V 2 1 A (g/con/ngày) =
3.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận
Quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng thức ăn thu nhận của cừu được trình bày ở đồ thị 3.15.
Đồ thị 3.15. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu
Trong khoảng nhiệt độ chuồng nuôi 17,5 đến 33,50C, tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận và nhiệt độ chuồng nuôi như sau:
Y13 = -0,0874x132 + 3,0284x13 + 23,861 R2 = 0,81; P = 0,001
Trong đó; Y13: lượng thức ăn thu nhận (gDM/kgLW/ngày); x13: nhiệt độ (0C).
Qua theo dõi, tính toán lượng thức ăn thu nhận của cừu ở mức nhiệt độ thay đổi là 0,50C cho thấy; nhiệt độ trong khoảng ≤22,50C lượng thức ăn thu nhận của cừu trung bình là 49,3 gDM/kgLW/ngày (100%). Khi nhiệt độ tăng, lượng thức ăn thu nhận của cừu có xu hướng giảm, tuy nhiên không lớn. Nhiệt độ trong khoảng >22,5 - 29,50C, lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm
khoảng 9,2 gDM/LW/ngày (giảm 18,7%, so với ở nhiệt độ ≤22,50C). Nhưng
khi nhiệt độ tăng cao >29,50C lượng thức ăn thu nhận giảm của cừu giảm khoảng 11,6 gDM/LW/ngày (giảm 23,5%, so với nhiệt độ ≤22,50C) (P<0,05) (bảng 3.20). Ở mốc nhiệt độ >29,5 - 32,50C, cứ tăng 10C lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 12,2 - 17,2 g/DM/LW/ngày (so với nhiệt độ ≤22,50C). Cụ thể nhiệt độ tăng từ 29,5 - 30,5; 30,5 - 31,5 và 31,5 - 32,50C lượng thức ăn thu nhận giảm lần lượt là 12,2; 14,7 và 17,2 gDM/LW/ngày. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây (Ames và Brink, 1977; Keyserlingk và Mathison, 1993).
Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
Nhiệt độ (0C) Lượng thức ăn thu nhận (gDM/LW/ngày)
Dao động M ± SEM
≤22,5 47,6 - 51,0 49,3a* ± 0,98
>22,5 - 26,3 42,7 - 47,4 45,2b ± 0,85
>26,3 - 29,5 36,8 - 42,9 40,1c ± 0,98
>29,5 26,4 - 36,1 37,7d ± 0,91
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Theo một số tác giả, khi cừu tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao, cừu phải tăng sự thải nhiệt ra ngoài để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tăng tần số
hô hấp, tăng lượng nước uống và đồng thời giảm lượng ăn vào (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Theo Published và CS. (2010), quan hệ giữa lượng ăn vào (FT) và nhiệt độ môi trường (T) theo phương trình hồi quy của Ames và Brink (1977) là: FT = 111,29 - 0,52T - 0,007T2 và để tính toán sự thay đổi lượng ăn vào tác giả lấy nhiệt độ 17,50C là mốc nhiệt độ chuẩn, lượng ăn vào 100%.
Tuy nhiên, cừu ít nhạy cảm với stress nhiệt hơn so với các gia súc khác trong cùng một điều kiện môi trường. Mặt khác, trong điều kiện thiếu nước hoặc khẩu phần thức ăn mất cân đối, thiếu dinh dưỡng có thể làm tăng stress nhiệt ở cừu (Marai và CS., 2007).
Các nghiên cứu cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm đáng kể trong môi trường nhiệt độ cao (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Marai và CS., 2007; Llamas-Lamas và Comb, 1990). Theo Alhidary và CS. (2012), cừu Merino (Úc) ở nhiệt độ 16 - 240C, lượng thức ăn thu nhận trung bình là 1.008 g/ngày (tương đương với 3,33% LW); nhưng ở nhiệt độ 28 -
380C lượng thức ăn thu nhận là 774 g/ngày (tương đương với 2,65% LW),
giảm 22,1%. Kết quả nghiên cứu của Savage và CS. (2008), cho thấy cừu được nuôi trong phòng mát (200C) lượng vật chất khô thu nhận là 1578 g/con/ngày (tương đương 3% LW), cao hơn so với cừu ở phòng nóng (30 - 400C) lượng vật chất khô thu nhận là 1136 g/ngày (tương đương 2,4% LW). Theo Guerrini (1981), lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 5 - 33% trong môi trường nóng - ẩm và 3 - 9% trong môi trường nóng - khô so với môi trường lạnh khô. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, lượng thức ăn thu nhận của cừu trong mùa thu cao hơn so với mùa hè (Goetsch và Johnson, 1999); môi trường lạnh cao hơn môi trường ấm (Li và CS., 2002); trong môi trường nóng - ẩm, nóng - khô lượng thức ăn thu nhận giảm so với môi trường lạnh - khô và lạnh - ẩm (Guerrini, 1981). Theo Pluske và CS.
(2010), nhiệt độ môi trường ở các tháng trong năm có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của cừu. Ở các tháng có nhiệt độ cao (30,8 - 320C) lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm đáng kể (Pluske và CS., 2010). Như vậy, kết quả của thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên.