1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn sinh học Đại cương Đề tài sự Đa dạng thực vật

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 8,88 MB

Nội dung

Khái niệm về Đa dạng thực vật: Khái niệm: đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng trong tự nhiên.. Ngành rêu Bryophyta: Ngành rêu l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TIỂU LUẬN MÔN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN MSSV

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 200210021

GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ THÚY

TP H? CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 6

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI TIỂU LUẬN 7

1 Khái niệm về Đa dạng thực vật: 7

2 Đa dạng thực vật được biểu hiện và thể hiện bằng: 7

2.1 Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài: 7

2.2 Đa dạng môi trường sống: 13

2.2.1 Rừng rậm: 13

2.2.2 Sa mạc: 13

2.2.3 Thảo nguyên: 14

2.2.4 Đồng bằng: 15

2.2.5 Đồi núi: 15

2.2.6 Ao hồ: 16

3 Sơ đồ các nhóm giới thực vật 17

4 Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật và biện pháp khắc phục 17 4.1 Nguyên nhân suy giảm 18

4.2 Biện pháp khắc phục: 18

KẾT LUẬN 19

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI TIỂU LUẬN

1 Khái niệm về Đa dạng thực vật:

Khái niệm: đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng trong tự nhiên

2 Đa dạng thực vật được biểu hiện và thể hiện bằng:

Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài

(Nguồn: https://hoc24.vn/images/summary/Untitled_1025.png)

Sự đa dạng của môi trường sống: trên cạn (cây cam, cây xoài,…), dưới nước (cây lúa, cây sen, cây súng,…) đới lạnh (rừng lá kim, rêu địa y,…)

2.1 Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài:

2.1.1 Ngành rêu (Bryophyta):

Ngành rêu là thực vật đa bào, không có mô dẫn, thường sống ở mặt đất, thể hiện rõ ràng sự xen kẽ thế hệ hữu tính và vô tính Thế hệ chính là giao tử thể chiếm phần lớn chu trình sống

Rêu là một thực vật nhỏ làm thành một tấm nhung mỏng ở đất ẩm, chân tường,

vỏ cây,… Rêu gồm một thân thẳng đứng mang lá đơn sơ, thân không có mạch dẫn Dưới thân không có rễ mà chỉ có một số căn trạng

Rêu thường có kích thước từ 0,2-10cm, cây rêu cao nhất có thể lên đến 50cm Rêu không có hoa và không sinh ra hạt, sinh sản nhờ các bào tử Ở các loài thực vật khác, nước và chất dinh dưỡng được dẫn trong các mô dẫn Ở rêu thân, rễ, lá đều là những bộ phận giả Đó chỉ là tập hợp của một khối tế bào duy nhất chưa có sự chuyển hóa rõ về chức năng, thiếu các mô dẫn nước và chất dinh dưỡng chuyên biệt nên chũng lấy nước, chất dinh dưỡng trực tiếp qua tế bào

Trang 4

Rêu cung cấp dưỡng khí nhiều hơn tất cả các cây trên trái đất Cùng diện tích, hiệu quả cung cấp oxy của rêu cao gấp 80 lần Rêu có giới hạn tiếp xúc với ánh sáng (quang hợp) rộng hơn bất kì loài thực vật nào từ trong hang động có ánh sáng yếu ớt tới các đỉnh núi cao sa mạc

Có hơn 12500 loài rêu khác nhau đã được công nhận trên thế giới

Phoenix Moss from Singapore

(Rêu phượng hoàng lửa)

Java Moss Taxiphyllum (Rêu cá đẻ)

Hình 1: Đại diện của ngành rêu

(Nguồn: http://thuysinhdv.blogspot.com/2015/10/mot-so-loai-reu-thong-dung.html )

Rêu có những công dụng hữu ích như: nhồi gối; băng vết thương; làm vật liệu cách nhiệt cũng như trong ứng dụng hấp thụ chất lỏng (do khả năng hấp thụ chất lỏng của rêu có thể tới 20 lần trọng lượng chính của nó); làm thành phần chính của than bùn

để xử lí nước thải chứa kim loại nặng hay sự cố tràn dầu; tạo ra các sản phẩm gia dụng như chiếu, tấm cách điện, niệm… Ngoài ra rêu còn được sử dụng trang trí các vườn hoa cây cảnh,…

2.1.2 Ngành khuyết thực vật hay dương xỉ (Pterophyta):

Đặc điểm: dương xỉ là nhóm thực vật có tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá thật (lá khi còn non thường cuộn lại ở đầu) và có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây, sinh sản bằng bào tử Dương xỉ rất đa dạng, thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng

Dương xỉ có giai đoạn giao tử thể giảm và bào tử thể chiếm ưu thế Cơ quan dinh dưỡng gồm có thân, rễ, lá Đời sống ít phụ thuộc đất ẩm

Ngành phụ thạch tùng: có hệ thống ống dẫn đơn giản và có lá xanh, nhỏ

Trang 5

Ngành phụ mộc tặc: là những dương xỉ có hệ thống ống dẫn đơn giản, thân phân thành giống và có lá hình vây

Ngành phụ Pteropsida có hệ thống ống dẫn phức tạp và lớn, lá dễ phân biệt

Có khoảng 11000 loài dương xỉ

Hình 1.2 Đại diện của ngành dương xỉ

(Nguồn: https://lytuong.net/nganh-duong-xi-pteridophyta-polydiophyta/)

Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng:

Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn

Thân ngầm hình trụ

Rễ thật

Có mạch dẫn

Đặc điểm của cơ quan sinh sản:

Hình 1.3 Các cơ quan sinh sản của cây dương xỉ

Lớp dương xỉ (Polypodiopsida) Lớp tòa sen

(Marattiopsida)

Trang 6

(Nguồn: https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1535683303171_cay_duong_xi.JPG)

Túi bào tử nằm ở phía dưới lá già (mặt dưới của lá)

Sinh sản bằng bào tử

Sự phát triển của dương xỉ:

Dương xỉ trưởng thành => Túi bào tử => Bào tử => Nguyên tản => Dương xỉ con và ngược lại

Công dụng của cây dương xỉ:

Trang trí nhà cửa

Xử lí ô nhiễm và lọc nước sinh hoạt

Chữa các căn bệnh như lang ben bạch biến

Chữa mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới tiểu són do thận hư

Chữa các chứng bệnh về tiêu chảy, giúp cầm máu, trị bong gân Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn Chữa khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp

Chiết xuất dương xỉ vừa có công dụng hoàn hảo giúp chống nắng, chống tia cực tím (UVA,UVB) lại vừa giúp trẻ hóa và dưỡng da trắng mịn từ bên trong

2.1.3 Ngành thực vật có hạt (Spermaphyta):

Thế hệ bào tử chiếm ưu thế hoàn toàn Các hợp tử phát triển trong hạt để được bảo vệ và phát tán Giao tử đực và cái thụ phấn không cần nước Cấu trúc của hoa cũng tiến hóa với các nhân tố gớp phần cho sự thụ phấn như gió, côn trùng và động vật

a Thực vật hạt trần (Gymnospermae):

Cây có hoa, hột không ở trong trái kín vì vậy nên gọi là thực vật hạt trần

(Gymnospermae) Thông, tùng, bách, tuế và phần lớn những cây bụi đơn giản và

thường xanh Không có hoa hay lá noãn chính thức, hạt phát triển trực tiếp ở mặt ngoài của vảy quả

Trang 7

Hình 1.4 Thực vật hạt trần

(Nguồn:

https://vietnamforestry.org.vn/wp-content/uploads/2019/01/cay-hat-tran.jpg)

Đặc điểm cấu tạo của cây hạt trần:

+ Cơ quan sinh dưỡng:

● Thân gỗ, cành có màu nâu xù xì

● Là hình kim, mọc từ 2-3 lá trên 1 cành con ngắn, có vảy nâu bọc ở bên ngoài

● Ít tiến hóa, ít đa dạng

+ Cơ quan sinh sản:

● Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm, màu vàng Nhị (vảy) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn

● Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ, màu nâu Lá noãn (vảy) có 2 noãn Nón chưa có bầu nhụy mà chứa noãn thì không thể coi như 1 bông hoa

● Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên có tên gọi là hạt trần

Chu trình sinh sản của cây hạt trần: cây hạt trần là bị bào tử, chúng tạo ra tiêu bào tử được phát triển thành hạt phấn hoa và đại bào tử giữ lại trong noãn Sau khi thụ phấn thì sẽ tạo ra phôi Cùng với tế bào khác cấu thành nên noãn sẽ phát triển thành hạt, hạt ở thể bào tử ở trạng thái nghỉ

Ứng dụng:

Cho gỗ tốt và thơm: thông đỏ, hoàng đàn

Trang 8

Làm cảnh: bách tán, trắc diệp.

Làm đồ mỹ nghệ: kim giao

b Thực vật hạt kín ( Angiospermae):

Là nhóm chiếm ưu thế của thực vật có mạch Cơ quan sinh sản là hoa Hạt nằm trong bầu kín

Lớp phụ một lá mầm (monocotyledonae): gân lá thường song hành, hoa thường tam phân, số phần của hoa theo bội số của 3 hay 6, mầm một tử diệp Lớp gồm

có hòa thảo, hành tỏi và lan

Lớp phụ hai lá mầm (dicotyledonae): gân lá thường có hình lông chim hay chân vịt, bó mạch trong thân xếp hình vòng, số phần của hoa (lá đài, cánh, nhị và nhụy) thường theo bội số của 2,4 hay 5, mầm hai tử diệp

Hình 1.5 Một số loại quả của thực vật hạt kín

(Nguồn: https://dinhnghia.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/thuc-vat-hat-kin-3.png )

Đặc điểm:

Cơ quan sinh dưỡng: phát triển đa dạng như rễ chùm, rễ cọc, thân kép, thân gỗ, thân thảo, lá kép, lá đơn, và trong thân cây có mạch dẫn hoàn thiện

Cơ quan sinh sản: bao gồm quả, hoa, hạt và hạt được bọc kín ở trong quả Ở hoa là noãn nằm trong bầu, quả và hoa có nhiều hình dáng khác nhau

Môi trường sinh sống đa dạng: thực vật hạt kín có thể sinh sống trên cạn, dưới nước, đồng bằng hoặc cả các vùng đồi núi,

Trang 9

Thực vật hạt kín có cấu tạo lá chống mất nước và có khí khổng giúp cho quá trình trao đổi khí, thoát hơi nước dễ dàng Hệ mạch dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chất nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cây

Thụ phấn đa dạng theo nhiều hình thức: tự phát tán nhờ gió, nước, côn trùng hoặc nhờ con người

2.2 Đa dạng môi trường sống:

2.1.1 Rừng rậm:

Các loài thực vật thường có ở đây như: thông, bạch đàn,

2.1.2 Sa mạc:

Các loài cây thích nghi ở môi trường sa mạc thường là: hoa hồng sa mạc, xương rồng, cây lê gai, cỏ rễ dài,

Hình 1.6 Cây thông (Pinaceae)

Nguồn: https://caydothi.com.vn/? attachment_id=2621

Hình 1.7 Cây bạch đàn (Eucalyptus)

Nguồn: https://khbvptr.vn/wp-

content/uploads/2020/11/cay-bach-dan-22-800x800.jpg

Trang 10

Thảo nguyên:

Môi trưởng thảo nguyên thường thích hợp cho các loại cây, hoa như: cây keo dẹp, hoa tulip, hoa violet,

Hình 1.8 Cây hoa hồng sa mạc (Adenium obesum) Nguồn:https://

media.sciencephoto.com/image/

b6010237/800wm

Hình 1.9 Cây xương rồng

(Cactaceae) Nguồn: https://cdn.pixabay.com/ photo/2020/03/23/01/47/cactus-4959162_960_720.jpg

Hình 2.1 Cây keo dẹp (Leucaena Leucocephala (Lam.) de Wit)

Nguồn: https://

thegioimoitruong.vn/img/2021/04/cay-

dep-keo-dau-tien-phong-giu-dat-va-nuoc-2.jpg

Trang 11

2.1.2 Đồng bằng:

Với địa hình tương đối thấp, nơi đây thích hợp với các loài thực vật như: cây lúa, ngô, khoai,

2.1.3 Đồi núi:

Ở đây thường có các loài thực vật như: sếu, lim xanh,

Hình 2.2 Hoa tulip (Tulipa)

Nguồn: http://file.hstatic.net/ 1000050521/file/pexels-photo-459539_4ffcc53212c345e08c34232b31c

01d64_grande.jpeg

Hình 2.3 Cây lúa (Oryza sativa)

Nguồn: https://

www.eminhatban.vn/img/uploads/ images/Phuong/lua-tro-bong.png

Hình 2.4 Cây ngô (Zea mays)

Nguồn: https://

www.mard.gov.vn/

PublishingImages/Tin%20KHCN/

corn-1.jpg

Trang 12

2.1.4 Ao hồ:

Với điều kiện ở đây, những loài thực vật phổ biến là: súng, sen, bèo,

Hình 2.5 Cây sếu (Celtis sinensis)

lh3.googleusercontent.com/proxy/ W7JR0imF42mOZNZNQUfrb5osVDLlIjok4 DMh_3mVyHnsaOJBqRyfbSoYGmvlihy5B

McQ9qrGzLy6-xJYF7LsdYsvDswcaTfR3Nyg0qRhCrtgUnp

RiHJnTKtRuuFsXpk

Hình 2.6 Cây lim xanh (Erythrophleum fordii)

Nguồn:

https://giongcayanqua.vn/wp-content/upl oads/2017/08/cay-lim-xanh.jpg

Hình 2.7 Cây bông sen (Nelumbo nucifera Gaertn)

Nguồn: https://thuocdantoc.vn/wp- content/uploads/2019/05/cay-hoa-sen-cong-dung-chua-benh-gi-1.jpg

Trang 13

3 Sơ đồ các nhóm giới thực vật

`

Có nón Có hoa, quả

Hình 2.8 Cây bông súng (Nymphaeaceae) Nguồn:https://

cdn.caythuocdangian.com/2019/03/cay-hoa-sung.jpg

Hình 2.9 Cây bèo (Pistia

stratiotes) Nguồn: https:// www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/ vithuocimages/beocai.jpg

Thực vật bậc cao.

Đã có thâ, lá, rễ; sống trên cạn là chủ yếu

Giới thực vật

Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau

Ngành dương xỉ

Ngành hạt trần Ngành hạt kín

Trang 14

4 Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật và biện pháp khắc phục 4.1 Nguyên nhân suy giảm

Yếu tố tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,động đất,…

Tác động của con người : chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép,khí thải của các xí nghiệp

4.2 Biện pháp khắc phục:

Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

Mở rộng các khu vườn sinh học để bảo tồn và phát triển các loại cây quý hiếm Không khai thác rừng trái phép

Không xả rác bừa bãi

Trang 15

KẾT LUẬN

Có thể nói sự đa dạng thực vật là đặc trưng của thiên nhiên Thực vật tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau tạo nên sự đa dạng Chúng đa dạng về số lượng loài,

số lượng cá thể và môi trường sống Nhờ vậy mà thực vật có thể phát triển mạnh trong

hệ sinh thái cân bằng, góp phần làm cho trái đất trở nên xanh hơn Thực vật đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống con người hay thậm chí có tính chất sống còn Thực vật cung cấp cho ta thức ăn, gỗ xây dựng, giấy viết,… Tuy nhiên ngày nay nhiều hoạt động của con người từ vô ý đến cố ý đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học nói chung và sự đa dạng thực vật nói riêng Vì vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ sự đa dạng ấy, bảo vệ “lá phổi xanh” của thế giới để tiến đến một trái đất xanh, sạch, đẹp hơn

I Phụ lục

Nhóm

Lập kế hoạch

Hiệu quả công

việc

Làm việc nhóm :

Trang 16

Đánh giá cá nhân trong làm việc nhóm

Phân công về làm tiểu luận của từng cá nhân

1

2

Trang 17

4

5

6

7

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w