Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế (Trang 138 - 140)

V 2 1 A (g/con/ngày) =

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS.(2007)

3.5.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn

Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được trình bày ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (M ± SD*) Loại thức ăn Chỉ tiêu Cỏ tự nhiên Cỏ voi (VA-06) Lá mít Lá duối Vật chất khô (%) 20,5 ± 0,55 19,1 ± 0,90 32,5 ± 2,10 29,2 ± 3,07 Chất hữu cơ (% DM) 87,9 ± 0,62 85,5 ± 1,31 91,3 ± 1,19 84,7 ± 2,73 Protein thô (% DM) 10,4 ± 0,95 8,6 ± 0,61 13,5 ± 1,74 16,7 ± 2,32 NDF (% DM) 60,1 ± 2,34 61,8 ± 3,19 48,2 ± 2,90 39,4 ± 2,71

Năng lượng thô

(kcal/kg DM) 3742±58,13 3609±24,58 4069±128,64 3549±119,70

Khoáng (% DM) 12,1 ± 0,62 14,5 ± 1,31 8,7 ± 1,19 15,3 ± 2,73

Qua bảng 3.29 cho thấy, thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các loại thức ăn trong thí nghiệm là khá cao; hàm lượng vật chất khô 19,1 (cỏ voi) - 32,5% (lá mít) và hàm lượng protein 8,6% (cỏ voi) - 16,7% (lá duối). Điều đáng chú ý, ngoài hai loại thức ăn quen thuộc là cỏ tự nhiên và cỏ voi thì lá mít và lá duối là nguồn thức ăn khá phổ biến ở đây và có thể cung cấp quanh năm. Hai loại thức ăn này có hàm lượng protein thô cao hơn so với hai loại cỏ. Kết quả phân tích của chúng tôi cũng tương đương với một số nghiên cứu của các tác giả đã công bố trước đây (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2009; Đinh Văn Cải và CS., 2004; Vũ Chí Cương và CS., 2004).

Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao, là thức ăn truyền thống đối với cừu. Thành phần loài của cỏ tự nhiên có sự biến động trong năm, do vậy hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng có sự dao động, nhất là hàm lượng xơ thô và hàm lượng protein. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2012; Nguyễn Thị Thanh, 2008; Vũ Chí Cương và CS., 2004). Các tác giả cho biết DM của cỏ tự nhiên là 21,8%; OM là 88,9%, CP là 12,3 - 14,7%, NDF là 58,4 - 59,2% và khoáng là 9,4 - 11,1%.

Cỏ voi là cây thức có năng suất chất xanh, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng khá cao và có sự biến động trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2010; Vũ Chí Cương và CS., 2010; Lê Đức Ngoan và CS., 2007). Theo kết quả của Nguyễn Xuân Bả và CS. (2010), Vũ Chí Cương và CS. (2010), thành phần hóa học của cỏ voi: DM là 11,85 - 14,9%; CP là 13,22 - 14,5%, NDF là 65,49 - 65,5%, và khoáng là 10,5 - 12,81%.

Lá mít thành phần dinh dưỡng khá cao và có sự dao động lớn (Nguyễn Thị Thanh, 2008; Van và CS., 2005; Islam và CS. (1997). Theo Mui và Preston (2005), thành phần hóa học của lá mít: DM là 30,3 - 35,4%; CP là 13,3 - 17,9%; NDF là 40,7 - 62,6%; khoáng là 4,95 - 12,7%. Kết quả phân tích trong thí nghiệm (bảng 3.27) là hoàn toàn phù hợp với kết quả đó.

Lá duối có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein (16,7%), cao hơn so với cỏ tự nhiên (10,4%), cỏ voi (8,6%) và lá mít (13,5%). Tuy nhiên, ở Việt Nam thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá duối

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w