Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
166 KB
Nội dung
A- PHẦN MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết : Truyện cổ tích là sáng tác dân gian phổ biến, có phạm vi lưu truyền rộng rãi nhất trong các loại truyện cổ dân gian. Nó thu hút tất cả các đối tượng trong xã hội từ trẻ con đến người lớn, từ người mù chữ đến các học giả. Trong di sản cổ tích của mỗi dân tộc bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố mang tính đặc thù dân tộc và có sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Đối với mỗi chúng ta, những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc kỳ ảo luôn là những giấc mơ đẹp, hướng ta đến một tương lai tươi sáng. Truyện cổ tích đã cùng ta đi suốt cuộc đời từ tuổi ấu thơ nghe bà hay nghe mẹ kể chuyện cổ tích, ta say sưa sống trong thế giới cổ tích thần kỳ cho tới khi đi học rồi trưởng thành, ta luôn tìm cho mình nguồn cảm xúc và những bài học sâu sa từ những chuyện kể " Ngày xửa ngày xưa". Trong nhà trường THCS mảng văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng, mà trong đó truyện cổ tích là một phần không thể thiếu được đối với người học sinh. Mặc dù ở bậc tiểu học các em cũng đã được tiếp xúc với truyện cổ tích, nhưng lên THCS các em được học kỹ hơn, tìm hiểu sâu hơn và truyện cổ tích có sự hấp dẫn, lôi cuốn các em nhiều hơn. Mỗi lứa tuổi, học sinh có một nhu cầu và khả năng tiếp nhận khác nhau, nhất là đối với thể loại văn học, đặc biệt là truyện cổ tích. Học sinh ở bậc THCS mà đặc biệt là học sinh lớp 6 lớp 7. Các em còn nghèo nàn về kinh nghiệm sống, còn kém phát triển về mặt ý thức, tính chất dễ xúc cảm, dễ bị kích động và thiếu vắng ở các em ý thức phê phán rõ nét đối với kết quả sáng tạo của mình. Các em đã hình dung một cách sinh động những bức tranh do nhà văn sáng tạo. Tư duy trí tuệ chưa ở mức cao nhưng với nghệ thuật nói chung thì các em có hứng thú đặc biệt. Truyện kể dân gian là loại hình văn học được học sinh yêu mến quá đỗi : " Sức bay bổng của ước mơ tưởng tượng của học sinh mạnh mẽ đến mức các em có thể sống hai cuộc sống một lúc. Cuộc sống thực sự và cuộc sống sáng tạo nên trong mơ tưởng. Đôi lúc các em không phân biệt được hiện thực với những kết quả của sự mơ tưởng của chính mình". Khi đọc truyện nhiều em tìm ngay được lối thoát cho mơ ước. Mặt khác truyện lại thâm nhập vào cuộc sống của các em học sinh ở lứa tuổi này cũng dễ thay đổi chưa ổn định. Qua những điều trên 1 đây cho thấy nhiệm vụ của người giáo viên vừa giúp học sinh nhận ra cái hay, cái đẹp của một tác phẩm vừa khơi dậy những hứng thú và cảm xúc thực sự hay đó là đem đến cho học sinh lý tưởng để chúng được sống trong những"ảo giác êm đẹp" đầy chất thơ lãng mạn của người xưa. 2- CƠ SỞ THỰC TIỄN Truyện cổ tích trong nhà trường không những có đặc thù riêng khác văn học viết mà còn có cả những đặc thù khác hẳn với văn học dân gian ở thể tồn tại chân chính của nó. Dạy học cổ tích, người giáo viên cần kết hợp nhiều năng lực và tiến hành nhiều loại thao tác khác nhau mới có thể đạt một giờ dạy có kết quả tốt. Trong thực tế dạy học ở các trường THCS hiện nay vấn đề không phải đã được sự chú ý, quan tâm của nhiều giáo viên. Có nhiều giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với một tác phẩm văn học dân gian giống với việc tiếp cận một tác phẩm văn học viết. Họ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai bộ phận văn học này. Theo chúng tôi, sự khác nhau đó được khái quát bằng hai điểm chủ yếu: Một là : Trong khi tiếp cận tác phẩm văn học ta chỉ cần dựa vào cơ sở ngôn từ trong văn bản thì đối với tác phẩm văn học dân gian- ngoài yếu tố ngôn từ là chủ yếu ta vẫn dựa vào yếu tố ngoài văn bản ( sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng dân gian ) để tiếp cận. Những yếu tố này có tác dụng hỗ trợ thêm cho yếu tố ngôn từ trong văn bản làm cho ta hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn tác phẩm dân gian, đặc biệt làm cho ta cảm nhận được những vẻ đẹp mang tính chất đặc thù của văn học dân gian. Hai là: Khi tiếp cận văn bản ngôn từ thì hai cách tiếp cận lại hướng tới những đối tượng không giống nhau: Tác phẩm văn học viết hướng tới những đối tượng thuộc quy cách sáng tác của văn học viết, còn tác phẩm văn học dân gian thì hướng tới đối tượng thuộc quy cách sáng tác văn học dân gian. Một bên chịu sự chi phối và hướng dẫn của lý luận văn học, còn một bên chịu sự chi phối và hướng dẫn của thi pháp văn học dân gian. Như vậy vấn đề được coi là chìa khoá giúp ta mở cửa đi vào tiếp cận và chiếm lĩnh kho tàng văn học dân gian Việt Nam là thi pháp văn học dân gian. Mỗi một loại 2 truyện cổ dân gian lại có những nét đặc trưng riêng biệt. Vậy vấn đề đặt ra là: Chúng ta nên dạy - học truyện cổ tích như thế nào ? Trong bài viết này, tôi muốn trình bày về " Những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cổ tích trong nhà trường THCS " bằng việc áp dụng vào truyện cổ tích “Thạch Sanh" ( Ngữ văn 6 ) II- PHẠM VI ĐỀ TÀI: Như trên đã nói, đề tài mang tên " Những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cổ tích trong nhà trường THCS " từ đó khái quát lên thành những ý nghĩa chung của dạy học thể loại. Việc lựa chọn truyện " Thạch Sanh" chứ không phải tác phẩm nào khác xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Đây là một truyện độc đáo, mở đầu cho phần truyện cổ tích ở trong phần Ngữ văn lớp 6. Truyện có nhiều chi tiết bất ngờ, thú vị, đề cập đến mối quan hệ giữa con người với con người và tài năng, phẩm chất bên trong của nhân vật. Ngoài ra truyện " Thạch Sanh" sau nhiều lần chỉnh lý, thay sách vẫn được đưa vào dạy trong chương trình THCS , điều đó cho thấy rằng giá trị và ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm cũng như tính chất tiêu biểu của nó đã được khẳng định chắc chắn. Mặt khác từ năm học 2002-2003 thực hiện chương trình thay SGK lớp 6 và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nên việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học truyện cổ tích nói riêng còn có nhiều vấn đề bất cập. Vậy mong muốn của tôi là tìm ra được những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cổ tích đặc biệt là với truyện cổ tích "Thạch Sanh". III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dựa vào lý luận dạy học và đặc trưng thể loại truyện cổ tích, đưa ra những biện pháp tích cực và hợp lý nhất để hiểu và cảm nhận tác phẩm. Trên cơ sở đặt mỗi khía cạnh của vấn đề vào môi trường lớp học, vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy. Điều cốt yếu là các em học sinh sẽ được hướng dẫn để hiểu đúng về tác phẩm, có hứng thú tìm ra cho mình một niềm tin và ước mơ từ tác phẩm - Phù hợp với tâm lý lứa tuổi và trình độ của các em. 3 B - NỘI DUNG CHƯƠNG I: Những đặc trưng cơ bản về cổ tích I- Ý nghĩa đặc trưng: Truyện cổ tích là những truyện kể về những câu truyện tưởng tượng chung quanh số phận, cuộc đời một số kiểu nhân vật nhất định: Kiểu nhân vật trí xảo và kiểu nhân vật khờ khạo; Kiểu nhân vật đức hạnh và kiểu nhân vật xấu xa; kiểu nhân vật là loài vật. Đặc điểm nổi bật nhất của truyện cổ tích là tính chất tưởng tượng của câu chuyện kể. Đó là những câu chuyện hư cấu, bịa đặt, không có thực, không thể xảy ra trong thực tế. Nhưng đây là tưởng tượng của cổ tích chứ không phải tưởng tượng của thơ ca. Vì vậy cái không có thực của cổ tích thường mang tính chất hoang đường và tưởng tượng ở đây là tạo nên tính chất kỳ lạ, khác thường của câu chuyện kể. Chính điều này làm nên "Thế giới cổ tích" với sức lôi cuốn kỳ diệu của nó không chỉ với trẻ thơ mà cả với người lớn. Một cô Tấm từ trong quả thị bước ra sau nhiều lần biến hoá. Một cô út phiêu lưu trong bụng cá và trên hoang đảo. Một câu thần chú của ông bụt tạo thành cây tre trăm đốt; Một con chim phượng hoàng ăn khế trả vàng; "Thế giới cổ tích" ấy đẹp và hấp dẫn biết bao, đem lại cho người đọc biết bao sự thích thú, niềm tin và ước mơ. Trẻ em cảm thấy được đến với một thế giới khác cuộc đời hàng ngày ở đó các em thường bị gò bó theo ý người lớn, ''Một thế giới trong đó trẻ em vận động chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với cái ác ''( V.xu-khôn-lin-xki). Còn với người lớn thì thế giới cổ tích là một thế giới khác hẳn '' cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng than của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản năng ''(M.Gorơki), một thế giới trong đó '' Sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt nát kỳ diệu của người thời cổ được đảm bảo tươi nguyên như hoa với cả hương thơm'' (A.phơ-răng- xơ). Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ nhưng nó phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội và loại xung đột xã hội. Có thể xem đây là đề tài đặc trưng của thể loại cổ tích so với thần thoại và sử thi lịch sử. Vì vậy, tuy là những câu chuyện hoang đường, không có thực nhưng cổ tích đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa rộng lớn, sâu sa về nhân sinh và xã hội. Thêm một 4 lý do nữa để con người ngày nay yêu thích thể loại văn học dân gian này bởi vì '' trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố thực tế ''(V.l.Lê nin). II/ Vấn đề thi pháp trong truyện cổ tích Cốt truyện cổ tích giầu chất tưởng tượng và không ít yếu tố kỳ lạ khác thường'' Đọc cổ tích phải nín thở, vì nếu thở mạnh sẽ làm mất hưng phấn của truyện cổ tích'' (Pau top x ki). Cổ tích bảo tồn được những vẻ đẹp nguyên sơ trong sáng của con người. Cũng giống như cổ tích thế giới cổ tích Việt Nam có kiểu truyện kiểu nhân vật và mô típ nghệ thuật. Tập hợp những truyện có cùng chủ đề cốt truyện tương tự như nhau được gọi là kiểu truyện. Ví dụ: Kiểu truyện Tấm Cám có những truyện: Tua Gia-Tua Nhi (người Tày) Ý ưởi-ý Noọng( người Thái), Chiếc giày vàng (người Chàm). - Kiểu truyện người lấy vật có truyện: Sọ Dừa, lấy chồng Dê, lấy vợ Cóc - Kiểu truyện dũng sĩ tài giỏi lấy người đẹp : Thạch Sanh Nhân vật trong truyện cổ tích tuy hành động được cá thể rõ hơn so với truyền thuyết nhưng chưa được tâm lý hoá. Quy cách hoạt động của nhân vật tạo thành các kiểu nhân vật: Kiểu nhân vật bất hạnh ( người em út, người mồ côi, người xấu xí ) Kiểu nhân vật kỳ tài ( có tài kỳ lạ, có sức khoẻ phi thường ) Kiểu nhân vật trí xảo ( thông minh kỳ lạ ) Kiểu nhân vật khờ khạo ( ngốc nghếch ) Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động: "Nhân vật trong truyện cổ tích là hành động của nó" ( Đỗ Bình Trị ). Vì vậy cái nét riêng của nhân vật cổ tích là ở các kiểu dạng hành động, chẳng hạn như: " Làm theo vợ dặn một cách máy móc", 'Meọ lừa" nó chưa phải là cái nét riêng của con người. Về mô típ nghệ thuật: Yếu tố thần kỳ là phương tiện thường dùng trong truyện cổ tích,nhiều khi nó như một nhân tố cố định cấu kết trong câu chuyện kể, để kết dệt thành câu chuyện. Đó là những chi tiết nghệ thuật có mặt trong truyện cổ tích của nhiều dân tộc . Ví dụ như mô típ " Niêu cơm thần" trong truyện Thạch Sanh; "Rơi giày và ướm 5 giày" trong Tấm Cám Những mô típ đó là " Những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng, vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian" Tóm lại: Về đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích chúng ta cần nắm vững những đặc điểm sau: 1- Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích bao giờ cũng là thời gian quá khứ. Điều này thể hiện ở những câu mở đầu của truyện "Ngày xửa ngày xưa " hoặc "Ngày xưa thời vua Hùng Vương thứ mười tám " 2- Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thường phiếm định, ước lệ chuyện xảy ra ở một làng nọ, vùng kia ít khi nói đến một địa danh cụ thể. 3- Truyện cổ tích bao giờ cũng kể theo một tuyến thẳng hay còn gọi là trực tuyến. Người ta thường kể cuộc đời nhân vật từ bé đến lớn, sự kiện xảy ra ở địa phương này rồi mới đến địa phương khác. Trong truyện cổ tích không có sự đồng điệu hay tái hiện như trong truyện hiện đại. 4- Nhân vật chưa dừng lại ở mức điển hình cho một loại người, một kiểu người nhất định, chưa khắc hoạ được con người mang tính khái quát và mang tính cá thể rõ nét. 5- Yếu tố kỳ diệu đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ tích. Nó vừa là thủ pháp nghệ thuật để xây dựng câu chuyện vừa là niềm tin của nhân dân. III- Về vấn đề phân loại truyện cổ tích Từ trước đến nay có nhiều nhà nghiên cứu về văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích thì họ có nhiều cách phân chia truyện cổ tích khác nhau. Theo Trần Thanh Mai thì truyện cổ tích gồm hai loại: Loại đấu tranh chống thiên nhiên và loại đấu tranh xã hội. Theo Nguyễn Đổng Chí thì chia cổ tích thành ba loại: Truyện cổ tích hoang đường, truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích lịch sử. Cách phân loại này đã được các tác giả giáo trình văn học dân gian của trường Đại học Sư phạm chấp nhận. Còn theo quan điểm của các tác giả giáo trình văn học dân gian trường Đại học Tổng hợp thì lại chia cổ tích làm hai loại: Truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự ( vì bất cứ truyện cổ tích nào cũng mang yếu tố hoang đường nên không cần thiết để riêng một loại ) Như vậy trong vấn đề phân loại truyện cổ tích còn có nhiều điểm chưa thống nhất. Gần đây, theo các tác giả giáo trình văn học dân gian trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã ít nhiều có sự điều chỉnh lại quan niệm phân loại truyện cổ tích. 6 Trong nội dung trình bày của tôi về truyện cổ tích, tôi cũng thống nhất theo quan điểm phân loại này. Đó là truyện cổ tích bao gồm ba loại: * Truyện cổ tích động vật * Truyện cổ tích thần kỳ * Truyện cổ tích sinh hoạt xã hội. Tóm lại: Truyện cổ tích là sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên những cốt truyện. Truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sư hư cấu nghệ thuật thần kỳ. Nó là một thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian, được hình thành một cách lịch sử. Sự hư cấu thần kỳ trong truyện cổ tích do hiện thực đời sống quyết định và nó cũng chịu sự biến đổi theo tiến trình lịch sử. Thế giới cổ tích là một thế giới thật đáng yêu, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Điều hấp dẫn, điều có ý nghĩa với người nghe truyện cổ tích trước hết và chủ yếu là cái thế giới cổ tích ấy chứ không phải là chỗ thế giới ấy phản ánh thực tế nào. Với chúng ta, những giáo viên trong nhà trường THCS, là đem đến cho các em những vẻ đẹp đáng yêu của cái thế giới cổ tích ấy. CHƯƠNG II- Khảo sát tình hình dạy học truỵên cổ tích trong nhà trường phổ thông I- Đối tượng khảo nghiệm: Trường tôi có 2 lớp 6 năm 2009- 2010 trong đó có lớp 6A1 là lớp chọn học sinh giỏi . Nhìn chung các em ở lớp 6A1 có sự tiếp thu nhanh hơn, học tốt hơn so với các em ở lớp 6A2. Từ thực tế đó tôi chọn hai lớp 6A2 làm đối tượng để khảo nghiệm. II- Tư liệu khảo nghiệm Toàn bộ truyện cổ tích được học trong chương trình của lớp 6 đều được tôi lấy làm tư liệu khảo nghiệm. Trong đó có truyện cổ tích của Việt Nam và cả truyện cổ tích của nước ngoài. III- Quá trình khảo nghiệm Trong suốt quá trình dạy học phần truyện cổ tích ở mỗi bài và mỗi phần tôi đều có những câu hỏi kiểm tra đánh giá việc nhận thức bài học của học sinh và thấy được phương pháp dạy học của giáo viên. Nhìn chung là chúng tôi thường xuyên thay đổi cách đưa ra câu hỏi cũng như cách thức làm bài của học sinh. 7 1- Câu hỏi chung cho các truyện cổ tích đã được học trong chương trình:( Câu hỏi trắc nghiệm) Truyện cổ tích này ( ) kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào ? (Đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất). A- Nhân vật bất hạnh: - Người mồ côi - Người con riêng - Người em út - Người có hình dạng xấu xí . B- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ C- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. D- Nhân vật là động vật 2- Khi dạy truyện cổ tích “Thạch Sanh" có thể sử dụng các câu hỏi sau đây: ( có thể phát vấn hay trắc nghiệm ) a- Vì sao truyện không kết thúc ở chỗ Thạch Sanh cứu công chúa được vua ban thưởng gả công chúa cho chàng? ( Vì nếu kết thúc ở đó thì chưa vạch mặt được cái xấu, cái ác ) b- Từ kết thúc truyện em thấy truyện thể hiện ước mơ gì của người lao động? (Đánh dấu X vào câu trả lời đúng ). + Ước mơ đổi đời + Ước mơ về công bằng xã hội + Ước mơ về cái thiện thắng cái ác + Không ước mơ gì cả 3- Khi dạy truyện cổ tích ở những văn bản đi sâu vào kiểu nhân vật ( như văn bản " Em bé thông minh") giáo viên nên sử dụng những câu hỏi phù hợp với đặc điểm của kiểu nhân vật để các em dễ tìm ra, mặt khác vừa tổng hợp, đánh giá việc nắm kiến thức của các em. Ví dụ có thể hỏi: Qua 4 lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải các câu đó? Em hãy nhận xét về cách giải đố đó và rút ra đặc điểm của kiểu nhân vật thông minh ? ( Cách thức: Kiểm tra vấn đáp học sinh tham luận theo nhóm và trình bầy) 8 4- Dạy cổ tích, có thể chỉ đi sâu vào câu hỏi ở một chi tiết, một khía cạnh nào đó mà học sinh hiểu được cả ý nghĩa của truyện. Ví dụ: Với truyện Thạch Sanh, giáo viên sử dụng câu hỏi sau đây và liên hệ với một số truyện khác để các em dễ tìm ra câu trả lời hợp lý. Chi tiết vật ban phát thức ăn vô tận có trong truyện cổ tích dân gian nhiều nước ( Cái khăn, cái bàn ăn, cái túi-truyện dân gian Nga, Pháp, cái giỏ, cái đĩa truyện Mông cổ, Xi ri ) ở mỗi dân tộc và mỗi truyện, vật ban phát thức ăn vô tận lại có ý nghĩa riêng. ở truyện cổ tích Thạch Sanh'' Niêu cơm thần'' có ý nghĩa như thế nào? Trả lời được các câu hỏi này là các em đã nắm được ý nghĩa của câu truyện. 5- Dạy truyện ''Cây bút thần '': Trọng tâm của văn bản là những cuộc đấu tranh tích cực, liên tục, mạnh mẽ của Mã Lương chống lại những kẻ thù xã hội tham lam, độc ác và xảo quyệt để bảo vệ mình và nghệ thuật chân chính. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi có dạng sau: Em hãy tóm tắt cuộc đấu tranh của Mã Lương để trừng trị bọn, tham ác bằng một sơ đồ?( Câu hỏi này, giáo viên có thể định hướng cho học sinh.) 9 Bị bắt vẽ ∏ không vẽ ∏ bị nhốt v o chuà ồng ngựa ∏ vẽ lò sưởi, vẽ bánh để ăn ∏ kẻ thù đến giật v cà ướp bút ∏ Vẽ thang trèo tường để thoát thân ∏ kẻ thù đuổi ∏ vẽ tuấn mã để chạy ∏ vẽ cung tên để tiêu diệt kẻ thù. Đối với tên địa chủ Đối với tên vua Bắt vẽ rồng ∏ vẽ cóc ghẻ ∏ bắt vẽ phượng ∏ vẽ g trà ụi lông ∏ bị cướp bút bị nhốt v o ngà ục ∏ Vua vẽ núi v ng ra tà ảng đá∏ vẽ thỏi v ng th nh mãng à à xà∏ vua phải thả ra v dà ỗ d nh em và ẽ ∏ em vẽ biển cả, cá, thuyền, cho vua v trià ều đình ra khơi ∏ vẽ gió∏( từ nhẹ - mạnh rồi bão lớn) ∏ sóng biển nổi nên dìm chết kẻ thù. 6- Câu hỏi khảo nghiệm để có sự tích hợp giữa Văn và Tập làm văn giáo viên sử dụng câu hỏi: Hãy sắp xếp các nhân vật sau vào các kiểu nhân vật tương ứng trong truyện cổ tích: Nhân vật Kiểu nhân vật a- Sọ Dừa b- Thạch Sanh c- Em bé thông minh d- Mã lương a- Dũng sĩ b- Có tài lạ c- Mang lối xấu xí d- thông minh IV -KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM Qua quá trình khảo nghiệm diễn ra theo từng phần, từng bài học, chúng tôi theo dõi và ghi nhận kết quả riêng của từng phần. Sau khi tổng hợp lại toàn bộ kết quả chung của học sinh hai lớp 6A1 và 6A2 chúng tôi đã thu được kết quả sau đây: STT Lớp Số HS Hiểu bài sâu(số HS) Hiểu nhưng chưa sâu(số HS) 1 2 6A1 6A2 40 43 20/40 = 50% 18/ 43 = 42 % 20 / 40 = 50% 25 / 43 = 68% V- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM. Qua việc dạy học truyện cổ tích, việc dự giờ thăm lớp nghiên cứu tài liệu, giáo án của các đồng nghiệp và kết quả nhận thức của học sinh, tôi nhận thấy: Nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo (dựa trên các phần hướng dẫn của sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ) để chọn lọc kiến thức, đưa vào bài dạy những dạng câu hỏi phù hợp cho từng loại truyện, từng kiểu nhân vật ở môi truyện thì lớp học rất sôi nổi học sinh tham gia phát biểu ý kiến và thảo luận rất tích cực với số lượng đông. Từ đó dẫn đến việc nhận thức kiến thức của các em khá tốt. Đặc biệt các em rút ra ý nghĩa của mỗi truyện tương đối hoàn hảo và chính xác. Các giờ học đều gây được sự hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của các em học sinh. 10 [...]... và trong cách giải quyết những vấn đề ấy cố gắng tạo ra những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giờ dạy học cổ tích Từ đó ta đưa ra những khả năng lựa chọn để dạy học trên lớp nắm được giá trị ,cốt lõi của truyện phù hợp với đối tượng của học sinh Theo phân phối chương trình năm 2009- 2010 truyện cổ tích Thạch Sanh dạy trong hai tiết với học sinh lớp 6 Dựa vào đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học. ..CHƯƠNG III NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH " THẠCH SANH" TRONG NHÀ TRƯỜNG I- CÁCH TIẾP CẬN TRUYỆN "THẠCH SANH" 1- Tiếp cận từ góc độ thể loại: Khác với dòng văn học viết, văn học dân gian đánh dấu sự phát triển của mình thông qua sự phát triển thể loại Trước hết đó là thời cực thịnh của thần thoại, sau chuyển sang truyền thuyết và cổ tích mỗi thể... nửa hư lung linh đầy chất tưởng tượng Trong dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực hóa thì học sinh không phải trật tự mà phải là sự chú ý, các em cần chủ động tích cức tham gia vào bài học đưa ra nhận xét đánh giá của riêng mình Tiến trình dạy học như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao vừa giữ gìn được bản chất của văn học vừa có tính chất giáo dục Tạo dựng lại không khí cổ tích trong giờ học Ngữ văn là khâu... văn lớp 6, đưa vào học 4 văn bản truyện cổ tích trong đó có ba truyện cổ tích Việt Nam và một truyện cổ tích Trung Quốc (Cây bút thần) Nhưng 24 trong ba truyện cổ tích Việt Nam được học thì Truyện Sọ Dừa chuyển thành văn bản đọc thêm Nên áp dụng đề tài cần có sự linh hoạt - Ngoài những tác phẩm được học trong chương trình học sinh cần có ý thức tự học và đọc thêm các văn bản truyện cổ tích ngoài chương... người Một điều không thể thiếu trong giờ học cổ tích là cả thày và trò đều sống trong không khí cổ tích và cần tạo nên một không khí đặc thù của giờ dạy học cổ tích II- CÁCH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN " THẠCH SANH" 1- Tạo không khí cổ tích Một trong những đặc trưng lớn nhất của văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích là tính truyền miệng Phương thức tồn tại của " Thạch Sanh" là gắn liền với... biện pháp tích cực để dạy truyện cổ tích trong nhà trường : Đó là sự đối chiếu với các dị bản trong và ngoài nước; Đến với nội dung cổ tích chúng ta cần tạo được một tâm thế từ tình huống dân gian cho người dạy , người học ; Phân tích nhân vật theo cốt truyện tự nhiên (dù là cổ tích nào cũng phải hình thành cốt truyện ) Phân tích các chi tiết, phát hiện chi tiết,so sánh như một thủ pháp nghệ thuật... dung tưởng tượng ,tái tạo và câu hỏi phân tích Câu hỏi hiểu chi tiết cần sử dụng ở mức đơn giản ; Câu hỏi phân tích cần ít nhưng tinh tế; Câu hỏi quan điểm cần có để người đọc thể hiện được thái độ riêng của mình Trên đây chúng tôi đã trình bày một số phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cổ tích “Thạch Sanh'' trong chương trình ngữ văn lớp 6 nhà trường T.H.C.S sự hiểu biết của chúng tôi... như các phương pháp cơ bản dạy thể loại này + Với học sinh: - Các em phải là những người thực sự say mê môn học, ham hiểu biết, ham đọc sách Ngoài những truyện cổ tích được học trong chương trình SGK các em cần tìm tòi đọc thêm những truyện cổ tích khác trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Chuẩn bị bài chu đáo ở nhà trước khi đến lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên - Trong lớp tập trung nghe giảng,... thể có những đặc trưng khu biệt thì do đặc trưng của văn học dân gian là tính nguyên hợp nên có nhiều truyện đến nay vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi Đối với truyện "Thạch Sanh" thì từ trước đến nay vẫn được coi là truyện cổ thần kỳ kể về nhân vật kì tài ( Trong 3 loại truyện cổ tích: Truyện cổ tích động vật; Truyện cổ tích thần kỳ; Truyện cổ tích sinh hoạt xã hội) Trong kho tàng truyện cổ tích thần... chỉ diẽn ra ở phần đầu giờ học Không khí cổ tích là môi trường thuận lợi để đưa học sinh vào thế giới câu 14 chuyện và bằng con mắt để cảm nhận, học tập Từ không khí ấy, giáo viên và học sinh sẽ khai thác cái hay, cái đẹp trong nội dung nghệ thuật của tác phẩm 2- Tiếp cận " Thạch Sanh" theo thi pháp truyện cổ tích thần kỳ Trước hết là yếu tố thần kỳ: "Thạch Sanh" là truyện cổ tích thần kỳ, nên yếu tố . đề tài mang tên " Những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cổ tích trong nhà trường THCS " từ đó khái quát lên thành những ý nghĩa chung của dạy học thể loại. Việc lựa. thích hứng thú học tập của các em học sinh. 10 CHƯƠNG III NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH " THẠCH SANH" TRONG NHÀ TRƯỜNG. I- CÁCH. này, tôi muốn trình bày về " Những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cổ tích trong nhà trường THCS " bằng việc áp dụng vào truyện cổ tích “Thạch Sanh" ( Ngữ văn