MỤC LỤC
Đối với các nước đang phát triển, nhất lo the chi y ko goi dien aà những nước có nền kinh tế chuyển đổi, mở cửa hội nhập như nước ta, thì việc thu hút nhiều ngoại tệ là nhu cầu lớn và có vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Việc điều chỉnh về kinh tế, chính trị, luật pháp đặc biệt là chính sách ưu đãi du lịch có tác dụng quan trọng trong việc kích thích và điều hoà hoạt động trong ngành du lịch song những điều chỉnh này mà bất cập, bất hợp lý thì nó lại là nguyên nhân quan trọng đưa du lịch nhanh chóng trở thành “kẻ chiến bại” trong sự phát triển của kinh tế đất nước; không giống như các ngành kinh tế khác, du lịch vốn là một ngành kinh tế dịch vụ đặc biệt tạo cảm giác thoải mái cho du khách nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễ chịu như: chính trị ổn định, môi trường trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi….
Để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam, Chính Phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách mới như thực hiện chính sách cấp thị thực cửa khẩu, miễn thị thực song phương cho 6 nước ASEAN, miễn thị thực đơn phương cho Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu, miễn thị thực cho khách quốc tế đến đảo Phú Quốc trong vòng 15 ngày và đang tiếp tục nghiên cứu, miễn thị thực cho khách từ một số thị trường trọng điểm khác. (Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm của TCDL Việt Nam) Trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010,Chính Phủ Việt Nam đã xác định, phát triển Du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của đất nước; đồng thời, đưa ra những chủ trương chính sách và hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam vào nền kinh tế Thế Giới. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào tổ chức dự án hội nghị, diễn đàn cho du lịch Việt Nam như : tham gia vào tổ chức UN_WTO(1981), PATA(4/1989), ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế APEC, ASEM, đã cho ta thấy được du lịch Việt Nam đang phát triển trên một tầm cao mới.
Điều này cùng với các ưu thế về đất nước và con người, an toàn-an ninh của Việt Nam đã tại nên lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho Việt Nam nâng cao uy tính của thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam được mời đăng cai tổ chức các sự kiện lớn của PATA.
Khi Việt Nam thực hiện các cam kết thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện trong cả nước, từ đó khơi dậy những tiềm năng vốn có làm cho nhiều ngành kinh tế phát triển, lúc này nhu cầu du lịch dịch vụ của con ngưòi tăng lên đòi hỏi phải có các hãng , các công ty du lịch đóng vai trò cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách du lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch. Do họ có những kinh nghiệm về việc mang tính chuyên môn cao, có kiến thức tốt về luật pháp Thế Giới, và có mạng lưới đại lý toàn cầu nên khi họ đặt thêm chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ nối kết với các chi nhánh của họ trên toàn cầu do đó làm cho các tour sẽ hấp dẫn hơn, và thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của du lịch vẫn còn những bất cập và yếu kém như còn thiếu về kiến thức, tính chuyên nghiệp thấp, giao tiếp bằng ngoại ngữ kém, hiểu biết hạn chế về pháp luật Quốc tế, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên cho nên sẽ không thể theo kịp yêu cầu của hội nhập sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám” từ các doanh nghiệp trong nước vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là điều khó tránh khỏi.
Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Nhận thức rừ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng tháng 4 năm 2001) và thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới). Đặc biệt, những hoạt động của lãnh đạo cấp cao gần đây như: Hội nghị cấp cao Không liên kết, Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương, Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện ASEAN, Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp… và đặc biệt là nước ta vừa tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14.
Hiệp hội du lịch Châu Á_Thái Bình Dương(PATA) được thành lập từ 1951 tại Hawai.Lúc đầu, PATA chỉ có 4 chi hội tại Neư York và Luân Đon.Đến năm 2004, PATA pgát triển được 79 chi hội trên 40 quốc gia thuộc khu vực châu Á_Thái Bình Dương.Tuy nhiên tuân thủ các điều lệ để được công nhận là một chi hội không được đảm bảo, do đó, năm 2005 PATA đã quyết định ngưng hoạt động của một số chi hội và hiện tại còn 30 chi hội được tiếp tục công nhận và hoạt động dưới sự trợ giúp của PATA. Trước sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới,PATA Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhằm tạo ra cơ hội kinh doanh cho các thành viên tự nắm bắt cũng như hỗ trợ các phương thức kỹ thuật để các thành viên am hiểu vượt qua được những thách thức trong cơ chế thị trường. Mặc dù đầu tư trong lĩnh vực khách sạn du lịch tại Việt Nam thời gian qua cũng có những bước phát triển đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu; tócc độ tăng trưởng trong khu vực dịch vụ còn thấp (dưới 40% so với mức trung bình 50% của các nước đang phát triển trong khu vực, 70 – 80% ở các quốc gia phát triển) và có xu hướng giảm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Muốn vậy, phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới thông qua các tổ chức lữ hành, du lịch thế giới và khu vực như : Liên đoàn hiệp hội các hãng lữ hành (UFTAA), Hiệp hội thế giói các đại lý lữ hành ( WATA ). Thế kỷ XXI, đất nước bước vào hội nhập mạnh mẽ hơn, cơ hội và thách thức nhiều hơn, đặt Việt Nam vào những khó khăn thử thách hết sức gay go dưới tác động của nhiều vấn đề có tính toàn cầu được đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với nước ta: nâng cao tầm trí tuệ của người Việt Nam, phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn bản sắc bởi “văn hóa là định mệnh”. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo phát triển nhân lực du lịch: Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực du lịch; cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lương, thưởng phù hợp.
Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, phương pháp mới trong đào tạo phát triển nhân lực du lịch, khuyến khích các cơ sở đào tạo Quóc tế về du lịch tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để từng bước ứng dụng, khai thác hiệu quả của công nghệ thong tin để phát triển nguồn nhân lực du lịch.