Thừa Thiên Huế phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông.
Thừa Thiên Huế có diện tích 503,3 ngàn ha; trong đó, khoảng 75,1% là núi đồi, 24,9% đồng bằng duyên hải, đầm phá. Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt: địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích; địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; đồng bằng điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, cồn cát và đầm phá (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
1.6.2.2. Khí hậu, thời tiết
Khác với Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ đa dạng, nền nhiệt cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
Thừa Thiên Huế chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng, luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên. Dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông và giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè. Thời tiết diễn ra theo chu kỳ bốn mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu trời dịu và mùa đông gió rét, mưa lạnh (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí khá cao và không đồng nhất theo thời gian. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè, các tháng nóng nhất là tháng 6, 8 trung bình lên đến
28 - 290C, khi có gió Tây Nam khô nóng nhiệt độ có thể lên đến 40 - 410C. Về mùa đông nhiệt độ thấp nhất khoảng 190C (tháng 1), khi gió đông bắc tràn về nhiệt độ có thể <100C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa đông lớn hơn mùa hè. Tháng 11 - 12 nhiệt độ giảm nhanh nhất, tháng 3 - 4 nhiệt độ tăng nhanh hơn. Nhiệt độ trong ngày thấp nhất là vào lúc 5 - 6 giờ sáng, cao nhất vào lúc 12 - 14 giờ (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Như vậy, chế độ nhiệt ở Thừa Thiên Huế biến động mạnh, biên độ nhiệt độ năm khá cao. Tuy số lần xuất hiện nhiệt độ cực đại và cực tiểu trong năm không lâu nhưng làm cho vật nuôi bị stress nhiệt, ảnh hưởng và gây thiệt hại đến ngành chăn nuôi. Điều đó đặt ra cho ngành chăn nuôi nhu cầu cấp bách trong việc chống nóng về mùa hè và chống lạnh về mùa đông.
Độ ẩm tương đối của không khí
Ở Thừa Thiên Huế, không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một trong số các vùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm là 87,3% (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Biến thiên độ ẩm không khí ngược với biến thiên nhiệt độ và phân biệt hai mùa rõ rệt. Độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng (tháng 4 - 8) khoảng 74 – 87,6%, thấp nhất là tháng 7, trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa Tây Nam khô nóng. Độ ẩm cao kéo dài 7 tháng (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), đạt cực đại vào tháng 12 (93,4%). Biến thiên hàng ngày của độ ẩm cao nhất vào lúc 4 - 6 giờ và thấp nhất vào lúc 13 - 14 giờ (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Mưa
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế mang nhiều đặc điểm khác so với ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Mùa mưa ở Thừa Thiên Huế liên quan chặt chẽ với gió mùa đông Đông Bắc thời kỳ đầu. Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng mưa nhiều nhất Việt Nam, trung bình 3.877mm/năm. Tổng lượng mưa tập
trung vào thời kỳ mưa chính mùa (tháng 10) khoảng 1.234mm. Từ tháng 2 - 4 là thời kỳ mưa ít nhất trong năm và đạt cực tiểu vào tháng 2 khoảng 78mm.
Phân bố ngày mưa trùng với phân bố tổng lượng mưa năm. Hàng năm có khoảng 150 - 220 ngày mưa. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 10, 11), số ngày mưa là 21 - 24 ngày. Ngày mưa cao nhất lên tới 500 - 1.000mm, mưa kéo dài nhiều ngày (4 - 6 ngày) trên diện rộng thường gây lũ lụt lớn (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Chế độ mưa biến động mạnh, lượng mưa tháng biến động hơn lượng mưa năm, lượng mưa mùa ít mưa biến động hơn lượng mưa mùa nhiều mưa. Chế độ mưa biến động mạnh gây thiệt hại đến sản xuất chăn nuôi.
Gió
Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa hè khu vực Đông Nam Á. Do vậy, hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) hướng gió thịnh hành trên đồng bằng duyên hải có hướng Tây Bắc với tần suất 25 - 29%, gió Đông Bắc 10 - 15%. Mùa hè (tháng 5 - 9) hướng gió khá phức tạp, hướng Nam 10 - 16%, Tây Nam 11 - 14% và Đông Bắc 10 - 16%. Tốc độ gió trung bình tháng, năm không lớn, nhưng vẫn thường xảy ra gió mạnh với các hướng khác nhau khi có bão, lốc, gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Mưa phùn: Ở Thừa Thiên Huế, mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt trong các tháng 2 - 3. Mưa phùn hạn chế bốc hơi trong mùa ít mưa vì thế độ ẩm không khí luôn cao.
Các đặc điểm cơ bản về khí hậu thời tiết ở Ninh Thuận và Thừa Thiên Huế có thể khái quát ở bảng 1.11.
Bảng 1.11. Tóm tắt đặc điểm khí hậu thời tiết một số vùng nghiên cứu
Yếu tố Đơn vị Ba Vì Ninh Thuận Thừa Thiên Huế
Mùa vụ: Tháng
- Mùa nắng, nóng 4 - 10 5 - 8
- Mùa lạnh, khô 11 - 3 năm sau
- Mùa lạnh, ẩm 9 - 4 năm sau
- Mùa mưa 9 - 11
- Mùa khô 12 - 8 năm sau
Nhiệt độ: 0C - Trung bình năm 25 27,5 24,7 - Tối cao tháng Tháng 6, 290C Tháng 6, 290C - Tối thấp tháng Tháng 1, 24,80C Tháng 1, 19,10C Lượng mưa: mm - Trung bình năm 1.800 1.187 3.877 - Tháng cao nhất Tháng 10: 306 Tháng 10: 1.234 - Tháng thấp nhất Tháng 2: 6,68 Tháng 2: 27,8 Độ ẩm: % - Trung bình năm 84 78 87,3 - Mùa mưa 78,4 - 80,8 89 - 92 - Mùa khô 70,2 - 78,0 73 - 79
(Nguồn: Niên giám Thống kê, 2011)
CHƯƠNG 2