1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy luật phủ Định của phủ Định của phép biện chứng duy vật với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam hiện

38 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác giả Lương Quốc Đạt, Nguyễn Phạm Bình Minh, Trân Nhật Minh, Nguyễn Bảo Ngọc, Lê Thị Ánh Nguyệt, Trương Võ Thiện Nhân
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Hoa
Trường học Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

Lí đo chọn đề tài Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật; quy luật chỉ rõ khuynh hướng, con đường vận động, phát triển của sự vật, hiệ

Trang 1

(re

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHÚ ĐỊNH CỦA PHEP BIEN CHUNG DUY

VẬT VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

VIỆT NAM HIỆN NAY LỚP DT01- NHÓM 07- HK 241 GVHD: TS TRAN THI HOA

Trang 2

BAO CAO PHAN CONG NHIEM VU VA KET QUA THUC HIEN DE TAI

CUA TUNG THANH VIEN Hoc phan: TRIET HQC MAC-LENIN Lớp DT01- Nhóm 07- HK 241

NAM HIEN NAY STT Ho va tén MSSV Nhiém vu Kết | Chữ

quả ký

l Luong Quéc Dat 2310657 | Chuong 2 — 2.1 100%

2 | Nguyén Pham Binh Minh | 2013773 | Phan két ludn 100%

Téng hop BTL

3 | Tran Nhat Minh 2052602 | Phân mở dau 100%

Chương | — 1.2

4 Nguyễn Bảo Ngọc 2052613 | Chương 2 — 2.2 100%

5 | Lê Thị Ánh Nguyệt 1952886 | Chương 2 — 2.3 100%

6 Trương Võ Thiện Nhân 2312455 | Chương I — I.1 100%

Trang 3

MỤC LỤC b0 P 0067000157 I ro: 8 c4 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .- -+ +2 +5 +22 +e++E+EezEeEeeeteeeeeeereerereerersre 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU Sư re 3

4 Phương pháp nghiên CỨU - TS n ST TT kh KD KT 3 n8 na a ă ãã a 3 PHAN ¡908901907 ,ÔỎ 4 Chương 1 QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN

0:0nI c0 a2v 0 (dd |::ÄẬ ÔÒỎ 4 1.1 Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” và tính chất của phủ định biện

Ì.LL Khải niệm “phủ định”, “phú định biỆH CHÍ `” cuc nhe 4 1.1.2 Tính chất của phú định biện CHỨN chen ri 5 1.2 Nội dung quy luật phủ định của phủ định - - - + 5< Ăn hy 7

1.2.1 Sự phát triên là một quá trình thông qua chu kỳ phú định của phủ định 7

1.2.2 Con đường phát triển quanh co phức tạp theo đường xoáy Ốc . - 9

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định 10

Tiểu kết 0111401100 PP e 12

Chương 2 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT B08 000 07.927 a 43 13 2 L Một số vẫn đề về “van hóa”, “bản sắc văn hóa”, vai trò của văn hóa đối với đời sông xã hội và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc ở Việt Nam cọ ch ng Kế ng ng kg 13 2.1.1 Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” và “bản sắc văn hóa dân tộc Việt NGI PP 13

2.1.2 Vai trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam 27.8.8777 6= 3 14

2.2 Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam 17

2.2.1 Những thành tựu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam L7 2.2.2 Những hạn chế giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam 20

Trang 4

2.3 Một số giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

ở Việt Nam hiện nay và trách nhiệm của sinh viên Đại học Bách khoa Thành phô

2.3.1 Một số giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc Ở Việt Nam hẲiỆP TW (uc co cu KT kh kh Bi ưư 23 2.3.2 Trách nhiệm của sinh viên Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nap 29 Tiểu kết 0 | 120000 ầ 31

998000 09:100n19 275 A334 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO 1 cccscseseccsesesssescsessesseneecasscssssensecnensaeaees 33

Trang 5

PHAN MO DAU

1 Lí đo chọn đề tài

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật; quy luật chỉ rõ khuynh hướng, con đường vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng: sự liên hệ giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển của hiện thực khách quan Những tiền đề lý luận của quy luật phủ định của phủ định là cơ sở khoa học cung cấp thể giới quan và phương pháp luận cho con người trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội và tư duy Đặc biệt là trở thành nền tảng tư tưởng cho các Đảng Cộng sản và công nhân trên thê giới trong xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa Văn hóa là một lĩnh vực của đời sống xã hội, là nền tang tinh than của xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc là “/ căn cước” của mỗi dân tộc, mất văn hóa coi như mắt dân tộc Đồng thời, văn hóa là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Trong quá trình xây dựng

xã hội mới xã hội chủ nghĩa tất yếu dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Như vậy, văn hóa có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển không ngừng Con đường phát triển của văn hóa tất yếu phải tuân theo con đường xoáy ốc theo lý luận của quy luật phủ định của phủ định Vì vậy, muốn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đôi mới, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước phải quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận của quy luật phủ định của phủ định trong đánh giá thực tiễn, xác định chủ trương, biện pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tình hình mới Với tỉnh thần đó, Hội nghị Trung ương

5 khóa VIII đã ban hành nghị quyết “Về xây đựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị trung ương 9 khóa XI

“Vè xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu câu phát triển bên vững đất nước” nhân mạnh, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phat triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuan tinh than dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; Văn hóa là nền tang tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; Văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội Với những chủ trương và biện pháp lãnh đạo công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa đúng đắn, nền văn hóa Việt Nam kế từ đổi mới năm 1986 đến nay đã có sự phát

Trang 6

triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào đảo tạo, bồi dưỡng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, tạo động lực tỉnh thần to lớn trong sự nghiệp đôi mới đất nước Bên cạnh đó, công tác xây dựng và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, việc bảo tồn di sản văn hóa chưa tốt, các hiện tượng văn hóa xấu độc xâm nhập, hiện tượng thương mại hóa văn hóa diễn ra nhiều, tỉnh trạng xuống cấp về đạo đức diễn biến phức tạp

Trong thời gian tới, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng và đường lối, chủ trương xây dựng nên văn hóa Việt Nam, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Cùng với đó là quá trình toàn cầu hóa văn hóa mặc dù tạo ra điều kiện thuận lợi để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhưng cũng tiềm ân nhiều nguy cơ dẫn tới các hiện tượng “xâm lăng và suy thoái” bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khăng định xây dựng văn hóa - nền tang tinh thần của xã hội là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ đổi mới Đồng thời, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc đề nuôi dưỡng, đào tạo con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phôn vinh và hạnh phúc, tạo động lực đề đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển

Chính vi vậy, chúng tôi chọn chủ đề “Qø„y luật phủ định của phú định của phép biện chứng duy vật với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay” lam chu đề nghiên cứu tiểu luận Đây là vấn để vừa có tính cấp thiết trước mắt vừa

có tính chiến lược lâu dài Nghiên cứu chủ để góp phần bảo vệ lý luận của quy luật phủ định của phủ định, đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam và cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình xác định chủ trương, biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời gian tới Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của tiêu luận còn có thể phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tiêu luận nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Phạm vì nghiên cứu:

Tiểu luận nghiên cứu trong phạm vi không gian là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Trang 7

Tiêu luận nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm đổi mới năm 1986 đến nay Tiểu luận nghiên cứu trong phạm vi nội dung quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiếu nghiên cứu: Tiêu luận đề xuất một số giải pháp cơ bản giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tiêu luận thực hiện các nhiệm vụ sau:

M6t Id, phan tích làm rõ quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

Hai là, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật

ða là, đề xuất một số giải pháp cơ bản giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay, liên hệ trách nhiệm đối với người sinh viên Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn Trong đó, tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu của môn Triết học Mác-Lênin và phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, tông kết thực tiễn

5 Bố cục của tiểu luận

Tiểu luận kết cấu gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Trong đó, phần mở đầu gồm:

Chương | Quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật

Chương 2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Trang 8

PHAN NOI DUNG

Chương Í QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CUA PHEP BIEN CHUNG DUY VAT

1.1 Khái niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng” và tính chất của phủ dịnh biện chứng

1.1.1 Khải niệm “phủ định”, “phủ định biện chứng”

Trong hiện thực khách quan, mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng vận động, biến đôi; một sự vật, hiện tượng nảo đó xuất hiện, tồn tại rồi mắt đi; sự vật, hiện tượng khác ra đời thay thé Su thay thế sự vật, hiện tượng mất đi gọi là phủ định Theo nghĩa thông thường, phủ định được hiểu là sự bác bỏ, xoá bỏ, tiêu diệt một sự vật, hiện tượng nao đó Theo nghĩa triết học: Phủ định là sự bài trừ, gạt bỏ và thay thé su vat nay bang

sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển của thể giới Trong thực tế có hai hình thức phủ định khác nhau là phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, không kế thừa, không gắn với sự phát triển Thậm chí, là sự phủ định phá hoại sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Hạn chế của phủ định siêu hình là xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh mà không thay được mối liên

hệ tác động qua lại giữa chúng và quá trình vận động biến đổi của các mối liên hệ Mắc

dù G.Heghen đã nhìn thay sự tác động qua lại của các mối liên hệ và sự vận động phát triên không ngừng của sự vật nhưng lại đứng trên cơ sở quan điểm duy tâm tuy thần bí

Kế thừa những thành tựu của phép biện chứng trong lịch sử, triết học Mác-Lênin

đã đưa ra quan niệm duy vật về phép biện chứng Phủ định biện chứng là phạm trù triết học chỉ quá trình tự thân phủ định, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật mới, tiễn bộ hơn sự vật cũ Phủ định biện chứng lý giải khoa học con đường vận động phát triển của sự vật, hiện tượng Theo đó, thế giới diễn ra sự thay thế lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, cái cũ mất đi, cái mới ra đời Đó là quá trình cái mới phủ định cái cũ Nguồn gốc của sự phủ định là giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, cách thức phủ định là đi từ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất Phủ định

Trang 9

biện chứng gan voi su van dong, phat triển; nó là loại phủ định làm tiền đề và tạo điều kiện cho sự phát triển, do đó là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật 1.1.2 Tỉnh chất của phú định biện chứng

Thứ hai, tính kế thừa

Bản chất của phủ định là cái mới ra đời phủ định cái cũ Tuy nhiên, cái mới ra đời không gát bỏ hoàn toàn mọi tính chất, đặc điểm, thủ tiêu cái cũ Mà có sự kế thừa những yếu tổ còn hợp lý, tích cực của cái cũ Vì vậy, đây là tiêu chí cơ bản đề phân biệt phủ định biện chứng với phủ định siêu hình Phủ định biện chứng tạo ra sự ra đời của cái mới, nhưng cái mới được ra đời ngay trong cái cũ, bắt nguồn từ cái cũ, không phải

là sự ra đời hư vô, từ ý niệm tuyệt đối hay từ thần thánh, chúa trời V.ILLênin viết:

Trang 10

“,,Không phải là sự phú định sạch trơn, không phải là sự phủ định không suy nghĩ, không phải là sự phủ định hoài nghỉ, không phải sự do dụ, cũng không phải sự nghỉ ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng mà là sự phủ định coi nhủ: vòng khâu của sự liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cdi khang định1”.Như vậy, tính kế thừa của phủ định biện chứng là sự giữ lại, bảo tồn, duy trì những mặt, những yếu tô tích cực, tiễn bộ, còn phù hợp với quy luật Đồng thời, cải tạo, nâng lên cho phù hợp với điều kiện và cấu trúc của sự vật mới Song, đó không phải là

sự kế thừa tùy tiện, chủ quan hoặc nguyên xi những mặt, những yếu tô vốn có của sự vật cu trong sự vật mới, mả là sự kế thừa có chọn lọc, có cải tạo và phát triển Ví dụ: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nhưng đó là

sự quá độ bỏ qua vai trò thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Có kế thừa những thành tựu đạt được dưới chủ nghĩa tư bản Thông qua phủ định biện chứng, sự vật mới chỉ gạt bỏ những mặt, những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với hoàn cảnh vả điều kiện mới, làm cản trở đến sự vận động phát triển của sự vật; đồng thời chọn lọc, giữ lại những mặt, những yếu tố còn thích hợp, những mặt, những yếu tổ tiễn bộ, tích cực của sự vật cũ và hình thành, bổ sung những mặt, những đặc tính mới phù hợp với hiện thực Ngay cả những mặt, những yếu tố tiến bộ, tích cực, còn thích hợp của sự vật cũ cũng không phải được sự vật mới tiếp nhận một cách nguyên

xI, mà chúng được cải tạo, biến đôi cho phủ hợp với sự tồn tại và phát triển của sự vật moi

hiện tượng vận động, biến đổi không ngừng Đồng thời, quá trình phủ định biện chứng

diễn ra ở tất cả các chu kỳ phủ định, bất kỳ một chu kỳ phủ định nào cũng phải thực hiện nguyên tắc phủ định biện chứng Thực tiễn sự phát triển các chế độ xã hội ở các quốc gia - dân tộc, du đi theo con đường khác nhau nhưng đều có sự kế thừa những yếu

1 V.ILênin (2005), Toan tap, tập 29, Nxb CTQG, H, tr 245

Trang 11

tố còn hợp lý của xã hội cũ để xây dựng những yếu tố của xã hội mới trên cơ sở cao hơn

Thứ tu, tính đa dạng, phong phú

Thể hiện ở tính đa dạng và phong phú về hình thức phủ định của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Mỗi sự vật, hiện tượng có phương thức phủ định riêng Cơ sở của tính đa dạng, phong phú trong phủ định biện chứng xuất phát từ tính

đa dạng, phong phú của các mỗi liên hệ và các mặt, các yếu tố, các thuộc tính và đặc điểm của sự vật, hiện tượng Không có sự vật nào giống sự vật nảo, không có mối liên

hệ nào giống nhau Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng khác nhau, quá trình tích lũy về lượng và biến đôi về chất của sự vật cũng khác nhau Tính chất của phủ định biện chứng phụ thuộc vào đặc điểm, nội dung, kết cầu của mỗi sự vật, hiện tượng cũng như toàn bộ những điều kiện cụ thể quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó Minh chứng rõ nhất là lý luận

về thời kỳ quá độ của chủ nghĩa Mác-Lênin, với đặc trưng của thời kỳ quá độ là sự tồn tại đan xen các yếu tố cũ và mới V.I.Lênin khăng định: “7á! cả các dân tộc sẽ đều đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc déu tiễn tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp này hay nhịp khác của việc cải tạo

xã hội chủ nghĩa đổi với mặt khác của đời sống xã hội”) Thực tiễn các quốc gia - dân tộc xác định con đường quá độ lên chủ nghĩa

xã hội khác nhau

1.2 Nội dung quy luật phủ định của phủ định

Phát triển là quá trình cái mới phủ định cái cũ, vừa gạt bỏ cải cũ, vừa kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ theo chu kỳ phủ định của phủ định; con đường tiễn lên không theo đường thắng mà theo đường “xoáy Ốc”; cái mới là cái tất thăng

1.2.1 Sự phát triển là một quá trình thông qua chu kỳ phú định của phủ định

Sự phát triển phải thông qua các chủ kỳ phủ định của phủ định, bởi vì đặc trưng

kế thừa của phủ định biện chứng được thực hiện thông qua các chu kỳ phủ định kế tiếp

2 V.I.Lênin (2005), Toàn táp, tập 30, Nxb CTQG, H, tr.160

Trang 12

nhau Các chu kỳ có mối quan hệ biến chứng với nhau, chu kỳ trước làm tiền đề cho chu kỳ sau, chu kỳ sau lại mở đầu cho chu kỳ mới, làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động và phát triển tiến lên cái mới tiến bộ hơn Kết thúc một chu kỳ phủ định của phủ định tương ứng với sự ra đời của một sự vật, hiện tượng mới tiến bộ hơn

sự vật, hiện tượng cũ Chu kỳ phủ định của phủ định là từ một điểm xuất phát ban đầu, trải qua một số lần phủ định, về hình thức dường như sự vật lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn Thông thường một chu kỳ phủ định của phủ định trải qua hai lần phủ định biện chứng cơ bản

Phủ định lần I là phủ định cái khăng định, đó là quá trình chuyên hoá cái xuất phát ban đầu sang cái đối lập với nó; từ cái khăng định sang cái phủ định Là bước đầu tiên trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng

và sự chuyên hóa về lượng các yếu tô đối lập Đặc điểm của phủ định lần 1 là đây là lần phủ định đầu tiên, là bước khởi đầu của một chu kỳ, đồng thời là bước trung gian trong

sự phát triển của sự vật, hiện tượng Cái phủ định mới phê phán cái cũ loại bỏ những mặt tiêu cực của nó, kế thừa những yếu tố cơ bản của cái cũ, nó tạo ra sự vật đối lập với cái cũ cả nội dung và hình thức Sự kế thừa còn mang tính phiến diện Từ đó, kết quả của phủ định lần L mới chỉ tạo ra cái đối lập với cái ban đầu, nhưng chưa nói lên được

sự phát triển của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, phủ định lần 1 có vai trò quan trọng, lả điều kiện, tiền để cho bước phủ định biện chứng thứ 2 Do đó, phủ định lần I cảng hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phủ định lần 2 Ví dụ: Sự phát triển từ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội cộng sản nguyên thủy lên chế độ công hữu trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải trải qua các lần phủ định Đó là sự phủ định ra chế độ tư hữu

về tư liệu sản xuất trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa Nhưng, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của các chế độ xã hội đó lại là điều kiện, tiền đề để xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Phủ định lần 2 là phủ định của phủ định, đó là sự chuyển hoá khâu trung gian sang cái đối lập với nó, đưa sự vật đường như tái lập lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn; từ cái phủ định sang cái phủ định của phủ định Đặc điểm của phủ định lần 2

là bước kế tiếp trong sự phát triển của sự vật, là sự tổng hợp các nhân tổ tích cực đã được phát triển ở cái khắng định ban đầu và trong lần phủ định thứ nhất Về nội dung của phủ định lần 2 phong phú, toàn diện hơn cái khẳng định ban đầu và cái phủ định

Trang 13

lần thứ nhất.Kết quả của phủ định lần 2 đã nói lên được sự phát triển của sự vật, hiện tượng Phủ định lần 2 là kết thúc một chu kỳ của phủ định biện chứng Đồng thời lại

mở ra một chu kỳ tiếp theo V.I.Lênin đã chỉ rõ, đó chỉ là “Sự lặp lại, ở giai đoạn cao, của một số đặc trưng, đặc tính của giai đoạn thấp và sự quay trở lại đường như với

cái cũ (phủ định của phú định)®) Vai trò phủ định lần 2 là tạo ra sự phát triển toàn diện,

mới, đưa sự vật đường như trở về cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn Vì nó kế thừa được yếu tô hợp lý của phủ định lần L, lại được bổ sung thêm những đặc tính mới trong phủ định lần 2 Do vậy, phủ định lần hai được gọi là phủ định của phủ định

Phủ định lần 1 và phủ định lần 2 có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cơ chế thống nhất vừa phủ định, vừa kế thừa, song phủ định lần sau bao giờ cũng phong phú hơn, đa dạng hơn lần phủ định lần trước Kết thúc một chu kỳ phủ định nó lại tạo tiền

đề cho chu kỳ tiếp theo, cứ như vậy tạo ra khuynh hướng phát triển đi lên vô tận của thế ĐIỚI vật chất

1.2.2 Con đường phát triển quanh co phúc tạp theo đường xoáy Ốc

Vì sự phát triển tuân theo chu kỳ phủ định của phủ định va do tinh chat gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong bản thân sự vật, hiện tượng diễn ra không theo con đường thắng, mà có những bước quanh co, phức tạp theo hình

“xoáy ốc” V.LLênin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định ”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không phải theo đường thăng^”.Con đường tiến lên trong sự phát triển là quá trình bao hàm trong đó cả tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không có tính quay trở lại Hình thức xoáy ốc là biểu thị khuynh hướng và con đường tiến lên trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy ốc” là hình thức biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: Tính chu kỳ, tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiễn lên của sự phát triển Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời đường như quay trở lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước, nhưng không bao giờ trùng khít lên nhau

3 V.LLénin(2005), Toan tap, tập 29, Nxb CTQG, H, tr.240

+ V.I.Lênin (2005), Toàn tp, tập 26, Nxb CTQG, H, tr.65

Trang 14

Mỗi vòng “xoáy ốc” thể hiện mối liên hệ ràng buộc không tách rời nhau trong

quá trình vận động, phát triển của sự vật Điểm cuối của vòng xoáy ốc này đồng thời là điểm khởi đầu của một vòng xoáy ốc khác ở trên nó Mỗi vòng “xoáy ốc” là một biểu hiện của một chu kỳ biện chứng Sự tiếp nỗi nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của

sự phát triển, tính vô tận của sự tiễn lên từ thấp đến cao.Khuynh hướng chung của sự phát triển là vận động tiến lên, nhưng những yếu tổ riêng lẻ của sự vận động đó có thê không tiến lên, mà thụt lùi, thoái bộ Nói cách khác, phát triển là khuynh hướng chung của toàn bộ thế ĐIỚI vật chất, nhưng từng sự vật, hiện tượng cụ thê thì có sự phát sinh, phát triển và diệt vong Do vậy, sự phát triển còn bao hàm cả khả năng thụt lùi tạm thời, sự đi xuống của mỗi sự vật, hiện tượng: đôi khi là sự quay trở lại cái cũ, thậm chí, về mặt xã hội, là sự diệt vong của cả một chế độ xã hội Xét về mặt lý luận, tính chất quanh co, phức tạp của sự phát triển phản ánh cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, một mất một còn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng, đấu tranh giữa cái

cũ vả cái mới, cái khăng định và cái phủ định Xét về mặt thực tiễn, bước lùi tạm thời

đó là hợp quy luật của sự phát triển, một trạng thái của sự phát triển Bước lùi, sự thoái

bộ là điều kiện, tiền đề để chuẩn bị cho một bước phát triển vững chắc tiếp theo

Sự phát triển là một quá trình tất yêu dẫn đến sự ra đời cái mới, cái tiễn bộ hơn Bởi vì, cái mới là cái tiễn bộ, tích cực, đại điện cho xu hướng đi lên, là giai đoạn cao về chat trong sự phát triển, biểu hiện khuynh hướng phát triển tất yêu và là kết quả của quá trình phát triển hợp quy luật của các sự vật, hiện tượng Cái cũ là cái lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng, nên cái cũ chắc chắn

sé mat di Cái mới là cái biểu hiện sự phát triển tất yếu hợp quy luật của sự vật, hiện tượng, nó biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển Cuộc đấu tranh giữa cái

cũ và cái mới rất gay go, quyết liệt, nó thê hiện tính chất quanh co, phức tạp, hình xoáy

ốc của sự phát triển Đồng thời, phải phân biệt rõ ràng cái mới với cái “giả mới”

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định

Lý luận quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ con đường vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Từ đó, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo sự vật, hiện tượng tất yếu phải quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải phân tích bản chất của nó đề vạch ra chiều hướng phát triển, đồng thời dự kiến được những bước quanh co trong sự vận động,

Trang 15

phát triển của nó Năm chắc nội dung, tính chất và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, tìm

rõ nguyên nhân của sự vận động, biến đổi, tìm ra đặc thù riêng trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng so với các sự vật, hiện tượng khác Quán triệt tính thần đó, xuất phát từ thực tiễn nền văn hóa dân tộc và yêu cầu xây đựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định: “Phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiễn, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc Chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa, quảng bá văn hóa Việt Nam, tiếp nhận có chọn lọc tỉnh hoa văn hóa thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Ba ld, c6 quan diém biện chứng về vai trò, vị trí của những hình thức, những bước trung gian quá độ trong sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng Bởi chu kỳ phủ định diễn ra rất đa dạng, có thê diễn ra hai, ba, bốn hoặc nhiều hiên số lần phủ định

Vì vậy, cần xác định rõ từng hình thức, bước trung gian trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng Mục đích nhằm có những biện pháp thích hợp để cải tạo sự vật, hiện tượng, tạo ra kết quả thuận lợi nhất tiễn tới kết thúc chu kỳ phủ định Thực tiễn con đường quá

độ lên chủ nghĩa xã hội dù trải qua tới 4 lần phủ định, tuy nhiên các quốc gia - dân tộc

có thê thực hiện các bước quá độ gián tiếp, bỏ qua một số lần phủ định để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Bốn là, trong quá trình cải tạo sự vật, hiện tượng phải có niềm tin khoa học vững chắc, xây dựng lòng tin vào tương lai, vào sự tất thắng của cái mới, xây dựng tính than lạc quan cách mạng, kiên định trước khó khăn thử thách của cuộc sống Như Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã từng khăng định: “Chiến tranh có thể kéo đời 5 năm, 10 năm, 20 năm

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG H, tr.303

Trang 16

hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phó, xí nghiệp có thé bi tan phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơnỀ' Năm là, trong khi phê phán cái cũ, cần biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hop

lý của nó; chống thái độ “hư vô chủ nghĩa”, phủ định sạch trơn quá khứ; khắc phục thái

độ bảo thủ, cản trở sự phát triển Với tỉnh thần đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Đảng ta đã khăng định: “ 5ó gua chế độ tr bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mmà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, dé phat trién nhanh luc lượng sản xuấi, xây dựng nên kinh tế hiện đại”

Tiểu kết chương

Quy luật phủ định của phủ định của triết học Mác-Lên¡n là hệ thống lý luận khoa

học và cách mạng về con đường vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Sự phát triển đó là một quá trình phủ định biện biện chứng mang tính khách quan, tính kế thừa, tính phố biến và tính đa dạng, phong phú Phát triển là quá trình cái mới phủ định cái

cũ, vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ theo chu kỳ phủ định của phủ định; con đường tiến lên không theo đường thắng mà theo đường “xoáy ốc”; cái mới là cái tất thang Tir những vẫn đề lý luận của quy luật phủ định của phủ định, yêu cầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phân tích bản chất của sự vật

để vạch ra chiều hướng phát triển, dự kiến được những bước quanh co trong sự vận động, phát triển của nó; xác định được điểm xuất phát ban đầu và điểm kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật; có quan điểm biện chứng về vai trò, vị trí của những hình thức, những bước trung g1an quá độ trong sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng:

có niềm tin khoa học vững chắc, xây đựng lòng tín vào tương lai, vào sự tất thắng của cái mới, xây dựng tính thần lạc quan cách mạng, kiên định trước khó khăn thử thách của cuộc sông: khi phê phán cái cũ, cần biết sàng lọc, kế thừa những yếu tổ hợp lý của nó; chống thái độ “hư vô chủ nghĩa”, phủ định sạch trơn quá khứ; khắc phục thái độ bảo thủ, cản trở sự phát triên

6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tép, tập 12, Nxb CTQG, H, tr.107 ¬

7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lớn thi IX, Nxb CTQG H, tr.84

Trang 17

Chương 2 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Mot số vấn đề về “văn hóa”, “bản sắc văn hóa”, vai trò của văn hóa đối với đời sống xã hội và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc ở Việt Nam

2.1.1 Khái niệm “văn hóa”, “bản sắc văn hóa” và “bản sắc văn hóa dân tộc Viét Nam”

Theo UNESCO: “Van hoa la tong thê sống động các hoạt động và sáng tạo trong quả khứ và trong hiện tại Qua các thế lỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình hình thành nên một hệ thông các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tô xác định tính riêng của mỗi dân tộc®”.Theo Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh ton cũng như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,

ở và các phương thức sử dụng loàn bộ những sáng tạo và phát mình đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tông hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của

nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh ton °°’, Bên cạnh đó, còn có tới 200 quan niệm về văn hóa Tuy nhiên, dù có nhiều khái niệm về văn hóa nhưng đều thống nhất khăng định chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa là con người, sản phẩm văn hóa được biểu hiện thông qua giá trị vật chất và giá tri tinh than Van hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội

Bản sắc văn hóa là cái cốt lỗi, đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, siúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Vì vậy, bản sắc văn hóa chính là “thẻ căn cước” của một quốc gia - dân tộc, mất văn hóa là mắt dân tộc

Nó thê hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thức của một cộng đồng, bao gồm: Cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật Bản sắc văn hóa còn là cơ sở thể hiện tính đồng nhất trong một dân tộc

8 Dáng Cộng sản Việt Nam(2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, tr.78

9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tap, tap 3, Nxb CTQG, H, tr.458

Trang 18

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã nêu rõ: “Bản sắc đân tộc bao gôm những giá trị bên vững, những tỉnh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được

vn đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nông nàn, y chí tự cường dân tộc, tỉnh thân đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, dao lý, đức tính cân cù, sáng tạo trong lao động; sự tỉnh tẾ trong ứng xử, tính giản di trong lỗi sống Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biếu hiện mang tính dân tộc déc đó”’ Ban sac văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tỉnh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tính thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tô quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động: sự tỉnh tế trong ứng xử, tính giản di trong lối sống Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáọ DI sản văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, gan két cong déng dân tộc, là cốt

lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóá!.Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định giá trị cốt lỗi trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tằng: “Dân ta có một lòng nông nàn yêu nước Đó là một truyền thông quý bảu của tạ

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tỉnh thân ấy lại sôi nồi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước '^*,

2.1.2 Hui trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là một nền tang tinh than vững mạnh của con người, của xã hội nước ta, ngoài ra văn hóa cũng còn là một thang đo cho sự phát triển bên vững Đảng ta xác định: ăn hóa là nên tảng tình thân của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trong dé phat triển đất nước; xác định phát

10 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Ngh; quyết Héi nghi lan thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIIÙ), Nxb CTQG, H, tr.56

11 Dang Cộng sản Việt Nam (1998), Ngh/ quyết Hới nghự lên thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VHỤ, Nxb CTQG, H, tr.60

12 Hỗ Chí Minh(2011), Toàn tp, tập 7, Nxb CTQG, H, tr.38

Trang 19

triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiễn bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thê hiện tính ưu việt của chế độ ta Nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ là: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi! ” Vai trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua một số nội dung sau:

Một là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phân kế thừa giá trị truyền thống tốt dep cua dan tộc Việt Nam Bởi văn hóa là những gì tĩnh hoa, tĩnh túy nhất, được chưng cắt, kết tính, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa sẽ làm cho văn hóa thâm thấu vào trong mỗi cá nhân và lưu truyền qua các thể

hệ, để bản sắc văn hóa dân tộc còn sống mãi Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là bảo vệ chủ quyên quốc gia trên mặt trận văn hóa Từ đó, Đảng ta yêu cầu: Giữ gìn và phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc trong xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đôi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực đạo đức phủ hợp Kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền Quan tâm hơn nữa việc bảo tổn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vat thể của các vùng miền, của đồng các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của thời đại Phát triển sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới

Hai là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành nguồn động lực

to lớn đề toàn thê dân tộc Việt Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Ngay trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 xác định: Văn hóa là một trong ba mặt trận và chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam dân tộc, khoa học và đại chúng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “7è hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! Không

có gi quy hon độc lập, tự do!”; “Nước Việt Nam là một, Dán tộc Việt Nam là một! Sông

có thê cạn, múi có thể mòn, song chân lÿ đó không bao giờ thay đồi!” đã trở thành lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, là hồn cốt thiêng liêng của Văn hoá Việt Nam.Hiện nay, Đảng ta xác định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là

Ngày đăng: 10/02/2025, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 2238/OD-TTg, ngay 30-12-2021, phê duyệt “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2021
17.Nguyễn Phú Trọng (2021), “R&amp;a sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá tr; đặc sắc của nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tạp chí Cộng san, $6 979 (12-2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: R&a sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá tr; đặc sắc của nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Năm: 2021
27. Giữ gìn và phát triển “sức mạnh mê” văn hóa rong thời kỳ mới, truy cập ngày 11/10/2022, theo link: https://congan.sonla.gov.vn/giu-gin-va-phat-trien-suc-manh-mem-van-hoa-trong-thoi-ky-moi/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: sức mạnh mê
1. Bộ Chính trị (2020), Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 vẻ tiếp tực thực hiện Ngh; quyết số 33-NQ/TW cua Ban Chap hanh Trung ương Đáng khóa XI về xây dựng vàphát triển văn văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bên vững đất nước Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Dang Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa II), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), ăn kiện Hội nghị Irung ương 9 (khóa Xj), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), ⁄ăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam(2016), ⁄ăn kiện Đại hội dai biểu toàn quốc lần thứ X7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
7.. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tap L, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. H6 Chi Minh (2011), Zodn tap, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
10. Hỗ Chí Minh (2011), 7oàn ứáp, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
11. Hồ Chí Minh(2011), 7oàn /áp, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
12. Nguyễn Thanh Hải (2022), Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam theo tinh than Dai héi XIII cua Đảng, Tạp chí Cộng san Khác
13. Tông cục Thống kê (2023), Niên giám thống kê năm 2022, Nxb Thông kê, Hà Nội Khác
15. Hoàng Bá Thịnh (2022), Xáy dựng gia đình Việt Nam: Những thành tựu nội bật, ván đê đặt ra và giải pháp chính sách, Tạp chí Cộng sản Khác
16. Nguyễn Phú Trọng(2021), Một số vấn đẻ lý luận và thực tiền về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
18. Tran Ngọc Thêm (2021), Triết lý giáo dục và Văn hóa giáo dục đề xây dựng một xã hội phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
19. C. Mac va Ph. Angghen (2004), Zodn tap, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
20. V.IL.Lênin (2005), 7oàn áp, tập 1§, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN