Chức năng nhiệm vụ của AASC Với bề dày 15 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu và trưởng thành,AASC hiện là công ty Tư vấn-Kiểm toán hàng Đầu thị trường Việt Nam và làcông ty Kiểm toán đầ
Trang 1THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN
2.1 Khái quát về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AASC
2.1.1.1 Sự hình thành
Hoạt động Kiểm toán độc lập là một ngành nghề còn mới mẻ tại Việt Nam vàthực sự xuất hiện từ sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường có định hướng CNXH Với chủ trương của Đảng vànhà nước ta là đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá đầu tư đã đặt
ra những đòi hỏi cấp thiết về kiểm toán độc lập Ngày 13/5/1991, theo Giấyphép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tài chính thành lập
tổ chức chuyên ngành Kế toán đầu tiên ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã kí 2 quyếtđịnh thành lập hai công ty: Công ty Kiểm toán Việt nam với tên giao dịch làVACO (Quyết định số 165-TC/QĐ/TCCB) và Công ty Dịch vụ Kế toán ViệtNam với tên giao dịch ASC (Quyết định số 164-TC/QĐ/TCCB) Sau hai nămcông ty ASC ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả, nhu cầu của nền kinh tếthị trường về hoạt động kiểm toán độc lập càng tăng cao, ngày 6/9/1993, Thủtướng Chính phủ đã uỷ nhiệm cho Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ban hành Côngvăn số 1798/UB/KHH bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên cho công ty Ngày14/9/1993, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định 639/TC-TCCB đổi têncông ty thành: Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán có têngiao dịch bằng tiếng Anh là Auditing and Accounting financial consultancyService Company (AASC) Ngày 29/4/1993, Trọng tài kinh tế nhà nước tại HàNội đã cấp giấy phép Đăng kí dinh doanh số 109157 cho công ty và ngày24/9/1998, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định số 556/QĐ-BTC ban hànhđiệu lệ và tổ chức hoạt động của công ty, khẳng định AASC là một doanh
Trang 2nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính AASC có trụ sở giao dịch chính hiệnnay tại số 1 Lê Phụng Hiểu quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay, AASC đã có rất nhiều đóng góp quan trọng đối vớiviệc thúc đẩy phát triển hoạt động kiểm toán độc lập trong nước và hợp tác với các công ty, tổ chức nước ngoài
2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của AASC
Với bề dày 15 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu và trưởng thành,AASC hiện là công ty Tư vấn-Kiểm toán hàng Đầu thị trường Việt Nam và làcông ty Kiểm toán đầu tiên được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương laođộng vì những thành tích xuất sắc đã đạt được và đóng góp tích cực vào tiếntrình phát triển chung của ngành Kiểm toán tại Việt Nam
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/9/1991 với số vốn ban đầugần 230 triệu đồng và tổng số nhân viên là 8 người, cho đến nay vốn kinh doanhcủa công ty đã lên tới gần 20 tỷ đồng với số cán bộ công nhân viên là 300 ngườitrong đó có 115 người có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước, dẫn đầu cả nước
về số cán bộ có trình độ chuyên môn cao
Bảng 2.1 Cán bộ nhân viên của AASC
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Trang 3Là người đồng hành phát triển cùng nền kinh tế thị trường, công ty luôn cónhững chiến lược mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứngkịp thời nhu cầu thị trường Từ việc chỉ cung cấp các dịch vụ kế toán (giai đoạn1991-1993) gồm:
Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán của nhà nước phù hợpvới từng loại hình doanh nghiệp
Trợ giúp các doanh nghiệp thiết kế và vận hành các mô hình tổ chức bộ máy
Cung cấp dịch vụ bồi dưỡng chính sách, chế độ nghiệp vụ về tổ chức kế toáncho các viên chức và doanh nghiệp
Cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính, các mẫu biểu in sẵn về tài chính
kế toán theo quy định của nhà nước
Cho đến nay các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp rất đa dạng, gồm:
Dịch vụ Kiểm toán: là một trong những hoạt động truyền thống của AASC.Hàng năm, doanh thu từ hoạt động Kiểm toán chiếm trên 70% tổng doanhthu toàn công ty Hoạt động kiểm toán của công ty cung cấp cho khách hàng
và những người quan tâm những thông tin hữu ích phục vụ cho các mục đíchtài chính khác nhau, đồng thời hoạt động kiểm toán cũng đưa ra những đềxuất cho khách hàng phục vụ cho quản lý thông qua thư quản lý và ý kiến tưvấn
Kiểm toán BCTC thường niên của các doanh nghiệp, đơn vị HCSN, tổ chứckinh tế xã hội
Kiểm toán dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
Trang 4 Kiểm toán vốn thành lập và giải thể
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá vàgiám định các tài liệu tài chính kế toán
Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
Giám định tài liệu kế toán tài chính
Dịch vụ Kế toán
Lập và ghi sổ kế toán
Lập báo cáo tài chính định kì
Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và BCTC, hướng dẫn khách hàng
áp dụng chế độ kế toán tài chính, tư vấn
Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn chế độ kế toán phù hợp vớiyêu cầu quản lý
Lập hồ sơ đăng kí chế độ kế toán
Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh: Cung cấp các giải pháp tốtnhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quảkinh doanh, giảm chi phí hoạt động, không ngừng nâng cao doanh thu
Tư vấn thuế
Tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản
Tư vấn quyết toán vốn đầu tư
Tư vấn cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hay giải thể
Tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách tài chính
Tư vấn rà soát, chuẩn đoán hoạt động doanh nghiệp nhà nước
Hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh
Soạn thảo các phương án đầu tư
Dịch vụ Công nghệ tin học: Các cán bộ, các chuyên viên tin học sẽ tham gialàm việc trực tiếp với khách hàng từ đánh giá, thiết kế, phát triển, thử
Trang 5nghiệm đến công đoạn hỗ trợ vận hành các hệ thống công nghệ thông tin.Công ty cung cấp các phần mềm bao gồm:
Các phần mềm kế toán cung cấp cho các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp,chủ đầu tư
Các phần mềm quản lý như phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm quản lýcông văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự
Dịch vụ Hỗ trợ tuyển dụng và Đào tạo: Công ty hỗ trợ các khách hàng trongcông tác tuyển dụng nhằm tuyển dụng được những nhân viên phù hợp thôngqua tìm kiếm, ra đề thi, phỏng vấn Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụđào tạo về tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, đào tạo kiểm toán viên nội
bộ cho các doanh nghiệp lớn có nhu cầu Công ty có đội ngũ cán bộ giảngdạy để xây dựng chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện có hiệu quảnhất
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có 4 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam:
Chi nhánh Quảng Ninh: Tầng 2 công ty vàng bạc đá quý - Trần HưngĐạo - Hạ Long
Chi nhánh Thanh Hoá: số 25 Phan Chu Trinh - Điện Biên Phủ - thànhphố Thanh Hoá
Chi nhánh Vũng Tàu: 237 Lê Lợi phường 6 thành phố Vũng Tàu
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: Số 29 Võ Thị Sáu quận I thành phố
Trang 6mới Có thể kể đến ở đây các khách hàng tiêu biểu mà AASC đã tham gia hợptác cung cấp dịch vụ:
Các doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty 90, 91, Tổng công ty Hoáchất Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty
Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty ThanViệt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Xi măng NghiSơn, Công ty Liên doanh thép VPS-POSCO, Công ty Điện tử Y tế kĩ thuậtcao, Công ty VietsoPetro, Côngty TOYOTA-TC Hà Nội
Các dự án quốc tế tài trợ như các dự án nông nghiệp, thuỷ lợi Dầu Tiếng của
WB, dự án khôi phục công trình Thuỷ lợi Đồng bằng Sông Hồng của ADB
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổphần Quân đội
Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểmtoán cho các công ty cổ phần, các công ty TNHH và các công ty tư nhân khi
có nhu cầu
Các dự án lớn mà AASC đã tham gia kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư là:Công trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Công trình điện khu vựcphía Bắc, Công trình xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình
2.1.1.3 Tình hình kinh doanh những năm gần đây
Những năm gần đây số lượng hợp đồng mà AASC thực hiện kiểm toán liêntục tăng Năm 2003 là 476, năm 2004 là 528 và năm 2005 là trên 700 hợp đồngbao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp, dự án quốc tế
Trong báo cáo tình hình kinh doanh trong 5 năm gần đây tại hội nghị tổng kếtcủa công ty, số liệu cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt:
Trang 7Bảng 2.2 Tình hình kinh doanh của AASC
vụ cung cấp Cùng với doanh thu tăng thì thu nhập bình quân tháng của cán bộcông nhân viên cũng tăng cao
Tháng 7/2005 AASC chính thức gia nhập INPACT quốc tế và trở thành đạidiện của INPACT quốc tế tại Việt Nam
Tháng 10/2005 AASC đã xuất sắc vượt qua nhiều công ty kiểm toán khác đểtrúng gói thầu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 Tổng công ty Lương thựcMiền Nam Tháng 12/2005 AASC trúng thầu kiểm toán Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của AASC
Ban giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong công ty, bao gồm Giám đốc
và năm Phó giám đốc Giám đốc công ty hiện nay là ông Ngô Đức Đoàn, làngười đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng BộTài chính và pháp luật về mọi hoạt động của công ty và các chi nhánh trựcthuộc
Ông Lê Đăng Khoa - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách Phòng Kiểmtoán xây dựng cơ bản
Trang 8kiểm soát chất lượng
Chi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Hải Phòng Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh Quảng Ninh
Ông Lê Quang Đức - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách phòng Tư
vấn và kiểm toán, phòng Kiểm toán các ngành thương mại, dịch vụ
Ông Bùi Văn Thảo – Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách phòng Kiểm
toán sản xuất vật chất
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách chi
nhánh Thanh Hoá, Quảng Ninh và Vũng Tàu
Ông Tạ Quang Tạo - Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của AASC
Trang 9Các phòng chức năng:
Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán Các phòng chứcnăng được tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông ty
Phòng Hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý hành chính và nhân sự
trong Công ty, đảm nhận việc lên kế hoạch hàng tháng về lao động, tiềnlương, lập kế hoạch mua sắm đồ dùng văn phòng, thiết bị phục vụ hoạt độngkinh doanh của công ty và công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý công vănđược đưa đến hoặc gửi đi từ công ty, sắp xếp và đề bạt cán bộ Trưởngphòng hành chính tổng hợp là ông Hoàng San;1 phó phòng và 5 nhân viên
Phòng Tài chính kế toán: Gồm 4 người, có nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền
của doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền trong kinhdoanh Bên cạnh đó, Phòng Tài chính kế toán còn có nhiệm vụ hạch toán cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh Phòng Tài chính kế toán trực thuộc và chịu sựquản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty
Các phòng nghiệp vụ
Hiện nay, công ty có một hệ thống các phòng nghiệp vụ thực hiện các hợpđồng dịch vụ cho khách hàng Các phòng nghiệp vụ được tổ chức theo mô hìnhgồm có: Trưởng phòng, các phó phòng, các Kiểm toán viên, các Kỹ thuật viên,các Trợ lý kiểm toán Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giámđốc về hoạt động của phòng
Công ty có bảy phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụchuyên trách, bao gồm: Phòng Kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ,Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản, Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vậtchất, Phòng Kiểm toán các dự án, Phòng Tư vấn và kiểm toán, Phòng Côngnghệ thông tin, Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng Tuy nhiên, các phòngnghiệp vụ đều thực hiện mảng dịch vụ kiểm toán nói chung đối với mọi loại
hình khách hàng, trong đó mảng dịch vụ chuyên tránh được ưu tiên
Trang 10 Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất: Cung cấp các dịch vụ tư vấn
về kế toán, dịch vụ kiểm toán liên quan đến các ngành sản xuất vật chất.Ngoài ra phòng này còn thực hiện công tác tiếp thị hình ảnh cho công ty.Ngoài ra phòng còn thực hiện kiểm toán sang các lĩnh vực khác Trưởngphòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất là ông Nguyễn Quốc Dũng; 3phó phòng và 25 nhân viên
Phòng Kiểm toán thương mại dịch vụ: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư
vấn và kiểm toán liên quan đến các hoạt động Thương mại dịch vụ như kiểmtoán Ngân hàng, kiểm toán Giao thông vận tải, kiểm toán Bưu điện, và đôikhi các ngành không phải thương mại dịch vụ Phòng Kiểm toán Thươngmại dịch vụ có 28 người, trong đó Trưởng phòng là ông Lê Thanh Nghị; 2Phó phòng và 25 nhân viên
Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản: Tiến hành kiểm toán các Báo cáo quyết
toán các công trình xây dựng cơ bản Trưởng phòng là ông Vũ QuangCường, 2 phó phòng và 21 nhân viên
Phòng Kiểm toán dự án: Hiện nay có rất nhiều dự án của rất nhiều tổ chức
chính phủ và phi chính phủ trong nước và ngoài nước ở Việt nam, mà các dự
án này có nhu cầu được kiểm toán Kiểm toán dự án đang phát triển mạnh
mẽ tại Việt nam Phòng Kiểm toán các dự án có nhiệm vụ nắm bắt các nhucầu Kiểm toán các dư án Cho tới thời điểm này, thị phần Kiểm toán củaAASC về các chương trình dự án chiếm hơn 20% thị phần Kiểm toán dự áncủa cả nước Phòng gồm 32 người trong đó Trưởng phòng là ông NguyễnMinh Hải; 3 phó phòng; 28 nhân viên
Phòng Tư vấn và kiểm toán: Tiến hành cung cấp cho khách hàng các dịch vụ
như : Tư vấn Thuế, tư vấn về thực hiện các quy định pháp luật, tư vấn quyếttoán tài chính và quyết toán vốn đầu tư, thẩm định giá trị tài sản, soạn thảocác phương án đầu tư, tư vấn cổ phần hóa, sát nhập và giải thể doanh nghiệp.Các dịch vụ tư vấn này giúp cho khách hàng tìm được những giải pháp hữuhiệu nhất để vừa bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việtnam, vừa đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Trang 11 Phòng Công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ cài đặt, bảo trì mạng máy tính của
công ty Do công ty còn cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin tronglĩnh vực Kế toán nên một chức năng hết sức quan trọng của phòng ban này
là sản xuất ra các phần mềm Kế toán và quản lý Phòng đã hoạt động tươngđối hiệu quả do đó doanh thu của lĩnh vực này chiếm một phần đáng kểtrong tổng Doanh thu của toàn công ty
Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng: Phòng này có trách nhiệm tổ chức
thi tuyển để tuyển dụng nhân viên cho công ty, đào tạo các nhân viên mới,cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước phổ biến cho nhânviên công ty, quản lý đào tạo, tiến hành các khóa học trực tiếp cho các nhânviên trong công ty Hàng năm tiến hành sát hạch cho nhân viên cũng nhưkiểm soát chất lượng của các Báo cáo Kiểm toán đã được lập Mục tiêu màban quản lý công ty đặt ra là đào tạo để kiểm soát và kiểm soát để đào tạocao hơn, sâu hơn Từ một ban đào tạo nội bộ, năm 2004, phòng đào tạo vàphòng kiểm soát chất lượng đã sáp nhập và trở thành một bộ phận không thểthiếu trong cơ cấu của công ty
2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán
BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2.2.1 Giới thiệu về khách hàng
Công ty bột mì ABC là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công tylương thực Miền Nam, được thành lập năm 1993 với ngành nghề là sản xuấtkinh doanh lúa mỳ, bột mì, các và các sản phẩm chế biến từ bột mì, các chất phụgia chế biến lương thực như bột men, bột nổi, kinh doanh máy móc thiết bị vàphụ tùng của công nghệ xay xát lúa mì, thiết bị vận chuyển bốc dỡ hàng Vớitổng nguồn vốn kinh doanh là 329.850.141.183đ Năm 2006 là năm thứ 2AASC thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính đối với công ty bột mì ABC vớimục đích phát hành báo cáo tài chính năm 2005 của công ty và đưa ra ý kiến tưvấn nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại công ty
Trang 12Chi nhánh DEG được thành lập năm 1997 là một đơn vị trực thuộc Công tyNTTG chuyên sản xuất kinh doanh các loại thép xây dựng Chi nhánh hoạt độngtheo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số do Uỷ ban kế hoạch tỉnh XX (nay
là sổ kế hoạch đầu tư XX) cấp với các hoạt động sản xuất kinh doanh chính nhưsau:
- Giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, tiêu thụ các sản phẩm do công ty NTGT sản xuất
- Là cơ quan đại diện giao dịch của Công ty NTTG tại tỉnh XX
Chi nhánh DEG hạch toán kế toán theo hình thức nhật kí chung, áp dụng chế
độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995,các hướng dẫn sửa đổi bổ sung và các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
Chi nhánh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không thực hiện việc lậpcác báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) theo mẫubiểu được quy định mà chỉ lập các báo cáo quyết toán theo các báo cáo hướngdẫn của công ty Năm 2006 là năm đầu tiên AASC hợp tác cung cấp dịch vụkiểm toán cho chi nhánh DEG nói riêng và Công ty NTTG nói chung Chinhánh có 18 cửa hàng trên toàn bộ tỉnh XX
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1 Chấp nhận khách hàng
Hợp đồng kiểm toán của AASC được hình thành và kí kết sau khi tìm hiểunhững thông tin về hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động
và nhu cầu của khách hàng
Hợp đồng kiểm toán thoả thuận về các điều khoản sau:
Nội dung dịch vụ: Kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 kết thúc ngày31/12/2005
Các luật định và chuẩn mực: Nghị định số 105/2004/NĐ - CP ngày 30tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, các Chuẩn mực
Trang 13kế toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận, các chuẩn mực kiểm toán ViệtNam do Bộ Tài chính ban hành…
Trách nhiệm và quyền hạn của các bên
Báo cáo kiểm toán
Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành
Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng
2.2.2.2 Lập kế hoạch tổng quát
Kế hoạch tổng quát định hướng trọng tâm của cuộc kiểm toán bao gồm
Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong nămkiểm toán
Các điều khoản hợp đồng
Những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Phương pháp kiểm toán cho từng khoản mục (chọn mẫu hoặc kiểm tratoàn bộ)
Yêu cầu về nhân sự
Các vấn đề khác
Trang 14Bảng 2.3 Xác định mức trọng yếu đối với Công ty bột mì ABC
Mức độ trọng yếu xác định theo khung của AASC : 780.281.867 - 1.560.563.735 Mức độ trọng yếu mà kiểm toán viên lựa chọn cho 2005 là 4% Lợi nhuận trước thuế Trọng yếu phân bổ cho các khoản mục chính:
Khoản mục Balance Sheet Understate Overstate
Mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục tiền của chi nhánh DEG là
- Understate: 6.524.392
- Overstate: 13.048.784
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hệ thống nhân sự kế toán và đốivới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại công ty bột mỳ ABC thông qua bảng câu hỏiđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 15Bảng 2.4 Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Công ty bột mì ABC
Không
áp
1 Việc phân công công việc cho các nhân
viên kế toán có được cập nhật thường
xuyên không?
2 Có các văn bản qui định chức năng của
các nhân viên kế toán không?
3 Các nhân viên kế toán có được đào tạo
qua trường lớp chính qui hay không?
4 Các nhân viên kế toán có làm việc trong
5 Hoạt động của bộ máy kế toán có được
ghi trong quy chế kiểm soát nội bộ của
công ty không (Điều lệ, Quy chế tài
chính, Nội quy )
6 Trong công ty có bộ phận Kiểm toán
nội bộ hay Ban kiểm soát không?
Bảng 2.5 Kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
áp dụng
Ghi chú
1 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có
do một người đảm nhận không?
2 Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu
với thủ quỹ không?
3 Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực
hiện thường xuyên không?
4 Các khoản tiền thu về có được gửi ngay
vào Ngân hàng không?
5 Việc đối chiếu với Ngân hàng có được
thực hiện hàng tháng, hàng quý không?
Trang 16Bước công việc Có Không Không
áp dụng
Ghi chú
6 Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi
riêng không?
7 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được
ghi chép dựa trên chứng từ không?
8 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được
ghi sổ đúng kỳ không?
9 Các phiếu thu, phiếu chi, UNC, UNT,
séc, có được phát hành theo đúng quy
11.Quy định về lập báo cáo quỹ theo ngày,
tháng, năm như thế nào? Ban Giám đốc có
soát xét?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản tiền:
Khá Trung bình Yếu
2.2.2.3 Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Đây là chương trình mẫu kiểm toán khoản mục tiền tại AASC Kiểm toánviên thực hiện các bước theo hướng dẫn của chương trình này Trong quá trìnhkiểm toán tuỳ theo tình hình của khách hàng, kiểm toán viên có thể bổ sung haylược bỏ bớt một số thủ tục
Trang 17Bảng 2.6 Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
AASC
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng: Công ty bột mỳ ABC
- Đối chiếu số liệu ngân hàng với số dư tiền gửi ngân hàng trong sổ kế toán
và các yếu tố đưa ra đối chiếu phải được giải thích (tính hiện hữu, tínhchính xác, giá trị, tính sở hữu, cách trình bày)
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực
hiện
1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1 Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp
dụng Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của
chính sách này
1.2 Lập trang tổng hợp tài khoản tiền Tiến hành
kiểm tra tổng thể về các tài khoản tiền để đảm
bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất
thường trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi
Trường hợp có số dư âm hay số dư lớn bất
thường, trao đổi với khách hàng để tìm ra
B1
C1/1C2/1
Trang 18Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực
hiện
nguyên nhân và thu thập các bằng chứng để
chứng minh cho các giải thích đó
1.3 Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối
kỳ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo
cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) trên sổ kế
toán chi tiết Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với
số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, thực hiện đối
chiếu với trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo
tài chính Đối chiếu số dư các khoản tiền là
ngoại tệ với số liệu trên các chỉ tiêu ngoài
BCĐKT
Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền
Trên bảng cân đối kế toán
1.4 So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt /
tổng số tiền đã chi giữa năm kiểm toán và năm
trước, so với kế hoạch ngân quỹ (nếu có) và lý
giải những thay đổi bất thường (ví dụ: đang
thanh toán chủ yếu bằng tiền gửi ngân hàng nay
chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt )
2 Tiền mặt
2.1 Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời
điểm khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán
cùng với khách hàng
2.2 Thu thập biên bản kiểm kê quỹ tại ngày khoá
sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán và đối
chiếu với số liệu trên sổ kế toán Giải thích các
C1/1C2/1
C1/2C1/3
Trang 19Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực
hiện
khoản chênh lệch nếu có
Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ
2.3 Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế
toán được áp dụng trên thực tế và nhất quán
2.4 Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ được
đánh giá theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ, kiểm
tra xử lý chênh lệch tỷ giá
2.5 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán
chi tiết đối chiếu các khoản thu chi tiền từ các
tài khoản đối ứng bất thường; kiểm tra chi tiết,
xem xét lại các nhật ký quỹ tiền mặt của niên độ
để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không
bình thường về giá trị hay diễn giải
2.6 Chọn mẫu nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để
kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các
chứng từ với sổ kế toán
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm
bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài
khoản đang hạch toán
Mẫu của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với
quy định hiện hành hay không? Các nội dung
trong phiếu thu Phiếu chi có đầy đủ hay không?
Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu,
phiếu chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng
từ và ngày tháng ghi sổ hay không
C1/5
C1/6
Trang 20Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực
hiện
Phiếu thu, phiếu chi có được phê duyệt bởi cấp
có thẩm quyền và có được đính kèm chứng từ
gốc (hoá đơn, giấy biên nhận.v.v ) hay không?
Nội dung trên phiếu thu, phiếu chi có phù hợp
với chứng từ gốc hay không?
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ
gốc
Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian
giữa chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi
2.7 Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ
hoặc tài sản được hạch toán ghi nhận không
đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ quỹ của
tháng sau ngày khoá sổ bằng cách:
Chọn và thu thập chứng từ nghiệp vụ thu chi
quỹ tiền mặt phát sinh trước và sau thời điểm
khoá sổ kế toán, kiểm tra việc phân chia niên
độ kế toán (15 ngày trước và sau thời điểm
khoá sổ)
3 Tiền gửi ngân hàng
3.1 Thu thập xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân
hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) tại thời
điểm kết thúc niên độ Nếu chưa có xác nhận
thì gửi thư yêu cầu ngân hàng xác nhận
3.2 Thu thập hoặc lập, kiểm tra bảng đối chiếu các
tài khoản ngân hàng Giải thích nguyên nhân
chênh lệch và thu thập các bằng chứng chứng
C1/7
C2/3-9
C2/3
Trang 21Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực
hiện
minh các giải thích đó
3.3 Kiểm tra để bảo đảm rằng các chính sách kế
toán được áp dụng thực tế và nhất quán
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ
được đánh giá theo đúng tỷ giá quy định tại
thời điểm khoá sổ; kiểm tra cách xử lý chênh
lệch tỷ giá
3.4 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán
chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các
tài khoản đối ứng bất thường Kiểm tra chi tiết,
xem xét lại các sổ chi tiết của niên độ để phát
hiện ra những khoản tiền thu chi không bình
thường về giá trị hay nội dung
3.5 Chọn mẫu nghiệp vụ kinh tế phát sinh để
kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các
chứng từ với sổ kế toán
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm
bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài
khoản đang hạch toán
Các uỷ nhiệm thu, chi séc có được đính kèm
theo các chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng,
hoá đơn, giấy biên nhận, đề nghị thanh toán )
hay không? Sự phù hợp giữa nội dung trên
UNC, UNT, séc với nội dung trên chứng từ