1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó trong hoạt Động kinh doanh và quản lý khoản phải thu tại cty cổ phần hàng hải tiêu Điểm

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Luận Của Phép Biện Chứng Duy Vật Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Hoạt Động Kinh Doanh Và Quản Lý Khoản Phải Thu Tại Cty Cổ Phần Hàng Hải Tiêu Điểm
Tác giả Huỳnh Hải Nam
Người hướng dẫn TS. Lại Văn Nam
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Trong triết học Mác,thuật ngữ siêu hình được hiểu theo nghĩa là phương pháp xem xét sự tồn tại của sự vật,hiện tượng và sự phản ánh của chúng vào tư duy con người trong trạng thái biệt l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HUỲNH HẢI NAM MSSV: 5201606T034 TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Vận Dụng Nguyên Tắc Phương Pháp Luận Của Phép Biện Chứng Duy Vật Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Hoạt Động Kinh Doanh Và Quản Lý Khoản Phải Thu Tại Cty Cổ Phần Hàng

Hải Tiêu Điểm

Giảng viên hướng dẫn: TS.Lại Văn Nam

Ngành: Tài Chính – Ngân HàngLớp: TCNH K16.1

TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 12/2020

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG 2 1.1 Khái quát về sự hình thành, phát triển của phép biện chứng trong lịch

sử triết học 2

1.1.1 Khái niệm “ biện chứng” và khái niệm siêu hình 21.1.2 Phép biện chứng duy vật chất phác, sơ khai trong lịch sử triết họcphương Đông, phương Tây thời kỳ cổ đại 31.1.3 Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII,đầu thế kỷ XIX) 51.1.4 Sự hình thành, phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết họcMác – Lênin 7

1.2 Các Nguyên Lý Phạm Trù Và Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật 8

1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 91.2.2 Các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứngduy vật 10

1.3 Những Nguyên Tắc Phương Pháp Luận Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật Trong Nhận Thức Và Thực Tiễn 12

1.3.1 Những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duyvật 12

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CỦA NGÀNH VẬN VẢI Ở VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI TIÊU ĐIỂM 17 2.1 Thành tựu đạt được và những khó khăn thách thức của ngành vận tải17

2.1.1 Những thành tựu ngành vận tải ở Việt Nam đã đạt được 172.1.2 Những khó khăn, thách thức đối với ngành vận tải ở Việt Nam 19

Trang 3

2.1.3 Tình hình hoạt động và công tác quản lý khoản nợ phải thu của Công ty

Hàng Hải Tiêu Điểm 20

2.1.4 Một vài gợi ý về quản lý khoản phải thu của Công Ty 24

KẾT LUẬN 25

PHỤ LỤC 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

Lời Mở Đầu

Từ xa xưa con người con người luôn luôn tìm hiểu giữa nhận thức và tư duy thìhai vấn đề này có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh? Khả năng nhận thứcthế giới hiện thực của của con người ở mức độ nào? Khi con người ở mức nhận thức

ấy thì việc áp dụng các hiểu biết, nhận thức vào thực tiễn như thế nào? Và đây lànhững vẫn đề cơ bản của Triết học Trong Triết học Mác – Lênin, phép biện chứng duyvật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp conngười nhận thức được thế giới Vậy phép biện chứng là gì và nó có ý nghĩa như thếnào đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

Chúng ta hãy xem xét các vấn đề dưới đây trong các khía cạnh, để tìm hiểu thêm

về phương pháp biện chứng thông qua cách tìm hiểu về hoạt động của Công ty HàngHải Tiêu Điểm

Trang 5

Chương I: Phép Biện Chứng

1.1 Khái quát về sự hình thành, phát triển của phép biện chứng trong lịch

sử triết học.

1.1.1 Khái niệm “ biện chứng” và khái niệm siêu hình

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng đã là tri thức đúng thì không thể có mâu thuẫntrong tri thức đó và quá trình đi tới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫntrong lậ luận Và cũng từ Hy Lạp là nơi phát xuất thuật ngữ “biện chứng” từ gốc làdialektica (với nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận) Theo nghĩa này biện chứng

là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý, bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong lậpluận của đối phương và bảo vệ lập luận của mình

Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được hiểu là cái đối lập với thuậtngữ “siêu hình” Biện chứng, vừa lý luận, đồng thời cũng vừa là phương pháp xem xét

sự vật trong trạng thái lien hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trongquá trình vận động, phát triển không ngừng Phương pháp biện chứng không chỉ nhìnthấy sự vật, hiện tượng riêng biệt, mà còn nhìn thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa hai mốiquan hệ này, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy sự hình thành và tiêuvong của sự vật hoặc sự việc, không chỉ thấy trạng thái tĩnh, mà còn thấy trạng tháiđộng của sự vật, hiện tượng Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng “ xem xétnhững sự vật và những phản ánh trong tư tưởng, trong mối lien hệ qua lại lẫn nhau củachúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng”Thuật ngữ “siêu hình” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Metaphysica với nghĩa là

“những gì sau vật lý học” Theo Arixtốt (384-322 TCN), “những gì sau vật lý học” lànhững hiện tượng “siêu vật lý” thuộc về tinh thần, ý thức là bản chất của sự vật, hiệntượng mà theo ông đó được gọi là “vô hình” hay “siêu hình” Trong triết học Mác,thuật ngữ siêu hình được hiểu theo nghĩa là phương pháp xem xét sự tồn tại của sự vật,hiện tượng và sự phản ánh của chúng vào tư duy con người trong trạng thái biệt lập,nằm ngoài mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và trong trạng thái không vậnđộng, phát triển còn nếu có vận động phát triển thì cũng chỉ thay đổi về lượng chứkhông thay đổi về chất Siêu hình là phương pháp có tính một chiều, tuyệt đối hóa mặtnày hay mặt kia, phủ nhận các khâu trung gian, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,hiện tượng Các nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung

2

Trang 6

hòa, có là có, không là không hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại sự vật hiện tượng khôngthể vừa là chính nó, vừa lại là cái khác đó, nó là khẳng định và phủ định tuyệt đối, bàitrừ lẫn nhau Ph.Ăngghen khẳng định, phương pháp siêu hình “ chỉ nhìn thấy những sựvật riêng biệt, mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìnthấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong củanhững sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của sự vật ấy mà quên mất sự vận độngcủa những sự vật ấy như chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”

Tóm lại, phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật một cách máymóc, biệt lập, bất biến với tư duy cứng nhắc, không linh hoạt, còn phương pháp biệnchứng là phương pháp xem xét sự vật một cách sinh động trong mối liên hệ ràng buộcnhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với tư duy sâu sắc, mềm dẻo,linh hoạt và uyển chuyển Ph.Ăngghen đã chỉ ra “điều căn bản” của phép biện chứng

là “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên

hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêuvong của chúng”

1.1.2 Phép biện chứng duy vật chất phác, sơ khai trong lịch sử triết học phương Đông, phương Tây thời kỳ cổ đại.

Phép biện chứng “tự phát” thời cổ đại được thể hiện khá rõ nét trong triết học Ấn

Độ, Hy Lạp, Trung Quốc cổ đại Trong Phật giáo, quan niệm về nhân duyên, vô ngã,

vô thường đã chứa đựng những tư tưởng biện chứng sơ khai sâu sắc nhất Trong thuyết

Âm Dương, “Âm – Dương” là khởi nguồn của vạn vật “Âm – Dương” thể hiện dướidạng những mặt đối lập phong phú và đa dạng như: trắng – đen, sáng – tối, thiện – ác,thịnh – suy, cao – thấp,… “Âm – Dương” tồn tại trong mối liên hệ quy định lẫn nhautạo ra sự thống nhất giữa cái bất biến với cái biến đổi, giữa cái duy nhất với cái thiểu

số, đa dạng, phong phú Trong thuyết Ngũ hành, năm yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa– Thổ tồn tại và biến đổi trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc với nhau Các yếu

tố đó ràng buộc, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, tạo ra sự biến đổitrong vạn vật Lão Tử ( khoảng thế kỷ V TCN) cho rằng vạn vật bị chi phối bởi hailuật phổ biến là quân bình và phản phục Luật quân bình luôn giữ cho sự vận động củavạn vật theo một trật tự điều hòa trong tự nhiên, không thái quá, không bất cập Luậtphản phục chỉ ra rằng sự vật phát triển tột độ, thì lại trở thành cái đối lập với nó Trong

Trang 7

Đạo đức kinh còn có những tư tưởng biện chứng trực quan khi cho rằng bất kỳ sự vậthiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất giữa hai mặt vừa đối lập vừa xung khắc vớinhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau,… Trong thế giới “ cái gì khuyết

ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ thì mới lại, cái gì ít sẽ được, cái

gì nhiều thì mất” và “ nếu muốn cho sự vật nào đó suy tàn thì tạm thời làm cho hưngthịnh lên, để cho nó phát triển đến tột cùng, tất nhiên nó sẽ đổi sang mặt ngược lại, nếumuốn thu lại, hãy mở ra, muốn đoạt lấy hãy cho đi…”

Có thể nói rằng các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, đều là những nhà biện chứngbẩm sinh, luôn nhìn thế giới trong sự vận động, biến đổi không ngừng Theo Hêraclít “thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh viễn của sự thống nhất giữacác mặt đối lập” chẳng hạn như già – trẻ, sống – chết, nóng – lạnh, cao – thấp, cứng –mềm.v.v Tư tưởng biện chứng của Hêraclít phản ánh sự vận động, biến đổi của thếgiới vật chất nhờ phát hiện ra mâu thuẫn nội tại của sự vật, hiện tượng Ông coi sự vậnđộng, biến đổi của thế giới cũng giống như sự chuyển động trôi đi của một dòng song

mà ông đã xây dựng trong học thuyết về dòng chảy Với quan niệm như vậy, Hêraclít

đã khái quát một số phạm trù của phép biện chứng như logos để luận ban về nhữngquy luật khách quan của thế giới vật chất và coi đó là nội dung cơ bản của phép biệnchứng Sau Hêraclít, phép biện chứng cổ đại được hoàn thiện tiếp tục và phát triển vớinhiều nội dung phong phú Như Xôcrát, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ biện chứngtheo nghĩa nghệ thuật tranh luận, hướng các bên cùng tập trung tới vấn đề tranh luận,với mục đích đạt được chân lý bằng con đường đối lập các ý kiến qua hình thức hỏi –đáp Tư tưởng này được tiếp tục phát triển trong quan niệm biện chứng của Platôn.Nhà triết học Platôn cho rằng phép biện chứng là nghệ thuật tìm ra các khái niệm đúng

là việc phân chia và gắn kết các khái niệm đúng là việc phân chia và gắn kết các kháiniệm, băng công cụ hỏi – đáp để xác định đúng bản chất của các khái niệm Phép biệnchứng của Arixtốt đưa ra tư tưởng về các phạm trù, quy luật và xây dựng các hình thức

cơ bản của tư duy Ph Ăngghen khẳng định “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều lànhững nhà biện chứng tự phát bẩm sinh và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhàtriết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát, ngây thơ và trựcquan Các nhà triết học cổ đại nghiên cứu sự vận động, phát triển của sự vật, hiệntượng trong bức tranh chung, chỉnh thể về thế giới Do trình độ còn thấp kém về khoa

4

Trang 8

học, nên phép biện chứng cổ đại mới chỉ là những quan điểm biện chứng mộc mạc,mang tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở những kinh nghiệm trực giác, mà chưađược minh chứng bằng các tri thức khoa học Ph Ăngghen khẳng định: “Hình thức thứnhất là triết học Hy Lạp Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chấtthuần phát tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu” Mặc dù cònnhiều hạn chế, nhưng nhìn chung, phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là chỉnh thểthống nhất, giữa các bộ phận phong phú, sinh động của thế giới có mối quan hệ qualại, thâm nhập, tác động và quy định lẫn nhau, thế giới không ngừng vận động, biếnđổi Những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là cơ sở để phép biệnchứng phát triển lên các hình thức cao hơn.

1.1.3 Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX)

Phép biện chứng cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ, qua Phíchtơ, Sêlinh vàphát triển đến đỉnh cao trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen Ph Ăngghenkhẳng định “hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với cácnhà khoa học tự nhiên Đức là triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen” Va có thểnhận xét một cách khái quát rằng đặc trưng của phép biện chứng trong triết học cổđiển Đức (phân biệt với phép biện chứng chất phác thời cổ đại) là mối liên hệ nội tạisâu sắc của nó gắn liền với học thuyết về tính tích cực của chủ thể nhận thức

Là người sáng tạo ra triết học cổ điển Đức và phép biện chứng duy tâm, Cantơ đãkhởi xướng nhiều tư tưởng biện chứng lỗi lạc mà sau này Phíchtơ, Sêlinh và Hêghen

kế thừa có phê phán, bổ sung và phát triển lên một trình độ mới Tư tưởng biện chứngcủa Cantơ cơ bản là tư tưởng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập, theo đó sự thốngnhất và thâm nhập lẫn nhau giữa các mặt đối lập là động lực của sự vận động và pháttriển Động lực đó có trước vật chất và vận động tách rời vật chất Trong triết họcPhíchtơ, tư tưởng biện chứng, cơ bản là tư tưởng cho rằng mâu thuẫn là nguồn gốc của

sự phát triển Mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn tại trong ý thức, thể hiện vận động tiến

bộ của tư duy trong quá trình nhận thức Trong triết học Sêlinh, tư tưởng biện chứng là

tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, tư tưởng về sự thống nhất biện chứng của tự nhiên,

về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tự nhiên

Trang 9

Trong triết học Hêghen, phép biện chứng duy tâm được phát triển đến đỉnh cao,với hình thức và nội dung phong phú Để xây dựng phép biện chứng Hêghen đãnghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều phạm trù khác nhau như tồn tại, hư vô, sinh thành,chất, lượng, độ, điểm, nút, v.v cùng với các quy luật tạo thành một hệ thống lý luậnthống nhất Về hình thức, phép biện chứng duy tâm của Hêghen đã bao quát cả ba lĩnhvực, bắt đầu từ các phạm trù logic thuần túy, đến lĩnh vực tự nhiên và kết thúc bằngbiện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử Về nội dung, Hêghen chia phép biện chứngthành tồn tại, bản chất và khái niệm Tồn tại là cái vỏ bên ngoài, trực tiếp, dễ nhận thấynhất mà con người có thể cảm giác và được cụ thể hóa trong các phạm trù chất, lượng

và độ Bản chất là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận thức được bằng cảmgiác, tồn tại trong mâu thuẫn đối lập với chính mình và được thể hiện trong các phạmtrù “hiện tượng – bản chất”, “hình thức – nội dung”, “ngẫu nhiên – tất nhiên”, “khảnăng – hiện thực”, Còn khái niệm là sự thống nhất giữa tồn tại với bản chất là cái vừatrực tiếp có thể cảm giác được, vừa gián tiếp không thể cảm giác được, được thể hiệntrong các phạm trù “cái phổ biến”, “cái đặc thù”, “cái đơn nhất” Phép biện chứngtrong giai đoạn nay là “sự phát triển”, nghĩa là sự chuyển hóa từ cái trừu tượng đến cái

cụ thể nhất, từ chất này sang chất khác, được thực hiện nhờ giải quyết mâu thuẫn Pháttriển, được coi là sự phát triển tịnh tiến của “ý niệm tuyệt đối”, từ tồn tại đến bản chất,

từ bản chất đến khái niệm, trong đó khái niệm vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồngthời là “ý niệm tuyệt đối” Hêghen coi phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phépbiện chứng với phạm trù trung tâm là “tha hóa” và khẳng định “tha hóa” được diễn ra

ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần

Các nhà biện chứng cổ điển Đức, mà Hêghen là điển hình, đã áp dụng phép biệnchứng vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Qua đó đã xâydựng được hệ thống phạm trù, quy luật chung, thống nhất, có logic chặt chẽ của nhậnthức tinh thần và trong một ý nghĩa nào đó là của cả hiện thực vật chất Mặc dù cónhiều “hạt nhân hợp lý” và, “lấp lánh mầm mống phôi thai của chủ nghĩa duy vật”,nhưng phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức vẫn còn mắc những phảinhững hạn chế nhất định Theo V.I Lênin, những kết luận trong phép biện chứng duytâm của triết học cổ điển Đức là những phỏng đoán tài tình về “biện chứng của sự vậttrong biện chứng của khái niệm” Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức

đã hoàn thành cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng đó lại ở tận

6

Trang 10

trên trời, chứ không phải ở dưới trần gian, trong cuộc sống hiện thực của loài người và

do vậy phép biện chứng đó cũng “không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu,tóm lại là bị xuyên tạc” Do vậy, học thuyết của Hêghen đã tạo ra một khoảng rộng chocác quan điểm thực tiễn có tính chất đảng phái và hết sức khác nhau xuất hiện.Theo V.I Lênin, cống hiến lớn nhất của phép biện chứng duy tâm trong triết học

cổ điển Đức, đặc biệt là của Hêghen là đã trở lại đúng bản thể của phép biện chứng,coi biện chứng như một phương pháp xem xét và đối lập với phương pháp siêu hìnhthế kỷ XVII, XVIII Nếu phép biện chứng cổ đại chủ yếu được đúc rút từ kinh nghiệmcuộc sống hàng ngày, thì phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức, đa trởthành hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh và trong một chừng mực nhất định đã trởthành một phương pháp tư duy triết học phổ biến Lần đầu tiên, phép biện chứng thểhiện với tư cách là logic biện chứng, khắc phục một số hạn chế của logic hình thức.Lênin cho rằng phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức, đã tạo ra bướcquá độ chuyển biến về thế giới quan và lập trường từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sangthế giới quan khoa học duy vật biện chứng Tuy nhiên, với những hạn chế của phépbiện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức, khi khoa học tự nhiên phát triển sanggiai đoạn tổng quát, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượngtrên quan điểm duy vật, thì tất yếu tư tưởng biện chứng đó sẽ bị phủ định và thay thếbằng phép biện chứng duy vật

1.1.4 Sự hình thành, phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin

Trước Mác, chủ nghĩa duy vật thường tách rời khỏi phép biện chứng Trong khi

đó, phép biện chứng lại được nghiên cứu và phát triển trong một số học thuyết triếthọc duy tâm, đặc biệt là trong triết học Hêghen Vì vậy để xây dựng triết học mácxít C.Mác và Ph Ăngghen đã cải tạo một cách biện chứng chủ nghĩa duy vật cũ, giải thoátchủ nghĩa duy vật ra khỏi tính máy móc siêu hình, đồng thời cải biến một cách duy vậtphép biện chứng duy tâm của Hêghen Trên cơ sở đó, các ông đã kiến tạo nên triết họcmácxít, mà về bản chất, đó là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phépbiện chứng Như vậy, trong triết học mácxít, chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vậtbiên chứng, còn phép biện chứng là phép biện chứng duy vật

Trang 11

Ph Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và

“Phép biện chứng là môn học khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động

và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” V.I Lênin viết

“Phép biện chứng, tức là học thuyết của sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất,sâusắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của conngười, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”

C Mác và Ph Ăngghen đã kế thừa và phát triển sáng tạo, những “hạt nhân hợplý” trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, mà trực tiếp là phép biện chứng duy tâmcủa Hêghen và đặt nó trên nền tảng thế giới quan duy vật Phép biện chứng duy vật là

sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, giữa lýluận nhận thức và logic biện chứng Sự xuất hiện của phép biện chứng duy vật là cuộccách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp tư duy có sự khác vềchất, so với các phương pháp tư duy trước đó, là “phương pháp mà điều căn bản là nóxem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệqua lại lẫn nhau giữa chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêuvong của chúng”

Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác caotrong mọi hoạt động Những luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sựnghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như từ lịch sử xã hội loài người Mỗi nguyên

lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ sởkhoa học Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phátđến tự giác và trở thành phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thựctiễn cách mạng Trong khi vạch ra những tính chất biện chứng chung nhất của thế giới,thông qua những phạm trù, quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tựnhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật rút ra nhưng quan điểm, nguyên tắcxuất phát để chỉ đạo việc hoạch định phương pháp cho mọi hoạt động của con người

Đi sâu vào từng nguyên lý, phạm trù và quy luật của phép biện chứng duy vật, chúng

ta sẽ càng thấy rõ sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và phương pháp của phép biệnchứng duy vật

1.2 Các Nguyên Lý Phạm Trù Và Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật.

8

Trang 12

1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.

a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để kháiquát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng,hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng Cơ sở của mốiliên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó các sự vật, hiện tượngtrong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ lànhững dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất

Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng luôn giữ vai tròkhác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự, vật hiện tượng Trong hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn, không được tuyệt đối hóa mối quan hệ nào và cũngkhông được tách rời mối liên hệ này khỏi mối liên hệ khác, bởi trên thực tế, các mốiliên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng.Nguyên lý về môi liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới trongnhững mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng, sinhđộng trong hiện thực khách quan Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của

sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổbiến và được quy định bằng nhiều môi liên hệ có hình thức, vai trò, tác động rất khácnhau Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con người rút ra những quan điểm,nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn, hiệuquả

b) Nguyên lý về sư phát triển

Trong phép biện chứng duy vật, phát triển là khái niệm dùng để khái quát quátrình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn Quá trình đó vừa diễn ra dần dần , vừa có bước nhảy vọt làm cho sựvật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật hiện tượng mới về chất ra đời Phát triển là quá trình

tự thân của sự vật, hiện tượng vật chất Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữacác mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng Phát triển đi theo đường “xoáy ốc”, cáimới xuất hiện dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sởcao hơn Sự phát triển còn thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụtlùi tương đối trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng, quá trình vật chất

Trang 13

Phát triển là trường hợp đặc biệt của vận động Trong quá trình phát triển, sự vật,hiện tượng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn làm cho cơ cấu tổ chức,phương thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn Phát triển

có tính khách quan, phổ biến, đa dạng Từ nguyên lý về sự phát triển, con người rút rađược những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn

1.2.2 Các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.

a) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Các mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duyvật khái quát thành các phạm trù cơ bản như cái riêng, cái chung, cái đơn nhất, tấtnhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, khả năng vàhiện thực, nội dung và hình thức,… Chúng được hình thành và phát triển trong quátrình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội Các phạm trù cái riêng,cái chung, cái đơn nhất, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng là cơ sởphương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp,khái quát hóa, trừu tượng hóa để từ đó nhận thức được toàn bộ các mối liên hệ theo hệthống Các phạm trù nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực là cơ sở phươngpháp luận, chỉ ra mối liên hệ và sự phát triển giữa các sự vật, hiện tượng là một quátrình Các phạm trù nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng cáchình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của cácphương pháp nhận thức và thực tiễn Các phạm trù cơ bản được coi như các quy luậtkhông cơ bản, chi phối sự tồn tại, xuất hiện, vận động và biến đổi của sự vật, hiệntượng trong thế giới

b) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Bên cạnh các cặp phạm trù, phép biện chứng duy vật còn khái quát ba quy luậtphổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy Đó là quy luậtchuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, quyluật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định.Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất vàngược lại, chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Trong đó,

10

Trang 14

chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật là sự thống nhất hữu cơ giữa cácthuộc tính làm cho nó là nó, mà không phải là cái khác Lượng là tính quy định kháchquan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhiệp điệu của sự vận động,phát triển của sự vật, cũng như các thuộc tính của nó Môi sự vật đều là sự thống nhấtgiữa chất và lượng Giới hạn mà trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa tạo

ra những thay đổi căn bản về chất, gọi là độ Nhưng thay đổi về lượng quá giới hạn độ,

sẽ làm cho chất của sự vật biến đổi căn bản Điểm mà tại đó có sự thay đổi căn bản vềchất được thực hiện gọi là Điểm nút Bước nhảy là bước phát triển làm thay đổi cănbản về chất của sự vật, do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra Mối quan hệ giữa sựthay đổi về lượng và sự thay đổi về chất còn có chiều ngược lại Đến lượt nó, sự thayđổi về chất lại tác động đến lượng, thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển Mối quan hệgiữa chất và lượng là chuỗi biện chứng vô tận của hiện thực khách quan

Nghiên cứu và nắm được nội dung quy luật lượng – chất, giúp ta tránh được tưtưởng nóng vội, chủ quan, muốn đốt cháy giai đoạn tích lũy về lượng Đồng thời còntránh được tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi về lượng, không kịp thời chuyển nhữngthay đổi về lượng sang những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóasang những thay đổi mang tính cách mạng va ngược lại, không biết sử dụng chất mới

để thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển, hình thành cái mới

Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân” củaphép biện chứng duy vật là quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực của vận động, pháttriển Theo phép biện chứng, mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi tráingược nhau Mọi sự vật đều có những mặt đối lập Sự tác động giữa các mặt đối lậptạo thành mâu thuẫn bên trong sự vật Các mặt đối lập vừa thống nhất, lại vừa đấutranh, chuyển hóa với nhau Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời, đấu tranh làtuyệt đối, vĩnh viễn Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc,động lực của sự vân động, sự phát triển của sự vật, hiện tượng

Quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện vàphân tích mâu thuẫn của sự vật, cũng như tìm ra con đường, biện pháp đúng đắn đểgiải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật phát triển

Quy luật phủ định của phủ định, chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiệntượng vật chất Phủ định biện chứng là quá trình khách quan, tự thân là quá trình kế

Ngày đăng: 06/12/2024, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w