Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về líluận và
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúcĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Nho Quan.
Giáo viên
Thạc sĩ Sinh
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học khối 7 ”
I LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 TW Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Bộ giáo dục đang triển khai nhiều hoạtđộng cụ thể nhằm từng bước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở cáctrường phổ thông, trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Mục tiêu của giáo dục trung học hiện nay đang được chuyển từ chủ yếu là trang bị kiếnthức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lựchành động, năng lực thực tiễn Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng “pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho ngườihọc năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Trong thời điểm hiện nay, phòng GD & ĐT yêu cầu các trường đẩy mạnh triển khai dạyhọc theo chủ đề đơn môn hoặc liên môn Muốn thực hiện dạy học chủ đề có hiệu quả đòi hỏigiáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong đó kết hợp nhiều kỹthuật dạy học tích cực một cách phù hợp với từng chủ đề, với từng đối tượng học sinh vàphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương
Vì vậy, tôi xin được trình bày sáng kiến: “Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học khối 7” để nghiên cứu và thử nghiệm với
mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học
Do dạy học theo chủ đề mới được triển khai rộng rãi trong thời gian ngắn; việc thực hiện các chủ đề còn gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên cũng như học sinh Vì vậy nội dung đề tài cũng chỉ đề cập được một ít kinh nghiệm thông qua những chủ đề mà bản thân thực hiện
Vì thế chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, tôi rất mong quý thầy, cô giáo tiếp tục nghiên cứu
bổ sung những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn
II CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN:
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Số điện thoại: 0968.487.299
Email: nhung2203@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Lạc - Nho Quan - Ninh Bình
III THỜI GIAN ÁP DỤNG:
Từ tháng 09 năm 2018, hoàn thành tháng 03 năm 2019
Trang 2IV MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
1 Nội dung sáng kiến:
a Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức, nội dung
bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về líluận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ vớinhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên dạy học không chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm
vụ có ý nghĩa thực tiễn
Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn
đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau Các em thu thập thôngtin từ nhiều nguồn kiến thức
Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều
kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc
Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học cơ sở là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn
Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải
là phương pháp dạy học nhưng khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó
Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chủ đề tạo ra quá trình tích hợp nội dung (đơn môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy.
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và
xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn Do đó, hệ
quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướngtới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học
Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: Hiện nay, ít nhiều trong chương trình học (bao gồm cả trong một bộ môn theo bậc hoặc các môn khác nhau theo một bậc) cũng có
nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương đối gần hoặc trùng lặp.
b Khái quát về phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học tích cực
* Phương pháp dạy học(PPDH) và phương pháp dạy học tích cực
Trang 3Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học, tuy vậy có thể hiểu cụ
thể: Phương pháp dạy học( PPDH) là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học cụ thể PPDH quy định những mô hình hành động của giáo viên
và học sinh Có nhiều PPDH khác nhau bào gồm các PPDH truyền thống và các PPDH hiệnđại
PPDH truyền thống: Thường giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức cònngười học tiếp thu một cách thụ động, giáo viên làm mẫu còn học sinh làm theo Đây làcác PPDH thụ động là giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn hay đặt câu hỏi,giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học sinh thì học thuộc lòng và nhớ máy móc Giáoviên độc quyền đánh giá cho điểm
PPDH hiện đại: giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học sinh tự tìm kiếm tri
thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo PPDH tích cực là học sinh tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao tác giáo viên đối thoại với học sinh, giáo viên hợp tác và trao đổi với học sinh và giáo viên khẳng định kiến thức do học sinh tìm ra Học
sinh học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành Họcsinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động Một số PPDH tíchcực thường được áp dụng trong giảng dạy môn sinh học như:
- Phương pháp dạy học theo nhóm;
- Phương pháp trực quan – tìm tòi;
- Phương pháp giải quyết vấn đề;
Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Bao gồm các KTDH tích cực sau: Kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật giao nhiệm vụ; kỹ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật phòng tranh; kỹ thuật các mảnh ghép; kĩ thuật hỏi chuyên gia;…
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH Ví dụ,trong PPDH theo nhóm có các KTDH như: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩthuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép,…Tuy nhiên việc phân biệt giữa PPDH và KTDHchỉ mang tính tương đối
1.1 Giải pháp cũ thường làm:
Chương trình giáo dục trung học Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa, các nội dung được phân chia thành các đơn vị kiến thức khá cụthể theo từng bài học và được sắp xếp tuần tự, phù hợp với tiến trình lĩnh hội kiến thức cho người học; cách thiết kế này rất phù hợp cho dạy học trên lớp cũng như quản lí việc dạy học
và phân phối chương trình như hiện nay
Trang 4Tuy nhiên, chính sự phân chia này cũng có một số hạn chế nhất định trong quá trình dạy học như: Do cách phân chia kiến thức cụ thể làm cho các đơn vị kiến thức trong bài mang tính độc lập tương đối với nhau, kiến thức học sinh thu nhận được sẽ rời rạc, dẫn đến việc lưu giữ kiến thức không bền vững và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn khó khăn Ít nhiều trong chương trình học cũng có nhiều dơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tươngđối gần hoặc trùng lặp.
1.1.1 Nội dung giải pháp:
Dạy học dự án, thuyết trình theo nhóm vốn đã được thực hiện tự phát, đơn lẻ ở trường trung học từ lâu Giáo viên áp dụng theo kinh nghiệm cảm tính, theo quan điểm chủ quan của bản thân và chưa phát huy hết tính hiệu quả của nó Từ vài năm trở lại đây, nhất là năm học 2018 – 2019; ngành giáo dục triển khai thực hiện dạy học theo chủ đề rộng rãi trong cáctrường trung học, coi đây như là hướng đi cơ bản để thúc đẩy việc phát triển năng lực người học
1.1.2 Nhược điểm của giải pháp cũ:
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện các chủ đề thì phát sinh nhiều khó khăn:
- Dạy học theo chủ đề mới được triển khai một cách bài bản trong thời gian gần đây nênkhi thực hiện giáo viên còn bỡ ngỡ; khó khăn trong soạn giảng, trong việc tổ chực hoạt độnghọc sinh; trong theo dõi và đánh giá kết quả học tập,…
- Khi vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đôi khi còn rập khuôn, chưa tính đến mức độ khả thi và tính hiệu quả Từ đó nhiều khi thực hiện Chủ đề đúng/ đủ theo yêu cầu (của trường) nhưng hiệu quả học tập lại không cao
1.2.Giải pháp mới cải tiến:
*Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.
Mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế hoặc những hạn chế riêng
Tuy nhiên, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhằm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học?
Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô hình dạyhọc trong thời đại mới Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợi thế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy
* Điểm tương đồng giữa dạy học chủ đề và dạy học truyền thống là VẪN COI VIỆC
LĨNH HỘI NỘI DUNG, DUNG LƯỢNG KIẾN THỨC LÀ NỀN TẢNG, vì thế dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thực tiễn hiện nay dễ dàng hơn một số
mô hình khác Điều cần làm để có thể vận dụng nó là phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề được cho là sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình bày của sách giáo khoa mà chúng ta đang có.
* Điểm khác biệt cơ bản là:
Một, dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên không đựoc
coi học sinh là chưa biết gì trước nội dung bài học mới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng các
em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tốt đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy
Trang 5Hai, dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các
nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (VD các năng lực), trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉ nhắmtới các mục tiêu được cho là quá trình này có thể mang lại
Ba, trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải
quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến
thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu Hơn nữa, với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều
Bốn, với dạy học theo chủ đề, vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi và khác
so với dạy học truyền thống Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền
thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm
*Sử dụng PPDH, KTDH tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học một số chủ đề sinh học THCS.
Khái niệm về “Phương pháp dạy học tích cực”, “Kỹ thuật dạy học tích cực” cũng đượccác giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên triển khai rộng rãi tới từng giáo viên
bộ môn sinh học thông qua khóa học “Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCShạng II” tháng 11 năm 2018 tại trường THCS Phú Lộc - Nho Quan - Ninh Bình Việc vậndụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo Chủ đề cũng được cácgiáo viên cốt cán của nhà trường đã được tập huấn ở trường THCS Ninh Hải – Hoa Lư –Ninh Bình, tháng 07 năm 2018 triển khai cho tổ chuyên môn và toàn bộ giáo viên
Tiếp cận dạy học theo chủ đề thông qua việc thiết kế một chủ đề dạy học bao quát ,chứa một nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn cần trang bị cho học sinh, các kiến thức này có liên quan với nhau, tiếp cận ở các góc độ khác nhau Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh thông qua giải quyết các vấn đề, từ đó học sinh chủ động xây dựng hệ thống kiến thức chặt chẽ và gắn với thực tiễn cuộc sống
Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học baogồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung kiến thức và đạt được mục tiêu dạy học xác định đã đề ra Trong đó giáo viên là người lựa chọn PPDH và KTDH phù hợp để tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh Như vậy, có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học tích cực như sau:
- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định
- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận
- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định
- Các PPDH, KTDH tích cực sẽ được sử dụng trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp hay ngoài giờ lên lớp để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ học tập nhằm đạt mục tiêu dạy học Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học này, vấn đề đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về kết quả hoạt động được quan tâm thực hiện
Trang 6Để tổ chức được quá trình dạy học chủ đề, cần phải căn cứ vào chương trình và sách giáokhoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Chủ đề 1: Ngành giun đốt.( 3 tiết)
Chủ đề 2: Ngành thân mềm.( 4 tiết)
2.2 Lựa chọn PPDH và KTDH tích cực phù hợp cho từng chủ đề
Sau khi lựa chọn các chủ đề, giáo viên phải xây dựng ma trận mục tiêu của từng chủ đề,
từ đó làm cơ sở lựa chọn PPDH và KTDH phù hợp Qua phân tích nội dung kiến thức, mụctiêu về kiến thức, kĩ năng và năng lực cần hướng tới; phân tích khả năng học tập của họcsinh, điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương giáo viên lựa chọn những PPDH,
KTDT tích cực phù hợp Giáo viên phải đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của phương pháp,
kĩ thuật đó trong thực hiện mục tiêu của chủ đề.
Sau đây là một số PPDH, KTDH tích cực được lựa chọn cho một số chủ đề Sinh học khối
7, thực hiện ở trường THCS Thanh Lạc năm học 2018-2019:
Chủ đề Mục tiêu
cơ bản chức chủ đề Điều kiện tổ tổ chức chủ Tiến trình
đề
Lựa chọn PPDH và KTDH tích cực
Chủ đề 1:
Ngành
giun đốt
+ Kiến thức:
- Nắm đượcđặc điểm cấutạo, di chuyểncủa giun đấtđại diện chongành giunđốt
-Chỉ rõ được cấu tạo ngoài (gồm số đốt, vòng tơ, đai sinh dục)
và cấu tạo trong (một số nội quan) của giun đất
- Chỉ rõ đặcđiểm tiến hoáhơn của giunđất so với giuntròn
- Nắm được
+ Khả năng học tập của học sinh:
- Đọc hiểu kiến thức trong SGK để tóm tắtnội dung kiến thức,…
- Tìm kiếm thông tin trên các phương tiên thông tin truyền thông (trên mạng internet, truyền hình )
- Phối hợp hoạt động nhóm
- Sử dụng các dụng cụ thực hành thí nghiệm, tiến hành thực hành
Dự kiến tiếntrình thực hiệnchủ đề:
1) Cuối tiếthọc trước giáoviên giới thiệuchung về chủ
đề, giao nhiệm
vụ chuẩn bịbằng phiếu họctập
Tiết 1:
Quan sát hình dạng ngoài, di chuyển của giun đất Tìm hiểu đa dạng của ngành giunđốt về môi trường sống vàlối sống của một số đại diện
+ Phương pháp thực hành trên lớp:
đọc nội dung 3 bài 15,
16, 17 tóm tắt yêu cầu
và các bước tiến hànhbài thực hành
- Kĩ thuật động não:
Nêu những mục tiêu chính của chủ đề
- Kĩ thuật sử dụng phiếu học tập: Kẻ trước
phiếu học tập ở phần chuẩn bị
+ Phương pháp trực quan – hỏi đáp tìm tòi:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi: Xây dựng bộ câu
Trang 7+ Điều kiện
cơ sở vật chất:
Nhà trường:
- Có phòng thiết bị thực hành, đồ dùng thí nghiệm…
- Có máy trình chiếu, ,…
Địa phương:
- Nhiều gia đình học sinh
có máy vi tính kết nối mạng internet, tivi,…
Tiết 2:
Thực hành:
Mổ và quan sátcấu tạo trong của giun đất
Dinh dưỡng vàsinh sản
Tiết 3:
Đặc điểm chung và vai trò của ngành giun đốt
hỏi - bài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Kĩ thuật trình bày
1 phút: Hỏi đáp trình
bày vai trò của giun đốt
+ Phương pháp dạy học theo nhóm:
- Kĩ thuật chia nhóm: Chia nhóm nhỏ
gồm 6 hoc sinh
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ: Hoàn thành
phiếu học tập Thảo luận nhóm thống nhất bảng so sánh và trình bày sản phẩm
- Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ: Cả
nhóm phải thống nhấtlựa chọn nội dung kiếnthức và hình ảnh phùhợp để vẽ hình vào tậpghi và trình bày trướclớp kết quả của nhómmình tìm được
+ Phương pháp dạy học dự án:
( HS các nhóm phải nuôi và quan sát hoạt động dinh dưỡng, sinh sản của giun đất ở nhà trước 2 tuần - Sách trải nghiệm sáng tạo Sinh 7)
Bước 1: Lập kế
hoạch các nhiệm vụ họctập
Bước 2: Thực hiện
dự án
+ Thu thập thông tin+ Thực hiện điều tra+ Thảo luận với cácthành viên khác
+ Tham vấn giáoviên hướng dẫn
Bước 3: Tổng hợp
Trang 8kết quả, xây dựng sản
phẩm, trình bày kết quả,phản ánh lại quá trìnhhọc tập
Chủ đề 2:
Ngành
thân mềm
+ Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát
-Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai
- Phân biệtđược các cấutạo chính củathân mềm từ
vỏ, cấu tạongoài đến cấutạo trong
- Quan sátcấu tạo đặctrưng của một
số đại diệnthân mềm
- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễncủa ngành thânmềm
- Nắm được
sự đa dạng củangành thânmềm
+ Kỹ năng:
- Tìm kiếm thông tin qua đọc SGK, tài liệu tham khảo,…
- Trình bày nội dung trước
+ Khả năng học tập của học sinh:
- Đọc hiểu kiến thức trong SGK để tóm tắtnội dung kiến thức,…
- Tìm kiếm thông tin trên các phương tiên thông tin truyền thông (trên mạng internet, truyền thông )
- Phối hợp hoạt động nhóm
- Trình bày bài báo cáo trước lớp
+ Điều kiện
cơ sở vật chất:
Nhà trường:
- Có máy trình chiếu, hỗ trợ giáo viên trình bày bài giảng bằng Powerpoint, …Địa phương:
- Nhiều giađình học sinh
có máy vi tínhkết nối mạnginternet, tivi,…
Tiết 1:
-Giáo viên
giới thiệu chung về chủ
đề Xây dựng
bộ câu hỏi – bài tập theo định hướng phát triển nănglực học sinh
Nêu yêu cầu, mục tiêu của chủ đề ( Mỗi nhóm nghiên cứu về một nội dung của chủ đề)
-Chia nhóm,chọn các tiểu chủ đề của từng nhóm, lập
kế hoạch thực hiện chủ đề, phân công nhiệm vụ của từng HS trong nhóm,
-Nội dung:
Quan sát: Hìnhdạng, cấu tạo ngoài, hoạt động sống của trai sông và một số đại diệnngành Thân mềm
Thời gian 1 tuần từ sau tiết 1 đến tiết 2:
-Các nhóm
tổ chức thực hiện chủ đề, tìm tư liệu,
+ Phương pháp
Động não:
- Kĩ thuật KWL:
Dùng bảng K-W-L (đã biết - muốn biết - được học) tìm ý, khảo sát ý kiến của các em để biết được nền tảng kiến thứctrước khi chúng em làm chủ đề, các em mong muốn học hỏi những gì qua chủ đề, từ đó có sự hướng dẫn và điều chỉnh chủ đề cho phù hợp
GV sử dụng bảng KWL giao cho các nhóm ( 4 nhóm) cùng học sinh xây dựng
+ Phương pháp dạy học theo nhóm:
- Kĩ thuật chia nhóm: Chia nhóm nhỏ
gồm 6 học sinh
- Kĩ thuật động não:
Cả nhóm tìm kiếm ýtưởng để chọn tiểu chủ
đề và nêu các bước, kếhoạch thực hiện chonhóm mình
+ Kỹ thuật khăn trải bàn: Mỗi cá nhân nêu
các nội dung chính cầntrình bày của tiểu chủ đềtrên các góc giấy A3,sau đó thống nhất sườnnội dung của tiểu chủ
đề
+ Kỹ thuật giao nhiệm vụ: Cho mỗi học
sinh tự nhận nhiệm vụhoặc phần việc mìnhthích, sau đó nhómtrưởng cân nhắc giao
Trang 9nhóm, lớp.
- Làm việc nhóm, trao đổi thông tin,…
- Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về thân mềm có ởđịa phương
+ Năng lực hướng tới:
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề
- Năng lực thu nhận và xử
lý thông tin từ SGK, internet,
…
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua thảo luận, thuyết trình
thống nhất nội dung báo cáo, viết và trình bày bài thuyết trình,
Tiết 2:
-Tổ chứcbáo cáo cáctiểu chủ đề
- Nội dung:
Di chuyển,dinh dưỡng,sinh sản vàmột số tập tính
ở thân mềm
Tiết 3:
-Tiếp tụcbáo cáo cáctiểu chủ đề;
giáo viên tổchức đánh giá
-Nội dung:
Thực hành:
Quan sát cấutạo trong một
số Thân mềm
Tiết 4:
-Học sinhbáo cáo dướidạng phiếu họctập
-Nội dung:
chung và vaitrò của ngànhThân mềm
nhiệm vụ cụ thể từnghọc sinh và có giới hạnthời gian hoàn thành
- KT hoàn tất 1 nhiệm vụ.
- Kĩ thuật sử dụng phiếu học tập.
+ Phương pháp dạy học dự án:
(Làm ở nhà trong 1 tuần)
- Kĩ thuật đọc tích cực: Yêu cầu mỗi HS
đọc nội dung 3 bài 18;19; 20; 21 SGK Sinhhọc 7, trong tài liệutham khảo, thông tintrên mạng internet, đểnêu ra những ý chínhcần trình bày trong tiểuchủ đề của nhóm (theosườn đã thống nhất).Sau đó, thảo luận chia
sẻ, thống nhất nội dung
- Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ: Nhóm
tập trung cùng xâydựng, hoàn thiện bàithuyết trình Báo cáo bàithuyết trình trước lớp
+ Phương pháp hỏi đáp, trực quan tìm tòi:
- KT đặt câu hỏi -KT trình bày 1 phút.
+ Phương pháp Seminar:
- Kĩ thuật nói cách khác:
Các nhóm học sinhtrao đổi thảo luận đểhình thành kiến thứctrọng tâm của mỗi hoạtđộng
Trên đây, tôi trình bày cách thức lựa chọn PPDH, KTDH tích cực phù với một số chủ đềphổ biến hiện nay là Chủ đề kết hợp dạy học trên lớp với thực hiện dự án; ngoài ra còn tùy
Trang 10vào nội dung kiến thức cụ thể của từng chủ đề, tùy mục đích hướng tới và điều kiện thực tếcùa nhà trường, địa phương, chúng ta có sự lựa chọn phù hợp.
Thực hiện ở học kì I năm học 2018-2019, theo phân phối chương trình hiện hành, dựavào nội dung chương trình và điều kiện thực tế nhà trường tôi nhận thấy nội dung các bài
18, 19, 20 và 21 có thể xây dựng một chủ đề để thực hiện
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM (4 tiết)
I Vấn đề cần giải quyết
Trước khi vào học chủ đề giáo viên và học sinh cùng xây dựng bộ câu hỏi - bài tập của
chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh
(GV và học sinh sử dụng sách giáo khoa sinh học 7; sách bài tập sinh học 7; sách nâng cao sinh học 7; học tốt sinh học 7 và một số kiến thức trong các tài liệu sinh học dành cho giáo viên)
Sử dụng bảng KWL giao cho các nhóm ( 4 nhóm) cùng học sinh xây dựng (15 phút)
K(những điều đã biết)
W(những điều muốn biết)
L(Nhữngđiều đượchọc)1.Trai sông sống ở đáy
hồ, ao, sông ngòi, bò và ẩn
nửa mình trong bùn cát
- Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo của traiđảm bảo cho cách tự vệ có hiệu quả?
2.Trai sông có thân mềm
nằm trong hai mảnh vỏ Đầu
vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn
-Vỏ trai có cấu tạo bằng chất gì mà cứng như vậy?
-Vì sao trai chết thường mở vỏ?
-Muốn tách 2 mảnh vỏ trai còn sống để quan sát cơ thể bên trong ta phải làm như thế nào?
- Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét vì sao?
- Vỏ trai giúp ích gì cho con người?
-Ngọc trai được hình thành như thế nào?
Có ý nghĩa gì đối với cuộc sống?
-Trai có tuổi thọ khoảng bao nhiêu năm?
Làm thế nào để có thể xác định được tuổi của trai?
3 Trai sông có thể làm
sạch môi trường nước trường nước?- Vì sao trai sông lại có thể làm sạch môi
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả tự nhiên có, tại sao?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
- Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng trai và mang trai?
-Trai lấy mồi ăn ( thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi chỉ nhờ vào cơ
Trang 11chế lọc từ nước hút vào, đó là kiểu dinh dưỡng gì (chủ động hay thụ động)?
Ngành thân mềm có đặc điểm chung gì?
- Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?
- Đặc điểm cấu tạo của các đại diện thân mềm thích nghi với đời sống của chúng?
- Vì sao người ta thường dùng ánh sáng đèn để câu mực?
- Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt thân mềm có hại và bảo vệ thân mềm có lợi?
7 Cơ thể trai, mực, ốc
bươu, ốc nhồi, gạo… được
con người chế biến thành
các món ăn (thực phẩm)
- Cấu tạo cơ thể trai, mực, ốc gồm những
bộ phận nào?
- Thức ăn của trai, mực, ốc là gì?
-Thức ăn được chế biến từ trai mực, ốc…
là thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào?
-Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay ra sao? Thế nào là ngộ độc thực phẩm?
- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm;
lựa chọn thực phẩm đúng cách như thế nào?
8 Tình hình môi trường
nước ở địa phương hiện nay
một số nơi đang bị ô nhiễm
do thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc trừ sâu người dân sử
dung tràn lan và rác thải của
người dân, các nhà máy
công nghiệp
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thân mềm
có lợi và tiêu diệt thân mềm có hại?
II Nội dung
Chủ đề này gồm các bài trong chương IV: Ngành thân mềm, Sinh học 7
Trang 12Bài 18: Tai sông
Bài 19: Một số thân mềm khác
Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
III Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
- Nêu được khái niệm ngành Thân mềm Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành.+ Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đại diện Thân mềm đặc trưng để phân biệt với các ngành khác
+ Đặc điểm đặc trưng của ngành: Vỏ, khoang áo, thân mềm, không phân đốt
+ Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông).+ Cấu tạo ngoài, trong, các đặc điểm sinh lí: di chuyển, dinh dưỡng (cách lấy thức ăn, tiêu hóa), sinh sản, tự vệ thích nghi với lối sống, qua đại diện trai sông
+ Các loại tập tính: Đào lỗ đẻ trứng, tự vệ (ốc sên); rình và bắt mồi, tự vệ, chăm sóc trứng (mực),… của một số đại diện Thân mềm
+ Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,
+ Đa dạng về số lượng loài, phong phú về môi trường sống, nhưng chúng có những đặc điểm chung của ngành Thân mềm
+ Nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người
(Nguồn thức phẩm (tươi, đông lạnh); nguồn xuất khẩu; đồ trang trí, mỹ nghệ; trong nghiên cứu khoa học địa chất,…)
2 Kĩ năng :
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học
- Quan sát kênh hình phát hiện kiến thức, khái quát hóa kiến thức
- Nhận biết, liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức
- Kĩ năng thu thập, xử lí thông
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và thảo luận nhóm để thu nhận kiến thức khi đi tìm hiểu
3 Thái độ
-Thấy được ý nghĩa của việc học tập các môn học và ứng dụng tích hợp các môn học vào việc giải quyết tình huống thực tiễn
- Khơi dậy hứng thú học tập, thực hành, tinh thần đoàn kết trong nhóm
-Yêu thích bộ môn và yêu khoa học
- Nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường và biết kêu gọi mọi người cùng thực hiện vệ sinh
an toàn thực phẩm để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe
4 Năng lực hướng tới
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực thu nhận và xử lý thông tin từ SGK, internet,…
- Năng lực tư duy phân tích so sánh
Trang 13- Phát triển năng lực ngôn ngữ chuyên ngành như: Quan sát, sắp xếp theo nhóm, tìm kiếm mối liên hệ, xử lí và trình bày các số liệu
- Năng lực tự quản lý thời gian
IV Chuẩn bị
1 Giáo viên:
- Chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, đoạn clip về động vật thân mềm
- Máy chiếu, máy vi tính
- Phân công các nhóm học sinh: (4 nhóm)
- Cả lớp chuẩn bị và tìm hiểu trước các mẫu đại diện thân mềm như trai sông, ốc sên, ốc bươu, hến, mực, sên trần……
2 Học sinh:
- Chuẩn bị sẵn các nội dung theo yêu cầu của giáo viên
- Mỗi nhóm kẻ sẵn các bảng thu hoạch, (trang 70 SGK); bảng 1 Đặc điểm chung của ngành thân mềm; bảng 2 Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm (trang 72 SGK)
-Thu thập các mẫu thân mềm có ở địa phương và được bán ở chợ
- Tìm hiểu các kiến thức thực tế về ngành thân mềm
V Tiến trình bài học
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết tên và xếp các động vật sau vào các ngành động vật tương ứng?
(2) Trùng đế giày: Ngành động vật nguyên sinh
(4) Giun đũa: Ngành giun tròn
Trang 14*Mục tiêu: Dẫn dắt vào chủ đề bằng những kiến thức xoay quanh kiến thức về các
ngành động vật đã được học, các kiến thức thực tế liên quan, nhằm giúp học sinh tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng nhất.
Đố vui: (5 phút) Ai nhanh hơn Thể lệ: Giáo viên chiếu hình ảnh các câu hỏi, khi kết
thúc giáo viên chiếu đáp án, hình ảnh các con vật tương ứng
- Cá nhân tự suy nghĩ và trả lời
- Mỗi câu hỏi trả lời trong vòng 1 phút
- Người nhanh và đúng nhất được một phần quà (cả lớp vỗ tay hoặc một lời chúc tốt đẹp)
Nếu nhiều học sinh trả lời sai giáo viên sẽ gợi ý
Câu 1: Con gì râu thịt vươn dài
Gặp mồi thì bắt, gặp tai phun mù?(Mực)
Câu 2:
Áo ngoài quý, ruột trong cũng quý
Áo ngoài bảy sắc cầu vồngRuột trong lóng lánh hồng hồng châu sa,Thời Bắc thuộc nước Nam ta,Nhân dân khổ cực quan nha người Tàu
Là con gì ? ( (Con Trai lấy ngọc)
Câu 3:
“Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đi, đóng cửa nghỉ ngơi một mình”
GV yêu cầu học sinh cho biết các con vật trên được xếp vào ngành nào?
HS đã chuẩn bị bài ở nhà sẽ nhận ra là Ngành động vật thân mềm
- GV giới thiệu chủ đề: Ngành thân mềm được các nhà khoa học phân chia thành nhiều lớp (7 lớp), trong giới hạn chương trình sinh học THCS chúng ta chỉ xét các loài thuộc đại diện
3 lớp:
Trang 15Lớp chân rìu (vỏ 2 mảnh)
Đại diện: Trai sông, sò, ngao, vẹm, hến
NGÀNH THÂN MỀM Lớp chân bụng Đại diện: Ốc sên, ốc rạ, ốc nhồi,
Lớp chân đầu Đại diện: Mực, bạch tuộc,
Hình thành kiến thức Tiết 1: QUAN SÁT: HÌNH DẠNG, CẤU TẠO NGOÀI, HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TRAI SÔNG – VÀ MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH THÂN MỀM GV hướng dẫn học sinh kẻ bảng kiến thức vào vở: Bảng kiến thức: Trai sông Đặc điểm Nội dung Hình dạng, cấu tạo Cơ thể traiVỏ trai Di chuyển Dinh dưỡng Sinh sản Hoạt động 1: I Hình dạng, cấu tạo vỏ (10 phút) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của vỏ trai và một số thân mềm khác Giải thích một số hiện tượng thực tế. 1 Vỏ trai GV phát phiếu học tập gồm các câu hỏi cho các nhóm học sinh Phiếu học tập số 1: 1 Hai mảnh vỏ trai gắn với nhau nhờ bộ phận nào?
2 Nhờ đâu mà trai sông có thể đóng mở vỏ?
3.Vỏ trai gồm mấy lớp? ………
4 Mài mặt ngoài vỏ trai thấy có mùi khét, vì sao?
5.Vỏ trai có vai trò gì?
6.Vòng tăng trưởng có ý nghĩa gì?
7.Trai có tuổi thọ khoảng bao nhiêu năm?
Đáp án phiếu học tập số 1:
1.Cơ khép vỏ và dây chằng ở bản lề.
2.Dây chằng có tính đàn hồi.
3.Gồm 3 lớp: Lớp sừng ở ngoài, lớp vỏ đá vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong cùng.
4.Do lớp ngoài cùng là lớp sừng nên khi ta mài, lớp sừng bị ma sát có thể nóng chảy tỏa ra mùi khét.
5.Làm thuốc trị tiêu đờm, đau mắt…làm vật trang trí….
6.Cho biết tuổi của trai.
7.Khoảng 12 năm
GV chiếu hình ảnh vỏ trai và giới thiệu, học sinh lắng nghe và quan sát trên mẫu thật:
Trang 16HS các nhóm thảo luận, hình thành kiến thức (5’) Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, tổng hợp kiến thức, học sinh hoàn thành vào bảng kiến thức 1
Bảng kiến thức 1: Trai sông
GV chiếu hình ảnh vỏ một số thân mềm khác và giới thiệu:
GV yêu cầu HS quan sát đối chiếu trên mẫu thật các em đã chuẩn bị và kết luân
Yêu cầu HS phải nêu được vỏ một số thân mềm khác đa số (trừ mực và bạch tuộc) có cấu tạo gồm 3 lớp giống trai sông, nhưng hình dạng biến đổi khác nhau để thích nghi với môi trường sống
- Vỏ ốc sên hình ống, xoắn ốc, gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, còn đầy đủ cấu tạo 3 lớp thích nghi với lối sống bò chậm chạp
-Vỏ mực tiêu giảm chỉ còn lại lớp giữa phát triển( mai mực) thích nghi với lối sống bơi lội tích cực trong nước biển
GV yêu cầu học sinh mô tả vỏ một số thân mềm khác thích nghi với đời sống
Hoạt động 2: II Cấu tạo cơ thể (10 phút) Mục tiêu:
Trang 17- Trình bày được đặc điểm của cơ thể trai và một số thân mềm khác Giải thích khái niệm
áo, khoang áo.
- Thấy được cơ thể các đại diện thân mềm có nhiều dạng khác nhau để thích nghi với môi trường sống
1 Cơ thể trai (hoạt động theo nhóm)
Quan sát hình 18.1,2,3 thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
- Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể ta làm thế nào? Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
HS: Cắt đứt cơ khép vỏ và dây chằng rồi mở dần hai mảnh vỏ ra Khi trai chết, hai cơ khép
vỏ và dây chằng ở bản lề mất khả năng đàn hồi nên vỏ mở ra.
GV yêu cầu học sinh dùng kính lúp tiến hành quan sát trên mẫu thật, đối chiếu với hình ảnh trình chiếu phải chỉ ra được: Cơ thể trai gồm 3 phần: Đầu, thân, chân Do lối sống vùi láp dưới bùn cát nên đầu và mắt tiêu giảm chỉ còn lại tấm miệng và lỗ miệng các bộ phận thuộcphần thân và chân trai
GV nhận xét hoạt động của các nhóm và hướng dẫn HS hình thành kiến thức
Bảng kiến thức: Trai sông
GV hỏi: Trai sông không có đầu? Tại sao?
HS: Đầu trai tiêu giảm, thích nghi với lối sống vùi lấp và di chuyển chậm
GV: Trai tự vệ bằng cách nào?
HS: Bằng cách rút mình vào trong hai mảnh vỏ cứng và khép chặt vỏ lại.
GV: Ngọc trai được tạo thành như thế nào? (giáo viên chiếu các hình ảnh, HS kết hợp đọc
SGK trả lời)
Trang 18HS: Vỏ trai có lớp xà cừ ở trong cùng do bờ vạt áo tạo thành, nếu đúng ở chỗ vỏ đang hình
thành có hạt cát rơi vào, các bản mỏng tạo thành lớp xà cừ sẽ bọc quanh hạt cát tạo thành hạt bọc xà cừ là ngọc trai.
Đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm
- GV phát lại bảng KWL, yêu cầu HS điền vào cột L những gì đã học được qua bài học
Luyện tập, vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo ngoài của trai sông và một số thân mềm khác.
Yêu cầu HS trả lời phiếu học tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm :
Trang 19Câu 1: Trai sông có lối sống:
A, Nổi trên mặt nước như Động vật Nguyên sinh B, Bơi lội trong nước như cá
C, Sống ở đáy ao, hồ, ẩn nửa mình trong bùn cát D, Sống ở biển
Câu 2: Lớp vỏ cứng của trai được tiết ra từ:
A, Các tuyến bài tiết B, Mặt ngoài của áo trai
C Mặt trong của áo trai D, Các dây chằng nối các mảnh vỏ trai
Câu 3: Trai di chuyển bằng:
A, Vây bơi B, Sự khép mở vỏ trai
C, Chân trai là phần lồi của cơ thể D, Các dây chằng
Câu 4: Vỏ trai được hình thành từ đâu:
A, Lớp sừng B, Bờ vạt áo C, Thân trai D, Chân trai
HS trả lời:
Mở rộng (3 phút) Câu 5 Tại sao chúng ta nghe thấy tiếng sóng biển trong vỏ ốc?
Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc đặc biệt của vỏ ốc gây ra hiện tượng cộng hưởng âm, cộng thêm sự tưởng tượng của bộ não khiến chúng tanghĩ rằng đấy là tiếng sóng biển
Câu 6 Tìm hiểu thêm một số đại diện thân mềm khác, địa phương em có những đại diện thân mềm nào? (yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu)
Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, đọc trước những phần kiến thức còn lại của chủ đề
- Tìm hiểu cách dinh dưỡng, di chuyển của trai sông, một số loài ốc, mực và một số thân mềm mà em biết
- GV yêu cầu nhóm 1;2 tìm hiểu tập tính đẻ trứng, ý nghĩa của tập tính, cách tự vệ ở ốc sên.Nhóm 3; 4 tìm hiểu về tập tính ở mực
Tiết 2:
DI CHUYỂN, DINH DƯỠNG, SINH SẢN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM
Hoạt động: 1- Di chuyển (5 phút) Mục tiêu: Quan sát và nhận xét cách di chuyển của trai, mực ốc
- GV: Chiếu video di chuyển của trai sông, mực, bạch tuộc, ốc sên Yêu cầu học sinh quan
sát và cho biết cách di chuyển của các đại diện
Trang 20GV: Quan sát H18.4, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?
HS: Nhờ cử động của chân trai kết hợp với hoạt động hút và thoát nước nhịp nhàng của ống hút nước và thoát nước, chúng tạo lực đẩy đưa thân trai di chuyển về phía trước
GV yêu cầu HS hình thành kiến thức vào bảng:
Bảng kiến thức 1: Trai sông
Đặc điểm Nội dung
Nơi sống Nước ngọt
Hình dạng,
cấu tạo Vỏ trai - Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ
- Có các vòng tăng trưởng ở phía ngoài vỏ
Cơ thể trai - Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống
thoát nước.
- Giữa: 2 tấm mang.
- Trong: Thân trai, chân rìu, lỗ miệng, tấm miệng
Di chuyển Chân trai dạng lưỡi rìu thò ra rồi thụt vào kết hợp đóng mở vỏ trai giúp
trai di chuyển chậm chạp trong bùn (20-30cm/giờ)
Dinh dưỡng
Sinh sản
Hoạt động: 2- Dinh dưỡng (5 phút)
Mục tiêu: Quan sát và nhận xét cách dinh dưỡng của trai, mực ốc Ý nghĩa cách dinh
dưỡng của trai sông đối với môi trường nước.
a Trai sông
Hs đọc thông tin, quan sát h18.3,4, thảo luận để trả lời câu hỏi sgk: