1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chuyên Đề học phần pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện hành chính Đề tài chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hành Chính
Tác giả Nguyễn Văn Trường, Trương Phạm Công Vương
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
Chuyên ngành Kinh Tế - Luật
Thể loại Báo Cáo Chuyên Đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 1.1 Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Theo nghĩa rộng, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là khoảng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI: CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Trường TRƯƠNG PHẠM CÔNG VƯƠNG

MSSV: 21018034 Lớp: Luật K46

Vĩnh Long, tháng 3 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



Vĩnh Long, ngày tháng năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Mục Lục

Trang 3

1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 1

1.1 Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 1

1.2 Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 2

1.3 Mục đích của giai đoạn chuẩn bị xét xử 2

2 Những công việc chính tòa án cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 2

2.1 Phân công thẩm phán giải quyết vụ án 2

2.2 Thông báo về việc tòa án thụ lí vụ án hành chính 2

2.3 Xác minh, thu thập chứng cứ 3

2.3.1 Những vấn đề cần làm sáng tỏ trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ 3 2.3.2 Nội dung, xác minh thu thập chứng cứ 3

2.4 Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 4

2.4.1 Khái niệm nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 4

2.4.2 Nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 5

2.4.3 Kỹ năng và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính.5 3 Các quyết định của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 8

3.1 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án 9

3.2 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án 9

3.3 Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử 10

Trang 4

CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 1.1 Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Theo nghĩa rộng, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà trong thời gian đó tòa án có thẩm quyền phải hoàn thành các công việc như điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và các công việc chuẩn bị mở phiên tòa

Theo nghĩa hẹp, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là giai đoạn tố tụng được bắt đầu từ sau khi có quyết định thụ lí vụ án hành chính và kết thúc khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính đã chuẩn bị xong các tài liệu cần thiết cho việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hoặc ban hành các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ

án hành chính, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Tuy nhiên trong chương này, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được hiểu theo nghĩa hẹp là “giai đoạn” với khoảng thời gian 04 tháng

Kể từ ngày thụ lí vụ án hành chính, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính phải ra một trong các quyết định sau:

- Đưa vụ án ra xét xử;

- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính;

- Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính (khoảng thời gian từ 4 tháng hoặc 6 tháng) thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính phải tự mình hoàn thành các công việc như: điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ, gặp người khởi kiện và người bị kiện và phải tự mình chịu trách nhiệm về các quyết định đã ban hành

Tóm lại:

- Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hành chính

- Giai đoạn này chỉ phát sinh khi toà án quyết định thụ lí vụ tranh chấp hành chính bằng vụ án hành chính

Pháp luật quy định, gia đoạn chuẩn bị xét xử gồm 4 bước:

- Chánh án tòa án nhân dân có thẩm quyền phân công thẩm phán phụ trách giải quyết

vụ án hành chính;

- Thông báo cho người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, viên kiểm soát cùng cấp về việc thụ lí vụ án hành chính;

- Điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ; (Sau khi thực hiện bước này, nếu có cơ sở thì thẩm pháp có thể quyết định tạm đình chỉ giải quyết hoặc đình chỉ giải quyết Nếu không

Trang 5

có đủ căn cứ để ban hành hai quyết định trên thì thẩm phán thực hiện bước 4 để có thể đưa vụ án ra xét xử)

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1.2 Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

- Thu thập đầy đủ chứng cứ của vụ án nhầm làm cơ sở cho việc mở phiên tòa

- Tạo điều kiện cho Thẩm phán tiến hành nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng các tình tiết của

vụ án để đưa ra các quyết định hợp lý

- Thông qua giai đoạn chuẩn bị, Tòa án có thể phát hiện những sai sót, khuyết điểm của

cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước

- Giai đoạn này còn góp phần giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, trong các tổ chức và cơ quan

1.3 Mục đích của giai đoạn chuẩn bị xét xử

- Thu thập được đầy đủ tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm

- Xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện

- Đảm bảo cho phiên toàn được tiến hành một cách thuận lợi

2 Những công việc chính tòa án cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm

Ở giai đoạn này, tòa án có thẩm quyền phải tiến hành những công việc sau:

2.1 Phân công thẩm phán giải quyết vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lí vụ án, chánh án tòa án phân công thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lí giải quyết vụ án Trường hợp

vụ án phức tạp, việc giải quyết phải kéo dài thì chán án phân công thẩm phán dự quyết

2.2 Thông báo về việc tòa án thụ lí vụ án hành chính

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lí vụ án thì tòa án phải thông báo bằng văn bản cho “người bị kiện,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” và viện kiểm sát cùng cấp biết về việc tòa án thụ lí vụ án hành chính

Việc gửi thông báo bằng văn bản được coi là sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của toà án thì người bị kiện

và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải gửi cho toà án văn bản ghi ý kiến của mình

và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến giải quyết vụ án

Trong văn bản gửi cho tòa án, người bị kiện phải phân tích kĩ lưỡng, chứng minh tính hợp pháp những căn cứ pháp lí cho việc ra quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình

Trang 6

Đối với người có quyền lời, nghĩa vụ liên quan thì cần chứng minh được trong văn bản gửi cho tòa án quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi tranh chấp

Hết hạn 15 ngày, nếu tòa án không nhận được văn bản trả lời của người bị kiên, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan thì tòa án sẽ tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo thủ tục mà pháp luật quy định

Nếu người được thông báo cần gia hạn thì phải có đơn xin gia hạn gửi cho toà án và nêu rõ lí do, nếu việc gia hạn là có căn cứ thì thời hạn không quá 10 ngày

Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên, kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia việc giải quyết vụ án và thông báo cho tòa án

2.3 Xác minh, thu thập chứng cứ

Hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ chủ yếu là do thẩm phán tiến hành Tuy nhiên cũng có các chủ thể như là thư kí tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan khác

sẽ hỗ trợ việc thu thập chứng cứ

2.3.1 Những vấn đề cần làm sáng tỏ trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ

- Xác định đầy đủ thành phần tham gia tố tụng: Người khởi kiện, người bị kiện, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

- Xác định đúng đối tượng bị khởi kiện, yêu cầu của người khởi kiện

- Quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện có bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hay không

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện có đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ hay không

- Yêu cầu của người khởi kiện có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật hay không

2.3.2 Nội dung, xác minh thu thập chứng cứ

Thứ nhất, yêu cầu các đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ

- Đối với người khởi kiện: Nếu người khởi kiện là cá nhân thì việc cung cấp tài liệu liên quan đến giải quyết vụ án phải thể hiện bằng văn bản Trường hợp người khởi kiện là

tổ chức thì việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cũng được thể hiện bằng văn bản của người lãnh đạo hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức

- Đối với người bị kiện: Phải cung cấp bản sao các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu khác mà căn cứ vào đó ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính Bên cạnh đó cần cung cấp thêm các tài liệu để bảo vệ cho quan điểm của mình

Trang 7

- Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Tùy từng vụ án hành chính mà người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nghiêng về phía người khởi kiện hoặc nghiên về phía người bị kiện hoặc có yêu cầu độc lập Tùy thuộc vào tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà tòa án có yêu cầu khác nhau, tuy nhiên việc cung cấp tài liệu này phải có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án

Thứ hai, yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp bằng chứng

có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án

- Các bằng chứng do các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp là những văn bản làm căn cứ cho việc ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính hoặc là những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa nhất định đối với các căn cứ, lập luận của người khởi kiện, người bị kiện Bên cạnh đó cũng có thể cung cấp các tài liệu tư vấn hoặc thẩm định, giám định để làm rõ một số tình tiết

Thứ ba, yêu cầu người làm chứng trình bày những vấn đề cần thiết

- Nếu cần phải làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến vụ án thì thẩm phán có thể yêu cầu người làm chứng viết bản tự khai, trình bày quan điểm của mình

Thứ tư, xác minh tại chổ

- Hoạt động này đòi hỏi toà án phải đến tận hiện trường để nghiên cứu, xem xét, đối chiếu các đồ vật, tài sản là chứng cứ vụ án

- Thông thường việc xác minh tại chổ chỉ đặt ra đối với những vụ án có đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính hoặc người khởi kiện đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại Thứ năm, trưng cầu giám định và tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ khác

- Hoạt động này được hiểu là việc đánh giá, kết luận về vấn đề, sự vật, hiện tượng có liên quan đến giải quyết vụ án Việc trưng cầu, giám định thường được thực hiện theo yêu cầu của đương sự hoặc tòa án và viện kiểm sát nếu xét thấy cần thiết

2.4 Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính

2.4.1 Khái niệm nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính

Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính là quá trình xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng

cứ có trong vụ án hành chính có mối quan hệ với nhau nhằm xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện được ghi nhận trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ, từ đó xác định bản chất của sự việc

và đề ra hướng giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật

Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án phải tuân theo một số yêu cầu sau:

- Nghiên cứu toàn diện, đầy đủ

- Tiến hành nhanh chóng, đúng thời hạn

- Đảm bảo tính khách quan

Trang 8

- Đảm bảo tính logic.

2.4.2 Nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính

- Xác định một cách chính xác yêu cầu của người bị kiện

- Vụ việc có thuộc thẩm quyền của toà án hay không

- Thành phần và vị trí tố tụng của các đương sự trong vụ án

- Đã có đủ tài liệu, chứng cứ làm sáng tỏ nội dung vụ án hay chưa

- Xác định tính đúng sai, tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành

vi hành chính

- Xác định tính khách quan của các tài liệu mà tòa án có được

- Xác định nội dung làm việc với đương sự, luật sư, viện kiểm sát, hội thẩm nhân dân

- Xác định xem có cần ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không

- Có đủ căn cứ, điều kiện để ban hành hay không ban hành các quyết định giải quyết vụ

án như: quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án v.v

2.4.3 Kỹ năng và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính

Thông thường hồ sơ vụ án hành chính gồm có:

+ Đơn khởi kiện;

+ Các chứng cứ, tài liệu do người khởi kiện cung cấp;

+ Các chứng cứ, tài liệu do người bị kiện cung cấp;

+ Lời khai của các đương sự;

+ Các chứng cứ, tài liệu do tòa án thu thập;

+ Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan hữu quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp; + Các loại tài liệu khác có liên quan v.v

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính:

+ Đọc và phân loại hồ sơ: Thẩm phán sẽ tiến hành việc sắp xếp các tài liệu, chứng cứ theo trình tự nhất định

+ Đọc và ghi chép: Cần ghi chép nội dung chính của từng chứng cứ, tài liệu và kiểm tra xem hồ sơ vụ án đã hợp pháp về thủ tục hay chưa

Trang 9

+ Phác thảo đề cương xét hỏi: Thẩm phán cần phác thảo sẵn các câu hỏi cần hỏi đương

sự tại phiên tòa, xác định cụ thể những vấn đề cần làm sáng tỏa tại phiên tòa và liệt kê các bút lục được viện dẫn để làm rõ vấn đề cần xét hỏi

- Những điểm cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính:

Thứ nhất: Làm rõ tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp và tính có căn cứ của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án

- Tính khách quan được hiểu là những tài liệu được thu thập từ thực tế và nó có thật

- Tính liên quan có nghĩa là những tài liệu này phải chứng minh được vấn đề mà thẩm phán đặt ra từ ban đầu

- Tính hợp pháp là những tài liệu có nội dung phù hợp với pháp luật hiện hành và từ các nguồn tài liệu theo quy định của pháp luật

- Tính có căn cứ nghĩa là các sự kiện được nêu trong tài liệu là xác thực hoặc nội dung của tài liệu được căn cứ vào những văn bản pháp luật đang có hiệu lực pháp lí

Thứ hai: Thẩm phán cần tập trung nghiên cứu những tài liệu quan trọng của hồ sơ vụ án, gồm:

- Nghiên cứu đơn khởi kiện: Nếu vụ án do viện kiểm sát khởi tố thì phải đọc và xem xét kĩ quyết định khởi tố của viện kiểm sát

Nội dung của đơn kiện phải thể hiện rõ các vấn đề: Ngày, tháng, năm làm đơn; toà án1

được yêu cầu giải quyết; tên, địa chỉ người khởi kiện, người bị kiện; nội dung đối tượng khởi kiện; nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có); các yêu cầu đề nghị tòa án giải quyết

Do nghiên cứu đơn khởi kiện, quyết định là bước đầu để xác định thẩm quyền của tòa

án nên thẩm phán cần tập trung xem xét các vấn đề sau:

+ Chủ thể khởi kiện có năng lực hành vi đầy đủ hay không

+ Người đại diện có phải là người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hay không

+ Động cơ khởi kiện của người khởi kiện

+ Đối chiếu với ngày, tháng nhận đơn khởi kiện để xem xét thời hiệu khởi kiện có phù hợp quy định pháp luật hay không

+ Nghiên cứu quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị kiện:

+ Người ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị kiện có phải là người có thẩm quyền làm việc đó không

1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi, bổ sung 2019).

Trang 10

+ Đối tượng khởi kiện có hợp pháp không.

+ Quyết định hành chính có được ban hành đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định không

+ Quyết định hành chính có rõ ràng, có bị tẩy xóa hay sửa chữa gì không

- Nghiên cứu những căn cứ để ban hành ra quyết định hành chính hay thực hiện hành

vi hành chính bị kiện:

Nghiên cứu các văn bản pháp luật làm căn cứ ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính theo nguyên tắc văn bản có thứ bậc hiệu lực pháp lí cao hơn phải được xem xét trước và được coi là căn cứ để toà án giải quyết

- Nghiên cứu bản tự khai của đương sự: Thông thường để nghiên cứu bản tự khai của đương sự, thẩm phán lần lượt đọc và xem xét bản tự khai của người khởi kiện trước, sau

đó mới đến người bị kiện, cuối cùng là bản tự khai của người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên cũng có thể xem các các bản tự khai cùng một lúc

- Nghiên cứu biên bản ghi lời khai của các đương sự

- Vấn đề ủy quyền tham gia tố tụng:

+ Việc ủy quyền tham gia tố tụng phải làm thành văn bản và được chứng thực hợp pháp

+ Người được ủy quyền chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương

sự trong phạm vi được ủy quyền

+ Đương sự là cá nhân có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền

và nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

+ Cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật + Đương sự là pháp nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng Pháp luật quy định những người sau đây không được ủy quyền tham gia tố tụng: + Nếu họ là đương sự trong cùng vụ án với người đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện

+ Nếu họ đang là người đại diện trong tố tụng hành chính cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện

+ Chưa đủ 18 tuổi

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w