Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng địnhthực hiện nhất quán : “ Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa,
đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” ( Tr
19, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, Hà Nội 2001) Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệchặt chẽ với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế Quốc
tế của Đảng và Nhà nước Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục
vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng Từ
đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Bản thân hoạt động kinh doanh du lịchphải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nước trongmột chuyến đi du lịch dài ngày Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trongkinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao Hoạtđộng kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó lại kích thích đầu tưnước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về các ngành dịch vụ đã
mở ra một cơ hội phát triển thuận lợi cho ngành du lịch đất nước Do là một ngành khánhạy cảm đối với những sự biến động của môi trường xung quanh, đặc biệt là môitrường vĩ mô nên bất cứ một động thái nào trong yếu tố vĩ mô đều ít nhiều ảnh hưởngđến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của du lịch Việc hội nhập quốc tế của dulịch Việt Nam, một mặt là do chính bản chất của ngành – lĩnh vực kinh tế Quốc tế đòihỏi Mặt khác, là do đường lối phát triển xã hội của Việt Nam quyết định Bởi du lịchvốn là một ngành kinh tế dịch vụ đặc biệt, mang chuẩn mực quốc tế cao, tạo cảm giácthoải mái cho du khách nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những
Trang 2yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễ chịu như: chính trị ổn định, môi trường trongsạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi….
Trong những năm qua, hội nhập Quốc tế của du lịch Việt Nam đã có nhiều thànhcông góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh ngành du lịch, góp phần tích cực trongquá trình đàm phán của Việt Nam vào WTO Tuy nhiên khi Việt Nam đã là thànhviên của WTO thì yêu cầu đặt ra đối với hội nhập Quốc tế lại càng quan trọng hơn.Một mặt, hội nhập Quốc tế tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát huy lợi thế so sánh
và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên cả 3 cấp độ : Quốc gia,ngành và doanh nghiệp Mặt khác, phải giữ nguyên tắc hội nhập của Đảng và Nhànước Việt Nam là : Hội nhập nhưng phải giữ độc lập tự chủ, tự lực tự cường, bảo đảm
an ninh quốc gia, ổn định chính trị -xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc và định hướng xã hội chủ nghĩa Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây,
nhóm sinh viên ngành Quản trị du lịch K46 chúng em mạnh dạn chọn đề tài : “Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2007
2 Đối tượng nghiên cứu : Hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu quá trình hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Tìm ra các bài học kinh nghiệm của Du
lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập các
dữ liệu thứ cấp về các sự kiện hội nhập kinh tế Quốc tế của ngành du lich Việt Nam,phân tích các kết quả hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của ngành du lịch
5 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Không kể mở đầu, kết luận công trình khoa học này được kết cấu thành 3chương :
Chương 1 Cơ sở khoa học về hội nhập Quốc tế trong du lịch
Chương 2 Khái quát về thực trạng hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
Trang 3Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong
du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học chúng em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới
TS Nguyễn Văn Mạnh, Hội đồng khoa học Khoa, Ban chấp hành Liên chi đoàn khoa
Du lịch và Khách sạn đã gợi ý, tạo điều kiện và tận tính hướng dẫn cho nhóm sinhviên chúng em hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học đầu tay này
Trang 4
Chương I:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH1.1 Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế
Hội nhập là gì ?
Nhiều định nghĩa, thường gắn với các trường phái lý thuyết chức năng (Trường
phái thể chế): “ Hội nhập là một quá trình hướng tới và là sản phẩm cuối cùng của sựthống nhất về chính trị giữa các quốc gia riêng rẽ ” Cho đến nay có ba cách tiếp cận
tiêu biểu về hội nhập quốc tế Cách tiếp cận thứ nhất: cho rằng hội nhập là sản phẩm
cuối cùng hơn là một quá trình; sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang
kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ Cách tiếp cận thứ hai cho rằng hội nhập là sự liên kết các
quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu thương mại, thông tin, du lịch, di
trú…từ đó hình thành dần các cộng đồng (vừa là quá trình vừa là sản phẩm) Cách tiếp cận thứ ba cho rằng hội nhập vừa là quá trình vừa là sản phẩm cuối cùng, nhưng
nhấn mạnh hội nhập là sự hợp tác trong hoạch định chính sách và thái độ của tầng lớptinh tuý
Cách tiếp cận hội nhập ở Việt Nam
Hội nhập là cách nói gọn của cụm từ hội nhập kinh tế quốc tế, nên cần hiểu làquá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khuvực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương,song phương và đa phương Như vậy hội nhập (hay hội nhập kinh tế quốc tế) thựcchất cũng là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá Nguyêntắc hội nhập của Việt Nam là: Hội nhập nhưng phải giữ độc lập tự chủ, tự lực tựcường , bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định chính trị -xã hội, giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 5Nội dung của hội nhập
- Với bên ngoài: ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế; cùngcác thành viên đàm phán, xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định,cam kết đối với thành viên của các định chế tổ chức đó
- Bên trong: Tiến hành các công việc cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu củaquá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định, cam kết về hội nhập (Điều chỉnhchính sách; Điều chỉnh cơ cấu kinh tế; Cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội; Đào tạophát triển nguồn nhân lực)
Toàn cầu hoá hoá
Theo quan niệm rộng:, toàn cầu hóa là hiện tượng hay qúa trình trong quan hệquốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt của đời sống xã hội (kinh tế,văn hoá, chính trị, an ninh, môi trường…) giữa các quốc gia Hiện tượng đa phươngdiện trong nhiều hình thức hoạt động xã hội đa dạng, vừa mang tính tích cực vừa cótác động tiêu cực
Theo quan niệm hẹp: (khái niệm kinh tế), toàn cầu hóa là hiện tượng hay quátrình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau giữacác nền kinh tế quốc gia
Theo TS.Nguyễn Văn Lưu, toàn cầu hóa là một sự liên kết, theo đó những gìdiễn ra trong một lĩnh vực ở một phần thế giới đều tác động đến lĩnh vực và phần cònlại của thế giới
Theo cách nói của Bill Clinton- cựu Tổng thống Hoa Kỳ, toàn cầu hoá là mộtthuật ngữ kinh tế tương đương với sức mạnh của tự nhiên, như gió hay nước Có thểlợi dụng sức gió để thổi căng những cánh buồm Có thể lợi dụng sức nước để tạo ranăng lượng Chúng ta có thể nỗ lực bảo vệ con người và tài sản khỏi gió bão và lũ lụt.Nhưng, không có lý do gì để phủ định sự tồn tại của gió và nước, cũng như không có
cớ gì để phải huỷ diệt chúng Điều này cũng đúng với quá trình toàn cầu hoá Có thểtối đa hoá những lợi ích của nó và giảm thiểu những rủi ro mà nó đem lại, nhưngkhông thể bỏ qua nó và chắc chắn là nó sẽ chẳng ra đi
Trang 6Xu hướng của quá trình toàn cầu hoá
Có thể nói, ngày nay xu thế toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu thế tất yếu củanền kinh tế thế giới Xu thế này khiến cho những rào cản kinh tế ngăn cách giữa cácquốc gia dần dần được dỡ bỏ, một thị trường toàn cầu với nguyên tắc luật lệ thốngnhất đang được hình thành cùng với nó là sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoahọc công nghệ càng làm tăng thêm độ “nóng bỏng” cho nền kinh tế thế giới Hơn nữa,không phải ngẫu nhiên mà toàn cầu hoá lại là xu thế phát triển chung của thế giới Sựhội tụ đầy đủ các yếu tố như: tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế,
sự mở rộng liên kết của các công ty đa quốc gia và các vấn đề về môi trường đã cùngnhau thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng hội nhập trên tất cả các lĩnhvực Những nguyên nhân này có thể là do chủ quan hay cũng có thể là do khách quanmang lại song chúng đều là những yếu tố mang tính quy luật không sớm thì muộn sẽxuất hiện và tác động vào nền kinh tế thế giới như một cú huých quan trọng làm thayđổi toàn bộ bộ mặt của kinh tế toàn cầu
Xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện từ lâu Có thể nói “ con đường tơ lụa” từ Ásang Âu đã biểu hiện sơ khai của xu thế này Tới thế kỷ VI, với những đại phát kiến
về địa lý và đặc biệt là từ thế kỷ XVIII, khi loài người chuyển từ thời đại nông nghiệpsang thời đại công nghiệp thì nền kinh tế dần dần mang tính chất toàn cầu hoá vớinhững xu hướng sau:
- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
- Xu hướng hoà bình, hợp tác và phát triển kinh tế
- Xu hướng phát triển dân số thế giới
- Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ
Hai mặt của quá trình toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá phá bỏ hoặc ít ra giảm bớt những rào cản ngăn cách, mở rộng thịtrường, kích thích sản xuất, đồng thời cũng làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gaygắt Trình độ toàn cầu hoá cao gia tăng chưa từng thấy tính tuỳ thuộc lẫn nhau C.Mác
Trang 7và Ph Ăng-ghen gọi là “sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc” Nền sản xuất củanhiều quốc gia được đưa vào dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu; một khâu trongdây chuyền ấy trục trặc có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của toàn bộ hệ thống Điều
đó làm cho nền kinh tế của mỗi nước bị cột chặt vào nền kinh tế chung, đồng thờicũng củng cố vị thế của các nước nếu biết giành vị trí tối ưu trong phân công lao độngquốc tế Những hiện tượng mới như hệ thống thông tin, truyền hình vượt biên giớiquốc gia mang tính toàn cầu; hàng rào thuế quan được dỡ bỏ hoặc hạ thấp; sự chuyểndịch hàng hoá, tiền tệ, dịch vụ, lao động thông thoáng, thậm chí ở một khu vực rộnglớn, công dân qua lại không cần hộ chiếu, thị thực đòi hỏi cách đề cập hoàn toàn mớitrong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Sự giao lưu về văn hoá tưtưởng cũng khác hẳn trước; nhờ thông tin hiện đại cái hay lan truyền rất nhanh, cáiđộc hại cũng được phổ biến trong chớp nhoáng; một sự kiện xảy ra ở bất cứ đâu khó
bề giữ kín và chịu phản ứng tức thì
Toàn bộ tình hình trên đặt ra sự lựa chọn thật không dễ dàng: không quan tâm tớitính toàn cầu hoá cao, co cụm, khép kín thì không phát triển được, thậm chí có muốncũng khó bề thực hiện được; nắm bắt và lựa cách tận dụng xu thế mới thì có cơ pháttriển song cũng phải gánh chịu những tác động không đơn giản của những làn gió từbên ngoài lùa vào Xu hướng chung trên thế giới là chọn cách thứ hai; vấn đề là khônkhéo khai thác những tác động thuận chiều, hạn chế ảnh hưởng không thuận chiềuhướng đó
Đi đôi với xu thế toàn cầu hoá, gần đây chúng ta được chứng kiến sự phát triểnrất mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá
Khu vực hoá
Theo nghĩa rộng, khu vực hóa là hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liênkết giữa các nước và hình thành các nhóm hoặc tổ chức, khu vực hoạt động trên mộthoặc nhiều lĩnh vực khác nhau
Theo nghĩa hẹp, khu vực hóa là một hiện tượng trong quan hệ kinh tế quốc tế,bao gồm các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa một số nước tập hợp thành nhữngnhóm khu vực có mức độ liên kết kinh tế khác nhau
Trang 8Khu vực hoá thể hiện trên ba cấp Thứ nhất, cấp “đại khu vực”, mở rộng Liên
minh Châu Âu (EU), mở ra triển vọng biến toàn bộ Châu Âu thành một thực thể ỞChâu Á – Thái Bình Dương, Hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương)họp ở Bôgo (Indonexia) vừa quyết định hình thành khu vực mậu dịch tự do Ở Châu
Mỹ, Hội nghị cấp cao họp ở Maiami (Mỹ) cũng quyết định thành lập khu vực mậu
dịch tự do toàn Châu Mỹ (FTAA) Thứ hai, “tiểu khu vực”, các khu vực mậu dịch tự
do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự
do Nam Mỹ (MERCOSỦ)…ra đời Đồng thời cũng xuất hiện nhiều tổ chức hợp táckhu vực như: Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Tổ chức hợp tác kinh tế của
Tây Á (ECO), Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF)… Thứ ba, cấp tầm liên quốc
gia gần đây xuất hiện nhiều tam- tứ giác phát triển, nhất là ở Đông Nam Á; tam giácphát triển phía nam bao gồm Singapore, bang Giôho của Malayxia và đảo Baatm phíanam Thái Lan, các bang phía Bắc Malayxia và tỉnh Xumatowra của Indonexia; tamgiác phát triển phía đông bao gồm đảo Minđanao của Philippin, Xulavêxi củaIndonexia và miền đông Malayxia; tứ giác vàng bao gồm Thái lan, Mianma, Lào vàVân Nam (Trung Quốc); ở Đông Bắc Á có tam giác sông Chumen bao gồm các khuvực biên giới của Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Nga
Xu thế này phản ánh lợi ích của các nước mở rộng thị trường, phối hợp nguồnnhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng, tài nguyên để cùng nhau phát triển Xu hướng khuvực hoá đồng thời cũng là một sự “phản ứng” đối với xu thế toàn cầu hoá, một sự tậphợp lực lượng để đối khó với sự cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ Một số nước, nhất
là các nước công nghiệp phát triển, muốn thông qua việc hình thành các khu vực mậudịch tự do để giành thị trường và phát huy ảnh hưởng, xác định vai trò của mình Khácvới trước đây, xu hướng khu vực hoá diễn ra đồng thời với xu hướng toàn cầu hoá, các
tổ chức khu vực bao gồm các nước có chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triểnkhác nhau, đều có xu hướng mở chứ không khép kín Tuy nhiên, nếu không khéo xử
lý thì hai xu hướng ấy có thể trở thành đối lập nhau Các tổ chức khu vực sẽ biếnthành các khối khép kín Khu vực hoá tăng khả năng phát triển của các quốc gia songkhông phải là thang thuốc vạn năng nếu như bản thân mỗi nước không gia tăng nội lựccủa mình; ngược lại sẽ gánh chịu sự cạnh tranh chèn ép mãnh liệt
Trang 9Nhìn chung lại, hai xu thế lớn là toàn cầu hoá và khu vực hoá có nguồn gốc sâu
xa, đang phát triển mạnh mẽ, có tác động sâu sắc về nhiều mặt tới quan hệ quốc tế,chính sách của các quốc gia, đời sống các dân tộc Tiến hành chính sách đối ngoạirộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá cả về quan hệ chính trị lẫn quan hệ kinh tế,chúng ta không thể không nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc, nội dung, hình thức biểuhiện và những tác động của chúng để tìm cách thích nghi, ứng phó
Các biểu hiện cụ thể của nền kinh tế du lịch toàn cầu:
- Sự hình thành của các khối kinh tế khu vực, trong đó du lịch-dịch vụ đóng vaitrò quan trọng: EU, khối Bắc Mỹ, ASEAN…
- Sự hình thành của nhiều tổ chức toàn cầu, khu vực, tiểu khu vực, trực thuộchoặc không trực thuộc liên hợp quốc đang tham gia trực tiếp hoặc giántiếp điều tiếthoạt động du lịch thế giới: các tổ chức như: GO, NGOs
- Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, một dạng ban đầu của tổ chứckinh tế tương lai của nền kinh tế du lịch toàn cầu đang phát triển và chi phối quan hệkinh tế du lịch quốc tế: các liên minh, hiệp hội lữ hành, khách sạn, hàng không…
1.2 Các tổ chức hội nhập quốc tế tiêu biểu trong du lịch
Trang 10triển các hoạt động du lịch quốc tế nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và chungsống hoà bình giữa các dân tộc.
Các hoạt động chính của UNWTO: Tổng kết kinh tế du lịch thế giới, thống kê
du lịch, tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động nghiên cứu về du lịch toàn cầu, hoạtđộng marketing du lịch, tổ chức quản lý du lịch, bảo vệ môi trường, thông qua các vănkiện quan trọng như Hiến chương du lịch, bộ luật du lịch, các tuyên bố về du lịchkhuyến cáo Liên hợp quốc và các chính phủ, các nhà nước có các những giải phápphát triển du lịch phù hợp
Ngôn ngữ sử dụng chính: ANH, PHÁP, TÂY BAN NHA
Tài liệu phát hành: Tạp chí Du lịch Thế giới, Thống kê Du lịch, Tổng kết Dulịch Thế giới, địa chỉ website: http: //www.world-tourism.org
Việt Nam tham gia UNWTO năm 1981 Năm 1987, Việt Nam được bầu là Phóchủ tịch Uỷ ban Đông Á-Thái Bình Dương, tích cực tham gia đại hội thường niên, đạihội khu vực, tranh thủ sự hỗ trợ của UNWTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ
kỹ thuật
Tổ chức phi chính phủ ( Non - govermental Organization, gọi tắt là NGOs)
Đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới với nhiều dạng khác nhau Nguồn gốc từ
xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện Tiêu chí hoạt động của họ làhoạt động nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và người nghèo, khôngphân biệt chính kiến và địa dư Cho tới nay trên thế giới các nước có quan điểm khácnhau về phân loại và định nghĩa về NGOs
* Một số nước coi tất cả các tổ chức không phải của chính phủ là các NGOs
* Theo luật pháp một số nước, các tổ chức NGOs nước ngoài bao gồm các tổ thể
có tư cách pháp nhân là các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các quỹ, lànhững tổ chức không có chính phủ Các NGOs đó là các tổ chức phi lợi nhuận, đượclập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo luật và quy đinh của nước đó khôngtheo đuổi mục đích chính trị
Trang 11* Theo định nghĩa của tổ chức Liên hợp quốc, NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tếnào đựơc lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng NGOs đó
có thể bao gồm các tổ chức có các thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện tưcách thành viên không cho phép thành viên đó tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó
Có thể rút ra đặc điểm chung của loại hình tổ chức này là nó đựơc thành lập mộtcách tự nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và khôngnhằm mục đích lợi nhuận
Liên đoàn hiệp hội các hãng lữ hành (Universal Federation ò Travel agent Association UFTTA
Thành lập: tháng 11 năm 1966 tại Roma
Trụ sở chính hiện nay:Thủ đô Brussel, Vương quốc Bỉ
Tính chất: Tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch
Thành viên có khoảng 900 Bao gồm các thành phần doanh nghiệp độc lập, hiệphội lữ hành, thành viên đại diện cho quốc gia.Phạm vi hoạt động ở 10 khu vực trênphạm vi toàn thế giới, mỗi khu vực có một giám đốc điều hành Mục đích của các tổchức này chứng minh cho các chính phủ thấy được sự đóng góp to lớn của lữ hànhcho sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới
Các hoạt động chính là bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của các thành viên, tiêuchuẩn hoá chức danh nghề nghiệp, phổ biến các văn bản pháp luật quốc tế về du lịchđến các thành viên, khuyến nghị các biện pháp nhằm giảm thủ tục hành chính đỡ gâyphiền hà cho khách, do an ninh an toàn, tổ chức hội thảo hội nghị trao đổi kinhnghiệm nghề nghiệp
Ngôn ngữ sử dụnh chính: ANH, PHÁP, TÂY BAN NHA
Tài liệu phát hành ấn phẩm hàng tháng UFTTA WORLD MAGAZINE
Địa chỉ Website: http: //www.uftta.org
Hiệp hội thế giới các đại lý lữ hành (World Association of Travel Agent – WATA)
Trang 12Thành lập: Năm 1949 theo sáng kiến của Thụy Sỹ
Trụ sở chính hiện nay: Thủ đô Genever
Tính chất: Tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch
Thành viên có khoảng 240 từ 90 quốc gia, các doanh nghiệp độc lập, hiệp hội lữhành, thành viên đaị diện cho quốc gia
Phạm vi hoạt động ở 210 thành phố trên toàn thế giới
Mục đích nhằm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong việc bảo đảm quyềnlợi kinh tế thông qua việc trao đổi dịch vụ thương mại, kỹ thuật, thông tin, soạn thảo
và phân phát những tài liệu cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩmcho các thành viên
Các hoạt động chính: Thu thập các loại dữ liệu về quảng cáo cho du lịch quốc tế,tham gia các hoạt động thương mại, tài chính có liên quan đến lữ hành, tổ chức hộinghị hội thảo quốc tế có liên quan đến lữ hành, giữ mối quan hệ với hiệp hội kháchsạn quốc tế
Thành lập: Năm 1951 tại HAWAI
Trụ sở chính:trước năm 1997 ở SANFRANCISCO (Hoa Kỳ); vào năm 1998 đếnnay chuyển tới Bangkok, Thái Lan
Tính chất: tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch
Thành viên có 80 cơ quan du lịch nhà nước, lãnh thổ, địa phương của 40 quốcgia, hơn 2000 tổ chức du lịch được tổ chức thành 80 chi bộ Cơ quan lãnh đạo hộinghị hàng năm, Ban giám đốc và Ban chấp hành
Trang 13Phạm vi hoạt động chia thành 9 khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, TháiBình Dương, quần đảo Hawai, Nam Thái Bình Dương, Châu Đại Dương, Alasca, Mỹ
Tài liệu phát hành ấn phẩm hàng tháng PATA NEW, PATA GUIDE BOOK,PATA STATISCS,( các ấn phẩm được gửi miễn phí cho các thành viên) Địa chỉwebsite:http://www.dnai.com/~patanet/
Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEAN TRAVEL ASOCIATION- ASEAN -TA)
Thành lập: 01-1971
Trụ sở chính hiện nay: Thủ đô JAKARTA(INDONEXIA)
Tính chất: Tổ chức liên kết khu vực phi chính phủ về du lịch
Thành viên bao gồm các hiệp hội lữ hành, hiệp hội khách sạn, các hãng hàngkhông quốc gia của các nước, các doanh nghiệp du lịch và các hãng cung cấp sảnphẩm cho các ngành du lịch.Việt Nam tham gia tổ chức này năm 1995
Trang 14Phạm vi hoạt động trong khối các nước ASEAN_TA: Quảng bá du lịch cho 12nước thành viên ASEAN được coi như là một điểm du lịch thống nhất để bàn cácbiện pháp hợp tác đa phương nhằm thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch.
Các hoạt động chính: hàng năm tổ chức diễn đàn du lịch Diễn đàn này baogồm các nội dung chính: Hội nghị của các tổ chức du lịch quốc gia và các cuộc họpkhông chính thức Bộ trưởng du lịch các nước thành viên ASEAN, họp thường niêncủa Hiệp hội Du lịch ASEAN, hội chợ du lịch ASEAN Năm du lịch ASEAN lần thứnhất được tổ chức năm 1992
Ngôn ngữ sử dụng chính: ANH, địa chỉ Website http://www.aseanta.org
Sự trợ giúp của NGOs không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giaokinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục…
Các diễn đàn
Sự ra đời của diễn đàn hợp tác Á – Âu, thành viên, cơ cấu và lĩnh vực hoạt động
Sự ra đời của của diễn đàn hợp tác Á – Âu
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển kháthịnh vượng của các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là của các nước thuộc khu vực Đông
Á và Đông Nam Á(ASEAN) Điều này được thể hiện rất rõ ở tỷ lệ tăng trưởng bìnhquân tương đối cao của một số nước đang phát triển trong khu vực Sự phát triển kinh
tế, văn hóa đi cùng với sự ổn định về chính trị, xã hội của các nước thuộc khu vựcnăng động này ở châu Á đã thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ theo hướng hội nhập, hợptác cùng phát triển, không chỉ ở các nước trong khu vực với nhau mà còn vươn rộng
ra ngoài Châu Á, tạo nên sự cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các khu vực trong
xu hướng toàn cầu hoá của kinh tế thế giới
Trong khi đó, ở Châu Âu, mà nòng cốt là các nước EU sau thời kỳ chiến tranhlạnh cũng đang có xu hướng mở rộng quan hệ ra ngoài bằng một “ chính sách Châu Ámới ” được thông qua vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20
Trước bối cảnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho một nền kinh tế đang pháttriển, có vị trí và vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của các nước
Trang 15Đông Nam Á(Asean), vào năm 1994, Singapo đã đưa ra sáng kiến hợp tác Á – Âu.Hai năm sau, diễn đàn hợp tác Á -Âu chính thức thành lập tại hội nghị cấp cao Á- Âu(ASEAN – Europe Meetings - gọi tắt là ASEM ) lần thứ nhất tại Băng Cốc Thái Lanvào tháng 3 – 1996, mở đường cho một tiến trình hợp tác Á- Âu mới trong quan hệgiữa hai châu lục.
Có thể thấy, trong bối cảnh đó sự ra đời của ASEM là “ thuận theo ý trời và hợplòng người”, có một ý nghĩa to lớn mang tính chiến lược không chỉ trên lĩnh vực kinh
tế mà còn cả trên lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội… của cả hai châu lục Nó tạođiều kiện củng cố, thúc đẩy, thắt chặt và đẩy lên một tầm cao mới, có hiệu quả hơnmối quan hệ hợp tác giữa châu Âu nói chung và EU nói riêng với châu Á Đồng thời
nó cũng mang một ý nghĩa to lớn cho lời giải của bài toán tạo đối trọng nhằm thiếtlập, đảm bảo duy trì sự cân bằng ngày càng ổn định trong phát triển kinh tế của batrung tâm kinh tế lớn trên Thế Giới: EU, Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Á đang pháttriển
Đầu tư trực tiếp( FDI)
Đầu tư trực tiếp (FDI) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đóngười chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sửdụng vốn đầu tư
Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựnghoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sởhữu toan bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản
lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời, họ cũng chịu
sự trách nhiệm theo sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án FDI có các đặc
Trang 16- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia theo tỉ lệgóp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần(nếu có).
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mualại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôntinh hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau
Chính phủ có vai trò trực tiếp khuyến khích hay hạn chế FDI, quản lý quá trìnhFDI và tạo ra khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động FDI
Liên kết kinh tế quốc tế
Liên kết quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hoá sản xuất,phân phối, trao đổi tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sư tham gia của các chủ thểkinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định đã thoả thuận và ký kết để hình thành nên các tổchức kinh tế với các cấp độ nhất định Liên kết kinh tế quốc tế có các đặc trưng sau :
- Là một hình thức phát triển tất yếu và cao của phân công lao động quốc tế
- Liên kết kinh tế quốc tế là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viêntrên cơ sở những điều khoản đã thoả thuận bàn bạc và sau đó đi đến cam kết và kí kếtthành những hiệp định
- Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa nhữngNhà nước độc lập có chủ quyền
- Trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, thị trường thế giới nói riêng đangdiễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hai xu hướng
- Liên kết kinh tế quốc tế với các loại hình liên kết cụ thể ở những cấp độ khácnhau do cho phép các mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia thành viêntrên các lĩnh vực thương mại và đầu tư
- Là “bước quá độ” trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo hướngtoàn cầu hoá
Vai trò liên kết kinh tế quốc tế bao gồm :
Trang 17- Từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện để khai thác tối ưu lợi thế củamình, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn.
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linhhoạt trong
sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
- Tạo thêm điều kiện và khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động
- Tạo cơ hội và điều kiện xích lại gần nhau giữa các thành viên
1.3 Vai trò của vịêc hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Tạo sân chơi bình đẳng, thực hiện các cam kết đối với WTO của ngành du lịch Việt Nam
Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnhtranh Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạnchế, năng lực quản lý thấp Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoạingữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao Quá trình hộinhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịchnếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả Ðó là một số tháchthức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịchViệt Nam nói riêng Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu Trong quá trình hội nhập, Nhànước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùythuộc vào sức cạnh tranh, sự năng động của doanh nghiệp Đã đến lúc các doanhnghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải thật sự tự thân nỗlực
Tăng cường thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam:
Đối với các nước đang phát triển, nhất lo the chi y ko goi dien aà những nước cónền kinh tế chuyển đổi, mở cửa hội nhập như nước ta, thì việc thu hút nhiều ngoại tệ lànhu cầu lớn và có vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ, nguyên
Trang 18nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu Có nhiều con đường để thu hút ngoại
tệ, trong đó việc thu hút khách du lịch quốc tế là con đường có nhiều lợi thế
Việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ đem lại một lượng ngoại tệkhông nhỏ, mà còn là cách tốt nhất để giới thiệu hình ảnh của đất nước với thế giới.Đây còn là một hình thức xuất khẩu tại chỗ, đem lại lợi đơn, lợi kép
Phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO, du lịch là mộttrong những ngành nằm trong quá trình cạnh tranh gay gắt nhất thì liên kết hợp táctrong du lịch để cùng nhau phát triển lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Mởrộng liên kết, hợp tác trong du lịch cũng là mong muốn từ lâu của nhiều quốc gia Ví
dụ 5 nước trong ASEAN là Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam đãthoả thuận về nguyên tắc kế hoạch “5 quốc gia, một điểm đến” Và để thực hiện kếhoạch này, một chương trình visa du lịch chung sẽ được áp dụng Chính sự liên kết sẽtạo nên sức hấp dẫn du lịch chung cho vùng và hạn chế những nhược điểm trong dulịch của mỗi tỉnh, thành, đồng thời khai thác được những nét đặc trưng trong sự liênkết giữa các khu vực này với nhau Bên cạnh đó, việc liên kết vừa góp phần tạo ra sảnphẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của địa phương, vừa làm giảm tối
đa các thủ tục và chi phí không cần thiết, tăng sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư, kinhdoanh cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương Liênkết trong phát triển du lịch cũng giúp khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh (vùng)
đó, đồng thời đổi mới hình thức quảng bá xúc tiến, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩynhanh quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế Trong mảng kinhdoanh, việc mở rộng liên kết sẽ khắc phục trở ngại của du lịch Việt Nam khi hội nhập
là các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động nhỏ lẻ, manh mún để hình thành các chuỗiliên kết hoặc các tập đoàn đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa
và quốc tế, nhất là khi Việt Nam mở cửa thị trường, các doanh nghiệp, tập đoàn kinhdoanh du lịch lớn nước ngoài sẽ được tự do vào Việt Nam, trực tiếp cạnh tranh với cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa Với những lợi thế của mình, du lịch đã và
Trang 19đang dần phát triển và tự khẳng định mình trong nền kinh tế quốc dân và chiếm một vịtrí quan trọng trong quá trình hoạch đinh chính sách phát triển kinh tế của các cơ quanchức năng nhà nước Do là một ngành khá nhạy cảm đối với những sự biến động củamôi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường vĩ mô nên bất cứ một động thái nàotrong yếu tố vĩ mô đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tốc độ phát triểncủa du lịch Việc điều chỉnh về kinh tế, chính trị, luật pháp đặc biệt là chính sách ưuđãi du lịch có tác dụng quan trọng trong việc kích thích và điều hoà hoạt động trongngành du lịch song những điều chỉnh này mà bất cập, bất hợp lý thì nó lại là nguyênnhân quan trọng đưa du lịch nhanh chóng trở thành “kẻ chiến bại” trong sự phát triểncủa kinh tế đất nước; không giống như các ngành kinh tế khác, du lịch vốn là mộtngành kinh tế dịch vụ đặc biệt tạo cảm giác thoải mái cho du khách nên nó phụ thuộcrất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễchịu như: chính trị ổn định, môi trường trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sáchnhập cảnh đơn giản, thuận lợi….
Phát huy bản chất kinh tế quốc tế của du lịch Việt Nam
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, làgiá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội vàtrong số người có việc làm Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn,thì du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác Du lịch đem lại tỷsuất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệpnặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp.Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng
ít hơn mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn
Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thểthông qua các mặt sau:
- Các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ và phi chính phủ về du lịch tácđộng tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ quốc tế
- Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đầu mối giao thông quốc tế
Trang 20- Du lịch quốc tế như một đầu mối “ xuất- nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làmphát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chínhsách mở cửa của Đảng và Nhà nước Trong kinh doanh du lịch quốc tế khách du lịch
có thể là thương nhân Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục
vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng Từ
đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Bản thân họat động kinh doanh du lịchphải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nướctrong một chuyến đi du lịch dài ngày Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tếtrong kinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao.Hoạt động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó lại kích thích đầu
tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa
Tóm lại, chương 1 đã trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan đến hội nhậpQuốc tế của ngành du lịch, các tổ chức quốc tế, khu vực tiêu biểu về du lịch, vai tròcủa hội nhập quốc tế đối với ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO Với cácnội dung này sẽ là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hội nhập quốc tế của du lịchViệt Nam trước khi gia nhập WTO và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữaHội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Trang 21Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH CỦA
VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
2.1 Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Ngành Du Lịch Việt Nam trước khi gia nhập WTO có những bước phát triểnkhích lệ và đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.Lượng kh¸ch quốc tế vào Việt Nam tăng trưởng nhanh, năm 1995 Việt Nam được1,35 triệu lượt khách quốc tế Đến năm 2005 con số đã tăng lên là 3,478 triệu lượtkhách quốc tế, tăng trung bình hàng năm là 22% Trong 7 tháng đầu năm 2006, lượngkhách quốc tế vào Việt Nam đạt gần 2,2 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2005.Bên cạnh đó lượng khách nội địa cũng tăng trung bình hàng năm là 15% Về thu nhậpngành Du lịch cũng đã tăng trung bình hàng năm là 33% (năm 1995 thu nhập xã hội
từ du lịch đạt khoảng 500 triệu USD, 2005 thu nhập xã hội từ du lịch xấp xỉ 2 tỉ USD).(Xem bảng trang 17).Kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tại nhiều điểm dulịch đã được quan tâm đầu tư xây dựng lớn Cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là lưu trúphát triển nhanh, năm 2005 Việt Nam có 3810 cơ sở lưu trú với tổng số 85381 phòng,trong đó có 1951 khách sạn, 666 nhà nghỉ, 434 căn hộ và còn lại là các cơ sở lưu trúkhác Trong số khách trên có 927 khách sạn, resort cao cấp được xếp hạng từ 1-5 saovới tổng số phòng là 36687 chiếm hơn 1/3 tổng số phòng cơ sở lưu trú trên cả nước.Khách sạn từ 3-5 sao chỉ chiếm khoảng 50% tổng số phòng ở trên Tốc độ phát triển
du lịch nhanh,đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hạ Long, SaPa, ĐàLạt, Nha Trang, Hội An, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Thành Phố Hồ Chí Minh Đếnnay cả nước có gần 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khoảng trên 10000 doanhnghiệp đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa với đội ngũ hưóng dẫn viên là 5000 ngựời.Tính đến hết năm 2005; 29 tỉnh thành trong cả nước đã thu hút được 190 dự án đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, resort, sân golf với tổng số vốnđăng ký là 4,64 tỷ USD Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh,
Trang 22Bà Rịa-Vũng Tàu, Khỏnh Hoà, Bỡnh Thuận là cỏc địa phương thu hỳt được nhiều dự
ỏn và vốn đầu tư lớn nhất Từ năm 2000, Tổng cục du lịch triển khai Chương trỡnhHành động quốc gia về du lịch với nhiều hoạt động sụi nổi trong và ngoài nước đó tạođộng lực thỳc đẩy du lịch phỏt triển Để thu hỳt và tạo điều kiện thuận lợi cho khỏchquốc tế vào Việt Nam, Chớnh Phủ Việt Nam đó cú nhiều chủ trương, chớnh sỏch mớinhư thực hiện chớnh sỏch cấp thị thực cửa khẩu, miễn thị thực song phương cho 6nước ASEAN, miễn thị thực đơn phương cho Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu,miễn thị thực cho khỏch quốc tế đến đảo Phỳ Quốc trong vũng 15 ngày và đang tiếptục nghiờn cứu, miễn thị thực cho khỏch từ một số thị trường trọng điểm khỏc
Bảng Kết quả kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1990-2006
Năm Khách quốc tế
(Lượt khỏch)
Khách nội địa(Lượt khỏch)
Thu nhập XH
từ du lịch(Tỷ VNĐ)
Doanh thu dulịch thuần tuý(Tỷ VNĐ)
Trang 232003 2.430.000 13.500.000 25000 14500
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm của TCDL Việt Nam)
Trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010,Chính Phủ Việt Nam đã xácđịnh, phát triển Du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tếcủa đất nước; đồng thời, đưa ra những chủ trương chính sách và hành lang pháp lýquan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Namvào nền kinh tế Thế Giới Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào tổ chức dự án hộinghị, diễn đàn cho du lịch Việt Nam như : tham gia vào tổ chức UN_WTO(1981),PATA(4/1989), ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế APEC, ASEM, đã cho ta thấy được
du lịch Việt Nam đang phát triển trên một tầm cao mới Điều này cùng với các ưu thế
về đất nước và con người, an toàn-an ninh của Việt Nam đã tại nên lợi thế cạnh tranhđặc biệt cho Việt Nam nâng cao uy tính của thương hiệu du lịch Việt Nam trên trườngquốc tế, đặc biệt khi Việt Nam được mời đăng cai tổ chức các sự kiện lớn của PATA
2.2.Cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO.
Hội nhập WTO có thách thức và cơ hội song cơ hội lớn hơn rất nhiều.
Thứ nhất, thị trường mở cửa rộng hơn
Khi gia nhập vào tổ chức thương mại Thế Giới thì Việt Nam sẽ có cơ hội để mởrộng hơn thị trường khách du lịch của mình Trước hết đó là cơ hội kinh doanh lữhành gửi khách từ Việt Nam sang các nước thành viên (out-bound) Khi đã cùng đứngtrên sân chơi WTO, cùng thực hiện những cam kết chung thì các nước trong thành
Trang 24viên trong WTO cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho Việt Nam so với trước khi gia nhập.Bên cạnh đó cơ hội kinh doanh khách du lịch nội địa cũng được mở rộng hơn bởi vìkhi gia nhập vào WTO dựa trên bản cam kết về phương thức hiện diện thương mại sẽphân định thị trường “nhập khẩu du lịch” và thị trường khách du lịch nội địa cho cácdoanh nghiệp trong nước Mặt khác, nhu cầu du lịch của người Việt Nam đi du lịchtrong nước và nước ngoài được khơi dậy và làm tăng cầu về du lịch Điều đó tạo cơ sởthuận lợi cho việc trao đổi khách du lịch giữa các công ty du lịch Chính vì vậy mà cơhội đầu tiên đối với Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đó là thịtrường khách du lịch sẽ được mở rộng hơn
Thứ hai,kinh nghiệm học tập từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Việt Nam khi gia nhập WTO thì sẽ được giao lưu học hỏi và tiếp thu những kinhnghiệm từ các thành viên Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa quan hệ với các đối tácmột các bình đẳng,không bị phân biệt đối xử khi xuất hiện trên thị trường trong vàngoài WTO Ngoài ra, nó còn tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thucông nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch mang tính chuyên nghiệp của các nước để
mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh Nhờ đó mà người dân đượcnâng cao hơn về đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần Hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam được quảng bá rộng hơn và tăng sức thu hút đối với khách du lịch
Thứ ba, khả năng phát triển mạnh du lịch in-buond do nhiều hãng nước ngoài
sẽ đặt chi nhánh và có bề dày kinh nghiệm marketing hơn so với du lịch nội địa.
Việt Nam sẽ tạo được niềm tin và sức hút đối với các nhà đầu tư Chính vì vậy
mà nhiều hãng lữ hành nước ngoài sẽ đầu tư và đặt chi nhánh của mình ngay tại ViệtNam nhờ vậy mà việc kinh doanh in-bound sẽ dễ dàng hơn Do khi khách du lịchnước ngoài muốn vào Việt Nam du lịch thì họ sẽ phần nào đó thuận tiện hơn bởi vìnhững công ty du lịch nước ngoài này có khả năng tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản
lý chuyên nghiệp, sự hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch cuả khách quốc tế
có ưu thế vượt trội so với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Việt Nam Bên cạnh đó
Trang 25việc cam kết không cho phép hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Namcũng chính là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khách in-bound.
Vì vậy khi mà các hãng gửi khách nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam thì sẽlàm cho lượng khách quốc tế vào Việt Nam nhiều hơn, tạo cơ hội tốt cho du lịch ViệtNam có thể phát triển sau khi hội nhập vào WTO
Thứ tư, các ngành kinh tế khác phát triển cho nhiều loại hình du lịch dịch vụ và khách sạn cũng phát triển kéo theo ngành lữ hành cũng phát triển tương ứng.
Khi Việt Nam thực hiện các cam kết thành viên của WTO theo quy định sẽ thúcđẩy công cuộc đổi mới toàn diện trong cả nước, từ đó khơi dậy những tiềm năng vốn
có làm cho nhiều ngành kinh tế phát triển, lúc này nhu cầu du lịch dịch vụ của conngưòi tăng lên đòi hỏi phải có các hãng , các công ty du lịch đóng vai trò cung cấp cácdịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó Mà du lịch chính là việc di chuyển từ nơi này đến nơikhác do đó muốn đi du lịch được thì phải có các phương tiện vận chuyển Từ đó mànhiều ngành lữ hành cũng ngày một phát triển để phục vụ cho nhiều nhu cầu du lịchcủa con người Bên cạnh đó ngành khách sạn cũng phát triển theo để phục vụ nhu cầulưu trú của con người
Ngoài ra, lữ hành có vị thế trung gian để thực hiện phân phối sản phẩm trong dulịch và các lĩnh vực khác trong ngành kinh tế quốc dân Vì vậy, cam kết của Việt Namtrong lĩnh vực du lịch mở rộng kênh phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam đến 150nước thành viên của WTO, khi đó ngành du lịch Việt Nam càng thu hút được nhiềulượng khách du lịch đến Việt Nam
Thứ năm, khả năng huy động vốn cho hoạt động du lịch thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tạo niềm tin và sức thu hút mới đối với các nhàđầu tư nước ngoài vào lĩnh vuẹc du lịch nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các công tyxuyên quốc gia hàng đầu Thế Giới có tiềm lực tài chính lớn, tăng vốn đầu tư trực tiếp,
Trang 26gián tiếp và ODA Cơ hội này sẽ tại ra sự đột biến trong quan hệ cung-cầu về du lịch.Thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp nước ngoài không dễ gì xây dựng đượcmạng lưới riêng và phải cần đến các dịch vụ của doanh nghiệp trong nước cung cấp vì
họ sẽ huy động vốn cho du lịch trong nước thông qua thị trường và doanh nghiệp nướcngoài
Thứ sáu,hệ thống luật pháp hoàn chỉnh dần do phải đáp ứng cam kết về tính minh bạch trong kinh doanh và công bằng trong nguyên tắc đối xử Quốc gia.
Nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch địnhchính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế công bằng hơn, buôn bánthương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách du lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm,thông tin công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch
Thứ bảy, ngành du lịch Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình.
Việt Nam đã biết phát huy được những tài nguyên tự nhiên và nhân văn, nhữnggiá trị lịch sử truyền thống, những bản sắc văn hoá của dân tộc và số lượng lớn lượnglao động tại chỗ Ví dụ như phong cảnh đẹp với những tài nguyên ban tặng, số lượngđộng thực vật phong phú và đa dạng, lòng mến khách của con người Việt Nam Chính
là những điểm hấp dẫn của Việt Nam đối với du khách nước ngoài
Thứ tám,khả nằn kết nối tour tuyến với các nược trong khu vực khi các hãng lữ hành được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam
Vì khi các hãng nước ngoài được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ thựchiện việc kết nối tour dễ dàng hơn và cụ thể hơn Do họ có những kinh nghiệm về việcmang tính chuyên môn cao, có kiến thức tốt về luật pháp Thế Giới, và có mạng lướiđại lý toàn cầu nên khi họ đặt thêm chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ nối kết với cácchi nhánh của họ trên toàn cầu do đó làm cho các tour sẽ hấp dẫn hơn, và thu hút đượcnhiều khách du lịch hơn
Trang 27Những thách thức đối với du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO.
Bên cạnh những cơ hội khi hội nhập thì Việt Nam cũng sẽ phải đối đầu vớinhững thách thức khó khăn trên sân chơi chung của WTO
Thứ nhất, đó là các thách thức trong thời gian trước mắt và sau thời gian ngắn hạn (sau 8 năm khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập).
Một là, khả năng cạnh tranh yếu của các hãng lữ hành Việt Nam Thực tế là hoạtđộng kinh doanh lữ hành ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ những mặt yếu kém như:công nghệ điều hành du lịch chưa chuyên nghiệp, mối quan hệ giữa các yếu tố cấuthành sản phẩm du lịch (khách sạn , nhà hàng , phương tiện đi lại )chưa ổn định,công tác tiếp thị kém nói chung là chưa chuyên nghiệp Nay các doanh nghiệp lạiphải đương đầu với các đại gia của Thế Giới, khó khăn thử thách quả thực rất lớn Bêncạnh đó, nguồn nhân lực của du lịch vẫn còn những bất cập và yếu kém như còn thiếu
về kiến thức, tính chuyên nghiệp thấp, giao tiếp bằng ngoại ngữ kém, hiểu biết hạn chế
về pháp luật Quốc tế, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên cho nên sẽ không thể theokịp yêu cầu của hội nhập sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám” từ các doanh nghiệp trongnước vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là điều khó tránh khỏi.Doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất nhiều người giỏi
Hai là, các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kỹnăng quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch của kháchquốc tế vượt trội hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam Các tập đoànnước ngoài hùng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sẽ thôn tính các doanhnghiệp Việt Nam, đẩy các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào cảnh làm thuê ngay trên sânnhà
Ba là, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay kinh doanh nhỏ lẻ, khả năngtài chính yếu nên khó có thể tồn tại trong một sân chơi chung nếu không có sự thay
Trang 28đổi trong cách quản lý, phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường kinhdoanh.
Bốn là, hiện nay chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhvới các nhà cung cấp như : với các hãng vận tải, các khu lưu trú nên giá thành củacác gói dịch vụ cao do các yếu tố đầu vào cao Nếu các nhà kinh doanh nước ngoàivào Việt Nam với giá bán thấp, kỹ năng quản lý và phục vụ chuyên nghiệp thì cácdoanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp kho khăn rất lớn trong việc cạnh tranh với các tập đoànnày ngay trên sân nhà
Năm là, sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lữ hành Việt Namvới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài liên doanh, chinhánh) trong lĩnh vực nhận khách quốc tế (in-bound)
Thú hai,khách in-bound vào Việt Nam yếu.
Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn nướcngoài sẽ “đổ bộ” và trực tiếp đưa, đón khách vào Việt Nam Nhiều doanh nghiệp trongnước trước nay hay hợp tác liên doanh với nước ngoài trong hoạt động này sẽ bị “bỏrơi” Với nguồn vốn lớn , thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, có mạng lưới đại
lý toàn cầu các hãng nước ngoài sẽ làm chủ thị trường khách quốc tế Nhiều doanhnghiệp trong nước sẽ điêu đứng, thậm chí “sập tiệm” Trong số này có không ít cácđơn vị quốc doanh vốn hoạt động kém hiệu quả do bộ máy cồng kềnh khả năng linhhoạt, thích nghi kém, nguồn nhân sự bị lôi kéo Chính vì vậy trong ba mảng kinhdoanh lữ hành : đưa khách quốc tế vào Việt Nam (in_bound), đưa khách du lịch ViệtNam đi nước ngoài (out-bound) và khách du lịc nội địa thì doanh nghiệp trong nướcchỉ có thể khai thác được mảng khách du lịch nội địa và một phần khách du lịch out-bound Còn khách du lịch in-bound vào Việt Nam là rất yếu, đó chính là mọt tháchthức lớn đặt ra cho các hãng lữ hành trong nước
Thứ ba, khả năng rò rỉ thu nhập của ngành khách sạn
Trang 29Đó là do các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận chia sẻ lợi ích, tăng trưởngnhanh nhưng thiếu tính bền vững, thua trong cạnh tranh vì vậy chỉ còn ra sức để làmthuê Các doanh nghiệp nước ngoài co khả năng sẽ chiếm lĩnh và bán các chương trình
du lịch liên hoàn cho các du khách Châu Âu, Châu Mỹ, và tham quan Việt Nam chỉ làmột phần trong tour di Thái Lan, Campuchia, Malaysia, do khả năng tài chính dồi dào,các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư khai thác luôn cả các điểm đến du lịch chứkhông đơn thuần làm nhiệm vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam và việc thất thoát thunhập là điều không thể tránh khỏi mặc dù Việt Nam có thể thu hút được một lượng lớnkhách du lịch nước ngoài
Thứ tư, tính minh bạch trong hệ thống luật pháp, khả năng tranh chấp thương mại.
Trước hết, cơ chế chính sách và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quanđến hoạt động du lịch còn chậm đi vào cuộc sống Hệ thống chính sách kinh tế thươngmại chưa hoàn chỉnh, chưa có các chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy, huy động nộilực để phát triển du lịch Các chính sách, vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc pháttriển du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm Chính vì vậy dẫn đến việc không thốngnhất về các thuậ ngữ chuyên ngành, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các camkết
Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với vị thế của ngành, quy hoạchphát triển du lịch Việt Nam kém hiệu quả, tài nguyên du lịch đang trong tình trạng suygiảm Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn và bảo tồn môitrường tự nhiên Từ đó ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút khách du lịch đến với ViệtNam
Mặt khác, xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn thấp cả về trình độ lẫnkinh phí so với các nước trong khu vực, không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng, chưatìm được tiếng nói chung, chưa huy động được mọi nguồn lực để xúc tiến du lịch
Trang 30Ngoài ra, những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơnnhư diễn biến hoà bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninhquốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vện môi trường sinh thái chophát triển du lịch bền vững.
2.3 Thực trạng về hội nhập Quốc tế trong du lịch của Việt Nam.
2.3.1 Khái quát chung về tình hình hợp tác quốc tế của Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén
đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên cáclĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tếđối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia Gắn kết các nội dung đổi mới và đểbảo đảm cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản
lý, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường Chính điều nàykhông chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoànkết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hộinhập với bên ngoài
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII tại Đại hội toàn quốclần thứ VIII của Đảng tháng 6 năm 1996 khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đốingoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại Hợp tác nhiềumặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng
có lợi ”
Thực hiện đường lối của Đảng, chúng ta đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và
mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông NamÁ(ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) Cùngvới các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TrungQuốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc và Niu Zilân Ký hiệp định