Cho vay cầm cố hối phiếu: Sau khi xuất hàng có được hối phiếu nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu vay vốn sẽ được Chi Nhánh xem xét cho vay theo hình thức

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH (Trang 32 - 37)

xuất khẩu có nhu cầu vay vốn sẽ được Chi Nhánh xem xét cho vay theo hình thức cầm cố hối phiếu.

Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% trị giá hối phiếu, trừ một số trường hợp được bảo lãnh khả năng thanh toán hoặc với khách hàng lớn có quan hệ lâu dài mức cho vay có thể đạt tới 90%-95% trị giá hối phiếu.

Khi nhận được tiền hàng Ngân Hàng sẽ thanh toán lãi phải thu, tự động thu hồi nợ gốc đã cho vay và lãi. Lãi được tính từ ngày phát tiền vay đến ngày ngân hàng thu được tiền từ ngân hàng phát hành L/C hoặc từ doanh nghiệp, phần còn lại ngân hàng chuyển trả theo yêu cầu của doanh nghiệp.

1* Phương pháp cho vay: Ngân Hàng có thể cho vay theo quí hoặc cả mùa vụ (nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu ổn định) và ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng thường xuyên để kí hợp đồng.

Với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, Chi Nhánh áp dụng phương pháp cho vay theo món (cho vay từng lần) tương ứng với mức độ đảm bảo nợ vay.

2* Thời hạn cho vay: Chi Nhánh cho vay tối đa không quá 12 tháng và được xác định phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và luân chuyển hàng hoá hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán của L/C.

3* Lãi suất cho vay: Chi Nhánh áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn ngoại tệ, VND thấp hơn lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước và qui định mức giảm tối thiểu 0,1%/tháng đối với VND và 0,2%/ năm đối với vay ngoại tệ.

Lãi suất cho vay thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc trong từng thời kì và tương ứng với loại tiền vay.

Với các khách hàng có quan hệ lâu dài, có quan hệ vay trả thường xuyên, cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng khi có doanh thu hàng xuất khẩu thì sẽ được cho vay với lãi suất ưu đãi. Trường hợp có tiền gửi VND làm đảm bảo thì được cho vay với lãi suất thấp.

1* Thực hiện phát tiền vay: Việc phát tiền vay được dựa trên hợp đồng kinh tế và chuyển thẳng đến đơn vị thụ hưởng. Trường hợp người bán không có tài khoản thì được phép dùng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán và việc phát tiền vay dựa trên

hoá đơn nhập kho, hợp đồng. Trường hợp ứng tiền để thu mua thì căn cứ vào tiến độ mua hàng giao giám đốc chi nhánh xem xét thực tế để quyết định cho vay.

Sau từ 7-10 ngày kể từ khi phát tiền vay, Chi Nhánh phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

4* Xử lí hợp đồng vi phạm: Nếu hợp đồng tín bị phá vỡ do các nguyên nhân như:

a) Bên mua phá vỡ hợp đồng

b) Bên mua hoặc ngân hàng bên mua bị phá sản.

c) Do hình thức thanh toán không an toàn (chuyển tiền điện tử, nhờ thu...). d) Rủi ro hối đoái, rủi ro chứng từ thanh toán và các điều khoản bất lợi cho nhà

xuất khẩu qui định trong hợp đồng xuất khẩu ...

Doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi nêu trên và khoản nợ coi như đến hạn nếu trong 15 ngày sau đó doanh nghiệp không có cách trả nợ cho ngân hàng.

2. 3. 2. Cho vay mở L/C AT SIGHT. Hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu. cho hoạt động nhập khẩu.

Với các doanh nghiệp nhập khẩu chi nhánh thường áp dụng các hình thức như sau : cho vay ngắn , trung , dài hạn để nhập khẩu vật tư hàng hoá , thiết bị , và cho vay theo hình thức bảo lãnh hàng trả chậm . Ngoài ra, cho vay mở L/C at sight , là hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu ở chi nhánh ngân hàng hiện nay, để hiểu rõ hơn hình thức tín dụng này , dưới đây sẽ trình bày hình thức tín dụng này ở ngân hàng . Theo công văn số 2725/CV –NHCT5, ra ngày 29-09-1999, về hướng dẫn việc mở và thanh toán L/C AT SIGHT của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam thì việc mở L/C AT SIGHT phải tuân thủ theo những quy định sau:

Mở L/C AT SIGHT

Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư hàng hoá thiết bị... mà trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay (gọi tắt là L/C AT SIGHT) được ngân hàng công thương xem xét cho mở L/C AT SIGHT

• Trường hợp mở bằng nguồn vốn của khách hàng thì khách hàng phải ký quỹ. Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào khả năng khách hàng trong đó thuộc vào đối tượng nào

Với khách hàng có nhu cầu nhập khảu vật tư, hàng hoá máy móc, thiết bị thanh toán bằng L/C AT SIGHT và sẽ được bộ phận thanh toán quốc tế tiếp nhận và giải quyết.

+ Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C

Chỉ áp dụng đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng với ngân hàng và các ngân hàng khác sòng phẳng, không có nợ quá hạn có lãi treo.

Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Với doanh nghiệp nhà nước

- Khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh a. Các Tổng Công Ty 90, 91 có thể xem xét miễn ký quỹ

b. Các đơn vị thành viên Tổng Công Ty 90, 91, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, Tỉnh, Thành phố: Mức ký quỹ tối thiểu bằng 5% giá trị L/C

c. Các đối tượng khác: Mức ký quỹ tối thiểu bằng 20% giá trị L/C - Khách hàng không có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh

a. Các Tổng Công Ty 90, 91 tối thiểu bằng 5% gia trị L/C

b. Các đơn vị thành viên Tổng Công Ty 90, 91, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, Tỉnh, Thành phố: Mức ký quỹ tối thiểu bằng 10% giá trị L/C

c. Các đối tượng khác : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 30% giá trị L/C Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

a. Mức tối thiểu bằng 50% giá trị L/C đối với khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh

b. Và 80% giá trị L/C đối với khách hàng không có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh.

• Trường hợp khách hàng mở L/C AT SIGHT thanh toán bằng nguồn vốn vay của Ngân Hàng Công Thương khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mở L/C nhập khẩu hàng hoá. Ngân hàng sẽ tiến hành các bước xem xét, thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra giám sát món vay và những thủ tục khác như các món vay bình thường và tiến hành mở L/C nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay vốn.

Nếu Ngân Hàng duyệt cho vay theo phương thức cho vay từng lần (đối với cho vay ngắn hạn) hoặc phương thức cho vay theo dự án (đối với dự án trung-dài hạn) thì trước khi mở L/C, thì Ngân Hàng và khách hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng

Nếu Ngân Hàng duyệt cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng thì khi mở L/C khách hàng phải ký giấy cam kết sử dụng vốn vay

+ Mức ký quỹ :

- Đối với cho vay ngắn hạn: Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định mức ký quỹ hoặc miễn mức ký quỹ tuỳ thuộc vào mức độ tìn nhiệm của khách hàng với Ngân Hàng trong quan hệ tín dụng, khả năng tài chính, khả năng tiêu thụ hàng hoá, hiệu quả kinh doanh nguồn trả nợ của khách hàng.

- Đối với cho vay trung và dài hạn:

a. Nếu khách hàng mở L/C AT SIGHT để thanh toán 100% vồn vay cho hàng nhập khẩu là máy thiết bị thì được miễn ký quỹ.

b. Trường hợp trong dự án có một phần cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị thanh toán bằng L/C AT SIGHT qua Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Đơn vị phải trích trong phần vốn tự có tham gia vào dự án vay, tối thiếu là 5% giá trị L/C để ký quỹ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch giữa gia trị L/G và số tiền ký quỹ không vượt quá phần vốn Ngân Hàng tham gia vào dự án.

c. Trường hợp trong dự án cho vay vốn chỉ có một phần nhập khẩu máy móc thiết bị, đơn vị, ký qũy toàn bộ phần vốn tự có tham gia vào dự án xin vay để mở L/C nhập khẩu

+ Mức uỷ quyền:

Như đã được trình bày ở trên (Phần cơ sở pháp lý cho vay bằng ngoại tệ)

Thanh toán L/C AT SIGHT

Khi L/C đến hạn Ngân Hàng cho khách hàng vay vốn để thanh toán L/C với nước ngoài. Mức cho vay bằng chênh lẹch giữa số tiền thực tế thanh toán với nước ngoài trừ đi số tiền ký quỹ. Khách hàng phải ký vào giấy nhận nợ để hạch toán vào tài khoản cho vay thích hợp.

Trường hợp đến ngày thanh toán L/C, khách hàng vì một lý do nào đó mà chưa kịp ký vào giấy nhận nợ thì Ngân Hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng cho vay vốn (đã ký kết trước khi mở L/C), chứng từ thanh toán L/C, Ngân Hàng tự động ghi nợ tài khoản cho vay của khách hàng, việc quản lý theo dõi thu nợ, thu lãi thực hiện như khoản vay bình thường

- Cho vay ngắn hạn nhập khẩu hàng hoá

Chi nhánh bên cạnh cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu để họ nhập khẩu hàng hoá phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên với các doanh nghiệp nhập khẩu hình thức tín dụng này dùng nhiều hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu .

5* Cho vay trung, dài hạn nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất

Đây là hình thức mà trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng hiện nay rất ít . Theo hình thức này ngân hàng sẽ cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ đầu tư phát triển.

7* Cho vay theo hình thức bảo lãnh nhập hàng trả chậm

Ngoài các hình thức nếu trên đối với các doanh nghiệp ngân hàng còn cho vay theo hình thức ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài thông qua sự cam kết với ngân hàng nước ngoài trả nợ đúng hạn bằng việc mở L/C trả chậm cho khách hàng, nếu khách hàng không trả đúng hạn ngân hàng sẽ đứng ra trả nợ thay cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải nhận nợ của ngân hàng.

2.3. TÌNH HÌNH TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH THỜI GIAN QUA HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH THỜI GIAN QUA

8* Kết quả chung: Tuy mới chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh xuất nhập khẩu một vài năm gần đây chi Nhánh Ngân Hàng Công thương Ba Đình đã thu được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w