MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế giới; cung cấp một lượng lớn thịt và sữa là nguồn protein động vật có chất lượng cao cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người; da và lông là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất đồ da, góp phần vào kim ngạch xuất khẩu (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004 Devendra, 2001; Ngategize, 1989). Ngoài ra, cừu còn cung cấp một khối lượng lớn phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, giun đất và góp phần cải tạo đất (Devendra, 2005). Cừu cũng có nhiều đóng góp vào đời sống văn hóa, xã hội của con người; là con vật hiến tế, được dùng cho các nghi lễ, phong tục đời sống của những người theo đạo Hồi (Ozung và CS., 2011; Acharya, 2009; Srikandakumar và CS., 2003). Chăn nuôi cừu có nhiều ưu việt so với các ngành chăn nuôi khác là cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái. Ngành chăn nuôi cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo, ổn định kinh tế và xã hội (Otchere, 2009; Hassan và CS., 2008). Phát triển chăn nuôi cừu là định hướng hợp lý, là cuộc cách mạng thích hợp cho sự phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Binh và Lin, 2005; Devendra, 2005). Cừu được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, trải qua hàng trăm năm đã thích nghi và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận và Bình Thuận vùng nam Trung bộ, nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh. Mặc dù khối lượng của cừu không lớn lắm, nhưng ít bệnh tật và sinh trưởng tốt (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006). Chăn nuôi cừu là sinh kế và mang lại nhiều lợi nhuận cho những gia đình chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận, chiếm khoảng 32% nguồn thu nhập trong chăn nuôi nông hộ (Nguyễn Phú Son và CS., 2012). Tuy nhiên, cừu không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái trong cả nước như các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng với môi trường sống. Con cừu cũng như nhiều loại vật nuôi khác chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác động mạnh đến trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản (Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003). Chỉ số nhiệt ẩm (THI Temperature Humidity Index) biểu thị sự tương tác giữa nhiệt độ và ẩm độ không khí, có thể sử dụng để đánh giá stress nhiệt của cừu (Paim và CS., 2012; Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008). Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm; trong đó, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); sinh trưởng (Baneh và Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS., 2007; Singh và CS., 2006…); sinh sản (Gül, 2012; Saab và CS., 2011; Finocchiaro và CS., 2005; Maurya và CS., 2005…) và thu nhận thức ăn (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Kamalzadeh, 2005; Goetsch và Johnson, 1999...). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình nào được công bố. Ở nước ta, ngoài Ninh Thuận và một số tỉnh đã có chăn nuôi cừu là Bình Thuận (3,3 ngàn con), Bến Tre (2,5 ngàn con), Khánh Hòa (2,1 ngàn con)..; cừu được nuôi thử nghiệm ở một số địa phương khác, tuy số lượng còn ít song bước đầu cho thấy khả năng thích ứng của chúng (Cục chăn nuôi, 2009). Ở Ba Vì, với nhiệt độ trung bình là 250C, ẩm độ không khí là 84% và lượng mưa 1.800 mmnăm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 29,09 29,32kg, cừu cái 181 ngày tuổi đã xuất hiện động dục; các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu) bình thường (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Trong khi ở Tây Nguyên, với nhiệt độ không khí trung bình là 240C, ẩm độ không khí là 81% và lượng mưa 2.000 2.500 mmnăm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 46,11kg, cừu cái động dục ở 191,6 ngày tuổi; các chỉ tiêu sinh lý ổn định (Trần Quang Hân, 2007a,b). Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa hàng năm lớn (trung bình 3.877 mmnăm), kéo dài và phân phối không đều, tập trung vào tháng 9 12 (300 800 mmtháng); nhiệt độ không khí trung bình 24,70C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (trung bình 87,3%) (Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012). Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong phú với nhiều loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm đa dạng (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đánh giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là bước đi ban đầu rất cần thiết. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và thu nhận thức ăn của chúng. 2.2. Mục tiêu cụ thể • Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế. • Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức ăn thu nhận của cừu. • Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. • Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăn cho cừu ở Thừa Thiên Huế. 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận thức ăn, sinh trưởng và sinh sản. Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với tần số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế. Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau trong cả nước.
Trang 1BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
µ
BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS LÊ ĐỨC NGOAN
2 PGS.TS NGUYỄN XUÂN BẢ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa họccủa chính bản thân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án làtrung thực, khách quan, chính xác và chưa được ai công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào
Các tài liệu tham khảo trong luận án đã được trích dẫn đầy
Trang 4Hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sựquan tâm giúp đỡ quý báu của tập thể thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Lê ĐứcNgoan, PGS.TS Nguyễn Xuân Bả, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại họcNông Lâm – Đại học Huế Tôi cũng đã nhận được những ý kiến góp ý có giátrị về khoa học của PGS.TS Nguyễn Tiến Vởn, PGS.TS Nguyễn Hữu Văn,
TS Lê Văn Phước, PGS.TS Đàm Văn Tiện, PGS.TS Lê Đình Phùng và quýthầy cô giáo trong Hội đồng tư vấn nghiên cứu sinh Khoa Chăn nuôi Thú y,Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
và tạo điều kiện về mọi mặt của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, cácnhà quản lý, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Đại học Huế Nhân dịp này,tôi xin trân trọng cám ơn:
- Ban Giám đốc, Ban Đào tạo, Ban Công tác học sinh, sinh viên Đạihọc Huế;
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học; Lãnh đạo khoa Chăn nuôiThú y, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Bộ môn Sinh hóa - Dinh dưỡng độngvật, Trung tâm phân tích thuộc khoa Chăn nuôi Thú y; Ban quản lý và cán bộTrung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, Trường Đại học Nông Lâm - Đạihọc Huế;
- Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế;
Trang 5- Phòng Phân tích thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi thuộc Viện Chănnuôi Quốc gia Hà Nội; Ban Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây,
Hà Nội; Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm dê, cừu Ninh Thuậnthuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia Hà Nội
Tôi cũng đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ, động viên quý báu của cácanh chị em học viên cao học khóa 14 và các sinh viên khóa 39, 40, 41 khoaChăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm; sinh viên Khoa Sư phạm Kỹthuật, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; đặc biệt là sự động viên, cỗ
vũ, giúp đỡ của gia đình, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối vớimọi sự quan quan tâm giúp đỡ quý báu đó
Bùi Văn Lợi
Trang 6Chữ viết tắt Dịch nghĩa
ADF Axit Detergent Fibre -
Xơ không tan trong môi trường a xit (xơ axit)ADG Average Daily Gain - Tăng trọng trung bình ngàyANOVA Analysis of Variance - Phân tích phương sai
BV Biological Value - Giá trị sinh học
CP Crude Protein - Protein thô
DE Digestible Energy - Năng lượng tiêu hóa
DM Dry Matter - Vật chất khô
DMI Dry Matter Intake - Vật chất khô ăn vào
GE Gross Energy - Năng lượng thô
GLM General Linear Model
- Mô hình phân tích tuyến tính tổng quát
Hb Hemoglobin - Huyết sắc tố
LW Liveweight - Khối lượng cơ thể sống
M Mean - Giá trị trung bình
ME Metabolisable Energy - Năng lượng trao đổi
Trang 7N Nitrogen - Nitơ
NDF Neutral Detergent Fibre -
Xơ không tan trong môi trường trung tính (xơ trung tính)
NE Net Energy - Năng lượng thuần
NPN Non Protein Nitrogen - Nitơ phi protein
OM Organic matter - Chất hữu cơ
R Regression coefficient - Hệ số hồi quy
RBC Red Blood Cell - Hồng cầu
RH Relative Humidity - Ẩm độ tương đối
SEM Standard Error of Mean - Sai số của giá trị trung bình
Trang 8NỘI DUNG TRANGTRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
5
1.1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới 6
1.1.3 Tình hình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam 101.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển chăn nuôi cừu 10
1.1.3.6 Nghiên cứu về sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng của
cừu Phan Rang
15
SINH LÝ CỦA CỪU
17
Trang 91.2.4 Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
máu của cừu
TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU
34
1.3.1 Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh trưởng của cừu 341.3.2 Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh sản của cừu 37
ĂN THU NHẬN CỦA CỪU
39
1.4.2 Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với lượng thức ăn thu
1.6 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN VÀ KHÍ HẬU THỜI TIẾT Ở CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
48
1.6.1 Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Ninh Thuận 48
1.6.2 Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
Trang 102.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53
2.3.1 Nội dung 1 Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận
55
2.3.2 Nội dung 2 Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ
số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý
lượng thức ăn thu nhận
2.3.4.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt 62
2.3.5 Nội dung 5 Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại
thức ăn thô xanh
65
Trang 11NGHIÊN CỨU
3.1.1 Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế
và Ninh Thuận
68
3.1.2 Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày
qua các mùa thí nghiệm
71
3.1.2.1 Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày
qua các mùa thí nghiệm
71
3.1.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng 723.1.2.3 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa lạnh 74
CHỈ TIÊU SINH LÝ
78
3.2.2 Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt 80
3.2.3 Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp 86
3.2.4 Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ, THI với nhịp tim 91
3.2.5 Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da 96
3.2.6 Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu 101
3.2.6.2 Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu 103
THỨC ĂN THU NHẬN
1053.3.1 Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận 105
Trang 12PHAN RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.4.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt 110
3.4.1.2 Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất thịt của cừu 117
LOẠI THỨC ĂN THÔ XANH
3.5.4 Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu 126
Trang 13BẢNG TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.2 Bảng tính sẵn THI (dựa trên Thom, 1959) đánh giá bất lợi
thời tiết trong chăn nuôi (LWSI; LCI, 1970)
máu của cừu
33
Bảng 1.8 Đặc điểm thân thịt cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì 36Bảng 1.9 Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở các vùng khác nhau 37
Bảng 1.11 Tóm tắt đặc điểm khí hậu thời tiết một số vùng nghiên cứu 52
Bảng 3.1 Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong
Trang 14và mùa lạnhBảng 3.5 Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
Huế và Ninh Thuận
78
Bảng 3.9 Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp 87
Bảng 3.15 Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da 97
Bảng 3.18 Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang 101Bảng 3.19 Quan hệ giữa mùa đến các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu 104Bảng 3.20 Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận 106Bảng 3.21 Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận 109Bảng 3.22 Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi 110Bảng 3.23 Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn 113Bảng 3.24 Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi 114Bảng 3.25 Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tuổi 115Bảng 3.26 Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi 116
Bảng 3.28 Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở Thừa Thiên Huế 119Bảng 3.29 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn 122Bảng 3.30 Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu 124Bảng 3.31 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%) 125Bảng 3.32 Hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa
Đồ thị 1.2 Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011 12
Trang 15Đồ thị 3.2 Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ
trong mùa nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế
71
Đồ thị 3.3 Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với thân nhiệt của cừu 81
Đồ thị 3.4 Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với thân nhiệt của cừu 83
Đồ thị 3.5 Quan hệ bậc hai giữa THI với thân nhiệt của cừu 84
Đồ thị 3.6 Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với tần số hô hấp của cừu 86
Đồ thị 3.7 Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với tần số hô hấp của cừu 88
Đồ thị 3.8 Quan hệ bậc hai giữa THI với tần số hô hấp của cừu 90
Đồ thị 3.9 Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhịp tim của cừu 92
Đồ thị 3.10 Quan hệ bậc hai giữa độ ẩm với nhịp tim của cừu 93
Đồ thị 3.11 Quan hệ bậc hai giữa THI với nhịp tim của cừu 95
Đồ thị 3.12 Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhiệt độ da của cừu 96
Đồ thị 3.13 Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhiệt độ da của cừu 98
Đồ thị 3.14 Quan hệ bậc hai giữa THI với nhiệt độ da của cừu 99
Đồ thị 3.15 Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu 105
Đồ thị 3.16 Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu 108
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2 Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản 155
Trang 17MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế
giới; cung cấp một lượng lớn thịt và sữa - là nguồn protein động vật có chấtlượng cao cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người; da và lông lànguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất đồ da, gópphần vào kim ngạch xuất khẩu (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004Devendra, 2001; Ngategize, 1989) Ngoài ra, cừu còn cung cấp một khốilượng lớn phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, giun đất và góp phầncải tạo đất (Devendra, 2005) Cừu cũng có nhiều đóng góp vào đời sống vănhóa, xã hội của con người; là con vật hiến tế, được dùng cho các nghi lễ,phong tục đời sống của những người theo đạo Hồi (Ozung và CS., 2011;Acharya, 2009; Srikandakumar và CS., 2003)
Chăn nuôi cừu có nhiều ưu việt so với các ngành chăn nuôi khác là cần
ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ởmọi vùng sinh thái Ngành chăn nuôi cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sảnphẩm, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhậpcho người dân, giảm nghèo, ổn định kinh tế và xã hội (Otchere, 2009; Hassan
và CS., 2008) Phát triển chăn nuôi cừu là định hướng hợp lý, là cuộc cáchmạng thích hợp cho sự phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo trên thế giới,trong đó có Việt Nam (Binh và Lin, 2005; Devendra, 2005)
Cừu được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, trải qua hàng trăm năm
đã thích nghi và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận và Bình Thuận - vùng namTrung bộ, nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh Mặc dù khối lượng củacừu không lớn lắm, nhưng ít bệnh tật và sinh trưởng tốt (Đoàn Đức Vũ và
Trang 18CS., 2006) Chăn nuôi cừu là sinh kế và mang lại nhiều lợi nhuận cho nhữnggia đình chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận, chiếm khoảng 32% nguồn thu nhậptrong chăn nuôi nông hộ (Nguyễn Phú Son và CS., 2012) Tuy nhiên, cừukhông dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái trong cả nước nhưcác vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng với môi trường sống.
Con cừu cũng như nhiều loại vật nuôi khác chịu tác động của nhiều yếu
tố môi trường; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác động mạnh đếntrạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản (Bhatta và CS., 2005;Srikandakumar và CS., 2003) Chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature HumidityIndex) biểu thị sự tương tác giữa nhiệt độ và ẩm độ không khí, có thể sử dụng
để đánh giá stress nhiệt của cừu (Paim và CS., 2012; Marai và CS., 2009;McManus và CS., 2008)
Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩmtrên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm; trong đó, có ảnh hưởngđến các chỉ tiêu sinh lý (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009;McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); sinh trưởng (Baneh vàHafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS.,2007; Singh và CS., 2006…); sinh sản (Gül, 2012; Saab và CS., 2011;Finocchiaro và CS., 2005; Maurya và CS., 2005…) và thu nhận thức ăn(Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Kamalzadeh, 2005; Goetsch vàJohnson, 1999 ) Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ
và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình nào được công bố
Ở nước ta, ngoài Ninh Thuận và một số tỉnh đã có chăn nuôi cừu làBình Thuận (3,3 ngàn con), Bến Tre (2,5 ngàn con), Khánh Hòa (2,1 ngàncon) ; cừu được nuôi thử nghiệm ở một số địa phương khác, tuy số lượng còn
ít song bước đầu cho thấy khả năng thích ứng của chúng (Cục chăn nuôi,2009) Ở Ba Vì, với nhiệt độ trung bình là 250C, ẩm độ không khí là 84% và
Trang 19lượng mưa 1.800 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 29,09 - 29,32kg, cừu cái 181 ngày tuổi đãxuất hiện động dục; các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, hồngcầu, hemoglobin, bạch cầu) bình thường (Đinh Văn Bình và CS., 2007).Trong khi ở Tây Nguyên, với nhiệt độ không khí trung bình là 240C, ẩm độkhông khí là 81% và lượng mưa 2.000 - 2.500 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinhsản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 46,11kg, cừu cáiđộng dục ở 191,6 ngày tuổi; các chỉ tiêu sinh lý ổn định (Trần Quang Hân,2007a,b)
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưahàng năm lớn (trung bình 3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều,tập trung vào tháng 9 - 12 (300 - 800 mm/tháng); nhiệt độ không khí trungbình 24,70C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (trung bình 87,3%) (CụcThống kê Thừa Thiên Huế, 2012)
Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất tựnhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh thái vàđiều kiện sống của cừu Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong phú với nhiềuloài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị Kim Thanh, 2008;Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm đa dạng (Nguyễn HữuVăn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ởThừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có
Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đánhgiá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là bước điban đầu rất cần thiết
Trang 202 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong điềukiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản vàthu nhận thức ăn của chúng
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với cácchỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức
ăn thu nhận của cừu
Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rangnuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế
Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăncho cừu ở Thừa Thiên Huế
3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan Rangnuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận thức ăn, sinhtrưởng và sinh sản
Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với tần
số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu PhanRang nuôi ở Thừa Thiên Huế
Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinhtrưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau trong cảnước
Trang 21CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1 Vai trò của ngành chăn nuôi cừu
Ngành chăn nuôi cừu đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người
và sự phát triển xã hội Thịt cừu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thànhphần protein và lipit lần lượt là 21,5 và 3,8% ở cừu Dorset (Pouliot và CS.,2009); 20,99 và 1,43% ở cừu Phan Rang (Đinh Văn Bình và CS., 2007) Sữacừu đã thay thế một phần sữa bò, với năng suất trung bình 190 kg/con/năm(dao động 95 - 255 kg/con/năm) góp phần vào nguồn sữa cung cấp cho ngườidân ở các nước trên thế giới (Ozung và CS., 2011; Hosri và Nehme, 2009) Chăn nuôi cừu phát triển thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp vànông nghiệp phát triển, góp phần vào nguồn kim ngạch xuất khẩu (Devendra,2005; Afzal và Naqvi, 2004) Cừu cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuấtcông nghiệp (da, lông) và nông nghiệp (phân, nước tiểu) (Devendra, 2001).Theo Savage và CS (2008), lượng phân cừu thải ra là 447 - 608 g/con/ngày
và lượng nước tiểu là 2.298 - 4.606 ml/con/ngày
Ngành chăn nuôi cừu góp phần ổn định kinh tế, xã hội cho đất nước.Theo Hassan và CS (2008), ngành chăn nuôi cừu chiếm khoảng 1/4 tỷ trọngchăn nuôi các nước vùng khô hạn và bán khô hạn ở Tây Á và Bắc Phi Chănnuôi cừu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt đối với ngườidân nghèo, những người không có đất sản xuất hoặc sinh sống ở những vùng
Trang 22đồi núi, đất xám bạc màu không có khả năng canh tác (Otchere, 2009;Devendra, 2005; Rafiq, 1995; Ngategize, 1989)
Cừu dễ nuôi, dễ quản lý, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, không cạnhtranh lương thực với con người, quay vòng vốn nhanh, dễ vận chuyển, chuồngtrại đơn giản và rẻ tiền, phù hợp với hệ thống trang trại nhỏ (Devendra, 2005;Mai và CS., 2005; Ngategize, 1989) Cừu là gia súc thích hợp với mô hìnhchăn nuôi kết hợp với trồng cây công nghiệp, cây lâu năm, cây ăn quả nhằmtăng cường hiệu quả sử dụng đất (Devendra, 2000)
Vì vậy, chăn nuôi cừu phát triển nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng thunhập cho người dân, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước (Acharya, 2009; Cục chăn nuôi, 2007; Devendra, 2005)
1.1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới
1.1.2.1 Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Tốc độ tăng trưởng đàn cừu
trên thế giới trong thời gian qua khá
nhanh; theo số liệu của FAO (2012),
tổng đàn cừu trên toàn thế giới năm
2011 là 1.043,7 triệu con, chiếm
26,3% số lượng đàn gia súc nhai lại;
tỷ lệ tăng đàn hàng năm giai đoạn
2001 - 2011 trung bình là 1,03%
Châu Á là châu lục phát triển mạnh về chăn nuôi cừu, với 463,6 triệucon, chiếm khoảng 45% số lượng cừu thế giới Tiếp đến là châu Phi: 255,5triệu con; châu Âu: 127,3 triệu con; châu Đại dương: 104,2 triệu con; sốlượng cừu ít nhất là châu Mỹ: 93,1 triệu con (FAO, 2012)
Châu Á 45%
Châu Âu 12%
Châu Phi 24%
Châu Mỹ 9%
Châu Đại dương 10%
Đồ thị 1.1 Phân bố đàn cừu trên thế giới
năm 2011 (FAO, 2012)
Trang 23Các nước có số lượng cừu lớn là Trung Quốc 138,8 triệu con (chiếm13,3% tổng số cừu thế giới và 30% tổng số cừu châu Á); tiếp đến là Ấn Độ74,5 triệu con; Úc 73,1 triệu con; Iran 49 triệu con và Nigeria 38 triệu con.Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có số lượng cừu lớn là: Pakistan 28,1triệu con, Thổ Nhĩ Kỳ 23 triệu con và Indonesia 11,4 triệu con Các quốc giatrên đang chiếm lĩnh thị trường thế giới về khả năng cung cấp thịt và len(FAO, 2012).
1.1.2.2 Sản phẩm chăn nuôi cừu
Tổng sản lượng thịt của thế giới năm 2011 là 297,1 triệu tấn; trong đó,sản lượng thịt cừu là 7,9 triệu tấn Trung Quốc là nước có số lượng thịt cừulớn nhất với 2,1 triệu tấn, tiếp đến là Úc: 0,5 triệu tấn, Ấn Độ: 0,3 triệu tấn,còn lại là một số quốc gia khác Châu Á, tổng sản lượng thịt năm 2011 là124,4 triệu tấn, chiếm 41,9% sản lượng thịt thế giới; trong đó thịt cừu 4,1triệu tấn, chiếm 51,7% tổng sản lượng thịt cừu thế giới (FAO, 2012)
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2011 là 727,2 triệu tấn; trong đósữa cừu là 9,6 triệu tấn (FAO, 2012) Sữa cừu là nguồn sữa chủ yếu ở cácnước Afghanistan, Iran, Saudi Arabia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ (Acharya, 2009)
Sản lượng da và lông cừu của toàn thế giới năm 2011 là 1,074 triệu tấn;trong đó, các nước có sản lượng lớn là Úc là 89.607 tấn, Mông Cổ 20.136 tấn,Pakistan 17.841 tấn, Ấn Độ 666 tấn (FAO, 2012) Lông cừu là nguồn nguyênliệu sản xuất len quan trọng ở các nước khu vực Nam Mỹ như Argentina,Chile, Uruguay, Brazil, Bolivia và Peru (Cardellino và Mueller, 2010)
1.1.2.3 Giống và công tác giống cừu
Cừu được thuần dưỡng từ cừu rừng cách đây khoảng 10.000 năm(Adams và McKinley, 2009) Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.314 giống
Trang 24cừu; trong đó, châu Á có 233 giống, chiếm trên 17,7% so với thế giới và tậptrung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan (Devendra, 2005) Trung Quốc có khoảng 50 giống cừu, trong đó 31 giống cừu bản địa,chủ yếu là các giống cừu cho thịt và lông Trung Quốc đã nhập một số giốngcừu cho năng suất cao như giống cừu Merino của Úc để cải thiện các giốngcừu bản địa nhằm nâng cao khả năng sản xuất (Waldron và CS., 2007; Ma vàCS., 2006) Đồng thời các nhà chăn nuôi còn cải thiện năng suất đàn cừu bằngcách cho các giống cừu bản địa lai giống chéo với nhau Kết quả các con lai
đã đạt được tiến bộ nhanh chóng và cho kết quả khá tốt, khả năng sản xuấtlông và chất lượng lông cũng được cải thiện (Acharya, 2009)
Ấn Độ là nước có nguồn gen cừu khá phong phú và đa dạng (khoảng 40giống), với đa dạng di truyền rộng, góp phần quan trọng về đa dạng nguồngen cừu và cải thiện năng suất sản xuất của cừu trên thế giới (Acharya, 2009;Singh và CS., 2006; Bhatia và Arora, 2005) Ấn Độ có nhiều giống cừu cholông, cho thịt năng suất cao, tập trung chủ yếu ở khu vực khô hạn và bán khôhạn, một số giống cừu tiêu biểu là Marwari, Deccani/ Bellary (Acharya, 2009;Singh và CS., 2006) Ấn Độ đã thành lập Ủy ban quốc gia nguồn gen độngvật (NBAGR), nhằm đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên ditruyền của cừu cũng như các vật nuôi khác (Bhatia và Arora, 2005)
Pakistan là quốc gia có nguồn tài nguyên di truyền phong phú (với 30giống), chủ yếu là các giống cừu cho lông, thịt và sữa Một số giống cừu tiêubiểu là Bucchi, Lohi, Thalli, Salt Range, Dumbi, Kachi, Balkhi, Baluchi,Bibrik, Harnai, Kajli (Sarwar và CS., 2010; Afzal và Naqvi, 2004)
Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có nhiều giống cừu nhưAfghanistan có 8 giống cừu, Karakul là giống cừu điển hình được nuôi nhằmsản xuất thịt và sản xuất da Iraq có 6 giống cừu, Awassi là giống cừu quantrọng nhất của đất nước Iran có 15 giống cừu, chủ yếu là các giống cừu cho
Trang 25thịt, sữa và lông, giống cừu Baluchi có đóng góp lớn nhất cho quốc gia ThổNhĩ Kỳ có 11 giống cừu, chủ yếu là các giống Red, White Karaman, Karaman
và Daglic có số lượng lớn nhất, một giống cho lông là Anatolia, Kilis(Acharya, 2009)
1.1.2.4 Chăn nuôi cừu ở châu Á
Châu Á chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên, 31% đất canh tác của thếgiới, chủ yếu là các vùng khô hạn và bán khô hạn phù hợp với điều kiện sinhthái của cừu (Acharya, 2009) Chăn nuôi cừu ở châu Á thường tập trung vàongười dân nghèo nên hệ thống chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, chăn thả tự
do, tận dụng điều kiện sinh thái tự nhiên; chỉ có một số ít chăn nuôi thâm canhhoặc bán thâm canh (Hosri và Nehme, 2005; Afzal và Naqvi, 2005)
Ở các nước như Ấn Độ, Afghanistan, Nigeria, Iran, Pakistan và Li-băngphần lớn cừu (khoảng 60%) được nuôi theo phương thức quảng canh, chănthả tự do, theo hệ thống du mục hoặc bán du mục ở những vùng duyên hải vàvùng núi Cừu được nuôi trên các ngọn núi, trước khi mùa mưa xuống mớiđược đưa về nuôi ở các bản làng Hầu hết không có chuồng trại hoặc chuồngtrại được dựng tạm thời để cừu trú ẩn mỗi lúc trời mưa Thức ăn của cừu là cỏ
tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, chất lượng kém, cừu thiếu dinh dưỡng,năng suất và hiệu quả kinh tế không cao (Sarwar và CS., 2010; Hosri vàNehme, 2005) Công tác thú y, vệ sinh phòng bệnh cho cừu ít được chú trọng.Cừu bị bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc bản địa, theo kinhnghiệm dân gian nên tỷ lệ tử vong cao (Hosri và Nehme, 2005) Sản phẩmchăn nuôi cừu chủ yếu là tự cung, tự cấp, giá thành thấp (Acharya, 2009)
Cừu còn được nuôi theo hệ thống sản xuất hỗn hợp cây trồng - vật nuôi(Devendra, 2000) Cừu được nuôi dưới những tán cây công nghiệp, cây ănquả, cây trồng lâu năm, tận dụng tán cây làm nơi trú ẩn cho cừu Ở các nông
hộ, cừu được nuôi theo phương thức bán chăn thả, ban ngày thả ở các bãi
Trang 26chăn, ban đêm lùa về chuồng Ngoài cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp,nhiều hộ chăn nuôi còn bổ sung thêm các loại thức ăn tinh cho cừu (Acharya,2009) Chuồng trại thường đơn giản nằm tiếp giáp với nhà ở, chỉ có một sốchuồng nuôi lớn được đầu tư (Hosri và Nehme, 2005; Afzal và Naqvi, 2005)
Cừu là đối tượng vật nuôi phổ biến trên thế giới, cừu dễ nuôi, chuồngtrại đơn giản, phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau, là vật nuôi
có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu đàn gia súc trên thế giới, đặc biệt đối vớinhững vùng đồi núi, vùng khô hạn và bán khô hạn
1.1.3 Tình hình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam
1.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển nghề chăn nuôi cừu
Cừu được du nhập vào Việt Nam cách đây hơn một trăm năm bởi cácnhà truyền đạo từ Ấn Độ, Pakistan và châu Phi (Mai và CS., 2005) Tuynhiên, những năm gần đây ngành chăn nuôi cừu mới được đầu tư phát triển,bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi, gópphần tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân (Cục chăn nuôi, 2007) Có thể
sơ lược lịch sử chăn nuôi cừu qua một số mốc thời gian sau:
Năm 1906, tại Suối Dầu cơ sở thí nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang
đã nhập vào giống cừu Kelantan (vùng Maclacca, tỉnh Kelantan, Malaysia);giống Berrichon de I’Indre, Dishley Merinos, Mérinos d’Arles, Caussinard vàgiống Bizet từ Pháp; giống Yunam và giống Chan Trung từ Trung Quốc(Đoàn Đức Vũ và CS., 2006)
Năm 1927, cừu được nuôi và lai tạo giống ở An Khê để làm vật thínghiệm thử các loại vacxin cho gia súc của Sở Thú y Trung Việt, nên quy môrất nhỏ và vì thế chúng bị mai một (Nguyễn Trọng Trữ, 1967) Năm 1967,Việt Nam nhập 500 con cừu từ Mông Cổ; năm 1976 nhập 600 con cừu từTrung Quốc về nuôi thử nghiệm ở Mộc Châu và Cao Bằng, nhưng chúng
Trang 27không tồn tại và nhanh chóng bị xóa sổ (Binh và CS., 2008) Trong thời giannày, nghề chăn nuôi cừu còn rất nhỏ bé, phát triển chậm, thị trường bấp bênh,sản xuất có tính tự cung tự cấp, cừu chỉ tồn tại ở Ninh Thuận với số lượng ít,tổng đàn cừu năm 1975 khoảng 14.000 - 15.000 con (Binh và CS., 2008) Sau
đó giảm dần chỉ còn 3.200 năm 1992, do giá thịt cừu thấp, nghề nuôi cừutưởng chừng đỗ vỡ, cừu đứng trước nguy cơ mất giống (Mai và CS., 2005)
Trước tình hình đó, năm 1994 Viện Chăn nuôi tiến hành đề tài về “Bảo tồn
nguồn gen vật nuôi”, theo đó cừu Phan Rang đã được bảo tồn, phát triển và
bùng phát về số lượng, năm 2006 lên 92,1 ngàn con (Mai và CS., 2005)
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đàn cừu khá nhanh, quy
mô chăn nuôi được đầu tư mở rộng, từ vài chục con lên hàng trăm con, có xuhướng phát triển thành kinh tế trang trại và phát triển ra một số tỉnh thànhkhác ngoài Ninh Thuận (Cục chăn nuôi, 2007, 2009; Mai và CS., 2005)
1.1.3.2 Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Căn cứ vào dữ liệu của Tổng Cục thống kê và Ngành chăn nuôi ở ViệtNam chưa có số liệu thống kê riêng về số lượng cừu mà thường gộp chunghai đối tượng là dê và cừu, chỉ có số liệu không đầy đủ ở một số địa phương.Theo Tổng Cục thống kê (2012), số lượng dê và cừu ở Việt Nam năm 1995 là550,5 ngàn con, đến năm 2011 là 1.267,8 ngàn con, tỷ lệ tăng đàn hàng nămtrung bình 1,08% Ninh Thuận là tỉnh có số lượng cừu lớn nhất, tiếp đến làBình Thuận, Bến Tre, Khánh Hòa và một số nơi khác như Ba Vì, Đăk Lăk,Đồng Nai, Bình Phước (Cục chăn nuôi, 2009; Đinh Văn Bình và CS., 2007).
Ninh Thuận là tỉnh tiêu biểu cho chăn nuôi cừu ở Việt Nam Số lượngcừu ở Ninh Thuận trong thời gian qua tăng/giảm bất thường theo từng giaiđoạn khác nhau (đồ thị 1.2) Số lượng cừu tăng mạnh trong giai đoạn 2000 -
2006 và đạt cao nhất vào năm 2006 Tuy nhiên, sau đó số lượng cừu giảmmạnh đến năm 2010 Nguyên nhân là do hiệu quả cao của chăn nuôi cừu từ
Trang 28những năm trước nên người dân ồ ạt chăn nuôi làm cho số lượng cừu tăngnhanh Trong lúc đó giá cừu bất ngờ giảm thấp, nhiều hộ chăn nuôi cừu bịphá sản, bỏ nghề làm cho số lượng cừu giảm nghiêm trọng Từ năm 2010 đếnnay, ngành chăn nuôi cừu phục hồi nhờ giá cừu tăng mạnh trở lại
Đồ thị 1.2 Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011
(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2012)
Ở Ninh Thuận, cừu được phân bố trên khắp địa bàn tỉnh nhưng tậptrung nhiều nhất là huyện Thuận Nam (chiếm 34%) và ít nhất là huyện Bác
Ái Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009 - 2011 là 6,2%; trong đó, huyện ThuậnNam tăng trưởng cao nhất, huyện Ninh Phước giảm mạnh nhất (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Phân bố đàn cừu ở tỉnh Ninh Thuận
Toàn tỉnh 73,2 100 68,6 100 82,5 100 6,2
Trang 29Các sản phẩm lông, da cừu chưa theo dõi được do công tác quản lý việcgiết mổ và chế biến lông, da cừu chưa được đầu tư, chưa có các nhà máy chếbiến tập trung với quy mô lớn, chủ yếu vẫn là quy mô nông hộ nhỏ lẻ, tựcung, tự cấp ở các địa phương (Cục chăn nuôi, 2007)
1.1.3.4 Giống và công tác giống cừu
Giống cừu nuôi ở Việt Nam chủ yếu là cừu Phan Rang (chiếm 91,1%).Theo Cục chăn nuôi (2007), do phương thức chăn nuôi quảng canh, công táclưu giữ và quản lý giống kém, việc sử dụng một đực giống chung cho nhiềuthế hệ trong đàn với tỷ lệ đực cái là 1/50 con khá phổ biến (chiếm 45% số hộchăn nuôi), đồng thời giá cừu giống cao nên cừu sinh ra thường được giữ lạilàm giống mà không có chọn lọc, vì vậy giống cừu hiện đang suy giảm chấtlượng Việc trao đổi cừu đực giống giữa các hộ chăn nuôi để tránh sự suythoái do đồng huyết đang được tiến hành nhưng vẫn còn hạn chế
Năm 2004, Ninh Thuận đã nhập 2 giống cừu Úc là Dopper và WhiteSufolk bước đầu nuôi thích nghi và cho kết quả tốt Số cừu này sinh trưởng,
Trang 30phát triển tốt, cừu lai với cừu Phan Rang thể trạng chúng không kém gì bố
mẹ, khả năng sinh sản tốt (Cục chăn nuôi, 2009; Mai và CS., 2005)
1.1.3.5 Đặc điểm chăn nuôi cừu ở Việt Nam
Theo đánh giá của Cục chăn nuôi (2007), phương thức chăn nuôi cừuchủ yếu theo tập quán chăn thả quảng canh, cừu chủ yếu được chăn thả trênsườn núi, đồi trọc, bãi chăn thả tự nhiên, do đó tăng trọng của đàn cừu thấp
Cừu nuôi chủ yếu bằng cỏ tự nhiên, do vậy người chăn nuôi không chủđộng được nguồn thức ăn (Cục chăn nuôi 2009) Theo Nguyễn Phú Son và
CS (2012), có 84,6% số hộ chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận tự đi cắt cỏ để làmthức ăn cho cừu nhằm lấy công làm lời Ngoài ra, người chăn nuôi đã sử dụngmột số phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, trồng thêm cây thức ăn thô xanh
để phục vụ chăn nuôi cừu như cỏ voi, cỏ sả, cỏ ruzi, cỏ paspalum nhưng năngsuất và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn không cao (Nguyễn Thị ThuHồng và CS., 2006) Việc bảo quản, chế biến và dự trữ thức ăn chưa đượcquan tâm và thiếu hướng dẫn kỹ thuật nên thức ăn dư thừa trong mùa thuhoạch nhưng lại thiếu trong mùa khô hạn và mưa lũ (Cục chăn nuôi, 2009) Chuồng trại chưa được xây đúng kỹ thuật; phân, rác thải chưa được xử
lý tốt Cừu còn chăn thả tập trung với nhiều loài gia súc khác như trâu, bò, dênên hiện tượng cảm nhiễm ký sinh trùng lây lan từ loài này sang loài khác.Công tác thú y cơ sở còn yếu, vệ sinh phòng bệnh chưa được chú trọng, hiệuquả công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo định kỳ đạt chưa cao(Nguyễn Thị Nga và CS., 2011; Cục chăn nuôi, 2007)
Cừu chủ yếu nuôi lấy thịt, tuy nhiên hệ thống giết mổ tập trung và côngnghệ chế biến thịt chưa có, chủ yếu sử dụng dưới dạng tươi sống Giá cả thịtrường thiếu ổn định, các sản phẩm chăn nuôi cừu chưa được phổ biến, thị
Trang 31trường tiêu thụ còn hạn chế, chủ yếu là ở một số tỉnh phía Nam (Nguyễn PhúSon và CS., 2012; Cục chăn nuôi, 2007)
Ngành chăn nuôi cừu ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng vớitiềm năng sẵn có, nhiều địa phương chưa chú trọng phát triển chăn nuôi cừu
do thiếu thông tin Một số mô hình phát triển chăn nuôi cừu nhằm xóa đói,giảm nghèo cho người dân được triển khai nhưng chưa phổ biến rộng rãi Do
đó, cần có các nghiên cứu nhằm phát triển đàn cừu, đưa ngành chăn nuôi cừuphát triển tương xứng với tiềm năng của nó
1.1.3.6 Nghiên cứu về sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng của cừu Phan Rang
Trong những năm qua, các nghiên cứu về con cừu, nhằm đưa ngànhchăn nuôi cừu vào hệ thống nông nghiệp đã được thực hiện Kết quả bước đầu
đã khẳng định vai trò của ngành chăn nuôi cừu trong việc tạo thu nhập vàgiảm rủi ro trong sản xuất ở nông hộ nhỏ (Cục chăn nuôi, 2009)
Nghiên cứu đã xác định được nguồn gốc, tiềm năng di truyền của cừuPhan Rang Cừu Phan Rang là kết quả lai tạo của các giống nhập từ Malaysia(giống Kelantan vùng Maclacca), Trung Quốc (giống Yunam, giống ChanToung) và từ Pháp (giống Dishley Merinos, Mérinos d’Arles, Berrichondel’Indre, Caussenard, Bizet) Đặc biệt, cừu Kelantan là giống cừu vùngĐông Nam Á, thích nghi rất tốt với điều kiện nuôi dưỡng tại địa phương.Giống cừu Kelantan được sử dụng làm nền để lai tạo với các giống cừu nhập
từ Pháp để hình thành nên giống cừu Phan Rang hiện nay (Đoàn Đức Vũ vàCS., 2006)
Nghiên cứu về sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt cho thấy, cừu PhanRang có thể hình tốt hơn các giống cừu Đông Nam Á, tương đương với cừu
Ấn Độ, nhỏ hơn cừu các nước có ngành chăn nuôi cừu thịt phát triển như Úc,
Trang 32Pháp, Mỹ Cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận lúc trưởng thành khối lượngcon cái là 29,7kg và con đực là 42,4kg (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006); nuôi ở
Ba Vì, lúc 18 tháng tuổi con cái là 28,3kg và con đực là 36,1kg (Binh và CS.,2005); ở Tây Nguyên, con cái là 41,8kg và con đực là 51,37kg (Trần QuangHân, 2007a) Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của cừu nuôi ở Ninh Thuận lúc 9 thángtuổi lần lượt là 41,8% và 30,2% (Đinh Văn Bình và CS., 2007)
Cừu đực Phan Rang lúc 5 tháng tuổi đã có biểu hiện sinh dục, nhưngthường được sử dụng vào thời điểm 10 - 12 tháng tuổi (Đoàn Đức Vũ và CS.,2006) Cừu cái 5,5 - 6 tháng tuổi đã xuất hiện động dục, nhưng thường phốigiống lần đầu lúc 9 - 10 tháng; chu kỳ động dục là 18 - 21 ngày, thời gianmang thai 148 - 151 ngày, khoảng cách lứa đẻ 208 - 262 ngày Một năm cừu
đẻ 1,55 lứa, mỗi lứa 1 - 2 con (Mai và CS., 2005) Khi đưa ra nuôi ở Ba Vì(Đinh Văn Bình và CS., 2007) và Tây Nguyên (Trần Quang Hân, 2007a,b)khả năng sinh sản của cừu bình thường
Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho cừu đã xác định được giátrị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn thô xanh ngoài cỏ tự nhiên như ládâm bụt ủ chua (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004), cỏ voi (Vũ Chí Cương và
CS., 2009, 2010), cây xương rồng (Opuntia elator) (Tien và Beynen, 2005),
cỏ ghinê (Ngô Tiến Dũng và CS., 2004) các phụ phẩm công, nông nghiệpnhư ngọn lá sắn phơi khô, rơm ủ urê - rỉ mật (Ngô Tiến Dũng và CS., 2004);
bả sắn ủ chua (Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008) Nghiên cứu đãxác định được công thức tảng đá liếm, nhằm bổ sung khoáng cho cừu sinh sản(Đào Đức Kiên và CS., 2006); cải thiện chế độ nuôi dưỡng, nhằm phát huygiá trị của giống cừu Phan Rang (Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006)
Ngoài ra, các nghiên cứu về tình hình dịch bệnh (Nguyễn Thị Nga vàCS., 2011; Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007b); về tập tính
Trang 33của cừu cũng đã được tiến hành (Văn Tiến Dũng, 2010; Nguyễn Thị Mùi,2006; Nguyễn Bá Mùi và Nguyễn Xuân Vỹ, 2009; Đàm Văn Tiện, 2006)
Như vậy, các nghiên cứu bước đầu đã xác định được nguồn gốc củagiống cừu Phan Rang, đánh giá được khả năng sinh trưởng, sinh sản của cừukhi nuôi ở Ninh Thuận, Ba Vì và Tây Nguyên Tuy nhiên, chưa có các nghiêncứu cơ bản, có hệ thống về đánh giá khả năng thích ứng của cừu trong nhữngđiều kiện sống khác nhau, đặc biệt là môi trường ẩm độ cao Vì vậy, cần cócác nghiên cứu xác định ảnh hưởng nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống đếnsinh lý, sinh trưởng, sinh sản, thu nhận thức ăn của cừu Các nghiên cứu vềdinh dưỡng cho cừu chưa được đặt ra đúng mức, chủ yếu là sử dụng cừu làmđối tượng trong các nghiên cứu về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nói chung
1.2 QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CỪU
1.2.1 Trao đổi nhiệt của cừu với môi trường
Cơ thể gia súc là một khối thống nhất, hoàn chỉnh và thường xuyêntương tác với môi trường sống Mọi biến động của môi trường sống đều tácđộng trực tiếp đến cơ quan nhận cảm của cơ thể bằng con đường thần kinh vàthể dịch Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí là những yếu tố môi trường
có tác động trực tiếp đến đời sống của cừu Tác động của nhiệt độ và ẩm độdẫn đến cừu có những phản ứng trả lời các kích thích đó để duy trì cân bằngnhiệt của cơ thể, gọi là sự thích nghi của cừu với môi trường nhiệt (Paim vàCS., 2012; Marai và CS., 2007; Silanikove, 2000)
Sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ môi trường là yếu tố làm ảnh hưởng đếncác chỉ tiêu sinh lý, trạng thái sức khỏe của cừu (Alhidary và CS., 2012;McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005) Đặc biệt, khi nhiệt độ và ẩm độthay đổi đột ngột hoặc khi nhiệt độ tăng quá cao cừu không thể thích ứng kịp
Trang 34thời dẫn đến stress nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng củacừu (Srikandakumar và CS., 2003).
Cừu và các loài động vật đẳng nhiệt khác, nhiệt độ cơ thể luôn được giữ
ở mức ổn định nhờ hai quá trình sinh nhiệt - thải nhiệt xảy ra đồng thời và ởtrạng thái cân bằng, quá trình đó theo phương trình sau (Berman và CS., 1985):
M = HS + R + E + C + KTrong đó: M: tổng lượng nhiệt sản sinh của cơ thể; HS: nhiệt dự trữ; R:nhiệt trao đổi bức xạ; E: nhiệt trao đổi bằng cách bốc hơi nước; C: nhiệt traođổi bằng đối lưu; K: nhiệt trao đổi bằng truyền dẫn
Trao đổi nhiệt bằng cách bốc hơi nước là phương thức thải nhiệt rakhỏi cơ thể của động vật qua đường hô hấp và qua da Bốc hơi nước qua dadiễn ra từ bề mặt cơ thể, do hoạt động của tuyến mồ hôi, là phương thức thảinhiệt chủ yếu của động vật đẳng nhiệt nói chung và chiếm 75 - 85% tổnglượng nhiệt sinh ra, làm cho cơ thể mất nhiệt rất nhanh Tuy nhiên, cừu là giasúc có tuyến mồ hôi kém phát triển so với các gia súc khác như trâu, bò; mặtkhác, cừu có bộ lông dày đã hạn chế sự bốc hơi nước qua da, nên bốc hơi quađường hô hấp là con đường chủ yếu để duy trì thân nhiệt của cừu trong điềukiện nhiệt độ môi trường cao Vì vậy, phản ứng đầu tiên của cừu trong điềukiện môi trường nóng ẩm là tăng tần số hô hấp (Marai và CS., 2009)
Do đó, việc đánh giá khả năng thích ứng của cừu với nhiệt độ và ẩm độtrong môi trường sống mới thông qua các chỉ tiêu sinh lý là việc làm đầu tiên
và hết sức cần thiết Trong đó, tần số hô hấp là chỉ tiêu cần quan tâm chú ýtrong môi trường nhiệt ẩm (Paim và CS., 2012; McManus và CS., 2008)
1.2.2 Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
1.2.2.1 Nhiệt độ không khí
Trang 35Nhiệt độ không khí luôn có sự biến đổi, dao động rất lớn giữa các mùa,các tháng, các ngày, cũng như các thời điểm trong ngày Sự thay đổi nhiệt độkhông khí có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý (Marai và CS., 2009;McManus và CS., 2008); lượng thức ăn thu nhận (Alhidary và CS., 2012;Savage và CS., 2008); khả năng sinh trưởng (Pouliot và CS., 2009; Herrig vàCS., 2006); khả năng sinh sản của cừu (Hassan, 2012; Rosa và Bryant, 2003)
Thân nhiệt, tần số hô hấp của cừu bắt đầu tăng lên trên mức bìnhthường khi nhiệt độ môi trường >320C, ẩm độ <65% và cừu có thể chịu đượcnhiệt độ lên đến 430C trong 4 giờ nhờ quá trình điều tiết nhiệt bằng cách bốchơi nước qua da và hô hấp (Srikandakumar và CS., 2003) Khi nhiệt độ môitrường cao, tần số hô hấp của cừu tăng lên để thải bớt nhiệt ra ngoài cơ thể(Alhidary và CS., 2012; Bhatta và CS., 2005) Nhịp tim của cừu cũng bị ảnhhưởng bởi môi trường nhiệt độ cao, tuy nhiên nhịp tim không biến đổi nhiềunhư tần số hô hấp (McManus và CS., 2008; Marai và CS., 2007) Nhiệt độmôi trường cao còn ảnh hưởng tới nhiệt độ da của cừu (Marai và CS., 2009)
Nhiệt độ môi trường cao là một trong những yếu tố hạn chế đến khảnăng sinh trưởng, khả năng sản xuất của cừu Nhiệt độ cao giảm lượng thức
ăn thu nhận, giảm khả năng tiêu hóa, sự trao đổi chất chậm lại, ảnh hưởng đếnkhả năng tăng trưởng, sinh sản, sản xuất sữa, khả năng cho lông, thiệt hại đếnkinh tế (McManus và CS., 2008; Thwaites, 1967)
Nhiệt độ môi trường quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh sản của cừu(Rosa và Bryant, 2003) Thời gian sinh sản của cừu thường ứng với nhữngmùa có nhiệt độ ôn hòa, vào mùa xuân ấm áp và mùa thu mát mẽ (Acharya,2009) Nhiệt độ môi trường cao, làm giảm kích thước các cơ quan sinh dụcđực, giảm chất lượng tinh trùng (Hassan, 2012), giảm cường độ hành vi tìnhdục (Maurya và CS., 2005)
1.2.2.2 Độ ẩm không khí
Trang 36Độ ẩm không khí có sự dao động rất lớn giữa các mùa trong năm, giữacác tháng, các ngày và các thời điểm trong ngày Sự thay đổi của độ ẩmkhông khí phụ thuộc sự bảo hòa hơi nước trong không khí, vào nhiệt độ vàtốc độ chuyển động của không khí Độ ẩm phụ thuộc vào vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của từng địa phương, khu vực
Trong chuồng nuôi, độ ẩm và nhiệt độ có liên quan chặt chẽ với nhau.Khi nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước bão hòa trong không khícàng lớn Ngược lại, nhiệt độ không khí giảm thấp làm hơi nước ngưng tụ lạikhiến nền chuồng, tường, vách ẩm ướt, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệtbằng bốc hơi của vật nuôi Ngoài độ ẩm không khí trong chuồng nuôi, còn có
độ ẩm được xác định trên bề mặt da, trong lớp lông của cừu do sự bốc hơinước qua da, gọi là độ ẩm sinh lý (Hahn và CS., 2009)
Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật Đặc biệt
là ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh Khi độ ẩm cao hoặc bảo hòa sự thảinhiệt bằng phương thức bốc hơi bị trở ngại; khi độ ẩm không khí cao kết hợpvới nhiệt độ thấp thì tăng tỏa nhiệt gây nên cảm lạnh cho gia súc; khi độ ẩmkhông khí cao kết hợp nhiệt độ cao sẽ gây cản trở quá trình tỏa nhiệt ra môitrường làm thân nhiệt tăng lên (Marai và CS., 2007; Katoh và CS., 1989)
1.2.2.3 Chỉ số nhiệt ẩm
Trong thực tế, để xác định ảnh hưởng riêng biệt giữa nhiệt độ và ẩm độđến vật nuôi là rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới ẩm Vì vậy, đểđánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ và ẩm độ hàng ngày đối với vậtnuôi các nhà khoa học đã sử dụng THI THI là chỉ số có được bằng cách tínhtheo phương trình, kết hợp thông số giữa nhiệt độ và ẩm độ để xây dựng nên.THI như là một tiêu chí thực tế để phân loại môi trường nhiệt, áp dụng đánhgiá trong sản xuất chăn nuôi (Hahn và CS, 2009)
Trang 37Trên cơ sở chỉ số không thoải mái (Discomfort Index) sử dụng chongười được phát triển bởi Thom (1959), các nhà khoa học đã xây dựng côngthức tính THI và được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi (bảng 1.2, công thức1), đến nay có khoảng 100 công thức tính THI và thang đánh giá khác nhau(Hahn và CS., 2009) Sau đây là một số công thức được sử dụng phổ biến đểđánh giá ảnh hưởng của THI đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và sinh sảncủa cừu:
Bảng 1.2 Bảng tính sẵn THI (dựa trên Thom, 1959) đánh giá bất lợi của thời
tiết trong chăn nuôi (LWSI; LCI, 1970) (Hah n và CS., 2009)
Trang 38lượng nước uống, lượng thức ăn ăn vào của cừu Merino (Úc) với môi trường.Cừu Merino khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao (28 - 380C) thân nhiệttăng 0,80C, tần số hô hấp tăng 66 lần/phút, lượng nước uống tăng 2,7 lít/ngày,lượng ăn vào giảm 22%, khối lượng giảm 5,2% (Alhidary và CS., 2012)
Theo Kelly và Bond (1971) (trích dẫn bởi Saab và CS., 2011;Finocchiaro và CS., 2005) thì THI được tính theo công thức:
Theo Marai và CS (2000) (trích dẫn bởi Marai và CS., 2009;McManus và CS., 2008) công thức tính THI như sau:
Marai và CS (2009) áp dụng công thức (3) đánh giá ảnh hưởng stressnhiệt của môi trường nhiệt đới Ai Cập đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của
Trang 39cừu Suffolk Theo Marai và CS (2009), mùa đông (THI=14,5) cừu Suffolkkhông bị stress nhiệt, trong khi mùa hè (THI=25,6) cừu bị stress nhiệt nghiêmtrọng, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cừu Theo McManus
và CS (2008), tần số hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt, nhiệt độ da của cừu cótương quan với nhau và có sự sai khác giữa buổi sáng (THI=19,5) và buổichiều (THI=24,04) Tuy nhiên, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầutương quan thiếu chặt chẽ và không có sự sai khác giữa thời gian trong ngày
Ngoài THI, để đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường tác động nhưtốc độ gió, năng lượng mặt trời các nhà khoa học đã xây dựng nhiều chỉ sốkhác nhau, công thức tính được tóm tắt ở bảng 1.3
Bảng 1.3 Phương trình tính các loại chỉ số nhiệt và môi trường
2 TCI 2 = 0,6678T + 0,4969PVP + 0,5444BGT + 0,1038AWS Barbosa and Silva (1995) Chỉ số stress môi
trường
ESI ESI = 0,63T - 0,03RH + 0,0002R
+ 0,0054TxRH - 0,073(0,1+ R) - 1
Moran et al (2001) Chỉ số tải nhiệt HLI HLI = 33,2+0,2RH+1,2BGT-
log(0,4AWS2+0,0001)
(0,82AWS)0,1-Gaughan et al
(2002)
Chỉ số tải nhiệt HLIBG Nếu BGT > 25 °C: HLIBG =
8,62+0,38(RH/100) + 1,55BGT - 0,5AWS + e2,4-AWS
Gaughan et al (2008)
Nếu BGT < 25 °C: HLIBG= 10,66
Trang 40+ 0,28(RH/100) + 1,3BGT – AWS Chỉ số dự báo hô
hấp RRP RRP = 5,4T + 0,58RH - 0,63AWS+ 0,024R - 110,9 Eigenberg et al.(2008) Chỉ số nhiệt
tương đương ETI ETI = 27,88-0,456T + 0,010754T2- 0,49505AH + 0,00088RH2 +
1,1507AWS - 0,126447AWS2 + 0,019876TxRH- 0,046313TxAWS
Baêta và CS (1987)
Ghi chú: R (solar radiation): năng lượng bức xạ mặt trời (W/m2 *h); MWS (maximum wind speed): tốc độ gió lớn nhất (m/s); AWS (average wind speed): tốc độ gió trung bình (m/s);
T (temperature): nhiệt độ không khí ( 0 C); BGT (black globe temperature): nhiệt độ quả cầu đen ( 0 C); RH (relative air humidity): độ ẩm tương đối (%); PVP (partial vapor pressure): một phần áp suất hơi nước (kPa); DPT (dew point temperature): nhiệt độ điểm sương ( 0 C).
DPT = 186.4905 - 237.3log(PVP10)/log(PVP10) - 8.2859 (Nguồn: Paim và CS., 2012).
Theo Paim và CS (2012), khi phân tích phương sai mối quan hệ giữacác chỉ số môi trường đến nhiệt độ ở các bộ phận trên cơ thể cừu (Brazin)cũng có sự sai khác Mặt khác, ở trên cùng một bộ phận nhưng khi áp dụngcác công thức tính khác nhau vẫn cho kết quả khác nhau (bảng 1.4)
Bảng 1.4 Phân tích phương sai ảnh hưởng của các chỉ số môi trường đến nhiệt
độ tại các vị trí trên cơ thể cừu
Chỉ số
Nhiệt độ các vị trí khác nhau trên cơ thể ( 0 C)
Cơ thể Mũi Đầu Cổ Nách chân trước chân sau Nách Mông