Do vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước là hết sức cần thiết cả về mặt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN
Hà Nội – 2012
Trang 3Mục lục
Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục biểu đồ iii
Danh mục hình iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Tình hình nghiên cứu: 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Mục đích nghiên cứu: 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 4
4.2Phạm vi nghiên cứu: 4
5 Phương pháp nghiên cứu : 4
6 Những đóng góp mới của luận văn 4
7 Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA 6
1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 6
1.1.1 Thương mại quốc tế và một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế 6 1.1.2 Lợi ích của các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế 13
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 14
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Campuchia 14
1.2.2 Khái quát mối quan hệ Việt Nam-Campuchia 18
1.2.3 Các nhân tố chi phối quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 23
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM-CAMPUCHIA 31
2.1 Chính sách thương mại giữa Việt Nam- Campuchia và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam- Campuchia 31
2.1.1 Khái quát chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia 31
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam – Campuchia 34
2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 38
2.2.1 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia 38
2.2.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia 50
2.2.3 Xuất nhập khẩu dịch vụ 54
2.3 Đánh giá chung quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 62
2.3.1 Một số thành tựu đạt được 62
2.3.2 Những hạn chế 68
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA 72
3.1 Triển vọng thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian tới 72
3.1.1 Triển vọng của thị trường Campuchia 72
3.1.2 Triển vọng của thị trường Việt Nam 76
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam- Campuchia 78
3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính liên quan 78
3.2.2 Xúc tiến công tác đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước 79
3.2.3 Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại song phương, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới 81
KẾT LUẬN 84
Trang 5Tài liệu tham khảo 86
Trang 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế quốc tế, liên kết kinh tế khu vực là quá trình tất yếu nhằm phát huy tối đa lợi thế của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đối với những nước có vị trí địa lý gần gũi thì liên kết kinh tế quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cơ hội phát triển
Việt Nam và Campuchia là 2 quốc gia gần gũi về mặt địa lý với hơn 1000 km biên giới đường bộ và có rất nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc buôn bán giữa hai nước nói chung cũng các tỉnh vùng biên nói riêng Cùng với sự gần gũi về mặt địa lý, Việt Nam - Campuchia
có mối quan hệ gắn bó về lịch sử và có nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội… Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được chính thức thiết lập từ năm 1967 Qua 45 năm, đã có nhiều dấu ấn nhưng nhìn chung ngày càng được thắt chặt, củng cố trên nhiều phương diện Với những tiền đề đó, quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia không ngừng tăng mạnh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây
Cụ thể: Giá trị thương mại 2 chiều của Việt Nam và Campuchia từ chỗ chỉ đạt 950 triệu (2006) đã đạt mức 1,7 tỷ USD (2008) và năm
2011 là hơn 2,8 tỷ USD Đây là kết quả hết sức đáng khích lệ trong bối cảnh phát triển kinh tế của hai nước Tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại song phương, kết quả đạt được như trên có thể coi là chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của hai nước Tại sao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển, nhưng kết quả đạt được lại chưa thực sự tương xứng? Phát triển quan
hệ thương mại Việt Nam - Campuchia ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
Trang 72
nghĩa chính trị sâu sắc, nhất là trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay Trong thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia? Do vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Việc nghiên
cứu đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt
Nam gia nhập WTO” làm luận văn tốt nghiệp không chỉ có ý nghĩa
về mặt kinh tế mà còn góp phần nâng tầm quan hệ ngoại giao của hai nước, xây đắp tình hữu nghị bền lâu của hai quốc gia láng giềng
2 Tình hình nghiên cứu
Với vị trí của hai nước gần gũi về địa lý, có nhiều nét tương đồng về văn hoá thì thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia đã được hình thành từ khá sớm Tuy nhiên cho đến những năm gần đây thì quan hệ thương mại hai nước mới thực sự khởi sắc Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia và những vấn đề liên quan đã được thể hiện trong một số bài viết, tham luận hội thảo, công trình nghiên cứu
Đã có khá nhiều bài viết, hội thảo, diễn đàn đề cập đến quan hệ
thương mại Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua Hội nghị
thương mại Việt Nam - Campuchia đã được tổ chức nhiều lần tại
Việt Nam (Long An, An Giang) và Campuchia, diễn đàn “Nâng cao
khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia”
được tổ chức vào ngày 25/9/2009 tại TP Hồ Chí Minh Các vấn đề về thực trạng quan hệ thương mại hai nước và các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều đã được bàn bạc khá kỹ
Trong số các bài viết nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt
Nam – Campuchia, có thể kể đến một số bài viết nổi bật như: “Quan
Trang 83
hệ thương mại Việt Nam – Campuchia” của PGS.TS Nguyễn Xuân
Thiên và PGS.TS Trần Văn Tùng đăng tại Tạp chí những vấn đề
Kinh tế và Chính trị thế giới năm 2009; “Xuất nhập khẩu hàng hoá
giữa Việt Nam và Campuchia, thực trạng và giải pháp” của Từ
Thanh Thuỷ đăng tại Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 9;
“Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia những năm qua, triển vọng phát triển” của Lê Minh Điển đăng trên tạp chí chuyên đề Kế
hoạch - Đầu tư số 7 năm 2009… Nhìn chung các bài viết đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình thương mại giữa Việt Nam và Campuchia để có cái nhìn tổng quan về thương mại hai nước trong thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới
Bên cạnh đó cũng có 1 số cuốn sách có đề cập đến một vài vấn
đề liên quan đến đề tài này có thể kể đến là: Nguyễn Trần Quế
(2007), “Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và
tương lai”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Phạm Đức Thành (2007),
“Liên kết ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”, Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á; Nguyễn Hồng Sơn (2009), “Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình”, NXB KHXH; Nguyễn
Duy Dũng (2012), “Việt Nam - Lào - Campuchia: Hợp tác hữu nghị
và phát triển”, NXB Thông tin & Truyền thông
Các bài viết, tham luận hội thảo, diễn đàn, sách… đã công bố nhìn chung chưa thực sự đánh giá một cách hệ thống toàn diện, sâu rộng, chi tiết về đề tài cần nghiên cứu, hoặc chưa nghiên cứu về vấn
đề này trong bối cảnh mới Do đó, nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia vẫn là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguồn thông tin, tư liệu tham khảo hết sức quan trọng cho việc thực hiện luận văn này
Trang 9- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan
hệ thương mại Việt Nam - Campuchia, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa 2 nước
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia, đánh giá những mặt thành công và hạn chế
- Làm rõ cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan thương mại Việt Nam - Campuchia lên một tầm cao mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm phân tích sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế Phương
Trang 105
pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, cũng được sử dụng để làm rõ các nội dung của luận văn
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn tiến hành hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thương mại quốc tế, liên kết kinh tế khu vực phục vụ cho việc nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
- Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển quan hệ thương mại hai nước
- Từ cơ sở đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại 2 nước
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
Chương 3 : Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam - Campuchia
Trang 11
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - CAMPUCHIA 1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
1.1.1 Thương mại quốc tế và một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế
Thương mại (trade) theo nghĩa cơ bản nhất là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các bên Thương mại quốc tế hình thành khi việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện qua biên giới các quốc gia Ngày nay, các hình thức thương mại quốc tế có thể kể đến là xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, gia công thuê nước ngoài và thuê nước ngoài gia công, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ
Một số lý thuyết cơ bản về Thương mại Quốc tế: Chủ nghĩa trọng thương, Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A Smith, Lý thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo, Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler, Lý thuyết H-O; Lý thuyết của P Krugman Nhìn chung, các lý thuyết thương mại quốc tế sau này đều chỉ ra rằng các nước hoàn toàn có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, vấn đề quan trọng là trên cơ sở nguồn lực của mình, căn cứ vào những lợi thế của quốc gia… để tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng, nhóm hàng nào có lợi nhất
1.1.2 Lợi ích của các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; phát huy tốt lợi thế, phân công lao động hiệu quả; tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
Trang 127
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Campuchia
Campuchia là một quốc gia Đông Nam Á, nằm trên bán đảo Đông Dương, có hơn 1000 km biên giới với Việt Nam Hiện tại Campuchia có khoảng 14 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 90% Campuchia có khí hậu đặc trưng nhiệt đới, đất đai phù hợp với sản xuất nông nghiệp Nhìn chung, Campuchia là một nước đang phát triển với khoảng 75% dân số làm nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển Tốc độ tăng trưởng trung bình trong những năm gần đây tương đối cao, khoảng 7-8%
1.2.2 Khái quát mối quan hệ Việt Nam - Campuchia
Việt Nam và Campuchia vừa kỷ niệm 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, trong quãng thời gian đó đã có nhiều dấu ấn lịch sử đáng nhớ, với các giai đoạn đấu tranh và phát triển của hai nước
Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Campchia không ngừng tăng cao, ngoại trừ năm 2009, xuất - nhập khẩu giữa hai nước đều giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế, tiền tệ khu vực và toàn cầu Trong vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia luôn đứng thứ tư trong các nước AS AN Cụ thể, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia đạt gần 1,6 tỷ USD
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố trong nước và quốc tế như: môi trường kinh tế; chế độ chính trị, luật pháp; môi trường văn hóa
xã hội
Trang 138
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - CAMPUCHIA 2.1 Chính sách thương mại giữa Việt Nam - Campuchia và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
2.1.1 Một số chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia
Việt Nam và Campuchia đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994, trong đó lĩnh vực thương mại được đặc biệt quan tâm Nhằm cụ thể hóa chủ trương của lãnh đạo cấp cao hai nước, rất nhiều hiệp định, thỏa thuận
đã được ký kết giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương nghiệp Campuchia Về cơ bản, chính phủ hai nước rất quan tâm và ủng hộ chính sách thương mại cởi mở, tạo điều kiện tốt nhất cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng chính sách thương mại Việt Nam
- Campuchia
Có rất nhiều yếu tố chi phối chính sách thương mại của Việt Nam và Campuchia, trong đó có thể kể đến các yếu tố quan trọng là thể chế chính trị, chính sách đối ngoại, nguồn lực của hai quốc gia Ngoài ra, đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia thì sự gần gũi về địa lý, tương đồng về văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách thương mại giữa hai nước
2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia
2.2.1 Xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Campuchia
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2007, đạt gần 30%/năm Đặc biệt là bắt đầu từ
Trang 149
năm 2002, một loạt các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước đã giúp quan hệ thương mại được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 2002 đến 2007 Có sự tăng vọt ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia vào năm 2008, đánh dấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên gần 1,5
tỷ USD Tuy nhiên đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống còn 1,147 tỷ USD, tổng kim ngạch kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia lần đầu tiên trong lịch sử đạt giá trị âm (-18,7%) Sang đến năm 2010 và 2011 khi nền kinh tế dần được phục hồi sau khủng hoảng thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Campuchia lại tăng trở lại lần lượt đạt 1,552 tỷ USD và 2,373 tỷ USD Vào những tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia có những bước tăng trưởng đáng kể: quý I năm 2012, tổng kim ngạch thương mại hai nước (theo Bộ Thương mại Campuchia) đạt: 434 triệu USD, tăng tới 23% so với cùng kỳ 2011 (trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt: 390 triệu USD, tăng 23%; nhập khẩu đạt: 44 triệu USD, tăng 15%) Hiện tại, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia (sau Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông)
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia ngày càng
đa dạng và được thị trường Campuchia ưa chuộng (vì phần đông là người nghèo) Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đạt kim ngạch tương đối lớn từ năm 2003 như: mỳ ăn liền, sản phẩm nhựa, sản phẩm sữa…
Trang 1510
2.2.2 Nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam từ Campuchia
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia có sự biến động lớn Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia chỉ bằng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia Từ năm 2000 trở đi, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khai thác thị trường Campuchia về các mặt hàng cần nhập khẩu
Xét trong giai đoạn 2007 đến nay Campuchia là thị trường xếp
vị trí thứ 31 trong số các nhà cung cấp hàng hoá lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam Trong năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu
từ Campuchia đạt 277 triệu USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm
2009 Xét trong nội khối ASEAN, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Campuchia xếp thứ 7 (cao hơn nhập khẩu từ Myamar và Brunei) và chiếm 1,7% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá
từ tất cả các nước AS AN vào Việt Nam Trong năm 2010, các mặt hàng nhập khẩu chính của các công ty Việt Nam từ Campuchia trong năm qua bao gồm cao su: 126,8 triệu USD, tăng 68,3% so với cùng
kỳ năm 2009; gỗ và sản phẩm gỗ: 44,3 triệu USD, tăng 11,3%; … Thế mạnh của Campuchia là các mặt hàng nông, lâm thổ sản như gỗ, mủ cao su, bột hoàng liên, da trâu, bò Do đó, có tới 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia là nguyên liệu thô
và hàng nông, lâm thổ sản Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ mới khai thác một số mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu phụ trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa, da giầy và chế biến gỗ
Năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu từ Campuchia khoảng 44 triệu USD gỗ và nguyên liệu phụ từ gỗ, 6,1 triệu USD nguyên liệu phụ cho ngành thuốc lá Theo số liệu thống kê không chính thức, hàng xuất khẩu và nhập khẩu qua các cửa khẩu với Campuchia