Nghệ thuật lựa chọn giọng điệu trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 45 - 53)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.3.Nghệ thuật lựa chọn giọng điệu trong tác phẩm

Giọng điệu nghệ thuật là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay xuồng xã, ngợi ca hay châm biếm”.(1) Đây là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm.

Xã hội trong Hoàng Lê nhất thống chí là một xã hội hỗn loạn. ở đó đan xen những bi, hài và hùng tráng; cái đáng khóc, đáng cười, đáng phê phán và được ngợi ca. Vì lẽ ấy, giọng điệu chính trong tác phẩm là sự song hành giữa ngợi ca và trào lộng. Chúng hỗ trợ cho nhau tạo nên tiếng nói vừa riêng, vừa mới, vừa độc đáo trong dòng văn xuôi tự sự lịch sử Việt Nam.

Với cái nhìn sắc sảo của một người “uyên bác, lạnh lùng mổ xẻ”, tác giả giúp người đọc có cái nhìn khách quan đầy đủ về hiện thực vai trò của nhân vật. Hơn thế, lần đầu tiên trong một bộ sử thi hoành tráng, Ngô gia đã kết hợp hài hoà giữa lối bao biếm của bút pháp “Xuân thu với truyền thống trào phúng của

văn học dân gian Việt Nam”(1) để bật ra tiếng cười châm biếm có pha chút nước mắt đắng cay.

“Nói chung đối với đám vua chúa, quan lại của triều đình Lê – Trịnh, nhà văn thường miêu tả với những nét bút có tính chất trào phúng, khôi hài, có khi là châm biếm sâu cay. Còn đối với người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn, tác giả lại thiên về ca ngợi, thậm chí sự ca ngợi ấy có khi đạt đến tính chất anh hùng ca rõ rệt”(2).

Trên bình diện tính cách nhân vật và lí tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn, các vua Lê – chúa Trịnh hiện lên không phải là những nhân vật phản diện, mà là những tính cách và số phận bi hài của lịch sử. Vì thế, Ngô gia chọn giọng điệu trào phúng, châm biếm là mũi nhọn tiến công trên lập trường tư tưởng là hợp lý. Tiếng cười bật lên từ nhiều số phận không đơn thuần là tiếng cười vui sảng khoái, mà đó là tiếng cười thâm trầm uyên náo, tiếng cười của sự thoả mãn trí tuệ. Nó được toát lên từ hầu hết các yếu tố: từ cử chỉ điệu bộ đến ngoại hình, từ lời nói đến hành động và cảnh huống gây ra hành động ấy.

Khắc hoạ Trịnh Sâm từ ngòi bút trào phúng, châm biếm, tác giả tập trung vào cảnh chúa sắp qua đời. Màn kịch không dài nhưng đủ làm nên khối mâu thuẫn của ba nhân vật: Thánh Mẫu, Trịnh Sâm, Thị Huệ. Cả ba đều khóc. Sâm khóc chân thành vì nghĩ kiếp này “đạo hiếu” chưa tròn, “duyên sắt cầm” dang dở. Nhưng Sâm càng nói lời chân thật bao nhiêu thì tấn hài kịch càng bị đẩy đến cao trào. Bởi, Sâm đâu biết đằng sau cái “nấc lên”, “nức nở”, “sụt sùi” của hai người đàn bà chỉ là mục tiêu “ngôi thế tử”. Tình huống đó không biết nên khóc hay nên cười?.

Vương Tử Cán không được đặt trong tình huống, mà chất trào phúng thể hiện cao điểm qua việc nhà văn khắc hoạ ngoại hình nhân vật. Mới xuất hiện,

Cán có tướng mạo “khôi ngô đẫy đà, khác hẳn người thường”(1), nhưng ngay sau đó lại xuất hiện lên với hình ảnh không bình thường “bụng to, rốn lồi, da nhợt, gân xanh, chân tay gầy khẳng khiu”(2). Sự đối lập đó bật ra tiếng cười mạnh mẽ, châm biếm hài hước.

Cảnh Tông lên ngôi được miêu tả như một trò hề, một con rối trong tay bàn dân thiên hạ. Lễ rước chúa đăng quang chỉ như người ta dỡn cầu, rước

tượng. Khi chạy loạn chúa trở thành món hàng để Trang giao nộp cho Tây Sơn.

Vua Lê Hiển Tông được khắc hoạ bằng chính lời nói và phương châm

sống trái luật đời: “mất chúa tức là cái lo lại về ta, ta còn gì vui”. Tác giả không

lên án, không phê phán trực tiếp, nhưng thái độ mỉa mai chua chát hiện rõ qua chính sự mẫu thuẫn đối lập này.

Nhân vật Lê Chiêu Thống được ngòi bút Ngô gia tập trung thể hiện qua nhiều phương diện. Khi nói tới bậc đế vương này, người đọc không thể quên lời nói của vua với bề tôi. Lời nói đó chỉ như lời một đứa trẻ đầu đường xó chợ: “cứ nằng nặc đòi phong vương để ăn hiếp ta mới sướng hay sao”, “muốn ở phủ chúa, tức là muốn làm chúa rồi”… Hành động đốt phủ chúa trả thù, chi tiết vua “ứa nước mắt” cởi ngự bào đưa cho bề tôi Cảnh Thước, hình ảnh vua gióc tóc cạo đầu, vận đồ theo phong tục người Trung Quốc… đã cho thấy tình cảm và thái độ rất rõ ràng của tác giả đối với Chiêu Thống. Đó là sự khinh bỉ, mỉa mai nhưng có chút thương cảm của một bề tôi chung. Tiếng cười được bật lên vừa chua chát vừa xót xa.

Với giọng điệu trào phúng, châm biếm sắc sảo, ngòi bút của Ngô gia đã thể hiện một cái nhìn khách quan chân thực đối với giai cấp thống trị xã hội đương thời ở vào thế suy vong không gì cưỡng nổi.

Giọng điệu ngợi ca bắt nguồn từ thái độ ngưỡng vọng, cảm phục và trân trọng đối với đối tượng nào đó. ở đây giọng điệu ngợi ca xuyên suốt qua hình tượng các nhân vật đế vương Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Trung tâm thể hiện là hình tượng Nguyễn Huệ. Tại thời điểm lịch sử lúc bấy giờ Tây Sơn được coi là ngoại quốc đi xâm chiếm, còn tác giả là trung thần của nhà Lê, tức là phe đối lập. Nhưng cái nhìn của họ tỏ ra khách quan và sắc sảo. Nguyễn Huệ hiện lên qua ngòi bút hiện thực và sử thi bằng cái nhìn ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ ở tài năng dụng người và dụng binh; bởi con người có tài, có tình, có lý; là người biết nhìn xa trông rộng và cao hơn thế là một người anh hùng dân tộc là một bậc vĩ nhân của lịch sử. Những điều này được biểu hiện cụ thể sinh động khi ngòi bút của tác giả khắc hoạ nhân vật qua từng việc làm, từng tình huống, từng hành động khác nhau. Ngoài ra dù ít được chú ý đặc tả nhưng Nguyễn Nhạc hiện lên là người có công khai quốc, tạo dựng lên triều đại Tây Sơn hùng mạnh.

Nguyễn ánh là người có công đầu trong việc thống nhất quốc gia dân tộc, với tư tưởng an dân vua Nguyễn đã đưa non sông về một mối.

Ngoài một số nhân vật điển hình trên các nhân vật khác được tác giả gửi gắm những tư tưởng nhất định, giọng điệu khác nhau. Tức là ở họ có sự giao thoa của nhiều sắc điệu tình cảm.

Qua giọng điệu tác phẩm, các bậc chúa thượng và đế vương hiện lên khá sắc nét trong việc biểu đạt tư tưởng của nhà văn cũng như tư tưởng của thời đại. Đây được xem là thành công lớn mà Ngô gia làm được trong tác phẩm của mình.

Tóm lại, bằng việc vận dụng linh hoạt các yếu tố nghệ thuật, Ngô gia đã

xây dựng thành công hệ thống các nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất

thống chí. Những nhân vật ấy hiện lên sinh động chân thực, vừa khái quát vừa

XVIII. Với thành công nghệ thuật này Ngô gia góp phần đưa thi pháp trung đại xích gần tới thi pháp hiện đại sau này.

Kết luận

1. “Tất cả các sự kiện lịch sử chính xác như những sự kiện trong một tác phẩm sử học, không phải được kể lại một cách khô khan, trần trụi, mà được nhà văn dựng lên thành những bức tranh cụ thể sinh động, có ý nghĩa khái quát hoá và được đánh giá như những gì xứng đáng về mặt mĩ học”(1). Nhận định như

vậy về Hoàng Lê nhất thống chí là độc giả đang khẳng định giá trị văn học và

sử học to lớn, độc đáo của bộ tiểu thuyết này.

2. Tác phẩm lấy đề tài lịch sử để phản ánh lịch sử một cách chân thực và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh động. Hoàng Lê nhất thống chí đã dựng lên bức tranh xã hội - chính trị

rộng lớn thời Lê với cuộc đấu tranh gay gắt quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, với sức mạnh phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lần lượt quét sạch thù trong giặc ngoài. Bên cạnh giá trị nội dung tư tưởng to lớn, bộ tiểu thuyết còn được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Đó là “tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất phá bỏ lối kể chuyện theo trình tự thời gian”(2) góp phần đưa lối viết của Ngô gia tiến gần tiểu thuyết cận hiện đại, “điều đặc sắc nhất của

Hoàng Lê nhất thống chí là ở sự mô tả những nhân vật, những tính cách con

người”(3). Ngô gia đã thoát khỏi thông lệ cứng nhắc của những người viết sử để xây dựng một thế giới hơn bốn trăm nhân vật đa dạng và sinh động, có những chân dung khá hoàn hảo đạt đến mức điển hình. Trong đó, hình tượng các nhân vật vua chúa là yếu tố trung tâm được nhà văn chú ý khắc hoạ bằng tấm lòng nhiệt huyết và tài năng. Họ trở thành phương tiện cho nhà văn bộc lộ ý đồ sáng tạo nghệ thuật của mình.

3. Nghiên cứu về nhân vật vua chúa trong khuôn khổ khoá luận, chúng tôi thấy thành công đầu tiên của Ngô gia là họ đã xây dựng được chân dung các bậc đế vương chúa tể thiên hạ một cách trung thực, sắc nét nhưng không cứng

(1) Nguyễn Lộc. 241

nhắc của loại hình nhân vật chức năng. Mỗi nhân vật có một tính cách riêng, số phận riêng cũng như vai trò và ảnh hưởng tới lịch sử xã hội đương thời là khác nhau.

Thành công của Ngô gia trong nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa được biểu hiện trên hai phương diện cơ bản. Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua nghệ thuật kết cấu của tác phẩm. Tác giả đặt nhân vật vua chúa vào các mối quan hệ đa chiều để họ bộc lộ bản chất thật. Đồng thời, tác giả kết hợp các biện pháp khắc hoạ làm cho nhân vật thêm sinh động và thực hơn con người thực ngoài đời. Họ Ngô đã rất thành công khi để nhân vật không chỉ hiện lên qua các yếu tố ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, điệu bộ… mà nhân vật còn được tác giả đan xen cảm xúc thẩm mĩ đa chiều để trở lên sinh động và sắc nét. Điều này góp phần quyết định đến thành công nghệ thuật chung của tác phẩm.

Tài liệu tham khảo

Sách tham khảo

1. Lại Nguyên Ân (2003). 150 thuật ngữ văn học. Nxb ĐHQG Hà Nội. 2. Hà Minh Đức (1993). Lý luận văn học. Nxb Giáo dục.

Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1999). Văn học Việt

Nam, nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Lộc (1997). Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết

thế kỷ XIX). Nxb Giáo dục.

4. Phương Lựu (1989). Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc.

Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Đăng Na (2007). Đặc điểm Văn học Việt Nam trung đại,

Những vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Đăng Na (2000). Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập

3, tiểu thuyết Chương hồi. Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Đăng Mạnh (2002). Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn. Nxb Giáo dục.

8. Trần Đình Sử (2005). Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam. Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Tạp chí tham khảo

1. Đỗ Đức Dục (1986). “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống

chí”, Tạp chí Văn học (9)

2. Kiều Thu Hoạch (1981). “Góp phần xác định tác giả Hoàng Lê nhất

thống chí”. Tạp chí Văn học (4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. B.L.Riptin (1984). “Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống tiểu

Một phần của tài liệu Nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 45 - 53)