1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan Điểm Đó trong nghiên cứu

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 517,16 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Họ và tên:Hồ Viết Dũng

Mã số sinh viên:11218317 STT: 11 Lớp TC: LLNL1105(121)

GV hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

Hà Tĩnh, ngày 3 tháng12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

B GIÁO D C VÀ ĐÀO T OỘ Ụ Ạ 1

TR ƯỜNG Đ I H C KINH TẾẾ QUỐẾC DÂNẠ Ọ 1

I Nêu khái niệm, trình bày quan điểm biện chứng duy vật mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 2

1 Khái niêm của nội dung và hình thức trong quan điểm biện chứng duy vật 2

a Khái niệm về nội dung: 2

b Khái niệm về hình thức: 2

2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 3

a Nội dung và hình thức là thống nhất và gắn bó khăng khít, chặt chẽ với nhau 3

b Nội dung quyết định hình thức 4

c Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung 5

II Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu và học tập của sinh viên 6

1 Hệ thống lại ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 6

2 Trong quá trình nghiên cứu và học tập không được tách rời hình thức học tập và nội dung học tập 7

3 Căn cứ vào nội dung học tập để có thẻ đưa ra các hình thức học tập khác nhau phù hợp sinh viên 7

4 Phải theo dõi nội dung và hình thức học tập trong từng giai đoạn khác nhau Từ đó đưa ra các hình thức học tập mới phù hợp và hiệu quả với nội dung 8

Kếết lu n: ậ 9

Trang 3

Mở Đầu:

Từ xa xưa, con người đã cố gắng khám phá thê giới, mong muốn có thể tìm hiểu

và thấu hiểu vạn vật, mọi sự việc trên cuộc sống Nhưng năng lực của con người thời bấy giờ có hạn, họ chỉ có thể hiểu về thế giới này một cách thật mơ hồ và để cho tất cả những sự vật, hiện tượng trên thế giới là do các vị thần tạo ra Thế rồi, ngày tháng trôi qua, nền văn minh loài người ngày dần phát triển, rất nhiều phát minh, quan điểm và các nhận định được ra đời tạo ra những bước ngoặt lớn cho nhân loại Và trong đó không thể không kể đến quan điểm biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-lênin Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật Ph.Ănggehn cho rằng: “Phép biện chứng… là một môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người

và của tư duy” Quan điểm biện chứng duy vật đã bao gộp sự đa dạng và phong phú của thế giới rộng lớn tưởng chừng như vô hạn xung quanh ta thành những cặp phạm trù nhất định, được tuân theo những quy luật chung Có tất cả sáu cặp phạm trù (cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực) và

ba quy luật (quy luật lượng chất, quy luật thống nhất, và đấu tranh giữa các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định)

Sau đây, em xin trình bày hiểu biết của mình về quan điểm biện chứng duy vật

về mối quan hệ biện chứng duy vật giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên qua phần trả lời câu hỏi cô đưa ra

Bài tập lớn của em gồm hai phần trả lời:

I Nêu khái niệm, trình bày quan điểm biện chứng duy vật mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

II Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu học tập của sinh viên

Lần đầu tiên làm bài tập lớn, em không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những lời góp ý của cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Nội dung:

Trang 4

I Nêu khái niệm, trình bày quan điểm biện chứng duy vật mối quan

hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

1 Khái niêm của nội dung và hình thức trong quan điểm biện chứng duy vật

Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên

hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của sự vật đó Vậy nội dung và hình thức là gì?

a Khái niệm về nội dung:

- Khái niệm: Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng thể tất cả các mặt, yếu

tố, những quá trình tạo nên sự vật và hiện tượng Nói ngắn gọn nội dung là các yếu tố tạo nên sự vật

- Ví dụ:

+ Một ngôi nhà có nội dung là tất cả những vật liệu, những gì cấu tạo nên ngôi nhà đó như là: gạch, đá, xi măng, bê tông,… và mục đích sử dụng của ngôi nhà đó,…

+ Nội dung của chiếc xe hơi là có 4 bánh cao su, chứa 4-6 người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 30-200km/h

b Khái niệm về hình thức:

- Khái niệm: Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện

và phát triển của sự vật và hiện tượng, là hệ thống các mối quan hệ bền vững giữa các yếu tố tạo thành nội dung (Nó không chỉ biểu hiện ra bên ngoài mà có thể là cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng) Nói một cách ngắn gọn hình thức là kết cấu của sự vật, hiện tượng

- Ví dụ:

+ Một ngôi nhà có hình thức là cách sắp xếp tất cả những nội dung sao cho hợp

lý để tạo thành hình thù một ngôi nhà (có bao nhiêu tầng, bao nhiêu căn phòng,

…)

+ Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su,…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút để khởi động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút,…

- Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó những phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức

Trang 5

bên trong sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung của sự vật, là cơ cấu của nội dung chứ không phải chỉ nói đến hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng

2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

a Nội dung và hình thức là thống nhất và gắn bó khăng khít, chặt chẽ với nhau

- Nội dung và hình thức là một thể thống nhất với nhau Bởi lẽ nội dung là vật liệu, yếu tố, là những quá trình cấu tạo nên sự vật, sự việc Còn hình thức là cách các sự vật hiện tượng đó biểu hiện, là hệ thống các mối liên kết tương đối bền vững giữa các yếu tố nội dung Không có bất kỳ một sự

sự vật, hiện tượng nào chỉ chứa nội dung mà không chứa bất kỳ một hình thức nào Và ngược lại, cũng không có bất kỳ sự vật, hiện tượng nào chỉ chứa hình thức mà bên trong nó lại là một vỏ trống rỗng không có nội dung

- Các sự vật, hiện tượng có thể được cấu tạo từ những mặt những yếu tố và vật liệu khác nhau Nhưng những mặt, yếu tố ấy không được tách rời nhau

mà phải gắn kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh Chính vì những sự rang buộc chặt chẽ và hoàn chỉnh ấy nên mỗi sự vật và hiện tượng luôn phải có cả nội dung và hình thức

- Tuy nội dung là hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau như vậy, chúng không thể tồn tại tách rời nhau nhưng không phải lúc nào chúng cũng phù hợp với nhau Không phải bao giờ một nôi dung cũng chỉ chứa một hình thức nhất định và một hình thức cũng chỉ chứa được một nội dung cụ thể Mà nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại một hình thức cũng có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau + Ví dụ: Nội dung của một ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ là để ở, có rất nhiều đồ gia dụng khác nhau Ngôi nhà đó ban đầu có 4 tầng, 5 phòng ngủ, 1 phòng khách,… Sau đó, vì đôi vợ chồng này sinh con và gia đình có thêm một đứa trẻ nữa Thế rồi ông bà thấy vậy cũng lên đây ở cùng cặp vợ chồng này để tiện giúp

đỡ họ và chăm sóc cháu Vì trong nhà có thêm người già và trẻ nhỏ nên cặp vợ chồng này đã tu sửa lại ngôi nhà thành một ngôi nhà 2 tầng và thu hẹp phòng khách lại xây thêm 2 phòng ngủ nữa để có đủ 5 phòng ngủ Như vậy, hình thức

Trang 6

của ngôi nhà đã thay đổi Một thời gian sau, đôi vợ chồng này chuyển nhà đi nơi khác và bán lại ngôi nhà cho một chủ mới Người chủ mới này không dùng căn nhà để ở nữa mà sử dụng nó làm văn phòng Thì trong quá trình này nội dung của căn nhà đã thay đổi

b Nội dung quyết định hình thức

Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức và sự phát triển của các

sự vật, hiện tượng Bởi vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn hình thức thì có khuynh hướng tương đối ổn định và bền vững, biến đổi chậm hơn so với nội dung

- Một sự vật, hiện tượng biến đổi thì đầu tiên chúng sẽ biến đổi về nội dung Còn sự kiên kết chặt chẽ với nội dung là hình thức thì chúng chưa biến đổi ngay Mà sau khi nội dung vị biến đổi thành một phiên bản hoàn thiện và tối ưu hơn thì hình thức sẽ bị lạc hậu và nó không còn phù hợp với sự cần thiết của nội dung nữa Bởi thế nên nó sẽ có khuynh hướng biến đổi sao cho phù hợp với nội dung mới

- Điều này, theo Ph.Ăng-ghen nó còn áp dụng cho học thuyết của chủ nghĩa Mác-lênin Theo ông thì: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay

cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức chính nó Quả đúng như vậy, trước kia, trong thời

kỳ tiền sử, thì mọi thứ do con người tạo ra đều là làm từ hình thức lao động chân tay Mọi thông tin mà con người muốn truyền đạt đều cần phải thông qua lời nói, ngôn ngữ, cử chỉ sau đó ghi nhớ và truyền lại cho người sau Đây là những cách làm sơ khai nhất và hiệu quả thấp Nhưng thế rồi trải qua bao nhiêu thiên nhiên kỷ, khi xã hội hiện đại đã và đang được xây dựng, phát triển thì những hình thức làm việc ấy đều dần được biến đổi theo một hình thức khác Con người dần không tạo ra sản phẩm bằng tay chân nữa mà thay vào đó là các máy móc thiết bị hiện đại, nhiệm vụ của con người giờ đây chỉ là gím sát và quản lý các máy móc đó Hay sự truyền đạt thông tin không chỉ có thể truyền tải bằng lời nói mà còn có thể qua các phương tiện như báo chí, xã hội, mạng internet, … Và với các hình thức này thì chúng ta có thể làm việc một cách hiệu quả hơn và truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn

Trang 7

c Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.

- Hình thức do nội dung quyết định như hình thức có tính độc lập tương đối

và tác động ngược lại với nội dung Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ:

+ Nếu hình thức phù hợp với nội dung thì nó sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và hoàn thiện hơn

+ Nếu hình thức mà không còn phù hợp với nội dung thì nó sẽ làm kìm hãm sự phát triên của nội dung

- Ví dụ: Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại Khi sử dụng phương thức sản xuất là các nhà máy càng tối tân hiện đại thì sản lượng tạo ra sẽ được nhiều hơn Sản lượng tạo ra càng nhiều thì GDP của nền kinh tế sẽ tang và từ đó nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ hơn Nhưng ngược lại, nếu sử dụng các máy móc, thiết bị thô sơ hay sản xuất bằng phương pháp thủ công thì năng xuất làm việc sẽ bị trì trệ, sản lượng sẽ không thể phát triển được Điều đó khiến cho GDP sẽ bị kìm hãm và từ đó khiến cho nền kinh tế sẽ bị kìm hãm theo và không thể phát triển được

⟹ Mối quan hệ của nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung

II Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu và học tập của sinh viên

1 Hệ thống lại ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm biện chứng duy vật

về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

- Không tách rời nội dung và hình thức

+ Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức Ở đây cần chống lại hai thái cực sai lầm: hoặc là tuyệt đối hoá hình thức, xem thường nội dung Hoặc là tuyệt đối hoá nội dung, xem thường hình thức

- Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật

Trang 8

+ Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động

để thay đổi trước hết nội dung của nó

- Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

+ Vì hình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát triển của sự vật theo hướng có lợi nhất

+ Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù hợp với nội dung Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách

để hình thức không phù hợp với nội dung

- Cần sáng tạo sự lựa chọn các hình thức sự vật

+ Vì cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và cũ), kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn

+ Ở đây cũng cần tránh hai thái cực sai lầm: Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới Hoặc phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới Chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ

2 Trong quá trình nghiên cứu và học tập không được tách rời hình thức học tập và nội dung học tập

- Nội dung và hình thức học tập phải luôn được gắt kết chặt chẽ với nhau và

ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời chúng hoặc tuyệt đối hoá một trong hai nội dung đó

+ Trong học tập, rèn luyện của sinh viên có rất nhiều hình thức học tập và tiếp thu kiến thức để cải thiện trình độ và phát triển kỹ năng của bản thân Một trong

số các hình thức đó là hoạt động làm thêm và tham gia vào các CLB Nhưng có nhiều sinh viên khi tham gia vào các hoạt động này lại bị cuốn vào hoạt động ấy quá nhiều, chỉ mải mê đi làm kiếm tiền, chỉ mải mê đắm chìm trong sự vui nhộn của các CLB mà sao nhãng việc học tập Những sinh viên này vô tình đã tuyệt đối hoá hình thức học tập mà quên mất mục tiêu và nội dung học tập Điều này

Trang 9

khiến cho các sinh viên không những không thể cải thiện được kỹ năng của bản thân mà còn trở nên sa sút và yếu kém hơn

+ Cũng có những sinh viên chỉ quá chú trọng vào việc học tập và rèn luyện mà không để ý và quan tâm đến những việc xung quanh như là gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác Các sinh viên này cũng đã vô tình tuyệt đối hoá nội dung của học tập và không có những hình thức học tập hợp lý Điều này khiến cho những sinh viên ấy mất đi rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống và những sinh viên như vậy sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống được

⟹ Vì vậy nội dung và hình thức học tập của các sinh viên luôn phải gắn kết một cách chặt chẽ với nhau, cân bằng cho nhau và cùng nhau hỗ trợ, cải thiện và phát triển khả năng của các sinh viên

3 Căn cứ vào nội dung học tập để có thẻ đưa ra các hình thức học tập khác nhau phù hợp sinh viên

- Căn cứ vào kiến thức và các tài liệu học tập thì các thầy cô có thể vạch ra cho các sinh viên một hình thức, chương trình học tập bài bản và có trình

tự hợp lý nhất

- Ví dụ:

+ Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin các sinh viên sẽ học theo thứ tự là:

Phần 1: Thế giới quan, phương pháp luật triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin

Phần 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Vậy nếu như chúng ta để phần 2 lên trước phần 1 thì liệu có được không? Câu trả lời là không vì điều đó sẽ khiến cho các sinh viên không thể hiểu hết được bản chất sự việc và không thể tiếp thu kiến thức mà thầy cô muốn truyên tải Mà để có thể tìm hiểu được về học thuyết kinh tế thì chúng ta phải tìm hiểu được những vấn đề, bản chất của triết học Mác-Lênin trước Điều này sẽ giúp cho các sinh viên có thể nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất và hiệu quả nhất

+ Môn quản lý học là môn học cung cấp cho các sinh viên kỹ năng cơ bản và kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý Đối với môn học này, thay vì dạy lý thuyết cho các học sinh một cách nhàm chán, các thầy cô sẽ để các sinh viên

Trang 10

được thực hành, được nghiên cứu, tìm hiểu những cách thức mà các nhà quản lý lớn làm việc để quản lý hệ thống của họ và từ đó rất ra các lý thuyết và kinh nghiệm cho bản thân mình

4 Phải theo dõi nội dung và hình thức học tập trong từng giai đoạn khác nhau Từ đó đưa ra các hình thức học tập mới phù hợp và hiệu quả với nội dung

- Với mỗi chúng em, là những tân sinh viên vừa chập chững bước vào môi trường đại học mới lạ và đầy sự khám phá thì chúng em không khỏi ngạc nhiên bởi các hình thức học tập và rèn luyện rất mới ở nơi đây Phải rời xa gia đình, rời xa cha mẹ đến một vùng đất xa lạ và tất cả mọi thứ đều phải

tự lập Hơn nữa, lúc còn học cấp ba, hầu hết đa số chúng em đều chỉ học tập kiến thức trong sách vở trên nhà trường và các lớp học thêm Sau đó

về nhà cũng chỉ việc ôn lại Nhưng bước chân vào môi trường đại học, bản than mỗi tân sinh viên không những phải thích nghi với một cuộc sống hoàn toàn tự lập mà còn phải cố gắng bước ra khỏi những vùng học tập an toàn đó và học hỏi, rèn luyện nhiều hơn ở những góc độ khác như học hỏi

từ việc tham gia vào các CLB của trường, học hỏi từ việc làm thêm ở các công ty, cửa hàng chứ không chỉ học trong sách vở và thầy cô Hình thức học tập mới này sẽ giúp cho mỗi tân sinh viên như chúng em không chỉ khiếm thêm thu nhập (Làm thêm), mở rộng được các mối quan hệ mà còn giúp chúng em có thể cải thiện được các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp

bổ trợ rất nhiều cho việc nghiên cứu và học tập từ các thầy cô Và để có thể thích nghi tốt với cuộc sống đại hcoj một cách sớm nhất, để có thể vừa học trong sách vở đồng thời có thể tham gia các hoạt động khác một cách tốt nhất thì mỗi sinh viên đều nên tự tạo cho mình một thời gian biểu thật hợp lý và cẩn thật Đặc biệt, các sinh viên nên đặt ra cho bản than mình những mục tiêu trong tương lai gần như là lấy học bổng, tham gia và đạt các giải khoa học kỹ thuật hay là các tương lai xa hơn như là kiếm được việc làm tốt, trở thành doanh nhân, thực hiện được ước mơ,… để thúc đẩy chính bản thân mình học tập và rèn luyện Từ đó, các sinh viên sẽ có thể

có thể học tập và rèn luyện một cách tốt và hiệu quả nhất

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w