1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn pháp luật Đại cương Đề bài những nội dung cơ bản của luật dân sự

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nội Dung Cơ Bản Của Luật Dân Sự
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Thảo Phương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hcm
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.Hcm
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 888,15 KB

Nội dung

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ I.Luật dân sự Việt Nam 1.1Khái quát Luật Dân sự Việt Nam 1.1.1Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự 1.1.1.1Khái

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓMMÔN:PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Tp.HCM, ngày 16 tháng 10 năm 2024

Trang 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

I.Luật dân sự Việt Nam

1.1Khái quát Luật Dân sự Việt Nam

1.1.1Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

1.1.1.1Khái niệm Luật Dân sự

 Trong hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật cả nước: Luật Dân

sự có vai trò quan trọng, điều chỉnh một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội

 Luật Dân sự là 1 ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc bình đẳng, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó

Ví dụ: Anh A ký kết hợp đồng mua bán nhà với anh B với giá là 5 tỷ đồng

1.1.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nhằm thoả mãn nhu cầu của các cá nhân, tổ chức

Đối tượng điều chỉnh gồm :

- Quan hệ tài sản (như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản)

- Quan hệ nhân thân (như quyền danh dự, nhân phẩm):

+ Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản

+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản

Quan hệ tài sản là quan hệ xã hội gắn liền và được biểu hiện thông qua một tài sản

 Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là quan hệ nhân thân mà những giá trị tinh thần của quan hệ đó không phát sinh cho chủ thể một lợi ích vật chất hay lợi ích kinh tế nào cả

Ví dụ:

Trang 3

Quyền về nhân phẩm, danh dự và uy tín: mỗi cá nhân đều có quyền bảo vệ danh

dự, nhân phẩm của mình Nếu bị xúc phạm danh tính, người đó có thể khởi kiện theo Luật Dân sự

 Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản là quan hệ nhân thân mà những giá trị tinh thần của quan hệ đó là cơ sở làm phát sinh quan hệ tài sản, mang lại cho chủ thể của quan hệ nhân thân đó những giá trị lợi ích vật chất nhất định

Ví dụ: Quyền thừa kế theo di chúc

1.1.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:

 Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là cách thức mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinhthay đổi hay chấm dứt theo ý chí của nhà nước

 Phương pháp này bao gồm 1 số đặc điểm sau :

 Phương pháp thoả thuận:

+ Cam kết và thoả thuận có giá trị pháp lý: thể hiện và đảmbảo quyền khởi kiện của chủ thể, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện ra toà án khi không thể thương lượng hoặc hoà giải

1.1.2 Nguồn Luật Dân sự

Nguồn của Luật Dân sự là 1hệ thống các quy tắc xử sự được sử dụng để

điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự

 Các đạo luật có chứa các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự

Ví dụ: trong các văn bản Luật Doanh nghiệp, Luật Hôn nhân và Gia đình, chứa các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự

 Nghị định, thông tư, quyết định của chính phủ

Trang 4

 Các nữ quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết và côngnhận.

 Các tập quán quốc tế trở thành nguồn luật dân sự nếu các tập quán đó chứa đựng quy tắc được chỉnh các quan hệ dân sự

 Án lệ, lẽ công bằng phải sửa tiền phải hợp lý: là Nguồn của luật dân sự trongmột số trường hợp, khi hội đủ những điều kiện nhất định

 Áp dụng nguồn của luật dân sự: Phải tuân theo các quy định về thứ bậc hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật; áp dụng luật chung và luật riêng, luật trong nước và điều ước quốc tế; áp dụng tập quán trong dao lâu dân sự;

áp dụng pháp luật tương tự, lẽ án công bằng, sự hợ lý và hợp tình

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự

 Nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự là các tư tưởng định hướng, chỉ đạo bắt buộc trong việc ban hành, thực thi Luật Dân sự

 Cụ thể các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ bao gồm 5 nguyên tắc như sau:

a Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử

 Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể, không thể lấy bất kì lí do nào về kinh tế, chính trị, giai cấp, tôn giáo, học vấn, tài sản, để phân biệt đối xử với nhau Đồng thời, mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về các quyền nhân thân và tài sản như nhau

 Không chỉ vậy, đây còn là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật dân sự, mang tính chủ đạo và định hướng cho việc thi hành các nguyên tắc khác

Ví dụ: Một người thuộc dân tộc thiểu số có quyền ký kết các hợp đồng mua bán, thuê mướn tài sản tương tự như người thuộc dân tộc đa số mà không bị hạn chế hay đối xử khác biệt

b Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

 Nguyên tắc này thể hiện các bên trong quan hệ dân sự có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong quá trình xác lập,chấm dứt quyền và nghĩa

vụ dân sự, miễn là mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng

Ví dụ : Trong hợp đồng lao động:A và B tự nguyện thỏa thuận và ký kết hợp đồng lao động, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên Ngoài ra hợp đồng này phải được ký kết dựa trên sự tự nguyện và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ

sự cưỡng ép nào

c Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Trang 5

 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân

sự của mình một cách thiện chí, trung thực

 Thiện chí, trung thực là ý định, suy nghĩ, thái độ tốt, luôn trung thực và mong muốn thật lòng quan hệ dân sự mà mình tham gia đạt kết quả tốt, có lợi cho tất cả các bên

 Cụ thể, nguyên tắc trên yêu cầu các bên khi tham gia quan hệ dân sự phải thể hiện sự thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan

hệ dân sự

Ví dụ : Giả sử tình huống: Khi đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá, A cung cấp thông tin về sản phẩm của mình không chính xác, cố tình nói quá về chất lượng sảnphẩm với B

Như vậy, A đã vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực, vì đã không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của B

d Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 Nguyên tắc này yêu cầu các bên khi thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự phảikhông chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn phải tôn trọng lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và cộng đồng, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác trong xã hội Nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự

Ví dụ: Vợ chồng anh D có một mảnh đất là tài sản chung, nhưng anh D đã lén bán

đi để lấy tiền chơi bời mà chị vợ không biết

 Đây là trường hợp đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác của anh D khi không cho vợ mình biết về việc bán mảnh đất

e Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự

 Cơ sở của nguyên tắc này là nguyên tắc các bên tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.Khi đó, các bên cũng phải tự mình chịu trách nhiệm nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết thỏa thuận

Ví dụ: Công ty P đã giao kết hợp đồng bán gốm sứ cho anh N, khi nhận hàng thì anh N thấy chất lượng, sản phẩm chưa đạt yêu cầu như cam kết, nên anh N có yêu cầu phía công ty làm lại do trong hợp đồng nêu rõ về kiểm định chất lượng nếu không phía công ty phải bồi thường cho anh N Vì thế công ty P phải thực hiện trách nhiệm của mình theo đúng hợp đồng

1.1.4.Chủ thể của Luật Dân sự

Chủ thể của Luật Dân sự bao gồm:

+ Cá nhân: một thực thể tự nhiên (tự nhiên nhân)

+ Pháp nhân: nhiều cá nhân

Trang 6

- Nhà nước được coi là ‘ chủ thể đặt biệt’ của Luật Dân sự

a.Cá nhân

Là một thực thể tự nhiên ( tự nhiên nhân) do tạo hóa sinh ra

Chủ thể truyền thống, chủ yếu và thường xuyên

Muốn tham gia vào quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể do nhà nước trao cho

Năng lực chủ thể gồm:

 Năng lực pháp luật dân sự

Là ‘khả năng’ cá nhân có các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự do nhà nước thừa nhận Muốn có được thì cá nhân đó phải tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thể Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau ‘Mọi người đều bình đẳngtrước pháp luật’ Năng lực Pháp luật dân sự cá nhân có từ khi sinh ra đến mất đi Ngoại lệ: Trong việc chia thừa kế, thai nhi được bảo lưu quyền thừa kế trong trường hợp thai nhi được sinh ra sau khi người bố mất đi nhưng đã thành thai khi

bố còn sống thì vẫn có quyền hưởng tài sản của bố nếu khi sinh ra còn sống

 Năng lực dân sự cá nhân gồm:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và gắn với tài sản

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế quyền khác đối với tài sản

- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

 Năng lực hành vi dân sự: là khả năng cá nhân bằng hành vi dân sự của mìnhxác lập, thực hiện quyền , nghĩa vụ dân sự gồm: khả năng thực hiện hành vi cũng như khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân

Do nhà nước qui định về và thừa nhận căn cứ theo độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân

 Bộ luật dân sự 2015 phân biệt 6 mức độ:

 Không có Năng lực hành vi dân sự

 Năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 Năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ

 Hạn chế năng lực hành vi dân sự

 Mất năng lực hành vi dân sự

 Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

b Pháp nhân

Bao gồm nhiều cá nhân tham gia vào quan hệ dân sự

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

Trang 7

+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Phân loại pháp nhân:

Căn cứ vào mục tiêu chính của pháp nhân, có thể chia pháp nhân thành 02 nhóm: + Pháp nhân thương mại

+Pháp nhân phi thương mại

Trong quá trình hoạt động pháp nhân có quyền tiến hành tổ chức lại hoạt động như: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi pháp nhân

Pháp nhân dẫn đến chấm dứt hoạt động bằng việc giải thể hoặc phá sản

Điều lệ pháp nhân, tên gọi, trụ sở, tài sản và quốc tịch pháp nhân đều phải theo quiđịnh của Bộ Luật dân sự 2015

c Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức đặc biệt trong quan hệ dân sự

Nhà nước là chủ thể đặc biệt vì:

+Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị,thống nhất lãnh đạo và điều hành về KT-XH, nhà nước đại diện cho nhân dân về đối nội và ngoại

+ Nhà nước là chủ sở hữu các tài sản thuộc sở hữu của toàn dân

+ Nhà nước tự qui định cho mình các quyền và nghĩa vụ

+ Nhà nước là chủ thể của nghành luật

Pháp luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì lợi ích:

- Quốc gia

- Sự phát triển đất nước

- Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng

- Nhà nước cần thiết phải tham gia với tư cách chủ thể đặc biệt

d Hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự.

Năm 1995 và 2005 bộ luật dân sự công nhận chủ thể hộ gia đình và tổ hợp tác và các tổ chức khác được công nhận là chủ thể của Luật dân sự Nhưng 2005 đã bỏ tư cách này Nhưng vẫn có một số trường hợp các chủ thể này tham gia vào quan hệ dân sự Điều này đặt ra nhiệm vụ cho pháp luật dân sự nhằm xác định chủ thể, tài sản, trách nhiệm dân sự, và bộ luật Dân sự đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này, điều 101 đến điều 104 bộ luật dân sự năm 2015

1.2 Một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự Việt Nam

1.2.1 Tài sản

1.2.1.1 Khái niệm tài sản

Trang 8

Tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của các mối quan hệ xã hội trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 :

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản

và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

 Vật được chiếm hữu bởi một chủ thể nhất định

 Mang lại lợi ích cho chủ thể

 Có thể đang tồn tại hoặc sẽ được hình thành trong tương lai

Ví dụ như không khí, nước mưa,… rất có ích cho con người nhưng con người không chiếm hữu được thì không phải là vật đối tượng thuộc quyền sở hữu nhưng nếu là không khí mà chiếm hữu được như bình oxy, hay nước mưa đựng trong một thùng…tức là giới hạn trong không gian thì được coi là vật -tài sản thuộc quyền sở hữu

Ngoài ra,vật còn được phân thành nhiều nhóm khác nhau:

-Dựa vào công dụng, mối liên hệ vật bao gồm:

+ Vật chính là vật độc lập có thể khai thác theo tính năng

Ví dụ: ti vi, máy ảnh,…

+ Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính

Ví dụ: điều khiển ti vi,…

-Đồng thời dựa vào giá trị của vật sau khi phân chia, vật phân thành: vật chia được

và vật không chia được

- Dựa vào tính đặc trưng và phổ biến vật gồm : vật đặc định và vật cùng loại

- Vật tiêu hao và không tiêu hao được chia thành dựa vào hình thái của vật sau khi

sử dụng

-Ngoài ra người ta còn chia thành: vật đồng bộ hoặc không đồng bộ

b Tiền

Trang 9

-Tiền là một loại tài sản, là vật ngang giá chung trong hoạt động mua bán, trao đổi Không những vậy, tiền còn là công cụ biểu hiện thước đo giá trị, giá cả của hàng hoá, sức lao động.

-Tiền có ba chức năng cơ bản:

 Chức năng thước đo giá trị hay công cụ định giá các loại tài sản khác

Ví dụ: mảnh đất 100 mét vuông ở mặt tiền Nguyễn Huệ được bán có giá trị sẽ khác

so với mảnh đất 100 mét vuông ở Long An, Gia Lai,

 Chức năng cất trữ hay nói cách khác là công cụ tích luỹ tài sản

Ví dụ: bạn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để sinh lời lãi

 Chức năng thanh toán

Ví dụ: bạn mua vé xem phim hay bạn trả tiền thuê nhà,…

-Tiền do nhà nước độc quyền phát hành để nhà nước có thể quản lý được -Tiền được xác định giá trị thông qua mệnh giá của nó

-Chỉ có các loại tiền được pháp luật thừa nhận mới được coi là tài sản, bao gồm cả tiền trong nước và ngoài nước

-Chủ sở hữu tiền không được tiêu thủ tiền như đốt tiền, thay đổi hình dạng kích thước, làm giả,

c Giấy tờ có giá

-Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao

- Giấy tờ có giá tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, séc,… và được phát hành theo trình tự nhất định

 Nội dung của giấy tờ có giá thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị của quyền tài sản, được pháp luật bảo vệ

 Đồng thời, còn có các đặc điểm sau: tính thanh khoản, tính có thời hạn và tính rủi ro

-Ngoài ra, các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà,… không phải là giấy

tờ có giá Vì những loại giấy tờ này chỉ được coi là một vật thuộc sở hữu của ngườiđứng tên trên giấy tờ đó

1.2.1.2 Phân loại tài sản

Dựa vào các tiêu chí khác nhau tài sản được phân thành nhiều loại khác nhau:

Trang 10

 Bất động sản và động sản

 Tài sản hữu hình và tài sản vô hình

 Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

b Tài sản hữu hình và tài sản vô hình

-Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và thường không dùng đại lượng để tính

-Đồng thời, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015

Ví dụ: nhãn hiệu, tên thương mại, quyền sở hữu trí tuệ,…

-Tài sản hữu hình là những thứ có thể dùng giác quan để nhận biết được hoặc dùngđơn vị đo lường được

Ví dụ: xe, nhà cửa, máy móc, thiết bị

c Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hiện có là những tài sản mà chủ sở hữu đã và đang sở hữu tại thời điểm hiện tại

Ví dụ: tiền, cổ phiếu,… hay bất kỳ loại tài sản nào mà người sở hữu hiện đang nắmgiữ

Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản mà chủ sở hữu chưa có tại thời điểm hiện tại nhưng có khả năng sẽ sở hữu trong tương lai

Ví dụ: Các khoản lợi tức, cổ tức dự kiến từ việc đầu tư tài chính

1.2.2: Quyền sở hữu:

1.2.2.1: Khái niệm:

 Khái niệm sở hữu:

Sở hữu (hay quan hệ sở hữu) là:

 Quan hệ xã hội giữa người với người

Trang 11

 Biểu hiện ở việc chủ sở hữu nắm giữ tài sản, của cải, vật chất thông qua quan hệ xã hội của chủ sở hữu tài sản đó đối với các chủ thể khác trong xã hội.

 Khái niệm quyền sở hữu:

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”

Theo nghĩa khách quan:

 Hệ thống các quy phạm pháp luật

 Do Nhà nước đặt ra

 Điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

Theo nghĩa chủ quan: Quyền chủ quan của chủ sở hữu trong việc chiếm

hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình

1.2.2.2: Nội dung:

a Quyền chiếm hữu:

Theo Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015:

 Là quyền năng của chủ sở hữu

 Thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình

 Nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu nhứng không trái pháp luật và đạo đức xã hội

ví dụ: cất tiền vào túi, quần áo, trang sức để vào trong tủ,

 Chiếm hữu của chủ sở hữu

 Chiếm hữu không phải là chủ sở hữu (Người không phải là chủ sở hữu tài sản vẫn có thể có quyền chiếm hữu tài sản khi được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc được chủ sở hữu giao tài sản thông qua giao dịch dân sự)

Phân loại: Có nhiều cách phân loại quyền chiếm hữu

 Nếu dựa trên tính chất pháp lý của việc chiếm hữu có thể chia thành chiếm hữu ngay tình (chiếm hữu có căn cứ pháp luật) và việc chiếm hữu không ngay tình (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật)

 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm hữu thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định Đó là hình thức chiếm hữu hợp pháp

 Theo Điều 183 BLDS, sự chiếm hữu hợp pháp trước hết đó là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu được pháp luật công nhận

Trang 12

 Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tài sản thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, chiếm hữu của cơ quan, tổ chức theo chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ và chiếm hữu tài sản…

 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được hiểu là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định của pháp luật

 Theo BLDS, người chiếm hữu trong tình trạng chiếm hữu không dựa vào các trường hợp được liệt kê tại Điều 183 đều bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

 Thực chất, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là trường hợp một người thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản tức là xử sự như chính mình là chủ sở hữu trong khi thực chất chủ sở hữu đích thực của tài sản lại là người khác

 Bên cạnh đó, căn cứ vào tính liên tục có thể chia thành chiếm hữu liên tục vàchiếm hữu không liên tục

 Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Dân sự năm 2015 được hiểu là việc chiếm hữu về mặt thực tế và mặt pháp lý của một chủ sở hữu đối với tài sản

 Chiếm hữu về mặt thực tế là việc chủ sở hữu, hoặc người có quyền chiếm hữu tự mình giữ tài sản Khi chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu tài sản cho một chủ thể khác thì chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý đối với tài sản, còn chủ thể được chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu chỉ có quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản Đây là trường hợp sở hữu trao quyền chiếm hữu thực tế một cách tự nguyện

 Ví dụ: Sinh viên A đi xe máy đến trường và gửi xe của mình cho người trông

xe B ở bãi giữ xe của trường, trong trường hợp này, sinh viên A là người chiếm hữu về mặt pháp lý đối với tài sản là chiếc xe máy, còn người giữ xe

B là người chiếm hữu về mặt thực tế đối với tài sản là chiếc xe máy đó

 Đồng thời, tính liên tục của chiếm hữu được ghi nhận bao gồm hai điều kiện:

 Một là, việc chiếm hữu diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định;

 hai là, không có tranh chấp về quyền đối với tài sản hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

Trang 13

 Việc chiếm hữu của chủ thể không bị gián đoạn trong quá trình chiếm hữu, đồng thời không xảy ra các tranh chấp về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng… đối với tài sản, hoặc nếu có loại tranh chấp này thì chưa được giải quyết tại Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

 Căn cứ vào tính công khai của việc chiếm hữu thì chia thành chiếm hữu công khai và chiếm hữu không công khai

 Theo Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2015

 Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch,không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, côngdụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình

b Quyền sử dụng:

Theo Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015:

 Là quyền khai thác công dụng (Ví dụ: sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang hay đồng hồ để làm đẹp…), hưởng hoa lợi (Ví dụ: trái cây, gia súc sinh con, gia cầm đẻ trứng…), lợi tức từ tài sản (Ví dụ: tiền cho thuê nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay…)

 Là quyền năng quan trọng của chủ sở hữu

 Là mục đích chính của việc sở hữu tài sản

Phân loại:

 Quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản: chủ sở hữu có quyền tự mình khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội

 Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu tài sản: người không phải là chủ sở hữu tài sản có thể sử dụng tài sản đó khi được chủ sở hữu chuyển giao hoặc theo quy định pháp luật

c Quyền định đoạt:

Theo Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015:

 Quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,tiêu dùng hoặctiêu hủy tài sản

 Nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Phân loại:

 Quyền định đoạt của chủ sở hữu

 Quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu

1.2.2.3: Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu:

Trang 14

 Xác lập quyền sở hữu là việc hình thành và tạo lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu

 Chấm dứt quyền sở hữu là việc kết thúc quyền sở hữu của chủ sở hữu

1.2.2.4: Các hình thức sở hữu:

Điều 51 Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Mục 2 Chương 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định 3 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung

a Sở hữu toàn dân:

Điều 53 Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”

 Chủ sở hữu: toàn thể nhân dân

 Nhà nước quy định chế độ pháp lý đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân khi:đầu tư vào các doanh nghiệp; giao tài sản cho cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, giao tài sản cho tổ chức chính trị,

 Nhà nước quy định chế độ pháp lý của cá nhân pháp nhân đối với việc sử dụng khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân

b Sở hữu riêng:

 Là sở hữu của một các nhân hoặc pháp nhân

 Chủ sở hữu có tất cả quyền năng của quyền sở hữu

Pháp luật quy định một số hạn chế nhất định: một số tài sản được quy định là tài sản thuộc sở hữu riêng nhưng trong một số trường hợp vì lợi ich quốc gia và an ninh quốc phòng nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản thuộc sở hữu riêng có bồi hoàn theo giá thị trường

c Sở hữu chung:

 Là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản

 Được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán

Pháp luật dân sự phân chia sở hữu chung thành 2 loại:

 sở hữu chung theo phần

 sở hữu chung hợp nhất: sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia

1.2.3 Nghĩa vụ và hợp đồng

1.2.3.1 Nghĩa vụ :

a khái niệm nghĩa vụ :

Ngày đăng: 06/12/2024, 14:42