Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế (Trang 64 - 65)

1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông.

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: đồi núi (63,2%), gò đồi bán sơn địa (14,4%), đồng bằng ven biển (22,4%). Tổng diện tích tự nhiên 335,8 ngàn ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 69,7 ngàn ha, đất lâm nghiệp 186 ngàn ha, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp. Vùng đồng bằng tập trung phát triển thâm canh cây lúa, trồng nho và các loại hoa màu khác. Vùng miền núi chủ yếu tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc nhai lại (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).

1.6.1.2. Khí hậu, thời tiết

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, lượng nước bốc hơi mạnh. Ninh Thuận là vùng khô hạn với nắng nóng cao nhất so với cả nước, nhiệt độ mùa hè 28 - 360C, mùa mưa 21 - 250C (trung bình năm là 26 - 270C); lượng mưa thấp (1.187 mm/năm), độ ẩm không khí thấp (78%) (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).

Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chỉ có 3 tháng (tháng 9 - 11) với lượng mưa lớn và tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, lượng nước bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau), trong khoảng thời gian này vẫn có mưa nhưng lượng mưa không đáng kể (15 - 20% lượng mưa cả năm). Lượng nước bốc hơi cao, chiếm 80 - 85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Năng lượng bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn, cây trồng và vật nuôi thiếu nước (Cục thống kê Ninh Thuận, 2011).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w