1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn cơ sở xã hội đề tài bước đầu tìm hiểu vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm

37 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước đầu tìm hiểu vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm
Tác giả Trần Minh Giang
Người hướng dẫn Trần Thị Hà Giang
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Cơ sở tự nhiên và xã hội
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,58 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (8)
    • 1.1. Vai trò của văn hoá ứng xử trong môi trường sư phạm (8)
    • 1.2. Xuất phát từ yêu cầu trong giáo dục văn hoá ứng xử, xây dựng trường học thân thiện, lành mạnh của Chính phủ (8)
    • 1.3. Xuất phát từ định hướng, mục tiêu của giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh đề ra (9)
    • 1.4. Thực tiễn quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học hiện nay. 9 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (9)
  • 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU (10)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 3.2. Khách thể nghiên cứu (10)
  • 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU (10)
  • 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC (11)
  • 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
  • 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI (11)
    • 7.1. Về mặt lý luận (11)
    • 7.2. Về mặt thực tiễn (11)
  • 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI (11)
  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (12)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (12)
      • 1.1.1. Khái niệm giao tiếp (12)
      • 1.1.2. Khái niệm văn hoá (13)
        • 1.1.2.2. Khái niệm văn hoá ứng xử (13)
        • 1.1.2.3. Khái niệm văn hoá ứng xử học đường (14)
      • 1.1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học (15)
        • 1.1.3.1. Đặc điểm của các quá trình nhận thức (15)
        • 1.1.3.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học (18)
      • 1.1.4. Ý nghĩa của giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm (22)
    • 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (24)
      • 1.2.1. Thực trạng văn hoá ứng xử giữa học sinh với giáo viên ở trường tiểu học hiện nay (24)
      • 1.2.2. Thực trạng văn hoá ứng xử giữa học sinh với học sinh (25)
  • CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM (28)
    • 2.1. THỰC HIỆN QUY ĐỊNH QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH (28)
    • 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, RÀ SOÁT VĂN HOÁ ỨNG XỬ (30)
    • 2.3. THÁI ĐỘ TRUNG THỰC, SẴN SÀNG CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ (32)
    • 2.4. ĐỔI MỚI, LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC (33)
  • Tài liệu tham khảo (37)

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu cai trò của nhàtrường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sưphạm” là kết quả của quá trì

ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm

Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các tri thức khoa học (lý luận, phương pháp, ) có liên quan đến đề tài để đề ra vai trò của nhà trường

Tìm hiểu thực trạng văn hoá ứng xử của học sinh tiểu học hiện nay

Xác định vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học

GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu đề xuất được những vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học thì sẽ rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách cho học sinh, nâng cao chất lượng, môi trường giáo dục.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành phương pháp nghiên cứu mà đề tài đề ra, em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý luận

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm Đưa ra những vai trò của nhà trường trong giáo dục ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm.

Về mặt thực tiễn

Giúp ngành giáo dục cải thiện tình trạng đã và đang còn tồn tại một cách tiêu cực trong các nhà trường hiện nay, tạo ra môi trường học đường lành mạnh, an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài gồm 37 trang được cấu trúc thành 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung được triển khai gồm 2 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương II: Vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giao tiếp vốn là một nhu cầu cơ bản của con người, là hoạt động vô cùng quan trọng, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày Hiện nay, định nghĩa về thuật ngữ giao tiếp, có rất nhiều nhà khoa học đưa ra nhiều khái niệm, quan điểm, và cách tiếp cận khác nhau Với B.D.Parughin, theo tác giả, “ Giao tiếp là quá trình phức tạp và nhiều mặt, nó đồng thời cũng có thể bộc lộ vừa như là quá trình tác động của cá nhân, vừa như là một quá trình thông tin, như là những quan hệ của con người với nhau, như là quá trình ảnh hưởng qua lại của người này đến người kia của họ.”[6]

Còn với tác giả Nguyễn Quang Uẩn, với ông, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau, hay nói cách khác giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác.[7] Ở một cách tiếp cận khác, PGS Trần Trọng Thuỷ thông qua cuốn Nhập môn khoa học giao tiếp đã định nghĩa về giao tiếp như sau: “ Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định, có ý thức hay không có ý thức và trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.”[1]

Kết luận lại, dù có nhiều các quan điểm, cách tiếp cận đa chiều về thuật ngữ này, nhưng tựu chung “ Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó để bày tỏ quan điểm, ý kiến, trao đổi thông tin, cảm xúc, tư tưởng với đối phương,… bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ và nhằm thực hiện những mục đích nhất định

Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rất rộng, thậm chí còn đây còn là một lĩnh vực riêng, là đối tượng nghiên cứu trung tâm của một ngành khoa học đọc lập – Văn hoá học Do đó, giải thích về nghĩa của “ văn hoá”, có vô vàn những quan điểm, ý kiến đa chiều.

Người đưa ra định nghĩa đầu tiên về thuật ngữ này – Edward Burnett Tylor, nhà nhân chủng học người Anh: Văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và một số thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội.[2]

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng có quan điểm như sau về khái niệm

“ văn hoá”: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”

Nói tóm lại, Văn hoá là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hoá không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin, trích định nghĩa của UNESCO định nghĩa về văn hoá.[8]

1.1.2.2 Khái niệm văn hoá ứng xử

Tác giả Vũ Dũng đưa ra quan điểm về văn hoá ứng xử như sau “ Văn hoá ứng xử là hệ thống tin tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ,hành động, nếp sống, tâm sinh lý trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hoá, xã hội hoá, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đặc trưng bản sắc của văn hoá dân tộc, một quốc gia được cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo.”[9]

Như vậy, nói một cách khái quát, văn hoá ứng xử có thể được hiểu là hệ thống những giá trị chuẩn mực về cách ứng xử, thái độ, hành vi giữa con người với con người trong giao tiếp đời sống hàng ngày, giữa con người với thiên nhiên và cả giữa con người với môi trường nhân văn xung quanh con người

1.1.2.3 Khái niệm văn hoá ứng xử học đường

Bên cạnh giáo dục, hình thành kiến thức cho học sinh, việc rèn luyện nề nếp, ý thức, đạo đức cũng là một nội dung vô cùng quan trọng và cần thiết tại các trường phổ thông, nhất là văn hoá ứng xử học đường

Văn hoá ứng xử học đường có một vị trí vô cùng đặc biệt, cần thiết trong việc góp phần tạo nên một môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy học và giáo dục.

Khi định nghĩa về thuật ngữ “ Văn hoá ứng xử học đường”, trong bài nghiên cứu về văn hoá ứng xử học đường và giáo dục văn hoá ứng xử học đường, hai tác giả Nguyễn Dục Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà đã đưa ra khái niệm: Văn hoá ứng xử học đường được hiểu là các chuẩn mực mang tính đạo đức, thẩm mĩ, chi phối hành vi ứng xử của con người trong môi trường học đường được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động, … trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể Ngoài ra, hai tác giả còn cho rằng văn hoá ứng xử học đường được cụ thể hoá qua các biểu hiện ứng xử với đồ vật, cảnh quan trong nhà trường, qua sự tương tác người - người; Lãnh đạo nhà trường – Giáo viên; Cán bộ trường học; GV – GV; GV – HS; GV – Cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác, HS – HS Trong bài tiểu luận này, chủ thể chính của văn hoá ứng xử học đường là học sinh với các lực lượng giáo dục, HS – HS.[3]

Từ định nghĩa về văn hoá, văn hoá ứng xử và quan điểm của hai tác giả NguyễnDục Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà, văn hoá ứng xử học đường có thể hiểu một cách đơn giản là hệ thống những giá trị, chuẩn mực được tích luỹ qua sự phát triển của nhà trường Những giá trị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ, hành vi, cách ứng xử của mỗi cá nhân, từ đó tạo nên một môi trường giáo dục phù hợp, chuẩn mực về đạo đức đồng thời cũng mang đến bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm

1.1.3 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học

1.1.3.1 Đặc điểm của các quá trình nhận thức

1.1.3.1.1 Đặc điểm tri giác Ở lứa tuổi tiểu học, tri giác của trẻ mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ định

Với học sinh đầu tiểu học, khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc còn kém, chưa phân biệt đối tượng một cách chính xác, dễ nhầm lẫn bởi các em mới chỉ thường thâu tóm sự vật một cách toàn bộ, đại thể để tri giác Tri giác của cá em thường gắn với những hành động và hoạt động thực tiễn.

Thế nhưng, càng lớn dần, nhất là đối với học sinh lớp 4 và 5, tri giác của cá em bắt đầu mang tính xúc cảm, các em thích những sự vật đối tượng mang màu sắc hấp dẫn, rực rỡ; mang tính mục đích, phương hướng rõ ràng – tri giác chủ đích Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết lập thời gian biểu cho bản thân, phụ ch mẹ làm việc nhà, biết chiến lược để làm bài ( bài dễ làm trước, bài khó làm sau),…

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Văn hoá luôn gắn liền với giáo dục và giáo dục thì cũng không bao giờ bị tách rời khỏi văn hoá Chúng luôn song hành với nhau Xã hội muốn tồn tại, phát triển lâu dài và bền vững thì phải duy trì, bảo tồn và phát triển giáo dục và văn hoá Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nền kinh tế, chính trị của đất nước ta ngày càng phát triển hưng thịnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nhân dân cũng được cải thiện một cách rõ rệt Cũng như bao ngành nghề khác, ngành giáo dục cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể về cả quy mô lẫn chất lượng giáo dục Nền kinh tế, văn học, khoa học càng trở nên phát triển, học sinh sinh viên nói chung và học sinh tiểu học nói riêng có nhiều điều kiện, cơ hội được tiếp cận với các mô hình học tập hiện đại, các công nghệ, thiết bị, máy móc tân tiến, nhiều kênh thông tin cả trong và ngoài nước, đạt được những kết quả, thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, đi cùng với sự hiện đại, phát triển, đổi thay đó, trong những năm gần đây, môi trường giáo dục đang phải đối diện với nhiều biểu hiện lệch chuẩn về mặt đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của học sinh Ngày nay, không giống như các thế hệ trước, học sinh tiểu học được phụ huynh, xã hội tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ sớm được tiếp xúc với mạng xã hội, với thế giới bên ngoài Vì vậy, vốn kiến thức của trẻ được mở rộng, dễ dàng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, có tinh thần học hỏi Ngoài ra, chương trình giáo dục được cải thiện và đổi mới, chú trọng vào phát triển năng lực, thực hành nhiều hơn lý thuyết, do đó mà khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao Nhiều học sinh có thái độ kính thầy, mến bạn, cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập Song, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số học sinh ứng xử thiếu văn hoá, kém hiểu biết, gây ảnh hưởng tới tinh thần và môi trường giáo dục tốt đẹp trong trường học

1.2.1 Thực trạng văn hoá ứng xử giữa học sinh với giáo viên ở trường tiểu học hiện nay

Nhìn chung so với học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, ở lứa tuổi tiểu học, trẻ có thái độ ngoan ngoãn, lễ phép, cư xử đúng mực hoặc thậm chí thân thiết,quý mến với thầy cô giáo Các em biết chủ động chào hỏi khi gặp thầy cô, hay khi cần nêu lên ý kiến, quan điểm, trẻ sẽ giơ tay, xin phép trước khi nói, hay khi gặp bất cứ vấn đề gì, các em sẽ thông báo với người giáo viên, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 Thế nhưng,

“căn bệnh” nói leo, làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học ở độ tuổi này diễn ra rất phổ biến và thường xuyên Mặc dù đã có sự nhắc nhở, răn đe của giáo viên, thế nhưng do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, quá trình hưng phấn còn mạnh hơn ức chế, ý chí và các phẩm chất của ý chí còn chưa có khả năng điều khiển và điều chỉnh những cảm xúc, nên hiện trạng ấy vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, gây khó khăn trong việc quản lí và giảng dạy của giáo viên

“ Nói trống không” là căn bệnh cũng khá phổ biến ở học sinh, nhất là lứa tuổi tiểu học Khi nói, trả lời câu hỏi của giáo viên, các em thường hay bỏ quên chủ ngữ Vấn đề này có lẽ là do tâm lý sợ các bạn khác tranh trả lời đáp án, hoặc cũng có thể do thói quen hàng ngày ở nhà, bố mẹ không nhắc nhở, hoặc cũng có thể do vô tình Về lâu về dài sẽ tạo thành một thói quen xấu, khó bỏ, gây mất thiện cảm trong giao tiếp

1.2.2 Thực trạng văn hoá ứng xử giữa học sinh với học sinh

Trong môi trường sư phạm, ngoài văn hoá ứng xử với giáo viên, văn hoá giao tiếp, ứng xử giữa học sinh với học sinh là chủ đề vô cùng quan trọng và cần được ưu tiên Ở học sinh tiểu học có rất nhiều đặc trưng tốt trong tính cách của trẻ: chân thật, ngây thơ, hồn nhiên, lòng vị tha, … vì thế tình bạn của chúng vô cùng trong sáng, đáng yêu, không tính toán, không thù hằn, có sự đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau Song, ở lứa tuổi này vẫn còn tồn tại một số những biểu hiện văn hoá ứng xử thiếu chuẩn mực, đi ngược lại với quy chuẩn của xã hội, với thuần phong mỹ tục của dân tộc Ở các lớp từ lớp 2 trở lên, vấn đề bạo lực học đường đã và đang xảy ra và có xu hướng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Giữa các bạn nam hiện tượng đánh nhau, dùng nắm đấm, bạo lực để giải quyết vấn đề dễ xảy ra Trong khi đó, ở các bạn nữ tình trạng nói xấu, chia bè phái vẫn còn tiếp diễn, thậm chí có xu hướng gia tăng Theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, tính từ đầu năm học 2022 – 2023, trên cả nước đã xảy ra 27 vụ việc về bạo lực học đường liên quan đến 108 người, trong đó Tiểu học xuất hiện 3 vụ việc, liên quan tới 17 người Ngoài ra, thói quen nói tục chửi bậy, giơ ngón tay thối, xưng hô không đúng mực giữa bạn bè “ mày – tao”, sử dụng những ngôn ngữ lóng của giới trẻ cũng là một thực trạng phổ biến, nhất là hay xảy ra từ lớp 3 trở lên.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này xuất phát từ sự nóng nảy, ý chí của trẻ chưa kiềm chế được, hay do tính cạnh tranh, sự đố kỵ, từ sự bắt chước các hành động trên Internet, sự quản lí lỏng lẻo từ các lực lượng giáo dục và phụ huynh, … Ngày nay, dưới sự phát triển, mở rộng của mạng lưới Internet, trẻ em đã sớm được tiếp xúc với mạng xã hội, những kênh thông tin từ rất sớm Bên cạnh những lợi ích là mang lại những kiến thức mới mẻ, sâu rộng, giúp con người nhanh chóng cập nhật tin tức, bắt kịp với xu hướng xã hội, mở rộng các ngành nghề mới, tạo ra các sản phẩm khoa học phục vụ cho đời sống con người, thì bên cạnh đó sự xuất hiện của mạng xã hội cũng mang theo nhiều tác hại, đặc biệt là với giới trẻ Như đã phân tích ở trên, tính bắt chước là một đặc điểm nổi bật ở tâm lí của trẻ tiểu học Nếu như phụ huynh không có sự kiểm soát chặt chẽ những nguồn thông tin mà con mình tiếp cận, trẻ rất dễ bắt chước những hành động, thói quen xấu, độc hại, ảnh hưởng đến nhân cách, hành vi, thái độ ứng xử của các em Ngoài ra, có đôi khi chính những vị phụ huynh, người lớn xung quanh lại nhỡ lời, chẳng may có những lời nói, hành động không hay, không đúng trước mặt con trẻ, chúng cũng sẽ dễ dàng bắt chước theo Áp lực học tập là một vấn đề mà bất cứ học sinh nào cũng phải trải qua trong thời gian đi học Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên nước ta đang phải đối mặt với áp lực học tập Tình trạng này phổ biến nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 Còn đối với lứa tuổi tiểu học, học sinh ít gặp phải tình trạng này hơn, song không có nghĩa là không xảy ra Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn giữ tư tưởng nặng thành tích, họ yêu cầu đứa trẻ phải luôn luôn đạt được điểm cao, thành tích, thứ hạng cao trong các kì thi, cuộc thi, mà không hề quan tâm tới cảm xúc của chúng Ngoài ra, một phần cũng do tính cách của học sinh tiểu học trong giai đoạn phát triển, dậy thì, khiến cho trẻ trở nên nhạy cảm, dễ cảm thấy tủi thân, so sánh mình với người khác, thấy ghen ghét với ai đó khi họ hơn mình,muốn sở hữu mọi thứ,… Lâu dần, dưới áp lực, thói quen, suy nghĩ đó, trẻ sinh ra tính cạnh tranh, sự ích kỷ, đố kỵ, hẹp hòi, tham lam với bạn bè, với mọi người xung quanh, luôn cho mình phải giỏi hơn, thành công các bạn, không ai được phép vượt bản thân mình Nếu không có những giải pháp, sự can thiệp kịp thời từ cha mẹ, từ thầy cô, từ người lớn trẻ rất khó để nhận ra lỗi sai của mình, ngày càng trở nên bành trướng, có xu hướng đi bắt nạt, bạo lực học đường, gây ra những hậu quả khó có thể lường trước được Tình trạng miệt thị những bạn học có khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tâm lý xảy ra vô cùng nhiều tại các nhà trường hoà nhập trong cả nước, chủ yếu là ở cấp 1 và cấp 2 Trẻ ở lứa tuổi tiểu học đã bắt đầu có nhận thức, có sự quan sát mọi thứ xung quanh, có sự phân biệt, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày, Nhưng sự phân biệt, nhận xét, đánh giá đó vẫn còn mang tính chủ quan, chưa có sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc Vì thế, khi nhìn thấy bạn bị khiếm khuyết bộ phận trên cơ thể, bạn bị mắc bệnh bẩm sinh mà được biểu hiện qua bên ngoài, do chưa hiểu nguyên nhân gây ra những khiếm khuyết đó, chưa có kiến thức đủ sâu, chưa có sự đồng cảm, các em hay có những hành vi, thái độ, lời nói miệt thị, xa lánh, trêu chọc, gây tổn thương những bạn đó

Trong chương 1, tác giả đã đi làm rõ những thuật ngữ liên quan “giao tiếp”, “văn hoá”, “ văn hoá ứng xử”, “ văn hoá ứng xử học đường” Cùng với đó, tác giả phân tích, đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, làm rõ ý nghĩa của giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm Bên cạnh đó, chỉ ra những thực trạng của vấn đề này trong xã hội ngày nay cũng sẽ là tiền đề cho chương tiếp theo.

VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Để tạo nên một môi trường sư phạm lành mạnh, tốt đẹp, an toàn, ngoài sự chú trọng đầu tư tới chất lượng giáo dục, rèn luyện, giáo dục văn hoá ứng xử cũng là một trong những vấn đề mà các nhà trường đã và đang rất quan tâm

Nhằm điều chỉnh cách ứng xử của học sinh trong môi trường sư phạm theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với văn hoá của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục đồng thời đảm bảo một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục, trong Thông tư 06/2019/TT – BGDĐT [5], Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra những nội dung quy tắc ứng xử trong trường học cho học sinh như sau:

Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của người học

Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác

Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục

Không sử dụng trang phục gây phản cảm

Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật, không tham gia tệ nạn xã hội

Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường đi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục

Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe doạ, bạo lực với người khác

Không làm tổn hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định Không bịa đặt thông tin, không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gấy mất đoàn kết, không bịa đặt, lôi kéo, không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác Ứng xử với cha mẹ và người thân: kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: tôn trọng, lễ phép

Nhiệm vụ của các nhà trường, các cơ sở giáo dục là phải chủ động, tự giác, tích cực triển khai các quy định trên, thực hiện một cách nghiêm túc, chuẩn mực, không dung túng cho bất kì một cá nhân nào.

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, RÀ SOÁT VĂN HOÁ ỨNG XỬ

Bên cạnh sự phát triển, đi lên, sự đổi mới trong nền giáo dục được nhiều người ủng hộ, môi trường sư phạm hiện nay cũng đang phải đối mặt với những lời phàn nàn bởi những ứng xử không đẹp, thiếu chuẩn mức, đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội, với quy định ban hành bởi Bộ giáo dục

Các thông tin, hình ảnh như học sinh không tôn trọng giáo viên, bạo lực học đường, học sinh trong trường miệt thị lẫn nhau, … xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến hình ảnh giáo dục Việt Nam ngày càng trở nên tiêu cực trong mắt người dân cả nước nói riêng, với bạn bè quốc tế nói chung

Mặc dù đã có quy định, thông tư riêng của Bộ cho vấn đề này, các cơ sở giáo dục cũng có nội dung, quy tắc riêng dành cho học sinh của mình nhưng vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết triệt để, dứt khoát, mang lại nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh , đến chất lượng giáo dục của nước nhà Nguyên nhân của những hiện tượng đó được cho là nội dung, quy tắc đó vẫn còn sơ sài, giáo điều, thiếu cụ thể, thiếu sự quản lý chặt chẽ nên không phát huy được hết tác dụng

Thường các trường học, các lực lượng thường dành nhiều thời gian, quá chú tâm tới việc học của học sinh mà bỏ quên hoặc xử lý, quản lý một cách lỏng lẻo trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh Nhiều thầy cô vẫn cho rằng trẻ tiểu học còn bé, những việc trêu trọc, nô đùa với bạn bè là chuyện bình thường, không có gì đáng lo ngại Thậm chí có một vài trường hợp khi có học sinh tố giác về một vấn đề nào đó , giáo viên thờ ơ, cho qua dễ dàng, không giải quyết tận gốc, khiến cho sự việc đó ngày càng khó kiểm soát, gây ra hậu quả nghiêm trọng

Chính những thói quen, thái độ, sự quản lý kém cỏi, thiếu hiệu quả như vậy đã đặt ra một nhiệm vụ, yêu cầu cho các nhà trường nói chung, không chỉ dừng lại ở cấp tiểu học, phải có sự kiểm tra, đánh giá, rà soát thường xuyên, định kỳ trong giáo dục văn hoá ứng xử của học sinh

Nhằm giảm tải công việc cho giáo viên, rèn tính tự giác, chủ động trong rèn luyện đạo đức cho học sinh, nhà trường có thể xây dựng một tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên kiểm tra, đánh giá nề nếp, nội quy của học sinh chẳng hạn thông qua cờ đỏ, tổng phụ trách nhà trường, … Như thế, ban lãnh đạo, thầy cô giáo chủ nhiệm sẽ có thể nắm rõ tình hình trong từng buổi, từng ngày, biết được những yếu điểm, sai sót, những hành vi vi phạm của lớp một cách cụ thể, chi tiết Từ đó, họ sẽ có những giải pháp, cách xử lý kịp thời, phù hợp với tính cách, đặc điểm tâm lý của học sinh

Giáo viên không chỉ là người dạy chữ cho học sinh của mình mà họ còn là tấm gương, là mẫu hình về chuẩn mực tác phong, đạo đức cho các thế hệ học trò học tập và noi theo Mang trên mình những trách nhiệm cao cả như vậy, thế nhưng, trong môi trường mô phạm hiện nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh, đọc những thông tin, bài báo tiêu cực về thái độ, hành vi, cách cư xử của người giáo viên với học sinh như giáo viên miệt thị học sinh khuyết tật hay giáo viên đối xử không công bằng với học sinh trong lớp hoặc giáo viên xúc phạm học sinh, …Có nhiều nguyên do để dẫn đến những sự việc này, đó có thể là do áp lực công việc, do thói quen hàng ngày, do lòng tham của bản thân, do sự quản lý không chặt chẽ của nhà trường Nhưng dù cho bất kể đó là lý do nào thì khi đã vào môi trường giáo dục, trở thành người thầy, người dạy chữ, người rèn đạo đức, nhân cách cho học sinh, người giáo viên phải có ý thức, trách nhiệm là một người mẫu mực, có cách cư xử, thái độ, lời nói, hành vi đúng đắn với người học và cả mọi người xung quanh, có sự bao dung, yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, công tư phân minh, luôn tư vấn, động viên, khích lệ học trò, không xúc phạm, không gây khó dễ, không thờ ơ, né tránh hoặc bao che cho các hành vi vi phạm Nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực và củng cố, xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, nhà trường, các ban ngành thuộc bộ giáo dục thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn về tâm lý học cho cán bộ quản lý, giáo viên; xây dựng bộ quy định về tác phong, cách ứng xử của người dạy học.

THÁI ĐỘ TRUNG THỰC, SẴN SÀNG CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ

Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định rằng văn hoá ứng xử trong môi trường sư phạm vô cùng quan trọng trong rèn luyện nhân cách và giáo dục lớp trẻ phát triển một cách toàn diện đức – trí - thể - mĩ Góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hoá ứng xử học đường, Bộ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp, nhiều văn bản đã được ban hành, yêu cầu 100% các cơ sở giáo dục trên toàn quốc triển khai và thực hiện

Dưới sự chỉ đạo, thúc ép của Bộ, hiện nay, công tác giáo dục văn hoá học đường cho học sinh tại các trường đang được thực hiện tương đối tốt, đạt được những thành tích đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn để xảy ra tình trạng nhà trường thiếu tính trung thực, vô trách nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh

Hiện tượng học sinh bắt nạt, bạo lực, miệt thị, đấu đá lẫn nhau không phải là hiếm gặp, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ thành thị tới nông thôn, thậm chí cả vùng sâu, vùng xa Thế nhưng, thay vì thừa nhận sự việc, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, với phụ huynh, với các bên liên quan để giải quyết triệt để mầm mống của vấn đề, nhiều nhà trường lựa chọn giấu giếm, thờ ơ, cho qua vấn đề Dẫu biết rằng sự việc đó có thể ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhà trường, gây hoang mang cho dư luận, nhưng thái độ làm việc vô trách nhiệm như thế chỉ càng tăng thêm sự phẫn nộ, chỉ trích từ bên ngoài, khiến cho nạn nhân cảm thấy ấm ức, bị ảnh hưởng tâm lý, gây mất thiện cảm với người học và phụ huynh

Trường học dạy học sinh cách làm người, dạy trẻ phải biết nói đúng sự thật, phải có sự trung thực, có trách nhiệm với những việc mình gây ra, với trường lớp, nhưng chính những nhà giáo dục đó lại có thái độ đi ngược lại với những gì đã truyền đạt Liệu rằng họ có xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo, quản lý, là một nhà giáo dục mang đến kiến thức, giáo dục nhân cách cho con trẻ nữa không?

Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà trường là phải có sự trung thức, có trcah snhieemj trong quản lý, giáo dục văn hoá ứng xử học sinh, khi có bất kì một sự việc gì xảy ra, nhà trường phải nhanh chóng nắm bắt, tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, phối hợp với các cơ quan , tổ chức, các bên liên quan để xử lý, giải quyết vấn đề, lấy đó làm gương, bài học để răn đe, giáo dục những học sinh khác trong nhà trường.

ĐỔI MỚI, LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Việt Nam đã và đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Do đó mà vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất cần được quan tâm Sự quan tâm ở đây không chỉ dừng lại về mặt chuyên môn, năng lcuwj mà còn đánh giá qua nhân cách, qua thái độ, hành vi ứng xử

Trong giáo dục nói chung, văn hoá ứng xử nói riêng, mỗi một đứa trẻ sẽ có những tính cách, đặc điểm tâm lý, cá tính riêng biệt, có những mức độ tiếp thu, nhận thức chênh lệch Hơn nữa, chúng còn sống ở các môi trường sống khác nhau, mỗi gia đình lại có những quy tắc, có những cách dạy con đặc trưng Trong khi đó, tại nhà trường, trẻ bước vào một cuộc sống, môi trường tập thể, có những quy tắc, quy định riêng, chặt chẽ, nghiêm khắc, kỷ luật Nếu như áp dụng một khuôn khổ, một cách thức giáo dục hà khắc, không có sự linh hoạt, phù hợp với tính cách, với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, thì việc giáo dục văn hoá ứng xử càng trở nên khó khăn, không đạt được hiệu quả cao Trẻ con càng gò bó, càng ép chúng quá mức thì chúng sẽ càng tìm cách chống đối, không nghe lời, không chịu hợp tác

Với cấp tiểu học, việc giáo dục văn hoá ứng xử chủ yếu được thực hiện qua tổ chức các hoạt động, sự tương tác với thầy cô, bạn bè, với mọi người xung quanh, trải nghiệm thực tế, vận dụng giải quyết các tình huống có vấn đề, tình huống trong thực tiễn.

Do đó, các phương pháp được sử dụng chủ yếu: phương pháp nêu gương, phương pháp thảo luận, phương pháp tập luyện, phương pháp đàm thoại, phương pháp kể chuyện,phương pháp giảng giải, phương pháp rèn luyện, phương pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng Điều quan trọng nhất đó là người giáo viên, nhà trường phải nắm rõ được tình hình tính cách, đặc điểm tâm lý chung của các học sinh trong trường, những điểm mạnh điểm yếu để xây dựng kế hoạch, nội duy phù hợp dựa trên những quy định của bộ giáo dục, chuẩn mực của xã hội, nhưng cũng mang đặc trung văn hoá, phong tục của địa phương và lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp trong quá trình rèn luyện Kế hoạch đó không nhất thiết phải dùng một phương pháp duy nhất, tuỳ vào từng đối trượng học sinh, giáo viên sẽ linh hoạt, chủ động thay đổi, tích hợp giữa các phương pháp khác nhau trong bài giảng, trong quá trình rèn luyện nhằm giúp cho học sinh hiểu ra được vấn đề, thay đổi thói quen, thực hiện nghiêm túc những nội quy, nề nếp của nhà trường, pháp luật

Chương II là những vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường giáo dục sư phạm Quản lý, giáo dục ứng xử văn hoá nói riêng,giáo dục nhân cách nói chung luôn có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục học sinh Dẫu vậy, một số trường vẫn có thái độ thờ ơ, xem nhẹ, công tác quản lý lỏng lẻo trước vấn đề này, mang lại những hậu quả tiêu cực tới chất lượng giáo dục, uy tín của trường và của cả ngành Vì vậy, trong chương II, tôi muốn nhấn mạnh lại những trách nhiệm, vai trò của nhà trường để từ đó có sự thay đổi, rút kinh nghiệm sâu sắc

Văn hoá ứng xử trong môi trường sư phạm là yếu tố nền tảng góp phần hình thành, định hình và phát triển nhân cách con người, là một phần không thể thiếu trong quá trình học sinh tiểu học nói riêng, học sinh các cấp nói chung Văn hoá ứng xử ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh tại các cơ sở giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển và lớn lên, đến tâm lý của trẻ rất nhiều Do đó đây là lĩnh vực cần được các ban ngành toàn thể, các quản lý, cùng với nhà trường và phụ huynh quan tâm, quản lý chặt chẽ, nghiêm túc Bên cạnh những mặt tốt trong văn hoá ứng xử của học sinh Việt Nam, song mặt tiêu cực đã lấn át hết mặt tích cực Rất dễ dàng nhận ra rằng, hiện nay, thái độ, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, thiếu đạo đức của học sinh với giáo viên, với bạn bè vẫn còn tồn tại rất nhiều trong môi trường học đường Hàng ngày, hàng giờ vẫn còn xuất hiện hàng loạt những hình ảnh, thông tin liên quan đến bạo lực học đường, bắt nạt, đánh nhau, … trên các trang mạng thông tin đại chúng Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, dạy những con chữ cho học sinh mà còn rèn luyện đạo đức, dạy trẻ cách làm người Ấy vậy nhưng lĩnh vực này dường như đã bị một số trường học, các lực lượng giáo dục xem nhẹ, thờ ơ, không coi trọng, không quản lý chặt chẽ, thực hiện một cách nghiêm túc để rồi mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng, xôn xao trong dư luận

Do đó, thông qua bài tiểu luận “ Bước đầu tìm hiểu về vai trò của nhà trường trong giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tiểu học trong môi trường sư phạm” , bản thân em muốn chỉ ra những mặt tiêu cực, hạn chế vẫn còn tồn tại trong văn hoá ứng xử học đường tại các nhà trường tiểu học hiện nay, đồng thời nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong giáo dục, quản lý lĩnh vực này Văn hoá ứng xử học đường là tấm gương phản chiếu về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, về thái độ, cách quản lý, bản sắc đặc trưng của cơ sở giáo dục, là một hạng mục để đánh giá năng lực của thầy và trò Vai trò của văn hoá ứng xử cũng ảnh hưởng rất lớn tời quá trình học tập, quá trình phát triển nhân cách của học sinh, liệu rằng, sau này đất nước có những nhân tài vừa có tài, vừa có đức hay không? Vì thế, các lực lượng giáo dục, các nhà trường, cơ sở giáo dục trên toàn quốc hãy chú trọng tới vấn đề này, có sự quản lý chặt chẽ, nghiêm túc, thái độ trung thực, cố gắng cải thiện những điểm yếu, phát triển những tiềm năng của học sinh để tạo ra môi trường học tập lành mạnh, toàn diện, an toàn và thân thiện, xây dựng một quốc gia giàu có, thịnh vượng và tốt đẹp.

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Trọng Thuỷ - Nguyễn Sinh Huy, (1996), Nhập môn kĩ năng giao tiếp , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn kĩ năng giao tiếp
Tác giả: Trần Trọng Thuỷ - Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1996
3. Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Ngọc Hà, (2018), “Nghiên cứu về văn hoá ứng xử học đường và giáo dục văn hoá ứng xử học đường”, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam , số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Ngọc Hà, (2018), “Nghiên cứu về văn hoá ứng xử họcđường và giáo dục văn hoá ứng xử học đường”, "Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Ngọc Hà
Năm: 2018
4. Bùi Văn Huệ, (2015), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi tiểu học , NXB Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học lứa tuổi tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2015
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ( 2019), Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, Thông tư số 06/2019/ TT – BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầmnon, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
6. B.D.Parughin, (1971), Những cơ sở lí thuyết tâm lý - xã hội, trang 178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B.D.Parughin, (1971)
Tác giả: B.D.Parughin
Năm: 1971
7. Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Văn Luỹ - Đinh Văn Vang, (2007), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý họcđại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Văn Luỹ - Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2007
8. UNESCO, (2009), Khung thống kê văn hoá UNESCO 2009 (FCS), Viện thống kê UNESCO, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khung thống kê văn hoá UNESCO 2009 (FCS)
Tác giả: UNESCO
Năm: 2009
9. Phạm Vũ Dũng, (1996), Văn hoá giao tiếp , NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá giao tiếp
Tác giả: Phạm Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1996
10. Võ Sỹ Lợi (8/2014), Giáo trình Tâm lí học II , Trường Đại học Đà Lạt, Đà Lạt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học II
2. Edward Burnett Tylor, (1871), Công trình Văn hoá nguyên thuỷ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w