-Quản lý hành chính nhà nước nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước + Tính chất chấp hành thể hiện ở khía cạnh quản lý hành chính nhà nước +Tính điều hành là để đảm bảo
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Lớp: D16
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Thảo Phương
Nhóm: Nhóm 1
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất Th.S Nguyễn Ngọc Thảo Phương Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn pháp luật đại cương, em đã nhận được sự tận tình của cô từ những kiến thức mà cô truyền tải em đã dần trả lời được những câu hỏi thông qua môn pháp luật đại cương Với bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày lại những gì về vấn đề luật hành chính Việt Nam gửi đến cô Bản thân chúng em mong nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Kính chúc cô nhiều sức khoẻ
Trang 31.2 Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính
1.2.1 Chủ thể quản lý hành chính nhà nước (cơ quan hành chính nhà
nước và công chức hành chính nhà nước)
Khái niệm quản lý:
.- Quản lý là điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận dộng theo ý muốn của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước Khái niệm quản lý nhà nước :
Trang 4-Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội đối ngoại của mình thông qua các
cơ quan nhà nước /các cán bộ/ công chức trong các cơ quan nhà nước đó -Quản lý hành chính nhà nước nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước
+ Tính chất chấp hành thể hiện ở khía cạnh quản lý hành chính nhà nước +Tính điều hành là để đảm bảo cho các yêu cầu của luật, pháp lệch và nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện trong thực tế
- Chủ thể của quản lý nhà nướcbao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân được nhà nước ủy quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước
- Chủ thể của quản lí hành chính nhà nướclà cơ quan hành chính nhà nước , cán bộ/công chức nhà nước có thẩm quyền , các cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể
- Khách thể của quản lý nhà nướclà trật tự quản lý nhà nước
- Khách thể của quản lý hành chính nhà nướclà trật tự quản lý hành chính, hay nói cách khác là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành điều hành.-
QLHCNN là quá trình xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả các chính sách, quy trình, quy định và hành động của các cơ quan nhà nước đảm bảo sự công minh công bằng hiệu quả trong việc quản lí và cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiêp
Vai trò của QLHCNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước: -Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi
-Quản lí và bảo vệ tài nguyên tự nhiên của đất nước
-Cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ công và bảo vệ quyền lợi của người dân
-Đảm bảo sự phát triển bên vững của đất nước
-Tạo ra các cơ chế và pháp luật hợp lý, tăng tính minh bạch và công bằng trong hoạt động quảm lý nhà nước
-Giup thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân và tang cường khả năng cạnh tranh quốc tế cho đất nước
1.1.2 Đối tượng, điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội phát
sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước Những
quan hệ này gọi là quan hệ chấp hành điều chỉnh
Trang 5Những quan hệ xã hội được Luật Hành chính điều chỉnh gầm 03 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Những quan hệ xã hội phatsinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành – điều chỉnh của các cơ quan hành chính nhà nước
+ Nhóm 2: Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án và VKS để hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình
+ Nhóm 3: Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhầ nước khác và của cá tooe chức xã hội được nhà nước trao quyền hành pháp
1.3 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính:
• Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội
• Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính chính là bằng phương pháp quyết định một chiều, tức là phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực phục tùng giữa một bên có quyền nhân - danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó Chính mối quan
hệ “quyền lực phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham - gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước
• Sự không bình đẳng đó là sự không bình đẳng về ý chí và thể hiên rõ ở
những điểm sau:
- Chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động hành pháp được sử dụng quyền lực nhà nước để ra ra các quyết định hành chính, kiểm tra hoạt động của bên bị quản lý, đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước theo quy định của pháp luật Còn chủ thể là đối tượng quản lý bắt buộc phải thi hành quyết định hành chính, phục tùng mệnh lệnh của chủ thể quản lý hành chính nhà nước
- Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác, dựa vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể, qua hoạt động này thể hiện rõ tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính
• Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật
Trang 6quy định Những quyết định hành chính đơn phương này mang tính chất bắt buộc, được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước
- Chẳng hạn, công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở tuy nhiên việc xem xét và quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước và khi quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định, tất nhiên, pháp luật cũng đồng thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính
• Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận
- Chẳng hạn như trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây còn được gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang
Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh
đơn phương Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc :
• Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước
• Bên nhân danh nhà nước , sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước , của xã hội
• Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước
1.4 Nguồn của Luật Hành chính:
1 Hiến pháp
Hiến pháp là nguồn gốc cao nhất và cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, và quy định về hoạt động hành chính
2 Luật và Pháp lệnh
- Luật: Là các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, bao gồm nhiều luật quan trọng liên quan đến hoạt động hành chính như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Cán bộ, Công chức, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Trang 7- Pháp lệnh: Do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật nhưng vẫn điều chỉnh một số lĩnh vực cụ thể của hành chính
4 Thông tư và Thông tư liên tịch
- Thông tư: Do các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị định
- Thông tư liên tịch: Được ban hành bởi hai hoặc nhiều bộ, cơ quan để phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước
5 Văn bản dưới luật khác
Các quyết định, chỉ thị, nghị quyết của các cơ quan trung ương và địa phương, các cấp hành chính từ trung ương đến địa phương cũng là nguồn quan trọng của luật hành chính
6 Án lệ và thực tiễn xét xử
Trong một số trường hợp, các quyết định và bản án của tòa án cũng có thể đóng vai trò như một nguồn của luật hành chính, đặc biệt khi có những quyết định hành chính bị khởi kiện và được đưa ra tòa xét xử
1.2.2 CHỦ THỂ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (CƠ QUAN VÀ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH)
1 Khái quát: Bộ máy nhà nước hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước
từ trung ướng đến địa phương, cơ cấu tổ chức đa dạng > có vị trí, vai trò, nhiệm
-vụ riêng nhưng là 1 thể thống nhất hoạt động theo 1 nguyên tắc chung nhằm đạt được mục tiêu thống nhất của nhà nước
2 Khái niệm: là một bộ phận của bọ máy nhà nước, do nhà lập ra để thực hiện
chức năng quản lý nhà nước, đứng đầu là nhà nước, có đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước:
Trang 8+ Nhà nước trao cho các cơ quan hành chính có thảm quyền trong quản lý hành nhà nước > Đây là đặc trưng cơ bản giúp phân biệt cơ quan hành chính nhà nước -với các tổ chức xã hội khác
+ Có tính độc lập tương đối về tổ chức > chính cơ cấu tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà nước là do chức năng nhiệm vụ của nó quy định => đồng thời cũng có quan hệ mật thiết với các cơ quan khác
-+ Các quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và các yếu tố pháp lí khác tạo nên địa vị pháp lí của chính nó
*Ngoài ra còn có những đặc điểm độc quyền:
+ Chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước là quản lý hành chính nhà nước + Để thực hiện chức năng của mình, các cơ quan hành chính nhà nươc phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau mang tính thường xuyên, ổn định và liên tục + Đối tượng quản lý của cơ quan hành chính nhà nước rất phong phú và đa dạng xuất phát từ các quan hệ quản lý phát sinh trong chính bản thân các cơ quan hành chính nhà nước, trong các cơ quan nhà nước khác và các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền trong quản lý hành chính nhà nước
=> Là nơi trực tiếp tạo ra của cái vật chất và tinh thần cho xã hội
=> Là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, chịu sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước
3 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:
Căn cứ theo thẩm quyền cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, bao gồm: Chính phủ, Ủy b ban nhân dân các cấp
+ Cơ quan hành chỉnh nhà nước có thẩm quyền riêng quản lý trong phạm vi ngành, lĩnh vực cụ thể: bộ, cơ quan ngang bộ
Căn cứ theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc Theo tính chất này,
có thể phân chia cơ quan hành chính như sau:
+ Cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, đó là bộ, cơ quan ngang bộ Hệ thống
cơ quan này đòi hỏi giải quyết công việc mang tính tác nghiệp cao và chế độ trách nhiệm cá nhân
Trang 9+ Cơ quan làm việc chế độ thủ có sự kết hợp giữa chế độ tập thể với trường, gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân > Xu hướng hiện nay là hoạt động của Chính phủ và -
Ủy ban 2 nhân dân các cấp có xu hướng chuyển mạnh sang kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước được chia
thành:
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cơ quan hành chỉnh cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ và các cơ quan hành chính ngang bộ khac có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ
+Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, bao gồm hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp, có nhiệm vụ quân lý hành chính nhà nước trong phạm vi một đơn vị hành chính - lãnh thổ nhất định
- Căn cứ theo quy định của pháp luật:
+ Các cơ quan do Hiến pháp 2013 quy định về tổ chức và hoạt động: Chính phủ,
bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp Đây là những cơ quan đóng vai trò - nòng cốt trong bộ máy hành chính nhà nước
+ Các cơ quan do luật và văn bản dưới luật quy định, gồm các cơ quan thuộc Chính phủ, tổng cục, cục, vụ, viện, Các cơ quan này có vị trí ít ổn định lại có tính chất năng động, sáng tạo hơn trong sự biến động, thay đổi nhanh chóng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước: là tổng thể các quyền và
nghĩa vụ pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, do pháp luật quy định
- Tổ chức và hoạt động của Chính phủ:
+ Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chú nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
+ Chế độ Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành là sự thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách đổi mới của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 10+ Là chủ thể trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động của các bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ: bao gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ
+ Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Hoạt động của Chính phủ:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
• Ví dụ: Chính phủ ban hành nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
+ Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế xã hội-
• Ví dụ: Chính phủ tiến hành tổ chức triển khai chương trình tiêm vaccine
COVID-19 trên toàn quốc
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
• Ví dụ: Khi có khiếu nại từ người dân về việc thu hồi đất không hợp lý,
Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ hoặc các bộ ngành liên quan tổ chức điều tra, xem xét sự việc
+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính
• Ví dụ: Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế tháo dỡ
các công trình xây dựng trái phép trên đất rừng đặc dụng
+ Tổ chức thực hiện chính sách kinh tế
• Ví dụ: Chính phủ triển khai gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID 19, thông qua việc giảm thuế, cho vay ưu đãi hoặc
-hỗ trợ người lao động mất việc
+ Điều hành hoạt động của các cơ quan hành chính
Trang 11• Ví dụ: Chính phủ điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt trong các bộ, ngành
hoặc ủy ban nhân dân các cấp
+ Tăng cường quản lý trật tự xã hội
• Ví dụ: Chính phủ ban hành các quy định và chỉ đạo lực lượng chức năng
triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong dịp lễ, Tết
*NGOÀI RA CÒN CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG VAI TRÒ KHÁC CỦA CHÍNH PHỦ MỌI NGƯỜI CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM TRONG SÁCH
4 Tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ :
- Tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ:
+ Cơ cấu tổ chức của bộ gồm: Lãnh đạo bộ, thứ trưởng và cấp phó, các đơn vị trực thuộc, các tổ chức thuộc bộ => Giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước: các vụ, thanh tra, văn phòng
- Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ:
+ Các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị bệnh viện, viện nghiên cứu Đây là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành, bộ + Các tổ chức kinh doanh như xí nghiệp, công ty, tổng công ty, đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ không nằm trong cơ cấu hành chính của bộ, là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ sở vật chất phục vụ đời sống hàng ngày của người dân
- Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ:
+ Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ
+ Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ;
+ Quản lý nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực + Quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế, sự nghiệp và hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực
+ Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ
Trang 12+ Trình bày trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri
+ Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí
+ Thực hiện những nhiệm vụ khác khi Thủ tướng ủy nhiệm
…
- Ủy ban nhân dân cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: -
+Khái niệm: UBND là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Vai trò: quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương + Cơ cấu: Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, các ủy viên, các cơ quan chuyên môn
5 Công chức hành chính:
+ Khái niệm: là những công dân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí trong
bộ máy hành chính nhà nước; được sử dụng quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm việc hiện thực hóa các mục tiêu định hướng của đảng cầm quyền
+ Vai trò: ~ Duy trì trật tự, kỷ cương và bảo vệ quyền, lợi ích chính đảng của tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật Công chức “là công bộc của dân”, có trách nhiệm xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
~ Đội ngũ công chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, quản lý nhà nướ c trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Phân loại:
Theo vị trí công tác: Công chức làm việc tại các cơ quan hành chính ở trung ương
(các bộ, cơ quan ngang bộ) hoặc ở địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp)
Theo chức vụ, chức danh: Công chức có thể giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý
(như giám đốc, trưởng phòng) hoặc các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ (như chuyên viên, nhân viên văn thư, hành chính)
Trang 13Theo ngạch công chức: Công chức được phân loại theo ngạch (cấp độ) dựa trên
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, bao gồm:
• Ngạch chuyên viên cao cấp: Công chức có trình độ cao, thường đảm nhận các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao
• Ngạch chuyên viên chính: Công chức có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, thường thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành ở cấp trung
• Ngạch chuyên viên: Công chức có trình độ chuyên môn tốt, đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ quan hành chính nhà nước
• Ngạch cán sự và nhân viên: Công chức làm việc trong các vị trí hành chính đơn giản, hỗ trợ công tác quản lý
- Quyền và nghĩa vụ của công chức hành chính nhà nước
• Quyền lợi:
o Được bảo đảm các quyền lợi về lao động và tiền lương
o Được đào tạo, bồi dưỡng
o Bảo vệ và thực hiện quyền lợi hợp pháp
• Nghĩa vụ:
o Chấp hành pháp luật
o Thực hiện nhiệm vụ được giao
o Giữ gìn đạo đức công vụ
- Quyền lợi và chế độ đãi ngộ của công chức hành chính
• Tiền lương: (lương cơ bản và các khoản phụ cấp (phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm )
• Chế độ bảo hiểm: Công chức được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
• Chế độ nghỉ phép: nghỉ phép năm, nghỉ ốm đau, thai sản, và các trường hợp nghỉ khác theo luật định
• Chế độ đào tạo, bồi dưỡng: Công chức có quyền được cử đi học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý công việc
~ Bên cạnh đó công chức luôn đi liền với trách nhiệm và sẽ xử lí kỉ luật theo quy định của pháp luật
Trang 14=> Như vậy, công chức hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
bộ máy nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động hành chính nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội, cũng như phục
vụ nhu cầu của người dân
1.2.2 Thủ tục hành chính
1.2.2.1 Khái niệm thủ tục hành chính
- Các hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước pháp luật qui định chặt chẽ các thủ thục thực hiện Thủ tục tiến hành các hoạt động của nhà nước thường hiểu là các thức thực hiện một công việc theo qui định của pháp Thông thường, hoạt động của
nhà nước nói chung được chia thành 3 nhóm lớn: hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, hoạt động tư pháp Tương ứng với 3 nhóm hoạt động này là 3 nhóm thủ tục: thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp
• Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật Thủ tục này do chủ thể sử dụng quyền lập pháp tiến hành trong quá trình xây dựng Hiến pháp và pháp luật nhằm tạo ra khung cơ bản, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật
• Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các loại vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động
• Thủ tục hành chính là thủ tục được các chủ thể sử dụng quyền hành pháp tiến hành trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước
+ Nghị định 63/2010/NĐ CP ngày 8/06/2010 và nghị định số 92/2017/NĐ CP Sửa - đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính định nghĩa:”Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền qui định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhan, tổ chức”
-+ Không bao gồm: giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và các thủ tục xử lí vi phạm hành chính, thủ tục thanh tra và các thủ tục hành chính có nội dung bí mật của nhà nước
+Thủ tục hành chính là cách thức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước, theo đó, cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện thẩm quyền, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo qui định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước
Trang 15Có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng tất cả đều có một số đặc điểm chung bao gồm:
1 Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nói cách khác, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý nhà nước:
+ Thủ tục hành chính, cũng như các thủ tục nhà nước khác, không có mục đích tự thân Mỗi thủ tục đều được đặt ra do nhu cầu của bản thân hoạt động quản lý Do vậy, hoạt động quản lý nào sẽ có thủ tục tương ứng phù hợp với nội dung, mục đích của hoạt động quản lý đó
+ Toàn bộ các hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành theo thủ tục hành chính và ngược lại các thủ tục hành chính chỉ để thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước
2 Thủ tục hành chính do qui phạm pháp luật hành chính qui định:
Là nền tảng pháp lý để đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc hành chín, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại
3 Thủ tục hành chính rất đa dạng, linh hoạt:
+ Bản thân quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hết sức phức tạp, da dạng
Sự đa dạng, phức tạp của hoạt động quản lí thể hiện nhiều trên phương diện như chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, lĩnh vực quản lí,… Mỗi phương diện nói trên lại thường xuyên vận động, thay đổi dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau
==>Không thể có một thủ tục hành chính duy nhất để tiến hành tất cả các hoạt động quản lí, mà cần rất nhiều thủ tục mới đảm bảo luôn có cách thức phù hợp cho các hoạt động quản lý cụ thể
1.2.2.2 Chủ thể của thủ tục hành chính
- Chủ thể của thủ tục hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào thủ tục hành chính để thực hiện thẩm quyền hoặc nghĩa vụ của mình
- Các chủ thể của thủ tục hành chính được chia thành 2 nhóm căn cứ vào dấu hiệu
quyền lực khi tham gia thủ tục, bao gồm: chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính