1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án ngữ văn lớp 6 tập 2

110 16,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 708 KB

Nội dung

YÊU CẦU: – Hiểu được ý nghĩa nội dung của “Bài học đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn trong bài văn này – Những đặc sắc trong văn miêu tả, nghệ thuật kể chuyện và sử dụng từ ngữ II.. Hã

Trang 1

Tuần 19

Ngày soạn:14/01/2008

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

Tô Hoài

I YÊU CẦU:

– Hiểu được ý nghĩa nội dung của “Bài học đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn

trong bài văn này

– Những đặc sắc trong văn miêu tả, nghệ thuật kể chuyện và sử dụng từ ngữ

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Kiểm tra vở soạn của học sinh

3 Bài mới:

Giới thiệu: Tuổi trẻ thường xốc nổi, bồng bột, tự phụ Chính vì vậy, dễ dẫn đến sai

lầm, vấp ngã trên đường đời Nhưng nếu biết dừng lại đúng lúc thì có thể khắc phục hậuquả đã gây ra Bài học hôm nay các em tìm hiểu là một minh chứng cho điều đó

 Hoạt động 1:

– Cho HS đọc chú thích

 GV: Bút danh Tô Hoài của ông ghép từ tên sông

Tô Lịch chảy ngang qua phủ Hoài Đức mà thành

Ông viết trên 150 tác phẩm Trong đó có 60 tác

phẩm viết cho thiếu nhi Tác giả đã nhận nhiều

giải thưởng: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội văn

nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây Bắc); Giải

thưởng Hội nhà văn Á – Phi 1970 (Miền Tây); Giải

4 giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 1970 (Quê nhà)

 được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí

Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 1996)

? Cho biết vài nét sơ lược về tác phẩm?

– Tác phẩm: Viết về loài vật theo lối đồng thoại Là

tác phẩm được nhiều thế hệ trẻ yêu thích và được

in lại 21 lần ở Việt Nam, được dịch ra nhiều thứ

tiếng ở nhiều nước

 GV hướng dẫn đọc và tóm tắt tác phẩm: Đọc giọng

điệu thay đổi theo tâm trạng nhân vật

Tóm tắt: Dế Mèn là một chàng dế thanh niên

I Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:

1 Tác giả: Tên khai sinh là

Nguyễn Sen, sinh năm 1920và lớn lên ở quê ngoại làngNghĩa Đô, phủ Hoài Đức.Tô Hoài chuyên viết văn xuôi

(150 tác phẩm) Được tặng

nhiều giải thưởng trong đó cógiải thưởng Hồ Chí Minh

“Dế Mèn phiêu lưu ký” sáng

tác 1941, gồm 10 chương, kểvề cuộc phiêu lưu lý thú đầysóng gió của Dế Mèn

2 Tác phẩm:

Trích tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài.

Tác phẩm được sáng tác năm

1941, gồm 10 chương, kể vềcuộc phiêu lưu lý thú đầy sónggió của Dế Mèn

Trang 2

cường tráng, quen sống độc lập từ thuở bé Buổi

đầu, Dế Mèn có tính kiêu ngạo, hung hăng, hống

hách, thường

Đoạn trích ở chương I củatruyện

bắt nạt các nàng cào cào xinh đẹp và trêu chọc anh

Giọng Vó Dế Mèn cứ tưởng mình là tay ghê

gớm, sắp đứng đầu thiên hạ Dế Mèn còn nghịch

ranh, trêu chọc chị Cốc, gây ra cái chết thảm

thương cho Dế Choắt Từ đó, Dế Mèn đã thực sự

ân hận, nhận ra lỗi lầm và biết rút ra bài học

đường đời đầu tiên

 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II Tìm hiểu văn bản:

? Nhà văn miêu tả và kể chuyện về nhân vật chính nào?

– Dế Mèn

? Lời kể và lời tả trong truyện là lời của nhân vật

nào?

– Lời miêu tả và lời kể trong truyện là lời của chính

nhân vật Dế Mèn nói về mình với giọng kể tự tin

hãnh diện

? Bài văn chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của

mỗi đoạn là gì?

– Có 2 đoạn chính:

+ Đ1: Từ đầu đến không thể làm lại được: Miêu

tả Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường

tráng

+ Đ2: Còn lại: Câu chuyện về trò đùa nghịch đã

gây ra cái chết cho Dế Choắt

HS đọc từ đầu đến đứng đầu thiên hạ rồi

? Hãy ghi lại các chi tiết ngoại hình và hoạt động

được miêu tả trong bài văn đã bộc lộ những nét gì

trong tính cách của Dế Mèn?

 HS thảo luận  Các chi tiết miêu tả ngoại hình

như:

Đôi càng mẫn bóng, cái vuốt cứng, đôi cánh dài

tận chấm đuôi Cả thân người một màu nâu bóng

mỡ soi gương được

Vẻ tự tin và hùng dũng: Cái đầu to, nổi lên từng

tảng, rất bướng Hai sợi râu dài có một vẻ rất hùng

dũng, hai cái răng to, khoẻ nhai ngoàn ngoạp

Điệu bộ cử chỉ ra dạng con nhà võ, thích phô

trương sức mạnh oai phong của mình: co cẳng

vuốt râu

Tính hung hăng hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ

1 Nhân vật Dế Mèn:

– Là một chàng dế thanh niêncường tráng nhưng kiêu căngtự phụ về vẻ đẹp và sứcmạnh của mình Hay xemthường và bắt nạt mọi người

Ngoại hình đẹp, nhưng hunghăng, hống hách và kiêungạo, hay bắt nạt kẻ yếu

Trang 3

yếu anh Giọng Vó  Miêu tả ngoại hình kết hợp

tả động tác hành vi của nhân vật đã bộc lộ được

tính cách tự phụ, kiêu ngạo mà xốc nổi của Dế

Mèn

? Hãy tìm những từ theo em rất đặc sắc mà tác giả

dùng để miêu tả Dế Mèn?

 HS thảo luận

– Là những tính từ: mẫm bóng, nhọn hoắt, phành

phạch, ngắn hủn hoẳn, ngoàn ngoạp, rung rinh

? Hãy thay thế bằng một số từ khác đồng nghĩa hoặc

gần nghĩa rồi rút ra kết luận về cách dùng từ miêu

tả của tác giả?

– Ví dụ: ngắn hủn hoẳn  ngắn củn, nhai ngoàn

ngoạp  rào rào, rung rinh  lắc lư thì ta không

thấy hết vẻ đẹp cường tráng ưa nhìn và sự phô

trương, kiêu ngạo của Dế Mèn

GV bình thêm: Thông qua lời miêu tả đầy tự tin,

hạnh diễn của Dế Mèn về mình, kết hợp với việc

dùng từ ngữ miêu tả, đặc biệt là tính từ rất chính

xác và giàu tính tạo hình, Tô Hoài đã vẽ lên một

hình ảnh rất cụ thể, sống động và hấp dẫn của một

chàng dế thanh niên cường tráng Tác giả tả ngoại

hình tỉ mỉ từng bộ phận đến hình dáng chung luôn

nổi bật lên những nét đặc sắc đáng chú ý trong

mỗi bộ phận và đều toát lên sự cường tráng, sung

sức không chỉ ở nhân vật Dế Mèn mà những nhân

vật khác trong truyện Ngòi bút miêu tả đặc sắc

điêu luyện của Tô Hoài đã khiến người đọc hiểu

rất sâu sắc về thế giới loài vật đồng thời có thể

bày tỏ thái độ yêu ghét đối với nhân vật được kể,

được tả

? Em thấy hình ảnh của Dế Mèn trong đoạn văn đẹp

ở chỗ nào, không đẹp ở những điểm nào?

– Đẹp về ngoại hình Tuy nhiên, nét đẹp ấy trông có

vẻ dữ tợn với tính nết tự phụ kiêu ngạo và xốc nổi

khiến Dế Mèn chưa có thể gọi là nét đẹp hoàn hảo

? Thuật lại diễn biến sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc

dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt

 HS thảo luận

– Nhận xét về diễn biến tâm lý, về thái độ của Dế

Mèn trong sự việc nói trên:

a Diễn biến tâm lý: Mới đầu thì khoe khoang, đắc ý,

sau đó thì sợ chết khiếp  ăn năn  hối lỗi, thật

2 Câu chuyện ân hận đầu tiên:

a Thái độ đối với Dế Choắt:

– Kẻ cả– Khinh thường– Ích kỷ

Trang 4

buồn cười nhưng cũng thật tội nghiệp

? Qua câu chuyện ấy Dế Mèn đã rút ra bài học

đường đời đầu tiên cho mình là gì?

– Trò đùa nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết cho

Dế Choắt  Dế Mèn thực sự hối hận, nhận ra lỗi

lầm và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình:

Đó là bài học “ở đời mà có thói hung hăng bậy

bạ mang vạ vào mình đấy”

? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế

Mèn trong đoạn trích (yêu, ghét, lí giải sao?)

– Giống: Tên cà khịa, xốc nổi, ăn uống điều độ, đi

đứng oai vệ  Thế giới loài vật qua ngòi bút miêu

tả của Dế Mèn hiện ra thật sinh động Tác giả đã

quan sát tinh tường bằng con mắt hóm hỉnh, bằng

tình cảm yêu mến loài vật và miêu tả chúng bằng

cả trí tưởng tượng phong phú Các loài vật vừa

giống thực, sống động với những nét ngoại hình,

tập tính sinh hoạt đặc trưng của chúng lại mang

những nét tâm lý, tính nết, phẩm chất giống con

người nên chúng rất gần gủi với người đọc, nhất là

các bạn trẻ

? Em hãy cho biết tác phẩm nào viết về loài vật có

cách viết tương tự như truyện?

– O Chuột của Tô Hoài, Cái tết của Mèo con của

Nguyễn Đình Thi

b Bài học đường đời đầu tiên:

– Khi trêu chị Cốc thì Dế Mènhung hăng kiêu ngạo, tưởngnhư không hề biết sợ

– Nhưng khi chứng kiến chị Cốcđánh Choắt, Dế Mèn kiếp hãi– Nằm im thin thít

– Tôi hối lắm, tôi hối lắm– Đứng lặng hồi lâu nghĩ về bàihọc đường đời đầu tiên

 Huênh hoang, đắc ý, nhưnglại nhát sợ trước kẻ mạnh

? Qua văn bản, em rút ra bài học gì?

– HS đọc phần Ghi nhớ

 Ghi nhớ: SGK/11

 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập III Luyện tập:

1 Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn:

Choắt ơi, hãy tha thứ cho tôi Cũng chỉ do thói hung hăng bậy bạ, ngông cuồng xốc nổi mà tôi đã hại bạn ra nông nỗi này Giờ tôi biết làm thế nào? Dù tôi có nói trăm vạn lần hối hận cũng không mang lại mạng sống cho bạn Tôi nhớ mãi câu chuyện này Nó sẽ là bài học đường đời đầu tiên của một kẻ huênh hoang tự phụ như tôi Bạn cứ vui lòng yên nghỉ nơi đây Tôi hứa sẽ không phụ lòng bạn, sống sao cho xứng đáng với sự

hy sinh và tấm lòng bao dung của bạn.

2 Chia 3 nhóm HS đóng vai Dế Mèn, Choắt và chị Cốc diễn lại đoạn Dế Mèn trêu chị

Cốc gây ra cái chết oan, thảm thương cho Dế Choắt

4 Củng cố:

– Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài qua đoạn trích (miêu tả tỉ mỉ ngoại hình, kết hợp với tả động tác, hành vi của nhân vật cùng với trí tưởng tượng thật phong phú Nhân vật hiện ra thật sống động)

5 Dặn dò:

Trang 5

– Đọc lại đoạn trích, phần đọc thêm

– Học phần ghi nhớ

– Chuẩn bị bài mới: PHÓ TỪ

+ Tìm hiểu câu luận

+ Đọc và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu

Tuần 19

Ngày soạn:14/01/2008

I YÊU CẦU:

– Học sinh nắm được phó từ là gì

– Phân loại phó từ, phân biệt tác dụng của phó từ

– Sử dụng phó từ trong khi nói và viết

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 Học sinh đọc bài 1.1 SGK

? Các từ đã, cũng, vẫn, cứ, còn, chưa, thật, được bổ

sung ý nghĩa cho những từ nào?

– Bổ sung ý nghĩa cho các từ: Đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi

gương, ưa nhìn và bướng

? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

– Động từ: Ra, đi, thấy, soi

– Tính từ: Lỗi lạc, ưa, to, bướng

Bài tập nhanh:

a Ai ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước biếc xin đừng quên nhau

b Thế rồi Dế Choắt tắt thở, tôi thương lắm, vừa thương

vừa ăn năn tội của mình Giá tôi không trêu chị Cốc

thì đâu đến nỗi Choắt việc gì?

I Tìm hiểu bài:

1 Phó từ là gì?

Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng

Là các động từ, tính từ

 HS đọc bài 1/13 SGK

? Cho biết các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động

từ nào? Tính từ nào?

 Chóng lớn lắm, đừng trêu, không trông thấy, đã

trông thấy, đang loay hoay

? Điền các phó từ đã tìm được vào bảng phân loại

2 Phân loại phó từ:

Ý nghĩa của phó từ Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau

Trang 6

Phó từ chỉ quan hệ thời gian đã, đang

Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng

? Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại trên

 Thời gian : đã, sẽ, đang, sắp

Mức độ : rất, quá, lắm, cực kỳ, vô cùng, hơi quá

Tiếp diễn : cũng, vẫn, cứ, đều, cùng

Phủ định : không, chưa, chẳng

Cầu khiến : hãy, đừng, chớ

 Ghi nhớ: SGK/14

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II Luyện tập:

Bài tập 1: Tìm và nêu tác dụng của các phó từ

đã: thời gian; không: phủ định; còn: tiếp diễn, tương tự; đã: thời gian; đều: tiếp diễn; đương, sắp: thời gian; lại: tiếp diễn; ra kết quả: hướng; cũng: tiếp diễn; sắp, đã: thời

gian

4 Củng cố:

– Nhắc lại phần ghi nhớ

– Có mấy loại phó từ?

5 Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ

– Làm bài tập 2 và 3 trang 15

– Chuẩn bị bài mới: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

Trang 7

Tuần 19

Ngày soạn:14/01/2008

Tiết 76: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

I YÊU CẦU:

– Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả

– Những yêu cầu của văn tả cảnh, tả người

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Thế nào là văn tự sự?

3 Bài mới:

Giới thiệu: Ở học kỳ I, các em đã học văn tự sự (gọi là văn kể chuyện) gồm có kể

chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo Qua học kỳ II, các em sẽ học một thể loại mới.Đó là văn miêu tả

 Hoạt động 1:

– GV gọi HS đọc phần 1 SGK/11

? Trong cuộc sống hàng ngày, ở những tình huống

nào chúng ta dùng văn miêu tả?

– HS đọc phần 1 SGK/11

a) Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp người

khách hỏi thăm đường về nhà em Đang phải đến

trường làm thế nào mà người khách nhận ra được

nhà em? Bác đi thêm 1 ngã tư nữa, quẹo phải,

căn thứ 2 là nhà cháu, có cổng rào sơn vàng, trong

sân có 2 chậu hoa mai.

I Thế nào là văn miêu tả:

a) Tình huống 1:

Đến ngã tư, quẹo phải, cănthứ 2 có cổng rào sơn màuvàng, trong sân có 2 chậu hoamai

b)Tình huống 2: Em cùng mẹ đến cửa hàng mua áo

mà em định mua Chiếc áo màu hồng nhạt, ở

hàng dưới phía bên tay trái, ngoài cùng, cổ tròn,

xung quanh có viền những bông hoa nhỏ màu trắng,

tay ngắn

b)Tình huống 2:

Chiếc áo màu hồng nhạt, ởhàng dưới phía bên tay trái,ngoài cùng, xung quanh cổ cóviền những bông hoa nhỏ màutrắng, tay ngắn

c) Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi: Người lực sĩ

là người như thế nào? Là người có vóc dáng to

cao, khoẻ mạnh

c) Tình huống 3:

Là người có sức khoẻ, vócdáng cao to

Trang 8

? Vậy cả 3 tình huống trên ta phải dùng văn miêu tả.

Hãy nêu một vài tình huống khác tương tự?

– HS thảo luận

 GV gọi HS đọc phần 2 SGK/14

? Trong văn bản trích chương I tác phẩm “Dế Mèn

phiêu lưu ký” nêu ở đầu bài học, có 2 đoạn văn

miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động Em hãy

chỉ ra 2 đoạn văn đó.

a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc đưa cả hai

chân lên vuốt râu

b)Cái chàng Dế Choắt người gầy gò khoét nhiều

ngách như hang tôi

? Hai đoạn văn trên giúp em hình dung đặc điểm nổi

bật của hai chú dế thế nào?

– Hai chú dế hoàn toàn đối lập nhau

+ Dế Mèn: khoẻ mạnh, thân hình cường tráng  Đẹp

+ Dế Choắt: sức khoẻ ốm yếu, thân hình xấu xí

? Những chi tiết, hình ảnh nào đã giúp cho em hình

dung được điều đó?

+ Dế Mèn: đôi càng mẫn bóng những cái vuốt ở

khoeo cứ cứng dần lên và nhọn hoắt sợi râu dài

và uốn cong

+ Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nguêu, cánh chỉ

ngắn củn đến giữa lưng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ

 Đoạn miêu tả:

a) Dế Mèn:

– Đôi càng

– Đầu to– Râu dài– Hai cái răngb)Dế Choắt:

– Người gầy gò, dài lêu nghêu– Cánh chỉ ngắn

– Đôi càng thì bè bè– Râu cụt

– Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ

? Vậy qua tình huống a, 2, 3 và hình ảnh đặc điểm

của Dế Mèn, Dế Choắt, em hãy nhận xét thế nào là

văn miêu tả?

– Trước hết ta phải quan sát và dùng ngôn ngữ để

thể hiện những nét tiêu biểu giúp người đọc hình

dung những đặc tính nổi bật của sự vật, sự việc,

con người, quang cảnh

 Văn miêu tả: Quan sát nêulên được đặc điểm, tính chấtnổi bật của hai chú dế

 Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK/14)  Ghi nhớ: SGK/14

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập câu 1, 2

(SGK/14,15)

II Luyện tập:

– HS đọc các đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

? Văn bản tái hiện điều gì? Hãy chỉ ra đặc điểm nổi

bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được

miêu tả?

– Đ1: Miêu tả Dế Mèn là một chú dế thanh niên

cường tráng, khoẻ mạnh Điểm nổi bật: Đôi càng

mẫn bóng, vuốt cứng dần, nhọn hoắt, có sức mạnh

(đạp phành phạch những ngọn cỏ gãy rạp y như có

Trang 9

nhát dao vừa lia qua)

- Đ2: Đặc sắc trong miêu tả là sử dụng những từ láy

rất sinh động: Chú bé liên lạc, nhỏ nhắn, nhanh

nhẹn, hồn nhiên vui tính và đáng yêu Điểm nổi

bật

– Đ3: Miêu tả cảnh tranh giành mồi của những con

cò, sếu, vạc, cốc, le le, sâm cầm Điểm nổi bật:

Nước đầy cua tôm cá, tập nập, xuôi ngược Sếu,

cò, vạc, cốc, le le bay cả về vùng nước kiếm

mồi Họ cãi cọ om sòm, tranh giành mồi tép Anh

cò gầy bì bỏm lội nước tím cả chân chẳng được

miếng nào

– Hình dáng: bé loắt choắt– Trang phục: xắc ca lô– Hành động: chân thoăn thoắt,huýt sáo vang

– Tính tình: vui vẻ, tự tin, hồnnhiên, đáng yêu

Đề luyện tập:

1 Miêu tả cảnh mùa đông, nêu những đặc điểm nổi bật:

– Khí trời lạnh, hoa lá xanh tươi Những tia nắng yếu ớt len lỏi qua kẽ lá Ngoài đườngmọi người mặc áo ấm đủ màu sắc trông đẹp mắt

b) Tả khuôn mặt mẹ, chú ý những điểm sau:

– Khuôn mặt trái soan dịu hiền, phúc hậu

– Cặp mắt to long lanh, chan chứa tình yêu thương trìu mến, miệng lúc nào cũng nở nụcười xinh tươi

4 Củng cố:

Nhắc học sinh nắm:

– Nếu tả cảnh: Tả từ xa đến gần, ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể

– Nếu tả người: Tả hình dáng bên ngoài  tính cách bên trong

5 Dặn dò:

– Học kỹ bài, thuộc phần ghi nhớ

– Chuẩn bị bài mới: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

+ Tìm hiểu và soạn trước bài

Trang 10

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Giới thiệu: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi” Thật vậy, đất nước ta đâu cũng đẹp,

cũng xinh Đó là niềm tự hào của dân tộc ta Có không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơviết nên những trang viết đầy tự hào về đất nước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài Hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu một vùng cực Nam của đất nước qua ngòi bút của Đoàn Giỏi trong

đoạn trích “Sông nước Cà Mau”.

 Hoạt động 1:

– Hướng dẫn HS đọc kỹ văn bản phần chú thích để

hiểu được nội dung văn bản và những từ khó

– Đọc theo giọng kể phối hợp với tả

– Đọc SGK/19 GV nêu vài nét về tác giả, tác phẩm

? Bài văn miêu tả cảnh gì?

– Cảnh sông nước Cà Mau, một vùng cực Nam của

Tổ quốc

GV bình: Như các em đã biết, khi tả cảnh bao giờ

chúng ta cũng phải chọn cho mình một trình tự

miêu tả thích hợp

? Tác giả miêu tả theo trình tự nào? Dựa vào trình tự

miêu tả của tác giả, em hãy phân tích cho bài văn?

– Khi miêu tả, nhà văn đi từ ấn tượng chung, cái nhìn

khái quát về thiên nhiên, sông nước một vòng đến

những cảnh cụ thể của dòng sông từ cảnh thiên nhiên

đến hoạt động cụ thể của con người Xen vào giữa

I Tìm hiểu văn bản:

1 Tác giả, tác phẩm:

– Bài văn trích trong truyện

“Đất phương Nam” của Đoàn

Giỏi– Đoàn Giỏi sinh năm 1925, mất

năm 1989 “Đất rừng phương Nam” là tác phẩm thành công

nhất

2 Tìm hiểu văn bản:

Trang 11

mạch miêu tả còn có đoạn thuyết minh, giải thích.

Dựa vào trình tự này, ta có thể phân bài văn làm 4

đoạn

Đ1: Từ đầu đến đơn điệu: Ấn tượng ban đầu bao

trùm về sông nước phương Nam

Đ2: Tiếp đó nước đen: Thuyết minh và cách đặt

tên cho các dòng sông

Đ3: Tiếp đó ban mai: Hình ảnh sông nước Cà

Mau

 Đ4: Phần còn lại: Hình ảnh chợ Năm Căn tấp nập,

đông vui, trù phú và độc đáo

? Qua trình tự miêu tả ấy, em hãy hình dung vị trí

quan sát và miêu tả của tác giả?

– Đi thuyền trên các con sông Đối tượng quan sát và

miêu tả là sông nước Vị trí quan sát như thế rất

thích hợp cho việc miêu tả

 HS đọc đoạn 1:

? Em hãy cho biết ấn tượng ban đầu bao trùm về sông

nước vùng Cà Mau như thế nào?

– Mắt: Bủa giăng, chi chít, màu xanh

– Tai: Tiếng rì rào

 Mắt thấy, tai nghe chính là 2 giác quan không thể

thiếu được khi quan sát để tả cảnh Ngoài ra, để tả

cảnh trở nên cụ thể sống động, người tả còn phải biết

kết hợp tả với liên tưởng, tưởng tượng

? Đoạn văn không chỉ diễn tả ấn tượng ban đầu của tác

giả về sông nước Cà Mau mà còn có những đoạn

thuyết minh, giải thích Hãy tìm đoạn văn có chức

năng này trong đoạn văn.

– Ấn tượng ban đầu

a) Ấn tượng ban đầu về mộtvùng sông ngòi chi chít bủagiăng như mạng nhện chỉ lặnglẽ một màu xanh đơn điệu

 HS đọc đoạn 2:

? Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông,

con kênh của vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các

địa danh ấy? Và gợi cho em đặc điểm gì về thiên

nhiên vùng Cà Mau?

– Các địa danh không dùng những từ mỹ lệ mà theo

đặc điểm riêng của từng vùng thành tên gọi khiến nó

trở nên cụ thể mà gần gũi thân thương, tô đậm ấn

tượng về thiên nhiên nguyên sơ đầy sức sống của

vùng sông nước Cà Mau

 Qua đoạn văn, tác giả huy động vào đây những hiểu

biết địa lý, ngôn ngữ về đời sống để làm giàu thêm

hiểu biết của người đọc  Thư pháp liệt kê cũng

b)Giải thích và thuyết minh têngọi của các dòng sông

+ Hình ảnh sông nước Cà Maurộng lớn và hùng vĩ

+ Chợ Năm Căn tấp nập, đôngvui, trù phú và độc đáo

Trang 12

được sử dụng có hiệu quả để thể hiện sự phong phú

và đa dạng của thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất

ấy

 HS đọc đoạn 3:

? Sau những đoạn giới thiệu chung khái quát về sông

nước Cà Mau, tác giả đã đi vào miêu tả cụ thể sông

Năm Căn Cho biết sông Năm Căn được miêu tả như

thế nào?

– Rộng lớn và hùng vĩ

? Tìm chi tiết thể hiện sự rộng lớn hùng vĩ của dòng

sông và rừng đước?

– Sông nước rộng mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển

Đông ngày đêm như thác, những đầu sóng trắng,

rộng lớn ngàn thước Rừng đước: “Dựng cao ngất như

lấy dòng sông Tuy dòng sông rộng lớn hun hút,

hoăn hoắt nhọn như chông.”

? Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh

Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”

có những động từ nào chỉ cùng hoạt động của con

thuyền?

– Thoát ra, xuôi về

? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì

có ảnh hưởng gì đến nội dung diễn đạt không? Nhận

xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của

tác giả ở câu ấy

+ HS thảo luận

– Kênh Bọ Mắt với không biết cơ man nào là bọ mắt

bay theo thuyền từng bầy nên việc rời khỏi nó như

thoát qua một tai họa, bị đốt ngứa ngáy nên gọi là

“thoát”, còn sông Cửa Lớn như tên gọi, nó mênh

mông rộng lớn nên phải là “đổ” từ đó êm xuôi về

Năm Căn  Không từ nào có thể thay thế cho chúng

được

? Tìm trong đoạn văn nói trên những từ nào mà tác giả

dùng để miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét

về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

– Xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ Những sắc

xanh tươi sáng, đẹp đẽ đầy sức sống của thiên

nhiên tạo nên cảnh dễ chịu xen lẫn niềm yêu thích

 Ở vị trí quan sát thích hợp vớitrình tự miêu tả đi từ ấn tượngchung, cái nhìn khái quát vềthiên nhiên sông nước mộtvùng đến những cảnh cụ thểcủa dòng sông, từ cảnh thiênnhiên đến hoạt động của conngười xen vào giữa nhữngđoạn thuyết minh giải thíchkhiến bức tranh về sông nướcCà Mau hiện lên thật đẹp đẽ,bao la, hùng vĩ, đầy sức sốnghoang dã

 HS đọc đoạn 4

? Em hãy cho biết đoạn này tả cảnh gì?

– Chợ Năm Căn

Trang 13

? Cảnh ấy như thế nào?

– Đông vui, tấp nập, trù phú và độc đáo

? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh ấy Tác giả đã dùng

nghệ thuật gì để diễn tả chợ Năm Căn?

– Thư pháp liệt kê kết hợp tả những nét tiêu biểu về

cảnh và hoạt động con người khiến cảnh hiện lên thật

tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo

– GV: Cảnh vật không những tươi qua hình ảnh, màu

sắc mà còn có sự sống động Hoạt động của con

người chính là những nét điểm cho cảnh vật.

? Qua bài văn, em hình dung như thế nào và có cảm

tưởng gì về vùng sông nước Cà Mau của Tổ quốc?

– HS phát biếu  cho đọc ghi nhớ SGK/21

 Ghi nhớ: SGK/21

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 II Luyện tập:

Thị xã quê tôi nằm bên bờ một con sông nhỏ, nhánh của dòng Tiền Giang mênhmông Cũng như bao con sông ở đồng bằng Nam bộ, dòng sông Sa Đét chằng chịtnhững kênh rạch Nước đục ngầu phù sa Khi nó đục ngầu êm ả, nhưng cũng có lúccuồn cuộn đổ như một dòng thác Hai bên bờ những hàng dừa ngạo nghễ reo vui vớigió Đó đây rặng trâm bầu um tùm, chằng chịt rễ, ngoi mình giữa dòng nước đục.Những buổi trưa hè, nơi đây đầy tiếng reo hò của đám trẻ tắm sông Đứa ngồi vắt vẻotrên cành bần, đứa lặn hụp dưới nước dòng sông, đua nhau ném quả bần Nước bắntung toé trong tiếng cười nắc nẻ Dòng sông là đường giao thông giữa các xã nên lúcnào cũng không ngớt tàu thuyền qua lại Tiếng mái chèo khua, tiếng máy nổ xìnhxịch, tiếng rao hàng khuấy động cả không gian yên tĩnh thơ mộng của dòng sông Chỉlúc chiều về, nơi đây mới yên tiếng máy Bây giờ, trên sông nước xuất hiện nhữngthuyền chài êm đềm thả câu, giăng lưới Trông họ thư thái và trầm lặng biết mấy

4 Củng cố:

– Qua bài văn, em biết được những gì trong phương pháp tả cảnh  Chọn vị trí vàtrình tự miêu tả thích hợp Quan sát tỉ mỉ kết hợp cách dùng từ đặt câu, sự liêntưởng, tưởng tượng

5 Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ

– Viết đoạn văn giới thiệu con sông quê em (hoặc địa phương em)

– Chuẩn bị bài mới: SO SÁNH

+ Soạn bài

+ Trả lời các câu hỏi

Trang 14

Tuần 20

Ngày soạn:21/01/2008

I YÊU CẦU:

– Giúp học sinh nắm được khái niệm so sánh và cấu tạo của phép so sánh

– Luyện kỹ năng sử dụng phép so sánh trong khi nói và viết

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Giới thiệu: Từ tiểu học, ở lớp 3, các em đã học những nội dung sau về phép so

sánh: Phép so sánh không dùng từ so sánh như: mèo mẹ, mèo con; Hay so sánh người vật: Bà như quả ngọt chín rồi v.v Bởi vậy, lên lớp 6, bài học hôm nay vừa mang tính chất ôn tập, vừa mang tính chất nâng cao (nâng cao chủ yếu là cung cấp kiến thức mà cấp 1 chưa học)

 Hoạt động 1:

– HS đọc đoạn trích SGK

? Tìm các cụm từ chứa hình ảnh so sánh trong đoạn

trích trên?

– Búp trên cành – Hai dãy trường thành vô tận

? Những sự vật nào được so sánh với nhau?

+ Trẻ em được so sánh búp trên cành

+ Rừng đước dựng cao ngất so sánh hai dãy vô tận

? Dựa vào cơ sở nào để so sánh?

– Dựa vào sự tương đồng giữa các sự vật, sự việc này

với sự việc kia Cụ thể: Trẻ em là mầm non của đất

nước có nét tương đồng với búp trên cành, mầm non

của cây cối trong thiên nhiên  tương đồng cả về

hình thức, tính chất

? Mục đích của sự so sánh?

– Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật quen thuộc  khả

năng diễn đạt phong phú, sinh động của Tiếng Việt

I Tìm hiểu bài:

1 So sánh là gì:

+ Trẻ em so sánh búp trên cành + Rừng đước dựng cao ngất so sánh Hai dãy trường thành vô tận

 Dựa vào sự tương đồng giữacác sự vật

– Tạo ra hình ảnh mới mẻ

 HS đọc đoạn 1.3 SGK/24

? Con mèo được so sánh với con gì?

– Con mèo được so sánh với con hổ

? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?

+ Giống nhau về hình thức: lông vằn

+ Khác nhau về tính chất: mèo hiền – cọp dữ

Trang 15

? So sánh này khác với so sánh trên như thế nào?

– Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của

sự vật, cụ thể là con mèo

 HS đọc phần ghi nhớ trang 24  Ghi nhớ: SGK/24

Bài tập luyện tập:

a) An Dương Vương thua trận chạy ra

Triệu quân bằng cát hằng hà đuổi theo

(Thiện Nam ngữ lục)

 SS: ẩn (quân sĩ)

b) Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

 SS: đỏ, sắc trắng

c) Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng

 Phương diện SS  ẩn, trớ trêu, đầy nghịch lý

? Dựa vào kết quả bài tập nhanh và hoạt động 1, em

hãy điền bảng 2/1 SGK trang 26 2 Cấu tạo của phép so sánh:– Vế A: nêu tên sự vật, sự việc

được so sánh– Vế B: Nêu tên sự vật, sự việcdùng để so sánh với sự vật, sựviệc nói ở vế A

– Từ ngữ chỉ phương diện so sánh– Từ ngữ chỉ ý so sánh

cànhTriệu quân ẩn (quân sĩ) bằng cát

? Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây

có gì đặc biệt?

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trời

(Lê Anh Xuân)

 Đảo vế B thay từ so sánh bằng dấu hai chấm (:) để

nhấn mạnh vế B

 HS đọc ghi nhớ SGK/25

 Đảo vế thay bằng dấu haichấm (:)

 Ghi nhớ: SGK/25

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II Luyện tập:

a) Đường vô xứ Nghệ quanh quanh c) Con nghe Bác tưởng nghe lời non nướcNon xanh nước biếc như tranh họa đồ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai saub) Lòng ta vui như hội (Tố Hữu)Như cờ bay, gió reo

4 Củng cố: –Học sinh đọc phần ghi nhớ

5 Dặn dò:– Làm bài tập 1, 2, 3

– Chuẩn bị bài mới: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT

TRONG VĂN MIÊU TẢ

Trang 16

Tuần 20

Ngày soạn:21/01/2008

Tiết 79+80: QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG

SO SÁNH & NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

I YÊU CẦU:

– Thấy được vai trò tác dụng quan sát tưởng tượng, so sánh nhận xét trong vănmiêu tả

– Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Thế nào là miêu tả? Em tự đặt một đoạn văn miêu tả để minh họa

3 Bài mới:

Giới thiệu: Để miêu tả chính xác và sinh động, người viết phải qua nhiều công

đoạn Trước hết là để quan sát rồi sau đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, sosánh Muốn làm được như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

 Hoạt động 1:

– HS đọc 3 đoạn văn SGK

? Đoạn 1 tả cái gì? Giúp em hình dung được đặc

điểm nổi bật của Dế Choắt?

– Ngoại hình ốm yếu, bệnh hoạn và không đẹp mắt

+ Ốm yếu: gầy gò, dài lê thê

+ Không đẹp mắt: Ngắn củn, hở cả mạng sườn, đôi

càng bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ…

 Những nét không đẹp mắt này lại càng tăng thêm

vẻ ốm yếu, bệnh hoạn của Dế Choắt

? Đoạn 2 Đoàn Giỏi đã giúp cho các em hình dung

được đặc điểm nổi bật gì của phong miêu tả?

– Cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà

Mau, Năm Căn  các từ ngữ thể hiện: Giăng chi

chit như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng

xanh rì rào bất tận mông mênh, ầm ầm như thác

? Đoạn 3 giúp cho em hình dung được những đặc

điểm nổi bật gì của phong cảnh?

– Bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua hình ảnh cây gạo

trổ hoa, thu hút bao nhiêu là chim bay về

? Đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình

quan (mắt, mũi, tai…) để quan

sát, từ đó rút ra nhận xét.Người ta lựa chọn chỉ đưa vàobài văn những nhận xét nổibật nhất, đặc biệt và độc đáo

Ví dụ: Đoạn 1 tả Dế Choắt cónhận xét nhờ dùng mắt thunhận và kết hợp với tai

Trang 17

+ Từ ngữ: Gọi đến bao nhiêu là chim, sừng sững, ngọn

lửa hồng, long lanh, đàn đàn lũ lũ, trêu ghẹo tranh cãi

+ Hình ảnh: Cây gạo sừng sững hội mùa xuân

? Hãy tìm những câu có sự liên tưởng, so sánh trong

đoạn văn

– Cây gạo – khổng lồ, hàng ngàn bông hoa ngọn lửa

hồng Hàng ngàn bút măng trong xanh

? Sự liên tưởng so sánh có gì độc đáo?

– Khiến ta hình dung như đó là ngày hội hoa đăng mà

tháp đèn khổng lồ long lanh, lung linh trong nắng với

hàng ngàn bông hoa gạo đỏ hồng, hàng ngàn ánh nến

trong xanh của búp nõn và tô điểm cho ngày hội hoa

đăng tinh đẹp là âm thanh ríu rít, trầm bổng với muôn

ngàn cung bậc của không biết bao nhiêu là loài chim

cùng hội tụ về đây Chúng tạo nên một bản hòa tấu

vui nhộn, náo nhiệt của ngày hội mùa xuân

? Để viết được đoạn văn này, người viết cần có năng

lực gì?

– Quan sát  lựa chọn  sàng lọc những chi tiết tiêu

biểu, cụ thể qua lăng kính thẩm mỹ của mình để liên

tưởng, tưởng tượng cũng như phải so sánh đối chiếu

với các sự vật  Năng lực tư duy khiếu thẩm mỹ và

tài quan sát độc đáo

? Vậy qua 3 đoạn văn trên, em hiểu thế nào là quan sát

miêu tả?

 HS thảo luận (SGK trang 28)

? So sánh đoạn 3 với đoạn nguyên văn (Đ2) ta thấy ở

đoạn này bỏ đi những chữ gì?

– ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi

ếch, như hai dãy trường thành vô tận

? Những từ bị lược bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn

miêu tả này như thế nào?

– ầm ầm  âm thanh của sông nước Năm Căn  hình

dung một khối lượng lớn nước đổ ra biển

– như thác  sức nước, lưu lượng nước nhiều, chảy xiếc

– nhô lên hụp xuống như người bơi ếch  Theo sức

nước, lưu lượng lớn của sông Năm Căn cá không thể

nào cưỡng lại được đành nương theo sức nước mà bơi

 hình ảnh ấy được so sánh như người bơi ếch giữa

dòng sông Năm Căn rộng mênh mông

– như hai dãy trường thành vô tận  Số lượng lớn rừng

đước đã ăn sâu bám rễ vào hai bên bờ sông như bức

trường thành che chở, bảo vệ cho nước không xói

2 Tưởng tượng và so sánh trong văn miêu tả:

– Muốn quan sát, người ta cònphải biết dựa vào kết quảquan sát để từ đó liên tưởngtưởng tượng, ví von, so sánh– Nhằm tạo ra các hình ảnh nổibật lên những đặc điểm tiêubiểu của sự vật

+ Hình ảnh so sánh ví von cầnmới lạ nhưng không sáo rỗng

Ví dụ: Các đoạn văn trênkhông những nhận xét doquan sát mà còn được so sánh

ví von và tưởng tượng ra

 Làm nổi bật lên những đặcđiểm tiêu biểu của sự vật, làmrõ hơn ý nghĩa của từng đoạnmiêu tả, gây ấn tượng mạnhcho người đọc

Trang 18

mòn, sụp lở hai bên bờ mà trái lại còn làm cho bờ,

cho đất ngày càng lấn ra biển Đó cũng là nơi trú ngụ

của nhiều loại hải sản làm giàu phong phú thêm cho

vùng đất Cà Mau

 Nếu bỏ các từ trên thì sự giàu có phì nhiêu, phong

phú của vùng đất Cà Mau bị hạn chế đi về sông

nước, hải sản, rừng đước

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II Luyện tập:

Bài 1/28:

+ Đoạn văn sau đây miêu tả quang cảnh Hồ Gươm  Người đọc dễ dàng nhận biết bởinhững tên gọi quen thuộc: Cầu Sơn bắc từ bờ ra đến Tháp giữa hồ  chỉ có HồGươm mới có

+ Những từ ngữ cần tìm: gương bầu dục, uốn cong cong, cổ kính, xám xịt, xanh um

Bài 2/28:

+ Những chi tiết tả Dế Mèn đẹp, khoẻ mạnh, một thanh niên cường tráng nhưng kiêucăng hợm hĩnh: rung rinh, bóng mỡ, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, nhaingoàm ngoạp, trịnh trọng, khoan thai vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm, râu dài, rấthùng tráng

Bài 3/28: Quan sát ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà em ở:

Ngôi nhà em ở là một ngôi nhà cao tầng, sáng sủa, tường quét vôi vàng chanh, cửasơn xanh Cửa kính, cửa chớp đều được lau chùi sáng bóng Gian ngoài kê một bàntiếp khách và một bàn học Trên tường có treo bức tranh sơn dầu cảnh biển và vùnghòn Ngọc Việt Gian trong kê 1 chiếc giường và tủ đựng quần áo Sát tường lỏm sâuvào vách là cái bệ xi măng trên để đồ dùng lặt vặt Căn nhà không rộng bao nhiêunhưng thoáng mát sáng sủa và đặc biệt là rất sạch sẽ Các cửa đều có kính trong suốt,sát trần có lắp mấy ô kính để lấy ánh sáng Đi quá vào phía trong là câu thang dẫnlên gác, gác có lan can chìa hẳn ra phố thật là thú vị

 Đặc điểm gọn gàng, ngăn nắp và nhất là sạch sẽ nổi bật nhất

Hướng dẫn HS làm bài tập 4/29: Quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

4 Củng cố:

– Học sinh đọc phần ghi nhớ

5 Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ trang 28

– Chuẩn bị bài mới: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

+ Đọc và soạn bài

Trang 19

Tuần 21

Ngày soạn:28/01/2008

Tiết 81+82: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

- Tạ Duy Anh -

I YÊU CẦU:

– Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện

– Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm– Biết trình bày miệng tương đối trôi chảy, những nội dung về quan sát, nhận xéttưởng tượng, so sánh khi miêu tả

– Rèn luyện kỹ năng kể ở ngôi thứ nhất, kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lý nhânvật

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ: Kiểm tra 15 phút

Đề bài: Hãy tả dòng sông quê em (5 – 8 câu)

3 Bài mới:

Giới thiệu: Đã bao giờ em ân hận, ân hận vì thái độ cư xử của mình với người thân

trong gia đình chưa? Đã bao giờ em cảm thấy rằng mình rất tồi tệ, xấu xa, không xứngđáng với anh chị em của mình chưa? Có những sự ân hận, hối lỗi làm cho tâm hồn ta

trong trẻo hơn, lắng dịu Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” viết về anh em Kiều

Phương đã rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó

 Hoạt động 1:

– Hướng dẫn HS đọc:

Đọc phân biệt rõ giữa lời kể, các đối thoại, diễn biến

tâm lý của nhân vật người anh qua các chặng chính

– Kể:

Có thể kể theo ngôi thứ nhất: người anh, người em

hoặc có thể là bố mẹ hoặc chú Tiến Lê

– Ngôi kể:

Người anh xưng tôi, ở ngôi kể thứ nhất

– Tóm tắt truyện theo bố cục:

a Chuyện hai anh em Mèo – Kiều Phương Anh trai

bực vì em gái hay nghịch bẩn, bừa bãi

b Bí mật học vẽ, mầm tài hoa hội họa của Mèo được

bất ngờ phát hiện

c Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy

d Em gái thành công, cả nhà mừng vui, người anh

gượng đi xem triển lãm tranh của người em

e Đứng trước bức tranh của Kiều Phương, người anh

I Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu ngôi kể, bố cục:

Trang 20

hối hận vô cùng

 Giải nghĩa từ khó: HS đọc trang 34

 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm

? Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao?

– Nhân vật chính là người anh Bởi lẽ tác giả muốn

thể hiện chủ đề sự ăn năn, hối hận để khắc phục

ghen ghét, đố kị trong tình bạn, tình anh em là chủ

yếu  chứ không phải ca ngợi tài năng và tâm hồn

của người em gái

 Chọn người anh  rất thích hợp vì truyện ngắn này

là diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh

? Em hãy thử đặt lại một số nhan đề của truyện?

– Truyện anh em Kiều Phương

– Ân hận, ăn năn

– Tôi muốn khóc quá

II Tìm hiểu văn bản:

1 Tác giả – tác phẩm:

a Tác giả: Tên khai sinh TạViết Dũng, sinh 1959 ở HàTây Là cây bút trẻ trong thờikỳ đổi mới

b Tác phẩm: Đề cập đến vấnđề, thái độ mặc cảm và đố kịtrước tài năng và sự thànhcông của người khác

? Theo em, diễn biến tâm trạng của người anh thể hiện

qua những thái độ nào?

– Trước đó  thấy em gái tự chế màu vẽ  thi tài năng

hội họa ở cô em gái được phát hiện  khi lén xem

những bức tranh em gái đã vẽ  khi đứng trước bức

tranh em gái được giải nhất trong phòng trưng bày

? Hãy tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật

người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế

màu vẽ?

 HS thảo luận

? Em có nhận xét gì về giọng điệu lời kể của người anh

khi thấy em gái hay lục lọi các đồ đạc và khi theo dõi

em gái chế thuốc vẽ Đặt tên cho em gái là Mèo?

– Nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả, chỉ coi đó là những

nghịch ngợm của trẻ con

? Hãy so sánh thái độ gia đình với thái độ của người

anh có gì khác nhau Tìm những chi tiết minh họa?

– Cả bố mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng

sung sướng, nhưng riêng người anh cảm thấy buồn

? Vì sao người anh cảm thấy buồn khi em gái mình có

tài năng về hội họa?

 Cậu ta thất vọng về mình, vì không tìm thấy ở mình

một tài năng hội họa và cảm thấy mình bị cả nhà bỏ

quên

 Nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng chính lòng

tự ái và mặc cảm tự tin khiến cậu ta không thân được

với em gái mình như trước

? Ở hoạt động tiếp theo của người anh, em thấy có gì

mâu thuẫn với thái độ của mình trước đó?

– Lén xem  không thể thờ ơ với tài năng của em gái,

nhưng người anh không muốn tỏ rõ sự quan tâm ấy

2 Diễn biến tâm trạng của người anh:

– Từ trước cho đến khi thấy emtự chế màu vẽ

– Người anh cho việc đó là trẻcon

– Nhưng khi tài năng hội họacủa em được phát hiện thìngười anh mặc cảm thua kémvà ghen tị

Trang 21

Do đó dẫn đến hoạt động mà cậu ta cũng biết là

không nên làm: xem trộm

? Nhứng bức tranh có tác động gì đến người anh? Vì

sao?

– Những bức tranh của cô em gái đã chinh phục được

người anh bởi tài năng, tâm hồn trong sáng và sự hồn

nhiên thể hiện qua bức tranh đó

? Em thấy giọng kể của người anh ở đây có gì thay đổi

so với giọng kể ở thời điểm thứ nhất?

– Trước  khó chịu

Nay  trở nên ngộ nghĩnh vô cùng dễ mến  thái

độ của người anh có sự thay đổi, người anh biết được

tài năng của người em, bức tranh của em gái đã chinh

phục được người anh

? Chi tiết nào nói lên điều đó? Hãy giải thích tâm trạng

của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

được giải nhất của em gái mình?

– Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng  hãnh diện và sau đó

là xấu hổ

+ Ngỡ ngàng hoàn toàn bất ngờ đối với cậu

+ Hãnh diện vì thấy mình hiện ra những nét đẹp hoàn

hảo

+ Xấu hổ vì người anh nhận ra được những yếu kém

của mình, thấy mình không xứng đáng được như

trong bức tranh

? Ở thời điểm thứ hai, người anh “muốn khóc” và ở thời

điểm cuối cùng, người anh cũng có cảm xúc như vậy.

Theo em, cảm xúc ở hai thời điểm có gì khác nhau về

mặt ý nghĩa?

 GV gợi ý cho HS thảo luận

+ Trước: ganh tị, đố kị

+ Nay: nhận ra phần hạn chế của mình và vượt lên

được lòng tự ái, đố kị đó (nhấn mạnh ở phần ghi nhớ)

 Nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây

dựng nhân vật của tác giả

? Em hiểu và cảm nghĩ gì về đoạn kết của truyện?

– Nhân vật em gái được thể hiện ra qua cách nhìn và

sự biến đổi trong thái độ của người anh

? Theo em, em có nhận xét gì về nhân vật người anh và

nghệ thuật xây dựng nhân vật này của tác giả?

– Ban đầu mặc cảm, ghen tị nhưng vẫn có sự trung

thực, nhạy cảm và đã nhận ra để vượt lên sự hạn chế

của mình  hoàn thiện của nhân cách Đồng thời,

cảm nhận được tâm hồn, phong thái của cô em gái 

nhân vật người anh xây dựng khá thành công Bằng

cách để người anh tự kể, tác giả có điều kiện diễn tả

cụ thể các ý nghĩ trong nội tâm của nhân vật

– Bước ngoặc của câu chuyệnxảy ra khi người anh đứngtrước bức tranh được giải củaem

– Kết thúc truyện, người anh đãnhận ra mình chưa đẹp nhưngười ở tranh Và điều quantrọng hơn, người anh đã nhận

ra tâm hồn là lòng nhân hậucủa em gái

 Nhân vật người anh đã vượtlên chính mình Thấy được sựkém cỏi trong nhân cách vàthừa nhận sự nhân hậu tốt đẹpcủa người em  nên đã giànhtình cảm cho mọi người

Trang 22

? Em có cảm nhận gì về nhân vật người em trong

truyện?

– Nét đẹp trong sáng, hồn nhiên rất trẻ thơ

Là nhân vật có tài năng, có lòng độ lượng và sự nhân

hậu

? Em hãy tìm những chi tiết nói lên nét hồn nhiên, lòng

nhân hậu của cô em gái?

– Lọ lem mà linh lợi, cử chỉ nhanh nhẹn, bản tính tò

mò, hiếu động, rất thông minh, nghịch ngợm, tài

năng hội họa chớm nở từ nhỏ

? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này?

 HS thảo luận  hồn nhiên, trong sáng

? Đặt trong sự tương quan với nhân vật người anh, nhân

vật cô em gái có vai trò thế nào?

– Như tấm gương để người anh soi vào đó mà tự nhận

thức được đúng về mình

? Từ truyện ngắn này, em có suy nghĩ gì và rút ra được

bài học gì về thái độ và cách ứng xử?

 Khuyến khích HS tự nêu ra những suy nghĩ và bài

học cho chính mình

Trước thành công và tài năng của người khác, mỗi

người cần vượt qua lòng đố kị và mặc cảm tự ti để

có sự trân trọng và niềm tin thực sự chân thành

Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho

người khác tự vượt lên sự đố kị

3 Em gái Kiều Phương:

– Chỉ có mặt mèo là không thayđổi: lem nhem, bị quát thì xịuxuống

– Ôm cổ tôi “Em muốn cả anhcùng đi nhận giải”  nét hồnnhiên và lòng nhân hậu

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập III Luyện tập:

 Đọc thêm trang 35

4 Củng cố:

– Hãy đọc những câu châm ngôn mà em biết về ghen tị và lòng ghen tị haykhông?

5 Dặn dò:

– Học thuộc phần ghi nhớ trang 35

– Lập dàn ý bài tập 1, 2, 3 / 35

– Chuẩn bị bài mới: LUYỆN NÓI

Trang 23

Tuần 21

Ngày soạn:28/01/2008

Tiết 83+84: LUYỆN NÓI VỀ

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG & NHẬN XÉT

TRONG VĂN MIÊU TẢ

I YÊU CẦU:

– Rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể Qua đó nắm được các kỹ năng quan sát,liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

– Rèn kỹ năng nhận xét cách nói của bạn

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh

– Để làm bài văn miêu tả, ta sẽ vận dụng những kỹ năng nào nhằm mục đích gì?

3 Bài mới:

 Những điều cần lưu ý về nội dung và phương pháp:

a) Hình thức là luyện nói nhưng nội dung nói phải bám sát chương trình ở đây là luyệnnói quan sát, tưởng tượng nhận xét những kỹ năng hết sức cơ bản trong văn miêu tảb) Chủ yếu là tổ chức cho học sinh nói được, được trình bày bằng miệng những ý kiếncủa mình Giáo viên chỉ giao nhiệm vụ cho học sinh và điều hành việc luyện nói chocác bạn Muốn thế học sinh phải chuẩn bị dàn bài trước ở nhà

c) Giáo viên giới thiệu bài mới và ghi tựa đề trên bảng

 Hoạt động 1:

 Bước 1: Nêu vai trò, tầm quan trọng, ý

nghĩa của việc luyện nói

 Bước 2: Yêu cầu của giờ học:

– GV nhắc học sinh nắm vững yêu cầu của

tiết luyện nói

+ Hình thức: Nói to, rõ ràng, mạch lạc, thay

đổi ngữ điệu, khi cần với tư thế tự nhiên,

tự tin, biết quan sát lớp khi nói

+ Nội dung: Nói đúng yêu cầu

I Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học:

 Hoạt động 2:

 HS đọc bài tập 1, GV ghi đề lên bảng và

cho biết yêu cầu của bài 1

? Bài tập 1 yêu cầu các em làm gì?

– Nhận xét và miêu tả nhân vật Kiều

Phương, nhân vật người anh  so sánh

II Luyện nói:

Bài tập 1: Từ truyện “Bức tranh của

em gái” của Tạ Duy Anh, hãy nhận

xét và miêu tả: nhân vật Kiều Phương,nhân vật người anh

Trang 24

người anh ngoài đời với hình ảnh người

anh trong bức tranh

 HS đọc bài tập 4, ghi đề

? Bài tập 4 yêu cầu các em làm gì?

– Miêu tả cảnh bình minh trên biển

Bài tập 4: Miêu tả cảnh bình minh trên

biển

 HS đọc bài tập 5, ghi đề

? Bài tập 5 yêu cầu làm gì?

– Miêu tả công chúa và hoàng tử

? Hãy nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau

về yêu cầu của 3 bài tập trên?

– HS trả lời  GV nhắc lại yêu cầu chung của

bài tập và kỹ năng rèn luyện

Bài tập 5: Từ truyện cổ tích, hãy miêu

tả công chúa, hoàng tử

Bước 3: Giao nhiệm vụ cụ thể cho HS chuẩn

bị thực hành Chia bài tập cho các tổ Mỗi tổ

thảo luận thống nhất dàn ý (3 bước)

+ Tổ 1: Bài tập 1

+ Tổ 2: Bài tập 4

+ Tổ 3: Bài tập 5

Thực hành luyện nói:

Bước 1: Yêu cầu các tổ cử đại diện trình bày

kết quả thảo luận của tổ mình

+ Bài tập 1: GV điều hành

– HS nhận xét và miêu tả khái quát về nhân

vật Kiều Phương và nhân vật người anh

– Gọi đại diện tổ 1 lên bảng tổng hợp và bổ

sung các ý trong bài

– GV nhận xét bổ sung

GỢI Ý:

Bài tập 1/35: Lập dàn ý để trình bày ý

kiến của mình– Nhận xét và miêu tả hình ảnh KiềuPhương theo tưởng tượng của mình: làmột hình ảnh đẹp; vẻ đẹp của tàinăng, của một tâm hồn trong sáng, tấmlòng vị tha và nhân hậu

– Nhận xét về nhân vật người anh: Phêphán là chính, cũng có phẩm chất tốtđẹp  biết hối hận và nhận ra được sựcao đẹp của em gái mình

Bài tập 2/35:

– Nói về người thân của mình  làm nổibật đặc điểm bằng các hình ảnh sosánh và quan sát

Bài tập 3/36: Nói về một đêm trăng

dựa theo dàn ý:

a MB: Nêu nhận xét khái quát về đêmtrăng: Đó là 1 đêm trăng đẹp vô cùng

(trăng rằm), một đêm trăng kỳ diệu,

một đêm trăng mà đất trời và conngười, vạn vật như được tắm mình bởiánh trăng

b TB: Đêm trăng ấy có gì đặc sắc (GV chú ý hướng các em tìm được những so sánh, liên tưởng đẹp)

 Giăng là cái lưỡi liềm vàng giữa đốngsao bạc Giăng là cái đĩa bạc trêntấm thảm nhung da trời (Nam Cao –Trăng sáng)

Trang 25

+ Bài tập 4: Tổ cử HS điều hành lớp và tổ làm

bài tập 4

– GV nhận xét bổ sung

+ Bài tập 5: GV điều hành lớp thực hiện

– Tổ cử đại diện lên trình bày ý kiến đã thống

nhất trong bài tập 5

– HS nhận xét bổ sung

– GV nhận xét

 Trăng tỏa sáng, rọi vào các gợn sónglăn tăn tựa hồ hàng muôn ngàn conrắn vàng bò lên trên mặt nước (PhanKế Bính – Đêm trăng chơi Tây Hồ)

c KB: Nêu cảm nghĩ của em về đêmtrăng

Bài tập 4/36: Quang cảnh một buổi

sáng trên biển

“ Những tia lửa tỏa ra ở đằng đôngbáo hiệu mặt trời mọc Đám cháyngày càng lớn Chân trời đỏ rực nhưlửa Người ta đợi vầng thái dương chưaxuất hiện Mãi sau “chiềng” lửa mớilửng thửng nhô lên

Một điểm sáng như nhớp nhoáng tung

ra bao trùm mọi vật trong đất, trời tắmmàu đen bị chôn hẳn đi Chúng nhânlại thấy rõ cảnh vật quanh mình, cóthể võ xinh tươi vì ánh triều dương tôđiểm Sau một đêm mát mẻ cây cỏtăng thêm sinh lực, nhờ ánh sáng sớmban mai và muôn vàn tia sáng soi rọi,hoa lá đượm một màu hương mỏngmảnh Các hạt sương như kim cươnglóng lánh phản chiếu trăm ngàn sắcmàu (Trích “Mặt trời”, phỏng theoJ.J.Rousseau)

Bài tập 5/37: Miêu tả công chúa,

hoàng tử theo trí tưởng tượng của mình– Họ đều là những nhân vật đẹp, nhânhậu, dũng cảm

4 Củng cố:

– Tổng kết bài học: Giáo viên nhận xét chung giờ luyện nói

5 Dặn dò:

– Về nhà tập nói trước gương

– Chuẩn bị bài mới: VƯỢT THÁC

+ Đọc và soạn trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản

Trang 26

Tuần 22

Ngày soạn:11/02/2008

Tiết 85: VƯỢT THÁC

Trích “Quê nội” của Võ Quảng

I YÊU CẦU:

– Giúp học sinh hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của cảnhthiên nhiên và vẻ đẹp của hình ảnh con người lao động được miêu tả trong bài– Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt độngcủa con người

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Hãy tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi” và cho biết ý nghĩa của truyện.

3 Bài mới:

Giới thiệu: Sau bài “Sông nước Cà Mau” thì bài “Vượt thác” nội dung chính là

miêu tả về thiên nhiên đất nước cùng với một số hoạt động của con người trong cảnhthiên nhiên ấy Nếu như bài trước sử dụng thủ pháp liệt kê, vận dụng nhiều giác quan đểcảm nhận và miêu tả thì ở bài học này thủ pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh và miêu

tả Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Vượt thác” để thấy rõ những hình ảnh thiên nhiên

con người có ý nghĩa biểu tượng và vẻ đẹp hào hùng

Hoạt động 1:

1 Hướng dẫn HS đọc:

Đọc chậm, êm ở đoạn 1; Nhanh hơn, hồi hộp, chờ đợi

ở đoạn 2; Nhanh nhấn mạnh các động từ tính từ tả

hoạt động ở đoạn 3; Giọng chậm lại, thanh thản ở

đoạn 4

2 Giải nghĩa từ khó (SGK): Chú ý các thành ngữ: Chảy

xiết đuôi rắn, nhanh như cắt, hiệp sĩ (Hán Việt)

3 Thể loại: Trích chương 11 truyện “Quê nội” (1974)

của Võ Quảng Đoạn văn là sự phối hợp giữa tả cảnh

thiên nhiên và hoạt động của con người

4 Bố cục: 3 đoạn:

a) Từ đầu nhiều thác nước: Cảnh thuyền nhổ sào,

ngược dòng sông, chuẩn bị vượt nhiều thác nước

b) Tiếp vâng vâng dạ dạ: Cảnh dượng Hương Thư chỉ

huy con thuyền vượt thác

c) Còn lại: Qua nhiều lớp núi, thuyền lại tiến tới vùng

I Hướng dẫn đọc, bố cục:

Trang 27

đồng ruộng

 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm

 HS đọc đoạn đầu

? Cảnh sắc dòng sông và đôi bờ sông có gì đáng chú ý?

– Cảnh được miêu tả một cách khoan thai: Dòng

sông chảy chậm chậm, êm ả, gió nồm thổi, thuyền

lướt bon bon

? Hình ảnh những chòm cây cổ thụ được tả một cách

đặc biệt như thế nào? Vì sao? Tác dụng của việc

miêu tả?

– Biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh đã ngay

lập tức được sử dụng “Như thuyền đang nhớ núi

rừng cố phải lướt cho nhanh, cho kịp”

– Cảnh thuyền chở các loại hải sản xuôi dòng nặng

nề, chậm chạp

– Cảnh chòm cây cổ thụ dọc hai bên bờ được miêu tả

bằng biện pháp nhân hóa: Dáng mãnh liệt, đứng

trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước thể hiện vẻ đẹp

của thiên nhiên hùng vĩ, oai nghiêm, lặng lẽ, từ

ngàn đời

– Cảnh núi chắn đột ngột báo hiệu dòng sông lắm

thác nhiều ghềnh đang đón đợi

II Tìm hiểu văn bản:

1 Sự thay đổi cảnh sắc dòng sông và đôi bờ:

– Cảnh dòng sộng và hai bên bờthay đổi theo hành trình củacon thuyền

– Tả cảnh sông ở vùng đồngbằng thơ mộng, êm đềm –thuyền rẽ sóng lướt bon bon – Tả cảnh thác dữ cảnh vượtthác dữ dội

 So sánh, nhân hóa miêu tảsinh động cụ thể

 HS đọc đoạn 2 giọng điệu phù hợp

 GV nêu vấn đề thảo luận

? Hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác

được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết

miêu tả ngoại hình, động tác của nhân vật này.

– Hình ảnh dượng Hương Thư ở đây được miêu tả với

nét đẹp trong lao động:

+ đánh trần, co người phóng chiếc sào xuống lòng sông

+ ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại (giúp cho chú

Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước)

– Những động tác thả sao nhanh như cắt

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các

bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặt oai

linh hùng vĩ

+ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác với ở nhà nói

năng nhỏ nhẻ, tính tình nhu mì

? Những so sánh nào được sử dụng?

– Cách so sánh đồng loại: (người với người)

+ Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ

+ Dượng Hương Thư vượt thác khác ở nhà

– Cách so sánh khác loại: (người với vật)

+ Nhanh như cắt

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

2 Cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác:

– Miêu tả nổi bật với ngoại hìnhgân guốc, chắc khoẻ

– Động tác thật mạnh mẽ, dứtkhoát

– Dượng Hương Thư được sosánh với một “hiệp sĩ củaTrường Sơn oai linh, hùng vĩ”

Trang 28

? Tác giả đã kết hợp giữa tả và kể ra sao?

– Đoạn văn là sự thành công cao độ giữa tả thiên nhiên

và tả con người, tả chân dung con người, giữa kể việc

và miêu tả với hai biện pháp nghệ thuật phổ biến:

nhân hóa và so sánh

? Có thể nói khái quát như thế nào về dượng Hương

Thư?

– Con người lao động quả cảm, người chỉ huy bình tĩnh,

dạn dày kinh nghiệm Đồng thời là người khiêm

nhường nhu mì trong cuộc sống

? Hình ảnh cây to mọc giữa những bụi lúp xúp được so

sánh với hình ảnh nào? Ý nghĩa của sự so sánh đó?

– Ở đoạn 1 hình ảnh cây cổ thụ được nhân hóa như

những cụ già đứng lặng trầm ngâm soi bóng xuống

dòng sông như để chiêm ngưỡng, chứng kiến lòng

dũng cảm, trí thông minh của con người, thì đoạn

cuối nó lại một lần nữa được ví với hình ảnh những

cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

So sánh: cây già – người già là hợp

Người già không còn trầm tư, suy tưởng

Người già hòa cùng niềm vui, cùng tiến bước với con

cháu đến tương lai

 HS đọc phần ghi nhớ SGK/41  Ghi nhớ: SGK/41

4 Củng cố:

– Bài văn tả cảnh gì? Ca ngợi ai? Ca ngợi cái gì?

 Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn với các biệnpháp nghệ thuật tả cảnh, tả người làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con ngườitrên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội Đồng thời ca ngợi phẩmchất con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị

 GV: Học bài này, chúng ta hiểu biết thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiênnhiên một vùng miền Trung vừa thơ mộng, vừa dữ dội khác nhiều với thiênnhiên vùng mũi Cà Mau

5 Dặn dò:

– Đọc và học thuộc đoạn thơ nói về thác của Tố Hữu

– Đọc ở nhà một đoạn trong cảnh văn xuôi thác trong (SV 12, T1)

– Minh họa cảnh dượng Hương Thư chống sào gò lưng đưa thuyền vượt thác

– Soạn bài: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

– Xem trước bài: SO SÁNH (tiết 2)

Trang 29

– Biết vận dụng có hiệu quả các kiểu so sánh trong nói và viết

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

– Hướng dẫn HS tìm phép so sánh trong các khổ thơ

? Hãy nhắc lại các từ so sánh đã học ở tiết trước?

– như, như là, rằng, tựa, hơn, tưởng

? Trong khổ thơ của Trần Quốc Minh có các từ đó

không? – Không

? Vậy chúng ta cần tiếp tục tìm những từ so sánh

khác của phép so sánh ở khổ thơ này Nó là gì? Và ở

chỗ nào?

– Có 2 phép so sánh với 2 từ so sánh

+ Phép 1: Những ngôi sao chẳng bằng mẹ đã thức

+ Phép 2: Mẹ là ngọn gió

? Từ so sánh trong các phép trên có gì khác?

– Phép 1: không ngang bằng; phép 2: ngang bằng

? Các từ so sánh tương tự?

a Gió thổi là ; Nước mưa là của trời ; Quê hương

là chùm khế ngọt, là đường đi học

b Qua đình Đình bao nhiêu ngói thương mình

c Nơi Bác nằm rộng mênh mông

Chừng như năm tháng, non sông tụ vào

d Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

 HS đọc phần ghi nhớ trang 42

I Tìm hiểu bài:

1 Các kiểu so sánh:

a So sánh không ngang bằng

b So sánh ngang bằng

 Ghi nhớ: SGK/42

 HS đọc đoạn văn của Khải Hưng

? Trong đoạn diễn tả, phép so sánh có tác dụng gì? Tìm

câu văn dùng phép so sánh?

– Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn

như con chim bị chao đảo

2) Tác dụng của so sánh:

Trang 30

như thần bảo rằngnhư sợ hãi

 Sự vật được đem ra so sánh là những chiếc lá (sự vật

vô tri vô giác)

– Hoàn cảnh đã rụng (rời cành, hết nhựa, kết thúc một

kiếp sống tự nhiên)

– Chiếc lá rụng là một hoàn cảnh điển hình (đó là

khoảng khắc có khả năng gợi ra những liên tưởng

nhiều chiều và rất sâu sắc cho tác giả lẫn người đọc)

? Phát biểu cảm nghĩ?

– Đoạn văn rất hay, giàu hình ảnh gợi cảm và xúc động

dưới ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả

? Có cảm xúc đó là nhờ gì?

– Tác giả sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt, tài

tình: Chỉ là một chiếc lá thôi mà có đủ các cung bậc

Tình cảm vui buồn của con người được gắn trong đó:

Khi thì mũi tên, lúc lại như con chim lảo đảo, có khi

thì thầm, lúc thì sợ hãi

– Tạo ra những hình ảnh cụ thểsinh động

– Biểu hiện tư tưởng tình cảmsâu sắc

 HS đọc phần ghi nhớ trang 42  Ghi nhớ: SGK/42

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II Luyện tập:

Bài tập 1/43: Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh mà em biết.

a) Tâm hồn tôi là : Tâm hồn là sự vật trừu tượng, phi vật thể, không tri giác được,không định được, khó định tính

b) Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể, có thể hình dung bằng kinh nghiệmsống

 Tất cả giúp ta hiểu tâm trạng nhạy cảm, phong phú và đa dạng rung động trước vẻđẹp thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ

Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người

Bài tập 3/43: Viết đoạn văn tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt thác dữ có sử dụng phép so sánh (với cả 2 kiểu)

Trên chiếc thuyền nhỏ được ghép bằng sáu tấm gỗ Dượng Hương Thư cùng chúHai và thằng Cù Lao đang chuẩn bị vượt thác Mọi người đã ăn cơm thật no để lấy sứcchèo chống liền tay, không dám lơi lỏng Vì chỉ cần hở tay một chút thì con thuyền sẽ

bị cuốn theo dòng nước chảy cuồn cuộn Dượng Hương Thư nghiến chặt răng lấy thếtrụ lại để cho chú Hai, thằng Cù Lao phóng sào xuống nước Chiếc thuyền vừa nhíchtới từng đoạn vừa phải chống chọi với dòng nước đang cuốn trôi về phía trước

Nếu chỉ nhìn những động tác thả sào, rút sào nhịp nhàng, nhanh nhẹn và dứt khoátthì không ai có thể ngờ người đang chống chiếc thuyền ấy đã dùng hết sức bình sinh đểgiúp con thuyền cố lướt lên Dượng Hương Thư mạnh mẽ vững chải như một cây cổthụ, các bắp thịt ở tay ở ngực nở lên cuồn cuộn chẳng khác nào hiệp sĩ Với nét mặtcăng thẳng, đôi mày nhíu lại, đôi mắt nảy lửa, dượng đã ghì ngọn sào, cùng với mọingười ra sức chống chọi với dòng nước

4 Củng cố:

– Học sinh đọc phần ghi nhớ

5 Dặn dò:

– Về học thuộc phần ghi nhớ

– Làm bài tập 3/43

Trang 31

– Chuẩn bị bài mới: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH

+ Tìm hiểu và soạn bài

– Rèn luyện kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Nêu các kiểu so sánh, cho ví dụ Cho biết tác dụng của so sánh?

– Đọc phần ghi nhớ SGK/42

3 Bài mới: Đọc và viết đúng các cặp vần:

1 Đối với các tỉnh miền Trung và miền Nam:

a) Cặp vần ang/an: lang thang – tuyết tan; cao sang – cơ hàn, rõ ràng – cờ tàn, nghênh

ngang – lây lan, bàng hoàng – mưa tan, sang ngang – mưu toan, trường giang – quansan, chàng ràng – vô can, tan hoang – phong lan, hoang tàn – phàn nàn, hiên ngang –hoa lan, hoa vàng – bị can, vênh vang – điêu tàn, xuyên ngang – đòn càn

b) Cặp vần ac/at:

+ Lác đác mưa rơi Lang thang xuôi ngược

Man mát khí trời Miên man niềm vui

+ bạc ác – chan chát, ngơ ngác – khao khát, man mác – san sát, lệch lạc – nhàn nhạt,xao xác – tan tác, nhang nhác – ràn rạt, phờ phạc – man mát, thác bạc – té tát, cò vạc– chao chát, vàng bạc – ban phát, nhã nhạc – ca hát, lưu lạc – lưu loát, cờ bạc – cơnkhát, bác học – phát minh, bạc bẽo – tán phát

c) Cặp vần ươc / ươt:

+ mơ ước – sướt mướt, sơn nước – lã lướt, tầm thước – lướu thướt, chức tước – saykhướt, bạo ngược – lấn lướt, cá cược – lũ lượt, chiến lược – thưỡng thượt, xuôi ngược– thi trượt, rừng đước – xanh mướt, trước sau – trượt chân, mực thước – được thua, xâyxước – tướt da

+ Phía trước bóng ai

Lướt lướt áo dài

Tơ vương lưu luyến

Mượn gió gọi hoài

2 Đối với các tỉnh miền Nam:

Trang 32

a) Phân biệt cặp phụ âm đầu v / d: vanh vách – danh sách, vi vu – du lịch, vui vẻ – da

dẻ, cây viết – da diết, vòng vây – dây thừng, van vỉ – dan díu, vung vẫy – dung túng,bạc vàng – dễ dàng, vinh quang – dinh thự, vào ra – dào đạt, vô lí – dô hô, vơ vét –

dơ dáy, vò viên – do dự, vắt vẻo – dắt díu, vặt lông – dặt dẹo, vày vò – dày mỏng, vĩmô – dĩ nhiên

vanh vách

vui vẻcây viếtvắt vẻo

vơ vétvặt lông

vanh váchvui vẻcây bútvét vèo

vơ vétvặt lông

danh sáchdui dẻcây diết, cây diêcdắt dẻo, dắc dẻo

dơ dét, dơ déodặt lông, dặc lông

Trang 33

Tuần 22

Ngày soạn:11/02/2008

Tiết 88: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH

I YÊU CẦU:

– Biết cách viết một bài văn, đoạn văn tả cảnh theo một trình tự nhất định

– Rèn luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, trình bày,b ố cục

II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

– Thông thường, trong một bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Hãy kể ra

3 Bài mới:

Giới thiệu: Để miêu tả được, ta phải biết quan sát, nhận xét, tưởng tượng, ví von,

so sánh để làm nổi bật những đặc điểm sự vật Những điều quan sát đó chưa thể thànhmột bài văn nếu ta không nắm được phương pháp tả cảnh Bài học hôm nay sẽ hướngdẫn chúng ta thêm các bước để làm được bài văn miêu tả

 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 đoạn văn

Gọi HS đọc văn bản a (trích bài “Vượt thác”)

? Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong

một chặng đường của cuộc vượt thác Tại sao có thể

nói, qua hình ảnh nhân vật ở đây, ta có thể hình dung

được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có

nhiều thác dữ?

– Qua hình ảnh, nhân vật, ta có thể hình dung được cảnh

sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ vì dáng vẻ, thái độ

của nhân vật đã phản ảnh sự căng thẳng trong lao

động, sự nguy hiểm của thiên nhiên, cảnh dòng sông

chảy cuồn cuộn dữ dội  nơi có nhiều thác dữ

? Theo em, văn bản người ta muốn tả dượng Hương Thư

hay muốn tả cảnh vượt thác?

– Muốn tả cảnh vượt thác mà nhân vật chủ yếu trong

cảnh là dượng Hương Thư

 HS đọc văn bản b

? Văn bản b tả quang cảnh gì?

– Tả quang cảnh trên dòng sông Năm Căn

? Để miêu tả dòng sông Năm Căn người viết đã lựa chọn

những hình ảnh nào, và miêu tả những cảnh vật ấy theo

thứ tự nào?

I Tìm hiểu bài:

1 Phương pháp viết bài văn tả cảnh:

Trang 34

– Theo thứ tự không gian và thứ tự các sự việc:

+ nước sông ầm ầm đổ ra biển

+ cá bơi hàng đàn

+ thuyền xuôi giữa dòng

+ rừng đước cao ngất, cây đước

 Sau đó quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

cho cảnh sắc đó, người ta phải trình bày những quan

sát được theo một thứ tự nhất định

 HS đọc văn bản c

? Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần?

a) Từ đầu màu của lũy: giới thiệu khái quát lũy làng

b)Tiếp đó không rõ: Miêu tả trình tự không gian và

thời gian các tầng lớp của lũy tre làng

+ Lũy ngoài cùng, trồng tre gai chồng chéo mọc lên

nhiều đời

+ Lũy giữa trồng loại tre thẳng

+ Lũy trong cùng, tre càng thẳng hơn (tả tre trong các

mùa đổi lá, mùa lay gốc, khi mưa rào rồi tạnh)

c) Phần còn lại: Dưới gốc tre mọc lên nhiều mầm măng

và cảm nghĩ của tác giả

? Từ dàn ý đó, hãy nhận xét về trình tự miêu tả của tác

giả trong đoạn văn?

– Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể (lũy tre – các

loại tre)

– Từ ngoài vào trong (lũy ngoài cùng, lũy giữa, lũy

trong); từ trên xuống dưới (tả tre – tả măng)

– Theo thứ tự thời gian (mùa đổi lá – mùa lay gốc – lúc

trời tạnh mưa)

? Vậy em thấy bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Em hãy

nêu ý chính của mỗi phần.

 HS đọc ghi nhớ SGK/47

 Ghi nhớ: SGK/47

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II Luyện tập

Trang 35

Bài tập 1/47: Tả quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra viết tập làm văn

a) Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu:

+ Trước giờ làm văn: Lúc đổi tiết, học sinh tranh thủ xem lại dàn ý và nội dung của cácbài đã chuẩn bị sẵn ở nhà

+ Trong giờ làm bài:

– Lúc chép đề: Miêu tả thái độ của lớp học khi đọc đề (vui mừng hay thất vọng) – Lúc làm bài: (Tả theo trình tự thời gian)

Dáng vẻ những học sinh làm được bài (cắm cúi làm bài, vẻ mặt hân hoan phấn khởi)

Miêu tả hoạt động, cử chỉ của thầy cô (đi đi lại lại, ngồi ở bàn giáo viên nhìn xuống, nhắc nhở học sinh không nghiêm túc )

Thái độ cử chỉ của những học sinh khi không làm được bài (nhìn ra cửa sổ, cắm bút, nhìn bài bạn )

–Lúc gần hết giờ:Sự vội vã khẩn trương của học sinh

Trang 36

– Lúc hết giờ:

Thái độ của học sinh (hớn hở, buồn rầu phân vân )

b) Trình tự miêu tả: Trình tự thời gian; trình tự không gian

c) Viết:

– Phần mở bài:

Trong năm học, chúng em có rất nhiều tiết kiểm tra Trước giờ kiểm tra bao giờ emcũng cản thấy lo lắng, dù rằng một bài em đã học thật kỹ và nhiều lần Đối với hôm naycũng thế, với tâm trạng hồi hộp, em vội vàng cắp sách đến trường chuẩn bị hai tiết làmvăn

– Mở bài (viết có hình ảnh)

Ông mặt trời từ từ ló ra sau những ngôi nhà cao tầng khang trang, những tia nắngnhạt chiếu rọi qua vòm cây như nhắc nhở em phải đến trường cho kịp giờ Bác đồng hồcũng hối hả thúc giục bằng những tiếng kêu “tíc tắc”, vì hôm nay, em có giờ kiểm trabài tập làm văn Với tâm trạng hồi hộp, căng thẳng, em vội vàng cắp sách đến trường,mặc cho lũ chim trên cành cây kia đang vô tư cất tiếng hót líu lo

– Viết phần kết bài:

Tiết tập làm văn đã kết thúc, lớp em ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhỏm Dù vậy, tronglòng mọi người vẫn cảm thấy hơi lo vì có tâm trạng mong chờ cô chấm bài nhanh đểmau biết điểm Tuy giờ kiểm tra thật căng thẳng nhưng cũng rất cần thiết vì nó giúp emôn lại những kết quả đã học và biết được sức học của mình để có hướng rèn lytện thêmđể đạt kết quả cao vào cuối năm Em tự nhủ các bài kiểm tra sau phải chuẩn bị tốt nhưvậy để lấy được điểm chín, điểm mười, giữ vững được thành tích mà mình đã đạt đượctrong những năm học qua

Bài tập 2/47: Quang cảnh sân trường lúc ra chơi:

a) Trình tự miêu tả: Kết hợp trình tự thời gian và không gian

– Theo trình tự thời gian: trước, trong và sau giờ ra chơi

– Thứ tự không gian: xa – gần

b) Đoạn văn miêu tả: Ở sân sau, các bạn chơi đánh vợt Quả cầu trắng cứ bay vun vút

theo hình vòng cung từ cây vợt này sang cây vợt khác Chỗ nọ các bạn gái cũng đangchơi nhảy dây Sợi dây căng dài bởi hai người ở hai đầu Bước nhảy của các bạn khéoléo, nhanh nhẹn, những đôi chân thật thoăn thoắt, nhịp nhàng Trán ướt mồ hôi mà cácbạn vẫn vui cười Chị gió tinh nghịch lại thổi làn gió làm mái tóc cứ phất phới Vàchiếc xe đạp như bông hoa lay động trên đầu của các bạn nữ sinh ấy Sân trường nhộnnhịp tiếng cười đùa hò reo Trên ghế đá sát tường phía sân trước có những học sinhđang ôn bài, chốc chốc lại có vài người đứng dậy ra căng tin mua quà ăn Từ trên caoông mặt trời như vô tình hắt những tia nắng chói chang vào mặt vào lưng các bạn Chịgió đi qua thấy vậy đã âu yếm sà xuống quạt mát cho chúng em

Bài tập 3/47: Dàn ý bài “Biển đẹp”

a) Mở bài: Tên văn bản “Biển đẹp”

b) Thân bài: Cảnh đẹp của biển trong những thời điểm khác nhau:

– Buổi sớm nắng sáng

– Buổi chiều gió mùa đông bắc

– Ngày mưa rào

– Buổi sớm nắng mờ

Trang 37

– Buổi chiều lạnh

– Buổi chiều nắng tàn, mát dịu

– Buổi xế trưa

– Biển trời đổi nhau, theo sắc mây trời

c) Kết bài: Nhận xét vì sao biển đẹp

 Tóm lại, người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không theo không gian màtheo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình

Bài viết tả cảnh: (học sinh viết tại nhà) Tả buổi sáng ở phố em.

Dàn ý và biểu điểm:

1) Mở bài: (2 điểm) Đồng hồ báo thức em vội dậy, đi ngắm phố biển buổi sáng để miêu

tả quang cảnh phố em

2) Thân bài: (6 điểm)

a) Vừa hửng: (2 điểm)

– Ánh sáng nhợt nhạt phía chân trời

– Cảnh vật, nhợt nhạt mờ mờ, hơi lạnh

– Tiếng xe lộc cộc, chở hàng đi chợ sớm

– Một vài chiếc xích lô thoáng qua

b) Trời sáng: (2 điểm)

– Chợ đã đông người vào lúc nào, tiếng ồn ào nổi lên

– Những dòng xe cộ và người đổ ra nườm nượp

– Tại bùng binh những chú công an dẹp trật tự

– Dọc đường những hàng quán “di động” của những người đẩy xe, những chịgánh hàng rong tỏa ra mùi thơm Âm thanh hỗn tạp

c) Những chi tiết đặc sắc: (2 điểm)

– Tiếng rao của chị bán bánh mì, những chú nhóc đi học

– Những anh chị trung học tới trường

3) Kết bài: (2 điểm) Em về nhà viết bài văn dễ dàng, hy vọng được điểm cao.

Trang 38

1 Tình yêu tiếng nói dân tộc là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nớc.

Sức mạnh của tiếng nói dân tộc

2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, tâm trạng

* Giới thiệu bài.

* Tiến trình bài giảng

Gv: Xác định nhân vật chính của truyện này? Câu chuyện thầy trò

F diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Hs: - Frăng

- Thầy Hamen

- Vùng Andát vào tay Phổ

- Từ đây sẽ khôg còn đợc dạy tiếng Pháp

I Đọc - chú thích

Gv: Từ đó, em hiểu gì về tên truyện "Buổi học cuối cùng"?

Hs: - Buổi học tiếng Pháp cuối cùng

- Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng

Gv: Chú thích cho em biết gì về thế giới? Trớc khi diễn ra buổi

học cuối cùng, cậu bé Frăng thấy gì?

Gv: Những điều đó báo hiệu điều gì sẽ xảy ra?

Hs: - Vùng Andat đã rơi vào tay bọn Phổ

- Việc học tập thay đổi

- Tiếng Pháp không đợc dạy

Gv: Nhân vật Frăng đợc miêu tả chủ yếu qua thái độ với việc học

tiếng Pháp và với thầy Hamen Thái độ đó diễn ra theo hai quá

trình

- Từ lơ là đến lo lắng cho việc học

- Từ sợ hãi đến thân thiết, quý trọng thầy Hamen

Gv: Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả quá trình này?

Hs: - Với thầy Hamen từ sợ hãi => Thân thiện

=> Nghĩ đến việc thầy sắp ra đi => thấy tội nghiệp cho thầy, hiểu

lời khuyên của thầy => thấy thầy lớn lao

Gv: Trong số các chi tiết miêu tả Frăng, chi tiết nào gợi cho em

nhiều cảm nghĩ nhất?

Hs: Choáng váng khi nghe tin không đợc học tiếng Pháp (biểu

hiện lòng căm giận kẻ thù, lòng yêu nớc của Frăng)

Gv: Các chi tiết đó miêu tả một cậu bé Frăng nh thế nào trong

t-ởng tợng?

Hs: - Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải

- Yêu nớc, yêu tiếng dân tộc

Gv: Thái độ đối với tiếng Pháp và với thầy Hamen trong buổi học

cuối cùng đã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Frăng?

Hs: - Tình yêu tiếng Pháp

- Quý trọng, biết ơn thầy

- Hồn nhiên, chân thật,biết lẽ phải

Trang 39

Hs: Nhân vật Frăng: Miêu tả qua diễn biến tâm lý tinh tế, chân

Gv: Theo em, trong truyện, ngời chú bé Frăng, còn có nhân vật

chính nào giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện t tởng chủ

đạo tác phẩm?

Hs: Thầy giáo Hamen

2 Nhân vật thầy giáo Hamen

Gv: Thầy giáo Hamen trong buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng ấy,

đ-ợc miêu tả qua mấy phơng diện? Đó là những phơng diện nào?

Hs: - Thầy giáo Hamen đợc miêu tả qua 4 phơng diện: trang

phục, thái độ với H, những lời nói về việc học tiếng pháp và hành

động cử chỉ trong phút cuói cùng của buổi học

Gv: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả thầy Hamen theo các

Gv: Trong buổi học cuối cùng ấy, thầy Hamen đợc miêu tả qua

bộ lễ phục đẹp, trang trọng với thái độ ân cần, dịu dàng kiên

nhẫn, giảng giải nh muốn truyền hết tri thức cho H Điều đó

chứng tỏ tính chất quan trọng của buổi học Còn lời nói và hành

động?

Gv: Hãy đọc đoạn văn bản kể về những lời nói của thầy Hamen

với việc học tiếng Pháp? (Frăng ạ … chốn lao tù)

Gv: Quan sát kỹ đoạn thầy Hamen nói về tiếng Pháp em thấy

tỏng đoạn văn tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Chỉ rõ?

Gv: Hình ảnh so sánh "giữ vững tiếng nói của mình chẳng khác gì

nắm đợc chìa khóa chốn lao tù" có ý nghĩa gì?

Hs: - Hình ảnh so sánh trên có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định

sức mạnh của tiếng nói dân tộc

Gv: Kết hợp nghệ thuật sử dụng điệp từ và phép so sánh đã cho

em hiểu những lời nói của thầy Hamen nh thế nào?

Hs: - Những lời nói thấm thía mong muốn H phải chú trọng học

môn tiếng Pháp, đồng thời thể hiện niềm tự hào về ngôn ngữ dân

tộc, khẳng định sức mạnh của ngôn ngữ dân tộc

Gv: Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ Câu nói của thầy

Hamen đã cho ta cảm nhận đợc giá trị thiêng liêng và sức mạnh

to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự

do khi đất nớc bị xâm lăng

=> Hình ảnh thầy Hamen không chỉ đợc tái hiện qua trang phục,

thái độ, lời nói mà còn đợc miêu tả qua hành động, cử chỉ

- Hành động, cử chỉ Gv: Hình ảnh thầy Hamen ngời tái nhợt, nghẹn ngào không nói đ-

ợc hết câu, cầm phấn dần mạnh cố viết thật to rồi đứng tựa đầu

vào tờng cho em hiểu gì về tâm trạng thầy lúc này?

Hs: - Tâm trạng đau đớn, nỗi xúc động lên tới cực điểm

Gv: Ngoài nhân vật Frăng và thầy giáo Hamen, trong văn bản còn

đối với tiếng mẹ đẻ, đối với nớc Pháp?

Hs: - Tình cảm thiêng liêng, trân trọng đối với việc học tiếng

(Pháp) của dân tộc mình Qua đó, thể hiện tình yêu nớc Pháp

- Tình cảm thiêng liêngtrân trọng đối với việchọc tiếng dân tộc Qua

đó, thể hiện tình yêu nớc

Trang 40

Gv: Việc miêu tả các nhân vật từ chú bé Frăng đến nhân vật thầy

giáo Hamen và sau cùng là dân làng Andat say sa, thành kính

trong buổi học cuối cùng ấy, theo em, tác giả muốn thể hiện ý

nghĩa gì?

Hs: => Tình yêu nớc có ở tất cả mọi ngời, mọi lứa tuổi Yêu nớc

trớc hết là phải yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói của dân tộc mình

Gv: Học xong văn bản "Buổi học cuối cùng", em rút ra đợc bài

học gì?

Hs: - Phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói

của dân tộc mình Đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu nớc

- Học thuộc câu văn nói về sức mạnh của tiếng nói

- Viết đoạn văn cảm nhận về thầy Hamen

- Soạn "Đêm nay Bác không ngủ"

Chú ý thời điểm ra đời của bài thơ

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   ảnh   Thánh   Gióng   ... - giáo án ngữ văn lớp 6 tập 2
nh ảnh Thánh Gióng (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w