1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro sau khi Việt Nam gia nhập WTO

40 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Trang 1

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM RỦI RO

1.1 Một số vấn đề chung về bảo hiểm

1.1.1 Bảo hiểm rủi ro và nguyên tắc hoạt động 1.1.1.1 Khái niệm

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm rủi ro1.1.1.3 Nguyên tắc hoạt động

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm rủi ro

1.2 Thị trường bảo hiểm.

1.2.1 Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm1.2.2 Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm1.2.3 Các sản phẩm của bảo hiểm rủi ro1.2.3.1 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm

1.2.3.2 Phân loại dựa vào tính chất nghiệp vụ của các loại bảo hiểm

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM SAU KHIGIA NHẬP WTO

2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảohiểm Việt Nam.

2.2 Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến bảo hiểm

2.2.1 Nội dung các cam kết

2.2.1.1 Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO

2.2.1.2 Các cam kết của Việt Nam tại Hiệp định Thương mại Việt Mỹ

2.2.2 Những ảnh hưởng đến bảo hiểm Việt Nam của các cam kết trên

2.2.2.1 Về cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới 2.2.2.2 Về các cam kết hiện diện thương mại

2.2.2.3 Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc 2.2.2.4 Cam kết xoả bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau

2.3 Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay

2.3.1 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO 2.3.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.3.2.1 Đặc điểm của nền kinh tế xã hội và thị trường bảo hiểm 20072.3.2.1.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

2.3.2.1.2 Bảo hiểm nhân thọ2.3.2 2 Những năm tiếp theo

CHƯƠNG III: NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO BẢO HIỂM VIỆT NAM

3.1 Những cơ hội của ngành bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO.3.2 Những thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Namgia nhập WTO

3.3 Một số giải pháp và đề xuất cho bảo hiểm trong giai đoạn tớiTÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đều biết, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũngnhư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dù đã chú ý ngăn ngừa đềphòng nhưng con người vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trongmọi lĩnh vực Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như môitrường, các thảm họa thiên nhiên (bão lụt, hạn hán, động đất…), xã hội(bệnh dịch, tai nạn ) Tất thảy mọi rủi ro đó đều đe dọa đến khả năngtài chính của mỗi cá nhân, tổ chức những con người không may gặp tainạn Để ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro trên người ta nghĩ đến việctại sao không đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻmất mát với những con người kém may mắn đó? Một cá thể hay mộttập thể nhỏ nếu đơn phương gánh chịu những hậu quả nặng nề của mộthiểm hoạ thì thiệt hại đó có thể quá lớn thậm chí có thể dẫn tới phá sản.Nhưng nếu phân tán được cho nhiều người thì rủi ro có thể bớt nặng nề,ai nấy đều có thể gánh chịu dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến đờisống và hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân mình Như vậy xéttrên diện rộng là cả cộng đồng thì hành động này tận dụng được tối đamọi nguồn lực xã hội và lợi ích xã hội thu được là rất lớn Ý niệm cộngđồng hoá các rủi ro phát sinh đã dẫn tới hình thành các Công ty bảohiểm.

Với hình thức kinh doanh là loại hình bảo hiểm rủi ro, các công ty bảohiểm không chỉ giúp hạn chế những thiệt hại không mong muốn mà cònmang lại cảm giác yên tâm cho các cá nhân, tổ chức trong cuộc sốngcũng như trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay làm thế nào để cho mọi người hiểu biết rõvề Bảo Hiểm rủi ro và thấy được lợi ích to lớn của nó, từ đó thu hútđược nhiều người tham gia là một vấn đề đang gặp nhiều khó khăn Đểlàm được điều đó cần phải được sự quan tâm chung của các tổ chức xãhội, không chỉ riêng ngành Bảo Hiểm Xuất phát từ những suy nghĩ đó

nên nhóm chúng tôi sẽ đi phân tích đề tài “ Đánh giá xu hướng pháttriển của thị trường bảo hiểm rủi ro sau khi Việt Nam gia nhậpWTO”.

Trang 3

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM RỦI RO1.1 Một số vấn đề chung về bảo hiểm

1.1.1 Bảo hiểm rủi ro và nguyên tắc hoạt động 1.1.1.1 Khái niệm.

Bảo hiểm rủi ro là một loại hình bảo hiểm có lịch sử phát triểnkhá sớm Khi giao lưu hàng hóa được mở mang giữa các nước, rủi roxảy ra cũng khá nhiều, đồng thời trong quá trình của sống conngười,nhiều yếu tố ngẫu nhiên cũng xảy ra đe dọa trực tiếp đến tínhmạng tài sản của họ Để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất vàđời sống các nước đã có nhiều cách bảo hiểm khác nhau,bảo hiểm rủiro là một trong các hình thức đó, cho đến nay bảo hiểm rủi ro còn gọilà bảo hiểm thương mại và ở nước ta còn gọi là bảo hiểm nhà nước.

Mục đích chính của bảo hiểm rủi ro là bồi thường những thiệt hạivề của cải hay sức khỏe tính mạng con người bằng cách đảm nhậnnhững rủi ro đó

Từ đó có thể hiểu: bảo hiểm rủi ro là hệ thống các quan hệ kinhtế gắn liền với việc huy động các nguồn lực tài chính thông qua sựđóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm để lập quỹbảo hiểm, phân phối và sử dụng chúng để trả bồi thường cho ngườitham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro bất ngờ.

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm rủi ro.

- Mục đích của bảo hiểm rủi ro trước hết là bồi đắp, bồi thường nhữngtổn thất cho các đối tượng bảo hiểm khi xảy ra sự cố bất ngờ nhưng bêncạnh đó bảo hiểm rủi ro còn mang tính chất kinh doanh.

Tính chất vừa bồi hoàn vừa không bồi hoàn của bảo hiểm đóng vai tròrất quan trọng đối với bảo hiểm rủi ro, nó đáp ứng được mục đích kinhdoanh của bảo hiểm này, tức là khi không xảy ra rủi ro thì không phảibồi hoàn bảo hiểm phí sẽ tạo ra thu nhập cho người kinh doanh bảohiểm.

- Tính chất bồi hoàn của bảo hiểm rủi ro: không biết trước được thờigian, không gian và quy mô, chỉ xác định được khi rủi ro thực tế xảy ra.Đặc điểm này tạo ra tính nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm trong thời gian nhấtđịnh, cho phép người bảo hiểm có thể sử dụng nó để tham gia vào thịtrường tài chính để sinh hoạt.

- Việc bồi thường tổn thất thực tế cho người tham gia bảo hiểm thườngrất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền bảo hiểm phí đã đóng góp.1.1.1.3 Nguyên tắc hoạt động

Hoạt động bảo hiểm thường được thực hiện theo các nguyên tắc sau:- Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm rủi ro trước hết là bảo đảm quyềnlợi, lợi ích của người tham gia bảo hiểm.

Trang 4

Thực chất của hoạt động bảo hiểm là hoạt động mang tính phòng xa,nhằm bảo đảm an toàn về tài sản, tính mạng, trách nhiệm dân sự củangười tham gia bao hiểm trước những rủi ro ngẫu nhiên xảy ra.Để thựchiện nguyên tắc này tất yếu nhà nước phải có luật bảo hiểm để điềuchỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm đảmbảo quyền lợi, lợi ích cho người tham gia bảo hiểm.

- Nguyên tắc hạch toán kinh doanh.

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theonguyên tắc hạch toán kinh doanh nghĩa là hoạt động kinh doanh cáclĩnh vực bảo hiểm phải thu được lợi nhuận, phải lấy lợi nhuận làm mụctiêu hiệu quả kinh doanh Bởi vì các doanh nghiệp kinh doanh trongcác lĩnh vực sản xuất lưu thông hành hóa các doanh nghiệp hoạt độngphải thu được lợi nhuận thì mới có điều kiện để bảo toàn và phát triển,thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Để thực hiện nguyên tắc này các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảohieemr những rủi ro không lường trước được chứ không bảo hiểmnhững rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra, đồng thời phải chủđộng tìm kiếm khách hàng, đổi mới hoạt động kinh doanh, mở rộngcác nghiệp vụ…

- Nguyên tắc an toàn tài chính.

An toàn tài chính là một trong những nguyên tắc quan trọng đặc biệtcủa hoạt động bảo hiểm rủi ro Yêu cầu của nguyên tắc này là cácdoanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo năng lực tài chính đểthực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm, có biện pháp ngăn ngừa rủi ro làmmất khả năng chi trả dẫn đến nguy cơ phá sản.

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm rủi ro

Vai trò của bảo hiểm rủi ro cũng chính là vai trò của các doanh nghiệpbảo hiểm trong nền kinh tế trong nền kinh tế thị trường, hoạt động củacác doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất to lớn.

Thứ nhất, góp phần ổn định sản xuất và đời sống.

Thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm, cácdoanh nghiệp bảo hiểm tổn thất có hiệu quả sẽ giảm được khoản chi bồithường Từ đó, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ cao hơnđồng thời cũng mang lại sự an toàn chung cho xã hội.

Thứ hai, góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, bảo hiểm rủi ro không chỉ là tấm lá chắnkinh tế cho kinh doanh và đời sống của con người mà còn hoạt độngvới tư cách là các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển kinhtế xã hội Doanh nghiệp được phép sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi củamình để đầu tư nhưng phải tuân theo các nguyên tắc đã được quy địnhcủa pháp luật.

Trang 5

Thứ ba, tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm còn gópphần thực hiện một nội dung trong các biện pháp rủi ro Đó là đề phòngvà hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy Nhờ đó, nhữngthiệt hại đáng tiếc về người và tài sản được giảm thiểu và những hậuquả về kinh tế - xã hội cũng được chủ động phòng tránh

Thứ tư, tăng thu ngân sách nhà nước

Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp mộtphần không nhỏ vào ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, bảo hiểm đãgóp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc tốt khâu phòng ngừavà hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mứcthấp nhất những thiệt hại đáng tiếc Điều này giúp nhà nước giảm bớtchi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựngđường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… Ngoài ra, một thịtrường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhânvà tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp phầntiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.

Thứ năm, tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống.

Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càngđược nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn chotương lai Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dầnxuất hiện những rủi ro mới Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạnhán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp Thế giới đangbiến triển hết sức phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xungđột trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu,góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh trong cuộcsống cho con người.

1.2 Thị trường bảo hiểm.

1.2.1 Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm.

- Người bảo hiểm: là chủ thể hay pháp nhân nào đó đứng ra chỉ đạoviệc tạo lập và diều khiển quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm dược phápluật công nhận Ví dụ: Các công ty bảo hiểm: Bảo Việt, Bảo Minh…- Người tham gia bảo hiểm: là những thể nhân hay pháp nhân tham giađóng bảo hiểm phí dưới hình thức tự nguyện hay bắt buộc và khi xảy rasự cố hay tai nạn bảo hiểm theo quy định của pháp luận hay hợp đồngbảo hiểm đã kí kết thì họ sẽ được quyền nhận bồi thường tổn thất.

- Người được bảo hiểm: là người vì tính mạng, sức khỏe của người đókhiến người tham gia bảo hiểm đi đến kí kết hợp đồng bảo hiểm vớingười bảo hiểm.

Trang 6

- Người được chỉ định hưởng bồi thường bảo hiểm: là người được thamgia bảo hiểm chỉ định bằng văn bản với người bảo hiểm là người đó sẽđược nhận bồi thường bảo hiểm khi có sự cố xảy ra hoặc khi ngườidược bảo hiểm bị chết.

1.2.2 Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm.

- Đối tượng bảo hiểm: là những cái gì mà người tham gia bảo hiểm yêucầu bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định bắt buộc phải baỏ hiểm, cóthể là thân thể con người, tài sản, trách nhiệm dân sự…

- Rủi ro bảo hiểm: là mức độ hay khả năng xảy ra sự cố bảo hiểm, làmột trong những sự cố dự tính trong những điều kiện bảo hiểm mà khinhững sự cố này xảy ra thì người bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành trảtiền bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.

- Tai nạn bảo hiểm: Là sự cố bảo hiểm đã xảy ra kéo theo trách nhiệmcủa người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho người tham gia bảohiểm.

- Giá trị bảo hiểm: là giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm kí hợpđồng bảo hiểm.

- Số tiền bảo hiểm: là số tiền tính cho từng loại tài sản được bảo hiểmmà trong giới hạn đó người bảo hiểm phải tiến hành trả bồi thường tổnthất khi tai nạn bảo hiểm xảy ra đối với bảo hiểm tài sản hoặc là số tiềnphải trả cho đời sống và sức khỏe đối với bảo hiểm thân thể.

- Phí bảo hiểm: là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng gópcho người bảo hiểm về các đối tượng bảo hiểm.

1.2.3 Các sản phẩm của bảo hiểm rủi ro.

1.2.3.1 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm.

- Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giátrị tài sản Đây là hình thức bảo hiểm có lịch sử phát triển lâu dài Mụcđích của loại bảo hiểm này là thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho ngườitham gia bảo hiểm khi xảy ra sự cố bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn,trộm cắp…làm cho tài sản của họ bị hư hỏng, mất mát hoặc bị tiêu hủytoàn bộ.

Mức tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm cao hay thấp tùythuộc vào tính chất của từng loại tài sản được bảo hiểm, phương thứcbảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế.

Bảo hiểm tài sản bao gồm các nghiệp vụ cụ thể như:+ Bảo hiểm ô tô, xe máy (thân xe)

+ Bảo hiểm máy bay (thân và tài sản trên máy bay)+ Bảo hiểm tàu thủy (thân và tài sản trên tàu)

+ Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu + Bảo hiểm đầu máy và toa xe…

+ Bảo hiểm tài sản cá nhân và doanh nghiệp+ Bảo hiểm tín dụng

- Bảo hiểm con người (bảo hiểm thân thể)

Trang 7

Đây là hình thức bảo hiểm có đối tượng là đời sống sức khỏe,khả năng lao động và tính mạng của con người.Mục đích của loại hìnhbảo hiểm này là nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho người tham giabảo hiểm khi gặp những sự cố bất ngờ làm mất khả năng lao động, thiệthại về mặt sức khỏe, bị chết…Bảo hiểm con người không chỉ có tácđộng phòng ngừa hạn chế và khắc phục kịp thời hậu quả do tai nạn bấtngờ gây ra cho bảm than con người, đảm bảo cho cuộc sống đời thườngđược ổn định mà còn thể hiện tính cộng đồng hóa rủi ro,tinh thần nhânđạo, một trong những tiêu chí đạo đức cao quý của con người

Bảo hiểm con người bao gồm các nghiệp vụ sau:+ Bảo hiểm nhân thọ

+ Bảo hiểm tai nạn lao động+ Bảo hiểm tai nạn hành khách

+ Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên…- Bảo hiểm dân sự:

Là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự.Đây là loại hình bảo hiểm mới được ra đời trên cơ sở tiến bộ của khoahoc kĩ thuật và sự phát triển của công nghệ quản lí của Nhà nước phápquyền.

Mục đích: nhằm giải phóng người tham gia bảo hiểm thoát khỏi yêucầu phải bồi thường tổn thất cho người khác do những hành vi hoạtđộng của chính họ gây ra.

Phân loại:

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ hang hang không…

1.2.3.2 Phân loại dựa vào tính chất nghiệp vụ của các loại bảo hiểm- Bảo hiểm bắt buộc: là hình thức bảo hiểm bắt buộc phảo bảo hiểm củapháp luật nhà nước.

Đối tượng: cả người bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm.

Đặc trưng: được thiết lập theo nguyên tắc trách nhiệm tự động,loại trừkhả năng lựa chọn của người tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm bắt buộc gắn liền với việc tăng cường vai trò quản lí của Nhànước đối với đối tượng bảo hiểm có lien quan tới lợi ích và an toànchung của xã hội vì khi xảy ra rủi ro với đối tượng bảo hiểm không chỉgây hại cho cá nhân người được bảo hiểm mà còn gây thiệt hại chungcho toàn xã hội.Loại bảo hiểm này có nhiều thuận lợi cho các nhà

Trang 8

doanh nghiệp bảo hiểm trong việc triển khai nghiệp vụ Nguyên tắc sốđông bù số ít được phát huy tác dụng một cách triệt để bảo đảm doanhthu cho hoat động bảo hiểm.

Phân loại:

+ Bảo hiểm trách nhiệm của lái xe cơ giới

+ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ thầu đối với công trình xây dựng+ Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện giao thong+ Bảo hiểm cho một số loại tài sản

- Bảo hiểm tự nguyện: là hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tắc thỏathuận, hợp đồng bảo hiểm được kí kết theo những quy định và điều kiệncủa bảo hiểm đã được pháp luật quy định.

Loại bảo hiểm này trước hết gắn với quyền lợi của người tham gia bảohiểm, tùy theo nhu cầu của bản thân để lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp.Về phía người bảo hiểm cũng phải chủ động linh hoạt trong hoạt độngkinh doanh: xây dựng các phương án bảo hiểm thích hợp với các điềukiện của bảo hiểm, chủ động trong việc đáp ứng yêu cầu cụ thể củatừng đối tượng, tăng cường tính hấp dẫn của bảo hiểm.

Trang 9

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM SAU KHIGIA NHẬP WTO.

2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trườngbảo hiểm Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, bảo hiểm Việt Nam xuất hiện từ khá sớm.Ở Việt Nam, dưới thời kỳ Pháp đô hộ năm 1918 đã có bảo hiểm chocông nhân viên chức bị tàn tật Đến năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kíxác lệnh về BHXH Cho đến năm 1965 tổng công ty Bảo Hiểm ViệtNam ra đời gọi tắt là Bảo Việt Đây là đơn vị kinh doanh bảo hiểm đầutiên ở Việt Nam với hình thức là Bảo hiểm nhà nước Từ khi có nghịđịnh 100CP về BHTM thì hàng loạt công ty BHTM ra đời và từ đó đếnnay ngành bảo hiểm của Việt Nam không ngừng phát triển, đóng góp tolớn cho ngân sách nhà nước.

Bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện khi thủ tướng chínhphủ ban hành thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trựcthuộc bộ tài chính.

Ngày 15/1/1965, công ty bảo hiểm chính thức đi vào hoạt động.Khi mới thành lập Bảo Việt chỉ thực hiện một số nghiệp vụ như: bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển… Cùng với sự pháttriển kinh tế, chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam, đã có nhiềucông ty bảo hiểm ra đời như công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), công tycổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty bảo hiểm dầu khí ViệtNam (PVIC), Công ty liên doanh bảo hiểm Việt Nam (VIA), các côngty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài…Các công ty bảo hiểm đã triển khaiđược rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trong đó có nhiều nghiệp vụ mớinhư: bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm nhân thọ…

Sự phát triển của kinh tế thị trường đã tạo môi trường kinh doanh thuậnlợi cho các hoạt động bảo hiểm Ngược lại chính sự phát triển mạnh mẽcủa ngành bảo hiểm đã khuyến khích sự phát triển chung của nền kinhtế.

Quy mô hoạt động của bảo hiểm rủi ro Việt Nam ngày càng được mởrộng thể hiện qua sự tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động này Mụctiêu của ngành bảo hiểm trong vài năm trước là hoàn thành hơn nữa cácnghiệp vụ bảo hiểm, mở rộng thị phần bảo hiểm và tăng mức đóng gópvào GDP từ 0,58% như hiện nay lên 1,5% hoặc 2%.

2.2 Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đếnbảo hiểm

2.2.1 Nội dung các cam kết.

2.2.1.1 Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO

Trang 10

- Doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào ViệtNam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nướcngoài và người nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra họ còn được cungcấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm, tư vấn,tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường cho thị trường bảohiểm Việt Nam.

- Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài không được kinhdoanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc cho đến ngày 01/01/2008 thì bãibỏ hạn chế này.

Theo cam kết trên có thể hiểu các doanh nghiệp bảo hiểm liêndoanh và bảo hiểm nhân thọ không bị hạn chế được đối xử quốc gia(doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được làm gì thì họ được làm cái đó).Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài chỉ bị hạn chế sản phẩmbảo hiểm bắt buộc đến 01/01/2008 nhưng thực tế doanh nghiệp bảohiểm Việt Nam hưởng lợi không nhiều vì mới có sản phẩm bảo hiểmbắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, sản phẩm bảo hiểm bắtbuộc người kinh doanh vận tải hành khách và hàng dễ cháy dễ nổ trênđường thuỷ nội địa Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc khác như cháy nổ,người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế, xây dựng – lắp đặt, người sửdụng lao động trong hoạt động xây dựng, công trình dầu khí, công trìnhdễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường đang chuẩn bịdự thảo và ban hành, nếu có thực hiện sẽ vào nửa cuối năm 2007.Điềuđáng lo ngại nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài khôngcần thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng có thể vươncánh tay của mình vào khai thác thị trường bảo hiểm Việt Nam theocam kết WTO nói trên.

2.2.1.2 Các cam kết của Việt Nam tại Hiệp định Thương mại Việt Mỹ

Doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ không hoạt động tại Việt Nam đượccung cấp:

- Dịch vụ bảo hiểm cho các xí nghiệp nước ngoài và người nước ngoàilàm việc tại Việt Nam.

- Các dịch vụ tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm - Các dịch vụ bảo hiểm trong vận tải quốc tế.

- Các dịch vụ tư vấn, giải quyết khiếu nại, đánh giá rủi ro.

Doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ thành lập và hoạt động tại Việt Nam,việc thành lập chi nhánh phụ thuộc vào tiến trình xây dựng Luật Kinhdoanh bảo hiểm Ba năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được thành lậpcông ty liên doanh phía Mỹ không được quá 50% vốn Năm năm saukhi Hiệp định có hiệu lực thành lập công ty được 100% vốn Hoa Kỳ.Các công ty có vốn Hoa Kỳ không được kinh doanh các dịch vụ đại lýbảo hiểm Các công ty có vốn Hoa Kỳ không được kinh doanh các dịchvụ bảo hiểm bắt buộc (hạn chế này sẽ bãi bỏ với công ty liên doanh là 3

Trang 11

năm, công ty 100% vốn Hoa Kỳ là 6 năm sau khi hiệp định có hiệulực) Phải tái bảo hiểm bắt buộc 20% nếu có tái bảo hiểm và sẽ bãi bỏviệc này sau 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Trên đây là 4 rào cản chính với các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ đanghoạt động tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nướcngoài đang hoạt động tại Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO.Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực từ 10/12/2001 và đến10/12/2006 Cơ bản hết lộ trình 5 năm thực hiện rào cản nói trên

Như vậy nội dung cam kết tại WTO cơ bản giống cam kết tại BTA haynói một cách khác các cam kết tại WTO là bước phát triển tiếp theo đitiếp tục thực hiện và được mở rộng áp dụng với tất cả các nước thànhviên WTO Điều này cũng có thể hiểu rằng các doanh nghiệp bảo hiểmđang hoạt động tại Việt Nam đã biết được các cam kết này và đã có thờigian chuẩn bị ít nhất là 5 năm vừa qua.

2.2.2 Những ảnh hưởng đến bảo hiểm Việt Nam của các cam kếttrên

Thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thịtrường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chấtlượng và cả sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung

Theo Bộ Tài chính, tác động của các cam kết mở cửa thị trường bảohiểm trong việc Việt Nam cam kết gia nhập WTO có thể được nhìnnhận từ hai khía cạnh, tác động tích cực và tiêu cực

Quá trình hội nhập sẽ làm giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụđược nâng cao, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lýmới được chuyển giao, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao

Nhưng, việc thực hiện các cam kết cũng dẫn đến các khả năng gây bấtổn định nói chung của thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo củathành phần kinh tế nhà nước, hệ thống quy định quản lý chưa theo kịpđược với mức độ mở cửa thị trường

2.2.2.1 Về cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới

Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức củaWTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấpcác dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môigiới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấnbảo hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các

Trang 12

dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà khôngcần thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Trong thời gian đầu, các cam kết này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh tới mộtsố loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượngngười nước ngoài và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên, trong thời gian trung hạn thì với sự lớn mạnh của các doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước (xét về mặt uy tín và năng lựctài chính) thì các cam kết này không có ảnh hưởng nhiều, một phần dotâm lý khách hàng thường có thiên hướng lựa chọn doanh nghiệp bảohiểm có trụ sở tại Việt Nam, là những doanh nghiệp nắm thông tin vềrủi ro tốt nhất do đó có khả năng bảo hiểm tốt nhất, mặt khác các doanhnghiệp bảo hiểm nước ngoài thông thường cũng muốn thành lập phápnhân để cung cấp dịch vụ tốt hơn

Hơn nữa, theo xu thế chung và triển vọng phát triển của ngành bảohiểm Việt Nam, tỷ trọng phí bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng doanhthu phí bảo hiểm của cả thị trường sẽ giảm dần so với nhân thọ, do đónhững tác động của cam kết này đối với ngành bảo hiểm sẽ giảm dầntheo thời gian.

2.2.2.2 Về các cam kết hiện diện thương mại

Có thể nói, các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiệnkinh doanh dịch vụ bảo hiểm là những cam kết mang tính chất tự dohoá thị trường bảo hiểm và có ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanhnghiệp bảo hiểm hiện đã hoạt động trên thị trường cũng như tới tìnhhình chung của thị trường

Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nướcngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽtăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Bêncạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạtđộng lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khaithác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại ViệtNam

Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham giathị trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứngtốt hơn nhu cầu của khách hàng Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốthơn, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất Đặc biệt, chi phíbảo hiểm là một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuấtvà kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng pháttriển Vì vậy, giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp

Trang 13

giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu racủa các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh tranh củanền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càngđược đẩy mạnh

Như vậy, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thamgia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thểcho thị trường

Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực trên, điều kiệnthị trường bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểmnước ngoài cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lànhmạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạngcủa các doanh nghiệp này, song các vấn đề này có thể được kiểm soáttốt nếu có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động của thị trường

2.2.2.3 Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắtbuộc

Hiện nay, bảo hiểm bắt buộc theo luật định gồm: bảo hiểm tráchnhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự củangười vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm tráchnhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm tráchnhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Bảo hiểmcháy, nổ và các loại bảo hiểm khác được quy định theo điều kiện pháttriển của nền kinh tế

Trong những năm gần đây, tỷ trọng phí bảo hiểm thu từ bảo hiểm bắtbuộc khá lớn trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ Tuy nhiên, tỷ trọngphí bảo hiểm từ loại hình bảo hiểm bắt buộc này sẽ giảm tương đối quathời gian khi các nhu cầu bảo hiểm tiềm năng trên thị trường được khaithác tốt hơn do các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành về năng lựcvốn cũng như trình độ chuyên môn Do đó, việc cho phép các doanhnghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp các dịch vụ này sẽkhông ảnh hưởng nhiều đến thị trường bảo hiểm mà chỉ ảnh hưởng đếnthị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường vàchỉ trong lĩnh vực phi nhân thọ.

2.2.2.4 Cam kết xoả bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểmra nước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20%với Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE).Vì vậy, thực hiện cam kết xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc này sẽ có

Trang 14

tác động kép, trước tiên là ảnh hưởng tới hoạt động của VINARE, đồngthời ảnh hưởng đến tổng mức phí giữ lại của thị trường bảo hiểm phinhân thọ

Đối với những doanh nghiệp khác trên thị trường, cam kết này nếuđược áp dụng chung sẽ tạo điều kiện linh hoạt hơn trong công tác táibảo hiểm và tạo điều kiện tái bảo hiểm lợi hơn xét về mặt kinh tế.

2.3 Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay

2.3.1 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO

15 năm, một bước tiến dài

Kể từ năm 1993, thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trườngbảo hiểm cho đến hết năm 2006, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có mộtbước tiến rất dài.Từ chỗ chỉ có duy nhất Bảo Việt, đến nay trên thịtrường Việt Nam đã có hơn 30 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt độngở tất cả các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhânthọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm Đây là một sự phát triển vượtbậc.

Tuy nhiên, với chính sách mở cửa khác nhau nên thị trường bảo hiểmViệt Nam được phân chia khá chênh lệch Ở lĩnh vực bảo hiểm phinhân thọ, do Việt Nam chưa mở cửa nên các doanh nghiệp bảo hiểmtrong nước chiếm đến 95% thị phần, trong khi các doanh nghiệp bảohiểm nước ngoài chiếm đến 62,5% thị phần bảo hiểm nhân thọ.

Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phíbảo hiểm Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993đến 2004 là 38%/năm Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDPcũng có tăng trưởng đáng kể Từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vàocuối năm 2006 Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinhtế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng Dù có tăngtrưởng cao, nhưng tỉ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP của Việt Namnhư vậy là khá nhỏ nếu so sánh với các nước trong khu vực.

Một vấn đề khác cần quan tâm là cho dù thị trường phát triểnnhanh nhưng không cân xứng giữa các công ty, giữa các thành phầnkinh tế Mức độ tập trung thị trường cao nhất là trong lĩnh vực bảo hiểmnhân thọ, có hiện tượng độc quyền nhóm trong một số doanh nghiệpbảo hiểm chuyên sâu các ngành dầu khí, xăng dầu, bưu chính viễn

Trang 15

thông Quy mô vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hạn chế.Phương thức cạnh tranh vẫn chủ yếu là giảm phí và khai thác thị trườngthông qua các mối quan hệ.

Hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế

Đến cuối năm 2006, tổng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểmtrở lại nền kinh tế là 34.400 tỉ đồng, chiếm 4,07% GDP và cũng có tốcđộ tăng đáng kể nếu so với năm 2001, con số này chỉ là 1,06% GDP.Đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm là trái phiếu chính phủ,tiền gửi ngân hàng Phần còn lại là góp vốn liên doanh, đầu tư chứngkhoán và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinhdoanh và phục vụ đời sống.

Tổ chức hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể hiệntính chuyên nghiệp Hiện nay, mới chỉ có 3 doanh nghiệp bảo hiểmthành lập công ty quản lý quỹ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm được niêmyết trên thị trường chứng khoán Điều này làm giảm khả năng huy độngvốn của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện vẫn chưa thể cho vay vốn trực tiếphoặc mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu vì thiếuvắng các quy định cụ thể từ các cơ quan chức năng Do vậy, hiệu quảđầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa cao.

Mục tiêu đến năm 2010, con đường còn dài

Có lẽ do chiến lược được lập khi thị trường bảo hiểm đang ở thờiđiểm hoàng kim, với mức tăng trưởng gần 50% một năm, mọi ngườiđang rất lạc quan nên đã đưa ra mục tiêu “Tổng doanh thu phí bảo hiểmtăng bình quân khoảng 24%/năm; trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăngkhoảng 16,5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm Tỷtrọng doanh thu phí của toàn ngành bảo hiểm so với GDP là 2,5% năm2005 và 4,2% năm 2010, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanhnghiệp bảo hiểm tăng khoảng 12 lần; tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tếtăng trưởng tăng khoảng 14 lần so với năm 2002.

Trang 16

Tuy nhiên, ngay sau đó ngành bảo hiểm (nhất là bảo hiểm nhân thọ) bắtđầu rơi vào trạng thái bão hòa, khi mà ba năm gần đây, tốc độ tăng sốthu phí bảo hiểm đã chậm lại, với mức bình quân hàng năm chỉ là 16%.Điều này dẫn đến kết quả là cuối năm 2006, doanh thu bảo hiểm chỉbằng 2,13% GDP, tổng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trở lạinền kinh tế là 34.400 tỉ đồng, bằng 4,07% GDP.

Như vậy, kế hoạch đến năm 2005 đã không đạt Để đạt được mụctiêu đến năm 2010, hàng năm, tốc độ tăng trưởng số thu phí của ngànhbảo hiểm Việt Nam phải đạt bình quân 41% và tốc độ tăng trưởng vốnđầu tư trở lại nền kinh tế phải đạt bình quân 42% Nếu duy trì được tốcđộ tăng trưởng 24% năm thì đến năm 2010, doanh thu bảo hiểm sẽ bằng3,3% GDP.

2.3.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO

3.2.1 Đặc điểm của nền kinh tế xã hội và thị trường bảo hiểm năm2007

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt thực hiện các cam kết khi trở thànhthành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO Nền kinh tếViệt tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn vớinhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hộinói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.

Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8,5% đầu tư trực tiếp nước ngoàitương đương 20,3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODAđạt 5,4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD Các ngành công nghiệp vận tảibiển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có nhữngbước phát triển đột phá Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triểntheo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụngngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm Đây là những tiền đề cơbản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt phát triển.

Trong năm 2007, thiên tai, tai nạn xảy ra tương đối nhiều, điển hìnhnhư: bão lụt tại miền Trung, sập cầu Cần Thơ, sạt lở núi tại Hà Tĩnhcũng như các vụ đắm tàu, tai nạn giao thông, cháy nổ, dịch tiêu chảy,

Trang 17

dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm tiếp tục hoành hành Điều này cũngảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Năm 2007 chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảohiểm được hoàn thiện thêm một bước với việc ban hành NĐ 45, NĐ 46ngày 27/3/2007, Thông tư 155, 156 hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46ngày 20/12/2007, Thông tư liên tịch Bộ Công an, Bộ Tài chính số 41 vàQĐ 28 ngày 14/4/2007 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Thông tư liêntịch Bộ Công An, Bộ Tài Chính số 16 và QĐ 23 ngày 9/4/2007 về bảohiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, QĐ 96 ngày 19/11/2007 và QĐ102 ngày 14/12/2007 về triển khai bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểmliên kết đơn vị Các văn bản pháp quy trên vừa nâng cao chế độ quản lýNhà nước, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho doanh nghiệp bảo hiểm,vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và đã góp phần tích cựcphát triển thị trường bảo hiểm Việt

Năm 2007 Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho Bảo hiểm QuânĐội, Cathay Life và Great Eastern đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ có mặt tại thị trường Việt Nam là 23 doanh nghiệp, 9doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 8 doanhnghiệp môi giới bảo hiểm.

Năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nâng cao năng lựchoạt động, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong xu thế mở cửa hộinhập ngày càng sôi động Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý tới đàotạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng đội ngũ đại lý bảo hiểm ngàycàng có chất lượng Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớnvào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khaithác bảo hiểm Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng vốn với quy môlớn cao hơn cả vốn pháp định, tăng khả năng tài chính, tăng năng lựcgiữ lại và giảm bớt phần tái bảo hiểm Một số doanh nghiệp bảo hiểmđã chọn được đối tác chiến lược là những tập đoàn bảo hiểm, tài chínhhàng đầu quốc tế như Bảo Việt với HSBC, Bảo Minh với AXA,VINARE với Swiss Re vừa thu được nguồn thặng dư vốn lớn, vừa tiếpthu được kinh nghiệm công nghệ quản lý bảo hiểm, đầu tư và phát triểnsản phẩm bảo hiểm mới.

Trang 18

Đặc biệt năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng đầu tưnguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cao.Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều thành lập bộ phận chuyên tráchđầu tư, các doanh nghiệp có quy mô lớn đã thành lập ngân hàng, côngty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ.

2.3.2.1.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Tình hình chung

Năm 2007, bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 8.360 tỉ đồng tăng31% so với 2006 Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 4.500 tỉ đồng, vốnchủ sở hữu gần 8.000 tỉ đồng, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân gần9.000 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng (bao gồm cảthuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đại lý và thuế thu nhập doanhnghiệp).

Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 2.601 tỉ đồng, tiếp đó làPVI 1.650 tỉ đồng, Bảo Minh 1.612 tỉ đồng Một số doanh nghiệp bảohiểm mới vào hoạt động cũng đạt được doanh thu đáng phấn khởi nhưAAA 155 tỉ đồng, BIC 147 tỉ đồng, Toàn Cầu 172 tỉ đồng, Viễn Đông156 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn là Bảo Minh 2.226 tỉ đồng(kể cả thặng dư vốn), PVI 1.750 tỉ đồng (kể cả thặng dư vốn), Bảo hiểmBảo Việt 1.005 tỉ đồng Các doanh nghiệp bảo hiểm có dự phòngnghiệp vụ lớn là Bảo hiểm Bảo Việt 1.895 tỉ đồng, Bảo Minh 785 tỷđồng, PVI 460 tỉ đồng, PTI 303 tỉ đồng Các doanh nghiệp bảo hiểm cóvốn đầu tư vào nền kinh tế lớn là Bảo hiểm Bảo Việt 2.900 tỉ đồng, BảoMinh 2.211 tỉ đồng, PVI 2.210 tỉ đồng.

 Bảo hiểm xe cơ giới:

Bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu gần đạt 2.550 tỉ đồng chiếm30% doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ, tăng 49% so với năm 2006 Dẫnđầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 842 tỉ đồng, Bảo Minh 510 tỉ đồngtiếp đến là PJICO 491 tỉ đồng Riêng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủxe cơ giới theo QĐ 23 mới có hiệu lực từ 12/06/2007 đã có doanh thuđạt 731 tỉ đồng Tổng số tiền bồi thường 1.228 tỉ đồng chiếm 48,2%doanh thu Các Doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là QBE

Trang 19

79,4%, PTI 69,8%, Bảo Long 63,1%, Bảo Minh 58,7%, Bảo Việt 51%.Tình hình bồi thường chủ yếu vẫn là giải quyết những vụ tai nạn thuộcphạm vi bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới tại QĐ 23/2003 cũcủa Bộ Tài chính Trục lợi bảo hiểm vẫn chưa ngăn chặn được và có xuthế gia tăng cần có những giải pháp xử lý kịp thời Hiện tượng khuyếnmãi mũ bảo hiểm kém chất lượng đã bị báo chí, nhất là báo Lao độngphản ánh gây ảnh hưởng đến uy tín của một số doanh nghiệp bảo hiểm.Năm 2007, thực hiện QĐ 23, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp2% doanh thu 2006 (tạm tính) mới thu được 3 tỉ đồng hình thành quỹtuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông để đầu tư vào tuyên truyềngiáo dục theo Nghị quyết 32, QĐ 23 về đảm bảo trật tự an toàn giaothông và phát triển BHBB TNDS đối với chủ xe cơ giới, hỗ trợ cho cơquan công an tuần tra, kiểm soát giao thông và xử phạt vi phạm Nhìnchung, triển khai QĐ 23 đã góp phần tăng trưởng doanh thu bảo hiểmTNDS chủ xe cơ giới, song vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trongviệc giải quyết, bồi thường về người, thu thập hồ sơ từ cơ quan công an.Những vấn đề trên sẽ được giải quyết trong năm 2008 thông qua việcsửa đổi Nghị định 115 và có thể sửa đổi QĐ 23 Hiện tại, Hiệp hội đangtriển khai đề tài phòng chống trục lợi bảo hiểm, xây dựng hệ thống sửachữa và cung cấp phụ tùng thay thế thống nhất giữa các doanh nghiệpbảo hiểm.

 Bảo hiểm kỹ thuật:

Bảo hiểm kỹ thuật có doanh thu đứng thứ hai đạt 1.546 tỉ đồng,tăng 9,3% so với 2006 Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt 760 tỉ đồng, tăng13,4% so với 2006, bảo hiểm máy móc thiết bị đạt 36 tỉ đồng, giảm24% so với 2006, bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 93,7 tỉ đồng, tăng 7,2%so với 2006 Dẫn đầu doanh thu Bảo hiểm xây dựng lắp đặt là PVI 327tỉ đồng, Bảo hiểm Bảo Việt 181 tỉ đồng, PJICO 46 tỉ đồng, GIC 40 tỉđồng, BIC 36 tỉ đồng, Samsung Vina 34 tri đồng Dẫn đầu doanh thubảo hiểm máy móc thiết bị là Bảo hiểm Bảo Việt 9 tỉ đồng, UIC 7,3 tỉđồng, PVI là 5 tỉ đồng, BIC 5,2 tỉ đồng, PJICO 4,5 tỉ đồng, VIA 1,8 tỉđồng Dẫn đầu doanh thu thiết bị điện tử là PTI 74 tỉ đồng, Bảo hiểmBảo Việt 15 tỉ đồng, PJICO 2,2 tỉ đồng, AAA 1,8 tỉ đồng Dẫn đầu

Trang 20

doanh thu bảo hiểm Dầu khí là PVI 333 tỉ đồng, Bảo hiểm Bảo Việt 13tỉ đồng.

Nhìn chung, so với tốc độ tăng trưởng của FDI, đầu tư toàn xãhội trên 40% GDP, sự tăng trưởng của Bảo hiểm kỹ thuật vẫn cònkhiêm tốn Năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm đã cử 27 cán bộ đihọc tại Học viện Bảo hiểm Các khuyến cáo của Hiệp hội về hạ phí bảohiểm, giảm mức khấu trừ, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm vẫnchưa được các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghiêm túc Việc banhành mẫu đơn Bảo hiểm xây dựng lắp đặt thống nhất toàn Hiệp hội thaythế cho Quyết định 33 để tiện lợi cho chào thầu, mời thầu đang đượcnghiên cứu thực hiện.

 Bảo hiểm sức khỏe con người:

Bảo hiểm sức khỏe con người có doanh thu đứng thứ ba đạt1.203 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2006 Dẫn đầu là Bảo hiểm BảoViệt 657 tỉ đồng, Bảo Minh 264 tỉ đồng, PJICO 78 tỉ đồng Tổng số tiềnđã giải quyết bồi thường là 583 tỉ đồng chiếm 48,5% doanh thu Bồithường có tỉ lệ cao là Bảo Minh 82,7%, PTI 64%, PJICO 54,9% Mộtsố doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm y tế chất lượngcao, có thể khám chữa và điều trị tại bệnh viện với đội ngũ bác sỹ nổitiếng đã thu hút được nhiều người tham gia bảo hiểm Tuy nhiên, bảohiểm người Việt du lịch lữ hành quốc tế là sản phẩm bảo hiểm bắt buộccác doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế phải mua bảo hiểm cho ngườidu lịch vẫn chưa được triển khai rộng rãi Nhiều hoạt động du lịch, vuichơi, giải trí có tính nguy hiểm cao vẫn chưa tham gia bảo hiểm như:leo núi, nhảy dù, đu quay, cáp treo, lướt ván, tàu xuồng cao tốc … Bảohiểm tai nạn vận chuyển hành khách trên đường thủy nội địa nhất là cácđò ngang, đò dọc đang được quy định là bắt buộc (Nghị định 125, QĐ99 BTC) nhưng chưa được triển khai mạnh mẽ Bảo hiểm học sinh vẫncó một vài nơi, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tranh thủ ủng hộ củacơ quan chính quyền bằng văn bản làm hạn chế cạnh tranh Nhiều nơicạnh tranh quá mức thông qua việc trợ cấp thêm cho đại lý bảo hiểm,tăng phần để lại cho nhà trường.

 Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro:

Ngày đăng: 07/11/2012, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w