1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

90 2,8K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 860 KB

Nội dung

Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu tất yếuđối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của mọiloại hình doanh nghiệp Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp lý,khách quan, có độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính Hoạt động kiểm toánkhông chỉ tạo niểm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp mà còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tàichính, kế toán nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán Tiền là yếu tố có liên quan đến các hoạt động mua bán, thanh toán và cáchoạt động tài chính khác của doanh nghiệp Khoản mục tiền có ảnh hưởng đếnhầu hết các khoản mục trên báo tài chính đặc biệt là bảng cân đối kế toán vàbáo cáo lưu chuyển tiền tệ Những nghiệp vụ về tiền phát sinh có thể phản ánhhiệu quả của một doanh nghiệp trong cân đối thu chi và số dư trên khoản mụctiền hợp lý hay không

Từ những đặc điểm trên, em đã chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục tiền trong

quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện“ để nghiên cứu và hoàn thành luận

văn của mình

Trang 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khoản mục tiền trong kế toán tài chính

1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoản mục tiền trong báo cáo tài chính

1.1.1.1 Khái niệm khoản mục tiền

Tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị gồm: tiền mặt tại quỹ,tiền gửi ngân hàng, kho bạc, các công ty tài chính và tiền đang chuyển

Tiền mặt tại quỹ bao gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đáquý đang nằm trong két tại doanh nghiệp

Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc của doanhnghiệp đang được gửi tại các ngân hàng (kho bạc, công ty tài chính)

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng,kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưngchưa nhận được giấy báo hay bảng kê của ngân hàng

Khoản mục tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên bảng cân đối kếtoán, một bộ phận của tài sản lưu động, là tài sản dễ bị biển thủ, mất mát, tham

ô nhất trong các loại tài sản của doanh nghiệp Do vậy mà tiền cần phải đượcbảo quản và quản lý hết sức chặt chẽ

Tiền là phương tiện chính trong các giao dịch mua bán và các hoạt động tàichính của doanh nghiệp Số phát sinh của tiền thường cao hơn các tài khoảnkhác mặc dù khoản này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tàisản

1.1.1.2 Vai trò khoản mục tiền

Tiền liên quan đến các nghiệp vụ mua bán, thanh toán và các hoạt động tàichính của doanh nghiệp, là khoản mục chịu ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới tàisản và các khoản mục như doanh thu, chi phí, công nợ của doanh nghiệp

Trang 3

Tiền là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để phân tích và đánh giákhả năng thanh toán của doanh nghiệp Sự biến động tăng giảm của tiền vànhững nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thu tiền và chi tiền phản ánhhiệu quả và cách thức sử dụng tiền của doanh nghiệp.

Có thể thấy vai trò của khoản mục tiền và mối quan hệ của tiền với các chutrình kế toán như sau

Sơ đồ 1.1 Vai trò của tiền trong các chu trình kế toán

1.1.2 Đặc điểm hạch toán khoản mục tiền

1.1.2.1 Các nguyên tắc hạch toán khoản mục Tiền

Doanh nghiệp phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam Đốivới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng đơn vị ngoại tệ

để ghi sổ nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính

Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh,phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giaodịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tạithời điểm phát sinh nghiệp vụ Các ngoại tệ tại quỹ hoặc ngoại tệ gửi ngânhàng khi xuất ra thì tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế củangoại tệ nhập vào theo một phương pháp thích hợp như nhập trước xuất trước,nhập sau xuất trước, tỷ giá bình quân Cuối niên độ kế toán, các khoản tiền mặt

&

NHÂN VIÊN

MUA

VÀ THANH TOÁN HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ

HÀNG TỒN KHO

Trang 4

và tiền gửi ngân hàng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liênngân hàng tại ngày khoá sổ (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10, Ảnh hưởngcủa sự thay đổi tỷ giá hối đoái)

Hạch toán vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải tính ra tiền theo giá thực tế(giá hoá đơn, giá thanh toán) để ghi sổ và theo dõi số lượng, trọng lượng, quycách phẩm chất và giá trị của từng loại

Tiền đang chuyển được hạch toán trong các trường hợp: Thu tiền mặt hoặcséc nộp thẳng cho ngân hàng, chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị khác, thutiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc

Các tài khoản theo dõi khoản mục tiền có số dư nợ, phát sinh tăng hạch toánbên nợ, phát sinh giảm hạch toán bên có

Việc thu, chi tiền tại quỹ phải có lệnh thu, lệnh chi, có chữ kí của giám đốchoặc người được uỷ quyền và kế toán trưởng Theo các lệnh thu, lệnh chi, kếtoán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi Thủ quỹ khi nhận được phiếu thu, phiếuchi sẽ tiến hành thu, chi theo các chứng từ đó và ký tên, đóng dấu “đã thutiền”, “đã chi tiền” lên các phiếu thu, phiếu chi Đây cũng là căn cứ để thủ quỹghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ rồi nộp báo cáo quỹ và các chứng từ kèm theocho kế toán tiền mặt Kế toán tiền mặt xác định nội dung thu chi để định khoản

và ghi sổ kế toán Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra số liệu trên sổ quỹ đốichiếu với số tiền tồn quỹ thực tế và với số liệu của kế toán Nếu phát hiệnchênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời

Đối với tiền gửi ngân hàng, căn cứ để hạch toán vào tài khoản là các giấybáo có, báo nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc(Séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi ) Kế toán tiềngửi ngân hàng khi nhận được chứng từ ngân hàng gửi đến cần đối chiếu với cácchứng từ gốc kèm theo, xác định nội dung thu chi để định khoản và ghi sổ kếtoán Hạch toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền gửi ngân hàng, ngoại

tệ, vàng, bạc, đá quý ở từng ngân hàng cả về số lượng và giá trị, ở các doanh

Trang 5

nghiệp có bộ phận phụ thuộc cần mở Tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc tàikhoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán.

1.1.2.2 Chứng từ sổ sách áp dụng và trình tự hạch toán

Theo Quyết định số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm1995 của BộTài chính, các chứng từ kế toán áp dụng để hạch toán tiền bao gồm: Phiếu thu,phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền,bảng kê vàng, bạc, đá quý, bảng kiểm kê quỹ Đối với tiền gửi ngân hàng, căn

cứ hạch toán là giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèmtheo các chứng từ gốc

Theo từng hình thức ghi sổ tại từng doanh nghiệp để kế toán sử dụng các loại

sổ tổng hợp và chi tiết nhưng tổng quát nhất, các sổ sách trong hạch toán tiềngồm có: sổ quỹ, sổ chi tiết, sổ cái, tổng hợp đối ứng tài khoản, nhật ký chi tiền,nhật kí thu tiền, bảng kê chứng từ, báo cáo số dư tại quỹ, báo cáo lưu chuyểntiền tệ, bảng cân đối kế toán Quy trình hạch toán có thể tổng quát như sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình tổng quát hạch toán khoản mục tiền

Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángĐối chiếu

Trang 6

1.1.2.3 Tài khoản sử dụng

TK 111 “Tiền mặt” có ba tài khoản cấp hai:

- TK 1111 “Tiền Việt Nam” Phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, tồn quỹtiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt, bao gồm cả ngân phiếu

- TK 1112 “Ngoại tệ” Phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, điều chỉnh tỷgiá, tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt quy đổi theo đồng Việt Nam

- TK 1113 “Vàng bạc kim khí đá quý” Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khíquý, đá quý xuất, nhập, thừa, thiếu, tồn quỹ

TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” có ba tài khoản cấp hai:

- TK 1121 “Tiền Việt Nam” Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tạingân hàng

- TK 1122 “Ngoại tệ” Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đãquy đổi ra tiền Việt Nam

- TK 1123 “Vàng bạc kim khí đá quý” Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khíquý, đá quý đang gửi tại ngân hàng

TK 113 “Tiền đang chuyển” gồm hai tiểu khoản:

- TK 1131 “Tiền Việt Nam” Phản ánh tiền đang chuyển (VND)

- TK 1132 “Ngoại tệ” Phản ánh tiền đang chuyển bằng ngoại tệ (quy đổithành đồng Việt Nam)

TK 007 “Ngoại tệ các loại (nguyên tệ)” là TK ngoài bảng, ghi đơn, dùng để

theo dõi nguyên tệ nếu có phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ TK

007 được mở chi tiết để theo dõi cho từng loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại tệ.Khi có sự chênh lệch tỷ giá, kế toán phải ghi nhận kịp thời khoản chênh lệch

đó Cuối kì hạch toán, trước khi xác định thu nhập thực tế của doanh nghiệp, kếtoán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ

TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” được kế toán sử dụng để ghi nhận và

xử lý chênh lệch tỷ giá Tài khoản này được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục

Trang 7

tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinhdoanh, bao gồm cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tài khoản 4132 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng

cơ bản”

- Tài khoản 4133 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính”

1.1.2.4 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán TK 111

Trang 8

Trả lại vốn kinh doanh, nộp lại vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp

Trang 9

TK 411, 441, 461 TK 111 TK 141

SD:xxx

Nhận vốn kinh doanh, vốn xây dựng cơ bản

hoặc kinh phí hoạt động bằng tiền mặt Tạm ứng cho nhân viên

TK 112

TK 511, 512, 515, 3387 Gửi tiền mặt vào ngân hàng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,

khoản trợ giá của nhà nước hoặc doanh thu nội

bộ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu

chưa thực hiện thu bằng tiền mặt (chưa gồm

thuế GTGT khấu trừ, gồm cả thuế GTGT trực

tiếp)

TK 144, 244 Chi quỹ tiền mặt ký cược, ký quỹ

TK 311, 331, 333,

334, 338, 341, 342

TK 3331 Thuế GTGT đầu ra Chi thanh toán các khoản nợ, thanh toán

tiền lương công nhân viên, nộp BHXH, BHYT, KPCĐ bằng tiền mặt

TK 112

SD:xxx Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ TK 121, 221,

222, 128, 228

TK 338, 334

Chi đầu tư tài chính Nhận ký quỹ, kí cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt TK 611, 151, 152, 153,

156, 157, 611, 632

TK 131, 136, 138, 141, 331 Chi mua hàng hoá vật tư (chưa bao gồm thuế

GTGT khấu trừ, gồm cả thuế GTGT trực tiếp) Thu hồi các khoản nợ, các khoản tạm ứng, các

TK133 Chi mua TSCĐ (chưa gồm thuế GTGT

khấu trừ, gồm cả thuế GTGT trực tiếp) Thuế GTGT đầu vào

TK 133

TK 121, 221, 128, 138,

SD:xxx Thu hồi các khoản vốn đầu tư, thu hồi các khoản

cho vay, tiền kí cược, kí quỹ ngắn hạn, dài hạn

bằng tiền mặt

TK 623,627, 635,

641, 642, 241 Chi mua dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản

xuất kinh doanh, XDCB (chưa bao gồm thuế GTGT khấu trừ, gồm cả thuế GTGT trực tiếp)

Thu nhập khác bằng tiền mặt Chi hoạt động khác (chưa gồm thuế GTGT

khấu trừ, gồm cả thuế GTGT trực tiếp)

Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào

Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê

PS nợ: Phản ánh tiền mặt tăng lên PS có: Phản ánh tiền mặt giảm xuống

SD nợ: Phản ánh tiền mặt hiện có cuối kì kế toán

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán TK 112

Trang 10

SD: xxx Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt Rút tiền mặt gửi vào ngân hàng

Nhận được tiền đang chuyển Chuyển tiền gửi thanh toán chưa nhận

được giấy báo nợ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,

doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập

khác, doanh thu chưa thực hiện (chưa gồm

thuế GTGT khấu trừ, đã gồm thuế GTGT

trực tiếp)

Chi mua TSCĐ, chi phí XDCB (chưa gồm thuế GTGT PP khấu trừ, đã gồm thuế GTGT PP trực tiếp)

TK 133 Thuế GTGT đầu vào theo PP khấu trừ

đầu tư nếu có Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi khác, chi XDCB (chưa gồm thuế GTGT PP khấu trừ,

TK 414, 416, 431 Chi các quỹ doanh nghiệp

Nhận TGNH về quỹ quản lý cấp trên do

đơn vị thành viên nộp lên

Trang 11

TK 511, 512, 515, 3387 TK 1112, 1122 TK 133

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ, doanh thu nội bộ, doanh thu hoạt

động tài chính, doanh thu chưa thực

hiện thu bằng ngoại tệ theo tỷ giá

BQLNH hoặc tỷ giá hối đoái ngày

giao dịch thực tế phát sinh (chưa gồm

thuế GTGT PP khấu trừ, gồm thuế

GTGT PP trực tiếp

Thuế GTGT đầu vào PP khấu trừ

TK 152, 153, 156, 157, 211, 213,

241, 611, 621, 623, 627, 641, 642

Tỷ giá nhập trước xuất trước,

tỷ giá bình quân

Chi mua hàng hoá vật tư, CCDC, TSCĐ, chi phí SXKD (chưa gồm thuế GTGT PP khấu trừ, gồm thuế GTGT PP trực tiếp) theo tỷ giá hối đoái thực tế ngày giao dịch phát sinh

TK 33311 Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

TK 635 TK 515

Lỗ tỷ giá hối đoái

Lãi tỷ giá hối đoái

Theo

tỷ giá nhập trước xuất trước

Theo

tỷ giá ghi sổ kế toán

Lỗ tỷ giá hối đoái (nếu có)

Lãi tỷ giá hối đoái (nếu có)

Lỗ tỷ giá hối đoái

Lãi tỷ giá hối đoái

Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại

các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại

tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại

tệ cuối năm tài chính lỗ tỷ giá hối đoái)

SD nợ: các khoản tiền mặt, ngân phiếu,

TGNH bằng ngoại tệ còn tồn quỹ , còn

gửi tại ngân hàng cuối kì kế toán

Sơ đồ 1.6 S ơ đồ hạch toán TK 113 đồ hạch toán TK 113 ạch toán TK 113 h ch toán TK 113

Trang 12

khoản nợ, thu nhập khác chưa

nhận được giấy báo Có

SD: xxx Nhận được báo Có về các khoản tiền

Chuyển tiền vào ngân hàng trả

nợ, chưa nhận được giấy báo Nợ

SD nợ: Phản ánh tiền đang

chuyển cuối kỳ kế toán

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền

1.1.3.1 Những yêu cầu cơ bản để quản lý nội bộ tiền

Quản lý tiền là một trong những hoạt động quan trọng của các nhà quản lýtài chính doanh nghiệp, có liên quan tới quản lý các khoản phải thu, hàng tồnkho và các khoản phải trả, do đó liên quan đến khả năng thanh toán tài chính.Quản lý tiền thực chất là sử dụng tiền sao cho có hiệu quả nhất nhằm phục vụtất cả các nhu cầu liên quan khác của doanh nghiệp

 Tính liêm chính và khả năng của nhân viên: là yếu tố đầu tiên đảm bảo choKSNB hoạt động hữu hiệu vì nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giữtiền, nộp tiền vào ngân hàng, ghi sổ kế toán Bên cạnh đó, cần có sự phâncông kiểm tra chéo công việc của nhau giữa các nhân viên ghi sổ để hạn chếtình trạng gian lận, thông đồng trong việc biển thủ tiền của doanh nghiệp

Trang 13

 Phân chia trách nhiệm: Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ các sổsách kế toán Những nhân viên giữ tiền mặt không được tiếp cận với sổ sách

kế toán và các nhân viên kế toán không được giữ tiền mặt Doanh nghiệpcần thiết lập quy định về kiểm kê quỹ, trách nhiệm cụ thể đối với cá nhântrong việc quản lý tiền tại quỹ

 Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi, giữ gìn, bảo quản tiền mặt do thủ quỹchịu trách nhiệm thực hiện Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định vàchịu trách nhiệm giữ quỹ Thủ quỹ không được nhờ người khác làm thay.Trường hợp cần thiết thì phải làm thủ tục uỷ quyền cho người làm thay vàđược sự đồng ý bằng văn bản của giám đốc doanh nghiệp Thủ quỹ phảithường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số

dư trên sổ quỹ Hàng ngày, sau khi thu, chi tiền, thủ quỹ phải ghi vào sổquỹ, cuối ngày phải lập báo cáo quỹ nộp cho kế toán

 Có chính sách về định mức tồn quỹ phù hợp với tình hình chi tiêu của doanhnghiệp

 Tách biệt chức năng duyệt chi và chức năng kí séc

 Tập trung đầu mối thu: do tính nhạy cảm của tiền nên để hạn chế tối đa khảnăng thất thoát tiền cần giảm thiểu số lượng nhân viên thu tiền

 Theo dõi hoạt động thu tiền mặt theo thời điểm và nơi nhận tiền mặt bằngcách lập các danh sách các hoá đơn thu tiền

 Chỉ dùng tiền mặt cho các khoản chi tiêu vặt Đối với các khoản chi tiêu lớncần thực hiện thanh toán bằng sec, bằng chuyển khoản và không được thaythế bằng tiền mặt Nguyên tắc này xuất phát từ khả năng xảy ra gian lận rấtcao từ các khoản chi bằng tiền mặt

 Các phiếu thu, phiếu chi phải được đánh số thứ tự liên tục trước khi sửdụng

Trang 14

 Ghi chép kịp thời và đầy đủ số tiền thu, ghi chép ngay tại thời điểm phátsinh nhằm hạn chế khả năng khoản tiền thu được bị chiếm dụng.

 Số tiền thu được cần được chuyển ngay vào quỹ hoặc ngân hàng

 Cuối tháng thực hiện đối chiếu số liệu sổ sách và số liệu thực tế: đối chiếu

số dư và số phát sinh trên sổ cái, sổ chi tiết, đối chiếu tài khoản tiền mặt vớibiên bản kiểm kê tiền mặt Thực hiện đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi ngânhàng với số dư trên sổ kế toán

1.1.3.2 Các mục tiêu và thủ tục thực hiện quá trình KSNB chủ yếu đối với nghiệp vụ thu tiền

Bảng 1.1 Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ thu tiền Mục tiêu KSNB nghiệp

vụ thu tiền Công việc KSNB chủ yếu nghiệp vụ thu tiền

Các khoản thu tiền đã ghi

sổ thực tế đã nhận

Phân cách nhiệm vụ giữa thủ quỹ và kếtoán tiền mặt

Đối chiếu độc lập với tài khoản ở ngân hàng

Phiếu thu tiền được đối

chiếu và kí duyệt Đối chiếu chứng từ gốc và kí duyệt phiếu thu tiền.Tiền mặt thu được đã ghi

đầy đủ vào sổ quỹ và các

nhật kí thu tiền

Sử dụng giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê tiền mặtđánh số trước kèm quy định cụ thể về chế độ báocáo nhận tiền kịp thời

Trực tiếp xác nhận séc thu tiền

Các khoản thu và ghi sổ

đúng về số tiền

Theo dõi chi tiết các khoản thu theo đối tượnghoặc theo loại nghiệp vụ

Đối chiếu đều đặn với ngân hàng về các khoản thu

Các khoản tiền thu được

phân loại đúng

Xem xét các quan hệ đối ứng cụ thể về thu tiền.Đối chiếu nội bộ việc phân loại, nhất là các địnhkhoản đặc biệt

Trang 15

Mục tiêu KSNB nghiệp

vụ thu tiền Công việc KSNB chủ yếu nghiệp vụ thu tiền

Các khoản thu tiền ghi

đúng thời gian

Quy định về việc cập nhật các khoản thu vào sổquỹ và vào sổ

Các khoản thu tiền ghi

đúng vào sổ quỹ, sổ cái và

tổng hợp đúng

Đối chiếu nội bộ về chuyển sổ, cộng sổ

1.1.3.3 Các mục tiêu và thủ tục thực hiện quá trình KSNB chủ yếu nghiệp vụ chi tiền

Bảng 1.2 Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ chi tiền Mục tiêu KSNB

nghiệp vụ chi tiền Công việc KSNB chủ yếu nghiệp vụ chi tiền

Các khoản chi tiền có

căn cứ hợp lý

Tách biệt trách nhiệm giữa người ghi sổ và người

kí phiếu chi

Kiểm tra các chứng từ gốc trước khi lập phiếu chi

Các khoản tiền chi

được ghi sổ và phê

chuẩn đúng đắn

Phê chuẩn các khoản chi trên chứng từ vào thời điểm lập phiếu chi và các chứng từ liên quan

Các nghiệp vụ chi tiền

đều được ghi sổ

Phiếu chi và các chứng từ thanh toán (séc, uỷ nhiệm chi) được đánh số trước và theo dõi

Hàng tháng lập bảng đối chiếu các khoản chi với ngân hàng

Các nghiệp vụ chi tiền

được đánh giá đúng

Kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán các số tiền.Đối chiếu hàng tháng với ngân hàng

Các nghiệp vụ chi tiền

được phân loại đúng

Có sơ đồ tài khoản đầy đủ

Kiểm tra nội bộ quá trình phân loại

Các nghiệp vụ chi tiền

được vào sổ đúng lúc

Thủ tục quy định ghi sổ ngay sau khi phiếuchi và các chứng từ liên quan được thực hiện

Trang 16

Mục tiêu KSNB

nghiệp vụ chi tiền Công việc KSNB chủ yếu nghiệp vụ chi tiền

Kiểm tra nội bộ

Các nghiệp vụ chi tiền

được hạch toán đúng

đắn vào các sổ hạch

toán chi tiết tương ứng,

tổng hợp đúng

Kiểm tra nội bộ

1.2 Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền

Khi kiểm toán khoản mục tiền, các mục tiêu kiểm toán cần phải đạt đượcbao gồm mục tiêu hợp lý chung và các mục tiêu khác

Mục tiêu Hợp lý chung: Tất cả tiền của doanh nghiệp đều có biểu hiện hợp

lý (trên sổ quỹ và bảng cân đối tài sản)

Mục tiêu Hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên báo cáo tài chính là có tồn tại

trong thực tế

Mục tiêu Trọn vẹn (đầy đủ): Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều được

ghi nhận trên báo cáo tài chính

Mục tiêu Quyền sở hữu: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối

với các khoản tiền

Mục tiêu Đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giá được xác

định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Các khoản ngoại tệ đượcđánh giá đúng

Mục tiêu Chính xác máy móc: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được cộng tổng

đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái

Mục tiêu Trình bày và Công bố: Số dư tiền được phân loại và trình bày thích

hợp trên báo cáo tài chính Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụngđều được khai báo đầy đủ

Trang 17

Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá số tiền ghi trên cáckhoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thôngtin thu được qua khảo sát thực tế doanh nghiệp Do vậy, đánh giá sự hợp lýchung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục.Trên cơ sở đó đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu khác Nếu KTV khôngnhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mụctiêu chung khác.

Khi kiểm toán khoản mục tiền, KTV thường quan tâm đến khả năng doanhnghiệp đã trình bày số dư vượt quá số thực tế để che giấu tình hình tài chínhthực hoặc sự thất thoát của tài sản, Do vậy, mục tiêu Hiện hữu của các khoảntiền thường được xem là mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán khoản mụcnày Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cố tình không ghi nhậncác khoản tiền thu được để che giấu doanh thu, khi đó mục tiêu Trọn vẹncần được chú ý Mục tiêu đánh giá thường ít được đặt ra với khoản mục tiền trừkhi doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ

Do đặc thù của khoản mục tiền, các gian lận hoặc sai sót có thể không làmcho số dư tiền bị phản ánh sai nhưng lại liên quan đến việc trình bày các khoảnmục khác trên các báo cáo tài chính, vì vậy trong quá trình kiểm toán khoảnmục tiền, một số thủ tục kiểm toán có thể được thực hiện không chỉ hướng tớicác mục tiêu kiểm toán tiền mà còn để đạt được các mục tiêu kiểm toán của cáckhoản mục khác (ví dụ: khoản mục chi phí)

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền

Quy trình kiểm toán khoản mục tiền có thể được khái quát như sau

Sơ đồ 1.7 Quy trình kiểm toán

Trang 18

1.2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán

Thư hẹn kiểm toán và hợp đồng kiểm toán

Chuẩn

bị kiểm

toán

Bước I

Lập kế hoạch chiến lược

Thu thập thông tin khách hàng Đánh giá trọng yếu và rủi ro khoản mục tiền

Đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền

Kế hoạch và chương trình kiểm toán cho khoản mục tiền

Dựa vào hệ thống KSNB không?

Độ tin cậy của hệ thống KSNB

Trắc nghiệm đạt yêu cầu

Trắc nghiệm

độ vững chãi Khả năng sai phạm

Thủ tục phân tích khoản mục tiền Xác minh khoản then chốt Xác minh chi tiết bổ sung

Trắc nghiệm vững chãi

Đánh giá kết quả và lập báo cáo

II.1.Trắc nghiệm công việc

II.2.Trắc nghiệm phân tích và trực tiếp

Trang 19

Chuẩn bị kiểm toán là công việc bắt đầu từ khi công ty kiểm toán chấp nhậnkhách hàng, kí hợp đồng kiểm toán và kết thúc bằng việc lập ra các kế hoạchkiểm toán và các chương trình kiểm toán.

Chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán

Sau khi tìm hiểu khách hàng, công ty kiểm toán chấp nhận kiểm toán và kíhợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán là văn bản pháp lý quy định nhữngthoả thuận giữa KTV chính với khách hàng về nội dung, yêu cầu, các điều kiệnthực thi kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của mỗi bên

Tìm hiểu các thông tin về khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán 300, Kế hoạch kiểm toán, chiến lược kiểm toán

là định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của công tykiểm toán về tình hình hoạt động của khách hàng và trọng tâm của cuộc kiểmtoán Thông thường, chiến lược kiểm toán do giám đốc kiểm toán và KTV caocấp lập và chiến lược kiểm toán chỉ được lập đối với những khách hàng có quy

mô lớn

Các thông tin mà KTV thu thập trong giai đoạn này bao gồm: Ngành nghềkinh doanh của khách hàng, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước của kháchhàng, tham quan nhà xưởng, nhận diện các bên hữu quan, các thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng như giấy phép thành lập và điều lệ công ty,các biên bản họp của ban giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng Trên

cơ sở đó, KTV tiến hành phân tích và đưa ra những nhận định ban đầu, xácđịnh được lĩnh vực cần quan tâm, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thờigian và nội dung của các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằngchứng kiểm toán

Phân tích thông tin

Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán đượcdựa trên các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Quy trình nàynhằm tìm hiểu thu thập những hiểu biết của KTV về nội dung của các báo cáo

Trang 20

tài chính, và về những biến đổi quan trọng liên quan tới kế toán, các hoạt độngkinh doanh vừa mới diễn ra đồng thời tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạtđộng kinh doanh của khách hàng Trên cơ sở đó KTV xác định các vấn đề cónghi vấn liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Trong quátrình thực hiện, KTV có thể tiến hành phân tích ngang và phân tích dọc (gồmphân tích các tỷ suất và phân tích xu hướng) Các chỉ tiêu thường được sử dụng

để phân tích là các tỷ suất về khả năng thanh toán, các tỷ suất về khả năng sinhlời, các tỷ suất về khả năng tài trợ, tài sản cố định tài sản lưu động

Đánh giá tính trọng yếu

Căn cứ vào những hiểu biết về khách hàng đã thu thập được, KTV sẽ tiếnhành đánh giá mức trọng yếu cho các khoản mục cần kiểm toán và phân bổmức trọng yếu cho khoản mục tiền Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

là một việc làm mang tính xét đoán nghề nghiệp cao của KTV và trong quátrình kiểm toán, mức trọng yếu này có thể bị thay đổi nếu KTV thấy rằng mứctrọng yếu ban đầu là quá thấp hoặc quá cao Cơ sở để đánh giá tính trọng yếu làcác yếu tố mang tính chất định lượng (thu nhập trước thuế, tài sản lưu động,tổng vốn dài hạn, nợ ngắn hạn) và các yếu tố mang tính chất định tính

Tính trọng yếu đối với khoản mục tiền được phân bổ từ ước lượng tổng thể,dựa vào quy mô, bản chất của khoản mục tiền và đánh giá của KTV về rủi rođối với tiền

Đánh giá rủi ro kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, đánh giá rủi ro và KSNB, “rủi

ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xétkhông thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sóttrọng yếu” Đối với kiểm toán khoản mục tiền, các loại rủi ro mà KTV cầnđánh giá bao gồm:

 Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếnnhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có

Trang 21

những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: Rủi ro tiềmtàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện.

 Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tínhriêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB

 Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặctính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặckhông phát hiện và sửa chữa kịp thời

 Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp

vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp

mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không phát hiệnđược

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán được xác định như sau:

có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó là thấphơn mức tối đa khi nhận định rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết

kế và vận hành hữu hiệu Đối với khoản mục tiền, các thủ tục kiểm soát cầnđược thiết lập là: Kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan;Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán; Kiểm tra chương trình ứngdụng và môi trường tin học; Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế

Trang 22

toán chi tiết; Kiểm tra và phê duyệt các tài liệu kế toán; Đối chiếu số liệu nội bộvới bên ngoài; So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kếtoán; Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và các tài liệu kế toán;Phân tích so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch Các thủ tục kiểmsoát này dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: Phân công phân nhiệm; Bất kiêmnhiệm; Uỷ quyền và phê chuẩn Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đốivới khoản mục tiền gồm 4 bước:

 Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết trên các giấy tờ làmviệc KTV thu thập thông tin thông qua thẩm vấn nhân viên của khách hàng,xem xét các chế độ, kiểm tra các chứng từ sổ sách đã hoàn tất, quan sát cáchoạt động của khách hàng Các câu hỏi mà KTV thường sử dụng để tìmhiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền là: Doanh nghiệp có phân chiatrách nhiệm giữa thu quỹ và kế toán không; Các phiếu thu, phiếu chi cóđánh số liên tục không; Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếuchi trước khi thu tiền và chi tiền không; Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn kýhoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ không; Cuối ngày có kiểm kê quỹkhông; Có định kì đối chiếu giữa nhật ký quỹ và sổ quỹ không; Định kỳ cóđối chiếu giữa số tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng không; Có cácquy định về duyệt chi trong doanh nghiệp không

 Đánh giá ban đầu vể rủi ro kiểm soát khoản mục tiền: KTV nhận diện cácmục tiêu, các quá trình kiếm soát đặc thù và đánh giá các nhược điểm của hệthống KSNB đối với khoản mục tiền và thực hiện đánh giá rủi ro theo địnhtính (mức cao, trung bình và thấp) hoặc theo tỷ lệ phần trăm

 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: nhằm thu thập các bằng chứng về thiết kế

và vận hành của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mụctiền KTV tiến hành kiểm tra tài liệu xem xét các chữ ký, các phê duyệt trêncác phiếu thu phiếu chi và sự đầy đủ của các chứng từ đi kèm, xem xét bảngđối chiếu tiền gửi của khách hàng với ngân hàng Bảng kiểm kê quỹ Ngoài

Trang 23

ra KTV còn có thể quan sát hoặc phỏng vấn nhân viên khách hàng về nhữngngười thực hiện công việc về KSNB.

 Lập bảng đánh giá KSNB đánh giá bản chất và tính hệ trọng của các rủi rotương ứng với các thực trạng đã nêu

Hình thành chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán khoản mục tiền là chi tiết các bước công việc cầnthực hiện khi kiểm toán KTV căn cứ vào những nhận định ban đầu có được vềkhách hàng để thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp với thực trạngkhoản mục tiền và chi phí kiểm toán Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mụctiền của khách hàng được đánh giá là hữu hiệu thì chương trình kiểm toán sẽđược thiết kế với nhiều các trắc nghiệm kiểm soát (hay trắc nghiệm công việc)

và giảm bớt các trắc nghiệm cơ bản (trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trựctiếp số dư) Ngược lại nếu hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá làkhông hữu hiệu thì chương trình kiểm toán sẽ tăng các trắc nghiệm trực tiếp số

dư đối với khoản mục tiền Tại phụ lục 03 của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

số 300, Lập kế hoạch kiểm toán, hướng dẫn chương trình kiểm toán đối vớikhoản mục tiền gồm các phần chính như sau:

Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị

 Biên bản kiểm kê cuối kì

 Cơ sở giải quyết chênh lệch

 Bản xác nhận số dư của các tài khoản tại ngân hàng

 Sổ phụ ngân hàng

 Sổ cái

 Sổ quỹ

 Sổ chi tiết tiền mặt và sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng

 Các loại giấy tờ có liên quan

Trang 24

Mục tiêu kiểm toán

 Hiện hữu và đầy đủ và chính xác: Số dư vốn bằng tiền phản ánh tất cả cáckhoản tiền có trong quỹ, tại ngân hàng, đang chuyển là có thực và được ghichép đúng và đầy đủ

 Quyền và nghĩa vụ: Tất cả các khoản hiện có thuộc sở hữu của công ty

 Đánh giá: Số dư vốn bằng tiền phản ánh trên bảng cân đối kế toán đượcđánh giá đúng đắn

 Trình bày và công bố: Số dư vốn bằng tiền phải được trình bày, phân loại vàcông bố đầy đủ

Thủ tục kiểm toán (xem phần thực hiện)

Kết luận và kiến nghị

1.2.2.2 Thực hiện công việc kiểm toán

Quá trình thực hiện công việc kiểm toán là quá trình KTV thực hiện các thửnghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản (bao gồm thủ tục phân tích vàkiểm tra chi tiết)

Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục tiền

 Tổng cộng nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền và đối chiếu với sổ cái nhằmxem xét độ chính xác đối với các phép cộng trên các sổ và việc chuyển sổ

 So sánh chi tiết danh sách nhận tiền trên sổ quỹ với nhật ký thu tiền, với cácbảng kê tiền gửi ngân hàng và với tài khoản nợ phải thu Thủ tục này đảmbảo rằng mọi khoản tiền thu được đều được gửi ngay vào ngân hàng

 Chọn mẫu so sánh giữa các khoản chi đã ghi trong nhật ký với tài khoảnphải trả và với các chứng từ có liên quan Nhằm đối chiếu khoản tiền trênphiếu thu, phiếu chi với các hoá đơn, báo cáo nhận hàng, séc chi trả Thủtục này cũng nhằm xem xét sự phê chuẩn, ký duyệt trên các phiếu thu, phiếuchi và các chứng từ đi kèm như giấy xin tạm ứng, thanh toán tạm ứng

Thủ tục phân tích đối với khoản mục tiền

Trang 25

Thường hướng tới các mục tiêu kiểm toán Hiện hữu, Trọn vẹn và Đánh giá.KTV thực hiện so sánh số dư tài khoản tiền năm hiện hành với số liệu kế hoạch(dự toán), số dư của năm trước; Tính toán tỷ lệ giữa tiền với tổng tài sản lưuđộng và so sánh số liệu dự kiến, nhằm phát hiện ra các biến động bất thường đểtìm hiểu nguyên nhân và giải thích Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vịchủ yếu qua ngân hàng hay bằng tiền mặt, tìm hiểu hệ thống KSNB nhằm đảmbảo các nguyên tắc: phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và nguyên tắc phêchuẩn Thông thường, đối với kiểm toán khoản mục tiền thì thủ tục phân tích ítđược sử dụng.

Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư tài khoản tiền

Là việc chọn mẫu các nghiệp vụ kế toán phát sinh và thực hiện các kĩ thuậtthu thập bằng chứng

 KTV thu thập số dư chi tiết các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiềnđang chuyển theo từng loại tiền Việt Nam, ngoại tệ hay vàng bạc kim khí đáquý gồm số dư cuối kì trước và số dư cuối kì này trên các sổ cái tài khoản.Thủ tục này nhằm kiểm tra sự thống nhất số liệu tổng hợp của khoản mụctrên báo cáo tài chính với số liệu các tài khoản chi tiết cấu thành Đây làcông việc đầu tiên khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư tài khoảntiền

 Gửi thư xác nhận tất cả các số dư của tài khoản tiền gửi ngân hàng tại thờiđiểm khoá sổ: Để thông tin mà ngân hàng cung cấp được khách quan thìKTV nên trực tiếp gửi thư xác nhận tới tất cả các ngân hàng mà khách hàng

có tài khoản giao dịch Ngoài xác nhận số dư của tài khoản tiền gửi, KTVcòn có thể xác minh các nghiệp vụ nghi vấn mà khách hàng thực hiện giaodịch qua ngân hàng Thủ tục gửi thư xác nhận với ngân hàng hướng tới mụctiêu có thực, mục tiêu trọn vẹn và mục tiêu quyền và nghĩa vụ

 Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ: kiểm toán cần chứng kiến việc kiểm kê quỹ tiềnmặt của khách hàng vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán, thu thập biênbản kiểm kê tiền mặt để đối chiếu với số liệu trên sổ cái tài khoản tiền

Trang 26

 Kiểm tra việc khoá sổ đối với các nghiệp vụ thu và chi tiền, hướng tới mụctiêu phân loại và trình bày, tính đúng kì của các nghiệp vụ phát sinh đượcghi nhận thực tế Đối với tài khoản tiền mặt, thủ tục này được thực hiệnbằng cách kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ gốc ghi nhậnvào thời điểm cuối niên độ kế toán và đầu niên độ kế toán tiếp theo KTVcần lưu ý tính liên tục của các phiếu thu, phiếu chi của các ngày cuối cùngđược lập và ghi chép trước thời điểm khoá sổ.

 Lựa chọn và kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thường: KTV căn cứ vào cácbút toán được hạch toán trên sổ chi tiết các tài khoản tiền, chọn nhữngnghiệp vụ bất thường và tiến hành đối chiếu ngược về các chứng từ gốc liênquan nhằm xem xét tính đúng đắn về nội dung và số tiền của các nghiệp vụthu, chi này Thủ tục này với mục đích xác minh tính có thực và sự phêchuẩn đối với các khoản thu chi

 Kiểm tra các khoản chi tiêu lặt vặt: Một phần lớn quỹ tiền mặt được sử dụngcho các mục đích chi tiêu hàng ngày tại doanh nghiệp cho nên trong thủ tụckiểm tra chi tiết khoản mục tiền, KTV cần chọn mẫu và kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ của các khoản chi tiêu Thủ tục này giúp KTV đánh giá được tínhchặt chẽ trong quản lý việc chi tiền tại doanh nghiệp

 Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam: đối với các khoản ngoại tệcuối năm cần đánh giá lại, KTV thu thập tỷ giá bình quân liên ngân hàng tạingày khoá sổ và xem xét việc quy đổi của doanh nghiệp đã phù hợp và đúngđắn hay chưa

 KTV đánh giá các sai sót và các số liệu chênh lệch thu thập được qua việcthực hiện các thủ tục kiểm tra và xem xét mức trọng yếu của các sai sótphát hiện được đối với khoản mục tiền Nếu có chênh lệch thì KTV đưa rabút toán điểu chỉnh và thống nhất với khách hàng về những điều chỉnh củamình

Trang 27

1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi đã hoàn thành các khảo sát đối với tất cả các khoản mục trên báo cáotài chính của khách hàng, KTV cần tổng hợp các kết quả và thực hiện các khảosát bổ sung có tính chất tổng hợp nhiều hơn Các khảo sát trong giai đoạn kếtthúc cuộc kiểm toán bao gồm: Xem xét các khoản công nợ ngoài ý muốn, xemxét các sự kiện tiếp sau ngày lập báo cáo tài chính của khách hàng, xem xét giảđịnh hoạt động liên tục, đánh giá kết quả của cuộc kiểm toán, soạn thảo và pháthành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn

Thông thường các doanh nghiệp không muốn công khai các khoản nợ ngoài

ý muốn, nên trong quá trình kiểm toán, KTV phải duy trì tính thận trọng và tiếnhành các thủ tục nhằm phát hiện các khoản nợ ngoài ý muốn, thông thường đó

là những khoản nợ liên quan đến vụ kiện tụng hoặc các khoản tranh chấp vềthuế KTV cần trao đổi với nhà quản lý về các khả năng tồn tại các khoản nợngoài dự kiến, liên lạc với người tư vấn hoặc luật sư của khách hàng, đánh giácác khoản công nợ ngoài dự kiến về tính chất và quy mô, nếu khoản nợ ngoài

dự kiến mang tính chất trọng yếu thì cần phải công bố trên bảng khai tài chính

Xem xét lại các sự kiện tiếp sau ngày lập báo cáo tài chính của khách hàng

Giúp KTV xác định rằng có thể có sự kiện nào phát sinh có thể ảnh hưởngđến cách đánh giá hoặc sự công khai của các báo cáo đang được kiểm toán haykhông Có hai loại sự kiện tiếp sau cần được KTV xem xét là:

 Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính và cần điểuchỉnh bao gồm giải quyết một vụ kiện có liên quan đến khoản tiền đã ghi sổ,bán các khoản đầu tư với giá thấp hơn giá ghi sổ hiện hành, có sự chuyểnnhượng thiết bị với giá thấp hơn giá trị ghi sổ, tuyên bố phá sản do khôngthể thu hồi được một khoản công nợ lớn

 Những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo tài chínhnhưng cần công khai bao gồm: sự phát hành các loại trái phiếu, sự giảm giá

Trang 28

của hàng tồn kho do các nguyên nhân khách quan, sự mất mát tài sản củadoanh nghiệp đo rủi ro.

Đánh giá kết quả của cuộc kiểm toán

Là việc KTV phân tích và tổng hợp các kết quả kiểm toán tại các khoản mục

đã thực hiện nhằm xem xét liệu bằng chứng kiểm toán đã được thu thập đầy đủđảm bảo cho kết luận là các báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với cácnguyên tắc kế toán hiện hành và nhất quán hay chưa

 Đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng trên hai phương diện là hiệu lực vàđầy đủ, nếu chưa đạt được thì cần thực hiện các thủ thủ tục bổ sung

 Đánh giá tính phù hợp giữa các bằng chứng thu thập với quan điểm củaKTV

 Xem xét các chi tiết được công khai trên báo cáo tài chính

 Soát xét giấy tờ làm việc và tư liệu kiểm toán lưu trong hồ sơ kiểm toán

 Đánh giá và tổng hợp các sai sót phát hiện được

 Yêu cầu khách hàng cung cấp thư giải trình và kiểm tra các công bố trênthuyết minh báo cáo tài chính

Soạn thảo và phát hành báo cáo kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, Báo cáo kiểm toán về báo cáotài chính, KTV và công ty kiểm toán phải soát xét và đánh giá những kết luậnrút ra từ các bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận này làm cơ

sở cho ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Báocáo kiểm toán phải có phần ghi rõ ý kiến của KTV và công ty kiểm toán vềtoàn bộ báo cáo đã được kiểm toán Các loại ý kiến mà KTV đưa ra trong báocáo là ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối,

ý kiến không chấp nhận

 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phầntrong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chínhđược kiểm toán đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu

Trang 29

tình hình tài chính và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành(hoặc được chấp nhận) Các thay đổi (nếu có) về nguyên tắc kế toán và cáctác động của chúng đã được xem xét đầy đủ và đã thể hiện trên thuyết minhbáo cáo tài chính Trong trường hợp KTV phát hiện các sai sót trên báo cáotài chính và được đơn vị chấp nhận điều chỉnh thì KTV cũng đưa ra ý kiếnchấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là báo cáotài chính hoàn toàn đúng mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó không trọngyếu.

 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đưa ra ý kiến chấp nhận từng phầntrong trường hợp nếu các yếu tố do KTV nêu ra trong báo cáo kiểm toán cóảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính thì báo cáo tài chính đó đãkhông phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu Khi KTV

có những bất đồng với các nhà quản lý của doanh nghiệp về từng bộ phậncủa báo cáo tài chính thì ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố ngoại trừđược sử dụng Trường hợp bị giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc số liệuchưa chắc chắn, KTV sử dụng ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tuỳthuộc

 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đưa ra ý kiến từ chối nếu phạm vikiểm toán bị giới hạn làm cho KTV không thể thu thập được các bằngchứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ

 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đưa ra ý kiến không chấp nhận trongtrường hợp KTV không thể đưa ra ý kiến ngoại trừ do có những bất đồnglớn với các nhà quản lý về: sự thích hợp của chế độ kế toán mà đơn vị ápdụng, phương pháp áp dụng chế độ kế toán, sự trung thực và hợp lý trên cácbáo cáo tài chính, sự phù hợp của các báo cáo tài chính theo quy định củapháp luật

Phát hành thư quản lý

Trang 30

Nhằm tư vấn cho các nhà quản lý của khách hàng về việc tổ chức và cải tiếncác cơ cấu, thủ tục nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn Báo cáokiểm toán và thư quản lý thường do KTV chính, người bao quát, chỉ đạo kiểmtoán thực hiện.

Trang 31

PHẦN II: THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN

2.1 Khái quát về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AASC

2.1.1.1 Sự hình thành

Hoạt động Kiểm toán độc lập là một ngành nghề còn mới mẻ tại Việt Nam

và thực sự xuất hiện từ sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tậptrung sang nền kinh tế thị trường có định hướng CNXH Với chủ trương củaĐảng và nhà nước ta là đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá đầu

tư đã đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về kiểm toán độc lập Ngày 13/5/1991, theoGiấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tài chính thànhlập tổ chức chuyên ngành Kế toán đầu tiên ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã kí 2quyết định thành lập hai công ty: Công ty Kiểm toán Việt nam với tên giao dịch

là VACO (Quyết định số 165-TC/QĐ/TCCB) và Công ty Dịch vụ Kế toán ViệtNam với tên giao dịch ASC (Quyết định số 164-TC/QĐ/TCCB) Sau hai nămcông ty ASC ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả, nhu cầu của nền kinh tếthị trường về hoạt động kiểm toán độc lập càng tăng cao, ngày 6/9/1993, Thủtướng Chính phủ đã uỷ nhiệm cho Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ban hành Côngvăn số 1798/UB/KHH bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên cho công ty Ngày14/9/1993, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định 639/TC-TCCB đổi têncông ty thành: Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán có têngiao dịch bằng tiếng Anh là Auditing and Accounting financial consultancyService Company (AASC) Ngày 29/4/1993, Trọng tài kinh tế nhà nước tại HàNội đã cấp giấy phép Đăng kí dinh doanh số 109157 cho công ty và ngày24/9/1998, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định số 556/QĐ-BTC ban hànhđiệu lệ và tổ chức hoạt động của công ty, khẳng định AASC là một doanh

Trang 32

nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính AASC có trụ sở giao dịch chính hiệnnay tại số 1 Lê Phụng Hiểu quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.

Từ khi thành lập đến nay, AASC đã có rất nhiều đóng góp quan trọng đối vớiviệc thúc đẩy phát triển hoạt động kiểm toán độc lập trong nước và hợp tác vớicác công ty, tổ chức nước ngoài

2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của AASC

Với bề dày 15 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu và trưởng thành,AASC hiện là công ty Tư vấn-Kiểm toán hàng Đầu thị trường Việt Nam và làcông ty Kiểm toán đầu tiên được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương laođộng vì những thành tích xuất sắc đã đạt được và đóng góp tích cực vào tiếntrình phát triển chung của ngành Kiểm toán tại Việt Nam

Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/9/1991 với số vốn ban đầugần 230 triệu đồng và tổng số nhân viên là 8 người, cho đến nay vốn kinhdoanh của công ty đã lên tới gần 20 tỷ đồng với số cán bộ công nhân viên là

300 người trong đó có 115 người có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước, dẫnđầu cả nước về số cán bộ có trình độ chuyên môn cao

Bảng 2.1 Cán bộ nhân viên của AASC

Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Trang 33

Là người đồng hành phát triển cùng nền kinh tế thị trường, công ty luôn cónhững chiến lược mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứngkịp thời nhu cầu thị trường Từ việc chỉ cung cấp các dịch vụ kế toán (giai đoạn1991-1993) gồm:

 Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán của nhà nước phù hợpvới từng loại hình doanh nghiệp

 Trợ giúp các doanh nghiệp thiết kế và vận hành các mô hình tổ chức bộ máy

 Cung cấp dịch vụ bồi dưỡng chính sách, chế độ nghiệp vụ về tổ chức kếtoán cho các viên chức và doanh nghiệp

 Cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính, các mẫu biểu in sẵn về tài chính

kế toán theo quy định của nhà nước

Cho đến nay các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp rất đa dạng, gồm:

 Dịch vụ Kiểm toán: là một trong những hoạt động truyền thống của AASC.Hàng năm, doanh thu từ hoạt động Kiểm toán chiếm trên 70% tổng doanhthu toàn công ty Hoạt động kiểm toán của công ty cung cấp cho khách hàng

và những người quan tâm những thông tin hữu ích phục vụ cho các mụcđích tài chính khác nhau, đồng thời hoạt động kiểm toán cũng đưa ra những

đề xuất cho khách hàng phục vụ cho quản lý thông qua thư quản lý và ý kiến

Trang 34

 Kiểm toán tuân thủ

 Kiểm toán các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán

 Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá vàgiám định các tài liệu tài chính kế toán

 Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh

 Giám định tài liệu kế toán tài chính

 Dịch vụ Kế toán

 Lập và ghi sổ kế toán

 Lập báo cáo tài chính định kì

 Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán

 Trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và BCTC, hướng dẫn khách hàng

áp dụng chế độ kế toán tài chính, tư vấn

 Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn chế độ kế toán phù hợp vớiyêu cầu quản lý

 Lập hồ sơ đăng kí chế độ kế toán

 Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh: Cung cấp các giải pháp tốtnhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệuquả kinh doanh, giảm chi phí hoạt động, không ngừng nâng cao doanh thu

 Tư vấn thuế

 Tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản

 Tư vấn quyết toán vốn đầu tư

 Tư vấn cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hay giải thể

 Tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách tài chính

 Tư vấn rà soát, chuẩn đoán hoạt động doanh nghiệp nhà nước

 Hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh

 Soạn thảo các phương án đầu tư

 Dịch vụ Công nghệ tin học: Các cán bộ, các chuyên viên tin học sẽ tham gialàm việc trực tiếp với khách hàng từ đánh giá, thiết kế, phát triển, thử

Trang 35

nghiệm đến công đoạn hỗ trợ vận hành các hệ thống công nghệ thông tin.Công ty cung cấp các phần mềm bao gồm:

 Các phần mềm kế toán cung cấp cho các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp,chủ đầu tư

 Các phần mềm quản lý như phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm quản lýcông văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự

 Dịch vụ Hỗ trợ tuyển dụng và Đào tạo: Công ty hỗ trợ các khách hàng trongcông tác tuyển dụng nhằm tuyển dụng được những nhân viên phù hợp thôngqua tìm kiếm, ra đề thi, phỏng vấn Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụđào tạo về tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, đào tạo kiểm toán viên nội

bộ cho các doanh nghiệp lớn có nhu cầu Công ty có đội ngũ cán bộ giảngdạy để xây dựng chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện có hiệu quảnhất

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có 4 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam:

 Chi nhánh Quảng Ninh: Tầng 2 công ty vàng bạc đá quý - Trần HưngĐạo - Hạ Long

 Chi nhánh Thanh Hoá: số 25 Phan Chu Trinh - Điện Biên Phủ - thànhphố Thanh Hoá

 Chi nhánh Vũng Tàu: 237 Lê Lợi phường 6 thành phố Vũng Tàu

 Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: Số 29 Võ Thị Sáu quận I thành phố

Trang 36

mới Có thể kể đến ở đây các khách hàng tiêu biểu mà AASC đã tham gia hợptác cung cấp dịch vụ:

 Các doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty 90, 91, Tổng công ty Hoáchất Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công

ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty ThanViệt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam

 Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Xi măng NghiSơn, Công ty Liên doanh thép VPS-POSCO, Công ty Điện tử Y tế kĩ thuậtcao, Công ty VietsoPetro, Côngty TOYOTA-TC Hà Nội

 Các dự án quốc tế tài trợ như các dự án nông nghiệp, thuỷ lợi Dầu Tiếng của

WB, dự án khôi phục công trình Thuỷ lợi Đồng bằng Sông Hồng củaADB

 Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổphần Quân đội

 Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểmtoán cho các công ty cổ phần, các công ty TNHH và các công ty tư nhân khi

có nhu cầu

 Các dự án lớn mà AASC đã tham gia kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư là:Công trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Công trình điện khu vựcphía Bắc, Công trình xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình

2.1.1.3 Tình hình kinh doanh những năm gần đây

Những năm gần đây số lượng hợp đồng mà AASC thực hiện kiểm toán liêntục tăng Năm 2003 là 476, năm 2004 là 528 và năm 2005 là trên 700 hợp đồngbao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp, dự án quốc tế

Trong báo cáo tình hình kinh doanh trong 5 năm gần đây tại hội nghị tổng kết của công ty, số liệu cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt:

Trang 37

Bảng 2.2 Tình hình kinh doanh của AASC

vụ cung cấp Cùng với doanh thu tăng thì thu nhập bình quân tháng của cán bộcông nhân viên cũng tăng cao

Tháng 7/2005 AASC chính thức gia nhập INPACT quốc tế và trở thành đạidiện của INPACT quốc tế tại Việt Nam

Tháng 10/2005 AASC đã xuất sắc vượt qua nhiều công ty kiểm toán khác đểtrúng gói thầu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 Tổng công ty Lương thựcMiền Nam Tháng 12/2005 AASC trúng thầu kiểm toán Tổng công ty cổ phần BảoMinh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của AASC

Ban giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong công ty, bao gồm Giám đốc

và năm Phó giám đốc Giám đốc công ty hiện nay là ông Ngô Đức Đoàn, làngười đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng BộTài chính và pháp luật về mọi hoạt động của công ty và các chi nhánh trựcthuộc

Ông Lê Đăng Khoa - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách Phòng Kiểmtoán xây dựng cơ bản

Trang 38

Ông Lê Quang Đức - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách phòng Tưvấn và kiểm toán, phòng Kiểm toán các ngành thương mại, dịch vụ.

Ông Bùi Văn Thảo – Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách phòng Kiểmtoán sản xuất vật chất

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách chinhánh Thanh Hoá, Quảng Ninh và Vũng Tàu

Ông Tạ Quang Tạo - Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chi nhánhThành phố Hồ Chí Minh

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của AASC

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản

Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất

Phòng công nghệ thông tin

Phòng tư vấn và kiểm toán

Phòng kiểm toán các

dự án

Phòng tài chính kế toán

KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY CÁC CHI NHÁNH

Phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng đào tạo và kiểm soát chất lượng

Chi nhánh Thanh Hoá

Trang 39

Các phòng chức năng:

Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán Các phòng chứcnăng được tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông ty

Phòng Hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý hành chính và nhân sự

trong Công ty, đảm nhận việc lên kế hoạch hàng tháng về lao động, tiềnlương, lập kế hoạch mua sắm đồ dùng văn phòng, thiết bị phục vụ hoạt độngkinh doanh của công ty và công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý công vănđược đưa đến hoặc gửi đi từ công ty, sắp xếp và đề bạt cán bộ Trưởngphòng hành chính tổng hợp là ông Hoàng San;1 phó phòng và 5 nhân viên

Phòng Tài chính kế toán: Gồm 4 người, có nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền

của doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền trong kinhdoanh Bên cạnh đó, Phòng Tài chính kế toán còn có nhiệm vụ hạch toáncác nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phòng Tài chính kế toán trực thuộc và chịu

sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty

Các phòng nghiệp vụ

Hiện nay, công ty có một hệ thống các phòng nghiệp vụ thực hiện các hợpđồng dịch vụ cho khách hàng Các phòng nghiệp vụ được tổ chức theo mô hìnhgồm có: Trưởng phòng, các phó phòng, các Kiểm toán viên, các Kỹ thuật viên,các Trợ lý kiểm toán Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giámđốc về hoạt động của phòng

Công ty có bảy phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụchuyên trách, bao gồm: Phòng Kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ,Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản, Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vậtchất, Phòng Kiểm toán các dự án, Phòng Tư vấn và kiểm toán, Phòng Côngnghệ thông tin, Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng Tuy nhiên, các phòngnghiệp vụ đều thực hiện mảng dịch vụ kiểm toán nói chung đối với mọi loại

hình khách hàng, trong đó mảng dịch vụ chuyên tránh được ưu tiên

Trang 40

Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất: Cung cấp các dịch vụ tư vấn

về kế toán, dịch vụ kiểm toán liên quan đến các ngành sản xuất vật chất.Ngoài ra phòng này còn thực hiện công tác tiếp thị hình ảnh cho công ty.Ngoài ra phòng còn thực hiện kiểm toán sang các lĩnh vực khác Trưởngphòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất là ông Nguyễn Quốc Dũng; 3phó phòng và 25 nhân viên

Phòng Kiểm toán thương mại dịch vụ: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư

vấn và kiểm toán liên quan đến các hoạt động Thương mại dịch vụ nhưkiểm toán Ngân hàng, kiểm toán Giao thông vận tải, kiểm toán Bưu điện, vàđôi khi các ngành không phải thương mại dịch vụ Phòng Kiểm toánThương mại dịch vụ có 28 người, trong đó Trưởng phòng là ông Lê ThanhNghị; 2 Phó phòng và 25 nhân viên

Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản: Tiến hành kiểm toán các Báo cáo quyết

toán các công trình xây dựng cơ bản Trưởng phòng là ông Vũ QuangCường, 2 phó phòng và 21 nhân viên

Phòng Kiểm toán dự án: Hiện nay có rất nhiều dự án của rất nhiều tổ chức

chính phủ và phi chính phủ trong nước và ngoài nước ở Việt nam, mà các

dự án này có nhu cầu được kiểm toán Kiểm toán dự án đang phát triểnmạnh mẽ tại Việt nam Phòng Kiểm toán các dự án có nhiệm vụ nắm bắt cácnhu cầu Kiểm toán các dư án Cho tới thời điểm này, thị phần Kiểm toáncủa AASC về các chương trình dự án chiếm hơn 20% thị phần Kiểm toán

dự án của cả nước Phòng gồm 32 người trong đó Trưởng phòng là ôngNguyễn Minh Hải; 3 phó phòng; 28 nhân viên

Phòng Tư vấn và kiểm toán: Tiến hành cung cấp cho khách hàng các dịch vụ

như : Tư vấn Thuế, tư vấn về thực hiện các quy định pháp luật, tư vấn quyếttoán tài chính và quyết toán vốn đầu tư, thẩm định giá trị tài sản, soạn thảocác phương án đầu tư, tư vấn cổ phần hóa, sát nhập và giải thể doanhnghiệp Các dịch vụ tư vấn này giúp cho khách hàng tìm được những giảipháp hữu hiệu nhất để vừa bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của phápluật Việt nam, vừa đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Ngày đăng: 31/01/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Vai trò của tiền trong các chu trình kế toán - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 1.1. Vai trò của tiền trong các chu trình kế toán (Trang 3)
Theo từng hình thức ghi sổ tại từng doanh nghiệp để kế toán sử dụng các loại sổ tổng hợp và chi tiết nhưng tổng quát nhất, các sổ sách trong hạch toán tiền  gồm có: sổ quỹ, sổ chi tiết, sổ cái, tổng hợp đối ứng tài khoản, nhật ký chi tiền,  nhật kí thu ti - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
heo từng hình thức ghi sổ tại từng doanh nghiệp để kế toán sử dụng các loại sổ tổng hợp và chi tiết nhưng tổng quát nhất, các sổ sách trong hạch toán tiền gồm có: sổ quỹ, sổ chi tiết, sổ cái, tổng hợp đối ứng tài khoản, nhật ký chi tiền, nhật kí thu ti (Trang 5)
Sơ đồ 1.2. Quy trình tổng quát hạch toán khoản mục tiền - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 1.2. Quy trình tổng quát hạch toán khoản mục tiền (Trang 5)
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán TK 112 - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán TK 112 (Trang 9)
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán TK 1112, 1122 - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán TK 1112, 1122 (Trang 10)
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán TK 113 - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán TK 113 (Trang 11)
Bảng 1.1. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ thu tiền Mục tiêu KSNB nghiệp  - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.1. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ thu tiền Mục tiêu KSNB nghiệp (Trang 14)
Bảng 1.1. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ thu tiền Mục tiêu KSNB nghiệp - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.1. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ thu tiền Mục tiêu KSNB nghiệp (Trang 14)
Bảng 1.2. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ chi tiền Mục tiêu KSNB  - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.2. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ chi tiền Mục tiêu KSNB (Trang 15)
Bảng 1.2. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ chi tiền Mục tiêu KSNB - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 1.2. Mục tiêu KSNB đối với nghiệp vụ chi tiền Mục tiêu KSNB (Trang 15)
Bảng 2.1. Cán bộ nhân viên của AASC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.1. Cán bộ nhân viên của AASC (Trang 32)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của AASC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của AASC (Trang 38)
Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu đối với Côngty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu đối với Côngty bột mì ABC (Trang 44)
Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu đối với Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu đối với Công ty bột mì ABC (Trang 44)
Bảng 2.5. Kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.5. Kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Trang 45)
Bảng 2.4. Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Côngty bột mì ABC Bước công việcCóKhôngKhông  áp dụng Ghi chú - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.4. Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Côngty bột mì ABC Bước công việcCóKhôngKhông áp dụng Ghi chú (Trang 45)
Bảng 2.4. Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.4. Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Công ty bột mì ABC (Trang 45)
Bảng 2.5. Kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.5. Kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Trang 45)
Bảng 2.6. Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.6. Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Trang 46)
Bảng 2.6. Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.6. Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Trang 46)
3.2 Thu thập hoặc lập, kiểm tra bảng đối chiếu các tài khoản ngân hàng. Giải thích nguyên nhân  chênh lệch và thu thập các bằng chứng chứng  minh các giải thích đó - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
3.2 Thu thập hoặc lập, kiểm tra bảng đối chiếu các tài khoản ngân hàng. Giải thích nguyên nhân chênh lệch và thu thập các bằng chứng chứng minh các giải thích đó (Trang 50)
4.1 Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản đang chuyển với số dư trên bảng cân đối  và   kiểm   tra   việc   kết   toán   các   tài   khoản   tiền  đang chuyển với chứng từ ngân hàng của tháng  tiếp theo của năm sau - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
4.1 Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản đang chuyển với số dư trên bảng cân đối và kiểm tra việc kết toán các tài khoản tiền đang chuyển với chứng từ ngân hàng của tháng tiếp theo của năm sau (Trang 52)
Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
gu ồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (Trang 54)
Bảng 2.8. Phân tích số dư tài khoản 111 Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.8. Phân tích số dư tài khoản 111 Công ty bột mì ABC (Trang 54)
Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết TK 111 Côngty bột mì ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết TK 111 Côngty bột mì ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC (Trang 55)
Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết TK 111 Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết TK 111 Công ty bột mì ABC (Trang 55)
Bảng 2.10. Kiểm tra chi tiêu hàng ngày Côngty bột mì ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.10. Kiểm tra chi tiêu hàng ngày Côngty bột mì ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC (Trang 56)
Bảng 2.10. Kiểm tra chi tiêu hàng ngày Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.10. Kiểm tra chi tiêu hàng ngày Công ty bột mì ABC (Trang 56)
Bảng 2.11. Kiểm tra tính đúng kì khoản mục tiền công ty bột mì ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.11. Kiểm tra tính đúng kì khoản mục tiền công ty bột mì ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC (Trang 57)
Bảng 2.11. Kiểm tra tính đúng kì khoản mục tiền công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.11. Kiểm tra tính đúng kì khoản mục tiền công ty bột mì ABC (Trang 57)
Bảng 2.12. Tổng hợp tài khoản 112 Côngty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.12. Tổng hợp tài khoản 112 Côngty bột mì ABC (Trang 58)
Bảng 2.12. Tổng hợp tài khoản 112 Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.12. Tổng hợp tài khoản 112 Công ty bột mì ABC (Trang 58)
Nguồn: bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
gu ồn: bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (Trang 59)
Bảng 2.13. Kiểm tra xác nhận số dư tài khoản Tiền gửi ngân hàng CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.13. Kiểm tra xác nhận số dư tài khoản Tiền gửi ngân hàng CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Công ty bột mì ABC (Trang 60)
Bảng 2.13. Kiểm tra xác nhận số dư tài khoản Tiền gửi ngân hàng - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.13. Kiểm tra xác nhận số dư tài khoản Tiền gửi ngân hàng (Trang 60)
Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
gu ồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (Trang 63)
Bảng 2.16. Thủ tục kiểm soát tài khoản 111 chi nhánh DEG - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.16. Thủ tục kiểm soát tài khoản 111 chi nhánh DEG (Trang 63)
Bảng 2.17. Kiểm tra việc nộp tiền của các cửa hàng chi nhánh DEG CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Chi nhánh DEG- Công ty NTTG - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.17. Kiểm tra việc nộp tiền của các cửa hàng chi nhánh DEG CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Tên khách hàng: Chi nhánh DEG- Công ty NTTG (Trang 64)
Bảng 2.17. Kiểm tra việc nộp tiền của các cửa hàng chi nhánh DEG - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.17. Kiểm tra việc nộp tiền của các cửa hàng chi nhánh DEG (Trang 64)
Bảng 2.18. Tổng hợp TK112 chi nhánh DEG - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.18. Tổng hợp TK112 chi nhánh DEG (Trang 65)
Bảng 2.18. Tổng hợp TK 112  chi nhánh DEG - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
Bảng 2.18. Tổng hợp TK 112 chi nhánh DEG (Trang 65)
Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
gu ồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (Trang 66)
Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
gu ồn: Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (Trang 67)
Lập bảng tổng hợp các TK tiền Đối chiếu số dư trên sổ sách với biên  - Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện
p bảng tổng hợp các TK tiền Đối chiếu số dư trên sổ sách với biên (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w