1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số hình thức tổ chức hoạt Động khởi Động nhằm phát huy năng lực của học sinh thông qua dạy học môn toán

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Và ngay từ hoạt động đầu tiên mà giáo viên tổ chức hoạt động khởi động đa dạng, linh hoạt, phù hợp, hấp dẫn sẽ kích hoạt được kiến thức nền, tạo ra một không khí vui vẻ trong lớp học, sẽ

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 4

4 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4

1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở khoa học 6

1.1.1 Quan niệm về hoạt động khởi động 6

1.1.2 Vai trò của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học 6

1.1.3 Những yêu cầu của hoạt động khởi động đối với dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 9

2.1 Thực trạng chung 9

2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở trường THPT hiện nay 9

2.2.1 Mục đích khảo sát 10

2.2.2 Nội dung khảo sát 10

3 THIẾT KẾ MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 12

3.1 Một số hình thức và phương thức sử dụng cho hoạt động khởi động 12

3.1.1 Khởi động tiết học dưới dạng trò chơi 12

3.1.2 Khởi động tiết học bằng sơ đồ tư duy 13

3.1.3 Khởi động tiết học bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống 14

3.1.4 Khởi động tiết học bằng mô hình thực tế, bằng kiến thức liên quan đến các môn học khác hoặc trình chiếu các tranh ảnh có liên quan đến bài học 15 3.2 Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động 15

3.2.1 Xác định mục tiêu khởi động 15

3.2.2 Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động 15

3.3 Thiết kế một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát huy năng lực học sinh thông qua dạy học môn Toán 16

Trang 2

3.3.1 Một số ví dụ về khởi động tiết học dưới dạng trò chơi 17

3.3.2 Một số ví dụ về khởi động tiết học bằng sơ đồ tư duy 28

3.3.3 Một số ví dụ về khởi động tiết học bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống 38

3.3.4 Một số ví dụ về khởi động tiết học bằng mô hình thực tế, bằng kiến thức liên quan đến các môn học khác hoặc trình chiếu các tranh ảnh có liên quan đến bài học 46

3.4 Video thuyết trình hoạt động khởi động của học sinh và một số tranh ảnh hoạt động của các nhóm 55

4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 55

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

1 KẾT LUẬN 56

2 KIẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Phụ lục 1 59

Phụ lục 2 61

Phụ lục 3 62

Phụ lục 4 64

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là dạy học lấy học sinh làm trung tâm; người thầy phải làm thế nào phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, phải giúp người học nhanh chóng tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến, phương tiện hiện đại, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, và phải coi trọng, phải đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình nhận thức

Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,

kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực…”

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 nhấn mạnh: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, Bộ giáo dục và Đào tạo có công văn 5555/ BGDĐT

- GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hoá những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh”

Khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học của một bài học Tuy chỉ chiếm vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích

sự tích cực của người học Hoạt động này giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có liên quan đến bài học mới nên nó có vai trò rất lớn giúp tiết học thành công Vì vậy, nếu giáo viên không

tổ chức tốt hoạt động này sẽ không huy động được vốn kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh, sẽ không giúp học sinh liên hệ được vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân với kiến thức mới

Mặt khác, hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học Chính vì vậy, ngay từ đầu tiết học, nếu giáo viên không tổ chức hoạt động này mà để nó diễn ra một cách tuần tự, cứng nhắc hoặc có tổ chức hoạt động khởi động nhưng tổ chức một cách đơn điệu và nhàm

Trang 4

chán thì học sinh sẽ mất đi hứng thú ngay từ đầu tiết học, dẫn đến tiết học sẽ có hiệu quả không cao hoặc không phát huy được hết năng lực của học sinh

Hơn nữa, trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh luôn bị cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo Và ngay từ hoạt động đầu tiên mà giáo viên tổ chức hoạt động khởi động đa dạng, linh hoạt, phù hợp, hấp dẫn sẽ kích hoạt được kiến thức nền, tạo ra một không khí vui vẻ trong lớp học, sẽ xóa tan đi sự ngại ngùng, e dè của người học, sẽ khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi gợi niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học đó Từ đó các em sẽ hứng thú hơn, vui vẻ hơn, tích cực hơn, năng động và sáng tạo hơn trong quá trình học tập của bản thân

Bên cạnh đó, thực tế dạy học cho thấy, đa số giáo viên đã có nhiều đổi mới trong quá trình dạy học nhưng đa số chỉ tập trung đổi mới hoạt động hình thành kiến thức Còn hoạt động khởi động ít được quan tâm, thậm chí khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn dắt,… hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức rời rạc, nặng về kiến thức

Vậy làm thế nào để tổ chức tốt, hiệu quả hoạt động khởi động? Làm sao để phát huy được vai trò của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học? Làm sao

để học sinh hứng thú ngay từ hoạt động đầu tiên của tiết học? Và làm thế nào để tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới? Đó là những câu hỏi, những băn khoăn, những trăn trở của bản thân tôi trong quá trình dạy học của bản thân

Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu :

“Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát huy năng lực của học sinh thông qua dạy học môn Toán ”

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là học sinh THPT, cụ thể là học sinh các lớp 10, 11 các trường THPT

4 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, hoạt động khởi động trong dạy học chưa được quan tâm đúng mức Đa số giáo viên chưa thực sự coi trọng hoạt động khởi động trong dạy học

Trang 5

mà thay vào đó chỉ là những câu dẫn dắt vào bài giảng hoặc có tổ chức thì cũng chỉ tổ chức rời rạc, nặng về kiến thức nên hiệu quả không cao

Mặt khác, việc Bộ GD-ĐT thay đổi sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã cho thấy quyết tâm đổi mới nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình giáo dục thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải quan tâm đúng mức các hoạt động trong quá trình dạy học

Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc sử dụng các hình thức tích cực để khởi động bài học Đồng thời cung cấp nguồn tư liệu giúp giáo viên có thể tham khảo các thiết kế hoạt động khởi động, dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào bài dạy của bản thân một cách sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Từ đó, người dạy có thể tạo ra môi trường học tập thoải mái, vui vẻ, hứng thú cho học sinh ngay từ phút đầu tiên của bài học và giúp các em chủ động hơn, tích cực hơn, năng động

và sáng tạo hơn trong quá trình học tập của bản thân

Đề tài hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy của bản thân tại đơn vị của mình, đã được kiểm định qua thực tế và mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG

1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Quan niệm về hoạt động khởi động

Nói một cách đơn giản, khởi động là một hoạt động giúp đưa học sinh vào một khung học tập Khởi động bài học là bất kỳ hoạt động nào được hoàn thành vào đầu giờ học nhằm mục đích cụ thể là chuẩn bị cho học sinh học tập

Khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân về các nội dung có liên quan đến bài học mới Từ đó kích thích tính tò mò, hứng thú, lôi cuốn học sinh

Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ và thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm Bởi thông qua hình thức tổ chức này sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú đến các hoạt động phía sau đó

1.1.2 Vai trò của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học gồm các chuỗi hoạt động sau: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi

và mở rộng

Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên của tiến trình dạy học của một bài dạy nên nó có vai trò rất lớn giúp tiết học thành công Theo tiến sỹ Đặng Thị Thu Hương, Học viện quản lý giáo dục, một trong những nội dung của phương pháp giảng dạy mà giáo viên cần chú trọng tới, đó là tổ chức các hoạt động khởi động trong giờ học Hoạt động này có vai trò làm “tan băng” (ice-breaking), xoá

đi sự ngại ngùng, e dè của người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy - người học, người học - người học Thay vào đó, nó giúp làm “ấm lên” bầu không khí trong lớp học Hoạt động này cũng có lúc được dùng đan xen trong giờ nếu giáo viên nhận thấy người học đang chán nản hoặc mệt mỏi

Hoạt động khởi động rất cần thiết trong tiết dạy nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu vấn đề để giải quyết vấn đề Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết Do đó, giáo viên phải chuyển giao nhiệm vụ một cách rõ ràng và học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của

Trang 7

nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả Vì vậy, hoạt động khởi động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học

- Trước hết, hoạt động khởi động có vai trò tạo hứng thú cho học sinh Một khởi động bài học có hiệu quả trước hết phải tạo hứng thú cho học sinh Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động, là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội Vì vậy, hoạt động khởi động phải khơi gợi hứng thú của học sinh đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Dạy học không có hứng thú cũng chỉ như “đạp búa trên sắt nguội” mà thôi Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”

- Thứ hai, hoạt động khởi động có vai trò huy động vốn kiến thức, kỹ năng nền tảng của học sinh Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo mà quan điểm kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kỹ năng, hệ giá trị nền tảng của

cá nhân người học để tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới Vì vậy, một hoạt động khởi động bài học có hiệu quả là tạo cơ hội cho học sinh tự làm “sống lại” những kiến thức nền đã có và cần thiết cho việc học bài mới

- Thứ ba, vai trò của hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học Học tập là một quá trình khám phá Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò

mò, nhu cầu hiểu biết, mong muốn khám phá và giải quyết mâu thuẫn giữa những điều đã biết và những điều chưa biết Một hoạt động khởi động thành công là cần phải khơi gợi ở học sinh mong muốn tìm hiểu, khám phá những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là cả sau giờ học Muốn vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học sinh Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề Để làm được điều đó, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để khơi gợi trong học sinh sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu, khám phá và giải quyết các mâu thuẫn,…

Chính vì vậy, hoạt động khởi động có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình dạy học của một bài học

1.1.3 Những yêu cầu của hoạt động khởi động đối với dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Để hoạt động khởi động góp phần vào hiệu quả dạy học môn Toán thì khi thực hiện giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoạt động khởi động phải gắn chặt với nội dung cơ bản của bài học để giúp định hướng tư duy cho học sinh vào nội dung chính ngay từ đầu, tránh

bị phân tán vào các vấn đề lan man, không cần thiết, làm giảm hiệu quả bài học

Trang 8

Thứ hai, hoạt động khởi động phải phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường Đảm bảo tính vừa sức cho học sinh và giúp học sinh

dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập, đạt được mục tiêu dạy học đề ra Ngoài

ra, hoạt động khởi động cũng cần phải phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường

Chẳng hạn, giáo viên không thể thực hiện được hoạt động khởi động có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nếu giáo viên không có máy tính hoặc nhà trường không được trang bị máy chiếu, Do vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên đã phải xem xét điều kiện dạy học cần thiết để thiết kế hoạt động khởi động cho phù hợp

Thứ ba, khi tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên phải chuyển giao nhiệm

vụ rõ ràng thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Trên cơ sở đó, đối chiếu mục tiêu với sản phẩm thì giáo viên

sẽ đánh giá được khả năng của học sinh và bổ sung để hoàn thiện nếu cần thiết Thứ tư, giáo viên cần lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não chứ không nên đưa những câu hỏi mờ nhạt, đưa ra rồi không giải quyết hoặc chỉ đưa ra cho có mà không liên quan gì đến nội dung bài học Làm như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh

Thứ năm, kết thúc hoạt động khởi động, giáo viên cần bố trí thời gian thích hợp để học sinh bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm hoạt động của mình Đây cũng là dịp để giáo viên đánh giá sự nỗ lực của các thành viên trong lớp Qua đây, các em có hứng thú học tập, có động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo, có

sự tự tin trước tập thể, phát triển các năng lực của bản thân

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới Tuy nhiên, thực tiễn dạy học ở trường THPT cho thấy phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Toán nói riêng vẫn còn nhiều điểm hạn chế như: Giáo viên thuyết trình nhiều, học sinh học tập còn thụ động, học sinh chưa thực sự tìm tòi, phát hiện, tự học, tự nghiên cứu, khám phá, sáng tạo,…

Trong chương trình giáo dục, môn Toán giữ một vai trò quan trọng Nó được coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức, kỹ năng tư duy để người học có thể học tập các môn học khác

Ở trường phổ thông, Toán học là môn học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách học sinh, phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ

Trang 9

hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, Tuy nhiên, đa số giáo viên chưa tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, được huy động các kiến thức của các môn học khác vào bài học, được kết nối toán học với thực tiễn,…

Là một môn học có nguồn gốc từ thực tiễn và có tính phổ dụng (thể hiện ở ứng dụng rộng rãi của các kiến thức Toán học trong các môn học khác cũng như trong thực tiễn) nên trong dạy học Toán, người ta cố gắng gợi động cơ cho học sinh từ những tình huống thực tiễn, tình huống liên môn Và sau khi học sinh đã

có kiến thức, kỹ năng, giáo viên cho học sinh vận dụng, củng cố kiến thức, kỹ năng qua việc giải quyết các tình huống liên môn hoặc thực tiễn đó

Bên cạnh đó, không ít học sinh thực sự chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa chủ động, tích cực để tham gia vào các hoạt động để lĩnh hội kiến thức mới Thậm chí có nhiều em rất rụt rè, có nhiều ý tưởng nhưng không dám thể hiện những ý tưởng của bản thân,…

2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

2.1 Thực trạng chung

Hiện nay, ở các trường phổ thông đã và đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em Để đáp ứng yêu cầu đó, trong những năm gần đây nhiều giáo viên đã và đang thay đổi phương pháp dạy học của bản thân và có sáng kiến trong việc áp dụng kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học góp phần tăng hiệu quả giờ dạy Tuy nhiên, đa số giáo viên mới chỉ tập trung đổi mới hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong định hướng giờ học

Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động thường chỉ được giới thiệu qua một chút để vào bài vì như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng về vấn đề thiếu thời gian hay cháy giáo án Do đó, ngay từ khi bước vào bài học, học sinh đã có tâm

lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt hoặc nêu tên bài học mới,…làm cho tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh Đồng thời, khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm

vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học

2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở

trường THPT hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán

ở trường THPT hiện nay, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với mục đích và nội dung khảo sát như sau:

Trang 10

2.2.1 Mục đích khảo sát

- Khảo sát giáo viên về thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở trường THPT hiện nay thông qua việc đánh giá các nội dung sau: + Nhận thức của giáo viên về mục đích của hoạt động khởi động

+ Cách thức tiến hành hoạt động khởi động thường dùng của giáo viên

+ Người tiến hành hoạt động khởi động là ai? Giáo viên hay học sinh? Mức

độ thu hút và hiệu quả của hoạt động khởi động?

- Khảo sát học sinh về thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở trường THPT hiện nay qua việc đánh giá các nội dung sau:

+ Sự chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp

+ Sự quan tâm của học sinh đối với hoạt động khởi động trong một tiết học + Hoạt động khởi động có giúp học sinh định hướng tốt kiến thức mới cần tìm hiểu hay không?

+ Nếu hoạt động khởi động tạo cho các em sự hứng thú, tò mò,… thì các em

có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp các vấn đề không?

2.2.2 Nội dung khảo sát

2.2.2.1 Khảo sát giáo viên về thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát (phụ lục số 1) để tiến hành thăm dò ý kiến của

34 giáo viên dạy môn Toán của một số trường trên địa bàn tôi dạy; kết quả thu được như sau:

Kết quả bảng trên cho thấy:

+ Đa số giáo viên có thực hiện hoạt động khởi động nhưng hoạt động khởi

Ngày đăng: 16/11/2024, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w