NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
Khái quát về chứng cứ và chứng cứ điện tử
1.1.1 Khái niệm chứng cứ và chứng cứ điện tử
Chứng cứ và chứng minh là vấn đề cốt lõi, trọng tâm trong pháp luật tố tụng Bất kỳ một vụ việc nào cũng cần có chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng phải dựa vào chứng cứ để bảo vệ quan điểm của mình đối với sự kiện pháp lý mà các bên đang có tranh chấp hoặc để đưa ra những quyết định, hành vi tố tụng phù hợp có tính thuyết phục đối với các chủ thể khác
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chứng cứ là cái được dẫn ra để làm căn cứ xác định điều gì đó đúng hay sai, thật hay giả” 2
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.” 3 Có thể hiểu, “những gì có thật” là những tình tiết, yếu tố, phản ánh đúng với bản chất của sự kiện phạm tội đã xảy ra như nó vốn có của nó Có thể nói đây chính là những thông tin về sự kiện phạm tội được thu thập và phản ánh lại đúng sự thật, giúp cho người tiến hành tố tụng trong quan hệ tố tụng hình sự nhận thức về vụ việc mang tính hình sự hoặc vụ án hình sự tại thời điểm xem xét, giải quyết
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập
2 Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2001
3 Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
9 được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.” 4
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015: “Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.” 5
Theo quy định của pháp luật tố tụng, “những gì có thật” được hiểu là những tình tiết, yếu tố phản ánh đúng với bản chất của sự kiện pháp lý đã xảy ra như nó vốn có và đang được người tiến hành tố tụng đưa ra xem xét để bảo vệ quan điểm của mình, từ đó có thể bác bỏ quan điểm của chủ thể khác, cũng như dùng để làm cơ sở đưa ra những quyết định, hành vi tố tụng phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm xem xét, giải quyết vụ việc, làm sáng tỏ nội dung, tình tiết để giải quyết các vụ việc một cách đúng đắn
Như vậy, có thể hiểu chứng cứ là những tình tiết, yếu tố phản ánh bản chất của sự kiện pháp lý đã xảy ra một cách khách quan và được các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng đưa ra xem xét để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình trong một vụ việc cụ thể
1.1.1.2 Khái niệm chứng cứ điện tử
Chứng cứ điện tử là một trong những loại chứng cứ quan trọng trong quá trình chứng minh và đã được pháp luật các nước trên thế giới cũng như Việt Nam ghi nhận Tuy nhiên, chưa có khái niệm pháp lý chính thức nào về “chứng cứ điện tử” Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa “chứng cứ điện tử”, có hai cách tiếp cận về chứng cứ điện tử: Chứng cứ điện tử đồng nghĩa với chứng cứ
4 Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
5 Điều 80 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
10 kỹ thuật số hoặc chứng cứ điện tử bao gồm chứng cứ được tạo ra theo kỹ thuật tương tự (analog) như máy ảnh, băng ghi âm, ghi hình và chứng cứ kỹ thuật số
“Theo Hướng dẫn về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (Guidelineson Electronic Evidenceand Explanatory Memorandum) được thông qua bởi Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng Châu Âu ngày 30/01/2019 định nghĩa về chứng cứ điện tử được định nghĩa như sau: “Chứng cứ điện tử có nghĩa là bất kỳ chứng cứ nào phát sinh từ dữ liệu chứa đựng hoặc được tạo ra bởi bất kỳ thiết bị nào mà chức năng của nó phụ thuộc vào một chương trình phần mềm hoặc dữ liệu được lưu trữ trên hay truyền qua hệ thống máy tính hoặc mạng” Như vậy, trong hướng dẫn này Hội đồng Châu Âu cho rằng chứng cứ điện tử trước hết là chứng cứ và dựa vào cách thức khởi tạo của nó để xác định là chứng cứ điện tử
Trong cuốn Handlingand Exchanging Electronic Evidence Across Europe của các tác giả Maria Angle Biasiotti; Jeanne Pia Mifsud Bonnici; Joe Cannataci- Fabrizio Turchi có định nghĩa về chứng cứ điện tử như sau: “Chứng cứ điện tử là bất kỳ dữ liệu nào phát sinh từ đầu ra của một thiết bị tương tự (analog) và/hoặc một thiết bị kỹ thuật số, có giá trị chứng minh tiềm năng và chúng được tạo ra, xử lý lưu trữ hoặc truyền đi bằng bất kỳ thiết bị điện tử nào Chứng cứ kỹ thuật số là chứng cứ điện tử được tạo ra hoặc chuyển đổi sang định dạng số” …
Theo cuốn Electronic Evidence của các tác giả Stephen Mason và Daniel Seng, tác giả đề xuất định nghĩa sau: “Chứng cứ điện tử là dữ liệu (bao gồm đầu ra của các thiết bị tương tự hoặc dữ liệu ở dạng kỹ thuật số) được thao tác, lưu trữ hoặc truyền đi bởi thiết bị máy tính hoặc hệ thống máy tính hoặc hệ thống liên lạc Định nghĩa này khẳng định chứng cứ điện tử là dữ liệu bao gồm tất cả các dạng chứng cứ được tạo ra, thao tác hoặc lưu trữ trong một thiết bị (máy tính).” 6
Ngoài ra, một số tác giả như Maria Angle Biasiotti; Jeanne Pia Mifsud Bonnici; Joe Cannataci-Fabrizio Turchi, Stephen Mason và Daniel Seng hiểu chứng
6 Lê Thị Hòa, Chứng cứ điện tử trong Tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học
11 cứ điện tử bao gồm chứng cứ được tạo ra theo kỹ thuật tương tự (analog) như máy ảnh, băng ghi âm, ghi hình và chứng cứ kỹ thuật số
Như vậy, Hội đồng Châu Âu và các tác giả này hiểu về chứng cứ điện tử và đưa ra định nghĩa về chứng cứ điện tử chỉ dựa vào cách thức khởi tạo của nó, cách hiểu này đơn giản theo đúng bản chất về dữ liệu điện tử
Trong bài viết “Chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại” của tác giả Lê Văn Thiệp đăng trên tạp chí Viện kiểm sát có đưa ra định nghĩa về chứng cứ điện tử như sau: “Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu được khởi tạo, lưu trữ, truyền tải, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử và đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về cách thức khởi tạo và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu cũng như các yếu tố phù hợp khác Chứng cứ điện tử do các chủ thể tham gia quan hệ thương mại điện tử lưu giữ, thu thập cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thu thập nhằm chứng minh cho các yêu cầu của các chủ thể này khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại bằng các phương thức khác nhau trong đó có phương thức giải quyết bằng các thủ tục tố tụng” 7
Đặc điểm và thuộc tính của chứng cứ điện tử
phương tiện điện tử Ví dụ: Chiếc điện thoại di động chứa tin nhắn là chứng cứ của vụ án, thì chiếc điện thoại di động này có thể trở thành vật chứng của vụ án khi cần thiết, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu giữ, kiểm tra
Dữ liệu điện tử có thể là phương tiện chuyển tải, thể hiện các nguồn chứng cứ khác: Lời khai, lời trình bày của đương sự trong nhiều trường hợp được ghi âm, ghi hình, như vậy lời khai, lời trình bày của đương sự được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử
Như vậy, chứng cứ điện tử và các loại chứng cứ khác có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thông qua chứng cứ điện tử cũng có thể củng cố các chứng cứ khác và ngược lại các chứng cứ khác có thể củng cố cho chứng cứ điện tử Ví dụ: Một bên đương sự cung cấp Email thể hiện sự giao kết hợp đồng giữa các bên và bên còn lại có lời khai xác nhận có sự giao kết hợp đồng qua Email; lời khai xác nhận của bên còn lại đã củng cố cho việc có giao kết hợp đồng qua Email
1.2 Đặ điểm và thuộc tính của chứng cứ điện tử
1.2.1 Đặc điểm của chứng cứ điện tử
Chứng cứ điện tử có những đặc điểm riêng khác với chứng cứ thông thường:
Thứ nhất, chứng cứ điện tử không nhìn thấy được bằng mắt thường, không thể cầm, nắm được mà chúng được thể hiện dưới dạng số hóa, được tìm thông qua các lệnh, được lưu giữ trong phương tiện điện tử, thiết bị điện tử hoặc trên mạng thông tin toàn cầu và thông qua quá trình xử lý cho ra các dữ liệu bao gồm số, âm thanh, hình ảnh, để cung cấp thông tin cho các vụ án
Thứ hai, chứng cứ điện tử phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm máy tính Bởi vì, chứng cứ điện tử không thể tồn tại độc lập mà nó được tạo ra từ thiết bị điện tử và các phần mềm ứng dụng và được lưu giữ trong các thiết bị điện tử Phải thông qua những công cụ đặc biệt mới tiếp cận được chứng cứ điện tử, nếu không có ứng dụng phần mềm thích hợp để xem được dữ liệu, không thể đọc hiểu được dữ liệu thì dữ liệu đó trở nên vô nghĩa, không thể sử dụng được
Thứ ba, chứng cứ điện tử không mang tính biên giới, lãnh thổ Chứng cứ điện tử không bị giới hạn bởi biên giới, lãnh thổ vì nó được tạo ra trong không gian ảo, được truyền tải thông qua trung gian công nghệ mà chúng ta có thể sử dụng ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có thiết bị điện tử và phần mềm thích hợp
Thứ tư, chứng cứ điện tử bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của công nghệ Do chứng cứ điện tử không thể tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào thiết bị điện tử, phần mềm nên khi công nghệ phát triển, thiết bị điện tử thay đổi, phần mềm ứng dụng thay đổi, các thiết bị điện tử cũ, phần mềm ứng dụng lỗi thời sẽ không được sản xuất, nâng cấp sẽ làm ảnh hưởng đến chứng cứ điện tử
Thứ năm, chứng cứ điện tử có thể bị tác động, sao chép, phát tán, để bị ẩn hay biến mất hoặc có thể bị thay đổi, phá hủy Chỉ với một máy tính thông thường chúng ta có thể nhân bản, sao chép bất cứ dữ liệu điện tử nào và phát tán, truyền đi một cách nhanh chóng Ví dụ: Một email, tin nhắn có thể gửi cho nhiều người nhận, những người nhận này tiếp tục sao chép, chuyển tiếp cho nhiều người khác, như vậy nhiều bản sao được phân phối một cách nhanh chóng trên toàn thế giới Nếu chứng cứ truyền thống là bản giấy thì chứng cứ này được gửi từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua đường chuyển phát nhanh hoặc bưu chính thông thường, sẽ không được lan truyền nhanh và rộng như chứng cứ điện tử
Thứ sáu, chứng cứ điện tử có khả năng chứa đựng thông tin lớn và có thể được lưu trữ vĩnh viễn nếu được bảo quản đúng cách Việc lưu trữ dữ liệu không tốn nhiều diện tích, chẳng hạn như: Chỉ với một chiếc USB hoặc một máy tính chúng ta có thể lưu trữ rất nhiều hồ sơ điện tử dễ dàng mà không sợ bị tác động vật lý làm hư hỏng như lưu hồ sơ giấy
Thứ bảy, chứng cứ điện tử có tính nguyên bản, bởi dữ liệu điện tử có thể được sao chép không giới hạn về thời gian, bản sao giống y bản gốc và nó mang đầy đủ đặc tính nguyên bản của bản gốc
1.2.2 Thuộc tính của chứng cứ điện tử
Chứng cứ điện tử là một dạng chứng cứ nên có đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ như: Tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp Tuy nhiên, chứng cứ điện tử có những đặc điểm riêng nên việc chứng minh các thuộc tính của chứng cứ điện tử khó khăn hơn chứng cứ truyền thống
Tính khách quan: Chứng cứ điện tử có tính khách quan bởi đây là cơ sở để nhận thức, xác định sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện cần chứng minh Tính khách quan của chứng cứ điện tử được thể hiện ở chỗ chứng cứ điện tử phải là thông tin, dữ liệu có thật, tồn tại nằm ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; thông tin, dữ liệu này có thể được tìm thấy trên máy tính, điện thoại di động, USB, Email Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng không thể tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan của mình mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng Xác định được tính khách quan của chứng cứ điện tử, trong quá trình giải quyết các loại vụ việc giúp Tòa án loại bỏ được những cái không có thật để giải quyết các loại vụ việc bảo đảm được nhanh chóng, đúng đắn Tuy nhiên, chứng cứ điện tử có những đặc điểm riêng khác với chứng cứ truyền thống nên việc xác định sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện cần chứng minh của chứng cứ điện tử là một công việc khó khăn, nhưng vẫn phải được thực hiện giống như việc xác thực các loại chứng cứ khác Phải chứng minh tính xác thực và tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử để đảm bảo tính khách quan của chứng cứ điện tử để sử dụng khi giải quyết các loại vụ việc và loại trừ chứng cứ giả tạo
Tính liên quan: Chứng cứ điện tử có tính liên quan bởi chứng cứ điện tử được Tòa án dựa vào để giải quyết các loại vụ việc, chứng cứ điện tử có mối liên hệ với vấn đề cần phải chứng minh nhằm xác định vấn đề nào đó thuộc đối tượng chứng minh Giữa chứng cứ và các tình tiết, sự kiện cần chứng minh có mối liên quan nhất định, có thể liên quan trực tiếp hoặc liên quan gián tiếp Nhờ chứng cứ điện tử mà Tòa án có thể chấp nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc hoặc đưa ra tin tức về nó Dù cho những tin tức, dấu vết có tồn tại khách quan, có thật nhưng không liên quan đến vụ việc cụ thể, không thể xác định được sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện cần chứng minh đối với
20 vụ việc cụ thể thì cũng không được xem là chứng cứ đối với vụ việc đó Như vậy, chứng cứ điện tử được sử dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể phải có tính liên quan vì thông qua nó Tòa án có thể khẳng định ngay được có hay không tình tiết, sự kiện của vụ việc, có chứng minh cho một sự thật, hiện tượng nào đó tồn tại hoặc không tồn tại, cũng có thể chứng minh kết quả của một hành động, nếu không có tính liên quan thì không được xem là chứng cứ đối với vụ việc cụ thể đó Trong quá trình giải quyết vụ việc, căn cứ vào tính liên quan của chứng cứ thì Tòa án có thể loại bỏ được những tình tiết không liên quan đến vụ việc Từ đó, không phải xác minh làm rõ chúng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn Tuy nhiên, đối với chứng cứ điện tử thì việc chứng minh tính liên quan của nó không đơn giản, bởi đặc điểm của chứng cứ điện tử là việc tạo ra dấu vết dữ liệu điện tử là hành động của con người nhưng phải thông qua phần mềm hoặc thiết bị điện tử Trong các tình huống phức tạp, cần phải có sự hiểu biết của chuyên gia để lý giải Việc xác định định tính liên quan của chứng cứ điện tử giúp cho các chủ thể tiến hành tố tụng thu thập, đánh giá chứng cứ điện tử hợp lý, đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng đắn
Tính hợp pháp: Chứng cứ điện tử có tính hợp pháp bởi chứng cứ điện tử được rút ra từ nguồn dữ liệu điện tử, được pháp luật ghi nhận và không thể tách rời quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ điện tử theo trình tự thủ tục đúng theo quy định của pháp luật Trong quá trình giải quyết các loại vụ việc, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ Đối với những gì rút ra không phải từ các nguồn do pháp luật quy định, không được thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ, đồng thời chúng không được sử dụng để giải quyết vụ việc Tính hợp pháp là một thuộc tính buộc chứng cứ phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng và chỉ được áp dụng các biện pháp tố tụng được luật cho phép, thì chứng cứ mới được chấp nhận về mặt hình thức Vì chứng cứ điện tử là loại chứng cứ mới nên biện pháp, trình tự, thủ tục thu thập loại chứng cứ này còn gặp nhiều lúng túng do pháp luật chưa quy định trình tự, thủ tục thu thập, đánh giá chứng cứ
Phân loại chứng cứ điện tử
Có nhiều quan điểm về phân loại chứng cứ điện tử như:
“Phân loại chứng cứ điện tử căn cứ vào cách thức khởi tạo, chứng cứ điện tử được phân loại thành chứng cứ tạo ra bởi người và chứng cứ tạo ra bởi máy; căn cứ vào tính chất dữ liệu, chứng cứ điện tử được phân loại thành content data (dữ liệu nội dung), trafic data (dữ liệu lưu lượng truy cập), subscriber data (dữ liệu thuê bao); căn cứ vào các hình thức tồn tại của chứng cứ điện tử, có thể có nhiều loại chứng cứ điện tử như (i) thông tin được đăng trên các nền tảng trực tuyến như trang web, blog; (ii) thông tin liên lạc qua các dịch vụ mạng như tin nhắn văn bản, email, tin nhắn tức thời và các nhóm liên lạc; (iii) thông tin về hồ sơ như đăng ký người dùng, nhận dạng danh tính, giao dịch điện tử, hồ sơ giao tiếp, nhật ký đăng nhập; (iv) các tệp được lưu trữ trong thiết bị điện tử, bao gồm tài liệu, hình ảnh, âm thanh, video và chương trình máy tính; và (v) thông tin khác được lưu trữ hoặc xử lý hoặc chuyển giao dưới dạng dữ liệu điện tử có thể chứng minh sự thật.” 22
Hoặc phân loại chứng cứ điện tử căn cứ vào cấu tạo, chứng cứ điện tử được chia thành chữ ký điện tử, chữ ký số, mật mã điện tử, ký hiệu điện tử, thông điệp dữ liệu điện tử (thông điệp dữ liệu), tài liệu lưu trữ điện tử (tài liệu điện tử); căn cứ vào nguồn chứng cứ điện tử, chứng cứ điện tử chia thành chứng cứ điện tử do con người tạo ra và chứng cứ điện tử do máy tính tự động tạo ra; căn cứ vào khả năng lưu trữ, chứng cứ điện tử được chia thành dữ liệu điện tử truyền thông và dữ liệu điện tử trong hệ thống Thông tin và Truyền thông 23
Chứng cứ điện tử là thông tin phản ánh hoạt động của con người, việc phân loại chứng cứ điện tử hợp lý sẽ chứng minh được hành vi khách quan của con người
22 Nguyễn Thị Hòa, Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021
23 Nguyễn Thành Minh Chánh, Pháp luật về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp số 24 (448) – T12/2021
22 khi thực hiện một tình huống pháp lý Một tài liệu hoặc thông tin điện tử sẽ bao gồm nhiều dữ liệu khác nhau, mỗi loại dữ liệu khác nhau sẽ tương ứng với một chứng cứ điện tử khác nhau Ví dụ: Email bao gồm dữ liệu truyền tải nội dung, nơi truyền đi và đến, thời gian truyền đi …
Chưa có căn cứ để phân loại chứng cứ điện tử cụ thể, tuy nhiên để phân loại chứng cứ điện tử, có thể áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật giao dịch điện tử:
“Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác” 24
“Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác” 25
Dựa vào các căn cứ trên, có thể chia chứng cứ điện tử thành các loại:
Căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi giữ liệu điện tử, chứng cứ điện tử được chia thành chứng cứ điện tử do con người tạo ra và chứng cứ điện tử do máy tính tự động tạo ra
Chứng cứ điện tử do con người tạo ra: Là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra bởi hành vi của con người và được lưu trữ trong bộ nhớ điện tử như văn bản (các file word, excel), bảng biểu, thư điện tử, các cuộc trò chuyện Dữ liệu do con người tạo ra phản ánh được bản chất riêng của từng người còn dữ liệu do máy tính tạo ra thì không phản ánh bản chất riêng
Chứng cứ điện tử do máy tính tự động tạo ra: Là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra từ việc xử lý các dữ liệu đầu vào đã được xác định trước bởi chương trình máy tính như thỏa thuận trực tuyến “tôi chấp nhận”, “tôi đồng ý với điều khoản”
24 Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự
25 Khoản 3 Điều 14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005
23 trên phần mềm, lịch trình thanh toán, mẫu thông tin đăng ký trực tuyến, lịch sử giao dịch
Chúng ta có thể lấy chứng cứ điện tử từ rất nhiều thiết bị điện tử như: Đối với điện thoại di động: Tin nhắn, các cuộc gọi, ghi âm, lịch sử web; Còn đối với máy tính thì ổ đĩa rời, bộ định tuyến, đĩa CD chứa dữ liệu Hoặc các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử, máy chủ, trang web cũng là nguồn cung cấp dữ liệu điện tử quan trọng Khi có yêu cầu của các cơ quan tố tụng, họ sẽ cung cấp những thông tin về người sử dụng các dịch vụ, các bản sao những dữ liệu máy tính, nhật ký truyền dữ liệu,…
Dữ liệu do con người tạo ra thường đi kèm với dữ liệu do máy tính tạo ra Ví dụ: Email do con người tạo ra thể hiện nội dung riêng của từng người đây được xem là dữ liệu do con người tạo ra, đi kèm với dữ liệu do con người tạo ra là dữ liệu do máy tính tạo ra thể hiện thông tin như email được gửi đi thời gian nào, gửi cho một người hay nhiều người …
Căn cứ vào cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác, chứng cứ điện tử được chia thành: Chữ ký điện tử, chữ ký số
Chữ ký điện tử: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một các logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký” 26 Chữ ký điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận được người ký thông điệp dữ liệu đó và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký Như vậy, chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu như văn bản, video hoặc hình ảnh, chữ ký điện tử để xác định người chủ của dữ liệu đó Chữ ký điện tử bao gồm: Chữ ký số, mật mã điện tử, ký hiệu điện tử, thông điệp dữ liệu điện tử, tài liệu lưu trữ điện tử
26 Khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử năm 2005
Mật mã điện tử: Là phương pháp ẩn thông tin bằng cách sử dụng các mã và chỉ những người có mục đích sử dụng thông tin đó mới có thể đọc và xử lý nó nhằm bảo mật thông tin dữ liệu đó; một mật mã được bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân khi truyền qua các kênh công khai thành một biểu mẫu, để giải mã thì cần phải có một khóa điện tử phù hợp
Vai trò của chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, dữ liệu điện tử trở thành một phần tất yếu trong các giao dịch, trao đổi thông tin trên môi trường internet Giao tiếp điện tử đã trở thành phương tiện thích hợp để kinh doanh và trở nên phổ biến, không một cá nhân hay tổ chức nào có thể tách rời được máy tính và mạng máy tính Sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng làm tăng các tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến chứng cứ điện tử, dẫn đến sự thay đổi trong đánh giá chứng cứ tại Tòa án
Như đã nói ở trên, dữ liệu điện tử trong giao dịch thương mại cũng chính là nguồn chứng cứ điện tử, chứng cứ điện tử có giá trị rất lớn, được sử dụng để chứng
26 minh trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại Chứng cứ điện tử có giá trị chứng minh độc lập hoặc có giá trị bổ trợ cho các chứng cứ truyền thống khác khi chứng minh
Trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, đương sự phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự, tuy nhiên, nhiều trường hợp đương sự cung cấp chứng cứ điện tử không có giá trị chứng minh do thu thập, lưu trữ chứng cứ điện tử không đầy đủ dẫn đến thông tin bị đứt quãng, không logic với các chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án Vì vậy, để đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, chứng cứ điện tử cần có sự rõ ràng, không bị ẩn, bị thay đổi, phải thể hiện tính nguyên vẹn của chứng cứ Pháp luật tố tụng dân sự chưa có quy định về vấn đề bảo quản chứng cứ điện tử Do đó, để bảo đảm quyền lợi của mình trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, các đương sự cần phải thận trọng khi bảo quản chứng cứ điện tử tránh trường hợp bị mất, bị thay đổi không để lại dấu vết, không còn giá trị chứng minh cho yêu cầu của mình
Thứ hai, phải chứng minh được tính khách quan, tính hợp pháp của chứng cứ điện tử Chứng cứ điện tử do một bên đương sự cung cấp nếu thiếu tính khách quan sẽ dễ bị các lập luận của bên còn lại trong vụ án phản bác
Thứ ba, việc thu thập chứng cứ điện tử cũng cần lưu ý thu thập đầy đủ không bị đứt quãng thông tin, thiếu logic dẫn đến chứng cứ không có giá trị chứng minh
Thứ tư, cần kết hợp giữa chứng cứ điện tử với những chứng cứ khác để phát huy giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử.
Khái quát về chứng cứ điện tử ở một số quốc gia trên thế giới
1.5.1 Quy định về chứng cứ điện tử ở Nhật Bản
27 Ở Nhật Bản không tồn tại quy chế thống nhất cho tố tụng dân sự và tố tụng hình sự Tuy nhiên, cả hai ngành luật này đều có quy định về chứng cứ điện tử
“Trong tố tụng dân sự, không có giới hạn nào về khả năng tiếp nhận chứng cứ ngoại trừ chứng cứ được thu thập bất hợp pháp Thẩm phán có thể, theo quyết định của mình, xác định các sự kiện cơ bản đối với tòa án có tính đến toàn bộ quá trình xét xử (Koto-Benron-No-Zenshushi) là yếu tố chống lại bên đó Quy định về chứng cứ điện tử cả bộ luật tố tụng dân sự và bộ luật tố tụng hình sự đều không có quy định chung về việc kiểm tra chứng cứ điện tử JCCivP (art.231) quy định khả năng chấp nhận băng ghi âm và video được ghi lại như bằng chứng, bằng chứng gần như tài liệu (Jun-Bunsyo), nhưng theo mục đích của luật, nó không nhằm mục đích bao gồm dữ liệu máy tính Dữ liệu máy tính (dữ liệu kỹ thuật số) là thường được đối xử khác với băng âm thanh và video được ghi (dữ liệu tương tự), bởi vì nội dung của chúng không thể được xác minh trực tiếp bằng cách sử dụng máy phát lại và không có phương tiện cũng như hình thức duy nhất Có ba lý do chính cho việc thiếu các quy định đặc biệt liên quan đến hồ sơ điện tử như một phương tiện bằng chứng.” 28
Việc đánh giá chứng cứ điện tử dựa trên nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ, tất cả các dạng chứng cứ đều được chấp nhận trong tố tụng dân sự và được đánh giá dựa trên độ tin cậy của chúng Trong thực tế, tòa án không cần các quy định đặc biệt để kiểm tra hồ sơ điện tử Thẩm phán có thể kiểm tra hồ sơ điện tử thông qua kiểm tra bản in dưới dạng bằng chứng tài liệu, thông qua nhân chứng chuyên môn hoặc kiểm tra phương tiện lưu trữ thông tin
“Trong tố tụng dân sự Nhật Bản, một tài liệu muốn được coi là bằng chứng phải là bản gốc Tuy nhiên, bản sao có chứng thực của tài liệu gốc hoặc bản sao được chứng thực cũng có thể được chấp nhận Dữ liệu điện tử được ghi trên các phương tiện cũng có thể coi là bản gốc Một số Tòa án ở Nhật Bản coi bản in của dữ liệu điện tử là bản gốc vì bản thân dữ liệu điện tử không thể được ký Do đó, bản
28 Hironao Kaneko, Electronic Evidence in Civil Procedurein Japan, https://journals.sas.ac.uk/deeslr/article/view/1871/1808
28 ghi được in ra là tài liệu quan trọng nhất để Tòa án xem xét giải quyết vụ việc hoặc yêu cầu dân sự.” 29
Nếu tính xác thực của dữ liệu điện tử và bản in có vấn đề, Tòa án có thể yêu cầu một chuyên gia kiểm tra tính xác thực của dữ liệu điện tử đó, kiểm tra phương tiện ghi nhận hoặc lưu trữ dữ liệu điện tử hoặc người có trách nhiệm điều hành hệ thống điện tử cũng có thể được triệu tập như là một nhân chứng của vụ việc
Như vậy, pháp luật tố tụng ở Nhật Bản đã có những quy định riêng về chứng cứ điện tử, đã có quy định sơ bộ về nguyên tắc đánh giá chứng cứ điện tử và tiêu chí đánh giá chứng cứ điện tử
1.5.2 Quy định về chứng cứ điện tử ở Trung Quốc
Pháp luật Trung Quốc chưa đưa ra định nghĩa về chứng cứ điện tử mà chứng cứ điện tử được xác định theo phạm vi Dữ liệu điện tử bao gồm: “Thông tin được đăng trên các nền tảng trực tuyến như trang web, blog, blog nhỏ; thông tin liên lạc qua các dịch vụ mạng như tin nhắn văn bản, email, tin nhắn tức thời và các nhóm liên lạc; thông tin về hồ sơ như đăng ký người dùng, nhận dạng danh tính, giao dịch điện tử, hồ sơ giao tiếp, nhật ký đăng nhập; các tệp được lưu trữ trong thiết bị điện tử như tài liệu, hình ảnh, âm thanh, video, chương trình máy tính; những thông tin khác được lưu trữ hoặc xử lý hoặc chuyển giao dưới dạng dữ liệu điện tử có thể chứng minh sự thật.” 30
Tại Trung Quốc cũng chưa có đưa ra quy định riêng về nguyên tắc áp dụng đối với chứng cứ điện tử Chứng cứ điện tử cũng giống như các loại chứng cứ khác và áp dụng theo nguyên tắc chứng cứ chung
“Dữ liệu điện tử được tạo ra từ Internet và phương tiện truyền thông xã hội là một trong tám loại chứng cứ được Luật tố tụng dân sự (CPL) của Trung Quốc công nhận Do bản chất của bằng chứng kỹ thuật số là dễ bị giả mạo và phá hủy, các tòa án Trung Quốc rất quan tâm đến tính xác thực của những bằng chứng đó Những gì
29 Đinh Thị Ngọc Hà, Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 1 (Số 376), tháng 3/2023
30 Lê Thị Hòa, Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021
29 tòa án Trung Quốc xem xét chủ yếu tập trung vào: (1) Hệ thống phần mềm/phần cứng nơi nội dung được tạo, thu thập, lưu trữ và truyền tải có an toàn và đáng tin cậy hay không (2) Phương tiện lưu trữ và bảo quản an toàn có xác định hay không và liệu các phương pháp và phương tiện bảo quản an toàn có phù hợp hay không
(3) Nội dung có rõ ràng và đầy đủ hay không, nội dung có bị thêm, xóa hay sửa đổi hay không (4) Có thể kiểm chứng nội dung thông qua một hình thức cụ thể hay không.” 31
Trên thực tế, các bên có thể lấy chứng cứ từ Internet và mạng xã hội thông qua công chứng và dấu thời gian để tòa án công nhận tính xác thực của chứng cứ đó Việc thu thập chứng cứ chủ yếu tập trung vào hệ thống phần mềm, phần cứng nơi mà nội dung được tạo ra, thu thập, lưu trữ và truyền đi có an toàn, đáng tin cậy hay không Các bên có thể thu thập bằng chứng từ Internet và phương tiện truyền thông xã hội thông qua công chứng, dấu thời gian (time stamp) hoặc công nghệ blockchain Thu thập chứng cứ qua công chứng là phương thức có độ tin cậy cao hơn so với sử dụng dấu thời gian hoặc công nghệ blockchain, là những bằng chứng khó bị bác bỏ do văn phòng công chứng được chính phủ và công chứng viên thành lập theo quy định, tuy nhiên, chi phí cho việc thu thập chứng cứ qua công chứng cao hơn Ngoài việc xem xét chứng cứ điện tử, Tòa án có thể yêu cầu các chứng cứ khác để củng cố giá trị của chứng cứ điện tử và sự thừa nhận hay bác bỏ của bên còn lại để xác thực chứng cứ hoặc yêu cầu giám định tư pháp hoặc hỗ trợ xác minh chứng cứ
Công nghệ thông tin phát triển, giao tiếp điện tử là xu thế tất yếu hiện nay Cùng với sự phát triển của giao tiếp điện tử, chứng cứ điện tử cũng được quan tâm đặc biệt Chứng cứ điện tử có giá trị chứng minh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Tuy nhiên, để phát huy được giá trị của chứng cứ điện tử thì
31 Chenyang Zhang, Zhu Mengxuan (2020), Cách thu thập bằng chứng từ Internet và phương tiện truyền thông xã hội – Hướng dẫn về Quy tắc chứng cứ dân sự của Trung Quốc, https://www.chinajusticeobserver.com/a/how-to-collect-evidence-from-internet-and-social-media
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Thu thập chứng cứ điện tử
2.2.1 Khái niệm về thu thập chứng cứ điện tử
Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh, nhằm tìm ra, thu giữ những nguồn chứng cứ, những sự kiện chứng minh, được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, theo đúng trình tự, thủ tục luật định
Dữ liệu điện tử là nguồn của chứng cứ Theo đó, để dữ liệu điện tử được xem là chứng cứ hay còn gọi là chứng cứ điện tử thì dữ liệu điện tử phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Mọi giao tiếp của con người trên không gian mạng đều để lại dấu vết và khi đó chứng cứ điện tử sẽ tồn tại Hoạt động của con người thông qua thiết bị điện tử, hệ thống mạng sẽ để lại thông tin dưới dạng ngôn ngữ máy tính, lập trình, tài liệu, tin nhắn, âm thanh, hình ảnh hoặc thông tin đăng nhập , được lưu giữ, truyền dẫn trong thiết bị điện tử hoặc hệ thống mạng Thu thập những dấu vết này thì sẽ thu được dạng vật chất là dữ liệu điện tử
Chứng cứ điện tử không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào chương trình, phần mềm, thiết bị máy tính, cho nên việc thu thập chứng cứ điện tử được tiến hành khác với việc thu thập chứng cứ truyền thống Chủ thể thu thập chứng cứ điện tử cần phải có hiểu biết về quy tắc sử dụng phần cứng, phần mềm của công nghệ thông tin, biết sử dụng thiết bị điện tử, phần mềm Việc thu thập chứng cứ điện tử có ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bởi vì nó là tiền đề cho việc giải quyết tranh chấp Vì vậy, việc thu thập chứng cứ điện tử rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cần phải có cơ sở pháp lý rõ ràng về thu thập chứng cứ để thuận tiện trong việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng
Cũng như pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm thu thập chứng cứ điện tử Tuy nhiên, từ những nghiên cứu về chứng cứ điện tử, có thể hiểu thu thập chứng cứ như sau:
“Thu thập chứng cứ điện tử là một quá trình sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với biện pháp nghiệp vụ, để thu thập dữ liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chứng minh một tình huống pháp lý đã xảy ra của chủ thể có nghĩa vụ, quyền và
34 trách nhiệm chứng minh Quá trình đó bao gồm các công đoạn cơ bản như tìm kiếm, phát hiện, sao chép, phục hồi, truy xuất, thu giữ, lưu giữ, phân tích, đánh giá và bảo quản dữ liệu cũng như thiết bị điện tử.” 34
2.2.2 Bản chất thu thập chứng cứ điện tử
Vì chứng cứ điện tử là một loại chứng cứ nên bản chất của chứng cứ điện tử có liên quan đến tình huống pháp lý, được phản ánh bởi phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức Chứng cứ điện tử có đặc thù riêng, quá trình hình thành của chứng cứ điện tử phụ thuộc vào công nghệ tạo ra nó Ví dụ: Zalo, messenger, telegram cùng là mạng xã hội nhưng cách thức lưu trữ, truyền tải thông tin, tin nhắn trên chúng khác nhau Khi sử dụng tin nhắn làm chứng cứ điện tử nó sẽ phản ánh vật chất là dữ liệu điện tử, phản ánh nhận thức qua thông tin mà dữ liệu điện tử mang lại như nội dung tin nhắn, tài khoản gửi đi, tài khoản nhận, gửi đi thời gian nào, Ngoài ra, nó còn phản ánh cụ thể công cụ gửi đi là zalo hay messenger hay telegram, thiết bị là laptop hay điện thoại Khi thu thập chứng cứ điện tử, chủ thể tham gia tố tụng sẽ có được những phản ánh này, tuy nhiên mức độ phản ảnh sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
Như vậy, “bản chất của quá trình thu thập chứng cứ điện tử là quá trình phản ánh vật chất, phản ánh nhận thức, phản ánh công nghệ về dữ liệu điện tử của chủ thể tham gia tố tụng thu thập được.” 35
2.2.3 Nguyên tắc và phương pháp thu thập chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Quá trình thu thập chứng cứ điện tử rất quan trọng, là tiền đề cho việc đánh giá chứng cứ điện tử Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc thu thập chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng Tuy nhiên, việc thu thập chứng
34 Lê Tấn Quan, Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử, Luận án Tiến sĩ luật, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
35 Lê Tấn Quan, Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử, Luận án Tiến sĩ luật, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
35 cứ điện tử phải được ràng buộc bởi yêu cầu pháp lý, yêu cầu chứng minh, yêu cầu công nghệ, phải đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan và việc thu thập chứng cứ điện tử không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác
Theo Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” 36 Chứng cứ điện tử được lưu trữ trên điện thoại, máy tính cá nhân, nên khi thu thập chứng cứ điện tử chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền riêng tư, bí mật cá nhân Vì vậy, thu thập chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cần chú ý nguyên tắc chỉ được thu thập chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật, phải được chủ sở hữu thông tin cho phép, tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, tránh xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân; phải bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử; chỉ được thu thập chứng cứ điện tử trong phạm vi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chứng minh ở tình huống pháp lý liên quan thuộc phạm vi, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép để làm rõ sự thật, bảo đảm công bằng Tuy nhiên, nếu chứng cứ điện tử có được bất hợp pháp, không đúng theo quy định về thu thập chứng cứ nhưng là chứng cứ trọng yếu trong việc xác định sự thật của vụ việc, nếu không chấp nhận chứng cứ điện tử này vì thu thập bất hợp pháp thì có thể làm suy yếu việc tìm ra sự thật, dẫn đến quyết định không chính xác
Ngoài ra, chứng cứ điện tử dễ bị thay đổi nên quá trình thu thập chứng cứ điện tử phải bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử, không làm sai lệch thông tin dữ liệu điện tử
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) đều quy định thẩm quyền thu thập chứng cứ, chứng cứ điện tử của các chủ thể tham gia tố tụng nhưng chưa quy định về phương pháp thu thập chứng cứ điện tử Phương pháp thu thập chứng cứ điện tử là cách các chủ thể sử
36 dụng để tiếp cận dữ liệu điện tử để ghi nhận, lấy, thu giữ, lưu trữ dữ liệu điện tử Chứng cứ điện tử hình thành dựa trên quy trình công nghệ thông tin, không giống với các loại chứng cứ truyền thống khác nên cần phải có phương pháp phù hợp để thu thập Có thể sử dụng yếu tố khoa học, kỹ thuật công nghệ để làm công cụ, phương tiện thu thập dữ liệu điện tử và cách thức thiết lập hồ sơ, tài liệu một cách hệ thống, ghi nhận lại quá trình thu thập chứng cứ điện tử để đánh giá chấp nhận chứng cứ
2.2.4 Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Bảo quản chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 37 2.4 Đánh giá chứng cứ điện tử và tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Bảo quản là giữ gìn 38
38 Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2001
Bảo quản chứng cứ điện tử là giữ gìn, trông nom chứng cứ điện tử để chứng cứ điện tử không bị mất, hư hỏng, bảo đảm tính nguyên vẹn của chứng cứ điện tử
Thực tế, bảo quản chứng cứ điện tử là bảo quản dữ liệu điện tử, thiết bị điện tử có chứa dữ liệu điện tử là nguồn của chứng cứ Việc bảo quản phải dựa trên yêu cầu công nghệ và yêu cầu pháp luật, nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử, không làm thay đổi dữ liệu điện tử đó; bảo quản dữ liệu điện tử nguyên vẹn mới có cơ sở chứng minh được tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử
Chứng cứ điện tử phải được bảo quản, lưu trữ để bảo tồn được khả năng đọc, khả năng tiếp cận, tính toàn vẹn, tính xác thực, độ tin cậy, tính bảo mật và riêng tư
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bảo quản tài liệu, chứng cứ như sau: “Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu chứng cứ do Tòa án chịu trách nhiệm; tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản; trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.” 39
Chứng cứ điện tử có những đặc điểm riêng, khác với chứng cứ truyền thống nên được lưu trữ ở định dạng ban đầu của nó Chứng cứ điện tử có đặc điểm dễ bị thay đổi, bị hủy hoại, bị phá vỡ cấu trúc mà không để lại bất kỳ dấu vết nào, nó có thể bị giả tạo hoặc bị lỗi phần cứng, phần mềm nên cần bảo quản và lưu trữ chứng cứ điện tử đúng cách Để bảo quản, lưu trữ chứng cứ điện tử đúng cách phải đáp ứng các yêu cầu an toàn và đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực, bảo mật, bảo đảm chất lượng của dữ liệu, cũng như tôn trọng sự riêng tư Phải áp dụng các phương pháp chủ động để bảo vệ tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử từ các mối đe dọa trực tuyến, bao gồm thiệt hại hoặc bị truy cập trái phép
Khoản 1, Điều 110 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có quy định về việc bảo vệ chứng cứ bằng các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm,
39 Điều 107 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
39 ghi hình trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được
Pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định về bảo quản chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, nhưng chưa có quy định riêng về bảo quản chứng cứ điện tử Do chứng cứ điện tử khác với chứng cứ truyền thống dễ bị phá hủy, không thể bảo quản chứng cứ điện tử như chứng cứ truyền thống nên cần bổ sung các quy định bảo quản, lưu giữ chứng cứ điện tử để thuận tiện trong việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng
Chứng cứ điện tử được lưu trữ trong phương tiện điện tử, vì vậy bảo quản chứng cứ điện tử là bảo quản phương tiện điện tử Phương tiện điện tử cần phải được lưu trữ riêng, không lưu trữ chung với chứng cứ truyền thống và cần lưu trữ ở khu vực an toàn, tránh nhiệt độ và độ ẩm quá cao, bụi bẩn và các chất ô nhiễm có hại khác, môi trường lưu trữ không bảo đảm sẽ dễ làm hư hỏng phương tiện điện tử, dẫn đến việc làm hư hỏng chứng cứ điện tử Ngoài ra, cần phải có sự giám sát khi lưu trữ chứng cứ điện tử để tránh việc truy cập trái phép hoặc phá hủy chứng cứ điện tử
2.4 Đánh giá hứng cứ điện tử và tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấ kinh doanh, thương mại
2.4.1 Đánh giá chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại Đánh giá chứng cứ là quá trình Tòa án đánh giá tính xác thực của chứng cứ nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ, mối liên hệ của chứng cứ này với chứng cứ khác để từ đó Tòa án quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ đó
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về đánh giá chứng cứ như sau:
“Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính
40 hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ” 40 Như vậy, đánh giá chứng cứ dựa trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác Đánh giá chứng cứ phải đánh giá tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp mối liên quan giữa các chứng cứ với nhau Để đánh giá chứng cứ điện tử, có thể áp dụng quy định về dữ liệu điện tử như: “Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác” 41
Theo pháp luật Việt Nam, tiêu chí đánh giá chứng cứ dựa trên tính hợp pháp, tính liên quan và tính khách quan, chưa có quy định riêng về đánh giá chứng cứ điện tử, để đánh giá chứng cứ điện tử chúng ta có thể áp dụng các quy định chung về đánh giá chứng cứ kết hợp với các quy định riêng về dữ liệu điện tử, xem xét chứng cứ điện tử đó có thỏa mãn ba thuộc tính của chứng cứ đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp hay không Tuy chưa có quy định về căn cứ để đánh giá chứng cứ điện tử nhưng căn cứ vào các quy định về đánh giá chứng cứ thì đánh giá chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là đánh giá lại việc xác định chứng cứ, quá trình xác minh, thu thập chứng cứ điện tử có đúng không, đã đầy đủ hay chưa, đây là hoạt động cuối cùng của chuỗi các hoạt động trong quá trình chứng minh, có mục đích làm sáng tỏ giá trị chứng minh của từng chứng cứ đối với việc xác định bản chất của quan hệ pháp luật cần giải quyết Vì vậy, đánh giá chứng cứ cần tuân thủ các nguyên tắc để bảo đảm các thuộc tính của chứng cứ điện tử như tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp
Hoạt động đánh giá chứng cứ là hoạt động đi sau thu thập chứng cứ, kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ là cơ sở cho đánh giá chứng cứ Do đó, để đảm bảo đánh giá chứng cứ được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác thì hoạt động thu thập chứng cứ phải đảm bảo hiệu quả Tuy nhiên, thông qua đánh giá
40 Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
41 Khoản 2 Điều 14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005
41 chứng cứ, chủ thể có thẩm quyền có thể phát hiện các mâu thuẫn giữa các chứng cứ hoặc cần phải làm sáng tỏ giá trị chứng minh của chứng cứ nào đó, từ đó chủ thể có thể quay trở lại hoạt động thu thập và xác minh chứng cứ nhằm đạt được mục đích là tập hợp được đầy đủ các chứng cứ có giá trị trong giải quyết vụ việc dân sự, đảm bảo tính toàn diện và đầy đủ trong quá trình đánh giá chứng cứ
2.4.2 Tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Chấp nhận chứng cứ điện tử là quá trình xuyên suốt từ khi bắt đầu tìm hiểu một sự kiện pháp lý Quá trình phân tích, kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử khi thu được, đưa ra kết luận có được xem là chứng cứ không là quá trình chấp nhận chứng cứ điện tử Bản chất của chấp nhận chứng cứ điện tử là một quá trình tiếp theo của thu thập chứng cứ điện tử, theo đó chủ thể tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử đã thu thập được để đi đến kết luận: Chứng cứ điện tử đó có bị loại bỏ hay không; có làm cơ sở tư duy cho việc tìm kiếm chứng cứ mới, thông qua quá trình thu thập chứng cứ điện tử không; có đưa vào sử dụng phục vụ chứng minh một sự kiện pháp lý nào đó của các chủ thể tham gia tố tụng, hoặc của Tòa án hay các cơ quan tài phán khác không
Một số bản án kinh doanh, thương mại liên quan đến chứng cứ điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bản án số 09/2022/KDTM-ST ngày 24/01/2022 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
Tóm tắt nội dung vụ án: Nguyên đơn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại Dịch vụ và bị đơn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn K ký kết Hợp đồng nguyên tắc, theo đó bị đơn đồng ý giao cho nguyên đơn làm đại diện phân phối trên toàn lãnh thổ Việt Nam các mặt hàng bánh kẹo có xuất xứ từ Thái Lan theo danh mục hàng hóa do bị đơn nhập về Theo hợp đồng, nguyên đơn sẽ gửi đơn đặt hàng và hàng hóa sẽ được giao đến kho trong vòng 48 tiếng sau khi bị đơn nhận được thông báo chuyển khoản thanh toán Quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên đã ký xác nhận đơn đặt hàng số 01/0819-ĐH ngày 29/7/2019, nguyên đơn đã chuyển cho bị đơn tổng số tiền là 630.000.000 đồng vào các ngày 30/07/2019, 26/08/2019 và ngày 30/08/2019 Nguyên đơn đã chuyển tiền theo đơn đặt hàng nhưng bị đơn không giao hàng cho nguyên đơn theo thỏa thuận, mà tự ý bán số hàng hóa nhập từ Thái Lan về và chuyển lại tiền bán hàng cho nguyên đơn Bị đơn đã chuyển trả lại cho nguyên đơn số tiền là 150.000.000 vào ngày 25/8/2019 và ngày 26/8/2019 Như vậy, bị đơn còn thiếu nguyên đơn số tiền là 480.000.000 đồng Phía bị đơn nêu đã chuyển đầy đủ 3.400 thùng hàng cho nguyên đơn, việc giao nhận hàng được thể hiện thông qua những tin nhắn, những buổi họp trực tuyến về việc triển khai
47 bán hàng của nguyên đơn, hình ảnh giao nhận hàng … nhưng không có lập bất cứ văn bản gì
Nhận định của Tòa án liên quan đến chứng cứ điện tử: Phía bị đơn trình bày do hàng chuyển đến kho vào ban đêm, người phụ trách nhận hàng của nguyên đơn không đến được nên ông tự thực hiện việc nhận hàng của bị đơn và chuyển vào kho của nguyên đơn nhưng không có bất cứ chứng cứ nào chứng minh đồng thời bản thân ông cũng là người đại diện theo pháp luật của bị đơn là chủ thể có trách nhiệm phải giao hàng theo đơn đặt hàng nhưng khi giao hàng lại không lập biên bản xác nhận đã giao nhận hàng đầy đủ có nghĩa là không chứng minh được việc đã thực hiện trách nhiệm giao hàng của mình
Trong vụ án này, các bên thực hiện thanh toán theo hợp đồng bằng hình thức giao dịch điện tử là chuyển khoản Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không nhận định đây là giao dịch điện tử, không xem “chuyển khoản” là chứng cứ điện tử mà chỉ xem xét như chứng cứ truyền thống Ngoài ra, bị đơn có trình bày việc giao hàng được thể hiện qua tin nhắn, các buổi họp trực tuyến, hình ảnh giao nhận hàng … nhưng không được Tòa án xác minh, thu thập các chứng cứ điện tử này mà chỉ nhận định
“khi giao hàng lại không lập biên bản xác nhận đã giao nhận hàng đầy đủ có nghĩa là không chứng minh được việc đã thực hiện trách nhiệm giao hàng của mình” Như vậy, trong bản án này, Tòa án chấp nhận chứng từ chuyển khoản là chứng cứ nhưng không nhận định đây là chứng cứ điện tử Ngoài ra, việc xác minh, thu thập chứng cứ điện tử là tin nhắn, các cuộc họp trực tuyến, hình ảnh giao hàng … chưa được đương sự và Tòa án thực hiện triệt để, đương sự không biết cách lưu trữ hoặc khôi phục các dữ liệu điện tử đã mất để chứng minh cho yêu cầu của mình
Bản án số 488/2021/KDTM-PT ngày 20/5/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá”
Tóm tắt nội dung vụ án: Nguyên đơn là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thang máy T có giao dịch, mua bán hàng hóa với bị đơn là Công ty Cổ phần Thang máy P từ nhiều năm nay Hai bên thỏa thuận giao dịch mua bán với nhau thông qua điện thoại, thư điện tử (email) mà không có ký hợp đồng bằng văn bản
Theo thỏa thuận, nguyên đơn sẽ giao hàng đúng yêu cầu của bị đơn và bị đơn kiểm tra hàng, ký xác nhận đã nhận hàng trên phiếu giao hàng, sau đó bị đơn thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo số tiền ghi trên phiếu giao hàng đã ký xác nhận Bị đơn đã ký xác nhận 10 phiếu giao hàng với số tiền là 202.966.533 đồng Ngày 27/6/2018, nguyên đơn ban hành thông báo đề nghị thanh toán số tiền nêu trên, bị đơn đã biết nhưng từ chối không thanh toán Bị đơn cho rằng đã thanh toán đủ tiền của 10 phiếu giao hàng và xuất trình tại phiên tòa chứng cứ mới là 10 Ủy nhiệm chi và 31 Hóa đơn GTGT do nguyên đơn phát hành cho người mua hàng là bị đơn từ thời điểm tháng 1 đến tháng 7 năm 2017 để chứng minh đã thanh toán đủ nợ tiền hàng theo 10 phiếu giao hàng mà tòa án cấp sơ thẩm buộc bị đơn phải thanh toán
Nhận định của Toà án liên quan đến chứng cứ điện tử: Xét tại tòa các bên thừa nhận cách thức xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua nhiều năm là bằng lời nói (bằng miệng), điện thoại, thư điện tử (email) và thanh toán theo phương thức chuyển khoản, tiền mặt Sau khi nhận đươc tiền thanh toán thì nguyên đơn sẽ xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho bị đơn Các đương sự đều xác định giao dịch giữa các bên không lập hợp đồng bằng văn bản mà bên mua đặt hàng bằng điện thoại hoặc email, bên bán giao hàng kèm phiếu giao hàng ghi rõ số tiền trên phiếu giao hàng…
Qua bản án này cho thấy, Tòa án đã thừa nhận giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử (tin nhắn, email, chuyển khoản) và có nhận định trong bản án, tuy nhiên các lập luận về chứng cứ điện tử chưa được chú trọng, chỉ lập luận chung chung và chủ yếu căn cứ vào sự thừa nhận của các đương sự để kết luận có chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ điện tử
Bản án số 1132/2019/KDTM-PT ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
Tóm tắt nội dung vụ án: Nguyên đơn là Công ty LA có bán Bột đạm cho bị đơn là Công ty PT từ năm 2014 đến năm 2016 Sau khi kết thúc việc mua bán, ngày 28/6/2016 hai bên đối chiếu công nợ qua thư điện tử (email) Cụ thể phía nguyên đơn có lập bản đối chiếu công nợ rồi gửi cho bị đơn qua địa chỉ Email:maitranthungan@yahoo.com Sau đó bị đơn xác nhận vào bản đối chiếu công nợ rồi gửi lại cho nguyên đơn qua địa chỉ email: tanhuynh5588@yahoo.com.vn Theo bản đối chiếu công nợ thì bị đơn còn nợ nguyên đơn 2.677.458.500 đồng Tính đến ngày 26/01/2017, bị đơn đã trả số tiền 1.300.000.000 đồng, còn nợ là 1.377.458.500 đồng Nguyên đơn nhiều yêu cầu nhưng bị đơn không trả nên nguyên đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bị đơn phải trả số tiền hàng còn thiếu là 1.377.458.500 đồng và khoản tiền lãi phát sinh tính từ ngày 26/01/2017 đến ngày 26/8/2017 với mức lãi suất 0,83%/tháng, thành tiền lãi là 80.030.339 đồng
Bị đơn xác nhận trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 bị đơn có mua Bột Đạm của nguyên đơn Bị đơn đã nhiều lần trả tiền hàng cho nguyên đơn nhưng giữa hai bên không có đối chiếu công nợ với nhau Đầu năm 2017 nguyên đơn thông báo bằng điện thoại cho bị đơn về số tiền hàng mà bị đơn còn nợ là 300.000.000 đồng Do đó ngày 26/01/2017, bị đơn đã trả hết số tiền 300.000.000 đồng cho nguyên đơn Hiện nay, bị đơn không còn nợ tiền hàng đối với nguyên đơn
Nhận định của Tòa án liên quan đến chứng cứ điện tử: Tại các hợp đồng có thỏa thuận cụ thể về phương thức giao nhận hàng, phương thức thanh toán, trách nhiệm của hai bên Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên không thực hiện đúng các thỏa thuận, cụ thể như khi giao hàng không có phiếu giao hàng chủ yếu là tin tưởng và liên hệ qua email hoặc điện thoại và nguyên đơn xuất hóa đơn giá trị gia tăng Về phía bị đơn, khi chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho nguyên đơn đã không xác định trả tiền cho hóa đơn giá trị gia tăng nào dẫn đến phát sinh tranh chấp
Tòa án đã cho giám định chữ ký, chữ viết trong Bản đối chiếu công nợ ngày 28/6/2016 do nguyên đơn cung cấp Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố Hồ
Chí Minh kết luận: Chữ ký, chữ viết mang tên Lê Thị H; hình dấu tròn có nội dung
“Công ty PT” trên “Biên bản giao nhận Bột Đạm và đối chiếu công nợ” đề ngày 28/6/2016 không phải là chữ ký, chữ viết, hình dấu được ký, viết, đóng trực tiếp mà được tạo ra bằng phương pháp in laser màu Do đó Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh không tiến hành giám định
Về phía nguyên đơn cũng xác định không cung cấp được cho Tòa án “Biên bản giao nhận Bột Đạm và đối chiếu công nợ” có chữ ký, chữ viết, hình dấu được ký, viết, đóng trực tiếp và cũng không yêu cầu Tòa án giám định lại, giám định bổ sung
Căn cứ vào kết luận của Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án không chấp nhận “Biên bản giao nhận Bột Đạm và đối chiếu công nợ” là chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn
Một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn xét xử các vụ án kinh doanh thương mại có chứng cứ điện tử
thương mại có chứng cứ điện tử
Thứ nhất, xác lập giá trị pháp lý đối với các loại chứng cứ điện tử là rất khó khăn Do chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục đối với chứng cứ điện tử và thực tế những người tiến hành tố tụng chưa hiểu rõ về chứng cứ điện tử nên chỉ xem chứng cứ điện tử như chứng cứ truyền thống nên chưa bảo đảm tính vẹn toàn của chứng cứ điện tử, từ đó chưa mạnh dạn trong việc chấp nhận chứng cứ điện tử
Thứ hai, việc thu thập chứng cứ điện tử gặp khó khăn, bởi vì trong quá trình sao chép chứng cứ có thể làm biến đổi dữ liệu, mất dữ liệu Ngoài ra, quá trình thu thập chứng cứ điện tử có thể liên quan đến bí mật nhà nước, riêng tư, thuần phong mỹ tục dẫn đến chứng cứ điện tử không đảm bảo tính toàn vẹn hoặc được xem là chứng cứ điện tử thu thập bất hợp pháp nên không được chấp nhận làm ảnh hưởng đến việc tìm ra sự thật và dẫn đến quyết định không chính xác
Thứ ba, việc chứng minh chủ thể khởi tạo các chứng cứ điện tử là một thách thức lớn trong môi trường mạng Để chứng minh chủ thể khởi tạo chứng cứ điện tử phải phụ thuộc vào công nghệ, cần phải có chuyên gia về công nghệ, đa số người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng không hiểu biết chuyên sâu về công nghệ và hiện tại chưa có việc thành lập các công ty chuyên về công nghệ cũng như chưa có công bố danh sách chuyên gia công nghệ để hỗ trợ việc thu thập chứng cứ điện tử
Thứ tư, hạn chế trong việc thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ điện tử: Do quy định của pháp luật về chứng cứ điện tử chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa có khái niệm cụ thể về chứng cứ điện tử, chưa có quy định về cách thức giao nộp chứng cứ điện
58 tử, quy trình về thu thập, bảo quản chứng cứ điện tử cũng như chưa có tiêu chí đánh giá chứng cứ điện tử Chứng cứ điện tử là loại chứng cứ khó nhận diện nhất bởi sự đa dạng của nó cả về thiết bị chứa đựng, cả về nội dung và hình thức biểu hiện Ngoài ra, không gian thể hiện của nó là không gian mạng vừa vô hình vừa hữu hình Chứng cứ điện tử còn tương đối mới với các chủ thể tham gia tố tụng và chủ thể tiến hành tố tụng Năng lực, trình độ, hiểu biết về công nghệ của đa số chủ thể tham gia tố tụng và chủ thể tiến hành tố tụng hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ sử dụng công nghệ đơn giản, không chuyên sâu, vì vậy họ không thể tự biết được các khái niệm chuyên sâu liên quan đến công nghệ cũng như không thể tự hiểu biết được về chứng cứ điện tử, không thể tự lập ra quy trình, cách thức riêng về thu thập chứng cứ điện tử như cách hiểu biết về chứng cứ truyền thống Vì vậy, quy định của pháp luật về chứng cứ điện tử chưa đầy đủ, rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng có liên quan đến chứng cứ điện tử Ngoài ra, dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, đường truyền và các nguồn điện tử khác, nhưng khi thu thập những dữ liệu điện tử vẫn phải được thể hiện bằng các tài liệu đọc được, nghe được hoặc nhìn được, điều này ảnh hưởng đến tính khách quan và nguyên gốc của dữ liệu, cần phải có hướng dẫn cụ thể
Theo quy định trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Thương mại, Nghị định về Thương mại điện tử cũng như các văn bản có liên quan thì về mặt bản chất các chứng cứ điện tử có giá trị tương đương thuộc tính đối với văn bản nhưng trên thực tế giải quyết tranh chấp dân sự nói chung cũng như giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn khi đánh giá các chứng cứ điện tử Do quy định mang tính nguyên tắc, việc đánh giá chứng cứ điện tử không có quy định riêng mà áp dụng chung giống như đánh giá chứng cứ truyền thống nên trong thực tiễn giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại có sự xuất hiện của chứng cứ điện tử thì đường lối xét xử vẫn ưu tiên các chứng cứ truyền thống dễ chứng minh như: Văn bản, hợp đồng có chứng thực, công chứng còn các chứng cứ điện tử được xem xét mang tính hỗ trợ cho các chứng cứ khác nếu phù
59 hợp mà rất hiếm khi được sử dụng độc lập
Mặc khác, chi phí khôi phục và xác minh, thu thập dữ liệu điện tử quá cao, gây khó khăn cho các bên đương sự trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử
Thứ năm, hạn chế về khai thác dữ liệu để làm chứng cứ và đánh giá tính xác thực của chứng cứ điện tử Chủ thể tiến hành tố tụng đang gặp khó khăn khi chuyển hóa những đoạn video clip, file ghi âm thành chứng cứ dưới dạng có thể đọc được Đối với dữ liệu điện tử được thu từ camera, điện thoại dưới dạng video clip, hiện nay các chủ thể tham gia tố tụng thường nộp cho Tòa án các file ghi âm, ghi hình là bản sao, được chép vào USB, kèm theo bản dịch lại nội dung ghi âm, hoặc hình ảnh kèm theo để diễn giải cho các file ghi âm, ghi hình đã nộp, việc chứng minh các chứng cứ điện tử mà chủ thể tham gia tố tụng giao nộp có toàn vẹn giống như bản gốc không rất khó khăn, làm cách nào để Tòa án đánh giá được độ tin cậy của chứng cứ vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để Thực tế, các chủ thể tiến hành tố tụng thường lập luận, nhận định chung chung về chứng cứ điện tử, không rõ ràng, vì không đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của chứng cứ điện tử làm ảnh hưởng đến việc quyết định là chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ điện tử đó khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện á y định pháp luật về chứng cứ điện tử
Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện nay như sau:
Một là, đối với các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
Các công nghệ mới được phát minh và phát triển rất nhanh, vì vậy các thủ tục và kỹ thuật được áp dụng cần được liên tục cập nhật và xem xét Đối với mỗi loại phương tiện điện tử, thông điệp dữ liệu đều có những đặc điểm cụ thể riêng, đòi hỏi phải áp dụng các quy trình thu thập riêng phù hợp để thu được chứng cứ điện tử
60 chính xác Do đó, cần phải tuân thủ các thủ tục chuyên môn để đảm bảo tính toàn vẹn và đầy đủ của chứng cứ điện cứ Để giải quyết vấn đề này thì cần có quy định cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, danh sách các chuyên gia về công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quá trình thu thập, bảo quản, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ điện tử Cần có quy định thừa nhận các dịch vụ trung gian trong thu thập, bảo quản, xác thực chứng cứ điện tử Các hoạt động này sẽ được một tổ chức chuyên về công nghệ thông tin thực hiện, tổ chức đó phải đăng ký hoạt động như một loại hình doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, có tư cách pháp nhân và chịu một số trách nhiệm ràng buộc chặt chẽ giống như mô hình hoạt động của các Văn phòng thừa phát lại; Văn phòng công chứng tư hiện nay Hiện nay, một hoạt động thường phổ biến nhất mà các đương sự hay thực hiện đó là mời Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng để trích xuất các dữ liệu, tin nhắn, hình ảnh từ camera, điện thoại, từ zalo, facebook, viber và xem đó là tài liệu, chứng cứ của vụ án Tuy nhiên việc trích xuất các dữ liệu đó do Thừa phát lại lập cũng chỉ là về mặt hình thức và cũng chỉ có ý nghĩa xác nhận thông tin đó, hình ảnh đó lấy ra từ đâu, của ai Còn việc xác định nội dung, dữ liệu thông tin đó được truyền tải từ đâu, có bị cắt ghép, can thiệp bằng kỹ thuật, phần mềm hay không, độ tin cậy, xác thực của dữ liệu đó thế nào thì không thể chứng minh được Như vậy, Tòa án chỉ cần căn cứ vào kết quả của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công nghệ thông tin hoặc chứng cứ điện tử có xác nhận của tổ chức chuyên về công nghệ thông tin thực hiện để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại Chủ thể tiến hành tố tụng thường không am hiểu chuyên sâu về công nghệ thông tin nên giải pháp này sẽ giúp giảm áp lực cho các chủ thể tiến hành tố tụng khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có liên quan đến chứng cứ điện tử
Hai là, hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự liên quan đến chứng cứ điện tử, cụ thể là:
Thứ nhất, hiện nay, trong Bộ luật Tố tụng dân sự không có các quy định về việc thu thập, lưu giữ chứng cứ điện tử nên dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết
61 các tranh chấp phát sinh, không bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, hoạt động thương mại điện tử Vì vậy, cần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ điện tử và các phương thức giải quyết, trong đó có việc thiết lập tiêu chuẩn cụ thể về chứng cứ điện tử Cụ thể cần đưa ra khái niệm về chứng cử điện tử, đưa ra nguyên tắc áp dụng riêng đối với chứng cứ điện tử, đưa ra các quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thu thập, giao nộp, xác thực, đánh giá, bảo quản chứng cứ điện tử Pháp luật tố tụng dân sự cũng cần quy định về thủ tục rút gọn thời gian giải quyết đối với các vụ việc có sử dụng một phần hay toàn bộ bằng phương tiện điện tử để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn bởi vì có những vụ việc nếu để lâu thì dễ mất chứng cứ và rất khó khôi phục lại được hoặc quy định xét xử trực tuyến đối với những vụ án kinh doanh, thương mại có chứng cứ điện tử, bởi chứng cứ điện tử có thể giao nộp qua các phương tiện điện tử, khi xét xử trực tuyến có thể xem xét chứng cứ điện tử thuận tiện hơn, có thể trình chiếu các thao tác của các chuyên gia khi thực hiện việc thu thập chứng cứ, từ đó chủ thể tiến hành tố tụng chỉ việc đánh giá lại và quyết định
Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về xác minh, thu thập chứng cứ điện tử, các tiêu chí để đánh giá chứng cứ điện tử và cần sớm hoàn thiện dữ liệu quốc gia về dân cư, mã số thuế, mã số điện thoại nhằm tạo thuận lợi cho việc xác thực danh tính và thông tin cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức