Nghệ thuật xây dựng tình huống giàu kịch tính

Một phần của tài liệu Nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 28 - 32)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống giàu kịch tính

Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi trong một thời điểm nhất định. Những sự việc xảy ra đó mâu thuẫn nhau buộc nhân vật hành

động và khi hành động, nhân vật bộc lộ mình một cách không che đậy.

ở tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí, “để khắc hoạ tính cách nhân vật tác giả thường chọn những thời điểm mà vào khoảnh khắc đó, hoàn cảnh cuộc

sống trong mối quan hệ phức tạp đa phương với xã hội, nhân vật buộc phải bộc lộ bản chất, bộc lộ tính cách, phải hiện nguyên hình… khi đã chọn được thời

điểm thử vàng ấy, họ Ngô không dừng lại để kể lể dài dòng mà chỉ chụp lấy

một vài lời nói, cử chỉ, hành động mang ý nghĩa như những tín hiệu đặc trưng nhất cho tính cách nhân vật”(1).

Trịnh Sâm được ngòi bút tác giả khắc hoạ làm nổi bật các nét tính cách, chính là nhờ sự lựa chọn một số tình huống giàu kịch tính xảy ra, làm điểm nhấn. Xâu chuỗi các sự kiện ấy, nhân vật hiện lên khá sắc nét. Tình huống đầu tiên khi Sâm còn là thế tử. Trong một lần ngồi ăn cùng mâm với thái tử Vĩ bị chính phi cho là không được, khiến Sâm hậm hực - một người sống một người phải chết. Tình tiết này đã hé lộ tính cách một vị chúa trong tương lai quyết đoán và tham vọng. Tình huống chúa để Thị Huệ dám ném cả ngọc Dạ Quang trên đầu chúa xuống đất, mà vẫn phải tìm mọi cách dỗ cho ả vui lòng, cho thấy Trịnh Sâm đã rơi vào con đường ăn chơi trụy lạc, sa đọa, mù quáng không quan tâm đến triều đình chính sự. Đặc biệt, trong tình huống cái chết gần kề mà di chiếu chưa kịp thảo, chúa cũng gật đầu để quận Khanh viết thay theo ý Huệ. Tình huống này cho thấy hình ảnh nhu nhược của Trịnh Sâm giai đoạn cuối đời… chỉ qua vài chi tiết ấy thôi, chân dung vị chúa đầu tiên trong tác phẩm hiện lên đầy ấn tượng.

Trịnh Tông được xây dựng qua nhiều tình huống kế tiếp nhau. Mở đầu là việc Tông nhờ vào thế kiêu binh để giành ngôi chúa. Có được cương vị đầu thiên hạ mà chúa phải dựa vào đám quân ô hợp, rác rưởi trong xã hội, cho thấy Tông là người nuôi tham vọng nhưng bất tài, không đủ tư cách của một vị chúa tể trong thiên hạ, đồng thời còn dự báo về một kết cục xấu tất yếu xảy ra không sao tránh khỏi. Khi Tây Sơn ra Bắc, Tông rơi vào tình thế hoang mang không chỗ dựa chỉ có việc làm duy nhất là bỏ trốn để thoát thân. Tình huống đó khắc hoạ sắc nét số phận bi thảm của nhà chúa - chúa bị bề tôi coi thường “yêu chúa

chưa yêu bằng yêu thân”, bị bề tôi phản bội: Nguyễn Trang giao nộp chúa cho Tây Sơn, ép chúa phải tự tử chết thảm trên đường.

Đến Trịnh Bồng, tác giả chỉ tập trung khắc họa một tình huống giàu kịch tính để nhân vật tự thể hiện mình. Đó là việc Bồng lên ngôi nhờ một tay ăn ở hai lòng nên bị đẩy vào tình thế: “trót” làm chúa, “trót” cưỡi lên lưng hổ không thể xuống được, khóc dở, mếu dở không thương nổi thân mình, đang đêm bỏ phủ ra đi như con chim cháy tổ phiêu bạt giang hồ. Một chân dung biếm hoạ, vừa hài, vừa bi về vị chúa không tài, không quyền, không sức mạnh.

Qua tình huống giàu kịch tính, Ngô gia hướng ngòi bút chủ yếu vào Lê Chiêu Thống. Họ để nhân vật này hành động liên tiếp trong nhiều cảnh huống với mức độ căng thẳng khác nhau. Nằm trong tình thế bị Trịnh Tông và loạn thần uy hiếp, Lê Chiêu Thống vẫn “ngoan cố” không chịu “lép vế”. Vì mối thâm thù nhà chúa, khi án Đô Vương đã bỏ trốn, vua tức sai người phóng hoả đốt sạch cơ đồ nhà chúa tạo dựng hơn hai trăm năm. Hành động đó không phải là phong thái và khí chất một bậc đế vương. Tây Sơn ra Bắc đặt Chiêu Thống vào tình huống, ngôi vị lung lay, phải hành động thế nào?. Trong lần thứ nhất, Chiêu Thống vội vàng sắp sẵn ngọc tỉ cho ngoại quốc - mầm bán nước được nảy sinh. Vua Tây Sơn ra lần thứ hai, Chiêu Thống cầu cứu dâng nước cho nhà Thanh. Đến đây, nét tính cách luồn cúi và hành động bán nước được đẩy đến cực điểm. Trong tình huống này tác giả chuyển một tư tưởng tố cáo sâu sắc, mạnh mẽ về hình ảnh vua Lê đê hèn trong lịch sử.

Chân dung Chiêu Thống trở nên hoàn thiện với nét vẽ biếm hoạ toát lên trong tình huống vua chạy loạn. Kinh thành Thăng Long có người dám lần áo vua, Cảnh Thước dám trấn vàng bạc và “lột ngự bào” của vua. Tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ được bật lên. Chiêu Thống mất hết vị thế lịch sử.

Tình huống cuối cùng khi vua thất thế phải lưu vong ở nước ngoài, bị vua Thanh ép gióc tóc cạo đầu, đổi trang phục như người Mãn, Chiêu Thống cũng “không tiếc gì”. Như thế là hết! Tinh thần, ý thức dân tộc không còn. Từ số

phận bi hài ở cố quốc, chuyển thành số phận thê thảm trong hoàn cảnh lưu vong nơi quê người.

Với cái nhìn toàn diện của nghệ sĩ, Nguyễn Huệ được tập trung thể hiện trong nhiều tình huống nhất. Mỗi tình huống góp phần làm rõ một phương diện của con người Nguyễn Huệ.

Tình huống đầu tiên, Nguyễn Huệ được lệnh cầm quân ra lấy kinh thành Phú Xuân, nhưng thuận đà chiến thắng, Bình đưa quân ra chiếm Thuận Hoá và ra Thăng Long dẹp loạn phò Lê, khi chưa được lệnh vua anh. Đây là ý chí quyết

đoán của bậc anh hùng biết nắm lấy thời, thế, và cơ để lập công giành đại

thắng.

Yếu tố con người bình thường, giản dị của Nguyễn Huệ đặc biệt được thể hiện qua hai tình huống: khi Bình vào ra mắt vua Lê và được vua gả công chúa Ngọc Hân cho. Theo lễ nghi của Bắc Hà, Bình còn nét vụng về của người dân vùng núi. Nghĩ đến chuyện ra Bắc dẹp loạn được vua gả con gái yêu cho, Bình tự thấy “kẻ chinh phu xa nhà, tính khuê phòng rất là cần thiết”(1).Ngoài ra Bình còn có lúc tự kiêu, tự đặc, có lúc thích được khen, có lúc hậm hực giận dỗi, tự ái… nhưng Bình sống rất bình đẳng, chân thành, tôn trọng trong cuộc sống gia đình với vợ, trọn đạo thuỷ chung với vua…

Trong tình huống Bình lặng lẽ bỏ lại Chỉnh trở về Nam, để Chỉnh chết trong tay bề tôi và dân chúng, nhưng nửa đường Chỉnh lại đuổi theo. Bề ngoài Bình an ủi, vỗ về và hứa hẹn bằng những lời ngọt ngào. Bên trong Bình biết

thừa tim đen của Chỉnh và dặn trung thần Nguyễn Duệ “phải để ý đề phòng cẩn

thận, chớ có dễ dàng tin theo Chỉnh mà mắc mưu hắn”(2). Đây là sự tinh nhạy, khôn khéo và nghệ thuật dùng người tài của Nguyễn Huệ.

Đặc biệt với tình huống giàu kịch tính khi Nguyễn Huệ phải chứng kiến vua tôi nhà Lê bán nước, kẻ ngoại bang tràn vào, vẻ đẹp người anh hùng dân tộc đã thực sự toả sáng: Nguyễn Huệ thiên tài trong nghệ thuật dùng binh và

chỉ đạo trận đánh, tuyệt vời trong nghệ thuật ngoại giao để giữ tình hoà hảo,

siêu việt trong tư tưởng đem quân dòm ngó thiên triều.

Qua tình huống giầu kịch tính, tác giả đã khắc họa được hình tượng người anh hùng áo vải hiện lên trong lăng kính khách quan đẹp và vĩ đại. Đó là sự hội tụ hài hoà của yếu tố con người bình thường, thân quen giản dị, với yếu tố phi thường và trí tuệ siêu việt. Nguyễn Huệ là kết tinh giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.

Nhìn chung, để nhân vật bộc lộ mình qua tình huống, các nhà văn đã tạo ra những điểm nhấn sắc nét, tinh tế trong việc xây dựng chân dung nhân vật. Để

nhân vật này không có độ nhoè sang nhân vật khác.

Một phần của tài liệu Nhân vật vua chúa trong hoàng lê nhất thống chí (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)