V 2 1 A (g/con/ngày) =
n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS.(2007)
3.5.5. Tích lũy nitơ (N) của cừu
Kết quả đánh giá năng tích lũy nitơ của cừu được thể hiện ở bảng 3.33. Qua bảng 3.32 cho thấy, lượng N thu nhận ở cừu cho ăn lá duối cao hơn so với các loại thức ăn còn lại (P<0,05). Lượng N thu nhận thấp nhất ở cừu ăn cỏ voi (P<0,05), trong khi đó N thu nhận ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên và lá mít là tương đương nhau (P>0,05).
Các nguồn thức ăn thô cũng ảnh hưởng đến lượng N tích lũy ở cừu (P<0,05), lượng N tích lũy cao nhất là ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên, tiếp theo là lá
duối, cỏ voi và thấp nhất là lá mít. Tỷ lệ tích lũy N (% so N thu nhận) thấp ở khẩu phần lá mít, trong khi đó BV không có sự sai khác thống kê giữa các khẩu phần (P>0,05). Giá trị BV của các loại thức ăn nằm trong khoảng 70,3- 83,2. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của BV ở có tự nhiên và lá mít (83,2 và 80,1) cao hơn cỏ voi và lá duối (77,9 và 70,3).
Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu Loại thức ăn Chỉ tiêu Cỏ tự nhiên Cỏ voi (VA-06) Lá mít Lá duối SEM1 P N thu nhận (g) 8,92a 7,47b 8,72a 10,50c 0,330 0,00
N thải qua phân (g) 2,08a 1,71a 4,39b 2,99c 0,245 0,00
N tiêu hóa ăn vào (g) 6,84ac 5,76a 4,33b 7,51c 0,330 0,00
N thải qua nước tiểu (g) 1,11a 1,26a 0,84a 2,18b 0,200 0,01
N tích lũy (g) 5,73ac 4,50abc 3,49b 5,33c 0,439 0,04
Tỷ lệ tích lũy N (% N thu nhận) 63,8a 60,1a 40,0b 51,1ab 3,675 0,02
BV (%) 83,2 77,9 80,1 70,3 3,159 0,11
a,b, c, Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)
Theo Kusmartono (2007) sử dụng khẩu phần phụ phẩm mít ủ, phụ phẩm mít ủ + lá anh đào, phụ phẩm mít ủ + lá sắn trên khẩu phần cơ sở là rơm lượng nitơ thu nhận, tỷ lệ nitơ tích lũy so với nitơ thu nhận ở cừu lần lượt là 25,43; 30,53; 37,66 g/ngày và 52,3; 59,1; 58,9%. Theo Paengkoum (2011), ở dê ăn lá duối lượng nitơ thu nhận là 0,52 DM kg/con/ngày, tỷ lệ tích lũy nitơ là 59,8% so với nitơ thu nhận.
Kết quả phân tích các loại thức ăn trên cho thấy, ngoài cỏ tự nhiên và cỏ voi thì lá mít và lá dưới đều có hàm lượng protein cao (13,5 - 16,7% tương ứng), có thể được sử dụng như nguồn bổ sung protein cho cừu nuôi trong điều kiện nông hộ.