1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi lạm dụng vị trí Độc quyền theo quy Định của pháp luật cạnh tranh việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Biệt Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Và Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Độc Quyền Theo Quy Định Của Pháp Luật Cạnh Tranh Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đoàn Thiên Phúc (NT), Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Bá Hưng, Trần Nguyễn Yến Nhi, Vũ Thanh Huyền, Nguyễn Ngọc Thủy Tiên, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Huỳnh Thanh Toàn, Huỳnh Ngọc Song Hương, Đặng Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thuận An
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Luật Cạnh Tranh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Theo đó, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền sử dụng để suy trì

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Thuận An Lớp: 233LAW42001 Nhóm: 4

Nguyễn Đoàn Thiên Phúc (NT)

Phạm Thị Phương Anh Nguyễn Bá Hưng Trần Nguyễn Yến Nhi

Vũ Thanh Huyền Nguyễn Ngọc Thủy Tiên Nguyễn Thị Ngọc Ánh Huỳnh Thanh Toàn

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH PHÂN BIỆT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Đoàn Thiên Phúc (NT) 201A320031

2 Phạm Thị Phương Anh 211A320122

Trang 3

3 Nguyễn Bá Hưng 221A320013

4 Trần Nguyễn Yến Nhi 221A320244

5 Vũ Thanh Huyền 221A320372

6 Nguyễn Ngọc Thủy Tiên 221A320161

7 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 221A320195

8 Huỳnh Thanh Toàn 221A320011

9 Huỳnh Ngọc Song Hương 221A320038

10 Đặng Thị Kim Ngân 211A320064

Danh sách các thành viên tham gia nhóm

Trang 4

Bảng đánh giá bài tiểu luận nhóm

công việc

Đánh

1 Nguyễn Đoàn Thiên

Chia nội dung

và check bài

2 Phạm Thị Phương Anh 211A320122 powerpointLàm

4 Trần Nguyễn Yến Nhi 221A320244 Tìm nội dung

6 Nguyễn Ngọc Thủy Tiên 221A320161 Làm word

7 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 221A320195 Tìm nội dung

8 Huỳnh Thanh Toàn 221A320011 Tìm nội dung

10 Đặng Thị Kim Ngân 211A320064 Thuyết trình

Trang 5

Tiêu chí Trọng số % Nhận xét Điểm nhóm

Lập luận/ Phát

Giảng viên chấm và nhận xét chung

Trang 6

MỤC LỤC

Contents

I.Khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền: 1

1.1.Khái niệm 1

1.2.Các loại hành vị lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền 1

II.Doanh nghiệp nào được xem là có vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường 1

2.1 Doanh nghiệp nào được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường: 1

2.2 Doanh nghiệp nào được xem là có vị trí độc quyền: 1

III Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi vị trí độc quyền bị cấm 1

3.1 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm: 1

3.2 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm: 1

IV Phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền 1

V.KẾT LUẬN 1

Tài liệu tham khảo 1

0

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, trong cuộc hành trình khám phá về pháp luật, chúng em xin chân thành cảm

ơn trường Đại học Văn Hiến đã tổ chức giảng dạy học phần Luật Cạnh Tranh đã đem lại cho chúng em không chỉ về kiến thức về quy định pháp lý mà còn là một cái nhìn sâu sắc về

cơ cấu kinh tế và sự phát triển của xã hội Và chúng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên đã hỗ trợ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này là cô Nguyễn Thuận An, chúng

em vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc hoàn thành chuyên đề của mình mà cô đã dẫn dắt chỉ dẫn chúng em từng bước để chúng em bước qua những rào cản của bản thân Đối với những sinh viên, những môn mang đầy tính chất lý thuyết như thế này không mang lại sự thú vị cũng như sự yêu thích tìm tòi của sinh viên, ngược lại nhóm chúng em mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm và không có nhiều kiến thức về môn học nhưng lại nhận được sự chỉ dạy tận tâm của cô và cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu của mình đến các bạn sinh viên trong suốt quá trình học tập tại ngôi trường Văn Hiến Cuối cùng trong quá trình làm bài tiểu luận, chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót, những sự bất hợp lý trong bài làm do sự yếu kém và hạn chế về mặt kiến thức của mình Kính mong cô An xem xét và đóng góp ý kiến để em và các bạn trong nhóm rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn Em và các bạn thành viên xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thuận An đã luôn giúp đỡ một cách nhiệt tình Cô là một người giảng viên rất tận tâm và là một người luôn rất nhiệt huyết với nghề Kính chúc

cô luôn có một sức khỏe dồi dào và hạnh phúc Chúng em vô cùng biết ơn và xin chân thành cảm ơn cô và trường Đại học Văn Hiến

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2024

1

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế thị trường Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với cơ hội mà còn phải đương đầu với không ít thách thức Trong số đó, việc duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ Đặc biệt, sự xuất hiện của các thế lực thống lĩnh thị trường và độc quyền tiềm ẩn nguy cơ làm méo mó cạnh tranh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế Pháp luật cạnh tranh Việt Nam, với mong muốn tạo dựng một "sân chơi" công bằng, đã đặt ra những quy định nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền

Tiểu luận này sẽ mở ra một góc nhìn đa chiều, phân tích sâu sắc về hai khái niệm

"lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường" và "lạm dụng vị trí độc quyền", từ đó làm sáng

tỏ những điểm tương đồng và khác biệt trong cách thức pháp luật điều chỉnh Chúng

ta sẽ cùng nhau khám phá không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về cách thức áp dụng vào thực tiễn, qua các vụ việc cụ thể đã diễn ra trong lịch sử pháp lý Việt Nam Bên cạnh đó, cũng sẽ đề cập đến những tác động của các hành vi này đối với môi trường kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng và sự phát triển của doanh nghiệp Cuối cùng, thông qua việc đánh giá và phân tích, sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, góp phần xây dựng một nền kinh tế Việt Nam minh bạch, cạnh tranh và phát triển bền vững

NỘI DUNG

2

Trang 9

Pháp luật các nước về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

quốc tế khi mô tả về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh.

từng hành vi lạm dụng thỗng lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh Điển hình cho xu huo9ứng này là các quy định trong Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên hợp quốc được thông qua ngày 22/4/2980 và Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc Theo đó, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền sử dụng để suy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh

thông slinhx thị trường, vị trí độc quyền mà chỉ quy định một cách khái quát các dấu hiệu cấu thành của hành vi đồng thời có những quy định cụ thể liệt kê các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh Ví dụ điển hình cho xu hướng này là pháp luâtk cạnh tranh của Canada Khoản 1 Điều 79 Luật cạnh tranh Canada không đưa ra khái niệm mà quy định về ba dấu hiệu của hành vi này:

1 là, một hoặc một nhóm doanh nghiệp về cơ bản hoặc hoàn toàn kiểm soát một loạt hình hơacj một phân đoạn kinh doanh, dù trên lãnh thổ Canada hay tại bất kì khu vực nào đó của nó

2 là, đã hoặc đang thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh

3 là, hành vi đó đã, đang hoặc có khả năng làm cản trở hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể Bên cạnh các dấu hiệu của hành vi được quy định trong điều 79,78 Luật cạnh tranh Canada liệt kê 9 nhóm hành vi phản cạnh tranh có thể bị cấm

3

Trang 10

I.Khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền:

1.1.Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018 định nghĩa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cụ thể như sau:

“Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.

Căn cứ theo quy định nêu trên ta có thể khái quát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

thị trường, ví trí độc quyền là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, duy trì vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng

1.2.Các loại hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

 Hành vi mang tính loại bỏ

Dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp khác

 Hành vi mang tính trục lợi

Gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng Khách hàng trong trường hợp này bao gồm cả người tiêu dùng và doanh nghiệp

II.Doanh nghiệp nào được xem là có vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường.

2.1 Doanh nghiệp nào được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường:

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau:

- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng

kể được xác định theo quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018 hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan

+Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

4

Trang 11

+ Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

+ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

+ Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

+ Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

+ Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

+ Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

+ Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

+ Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

- Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan

2.2 Doanh nghiệp nào được xem là có vị trí độc quyền:

Theo Điều 25 Luật Cạnh tranh 2018 thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan

5

Trang 12

III Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi vị trí độc quyền bị cấm

3.1 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện những hành vi sau đây:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hành hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dấn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

6

Trang 13

- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác;

*hình ảnh minh họa

3.2 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định doanh nghiệp có vị trí độc quyền bị cấm thức hiện các hành vi sau:

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bánh lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc

có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộg thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khách tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

7

Trang 14

- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

- Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết

mà không có lý do chính đáng;

- Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác

*hình ảnh minh họa

Ví dụ minh họa:

Công ty X có vị trí thống lĩnh trên thị trường nhẫn kim cương, ngày 31/12/2023 công ty X

có kết hợp với một Nghệ sĩ nổi tiếng cho ra mắt phiên bản nhẫn kim cương giới hạn có khắc chữ ký của nghệ sĩ Công ty X giới hạn số chiếc nhẫn bán ra trên thị trường trong một thời gian nhất định, với giá thành đắt đỏ khoảng 179.000.000 (179tr) cho một chiếc nhẫn kim cương Ngoài ra Công ty X còn rao bán lại với giá tối thiểu nhất là 159.000.000 (159tr) cho các cửa hàng kinh doanh nhẫn kim cương nhỏ lẻ khác muốn sở hữu được chiếc nhẫn kim cương giới hạn này, điều này khiến các cửa hành kinh doanh nhỏ lẻ buộc phải nâng mức

8

Trang 15

lên cao hơn so với Công ty X để khi bán ra thị trường sẽ không bị thua lỗ Điều này dẫn đến việc khách hàng yêu thích Nghệ sĩ và ưa chuộng chiếc nhẫn kim cương này phải trả giá cao gấp nhiều lần để sở hữu được nó Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định Mức chênh lệch giữa giá

ấn định và giá cạnh tranh là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền có được Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền

đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường, mà thực chất là phần giá trị

lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh Do đó, hành vi này được coi là hành vi mang tính chất bóc lột khách hàng, gây ra nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng và còn ngăn cản các doanh nghiệp khác mở rộng thị trường và phát triển

IV Phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.

Điểm chung:

o Cả hai hành vi đều vi phạm pháp luật cạnh tranh do gây hạn chế cạnh tranh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác

o Cả hai hành vi đều có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật

Điểm khác biệt:

thống lĩnh thị trường Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền Định nghĩa

Doanh nghiệp có thị phần

từ 30% trở lên trên thị trường liên quan thực hiện hành vi nhằm củng cố vị trí thống lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh

Doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan thực hiện hành vi nhằm củng cố vị trí độc quyền, hạn chế cạnh tranh

Điểm khác biệt:

Điều kiện

Doanh nghiệp có thị phần

từ 30% trở lên trên thị trường liên quan

Doanh nghiệp là doanh nghiệp độc quyền trên thị trường liên quan

- Bán hàng dưới giá thành sản xuất

- Bán hàng với giá cao quá mức

- Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng

- Bán hàng dưới giá thành sản xuất

- Bán hàng với giá cao quá mức

- Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng

9

Ngày đăng: 12/02/2025, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w