát các sự vật, hiện
Trang 17nguồn tư liệu khác nhau, vừa đủ nhằm tạo nên hình ảnh chân thực, gần gũi
giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ trên cơ sở đó mới có thể giúp học sinh hình thành
khái niệm, rút ra bài học quy luật, bài học và vận dụng những hiểu biết đó
trong học tập và cuộc sống
Các ứng dụng của CNTT ở góc độ này, nhất là công nghệ Multimedia
được xem là phương tiện kĩ thuật dạy học có nhiều ưu thế trong việc đem lại
những chức năng cơ bản trong dạy học GDCD ở trường phô thông * Về chức năng giáo dưỡng:
Ứng dụng CNTT trong dạy học môn GDCD sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, mặt khác tiết kiệm được thời gian trong bài giảng có sử dụng nhiều đoạn miêu tả, tường thuật Những công việc này khi được sự hỗ trợ của CNTT nó sẽ truyền đạt những hình ảnh, âm thanh đến học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động Đồng thời, thông qua bài giảng mình thiết kế trên phần mềm PowerPoint, giáo viên sẽ nắm bắt được mức độ tiếp thu bài của học sinh như thế nào, từ đó có sự điều chính trong phương pháp dạy học, phát
huy tối đa khả năng khi có sự hỗ trợ của CNTT
Đối với học sinh: Khi học tập môn GDCD do giáo viên thiết kế trên phần
mềm PowerPoint có nhiều hình ảnh sinh động sẽ góp phần bồi dưỡng, làm
sâu sắc tri thức ở học sinh; các em sẽ có khả năng lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, rõ ràng, chính xác hơn, học tập hứng thú hơn Qua phần trình bày
bài giảng của giáo viên với những hiệu ứng, văn bản và hình ảnh sinh động,
học sinh không thể không bị cuốn hút bởi phương pháp dạy hiện đại nhưng
Trang 18dạy học truyền thống thì 90% tri thức của học sinh được tiếp nhận qua tai, 10% qua mắt sau một thời gian ngắn sẽ rơi vào tâm trạng mệt mỏi, giảm sự chú ý, nhưng nếu các em vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp với các hoạt động (ức là huy động cùng một lúc nhiễu giác quan) thì kết quả ghi nhớ kiến thức của học sinh đạt tới 92%
Đối với giáo viên: Phần mềm PowerPoint trong dạy học mơn GDCD
ngồi việc được biết đến như một phương tiện dạy học hiện đại, nó còn có
chức năng nổi trội là giúp giáo viên cung cấp những thông tin mới dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như minh họa kiến thức bằng tranh ảnh, tình huống, trò chơi Nhờ những chức năng nỗi bật, đa dạng của phần mềm
PowerPoint, giáo viên có thể xây dựng các dạng bài tập, bài kiểm tra, trò chơi
nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, gây hứng thú học tập cho học sinh, qua đó từng bước nâng cao chất lượng bộ môn Bởi vì:
- Cùng một thời gian, giáo viên có thể kiểm tra được nhiều nội dung
câu hỏi
- Kiểm tra được nhiều học sinh cùng một lúc
- Giúp giáo viên đánh giá kết quá học tập của học sinh chính xác
- Gây hứng thú cho học sinh khi học tập môn GDCD, khắc phục quan niệm của các em cho rằng học môn GDCD là thiếu sinh động, khô khan, khó hiểu
- Góp phần đổi mới phương pháp đạy học và nâng cao chất lượng bộ môn * VỀ chức năng giáo dục:
Ứng dụng CNTT nói chung, phần mềm PowerPoint trong dạy học môn
GDCD nói riêng với những hiệu ứng đa dạng, phong phú, hình ảnh và tư liệu
sinh động sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo
Trang 19quần chúng nhân dân, cống hiến hết mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn
*Về mặt phát triển:
Trên cơ sở được tô chức lĩnh hội kiến thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức và sự yêu thích môn học, việc học sinh học GDCD ở trường phô thông thường xuyên có sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp học sinh phát triển một
cách toàn diện về đức, trí, thê, mỹ để hoàn thiện nhân cách của bản thân 1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD ở trường THPT
1.2.1 Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT
Trực quan là PPDH, trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện KTDH
tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm tổ chức cho học
sinh tri giác một cách có chủ đích, có kế hoạch, tạo khả năng cho học sinh
theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong trong đối tượng quan sát trên cơ sở đó nâng cao chất lượng bài học
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học ở
trường THPT Bất kì giáo viên nào cũng có thê sử dụng nó vào giảng dạy nhằm truyền thụ kiến thức và giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt
Là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực về triết học, kinh tế - chính trị, những vấn đề của thời đại, lý luận về
nhà nước và pháp quyền, đạo đức, pháp luật, môn GDCD trực tiếp hình thành
thế giới quan khoa học, quan điểm sống nhân đạo Vì thế, phương tiện trực quan được sử dụng ở bộ môn này có những điểm khác so với các môn học khác và cũng có thể sử dụng những tri thức học sinh tiếp thu được trong cuộc sống làm phương tiện trực quan Mặt khác, thông qua giảng dạy, giáo viên
Trang 20động thực tế trong cuộc sống hiện tại và tương lai của họ Một điểm không
kém phần quan trọng là, trong khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên
biết cách tổng hợp, khái quát những tư liệu thực tế thành lý luận, tức là hình
thành và phát triển tư duy, nhận thức khoa học cho học sinh
Như vậy, sử dụng tốt phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD là hình thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp cho họ phát triển tư duy logic, tư duy khoa học, phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thực tiễn phục vụ lợi ích của chính họ và xã hội
1.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD ở trường THPT
Để nắm được tình hình thực tiễn ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng phần mềm PowerPoint trong DH môn GDCD ở trường phổ thông nói riêng, tôi đã thu thập thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, như thâm nhập thực tế (dự giờ, trao đổi) và phát phiếu điều tra, Qua các nguồn thông tin, tôi rút ra
một số nhận định:
Hiện nay, bằng các nguồn kinh phí khác nhau, nhiều trường phô thông
đã có điều kiện đầu tư trang thiết bị tốt hơn để triển khai khá thường xuyên
các ứng dụng CNTT trong dạy học
Phan lớn giáo viên GDCD ở phố thông đều rất quan tâm tìm hiểu công
nghệ dạy học mới với sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật Việc ứng dụng
CNTT trong dạy học môn GDCD về cơ bản là khả thi (không đòi hỏi trình độ tin học và ngoại ngữ cao của giáo viên) và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả day học
Trang 21chức thường xuyên các giờ thao giảng của tổ chuyên môn, của trường có sử
dụng CNTT Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT nói chung, phần mềm PowerPoint trong DH môn GDCD nói riêng vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thưc hiện:
+ Các trường phổ thông ở miễn núi, hải đảo, nông thôn, vùng sâu vùng xa điều kiện, phương tiện dạy học vẫn còn thiếu thốn, máy tính nếu có cũng chỉ để phục vụ công tác văn phòng
+ Vì nhiều lý do như trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản còn hạn chế;
thiếu thông tin, thiếu nguồn tư liệu điện tử, nhất là các hình ảnh không có điều
kiện tiếp cận thiết bị kỹ thuật đề ứng dụng vào dạy học bộ môn, Một bộ
phận không nhỏ giáo viên phô thông, nhất là giáo viên GDCD còn nặng tâm lý ngại tiếp cận với các ứng dụng của CNTT, thậm chí cho rằng việc ứng
dụng công nghệ này trong DH môn GDCD ở trường phổ thông là khó khả thi
với điều kiện nhà trường phố thông Việt Nam, hoặc nếu triển khai thực hiện
thì cũng không thé phổ biến rộng và hiệu qua đem lại là không hơn bao nhiêu
so với trước Hơn nữa, phầm mềm dạy học dành cho các môn khoa học xã hội
nói chung, môn GDCD nói riêng rất ít
+ Hiện nay, vẫn còn nhiều địa phương dẫn ra những lý do khó khăn về chủ quan, khách quan và tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề này, chưa có những chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, động viên giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học như tô chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn ứng dụng
tin học trong dạy học các bộ môn hay tổ chức trao đổi, đánh giá, khen thưởng
thông qua các kỳ thao giảng
Mặt khác, có nhiều giáo viên sau khi được tiếp cận với máy vi tính và các phần mềm dạy học lại tuyệt đối hoá vai trò của CNTT trong dạy học
GDCD và cho rằng nó có thể thay thế hầu hết những hình thức, phương tiện,
Trang 22thuật dạy học hiện đại chỉ chú ý về các thao tác giữa học sinh với màn hình
trình chiếu mà không quan tâm đến các phương pháp, phương tiện dạy học truyền thống thích hợp, ít chú ý các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh như tổ chức, điều khiển các hoạt động tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh hay qua khai thác các nội dung trình chiếu để thực hiện dạy học nêu vấn đề, tổ chức học sinh hoàn thành các bài tập củng cố, hệ thống, khái quát, kiểm tra đánh giá
Rõ ràng, việc nghiên cứu một cách khoa học ứng dụng CNTT nói chung,
phần mềm PowerPoint nói riêng vào DH môn GDCD ở trường phô thông để
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn là một vấn đề cần thiết
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang trong tiến trình hội nhập với cộng đồng quốc tế Sự phát triển CNTT và sự phát triển KT - XH của đất nước đặt ra những yêu cầu mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học NQTW 2 khóa VIII của Đảng về GD - ĐT đã nhắn mạnh “ Đồi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” Dưới tác
động của CNTT, KH - KT làm quá trình kỹ thuật hóa hoạt động giảng dạy
trong các nhà trường đã được diễn ra, máy ghi âm, đài, phim ảnh, đã được
đưa vào nhà trường Việc ứng dụng CNTT, phần mềm PowerPoint trong dạy
học đã tỏ ra có một số ưu điểm và ưu thế: quá trình đào tạo, tô chức lớp học
và dạy học ở các trường được đa dạng hóa hơn, phương pháp giảng dạy cũ thiên về thuyết trình bằng lời của giáo viên đã được thay thế bằng các PPDH
tích cực có sự hỗ trợ của phương tiện kĩ thuật hiện đại Nguồn kiến thức duy
Trang 23giáo viên Thời gian lao động trên lớp của giáo viên được giảm nhẹ, khả năng và điều kiện tự học của người học được tăng cường Có thê nói nhờ sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint đã góp phần làm cho chất lượng dạy học nâng cao, kích thích hứng thú học tập, tắng cường sự chú ý của người hoc
Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN và những biến đổi sâu sắc của đời sống xã hội, trình độ nhận thức của con người ngày càng cao thì việc dạy học các môn khoa học nói chung trong đó có môn GDCD trong
trường THPT cần có sự đổi mới mạnh mẽ về PPDH bộ môn, ứng dụng phần
mềm PowerPoint trong giảng dạy và học tập môn GDCD là định hướng quan trọng trong việc làm tăng hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học bộ môn
Sử dụng PowerPoint trong dạy học môn GDCD có thê hiểu một cách
đơn giản là việc giảng dạy và học tập môn này được thực hiện trong sự hỗ trợ
của máy tính và khai thác mạng Internet Với khả năng của một chiếc máy tính nối mạng, giáo viên có thể khai thác vô số những thông tin cần thiết bao gồm văn bản, hình vẽ, âm thanh, tranh ảnh phục vụ cho bài giảng để hướng
dẫn học sinh học tập Đây là một thuận lợi cơ bản mà dạy học không có máy tính sẽ rất khó thực hiện Hơn nữa cùng với sự hỗ trợ của máy tính vai trò của
Trang 24điều phối của giáo viên trong mỗi giờ học Các thiết bị dạy học dù hiện đại
đến đâu cũng chỉ là phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học, do đó không nên
cường điệu hóa vai trò của máy móc mà quên mất vai trò chủ động, sáng tạo
của người dạy và người học
1.3 Hướng dẫn sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD
* Những yêu cầu của quy trình thiết kế bài giảng điện tứ môn GDCD
Việc tuân thủ quy trình thiết kế có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả
của bài học môn GDCD, trước hết, nhằm bảo đảm mục tiêu bài học, tính đa
dạng nhưng vừa sức của các nguồn thông tin, khả năng vận dụng nhiều phương pháp dạy học và thời gian thực hiện giáo án Cụ thể là:
+ Giáo viên phải nắm vững mục đích yêu cầu của tiết học về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh (đã được xác định trong giáo án lên lớp)
+ Giáo viên dựa vào sách giáo khoa đề xác định những kiến thức cơ bản
và sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu liên quan đến các kiến thức cơ bản đã được xác định ở trên (văn bản, số liệu, tranh ảnh .)-
+ Xử lý, chuyên các tư liệu trên sang dạng kỹ thuật số (sử dụng một số
thiết bị, phần mềm xử lý phim, ảnh thông dụng: máy Scan, máy ảnh số, phan
mém ACD See, Hero )
+ Dự kiến bố cục, thời gian, hình thức thể hiện và kiểu hiệu ứng (Add
Effect) phù hợp với mục đích sư phạm Việc xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể (kịch bản) các Slide trình diễn của tiết học sẽ giúp bài giáng điện tử có bố
cục chặt chẽ, bảo đảm thời gian lên lớp và đem lại hiệu quả cao cho bài học + Dự kiến số Slide thích hợp với số đối tượng được lựa chọn để trình
diễn, đồng thời phái tương ứng với kế hoạch cụ thé của giáo án lên lớp
Trang 25kiểu trình diễn, .cho hợp lý hơn với mục tiêu, kế hoạch sư phạm mà giáo án đề ra
* Xây dựng bản trình bày PowerPoint
Để có một bài giảng điện tử môn GDCD trình diễn trên phần mềm PowerPoint, giáo viên phải thiết kế bài giảng trên máy Công việc này trải qua các bước sau:
Sau khi đã khởi động chương trình PowerPoint và màn hình hiển thị, chúng ta vào “7øsk panes” chọn chức năng “New pressenfation”, khi ấy màn
hình sẽ xuất hiện một bảng cho ta tuỳ chọn các kiểu Slide trình diễn mới
Cách thông dụng ban đầu (đổi với người mới học), ta nên chọn mẫu thiết
kế sẵn đã hiển thị trên màn hình Sau đó, tuỳ theo tính chất của bài trình bày, giáo viên có thể chọn thêm kiểu Slide mới cho phù hợp Khi đã chọn được
kiểu Slide, giáo viên chọn luôn font chữ, kích cỡ chữ rồi đưa con trỏ chuột vào khung “Click to add tittle” dé đánh tiêu đề hoặc nội dung Đánh hết nội dung trong khung đó, ta tiếp tục đưa con trỏ chuột vào khung bên dưới để đánh nội dung văn bản cần trình bày Khi trình bày nội dung trên các Slide, việc chọn phông chữ, hình ảnh, kích cỡ chữ hay màu chữ, ta sử dụng các công cụ như trong soạn thảo văn bản Word
Vi dụ, giáo viên muốn đánh nội dung “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” và bảng phân công nhiệm vụ của từng nhóm học sinh khi dạy về Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước (SGK GDCD lớp 11, THPT), ta gõ nội dung câu hỏi vao Slide
* Thêm mới và xoá một Slide
Sau khi đánh đầy đủ nội dung vào một Slide, giáo viên cần phải thêm
một số Slide mới, tuỳ theo bản thiết kế của bài giảng điện tử Đề thêm mới
Trang 26+ Đưa con trỏ chuột vào một vị trí muốn chèn Slide mới (hoặc chọn
Slide cuối cùng để thêm một Slide mới vào cuối các Slide)
+ Mở Menu Insert rồi chọn New Slide (cũng có thể chọn New Slide trên thanh công cụ, hoặc nhắn Ctrt + M trên bàn phím)
+ Khi hộp hội thoại xuất hiện sẽ cho phép giáo viên chọn một mẫu Slide
mới bên tay phải theo ý mình
* Lwu bản trình bày bài giảng vào máy tính (Save)
Sau khi đã nhập nội dung bài giảng vào các Slide, hoặc sau mỗi lần
chỉnh sửa, giáo viên nên ghi vào máy để tránh sự cố đo mất điện hoặc treo
máy, Lần đầu tiên ghi bài giảng vào máy, ta thực hiện như sau:
+ Dua trỏ chuột vào File trên thanh Menu, chọn save (có thé bam đồng thời Ctrt và S trên bàn phím, hoặc kích chuột vào nút save trên thanh Menu)
+ Gõ tên của bản trình chiếu vào ô File name (nên để mặc định các file có đuôi là *.ppt)
+ Nhắn OK để hoàn tat
* Mở một File bài soạn đã có sẵn
Khi giáo viên đã có sẵn bản trình bày trong chương trình PowerPoint (có
thể trên ố cứng của máy vi tính, hoặc lưu trên đĩa CD-Rom, USB, ), chúng ta
có thể mở file bài giảng đề trình chiếu hay sửa chữa Công việc này được tiến hành như sau:
+ Mở Memu File, chọn Open (có thê nhắn kết hợp Ctrt + O trên bàn phím hoặc chọn Open ở thanh công cụ)
+ Tiếp theo, chọn thư mục có chứa File trong hộp “Look in”
+ Chọn tên file bài giảng mà ta đã ghi tên trước đó + Chọn Open đề mở file
* Chèn các biểu tượng, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh , đã Scan vào
Trang 27* Chen hinh anh, tranh anh: Trong quá trình DH môn GDCD, nhờ sự hỗ
trợ của phần mềm PowerPoint mà việc chèn những hình ảnh, tranh ảnh hay video, trên các Slide trình chiếu sẽ có tác dung rất lớn đối với bài giảng của
giáo viên và việc học tập của học sinh Nhưng muốn làm được điều này, trước
tiên chúng ta phải có tất cá những nguồn tải liệu, tranh ảnh đó Khi đã có
nguồn tài liệu, việc chèn các hình ảnh được tiến hành như sau:
+ Chọn Slide cần chèn hình ảnh
+ Mo Menu Insert, chon “Picture”
+ Trong Menu “P/c/ure” có chứa nhiều Menu nhỏ, chúng ta chọn From
File (nếu hình ảnh lưu trong File ảnh của máy vi tính, USB, ); chọn Clip Art (nếu hình ảnh được lưu sẵn trong Clip Art); chọn Auto Shapes (nếu hình có dạng theo mẫu)
+ Lựa chọn các hình ánh bằng cách nháy kép hoặc nhan Insert + Nhắn Close trên bảng hộp thoại Clip Art đề hoàn tất
Ví dụ, chúng ta có hình ảnh “Ơ nhiễm mơi trường” trong ỗ D của máy
tính, nếu giáo viên muốn chèn hình ảnh này trên Slide khi dạy bài 12 “Chính
sách tài nguyên và bảo vệ tài nguyên và môi trường ”, ta làm như sau:
Chọn một Slide cần chèn hình ảnh
M6 Menu Insert, chon “Picture’’
Trong menu Picture chon From File (vi hinh anh lưu trong File ảnh của máy vi tính - 6 D) Tiếp đó, giáo viên đưa trỏ chuột vào hép “Look in” dé chon
ồ D, (nơi chứa các Foder và file hình ảnh) và nháy kép chuột đề hoàn tat
Ngoài ra, giáo viên có thể mở trực tiếp file có chứa hình ảnh để copy sau đó mở Slide bài giảng và dán vào (paste)
Chèn các đoạn phim tư liệu, đoạn âm thanh:
+ Giáo viên chọn Slide cần chèn đoạn phim
Trang 28+ Trong menu “Movies and Sounds” c6 chtra nhiéu menu, ta chon Movie
from Clip Organizer (nếu các đoạn phim tư liệu được lưu sẵn trong Clip Organizer); chọn Movie from File (nếu đoạn phim ghi trong File của máy
tính, USB, ); chọn Sound from Clip Organizer (nếu âm thanh được lưa sẵn
trong Clip Organizer) và chọn Sound from File (nếu âm thanh được lưu trong
File cua máy tính, USB
Kích chuột vào OK (cũng có thể nháy kép đoạn phim đó) Trên màn hình, PowerPoint sẽ hỏi “Automatically or When Clicked” (tic 1a khi mo
trang trinh chiéu chúng ta thích đoạn phim chạy tự động hay khi nào giáo viên kích chuột thì đoạn phim mới chạy), rồi nhấn chuột đề hoan tat
Chỉnh sửa khung hình ảnh, khung các đoạn phim tr liệu:
+ Nhắn chuột vào đoạn phim tư liệu hoặc hình ảnh đã chèn, các góc và biên hình của khung sẽ xuất hiện các nút hình tròn
+ Đặt con trỏ chuột lên các nút để trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu,
sau đó nhắn và kéo rê khung ảnh, phim theo ý muốn
+ Nếu giáo viên muốn di chuyển khung ảnh, phim tư liệu, chỉ cần nhấn
con trỏ chuột vào khung hình ảnh, đoạn phim, khi con trỏ hiện mũi tên bốn
chiều thì bấm chuột và kéo rê sang vị trí cần di chuyển (cũng có thể dùng mũi
tên 4448 trên bàn phím để điều khiển)
* Chèn chữ nghệ thuật (Word Ar0)
+ Đầu tiên, chọn Slide bài giảng môn GDCD muốn chèn chữ nghệ thuật
+ Mo Menu Insert, chon Picture
+ Trong Menu Picture, chon Words Art, man hinh sé hiển thị bộ mẫu
chữ có sẵn (chúng ta cũng có thể bắm biểu tượng Words Art ở góc đưới màn
hình) Tiếp đó, chọn một mẫu chữ muốn sử dụng
+ Nhan OK, man hinh xuat hién hop hdi thoai “Edit Word Art Text” dé
Trang 29+ Chọn Font chữ (Font) và kích cỡ chữ (Size) Power Point kiều chữ đậm (B) hoặc nghiêng (I)
+ Gõ đoạn vào ô “Your Text Here”
+ Nhắn OK để hoàn tắt việc chèn vào Slide
* Định dạng các Slide trong bán trình chiếu
Sau khi đã nhập văn bản vào các Slide, chúng ta thực hiện các thao tác
định dạng bài giáng để hoàn thiện bản trình chiếu Công việc này gồm các thao tác: Định dạng font chữ cho từng đoạn văn bản trong trang trình chiếu, định dạng màu nền cho các Slide, màu chữ,
Dinh dang font chit:
+ Đầu tiên, chọn đoạn văn bản cần định dạng bằng cách bắm chuột (bôi
đen) kéo rê hoặc nhan Shift kết hợp với dau g trên bàn phím
+ Mo Format, chon font chữ trong danh sách Font, muc “Font Style” (Regular - kiểu chữ thông thường, Bold - kiếu chit dam, Italic - kiểu chữ in nghiêng, Bold Italic - kiểu chữ đậm nghiêng); tiếp đó ta chọn kích cỡ chữ trong mục S1ze và màu chữ trong mục Color
+ Nhắn OK đề hoàn thành Ở đây giáo viên cần lưu ý, khi thiết kế bài
giảng trên Power Point, tốt nhất là lấy kiểu chữ không có gạch chân để khi
trình chiếu trơng hài hồ và đễ nhìn, như kiểu chữ VnArial, VnArial Narrow, VNARIALH Ngoài ra, giáo viên có thế định dạng font chữ, căn chỉnh lề
của trang trình chiếu trong các Slide ngay trên nút thanh công cụ ở màn hình bằng cách bấm chuột và làm các thao tác như trên Word
Định dạng màu nên cho các Slide bài giảng và khung bài giảng:
Trang 30Trên cửa số Background, vào dấu mở rộng để chọn màu và click vào
Apply dé tao mau nén cho mét slide dang hién thoi va “Apply to AIl’” dé tao màu nền cho tất cả slide
* Xây dựng các niên biểu, sơ đồ, đồ thị:
Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan nói chung, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, nói riêng đề minh họa và trình bày kiến thức cho học sinh là rất cần thiết
Tạo niên biếu, sơ đỗ
Chương trình PowerPoint không cung cấp công cụ tạo bảng trong các Slide, nhưng nó cho phép chúng ta dùng Word hoặc Excel để tạo các bảng
biểu, niên biểu khi cần thiết Giáo viên có thể vào Format —› Insert — Text box, sau đó kéo rê chuột trên Slide cần tạo sơ đồ, rồi đánh nội dung
Xây dựng các biểu đỗ, đỗ thi (Chart):
Để xây dựng một biểu đồ, giáo viên thực hiện theo các bước:
+ Chọn Slide muốn xây dựng biểu đồ, đồ thị
+ Đưa trỏ chuột lên thanh menu Insert, chon Chart, khi đó một biểu đỗ có tính chất ví dụ sẽ xuất hiện kèm theo bảng số liệu
+ Đưa trỏ chuột vào bảng và nhập dữ liệu theo nội dung Sau khi nhập dữ liệu xong, đưa trỏ chuột ra ngoài và nháy chuột để hiển thị nền biểu đồ
trên Slide
+ Tiếp tục nháy kép chuột trên khung biểu đồ, (có thể vào thanh menu
Insert chọn Chart) Khi màn hình xuất hiện, ta bắm chuột phải lên biểu đồ,
một loạt hướng dẫn sẽ hiển thị giúp ta ghi chú và chỉnh sửa các nội dung: Để
hiệu chỉnh và chọn các kiểu biểu đồ, kích chuột vào “Chart type”, lua chon xong thi nhấn OK; dé chon nền cho biểu đồ, ta nhdn Format Plot Area, một
hộp hội thoại hiện ra chỉ cho chúng ta hướng dẫn chọn nền cho biểu đồ Khi đã chọn xong, nhắn OK
Trang 31Tạo hiệu ứng động cho một đối tượng đã được chèn trên Slide là thế
mạnh của phần mềm PowerPoint, nhằm điều khiển các nội dung trình bày an
hoặc hiện theo ý tưởng của người sử dụng Để tạo hiệu ứng cho mỗi đối
tượng, đầu tiên giáo viên chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng (bằng cách nhấn
chuột) —› vào Menu Slide Show —> Custom Animation Khi đó, công cụ tạo
hiệu ứng đã hiện ra (Add Effect)
*Tạo nút kích hoạt (Trigger) cho các đối trợng ngay trên mỗi Slide
Tạo Trigger cũng là một hình thức tạo liên kết để mở rộng hay thu lại nội
dung trình bày nhưng đây là sự liên kết diễn ra ngay trên cùng một slide Tính năng này cũng rất hữu ích khi thiết kế các trò chơi trong hoạt động ngoại khoá
Chang han, khi thiét ké bai tap trac nghiém khach quan nhiều lựa chọn,
trước hết cần chèn vào slide các chữ cái A, B, C, D (đặt trong khung vuông hoặc tròn) để làm các phương án lựa chọn đồng thời là nút kích hoạt dé biết đáp án đúng/sai (nút kích hoạt có thể là một từ, một biểu tượng hay hình ảnh ) Sau đó nhập 4 tình huống tương ứng với các chữ cái A, B, C, D và các đáp án Ð hoặc S Các đáp án Ð/S được tạo hiệu ứng Entrance à Appear hoặc Fade Khi click vào chữ cái thì đáp án Ð/ S sẽ xuất hiện
Sau khi đã tạo hiệu ứng cho các đáp án Đ/S, ta Click làm dấu một đáp án
bắt kỳ (hình minh hoạ là đáp án Ð) để biết vị trí hiệu ứng của nó ở cạnh phải
rồi Click vào vào dấu mở rộng là Timing và Trigger và Start Effect on click of và click dấu mở rộng để tìm chọn tên mặc định của nút kích hoạt tương ứng (trong hình minh hoạ dưới là Oval 3- vòng tròn thứ 3 có chữ C) à OK để hoàn tắt thao tác
*Tao lién két (Hyper link)
Việc thiết kế các trang trình chiếu trên PowerPoint nếu có sự liên kết
Trang 32mà đôi khi có sự truy xuất bất thường giữa các Slide Chúng ta có thể tiến
hành liên kết như sau:
+ Đầu tiên, giáo viên đánh dấu đoạn văn bản cần liên kết trên Slide 4,
bằng cách bôi đen đoạn văn bản, hoặc một cụm từ nào đó trên Slide 4 (ô chữ
số ])
+ Vào Menu Insert, chọn Hyperlink Trên màn hình PowerPoint sẽ xuất hiện một hộp hội thoại hướng đẫn dé cho chúng ta lựa chọn tài liệu cần liên kết
+ Nhan chudt vao “Place in this Document’
+ Trong hép “Select a place in this document’ ching ta chon sé Slide dé
thực hiện liên kết
+ Bấm OK để hoàn tất việc liên kết
*Các thao tác trình chiếu bài giảng điện tứ môn GDCD
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về các bước xây dựng một bài giảng điện tử Chúng ta cũng đã khẳng định, để có một giáo án điện tử hay, sinh động và hấp dẫn, đòi hỏi giáo viên phải mắt thời gian chuẩn bị Tuy nhiên, điều quyết
định đến sự thành công của giờ học môn GDCD có sử dụng CNTT lại là khâu
trình chiếu bài giảng, kết hợp với lời trình bày của giáo viên Việc trình chiếu
bài giảng môn GDCD bằng PowerPoint thực ra rất đơn giản, vì tất cả các Slide bài giảng đã được chúng ta thiết kế theo đúng trình tự và mục đích sử dụng Nhưng, để đảm bảo tính sư phạm và hoàn chỉnh, trước khi trình chiếu bài giảng giáo viên phải xem lại toàn bộ nội dung, hình thức của các Slide, nếu thiểu sót thì chỉnh sửa ngay Sau khi đã hoàn tất, giáo viên có thể tiến hành qua các bước:
+ Mở file file dữ liệu có chứa file bài giảng
+ Vào Menu, chọn Insert —> Slide Show —> View Show (hoặc nhấn
Trang 33Khi trình chiếu bài giảng, chúng ta có nhiều cách: Kích chuột trái một lần sẽ hiển thị một nội dung của bài giảng được xây dựng trên Slide Giáo viên cũng có thể sử dụng Enter, đấu cách, hoặc các nút mũi tên trên bàn phím (á, â) để trình diễn bài giảng Cứ như vậy, mỗi lần sử dụng bấm chuột trái,
nhấn Enter, dấu cách, là một nội dung bài giảng trong Slide hiện ra
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẢN MÈM
POWERPOINT NHAM NANG CAO CHAT LUQNG DAY HOC MON GDCD O TRUONG THPT VAN LAM, TINH HUNG YEN HIEN NAY
2.1 Khái quát về trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Đặc điểm tình hình trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Trường THPT Văn Lâm nằm trung tâm huyện Văn Lâm, thành lập năm
1954.Trường hiện nay có 33 lớp, bao gồm I1 lớp khối 10, 11 lớp khối 11 và
11 lớp khối 12 cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý với hơn
70 người có trình độ Đại học trở lên Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình
độ chuyên môn và năng lực sư phạm cao, lòng nhiệt huyết, yêu nghề và tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục Trường gồm có 7 tổ chuyên môn: Tổ Văn;
Tốn - Cơng nghệ; Lý - Hóa; GDCD -Anh; Sử - Địa; Sinh - Thể dục - GDQP;
Tổ Hành chính.Ban Giám hiệu nhà trường gồm 1 Hiệu trưởng, 3 Hiệu phó và 4 ủy viên
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường: Với 3 dãy nhà A, B, C cùng với dãy nhà phục vụ cho một số lớp học chuyên đề, trường có tất cả hơn 40 phòng học đảm báo đầy đủ lớp học cho học sinh Các phòng đều được trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại như: Bảng chống lóa, hệ thống đèn chống cận, hệ
thống âm thanh tiên tiến, bàn ghế đảm bảo chất lượng phù hợp với lứa tudi
Trang 34Học sinh trường THPT Văn Lâm nhìn chung ngoan, học tốt Do ở đây một số làng có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề truyền thống như: đúc đồng ở làng Nôm, kinh doanh chế biến phế liệu, nghề trồng hoa cây cảnh,
nấu rượu ở Lạc Đạo, Hành Lạc nên gia đình phụ huynh có điều kiện chăm
lo đến việc hoc tập của con em mình Tuy nhiên do nền kinh tế ở đây khá phát
triển nên nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội đã và đang lôi cuốn các em học sinh, hiện tượng học sinh bỏ học đi chơi điện tử, tình trạng học sinh đánh nhau
thường xuyên diễn ra
2.1.2 Đặc điểm tổ giáo viên bộ môn GDCD trường THPT Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên
Tổ bộ môn GDCD bao gồm 3 giáo viên GDCD ngoài ra trong tô còn có 11 giáo viên môn Tiếng Anh
Nhìn chung các thầy cô giáo dạy môn GDCD đều có năng lực và trình
độ chuyên môn vững vàng, với trình độ Đại học trở lên, tâm huyết VỚI nghề
được học sinh yêu mến Ngoài việc giáng dạy các cô còn giữ một số chức vụ khác có những đóng góp lớn cho nhà trường như Cô Phạm Thị Thanh Chúc hiện là Ủy viên trong Ban giám hiệu nhà trường, Cô Nguyễn Thị Hoa làm Bí thư Đồn trường
Các thầy cơ trong tổ thường đạt được những thành tích cao khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi ở trường, huyện, tỉnh trong đó phải kể đến là Cô
Nguyễn Thị Thu Giang đạt giải nhì Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
2.2 Thực trạng sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay
2.2.1 Thành tựu
Được sự quan tâm của ngành giáo dục và đào tạo: Trước thực trạng
Trang 35của giáo dục, đào tạo nước ta Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học , ngành giáo dục đã quan tâm đây mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Trong chỉ thị số 55/ 2008/ CT - BGD & ĐT ngày 30/ 9/ 2008 về tăng cường
giảng dạy và đào tạo ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2010 Trong đó, những nhiệm vụ quan trọng mà BGD & ĐT đặt ra là: Nâng
cao nhận thức và vai trò, vị trí của CNTT, về triển khai có hiệu quả yêu cầu
đổi mới ứng dụng CNTT, đổi mới quán lý tài chính và xây dựng ““Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”
Thực hiện chỉ thị của BGD & ĐT, trường THPT Văn Lâm đã mạnh dạn
ứng dụng CNTT vào dạy học Ban giám hiệu nhà trường quan tâm cao và tập trung chỉ đạo đây mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học Hầu như các phòng ban, đặc biệt là các tổ chuyên môn đều được lắp đặt máy tính có lắp đặt mạng Internet rất thuận tiện phục vụ cho các thầy cô giáo Có thể khắng
định cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học của nhà trường là tương đối đầy
đủ và chu đáo
Hàng năm trường đều cử một số giáo viên đi học tập nâng cao trình độ
sử dụng các thiết bị thông tin, một số giáo viên chủ động tự tìm tòi, học hỏi
nhau để tự nâng cao trình độ của bản thân Sau một thời gian kết quả thu được rất đáng kể, đội ngũ giáo viên biết sử đụng CNTT tại trường ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng
CNTT được ứng dụng mạnh mẽ trong các trường học, có nhiều trang
web, thư viện điện tử phục vụ cho giảng dạy giáo dục với nhiều hình thức
khác nhau rất đa dạng, phong phú trong đó có cả những đoạn phim có giá trị
tạo sự hấp dẫn cho giáo viên và học sinh Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho
Trang 36chuyện hay, tình huống, hình ảnh đẹp và đầy xúc động tích lũy làm tư liệu trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
Được sự ủng hộ của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được học các giờ học có sử dụng phần mềm PowerPoint tức là ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học Điều đó đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng của mình trên máy tính Sử dụng phần mềm PowerPoint giúp giáo viên thể hiện được tính sáng tạo của mình qua việc liên kết nội dung bài học như thế nào sao cho chặt chẽ, đồng thời cân nhắc sử dụng hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh thế nào cho thật phủ hợp tạo sự lôi cuỗn
học sinh, phát huy tính tích cực chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mà
người giáo viên muốn truyền đạt Nếu giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint một cách thành thạo, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế
bài giảng Đặc biệt giáo viên môn GDCD việc sử dụng hình ảnh, tình huống,
phim, chuyện trong sử dụng phần mềm PowerPoint sẽ góp phần quan trọng vào hiệu quả quá trình dạy học
Qua đợt thực tập được trực tiếp dự giờ một số tiết dạy PowerPoint của
các thầy cô trường THPT Văn Lâm, tôi thấy hầu như các thầy cô đã ứng dụng CNTT vào bài dạy rất hay và đạt hiệu quả cao Trong đó phải kế đến tiết dạy của Cô Nguyễn Thị Thu Giang một giáo viên trẻ dạy GDCD, bài giảng của cô hết sức thành công với việc sử dụng hài hòa hiệu ứng, đưa ra hàng loạt các
hình ảnh về môi trường liên quan đến nội dung bài học hay như việc tạo ra
các tình huống, hệ thống câu hỏi tương ứng với câu trả lời hết sức khoa học,
học sinh tiếp thu bài học tốt và rất hiểu bài Hay như bài giảng của Thầy Nguyễn Văn Thành tổ Lý với bài “Sự nở vì nhiệt của chất rắn”, hình ảnh đầu
tiên thầy đưa ra dé vào bài là hình ảnh tháp Epphen với câu hỏi: “ Theo các em tháp Epphen có thể lớn lên được hay không”? Làm học sinh tò mò tập
Trang 37học bình thường không sử dung phan mềm PowerPoint khó có thể thực hiện
được Những tiết học như vậy được đánh giá TẤt cao, đây là nguồn động viên,
cé vii tinh thần vô giá, giúp các thầy cô có thêm động lực, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt công việc của mình Nhờ được tiếp cận với các phương tiện
hiện đại mà hiện nay CNTTT đã trở nên quen thuộc với các em học sinh Nhiều em đã có thể sử dụng thành thạo các thao tác tin học Do đó, các em có nhu cầu được học các giờ học có ứng dụng CNTT Khi các em học sinh “chủ thể
của quá trình nhận thức” đã thực hiện nhu cầu được học các giờ học ứng dụng CNTT sử dụng phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế bài giảng thì cần đáp ứng mong muốn đó của các em
Như vậy, có thể khẳng định được tính ưu việt của việc sử dụng phần
mềm PowerPoint vào bài giảng là: bài dạy có nhiều hình ảnh, âm thanh với chất lượng cao, có điều kiện dé phát huy tính sáng tạo của giáo viên và tính
tích cực chủ động của học sinh Đặc biệt bài dạy trực quan sinh động thực sự lôi cuốn học sinh vào bài học, từ đó kích thích làm cho học sinh hứng thú học
tập, giáo viên say mê với công tác thiết kế bài dạy, tránh được sự đơn điệu,
nhàm chán, hạn chế được việc giáo viên vừa giảng vừa chép bài trên bảng mất
thì giờ mà học sinh ngồi dưới lại không tập trung, không lắng nghe cô giảng
bài, hiện tượng đọc chép cũng được hạn chế
2.2.2 Những hạn chế * Về phía giáo viên
Thực tế hiện nay cho thấy, không ít giáo viên dạy môn GDCD còn ngại nghiên cứu, ngại tìm tòi đổi mới, ngại ứng dụng CNTT tiên tiến, vẫn chỉ muốn sử dụng phương pháp truyền thống, phương pháp cũ dưới hình thức độc thoại đỡ tốn thời gian và công sức Một số giáo viên khi thực hiện, họ rất ngại
vi gap nhiều khó khăn như: Thao tác trên máy còn chậm, các thuật ngữ trên
Trang 38việc sử dụng phần mềm PowerPoint Vì để ứng dụng nó vào quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải nắm vững được những kỹ năng cơ bản nhất của
CNTT, biết cách xử lý những sự cố xảy ra trước học sinh
Việc sử dụng phần mềm PowerPoint vào giảng dạy còn rất nhiều khó
khăn đặc biệt là đối với môn GDCD, các đữ liệu phục vụ cho bài giảng còn ít
Nên nhiều khi ý tướng của giáo viên khi thiết kế các tiết đạy đều rất khó đạt được làm giáo viên chán nản đo phải dành nhiều thời gian, công sức vào thiết kế bài dạy Mặt khác do chưa hiểu hết được tác dụng của phần mềm
PowerPoint nên một số giáo viên lạm dụng đưa rất nhiều tư liệu vào bài giảng làm cho học sinh bi chi phối, phân tâm, từ đó khiến cho hiệu quả đạt được
chưa cao, phản tác dụng Tuy nhiên đó cũng là hạn chế chung cần phải khắc phục mà nguyên nhân chính là do trình độ tin học của giáo viên còn non, chưa
vững, nhiều thầy cô còn e ngại khi sử dụng tin học vào công việc giảng dạy
Tình trạng nhờ người khác thiết kế trên máy theo ý tưởng hoặc sao chép bài giảng vẫn diễn ra làm cho giáo viên thụ động trong việc giảng dạy, do đó việc
sử dụng phần mềm PowerPoint chưa thực sự hiệu quả
Mặt khác, nguồn đầu tư kinh phí để trang bị cho hệ thống này khá tốn
kém nên nhiều trường có kế hoạch, ý tưởng nhưng không thực hiện được hoặc
thực hiện một cách chậm chạp
Cơ chế để được sử dụng phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều bước trung gian ví dụ: Muốn giảng dạy bằng máy chiếu, giáo viên phái liên hệ với phòng thiết bị để mượn máy, do số lượng máy có hạn nếu như không liên hệ trước thì sẽ không có máy chiếu để sử dụng, hơn thế nữa việc vận chuyên còn gặp nhiều khó khăn tạo tâm lý e ngại cho giáo viên khi muốn dùng phương tiện
dạy học hiện đại ở trên lớp
Trang 39còn lo lắng, băn khoăn mặc dù rất muốn sử dụng phương pháp mới phục vụ
giảng dạy Trong khi việc sử dụng máy ở trên trường nhiều khi có nhiều bất
lợi, không thuận tiện
Phương pháp dạy học truyền thống đã có từ rất lâu, bám rễ và ăn sâu
trong nhận thức và hoạt động của giáo viên Việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn Do đó, muốn thay đổi phương pháp đạy học phải có những bước đi cụ thể cho từng thời kỳ Sự nóng vội, chạy theo thành tích là trở ngại lớn của quá trình đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học phải xuất phát từ đổi mới tư duy và nhận thức của giáo viên, nếu như giáo viên có sự nhận thức đúng đắn, họ sẽ
nhiệt tình, tâm huyết có trách nhiệm với chính bài giảng của mình và làm việc một cách thực sự nghiêm túc Muốn khắc phục được những khó khăn trên thì
BGD & ĐT cần có những chính sách, biện pháp phù hợp tác động kịp thời để đưa một số bộ phận giáo viên vào guồng quay của sự nghiệp đôi mới
*Về phía học sinh
Như đã nói ở trên, do nền kinh tế ở một số xã ở huyện Văn Lâm khá phát triển nên gia đình nhiều em học sinh có điều kiện kinh tế Bên cạnh đó trong
bối cảnh dịch vụ Internet phát triển mạnh, các em lại được tiếp xúc với nó quá
sớm nên học sinh bị thu hút vào các trò chơi điện tử, game, từ những hạn chế
đó một bộ phận phụ huynh học sinh do không hiểu biết rõ nên hiểu sai về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Không muốn cho con em mình tiếp
xúc với công nghệ hiện đại, tiên tiến Vì vậy, không đồng tình cho con em
minh str dung may tinh nối mạng trong quá trình hoc tap
Trang 40sưa nghe thầy cô giảng mà quên cả việc ghi bài Kết quả là hết tiết hoc ma học sinh không ghi được gì vào vở
Một số lại gặp khó khăn trong việc chép bài, không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ Khi được hỏi thì các em đều đưa ra lý do các thông tin về nội dung bài học được
thầy cô đưa ra quá nhanh nên học sinh không ghi kịp Mà phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh phải là người chủ động ghi chép bài, xác lập thông tin, lưạ chọn chính xác của bài học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Do mới áp dụng nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, giáo viên phải hướng dẫn, chỉ bảo các em những nội dung cần ghi chép Qua thời gian, mật độ hướng dẫn của giáo viên sẽ giảm dần đi, để học sinh có thể chủ động, biết cách ghi chép
Quá trình sử dụng phần mềm PowerPoint nhằm đôi mới phương pháp dạy học là một chặng đường lâu dài, tất yếu không tránh khỏi những hạn chế từ nhiều phía Việc một bộ phận học sinh không thích nghi được với phương pháp dạy học mới là điều đã được dự đoán Song cũng cần có những biện pháp giúp các em thích nghi dần với phương pháp dạy học này
2.3 Một số hình thức sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học môn
GDCD
2.3.1 Sứ dụng PowerPoint hỗ trợ thiết kế, trình chiếu và hướng dẫn học
sinh khai thác tranh ảnh, hình ảnh, video
Việc thiết kế và trình chiếu các loại kênh hình (anh ánh, hình vẽ, video ), tư liệu và các tình huống luôn được tiến hành đồng thời ngay trong
quá trình thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint Ở đây, tôi chỉ