BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
¢¢¢
TRAN THANH LONG
PHAN TiICH CAC TAC DONG DEN
HOAT DONG THUONG MAI KHI
VIET NAM GIA NHAP TO CHUC
THUONG MAI THE GIGI (WTO) VA MOT SO GIAI PHAP NANG CAO
KHA NANG HOI NHAP
Trang 3
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS VÕ THANH THU
Phản biện 1 :
Phản biện 2 :
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tại Trường
Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Sau Đại học Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chi Minh
Trang 4
TRA CỨU CÁC BẢNG SO LIEU, BIEU DO VA SO DO Bang 1: Bang 2: Bang 3: Bang 4: Bang 5: Bang 6: Bang 7: Bang 8: Bang 9: Bang 10 Bang 11 Bang 12: Bang 13: Bang 14: Bang 15: Bang 16: Bang 17: Bang 18: Bang 19: Bang 20 Bang 21
Các vòng dam phan thuong mai GATT
Các kết quả đạt được qua các vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT
Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 1990 — 2000
Tổng hợp tình hình ngoại thương 10 năm gần đây (1990 — 2000)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm giai đoạn 1990—2000
Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 1990 - 2000 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 1990 - 2000
tỷ trọng các thị trường trong một số năm thuộc giai đoạn 1990 - 2000
Thu nhập bình quân đầu người/tháng qua các năm
: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế
: Tốc độ tăng doanh thu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 1990 — 2000
Chỉ số giá tiêu dùng phân theo nhóm hàng hóa và dịch vụ
Chỉ số giá vàng và giá đô la Mỹ
Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và một số nước so tổng thể kim ngạch xuất khẩu thế giới
Năng suất lao động Việt Nam so với một số nước
Giá trị gia tăng theo lao động trong ngành dệt may so các nước Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường trong
nước
Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo khả năng xuất khẩu
So sánh thuế suất được hưởng MEN và không được hưởng MEN của một số mặt hàng khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ
: Thu từ thuế xuất nhập khẩu
Trang 5TỪ VIẾT TAT ACV DSB DSM EU GATS GATT GSP ITO MFN NT SPS TBT TPRB TPRM TRIMs TRIPS WB WCO WTO TIẾNG ANH Agreement On Custom Valuation
Dispute Settlement Body
Dispute Settlement Mechanism European Union General Agreement on Trade 1n Services General Agreement on Tariff and Trade
Global System of Trade
Preference among Developing countries
International Monetary Fund International Trade Organisation Most favoured Nation Treatment National Treatment
Agreement on the Application of Sannitary and Phytsanitary
Measures
Agreement on Technical Barriers to Trade
Trade Policy Rewiew Body Trade Policy Rewiew
Mechanism
Agreement on Trade Related Investment Measures
Agreement on Trade Related Aspects of intelectual Property Rights
World Bank
World Custom Organisation World Trade Organisation
TIENG VIET
Hiệp định về định giá hải quan Cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ chế giải quyết tranh chấp
Liên Minh Châu Âu
Hiệp định chung về thương mại
dich vu
Hiép dinh chung vé thué quan va
thuong mai
Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát
triển
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức thương mại quốc tế
Tối huệ quốc Đãi ngộ quốc gia
Hiệp định về áp dụng các biện
pháp vệ sinh dich té
Hiệp định về các hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại
Cơ quan kiểm soát chính sách thương mại
Cơ chế kiểm soát chính sách
thương mại
Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Ngân hàng thế giới
Tổ chức hải quan thế giới
Trang 6
Bảng chỉ dẫn tra cứu các bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ Danh mục từ viết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI _HOAT DONG THƯƠNG MẠI THỂ GIỚI
1.1 VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC WTO
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn - - << +22 * SE ve eezrxseecre
1.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động + ++++++++£+++++>+>>>+zzzzszxxxx
1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức - - - - + + £ +22 * SE EE €1 8E + SE SE ve ve cez
1.2 VÀI TRÒ CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI THỂ GIỚI
1.2.1 Những qui định của WTO về hoạt động thương mại
1.2.2 Những cơ hội và thách đố đối với hoạt động thương mại của các nước
khi gia nhập W'TO - - - - - TH HH ch ch ni cu chinh vn
1.2.2.1 Các nước đang phiát ÉTÌỂ H4 .5- << «<< <« #< SE SE S SE Set eezeezeeeze
1.2.2.2 Các nước plt tTÌỂT4 << «S< SE €* SE SE SE SE SE 2.9.3 2x tre re, 1.3 Tình hình gia nhập WTO của một số nước và những bài học
kinh nghiệm rút ra
` ï Tín» Quốc -
477/7,.8 //.,1.0 088 Ẻ8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THUONG MAI KHI VIET NAM GIA NHAP WTO
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOAT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1 Tình hình hoạt động thương mại Việt Nam
221.121 Tinh hình xuất nhập khẩu .- - << G5595 SEEE4555552255556
2.1.1.2 Tình hình thương mại trong nƯỚC - - - + « + «3 333113333523
2.1.2 Những đặc điểm cơ bản của hoạt động thương mại Việt Nam
2.2 TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN WTO CỦA VIỆT NAM
2.2.1 Bối cảnh Việt Nam đàm phán gia nhập WTT( «<< «se seeseeesse
2.2.2 Tình hình đàm phán gia rhập WTO của Việt /Ndĩt Ắ << < << «
2.2.3 Một số tôn tại cần khiắc pÌLỤcC << << << s << s SE # Sex Eeteeeeeeeeereeezeeeze
2.3 PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT DONG THUONG MAI
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Trang 7W luận chương 2 - - - -. -. 2 -
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỘI NHẬP CHO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CUA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1 Mục tiêu giải pháp 3.1.2 Các quan điểm cần quán triệt khi đề xuất giải phá p -5-<- 3.1.3 Các cơ sở đề xuất giải pháp 3.2 CÁC KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC - <e 3.2 1 giải pháp 1:Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý thương mại
3.2.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ Việt Nam 3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
3.3.1 Giải pháp 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
3.3.2 Giải pháp 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm -
Trang 81/Y NGHIA CHON DE TAI:
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, trong những năm gần đây xu thé này gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học — công nghệ Sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới — hòa bình, hợp tác và phát triển, sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực Trong bối cảnh này không thể phát triển nếu như không mở cửa hội nhập, đặc biệt là hoạt động thương mại Ý thức được vấn để này, Đảng và Nhà nước Việt Nam xem hội nhập là một yêu cầu tất yếu để phát triển, tức hội nhập là để phát triển và phát triển phải đặt trong bối cảnh hội
nhập Ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, Việt Nam đưa ra thông điệp:
"Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước." (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội VI, năm 1986), đến Đại hội VII năm 1991 và Đại hội VIII năm 1996, Đảng cộng
sản Việt Nam vẫn kiên trì, nhất quán với đường lối này, tại đại hội IX năm 2001, Đảng
Cộng sản Việt Nam càng thể hiện rõ quyết tâm hội nhập: "Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại.", "Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về
kinh tế, thể chế, cán bộ để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở
phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi." (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần IX, trang 330, NXB Chính trị Quốc gia, 2001)
Trong thực tiễn, Việt nam đã gia nhập ASEAN vào năm 1995, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập APEC vào năm 1998, Tuy nhiên, xét đến cùng đây chỉ là những bước
khởi đầu của quá trình hội nhập, đích của nước ta là hội nhập toàn diện vào nền thương mại thế giới — gia nhập WTO, gia nhập WTO là bước đi quan trọng của đất nước gia nhập toàn diện và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, cho phép đất nước tham gia vào phân lao động quốc tế, phát huy lợi thế tĩnh và động của quốc gia trong ngắn hạn
cũng như dài hạn
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời năm 1995, là tổ chức kế thừa và dựa trên nền
tảng của GATTT, tuy mới ra đời nhưng WTO đóng vai trò vô cùng quan trong trong
Trang 9và IMF, việc gia nhập WTO sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các quốc gia thành
viên
Chính nhận thức điều đó, năm 1995, Việt Nam đã nộp đơn gia nhập Tổ chức này và hiện
nay đang trong giai đoạn tiến hành đàm phán các chương trình gia nhập với các thành viên của WTO Gia nhập WTO sẽ có tác động một cách to lớn, toàn diện đối với nền
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động thương mại, có ý nghĩa quan trọng đối với chúng
ta trong thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như chuyển dịch cơ cấu và chủ
động hội nhập quốc tế
Tuy nhiên, đối với chúng ta WTO vẫn còn tương đối mới mẻ cả về nhận thức cũng
như thực tiễn, gia nhập WTO sẽ tác động như thế nào đối với Việt Nam vẫn chưa được
phân tích rõ ràng cả trên giác độ định tính và định lượng Vì vậy, tôi cho rằng cấp thiết nghiên cứu nghiêm túc vấn đề phức tạp này một cách tường tận, xem đây là quá trình
chuẩn bị cho cuộc chơi lớn của dân tộc Việt Nam, trên những suy nghĩ như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích các tác động của Tổ chức Thương mại thế giới đối với hoạt động thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO và một số giải pháp nâng cao khả năng hội nhập “
2/MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Mục đích của đề tài này là xác định và phân tích những tác động trước mắt cũng như lâu đài của các hiệp định WTO đối với hoạt động thương mại khi Việt Nam gia nhập tổ chức
này vào một tương lai không xa, trên các mặt như sự thay đổi luật pháp, cơ chế quản lý,
hoạt động cạnh tranh, quản lý đầu tư nước ngoài, nguồn thu ngân sách, nhịp độ qui mô
phát triển thương mại Việt Nam trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, đồng thời để xuất
các biện pháp mang tính đồng bộ và có luận cứ khoa học chặt chẽ như: hài hòa hệ thống
luật và cơ chế quản lý, gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, để đóng góp cho các
nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tham khảo, vận dụng
trong quá trình phát triển hoạt động thương mại trong điều kiện hội nhập toàn diện của
Việt Nam
3/PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trang 10
chuyên gia, trong này đặc biệt chúng tôi coi trọng kinh nghiệm hội nhập của những quốc
gia có điều kiện hội nhập tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Nga, Đài Loan, 3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động thương mại
Việt Nam bao gồm cả nội thương và ngoại thương các hàng hóa hữu hình, trong đó
đặc biệt đi sâu phân tích hoạt động ngoại thương với các số liệu được lấy từ những năm
1990 - 2000, đối tượng nghiên cứu là hoạt động thương mại Việt Nam được cụ thể các
vấn đề sau: cơ chế chính sách thương mại, sức cạnh tranh thương mại Việt nam, quyền sở
hữu trí tuệ, quản lý đầu tư liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
Tài liệu thống kê chủ yếu lấy đến hết năm 2000, vì tại thời điểm để tài hoàn thành các số liệu liên quan thương mại của những năm kế tiếp vẫn chưa được công bố chính thức
Phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của để tài
được bố cục như sau:
Chương I: Vai trò của WTO đối với hoạt động thương mại thế giới
Chương 2; Phân tích các tác động đến hoạt động thương mại khi Việt Nam gia
nhập WTO
Chương 3: Những giải pháp nâng cao khả năng hội nhập cho hoạt động thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO
4 Điểm mới của đề tài:
Liên quan đến đề tài này, có một số bài báo nêu rải rác về một số nội dung đề tài dé cập, nhưng đây là luận văn để tài nghiên cứu hệ thống và khá toàn diện đến các tác động của sự gia nhập WTO trong tương lai đến nền thương mại Việt Nam cả nội thương
lẫn hoạt động xuất nhập khẩu
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2002
Trang 11
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI HOAT ĐỘNG
THUONG MAI QUOC TE
1.1 VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC WTO
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm cho nền kinh tế các nước, thua trận cũng như
thắng trận, trở nên điêu tàn, kiệt quệ, sản xuất đình đốn, nhà máy bị đóng cửa, đồn
điền bỏ hoang, Vì vậy, sau chiến tranh tất cả các quốc gia này đều cùng chung một trách nhiệm là tái thiết nền kinh tế đổ nát sau chiến tranh Do vậy, họ cùng chung
mục đích là đẩy mạnh quan hệ thương mại quốc tế, được xem là một động lực lúc
bấy giờ để giúp các quốc gia nhanh chóng phục hồi kinh tế Để làm điều đó, biện pháp quan trọng nhất là hạ thấp và tiến tới gỡ bỏ những hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan tương đối cao lúc bấy giờ
Tháng 12 năm 1945, chính phủ Mỹ đã mời một số nước tham gia các cuộc đàm phán
để đi đến một thỏa ước đa phương nhằm cùng nhau cắt giảm thuế quan thúc đẩy thương mại quốc tế
Tháng 2/1946, Liên hiệp quốc ra nghị quyết kêu gọi một hội nghị quốc tế nhằm phát thảo hiến chương cho một tổ chức thương mại quốc tế Liên Hiệp Quốc đã công
bố một dự thảo hiến chương ITO ( International trade organization -TỔổ chức thương mại quốc tế), đồng thời thành lập Ủy Ban trù bị vào tháng 10 năm 1946 tại London
Tổng cộng có 4 cuộc họp đã được tổ chức để hoàn thành dự thảo hiến chương ITO,
cuộc họp cuối cùng tại Hawana, Cuba năm 1948 Tuy nhiên, ITO đã không trở thành
hiện thực vì sự bất hợp tác của Mỹ, cụ thể là Quốc hội Mỹ
Như đã nói ở trên, song song với cuộc đàm phán “Hiến chương La Hawana” dưới
sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc từ ngày 10/4 đến 30/10/1947 tại Geneva, đại diện
của 25 nước cũng đã kết thúc vòng đàm phán thương mại đa phương đầu tiên theo đề
nghị của Mỹ về cắt giảm thuế quan đối với khoảng một nửa số hàng hóa trong
thương mại quốc tế Ngày 30/10/1947, 23 nước đã ký nghị định thư áp dụng tạm thời
“Hiệp định chung về thuế quan và thương mại” được viết tắt theo tiếng Anh là
GATT 1947 (General agreements on Tariffs and Trade, 1947) Từ khi ra đời đến nay GATT đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy thương mại phát triển, thể
Trang 12Bảng 1: Các vòng đàm phán thương mại GATT Năm Địa điểm Đối tượng đàm phán Số nước tham gia 1947 Geneva Thuế 23 1949 Annecy Thuế 12 1951 Torquay Thuế 38 1956 Geneva Thuế 26 1960-1961 Geneva Thuế 26 (Vòng Dillon)
1964-1967 Geneva Thuế, các biện pháp chống 62
(Vong Kenedy) | pha gia
1973-1979 Geneva Thuế, các biên biện pháp 102
(Vòng Tokyo) | phi thuế và hiệp định khung
1986-1993 Geneva Thuế, các biện pháp phi 123 (Vòng thuế, các nguyên tắc, dịch Uruquay) vụ, sở hữu trí tuệ, dệt may, nông nghiệp, thành lập WTO
Nguồn: Viện Nghiên cứu thương mại, Những điều cần biết về tổ chức Thương mại Thế giới và tiến trình gia nhập của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 1998
Trong các vòng đàm phán này, đặc biệt chú ý là vòng Uruquay kéo dài từ năm 1986 đến 1993, vòng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho GATTT - thành lập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO (World trade organisation — TỔ chức thương mại
thế giới) Mặc dù, WTO ra đời trên nền tảng của GATTT, kế thừa kết quả hơn 40 năm
của GATT nhưng WTO không phải là sự mở rộng GATT đơn giản, ngược lại, WTO
hoàn toàn thay thế tổ chức tiền thân của nó và có đặc điểm rất khác biệt với GATT,
thể hiện:
- GATT là một loạt các quy định, hiệp định đa biên, không có nên tảng về thé
chế, chỉ có một Ban thư ký nhỏ gắn với mục đích ban đầu là cố gắng thành lập
tổ chức Thương mại Quốc tế —- ITO, W7O là một tổ chức thường trú và ban
thư ký riêng
- GATT hoat d6ng trên cơ sở "tạm thời”, thậm chí sau hơn 40 năm, các chính
phủ mới chọn phương án sửa đổi để thành cam kết vĩnh viễn, các cam kết của WTO là đầy đủ và cố định
- Các quy định của GATT chủ yếu chỉ áp dụng cho thương mại hàng hóa, nhưng WTO còn bao hàm cả thương mại dịch vụ và khía cạnh liên quan
Trang 13Bảng 2: Các kết quả đạt được qua các vòng đàm phán trong khuôn kh6 GATT
Vòng Thời gian | Số nước Trị giá Bình quân Bình quân đàm tham gia thương mại cắt giảm thuế quan
phán được tính thuế quan sau đó
Geneva 1947 5 10 ti USD 35% Không số liệu Annecy 1949 33 | Không số liệu 35% Không số liệu Torquay 1950 34| Không số liệu 35% Không số liệu Geneva 1956 22 2,5 ti USD 35% Không số liệu Dillon 1960-1961 45 4,9 tỉ USD 35% Không số liệu Kenedy 1962-1967 48 40 tỉ USD 35% 8,7% Tokyo 1973-1979 99 155 ti USD 34% 6,3% Uruguay 1986-1993 123 3,7 ngan ti 38% 3,9% USD
Nguôn: Hệ thống thương mại thế giới, John H Jackson, Phạm Viêm Phương, Huỳnh Văn Thanh dịch, Nhà xuất bản Thanh niên, 2001
- GATT là một công cụ đa phương, do đó mang tính chất chọn lọc và tự nhiên
Các hiệp định của WTO phần lớn là đa biên và do đó mang tính bắt buộc rất
cao
- _ Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO ø@banh hơn, tự động hon và ít bị tắt
nghẽn so với hệ thống cũ của GATT Việc thực hiện các phán quyết về giải
quyết tranh chấp cũng dễ dàng đảm bảo hơn
1.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của WTO
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới,
thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong lời nói đầu của hiệp định GATT năm
1947: nâng cao mức sống của người dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ
Trang 14
- Thiic đẩy sự phát triển các thé chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho công dân các nước thành viên,
đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng
Để thực hiện các mục tiêu đó, WTO có 5 chức năng sau:
- - Thống nhất quản lý thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên, giám sát, tạo thuận lợi kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành
viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ
- Tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương và nhiều bên, theo quy
định của hội nghị Bộ trưởng WTO
- - Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện
và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên
- Kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, đảm bảo thực
hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của
WTO
- Hop tac vdi tat cả các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngan hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định chính sách và dự báo xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế toàn cầu
Nguyên tắc hoạt động:
Mặc dù, Hiệp định WTO bao gồm 29 văn bản pháp lý riêng biệt bao trùm mọi
lĩnh vực từ nông nghiệp đến ngành dệt may, từ dịch vụ đến việc mua sắm của chính phủ, các quy tắc xuất xứ và sở hữu trí tuệ Ngoài ra còn có 25 tuyên bố bổ sung,
quyết định và văn bản ghi nhớ ở cấp bộ trưởng quy định những nghĩa vụ và cam kết
khác của các thành viên WTO 7y nhiên xuyên suốt toàn văn bản là các nguyên tắc
sau:
‹« Thương mại khơng phân biệt đối xử:
- Nguyên tắc này được thể hiện là thành viên WTO không được phân biệt giữa các thành viên, giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong
nước Nguyên tắc này được cụ thể bởi 2 nguyên tắc pháp lý cơ bản là tối huệ quốc (MEN) và đãi ngộ quốc gia (NT)
- - Theo nguyên tắc tối huệ quốc, mỗi thành viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất cứ nước nào hay phân biệt đối xử chống lại
nước đó
- - Đãi ngộ quốc gia: được hiểu các quốc gia không được phân biệt đối xử đối
với hàng hóa dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, nhà đầu tư nước ngoài so với
Trang 15
¢ Su tham nhập thị trường gia tăng và có thể dự đoán trước:
WTO thúc đẩy các quốc gia thành viên cung cấp cho các nhà đầu tư, chủ
doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng, một môi trường kinh doanh có thể khuyến khích thương mại, đầu tư và tạo công ăn việc làm cũng như các cơ hội về giá cả thấp trên thị trường, trong đó môi trường Ổn định và có khả năng dự đoán được, đặc biệt là những công việc liên quan
đến đầu tư và phát triển
Vấn để mấu chốt của những điều kiện thương mại có thể dự báo trước là
sự minh bạch rõ ràng của luật pháp trong nước theo luật định hay trong thực tiễn, bên cạnh đó phần lớn công việc của các quan chức WTO có liên quan là rà soát những thông báo này Việc giám sát thường kỳ chính sách
thương mại thông qua cơ chế đáng giá chính sách thương mại sẽ cung cấp
thêm các biện pháp nhằm khuyến khích sự rõ ràng của các đạo luật và các quy định ở cả phạm vi trong nước và đa biên
«Ổ Tăng cường cạnh tranh thương mại công bằng
Mặc dù, WTO không phải là tổ chức “Tự do thương mại”, mặc dù đôi khi
nó vẫn được xem là như vậy, vì nó vẫn sử dụng thuế và có những hạn chế nhất định WTO vẫn được coi là một dạng bảo hộ, nói đúng hơn đây là một
hệ thống các nguyên tắc mở trong hoạt động cạnh tranh công khai, công
bằng và không sợ bóp méo
Các quy tắc về không phân biệt đối xử được đưa ra để đảm bảo hoạt động thương mại bình đẳng, tương tự các quy tắc về chống bán phá giá và trợ cấp cùng nhằm mục đích đó Các nguyên tắc của GATT trước đây được
thông qua để đặt nền tảng cho chính phủ các nước đưa ra thuế đối kháng
đối với hai dạng cạnh tranh không bình đẳng đã được mở rộng và giải thích trong các hiệp định củúa WTO
1.1.3 Cơ cấu tổ chức WTO: W7O có cơ cấu tổ chức gồm hai cấp:
Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết dinh (Decision Making Power): Hội nghị bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại
Các cơ quan thừa hành và giám sát thực hiện các hiệp định thương mại äa
phương: Hội đồng GATTT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS và bộ phận
thực hiện chức năng hành chính là Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO
1.1.3.1 Hội nghị bộ trưởng, đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh
Trang 16
- Hội nghị Bộ trưởng WTO: Hội nghị bộ trưởng thực hiện tất cả các chức năng
của WTO và có quyền thực hiện mọi hành động cần thiết để thực hiện chức
năng đó Hội nghị Bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết định tất cả các vấn
để trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO
- Dai hội đồng WTO: Trong thời gian giữa các khóa họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Đại hội đồng đảm nhận trên cơ sở thường trực tại trụ sở WTO là đại diện ở cấp đại sứ của chính phủ tất cả các thành viên, các Ủy Ban có trách nhiệm báo cáo lên Đại
hội đồng WTO
- Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại:
Ngoài việc thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khóa họp Đại hội đồng WTO còn thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các Hiệp định thương mại đa phương trong đó
quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng kiểm điểm
chính sách thương mại Chính vì vậy mà Đại hội đồng WTO cũng đồng thời là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB — Dispute Settlement Body) khi thực hiện
chức năng giải quyết tranh chấp và là “Cơ quan kiểm điểm chính sách thương
mại” (TPRB -— Trade Policy Review Body) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại
1.1.3.2 Các cơ quan thừa hành: giám sát thực liện các Hiệp định thương mại ãa phương
WTO có 3 Hội đồng được thành lập để giám sát việc thực hiện 3 hiệp định thương mại đa phương là: Hội đồng GATTT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS Ngoài ra còn có các cơ quan được các Hội đồng của WTO thành lập với tư cách là cơ cấu trực thuộc (Subsidiary Bodies) để giúp các Hội đồng này trong việc thực hiện
các chức năng kể trên Ví dụ như “Ủy ban về thâm nhập thị trường”, “Ủy ban về trợ
giúp nông nghiệp” và các “Nhóm công tác” (Working Groups) được thành lập trên
cơ sở tạm thời để giải quyết những vấn đề cụ thể, vi dụ như các “Nhóm công tác về
việc gia nhập WTO” của một số nước
WTO có một Ban thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức và nhân viên Đứng đầu Ban thư ký là Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc WTO còn có vai trò
chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương
1.2 VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.2.1 Những quy định của WTO về hoạt động thương mại
Trang 17
Nguyên tắc này được thể hiện qua hai nguyên tắc cụ thể đó là :
- Tối huệ quốc - MEN: tức một quốc gia khi trở thành thành viên WTO thi
phải có nghĩa vụ dành cho hàng hóa, dịch vụ và các đối tượng liên quan
quyền sở hữu trí tuệ hay nhà đầu tư sự đãi ngộ tại cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho hàng hóa và các đối tượng khác xuất phát
từ một thành viên, trừ một số ngoại lệ
- - Đãi ngộ quốc gia - NT: theo đó, mỗi thành viên dành cho hàng hóa và những
đối tượng khác của các quốc gia thành viên WTO sự đãi ngộ trên thị trường
nội địa, sau khi hàng hóa được nhập khẩu không kém phần thuận lợi hơn sự
đãi ngộ dành cho các nhà sản xuất và hàng hóa được sản xuất trong nước
1.2.1.2 Bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan
Có nhiều biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước đó là thuế quan và phi thuế quan Theo tinh thần Hiệp định WTO, các thành viên dần dần chuyển các biện pháp
hạn chế khác thành thuế quan Mặc dù thuế quan cũng có tác động bóp méo điều
kiện cạnh tranh, có những tác động bất lợi về lâu dài do khả năng cạnh tranh của những hàng hóa được bảo hộ, tuy nhiên, trong những biện pháp, chính sách thường được áp dụng, thuế quan được nhìn nhận là một biện pháp mang tính chất minh bạch
nhất và vẫn được coi là cân thiết để thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế và
là một phần thu nhập ngân sách với các nước đang phát triển có trình độ thấp
Do vậy, GATT trước đây và WTO ngày nay một phần vẫn công nhận, việc các
nước phát triển đang áp dụng thuế quan nhằm mục đích phát triển kinh tế đồng thời yêu cầu biểu thuế và thủ tục tính thuế được công bố và điều hành một cách minh bạch, biện pháp này được chấp nhận vì vẫn đạt được mục đích phát triển nhưng hạn
chế đến mức thấp nhất các tác dụng bóp méo các điều kiện thương mại
1.2.1.3 Không áp dụng hạn chế số lượng
Theo quy định của điều XI, các bên sẽ triệt tiêu ở quy mô chung các hạn
chế số lượng Hạn chế số lượng được coi là biện pháp bóp méo cạnh tranh trong thương mại, làm giảm hoặc triệt tiêu vai trò điều tiết của thị trường, làm mất tính ổn
định của môi trường thương mại và một trong những nguyên nhân chính của sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Tuy nhiên W 'TO cũng có những ngoại trừ vi
quyền áp dụng có hạn chế và có điều kiện biện pháp phòng hạn chế số lượng đó là:
- - Hạn chế số lượng được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ sau:
+ Nước nhập khẩu gặp khó khăn về cán cân thanh toán
Trang 18
+ Nhap khẩu một sản phẩm tăng đột ngột gây tổn hại hoặc đe dọa cho
một ngành sản xuất trong nước
+ Miễn trừ khi có nhu cầu áp dụng một biện pháp để đạt tới mục tiêu
được nêu trên phần mở đầu Trong trường hợp này, có thể để nghị các
thành viên cho phép vận dụng một số biện pháp riêng, trái với các nguyên tắc chung trong một thời gian xác định
1.2.1.4 Tạo cơ sở ổn định trong thương mại quốc tế
WTO nhấn mạnh việc các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định cho
thương mại quốc tế Để đạt được điều đó các thành viên đàm phán cam kết thuế trần tối đa cũng như các chương trình giảm thuế và không áp dụng các biện pháp phi thuế quan gây trở ngại không cần thiết cho thương mại khi có yêu cầu nâng thuế lên trên
mức trần đã cam kết các thành viên phải thông báo và đàm phán trước với các thành
viên khác có quan hệ chủ yếu hoặc phải được các thành viên chấp nhận được làm
trái với một số nghĩa vụ cơ bản trong thời gian xác định Mọi biện pháp thương mại sẽ được thông báo cho Ban thư ký và tạo thuận lợi để các thành viên có thể tham khảo các dự án ban hành, những văn bản luật lệ mới sẽ được công bố trước và cho phép doanh nghiệp được trình bày ý kiến của mình Bằng cách đó các thành viên cũng đảm bảo để môi trường thương mại ít bị những biện pháp bất thường và không có nguyên tắc làm đảo lộn Đó là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh
doanh cả ở trong nước và trên thị trường quốc tế
1.2.1.5 Thúc đẩy thương mại lành mạnh và điều kiện cạnh tranh công
bằng
Trên thương trường những yết tố nội tại của hàng hóa và điều kiện quy định khả năng và sức sống của nó Cơ chế cạnh tranh do phía nhà sản xuất có được đầu vào
đáp ứng đúng yêu cầu của sản xuất với phía cạnh tranh, người tiêu dùng được hưởng
những sản phẩm giá thấp nhất Qua đó nâng cao đời sống nhân dân và nền sản xuất phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả WTO có định chế điều chỉnh các biện pháp chống bán phá giá hay đánh thuế để không nhằm triệt tiêu tác dụng của việc hàng
hóa bị phá giá hay được trợ cấp trực tiếp nhằm mục đích hoặc có tác dụng cạnh tranh
không lành mạnh
Tuy nhiên để tránh những sự thực trong thương mại không lành mạnh cá lớn nuốt cá bé qua bán phá giá và trợ cấp hoặc ngược lại lạm dụng các quy định chống bán phá giá và thuế để không gây trở ngại trá hình cho thương mại WTO đã thỏa thuận
về những quy tắc chặt chẽ điều chỉnh lĩnh vực này
1.2.1.6 Cho phép duy trì đãi ngộ tu đãi giữa các rước trong cùng một liên
Trang 19
Thừa nhận các cam kết khu vực như là một công cụ để đẩy mạnh tự do hóa thương mại hướng tới mục tiêu của tổ chức WTO, chấp nhận các liên kết khu vực như là một ngoại lệ về sự đãi ngộ không phân biệt đối xử, theo đó các thành viên
của liên kết đó có thể dành cho nhau sự đãi ngộ riêng biệt thuận lợi hơn mức đãi ngộ
tối huệ quốc với điều kiện không vì thế mà nâng cao hơn các trở ngại thương mại và
giám mất các thuận lợi mà các nước không tham gia liên kết đã có được trước đây
Nếu ở một lĩnh vực nào đó, các quyển lợi đó bị suy giảm hay mất đi, liên kết khu vực có thể sẽ phải đàm phán để bù đắp cho sự suy giảm đó
1.2.2 Cơ hội và thách đố đối với hoạt động thương mại của các nước khi gia
nhập WTO
1.2.2.1 Các nước đang phát triển
Về Cơ hội
- - Thị trường sẽ được mở rộng đối với thương mại của các nước đang phát triển, việc gia nhập WTO với thị trường rộng lớn của 144 quốc gia thành viên sẽ là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển để đẩy mạnh hoạt động thương mại, đặc biệt là những mặt hàng thâm dụng lao động và nông sản vốn là thế mạnh
của những nước đang phát triển, từ đó phát huy các lợi thế quốc gia của mình
- Là diễn đàn để các nước đang phát triển đưa ra ý kiến và thống nhất hành
động trong đấu tranh với áp đặt thương mại từ các nước phát triển Thật vậy,
với số lượng áp đảo trong GATT trước kia và WTO hiện nay, bằng sự đồn kết, thơng qua các diễn đàn của WTO, tiếng nói chung của các nước đang
phát triển đã trở nên có ý nghĩa và trọng lượng hơn trong việc định ra một khuôn khổ cho hoạt động thương mại quốc tế, nhiều lĩnh vực mới chưa được thông qua và áp dụng vì sự bất đồng và phản đối từ các nước đang phát triển - Người dân của các nước đang phát triển có thể tiêu dùng hàng hóa phong phú,
đa dạng với giá rẻ, cũng như nhập khẩu các thiết bị máy móc, công nghệ từ các nước phát triển phục vụ cho nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước, mở rộng qui mô sản xuất từ đó tác động mạnh đến hoạt
động thương mại của các nước
- _ Tiếp cận vốn, kiến thức quản lý, khoa học kỹ thuật chuyển giao từ các nước phát triển, những thứ mà các nước đang phát triển rất thiếu, từ đó cân đối
được các yếu tố sản xuất, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
thương mại của quốc gia, họ vươn lên trở thành những đối thủ cân xứng với
Trang 20- Thúc đẩy các nước đang phát triển cải cách, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các lợi thế và tiềm năng quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và các nguồn lực khác của đất trước, tham gia một cách sâu rộng vào hoạt động thương mại quốc tế
- Tiếp nhận sự hỗ trợ của các quốc gia phát triển, các định chế tổ chức quốc tế trong việc phát triển thương mại, cải cách hệ thống luật lệ, thể chế liên quan
thương mại, từ đó tạo ra một thị trường đồng nhất với thị trường tại các nước
phát triển
- Tránh được sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, đảm bảo tính công
bằng khi tham gia vào phân công lao động và thương mại ở phạm vi toàn cầu,
qua đó có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa và dịch vụ của các nước phát triển
- Ngoài ra, WTO có cơ chế ưu đãi riêng cho các nước đang phát triển, cho nên thâm nhập thị trường các nước công nghiệp phát triển sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt là những mặt hàng mà trước đây các nước này bảo hộ bằng các hàng rào
thuế quan cũng như công cụ phi thuế và trợ cấp lớn
Về thách đố
-_ Sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các nước đang phát triển được đánh
giá chung là yếu, điều này thể hiện ở cơ cấu mặt hàng nghiêng về những mặt
hàng thâm dụng lao động, công nghiệp nhẹ, nông sản với biến động về giá rất
bất lợi Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp kém, lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế -_ Thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong đàm phán hội nhập, thiếu thông tin và cả
chuyên gia giỏi để hiểu và vận dụng các qui định của WTO vào phát triển
thương mại của đất nước cũng được xem là một thách đố lớn mà các quốc gia
đang phát triển đang phát triển phải đối mặt
-_ Luật lệ các nước đang phát triển đặc biệt là hệ thống luật và thể chế liên quan đến thương mại còn thiếu và nhiều bất cập, tổn tại nhiều khoảng cách so với
các qui định của WTO cũng sẽ là một trở ngại cho các nước đang phát triển trên đường hội nhập vào trong môi trường thương mại toàn cầu
1.2.2.2 Đối với các nước công nghiệp phát triển
Về Cơ hội
- Thị trường rộng mở đối với các nước phát triển, đặc biệt xuất khẩu hàng hóa sang các nước đang phát triển, do hàng rào phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ, trong
Trang 21WTO chiếm 95% kim ngạch ngoại thương, lợi thế này rõ ràng rất lớn, đặc biệt
các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ, cũng như đầu tư ra nước ngoài
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp theo đó các ngành mà các nứơc phát triển đang mất dần lợi thế sẽ chuyển giao cho các quốc gia đang phát triển, từ đó tái cơ cấu lại nên kinh tế để tăng hiệu quả của nền sản xuất trong nước, thông qua việc chỉ tập trung vào các ngành mà quốc gia có lợi thế
Cơ hội để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, chiếm lĩnh thị trường hàng hóa và dịch vụ ở các nước đang phát triển, khi các hiệp định của WTO được thực hiện thì rõ ràng hàng rào của thương mại hàng hóa dịch vụ, đầu tư được hạ thấp và
tiến tới gỡ bỏ, điều này tạo ra điều kiện thuận lợi rất lớn cho các nước phát triển vươn ra chiếm lĩnh thị trường ở các nước đang phát triển mà lâu nay được
bảo hộ rất cao
Các nước phát triển ràng buộc các nước khác, cụ thể ở đây là các nước đang phát triển,
thực thi nghĩa vụ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như mở cửa thị trường dịch vụ, điều mà các
nước vẫn còn bỏ ngõ và quản lý lỏng lẻo
WTO cũng là diễn đàn mà các nước phát triển đưa ra luật chơi cho thương mại toàn cầu, đặt thương mại các nước đang phát triển trong vòng chi phối của
mình, từ đó sẽ chiếm được nhiều phúc lợi hơn đối với các nước đang phát triển do thương mại quốc tế phát triển, nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng trong thế giới thương mại thì phúc lợi sẽ không được chia đều mà phần lớn phúc lợi thuộc về các nên kinh tế phát triển
Về thách đố
Phải mở cửa thị trường nông sản, thị trường dệt may, các thị trường khác, tức những lĩnh này mà lợi thế đang thuộc về các nước đang phát triển, điều này sẽ
đối mặt với sự phản đối mạnh của người dân các nước phát triển do tình trạng
thất nghiệp gia tăng, giá hàng hóa giảm sút
Sự cạnh tranh mạnh từ hàng hóa cùng chủng loại nhưng giá cả rẻ hơn từ các
nước đang phát triển, các nước đang phát triển gần đây ngoài sản xuất những
mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàm lượng kỹ thuật không cao, hàng nông sản,
một số nước đã bắt đầu đi vào sản xuất những mặt hàng tinh chế, hàm lượng
khoa học công nghệ trong sản phẩm đã gia tăng so trước đây, cộng thêm vào
đó là giá nhân công rẻ đã trở nên những đối thủ khó chịu đối với các nước
Trang 22- Đầu tư chuyển giao công nghệ mạnh trên phạm vị toàn cầu, các nước đang phát triển nhanh chóng tiếp cận những công nghệ mới qua đó làm mất khả năng độc quyền, thống lĩnh các công nghệ sản xuất hiện đại
1.3 Tình hình gia nhập WTO của một số nước và những bài học kinh nghiệm
rút ra đối với Việt Nam
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau, do
những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều lấy các quy định của WTO làm
tiêu chuẩn cho các cuộc cải cách trong nước Dưới đây chỉ để cập đến một số nước và lãnh thổ có điều kiện gia nhập tương tự mà Việt Nam có thể tham khảo, đó là Wga, Trung Quốc và một số nước và lãnh thổ khác
1.3.1 Trung quốc
Trung Quốc có thời gian đàm phán gia nhập WTO tương đối dài, hiện nay Trung quốc đã là thành viên của WTO, nhưng những kinh nghiệm Trung Quốc sẽ là bài học quý cho Việt Nam
- Mở cửa thị trường và giảm thuế quan: Trung Quốc đã liên tục cắt giảm thuế
quan cho phù hợp với quy định WTO cũng như yêu cầu các quốc gia thành
viên Năm 1991, Trung Quốc cắt giảm thuế từ 45% xuống mức 30% cho 225
mặt hàng, năm 1993, tiếp tục giảm 8,8% thuế cho 2.899 mặt hàng, năm 1995,
Trung Quốc tiếp tục cắt giảm thuế đối với 4.000 loại hàng hóa, năm 1997, Trung Quốc đưa ra lộ trình giảm thuế cho 86 nhóm sản phẩm trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập thay vì 12 năm như trước, về cam kết mức thuế trung
bình, Trung Quốc sẽ giảm thuế trung bình từ 36% xuống 24%, sau đó cắt giảm
xuống 17%, cuối cùng còn 15% vào năm 2000
- Các biện pháp phi thuế quan: Trung Quốc đã liên tục thực hiện việc cắt giảm
các biện pháp phi thuế :
© Tháng 8/1992, Trung Quốc bãi bỏ danh mục các mặt hang thay thé
nhập khẩu
© Tháng 1/1994, bãi bỏ các biện pháp như hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu cho 283 chủng loại hàng hóa
o Tháng 5/1995, các biện pháp quản lý nhập khẩu cho 285 sản phẩm
khác cũng được hủy bỏ
© Tháng 7/1997: Trung Quốc đưa ra để nghị giai đoạn chuyển tiếp § năm kể từ ngày gia nhập WTO để hủy bỏ các biện pháp quản lý phi quan
thuế, đồng thời chuyển sang áp dụng hạn ngạch thuế suất, bên cạnh đó vẫn còn duy trì một số biện pháp khác (phi quan thuế ) để bảo hộ sản
Trang 23Kiểm soát giá và trợ cấp xuất khẩu: Trung Quốc đang xem xét trợ cấp xuất khẩu như lãi suất ngân hàng nhà nước ở mức thấp, cắt giảm hơn 12 tỷ nhân
dân tệ trợ cấp xuất khẩu hàng năm, thực hiện chế độ một tỷ giá, đưa ra cam kết sẽ bỏ tất cả các khoản trợ cấp đối với sản phẩm này trong vòng 6 năm kể
từ khi gia nhập WTO, „ưng Trung quốc vẫn duy trì một số biện pháp trợ cấp đối với các mặt hàng: chè, đường, thịt lợn, gia cầm, hạt có dầu, động vật sống,
lúa gạo Trung Quốc cũng đã cung cấp danh sách các khoản trợ cấp và kèm theo đó là lịch trình hủy bỏ trợ cấp này
Doanh nghiệp quốc doanh và quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Trung Quốc
cam kết tạo sân chơi bình đẳng các doanh nghiép nha nuéc va tu nhan, nhung
vẫn duy trì quyền nhập khẩu một số mặt hàng cho các xí nghiệp quốc doanh:
gạo, bông, dầu, thực vật sống, phân bón, xăng dầu, dầu thô và thuốc lá, theo
đó, sau thời gian gia nhập WTO, Trung Quốc về cơ bản sẽ không còn duy trì
độc quyền nhà nước, huỷ bỏ độc quyền này trong vòng 8 năm từ ngày gia nhập WTO, đối các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc cam kết họ
sẽ được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như các công ty trong nước trừ một số mặt hàng đặc biệt như đã nêu trên với thời hạn có hiệu lực là 8 năm kể từ
ngày gia nhập, sau đó rút xuống còn 5 năm
Thương mại dịch vụ: một mặt, Trung Quốc mở cửa dần thị trường này và đưa cam kết cụ thể về việc mở cửa một số lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, phân
phối, viễn thông, dịch vụ vận tải hàng hải, xây dựng nới lỏng quản lý ngoại
tệ, mặt khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì một số hạn chế:
Các đại diện thương mại chỉ được phép thành lập dưới dạng liên doanh
Các nhà cung cấp nước ngoài chỉ được hoạt động một số thành phố
Hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ Hạn chế quyền sở hữu nước ngồi
ÐƠO
070
Mở cửa đầu tư nước ngoài: trong quá trình đàm phán Trung Quốc đã sửa đổi,
bố sung luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp quy định WTO, theo đó áp dụng đãi ngộ quốc gia từng bước cho các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên Trung
Quốc vẫn áp dụng yêu cầu về chuyển giao công nghệ Bên cạnh đó, Trung Quốc đàm phán cố gắng giành thời gian chuyển tiếp để duy trì tỷ lệ nội địa hóa và tỷ lệ xuất khẩu
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: để phù hợp quy định WTO, no Quốc tập trung các việc sau:
o Ban hanh luật liên quan quyền sở hữu trí tuệ phù hợp tinh than WTO
o_ Gia nhập các tổ chức quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ mà trước đó chưa
Trang 241.3.2.Nga
-_ Mở cửa thị trường và giảm thuế quan: liên tục giảm thuế, qua nhiều lần cắt giảm hiện nay chỉ còn dưới 10%, £#y nhiên vẫn không cam kết nguyên tắc “
G2 nguyên trạng“ với lý do sẽ gây ra trở ngại cho công cuộc cải cách thương mại trong nước, tuy nhiên sẽ thông báo trước cho các đối tác khi có sự thay
đổi bất ngờ này
Biện pháp phi thuế: Nga tuyên bố sẽ không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, tuy nhiên thực tế nhiều mặt hàng vẫn được bảo hộ bằng các biện pháp hành chính như cấm nhập khẩu, hạn chế nhập,
- Kiém soát giá cả và trợ cấp xuất khẩu: hiện nay Nga có trợ cấp khá cao, tuy
nhiên Nga cho rằng trợ cấp đó không cấm theo quy định WTO, vì vậy, các đối
tác thương mại, nhóm gia nhập đang yêu cầu Nga làm rõ thêm vấn dé này -_ Mở cửa đầu tư: Nga vốn có quy định tỷ lệ nội địa hóa, Nga cam kết bỏ năm
2000
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: về cơ bản luật về quyền sở hữu trí tuệ của Nga gần với các nước đang phát triển, nhưng so với TRIPS, còn nhiều điểm cần
giải quyết liên quan đến hiệu lực hóa các luật lệ và sắc lệnh, Nga được các
quốc gia yêu cầu áp dụng đãi ngộ quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc và thời hạn
hiệu lực là khi Nga gia nhập WTO không có thời gian ân hạn
1.3.3 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO
1.3.3.1.VỀ nguyên tắc, trong đàm phán gia nhập luôn luôn khổng định quyết tâm đổi mới và chuyển đổi sang cơ chế thị trường, điều này đặc biệt
quan trọng đối với các nền kinh tế chuyển đổi, các nước như Trung Quốc,
Nga và Đài Loan luôn thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc cải cách theo hướng thị trường thông qua các hành động cụ thể: thay đổi quan điểm quản lý thương mại theo hướng tăng các biện pháp mang tính thị trường giảm các biện pháp mang tính mệnh lệnh và hành chính, cải cách ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, ủng hộ và khuyến khích cho khu vực tư nhân
phát triển
1.3.3.2 Cố gắng để đưa cam kết cao trong những lĩnh vực mạnh và quan
tâm nhất của mình và cam kết thấp trong những lĩnh vực có năng lực
cạnh tranh thấp Để làm như vậy cần xác định rõ năng lực cạnh tranh của
từng ngành hàng Đài Loan là một điển hình về điều này, Đài Loan cam kết
Trang 25lợi thế cao, nhưng lại cam kết rất thấp trong ngành nông sản bởi đây là
ngành nhạy cảm và bản thân Đài Loan không có lợi thế cạnh tranh nhiều
1.3.3.3 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong nước và thống
nhất lập trường trước đàm phán Nên có nhiều phương án, kể cả phương
án lùi tối thiểu Thường thì các quốc gia đưa ra những lộ trình cắt giảm thuế, phi thuế rất dài sau đó chấp nhận rút ngắn lại, cũng như trong đàm
phán Trung quốc ban đầu thể hiện quyết tâm cao trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng cuối cùng nhượng bộ ở mức chấp nhận được so mục tiêu đàm phán
1.3.3.4 Các nước nhỏ nên tranh thủ các tổ chức khu vực mà mình tham
gia để gia tăng vị thế đàm phán, trong điều kiện Việt Nam thì điều này chúng ta có thể học hỏi bằng cách dựa vào các tổ chức liên kết khu vực mà
Việt Nam tham gia: AFTA, APEC, và các tổ chức quốc tế khác
1.3.3.5 Trong các vòng đàm phán và tại bộ máy liên bộ, những vấn đề
quan trọng phải có bộ chủ quản đảm nhiệm để nắm sâu và có thẩm quyền xử lý, thông thường trong cơ cấu của Nga, Trung Quốc, Đài Loan,
Mông Cổ, thì đoàn phán phán có các chuyên gia của các bộ ngành có liên
quan, có kiến thức chuyên sâu cũng như thẩm quyển quyết định vấn đề
đang đàm phán để tiết kiệm thời gian, cũng như tránh những nhượng bộ bất lợi cho các quốc gia đàm phán gia nhập
1.3.3.6 Người đàm phán phải liên tục bám quá trình và có đủ thẩm quyền thương lượng, vì vừa phải dàn xếp giữa các cơ quan trong nước vừa
phải đấu tranh với bên ngoài
1.3.3.7 Chú trọng cử người có năng lực làm việc tại địa bàn quan trọng
như Bắc Mỹ, EU, Geneva, để học hỏi thêm
1.3.3.8 Tăng cường cán bộ đào tạo có chuyên môn sâu về WTO.Trung Quốc đã gửi hàng trăm chuyên gia giỏ trong nước ra nước ngoài tìm hiểu về
WTO, kinh nghiệm đàm phán gia nhập WTO, cũng như đào tạo, tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu để phục vụ cho công tác đàm phán gia nhập này
1.3.3.9 Phải dung hòa được lợi ích của các ngành, lĩnh vực trong nước
Đây chính là quá trình điều chỉnh cơ cấu sâu rộng và không được nóng vội
gia nhập trong điều kiện chưa chuẩn bị đầy đủ vì có thể xuất hiện những
tổn thất khó khăn khó lường về sau
Trang 26Qua thực tế đàm phán gia nhập WTO tại các nước, thì đa số các quốc gia
tiến hành song song quá trình đám phán và quá trình điều chỉnh trong nước
để tăng tính thích ứng dần tránh những sốc lớn cho nền kinh tế, cũng như
tập cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp làm quen với những vấn
đề mới
1.3.3.11 Về thuế quan, nên công bố mức thuế trần cao hơn mức áp dụng thực tế để khi cần bảo hộ thì có thể nâng thuế lên, làm như vậy sẽ chủ
động trong đàm phán và hạn chế được phản ứng của các nước
1.3.3.12 Trong đàm phán song phương, cần đặc biệt cảnh giác với Mỹ, EU, Nhật và Canada Đa số những thành viên này chỉ đưa ra nhân nhượng
vào phút chót, đồng thời cả bốn thành viên này thường cũng tiến hành đàm
phán song phương với nước xin gia nhập cùng thời điểm nên họ có thể cùng lúc tăng sức ép mở cửa trên hầu hết các lĩnh vực của nước xin gia nhập
1.3.3.13 Cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ kỹ thuật cũng như sự ủng hộ của các nước, các tổ chức, định chế quốc tế trong quá trình gia nhập
1.3.3.14 Có chiến lược hội nhập rõ ràng đối với nền kinh tế chuyển đổi,
cần có kế hoạch phát triển khu vực ngoài quốc doanh phù hợp quy định của
Trang 27«1%;
Het lun chutong 7
Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, ra đời chỉ vài năm, nhưng nhờ kế thừa di
sản gần 50 năm của GATT, cùng với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh sang nhiều
lĩnh vực mới, tính ràng buộc của các quy định WTO cao, đã khẳng định được vai trò
của Tổ chức này đối với hoạt động thương mại thế giới trong xu thế toàn cầu hóa
WTO cùng với WB và IME đã thực sự trở thành ba cột trụ quan trọng nhất có tác
động đến đời sống của hàng tỉ con người ở hàng trăm quốc gia WTO đã thực sự khắc phục được những nhược điểm đã tổn tại trên 40 của GATTT trước đây, góp phần
thúc đẩy cho hoạt động thương mại phát triển, tạo ra vận hội mới, thời cơ mới đối với
hầu hết các quốc gia trên thế giới
WTO thực hiện vai trò và chức năng thông qua các qui định cụ thể trong hàng ngàn văn bản pháp lý, những qui định này trở thành nghĩa vụ bắt buộc các
thành viên phải tuân thủ từ việc điều chỉnh luật pháp thể chế, minh bạch hóa
chính sách, giám sát các hoạt động liên quan các quốc gia thành viên, giải quyết tranh chấp, trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư,
quyền sở hữu trí tuệ và có thể tương lai sẽ mở ra những lĩnh vực mới nữa, vì tính
rộng lớn và phức tạp của hệ thống qui định WTO, nên để nắm vững cần có sự
nghiên cứu cẩn trọng và đội ngũ chuyên gia đủ năng lực và trình độ để nắm bắt vấn đề này
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mạnh như hiện nay, không quốc
gia nào muốn đứng bên ngoài của hoạt động, làn sóng này Tuy nhiên, dù là quốc
gia phát triển hay đang phát triển thì việc gia nhập WTO cũng mang đến cơ hội, thời cơ để phát triển đất nước, nâng cao mức sống người dân, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nhưng bên cạnh mặt tích cực đó thì các quốc gia, đặc biệt là các nước
đáng phát triển cũng phải đối mặt với một số nguy cơ, thách thức Vì vậy, trong hội
nhập, chúng ta phải lường trước những nguy cơ, thách thức để tìm cách vượt qua,
đồng thời phải nhận diện đâu là cơ hội, thời cơ có thể tận dụng, nắm bắt, điều này đòi hỏi sự nhạy cảm của bộ máy Nhà nước, các bộ ban ngành, sự nhạy bén của tầng
lớn thương nhân
Việt Nam gia nhập WTO trễ so nhiều nước trong khu vực và thế giới, điều này đặt ra một số khó khăn nhưng chúng ta cũng có một số thuận lợi là có được kinh
nghiệm của các nước anh em, những nước mà điều kiện gia nhập có những điểm
tương đồng với Việt Nam, việc nghiên cứu nắm bắt thông tin kinh nghiệm từ họ rất
Trang 28= 15 =
CHUONG 2
PHAN TiCH CAC TAC DONG DEN
HOAT DONG THUONG MAI KHI VIET NAM GIA NHAP WTO
21 ĐẶC ĐIỂM HOAT DONG THUONG MAI VIET NAM HIEN NAY
2.1.1 Tình hình hoạt động thương mại Việt Nam
2.1.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu
Dưới tác động của công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế của Việt Nam, bối cảnh
quốc tế, ngoại thương Việt Nam trong 10 năm qua đã đạt thành tựu to lớn trên nhiều
mặt, trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những gần đây, thể hiện những điểm sau:
s« _ Quy mơ ngoại thương Việt Nam ngày càng lớn
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 1990 - 2000 ĐVT: Triệu USD Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối (XK —- NK) 1990 5156,4 2404,0 2752,4 - 348,4 1991 4425,2 2087,1 2338, 1 - 251,0 1992 5121,4 2580,7 2540,0 +- 40 1993 6909,2 2985,2 3924.0 -938,8 1994 9880, 1 4054,3 5825,8 - 1171,5 1995 13604,3 5448,9 8155,4 - 2706,5 1996 18399,5 7255,9 11143,6 - 3887,7 1997 20777,3 9185,0 11592,3 - 2407,3 1998 20859,9 9360,3 11499,6 - 2139,3 1999 23162,6 11540,0 11622,0 52 2000 29508,0 14308,0 15200,0 - 892,0 Nguén: Téng cuc Thong ké, Tinh hinh kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm, NXB Thống kê, 2001
Trong vòng 10 năm (1990 — 2000), quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam
đã tăng gần 6 lần, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều gia tăng về quy mô Kim ngạch
xuất khẩu năm 1990 là 2404 triệu USD, đến năm 1999 đã tăng lên trên 10 tỉ USD và
năm 2000 đạt 14.308 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu năm 1990 là 2752,4 triệu USD
Trang 29Bảng 4: Tổng hợp tình hình ngoại thương 10 năm gần đây (1990 — 2000) Diễn giải 1990 — 2000 | 1990 — 1995 | 1996 — 2000 Mức lưu chuyển ngoại thương bình 14,3 7,5 22 quan nam (Ti USD)
Xuất khẩu bình quân năm (Tỉ USD) 6,5 3,3 10,3
Nhap khau binh quan nam (Ti USD) 7,8 4,2 12,2
Chénh léch thudng mai (XK — NK) - 1,3 - 0,9 - 1,9 (Ti USD)
Tỷ lệ nhập siêu (%) 21,6 30,6 18,2
Nguôn: Tổng cục Thống kê, Tình hình KTXH Việt Nam, 10 năm, NXB Thống kê, 2001
Như vậy, qua 10 năm, quy mô này lớn lên rất nhiều, trong đó giai đoạn 1996 —
2000 đã có sự gia tăng nhanh, tỷ lệ nhập siêu đã giảm xuống, trung bình cả giai đoạn là 21,6% trong đó tỷ lệ nhập siêu cao vào những năm đầu của thập kỷ 90, sau đó đã
giảm dần, những năm cuối chỉ còn 18,2%
‹ _ Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối cao
Giai đoạn 1990 — 2000 đã có những biến động lớn về kinh tế chính trị xã hội trên
thế giới, khủng hoảng hệ thống chính trị xã hội Liên xô và Đông Âu, bao vây cấm
vận những năm sau 1975, khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, thiên tai lũ lụt xảy
Trang 30Xuất nhập khẩu trong giai đoạn những năm 1990 — 2000, nhìn chung thay đổi
tích cực, ngoại trừ năm 1991, kim ngạch xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng chỉ đạt
§5,8% năm trước, các năm còn lại đều tăng, trong đó năm cao nhất đạt 143%
(1994) Tuy nhiên, tốc độ này không được duy trì vào các năm sau, xuất nhập khẩu đã có sự giảm nhẹ ở các năm 1995, 1996, trong đó tình hình nghiêm trọng ở các năm
1997, 1998 do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và tiền tệ khu vực, phục hồi năm
1999 và tăng cao ở năm 2000 Tuy nhiên, tốc độ bình quân cả giai đoạn vẫn đạt 19,85%, gấp 2,5 lần tốc độ tăng của GDP
Trong xu hướng tăng chung của xuất nhập khẩu thì xuất khẩu đã tăng cao hơn
nhập khẩu 20,8% so 19,58% của nhập khẩu Đây là nhân tố làm các cân thương mại thay đổi theo hướng giảm dần nhập siêu
‹._ Cơcấu hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 — 2000
Trong những nỗ lực của Nhà nước theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa với sự lớn mạnh nhiều mặt của doanh nghiệp, cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể phù hợp với những sự phân công lao động quốc tế, phát huy các lợi thế so sánh tương đối của quốc gia, tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế Bảng 6: Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 1990 - 2000 DVT: % si — TT và khoáng sản tiểu thủ công nghiệp liệu thô 1990 100,0 25,7 26,5 47,8 1991 100,0 33,4 14,4 52,2 1992 100,0 37,0 13,5 49,5 1993 100,0 34,0 17,6 48,4 1994 100,0 28,8 25,1 48,1 1995 100,0 25,3 28,5 46,2 1996 100,0 28,7 29,0 42,3 1997 100,0 28,0 36,7 35,3 1998 100,0 27,9 36,6 1.2 1999 100,0 31,0 36,3 Ty 2000 100,0 35,6 34,3 30,1 TB/năm 100,0 30,7 29,9 39,4
Nguôn: Tổng hợp từ nguồn Bộ thương mại và Tổng cục hải quan
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi như sau: công nghiệp nặng và
khoáng sản chủ yếu là dầu thô, kim ngạch tăng từ 619,9 triệu USD lên 5.100 triệu
Trang 31ngạch xuất khẩu Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp kim ngạch từ 635,8
riệu USD tăng lên 4900 triệu USD, tương ứng tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu 26,4%
1990) lên 34,3% (2000) Vậy qua 10 năm kim ngạch hàng công nghiệp liên tục tăng rong xuất khẩu từ 52,1% (1990) lên 69,9% (2000) Trong khi đó tỉ trọng hàng nông
âm thủy sản giảm xuống từ 50% năm 1990 xuống 30% năm 2000 Đây cũng là xu
hướng tốt của xuất khẩu Việt Nam
Bảng 7: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 1990 - 2000 DVT: %
Téng s Tư liệu sản xuất Hàng
Năm số Tổng Trang thiết bị máy Nguyên nhiên tiêu móc, công cụ, dụng cụ vật liệu dùng 1990 100 86,8 27,4 59,4 13,2 | 1991 100 88,7 21,8 66,9 11,3 1992 100 85,4 21,5 63,8 14,6 1993 100 85,7 23,5 62,2 14,3 1994 100 83,2 29,5 53,7 16,8 1995 100 84,8 25,7 59,1 15,2 1996 100 87,6 27,6 60,0 12,4 1997 100 89,9 30,3 59,6 10,1 1998 100 91,5 30,5 61,0 8,5 1999 100 93,6 30,1 63,5 6,4 2000 100 94,7 30,9 63,8 5,3 Tổng số | 100 89,78 28,68 6109| 10,22
Nguôn: Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, 10 năm, NXB Thống
kê, 2001, Tổng cục Hải quan, Bộ thương mai
Trong suốt giai đoạn 1990 — 2000, kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước Trong nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu
nhập hàng công nghiệp gồm máy móc thiết bị, thiết bị toàn bộ, công cụ dụng cụ,
trong giai đoạn trên, tỷ trọng nhóm ngành hàng này ngày càng cao, chiếm trên 90% Trong khi đó nhập khẩu cho tiêu dùng trong những năm đầu 90 cao nhưng sau đó
giảm dần ở những năm 1999 và 2000 ‹ _ Thị trường xuất nhập khẩu
Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn, đầu những năm
1990, chúng ta chủ yếu làm ăn với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa tức là các nước Đông Âu và Liên Xô cũ thì đến cuối thập niên, thị trường chúng ta đã mở rộng
Trang 32
chúng ta đang có xu hướng được khôi phục lại trở thành thị trường tiềm năng của ngoại thương Việt nam
Bảng 8: Tỷ trọng các thị trường trong một số năm thuộc giai đoạn 1990 - 2000 DVT: % Khu vực 1996 1990 1995 1998 Tổng số (%) 100 100 100 100 Châu Á 13,79 39,69 75,44 69,23 [Châu Au 71,07 54,60 15,23 20,39 Châu Mỹ 0,7 0,53 2,99 5,03 | Chau Phi 0,015 0,128 0,45 0,34 |Châu Úc, Châu 0,45 0,36 1,18 3,85 Đại Dương Các tổ chức Liên 1,07 0,5 0,16 | hiệp quốc Í Các tổ chức quốc 0,39 0,03 0,02 tế khác Khu chế xuất 0,02 Tri gid không 10,5 4,01 4,5 1,16 phân bổ
Nguôn: Tổng cục Thống kê, Niên Giám thống kê, NXB Thống kê, 2000
‹_ Cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại
nói chung đã có nhiều cải tiến
Cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại Việt Nam
nói chung đã có sự thay đổi lớn, từ chỗ Nhà nước độc quyền ngoại thương, thương mại trong nước chủ yếu là do hệ thống thương nghiệp quốc doanh nắm giữ, thì nay, chúng ta
đã chuyển sang mở rộng quyền kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, trong quản lý đã có sự thay đổi tư duy lớn, từ chỗ bao biện, bao cấp, làm thay các doanh nghiệp, đã
chuyển hẳn sang chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, tách biệt quyển quản lý nhà
nước với quyền kinh doanh của doanh nghiệp, tăng tính chủ động và trách nhiệm của các doanh nghiệp, chúng ta đã chuyển từ quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính sang các biện pháp kinh tế tài chính đi sát với qui luật của thị trường, các công cụ điều chỉnh và quản lý ngoại thương cũng đã phản ánh và theo đúng các qui luật của thị trường và thực
tiễn, từ đó phát huy tác đụng đối với nền kinh tế cả nước
2.1.1.2 Tình hình thương mại trong nước
Dung lượng thị trường Việt Nam ngày càng lớn vì dân số Việt Nam tương đối đông, xét phạm vi khu vực Đông Nam Á chúng ta đứng vị trí thứ 2, xét phạm vi thế
giới, Việt Nam đứng vị trí 13, theo số liệu thống kê năm 2000, thì dân nước ta số
Trang 33
Ứng thứ 13 trong 42 nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương Hai vùng có mật độ dân
cao nhất là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long tương ứng là
183 ngudi/km? va 413 người/km” (2000)
Cùng với sự tăng trưởng của nên kinh tế, thu nhập bình quân đầu người một ng cũng gia tăng, đời sống dân cư được cải thiện một bước, trừ các vùng thiên tai, lụt
Theo số liệu điều tra mức sống dân cư, thu nhập bình quân đầu người một tháng
m 1995 đã tăng 22,6% so với năm 1994, năm 1996 tăng 10% so với năm 1995,
ưng từ 1996 — 1999 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 8,78% Nếu loại trừ do yếu giá thì thu nhập thực tế năm 1995 tăng gần 10%, năm 1996 tăng 5,5%, thời kỳ
1991 - 1996 tăng 4,6%/năm, thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực và thiên tai liên
lếp xảy ra ở nhiều vùng trên phạm vi cả nước
Bảng 9 : Thu nhập bình quân đầu người/tháng qua các năm Đvi: 1000 đồng Khu vực 1992 1993 1994 1995 1996 | 1999 Cả nước 92,1 119,0 168,1 206,1 | 226,7 | 295,0 Phan theo thanh thi va |ndng thon | Thành thi 151,2 220,3 3596| 452,8 509,4 832,5
Nông thôn Tước, 94,5 141,1 172,5 | 187,9 225,0
Nguôn: Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, 10 năm, NXB Thống
kê, 2001
_ Với dân số gần 78 triệu người, thị trường trong nước là thị trường quan trọng của các doanh nghiệp, kinh tế phát triển cao, người dân ngày càng chi tiêu lớn do các hàng hóa và dịch vụ đã làm cho thị trường trở nên nhộn nhịp hơn
Tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn khoảng 18% Đây là tốc độ phát triển rất
cao, bằng tốc độ gia tăng thương mại nước ngoài trong giai đoạn vừa qua, đóng góp cho việc gia tăng là do nhu cầu trong nước tăng nhanh, Nhà nước tạo ra điều kiện thuận lợi để các thành phần khác tham gia vào hoạt động thương mại, ngoài ra, yếu lố tăng giá cũng góp phần trong việc tăng này Tuy nhiên, việc tăng giá hay lạm
phát chỉ diễn ra ở những năm đầu của thập niên 90, từ năm 1992 về sau do chính
sách điều hành và can thiệp đúng lúc của Nhà nước cũng như vận dụng tốt các công
cụ lãi suất, tỷ giá và nhiều biện pháp khác đã làm giá cả tương đối ổn định tránh gây ra biến động và khủng hoảng cho nền kinh tế Nhưng, một điều phát sinh là nền kinh
tế đã chuyển từ trạng thái tăng giá (lạm phát) chuyển sang trạng thái giảm giá (hay
Trang 34
Nam đã chuyển từ trạng thái thiếu hàng hóa (khủng hoảng thiếu) sang trạng thái
thừa hàng hóa (khủng hoảng thừa), thị trường đang có những dấu hiệu nguội lạnh
Bảng 10 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
phân theo thành phần kinh tế PVT: ti VND
[Năm | Tổng số | Khu vực nhà Khu vực ngoài | Khu vực có vốn đầu tư
| nước quốc doanh nước ngoài /1990 | 19031 5789 12242 1991 | 33403 9000 24403 1/1992 | 51214 12370 38844 11993 | 67273 14650 52623 | 1994 | 93490 21566 71477 447 1995 | 121160 27367 93193 600 1996 | 145874 31123 112960 1791 11997 | 161899 32369 127332 2198 | 1998 | 185598 36084 147128 2386 | 1999 | 200923 37292 160000 2631 | 2000 | 219400 40000 176300 3100 Bảng 11 : Tốc độ tăng doanh thu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 1990 — 2000 DVT: % (ndm trudc = 100%)
Năm Tổng số Khu vực nhà Ngoài - Khu vực có vốn
Trang 35Bảng 12: Chỉ số giá tiêu dùng phân theo nhóm hàng hóa và dịch vụ ĐVT: % (tháng 12 năm trước 100) Chia ra Chỉ số L Chia ra l chung ƯA Lương thực,thực | Không phải lương thực aa phẩm thực phẩm : 167,1 | 167,1 17 7,2 155,4 167,5 | 171,8 172,4 170,4 | 140,5 117,5 | 113,9 106,4 121,7| 141,1 105,2 | 103,1 107,6 9926| 119,2 1144| 114,9 123,6 105,9 | 113,0 127,7| 113,1 119,6 106,8 [ 109,8 1045| 103,7 104,4 103,2 | 108,5 103,6 | 102,7 101,6 1044| 108,1 109,2 112.5 1042| 106,5 100,1 96,1 1025| 104,8 99,4 97,7 102,1 | 103,1 guon: Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, 10 năm, NXB Thống kê, 2001 Bảng 13: Chỉ số giá vàng và giá đô la Mỹ (tháng 12 năm trước = 100) Năm Chỉ số giá vàng Chỉ số giá USD 1991 188,7 203,1 1992 68,7 74,2 1993 107,4 100,3 1994 108,0 101,7 1995 97,0 99.4 1996 102,4 101,2 1997 93,4 114,2 1998 100,7 109,6 1999 99.8 101,1 2000 98,3 103,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, 10 năm, NXB Thống kê, 2001
Nhờ những biện pháp quản lý chặt chế, linh hoạt trong điều hành, góp phần ổn
định giá cả hàng hóa, mức tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ, cả vàng và đô la Mỹ đã bị chặn lại, tạo tâm lý và sự tin tưởng của người dân vào sự can thiệp của Nhà
nước vào thị trường, làm an tâm các nhà đầu tư, góp phần gia tăng tích luỹ từ nội bộ
nên kinh tế quốc gia, tăng tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam
Trang 362.1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động thương mại Việt Nam
2.1.2.1 Thương mại Việt Nam trong 10 năm luôn gia tăng với tốc độ cao Về Xuất khẩu
Trong 10 năm, quy mô xuất khẩu đã tăng 6 lần, tốc độ tăng trung bình năm trong
giai đoạn là 20% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP cùng kỳ Có sự gia tăng này theo chúng tôi do những nguyên nhân sau:
- _ Sản xuất những mặt hàng mới với sự gia tăng giá trị và sản lượng nhanh đã
góp phần thúc đẩy xuất khẩu tăng: gạo, dầu thô, dệt may, giày dép, hải sản, lắp ráp điện tử
- Co ché quan lý xuất khẩu đã có tự thay đổi lớn, từ chỗ Nhà nước độc quyển
ngoại thương chuyển sang mở rộng thành phần tham gia, qua đó huy động
tiềm lực của mọi thành phân kinh tế sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu - Pau tư nước ngoài đặc biệt vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu cũng đã góp
phần làm nên điều kỳ diệu này ở Việt Nam Nhập khẩu
-_ Quy mô nhập khẩu ngày càng lớn, tốc độ tăng cả giai đoạn tương đương
%/năm, tuy nhiên tỷ lệ nhập siêu đã giảm dần, khoảng cách giữa nhập khẩu và
uất khẩu đã được rút ngắn lại, sự gia tăng mạnh nhập khẩu này dễ hiểu:
-_ Việt Nam đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa do đó nhu cầu nhập
khẩu nhiều máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ đáp ứng nhu cầu này
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng, kéo theo đó là nhập khẩu máy móc
thiết bị và nguyên nhiên vật liệu hình thành và thực hiện các dự án này
-_ Xét về kỹ thuật công nghệ thì nhiều mặt hàng Việt Nam vẫn chưa có chất
lượng tốt thay thế hàng nhập khẩu do đó chúng ta vẫn phải nhập khẩu nguyên
nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
Mặt khác với thu nhập gia tăng, đời sống nhân dân được cải tiến, nhu cầu thi
trường trong nước ngày càng khắc khe do đó nhiều mặt hàng tiêu dùng trong
nước chưa sản xuất được, hoặc không đáp ứng đủ số lượng cho nên chúng ta
Trang 37Về thị trường trong nước
Tốc độ tăng 20%/năm trong giai đoạn 1990 — 2000, doanh thu bán lẻ hàng hóa, ich vu luôn luôn tăng cao, lý do:
Dân số ngày càng tăng
Thu nhập tăng do đó tăng nhu cầu của dân chúng tăng theo
Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển nông thôn và thành thị, cải cách lương khu vực
nhà nước, các chính sách kích cầu của nhà nước đã góp phần tăng tiêu dùng trong nước
2.1.2.2 Thương mại Việt Nam trong thập miên 90 là thương mại của nước
nông nghiệp kém phát triển thể hiện
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu, thủy sản, hải sản, hoặc
hàng thâm dụng lao động, giày dép, quần áo gia công, hàng điện tử lắp ráp ,
Mặc dù, chúng ta rất cố gắng đầu tư khoa học công nghệ nhưng tỷ lệ xuất khẩu hàng sơ chế chúng ta vẫn ở tỷ lệ 60%, giá trị gia tăng không cao, vì vậy
việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua chủ yếu tăng sản lượng khai thác, đánh bắt, sản xuất, tức phát triển chiều rộng chứ không phải phát
triển chiều sâu Đây là một trở ngại cần khắc phục
Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong giai đoạn này, nhưng xét bình quân
theo đầu người thị vẫn còn thấp so với các nước khu vực và thế giới, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong tổng thể thương mại thế giới còn nhỏ bé:
Bang 14: Ti trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và một số nước so với
tổng thể kim ngạch xuất khẩu thế giới
ĐVT:% (trong tổng kim ngạch thế giới) Nước 1990 1995 1998 1999 2000 Malaysia 0,48 0,96 0,85 0,87 0,95 Philippines | 0,37 0,78 0,56 0,35 0,29 Singapore 1,63 2,5 1,41 1,74 1,86 Việt Nam 0,02 0,18 0,20 0,20 0,21 | Indonesia 0,32 0,45 0,33 0,33 0,34 Nguon: www.wto.org/english/res_e/service_e - Co c&u hang nhap khau cdn nhiéu bat Idi, mat hàng nhập khẩu trong thời gian
1990 — 2000 chủ yếu máy móc, thiết bị toàn bộ, nguyên nhiên vật liệu, còn lại tỷ lệ nhỏ hàng tiêu dùng, tỷ lệ nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu trong cơ cấu
Trang 382.1.2.3 Sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam không cao
Sức cạnh tranh hàng hóa được đo bằng khả năng chiếm lĩnh thị trường cả trong nuớc và quốc tế, thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể: chất lượng, bao bì, mẫu mã Về chất lượng, do khoa học công nghệ chúng ta đi sau thế giới nên chất lượng hàng hóa Việt Nam chưa cao Về giá cả, nhiều mặt hàng chúng ta sẳn xuất ra giá còn rất cao
$o với các nước khu vực và thế giới: xe máy, đồ gia dụng Kiểu dáng bao bì chậm
thay đổi, dịch vụ hậu mãi vẫn chưa làm tốt Trong các yếu tố trên thì Việt Nam bất lợi nhất là về giá, do năng suất lao động Việt Nam quá thấp so với nhiều nước có điều kiện tương đồng với ta, thể hiện qua các bảng số liệu sau
Bảng 15: Năng suất lao động Việt Nam so với một số nước ĐVT: USD/người lao động 1991 1993 1995 1997 lệt Nam 267 402 603 759 1951 3396 5714 9070 rung Quốc 601 891 1043 1309 hái Lan 3089 3803 5056 3065
Ngày cả dệt may được xem là ngành Việt Nam có lợi thế thì năng suất cũng
chưa phải là cao:
Bảng 16: Giá trị gia tăng theo lao động trong ngành dệt may so các nước ĐVT: USD/người Nước 1992 1994 1996 1998 Việt Nam 520 990 1.720 1.770 Indonesia 3.000 4.600 4.000 1.100 Singapore 14.060 14.840 16.270 15.560 | Malaysia 6.800 8.750 10.450 7.980 | Trung Quéc 1.400 1.580 1.490 1.760
Nguôn: Tổng quan cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 1999
Tổn tại điều này, theo tôi là do „hững vấn đề sau: - _ Quản lý yếu kém
Trang 39Một số dịch vụ đầu vào của các doanh nghiệp giá còn rất cao: điện, nước, điện thoạiI, Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại Việt Nam còn lạc hậu nhiều so với mức trung bình thế giới Trong hội nhập, tính cạnh tranh được xem là điểm yếu nhất chúng ta cần thay i
2.1.2.4 Quy mô thương mại còn nhỏ bé
-_ Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân theo đầu người tính cho một năm so các nước khu vực và thế giới quá thấp, kéo theo đó là thị phần của Việt Nam trong tổng thể kinh tế thế giới quá nhỏ bé, theo thống kế những năm 1998, 1999, thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam so tổng thể thế giới vẫn
chưa vượt qua con số 0,006%
-_ Sức mua thị trường trong nước thấp: chính sách lương chưa hợp lý, nông dân
thu nhập hàng năm quá thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, mạng lưới thương mại cả quốc doanh và ngoài quốc doanh chưa vươn đến những vùng sâu, vùng
xa, biên giới hải đảo
2.1.2.5 Cơ chế quản lý thương mại và điều hành còn nhiều lúng túng -_ Trong xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý thay đổi hàng năm, một mặt chúng ta
bám sát được tình hình thị trường, tránh những sốc cho nền kinh tế, những
cũng gây không ít e ngại cho các nước bạn hàng, đối tác của Việt Nam, hệ
-_ thống luật lệ còn nhiều kẻ hở cũng gây khó khăn cho các nhà xuất nhập khẩu
và các cơ quan thi hành trong quá trình vận dụng vào thực tiễn
-_ Quản lý hoạt động thương mại trong nước có cải tiến, nhưng vẫn xảy ra những
hiện tượng như đầu cơ, hàng giả, hàng lậu, cạnh tranh bất chính, gây ra không
ít tranh cải và kiện tụng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau 22 TINH HINH DAM PHAN GIA NHAP WTO CUA VIET NAM:
2.2.1 Bối cảnh Việt Nam đàm phán gia nhập WTO 2.2.1.1 Bối cảnh Kinh tế thế giới
- Su phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ mạnh mẽ trong vòng 3 thập niên
vừa qua đã làm cho trình độ công nghệ sản xuất được nâng lên rất cao, hàm
lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm gia tăng rõ rệt, điều đó có ảnh
hưởng thương mại quốc tế
- _ Hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng banh trướng
Trang 40trong vòng 40 năm qua mậu dịch hàng hóa thế giới đã tăng 15 lần trong khi
sản lượng hàng hóa chỉ tăng 6 lần (Tạp chí Thị trường số 284/1996)
- Cạnh tranh giành giật thị trường trở nên khốc liệt, dẫn đến việc hình thành
ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực (EU, NAFTA, AFTA, APEC, OPEC ) cũng như các tổ chức mang tầm vóc toàn cầu (WTO, IMF, UNCTAD,
UNDP ) dé gidi quyét các vấn để cạnh tranh, tự do thương mại và điều hòa phát triển kinh tế quốc tế
- Xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng trở nên mạnh mẽ với hàng loạt tổ
chức thương mại quốc tế và khu vực thay nhau ra đời đã thực sự tạo ra những
cơ hội phát triển thương mại trên toàn thế giới, đặt biệt là những nước đang phát triển, kèm theo xu hướng này, là các hàng rào thương mại đang được gỡ
bỏ tạo ra môi trường tích cực cho thương mại quốc tế phát triển
2.2.1.2 Bối cảnh kinh té của Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa
lập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội hủ nghĩa Nhờ đó, công cuộc phát triển kinh tế đã đạt kết quả tích cực, được ngân
hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ Quốc tế (IME) đánh giá tốt, tuy còn nhiều nhiều tồn tại nhưng chính sách đổi mới đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế có thể thấy được hiệu quả rõ rệt của nó qua những biểu hiện sau
đây:
- _ Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990 — 2000 là 8,4%/năm rất cao so
với 1,8%/năm thời kỳ 1976 — 1981 Hiện tượng lạm phát phi mã (ba con số)
trong thập niên 80 đã được kiểm chế xuống mức một chỉ số
- Ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng sản lượng bình quân gần 6%/năm trong những năm 1990 — 2000 (thuộc loại cao so nhiều nước trên thế giới phổ
biến chỉ tăng 2 — 4%/năm) Đặc biệt, chấm dứt quá trình nhập khẩu hàng
lương thực kéo dài 27 năm (1962 — 1988) và hiện nay Việt Nam đã trở thành
quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới xuất khẩu gạo sau Thái Lan
Các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng phát triển khá nhanh, nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 1990 — 2000 công nghiệp gần 13 %/năm và ngành dịch vụ là 8,3%/năm
-_ Luật đầu tư nước ngoài được công bố vào tháng 12/1987 (đến nay đã 4 lần sữa
đổi, bổ sung) đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đáng kể vốn đầu tư nước