ăn thu nhận
2.3.3.1. Nuôi dưỡng
Thí nghiệm theo dõi lượng thức ăn thu nhận tiến hành trên 12 con cừu Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế với các độ tuổi 6, 9 và 12 tháng, mỗi nhóm tuổi 4 con, qua 2 giai đoạn: 4 - 8/2009 và 11/2009 - 2/2010.
Toàn bộ cừu được theo dõi cá thể và được nuôi trong từng ô chuồng riêng biệt. Trong thời gian theo dõi lượng thức ăn thu nhận cừu được nuôi nhốt hoàn toàn, chỉ được thả tự do vào một ngày cuối tuần (ngày không theo dõi số liệu) để cừu vận động và tổng vệ sinh chuồng trại. Cừu được cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ. Thức ăn của cừu là cỏ tự nhiên, được thu cắt hàng ngày và để qua đêm cho ráo nước trước khi cho ăn.
2.3.3.2. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu
Để xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của cừu, thức ăn được chia nhỏ thành 5 bữa vào lúc: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. Cừu được cân để biết khối lượng, từ đó ước tính lượng thức ăn cho ăn (khoảng 3% DM so với LW) đảm bảo lượng thức ăn luôn dư thừa. Xác định lượng thức ăn còn thừa vào trước bữa ăn đầu tiên của sáng hôm sau.
2.3.3.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
Tại các ngày trong các tháng theo dõi lượng thức ăn thu nhận của cừu, số liệu về nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cũng được theo dõi, từ đó tính THI. Giá trị nhiệt độ và THI được tính trung bình cho từng ngày để xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu. Phương pháp xác định nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi như đã trình bày ở nội dung 1.
2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ cũng như THI đến lượng thức ăn thu nhận của cừu được thể hiện thông qua phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). So sánh sự sai khác của các giá trị trung bình bằng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%. Mô hình phân tích ANOVA như sau:
Yij = µ + Ai + eij
Trong đó; Yij: là biến phụ thuộc (lượng thức ăn thu nhận); µ: trung bình của quần thể; Ai: biến độc lập (nhiệt độ hoặc THI); eij: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.
Đánh giá mối quan hệ giữa lượng thức ăn thu nhận của cừu với nhiệt độ và THI được thực hiện thông qua phương pháp hồi quy phi tuyến tính với phương trình bậc 2:
Y = ax2 + bx + c
Trong đó; Y: là biến phụ thuộc (lượng thức ăn thu nhận); x: là biến độc lập (nhiệt độ hoặc THI); a, b, c là các hệ số hồi quy.