V 2 1 A (g/con/ngày) =
2.3.5. Nội dung 5 Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô xanh
2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành trên 04 con cừu đực Phan Rang, có độ tuổi 6 - 7 tháng, khối lượng trung bình 18,5 ± 1,5kg.
Thức ăn gồm 4 loại: cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.
2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo ô vuông la tinh với 4 loại thức ăn kể trên, qua 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 20 ngày (15 ngày cho cừu ăn thích nghi với thức ăn thí nghiệm và 5 ngày cuối tiến hành thu mẫu). Sơ đồ bố trí thí nghiệm thể hiện như sau.
Bảng 2.1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm
Giai đoạn Cừu số
1 2 3 4
I Cỏ voi Cỏ tự nhiên Lá dưới Lá mít
II Lá mít Cỏ voi Cỏ tự nhiên Lá duối
III Lá dưới Lá mít Cỏ voi Cỏ tự nhiên
IV Cỏ tự nhiên Lá dưới Lá mít Cỏ voi
2.3.5.3. Quản lý nuôi dưỡng
Cừu được nuôi cá thể trong 4 cũi tiêu hoá riêng biệt, có máng ăn, máng uống và được cung cấp nước uống đầy đủ. Các loại thức ăn được lấy về lúc chiều tối của ngày hôm trước và để qua đêm cho ráo nước trước khi cho ăn. Cỏ tự nhiên được thu cắt hàng ngày, cỏ voi được trồng ở khuôn viên Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thuỷ An, lá mít và lá duối được thu hái tự nhiên. Trước lúc cho cừu ăn, cỏ voi được cắt ngắn khoảng 10cm, các loại lá được tách cành.
Cừu ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn tự do hàng ngày ước tính bằng 3% (theo DM) so với khối lượng cơ thể và cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h.
2.3.5.4. Quy trình xử lý và phân tích mẫu
Lượng thức ăn thu nhận được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức ăn (cả loại cho ăn và dư thừa) được lấy hàng ngày trong 5 ngày thu mẫu ở mỗi giai đoạn, sấy ở nhiệt độ 600C để cất giữ, phân tích thành phần hóa học sau này.
Phân được thu sau khi gia súc thải ra, cuối mỗi ngày được trộn đều và xác định khối lượng rồi lấy mẫu phụ bằng 30% tổng lượng phân thải ra trong ngày, hàm lượng chất khô được xác định hàng ngày và phần còn lại được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ - 200C. Cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm, phân của từng con được trộn đều theo từng gia súc và sấy khô ở nhiệt độ 600C rồi nghiền qua lỗ sàng 1mm ở máy nghiền (Retsche, Đức) để phân tích thành phần hóa học.
Nước tiểu được thu sau khi gia súc thải ra bằng bình hứng nước tiểu đã có sẵn dung dịch H2SO4 20% sao cho pH luôn luôn thấp dưới 2 để tránh mất mát nitơ trong quá trình thu mẫu. Cuối mỗi ngày, nước tiểu được trộn đều và đong bằng ống đong để xác định lượng nước tiểu tổng số. Sau đó lấy mẫu bằng 30% lượng nước tiểu và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -200C. Cuối giai đoạn (5 ngày) nước tiểu của từng con được trộn đều và lấy mẫu phụ để xác định hàm lượng nitơ.
Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), nitơ tổng số (N) và khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990). Hàm lượng protein thô được xác định thông qua hàm lượng N tổng số nhân với hệ số 6,25 (N x 6,25). Xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF) được xác định theo Van Soest và CS. (1991). Năng lượng thô tổng số (GE) được xác định bằng cách đo trực tiếp trên Bomb Calorimeter (PAR 600, Mỹ).
2.3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010) theo phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%. Mô hình toán học như sau:
Yijk = µ + Ri + Cj + Tk + eijk
Trong đó; Y: tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng của một thức ăn; µ: trung bình quần thể; Ri: ảnh hưởng của giai đoạn thứ i, i=1-4; Cj: ảnh hưởng của gia súc thứ j, i=1-4; Tk: ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm (loại thức ăn) thứ k, k=1-4; eijk: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.