Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi mà trẻ không nhàm chán, là nguồn
Trang 10/32
1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi mà trẻ không nhàm chán, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác Có thể nói âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo
dục trẻ
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi, hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng
Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các hình thức nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm, gõ đệm theo nhạc Hoạt động này giúp trẻ phát triển về cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, phản ứng nhanh và đúng với tính chất âm nhạc Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp
Trang 21/32 điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè Các hoạt động phong trào phát huy được hết khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ Đặc biệt năm học: …… chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do sở giáo dục, phòng giáo dục tổ chức cuộc thi là chuyên đề vô cùng thiết thực đối với các trường mầm non và giáo dục âm nhạc là một trong những hoạt động tập trung sâu vào chuyên đề của hội thi
Đối với trẻ 3-4 tuổi, đây là giai đoạn chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo Về ngôn ngữ trẻ đã nói được liên tục hơn Những biểu hiện về thái độ cũng rõ rệt hơn như ngạc nhiên, thích thú, chăm chú…được bộc lộ rõ trong vận động như: Giậm chân, vỗ tay, vẫy tay…theo âm nhạc Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú với âm nhạc, đôi khi trẻ hứng thú với một dạng âm nhạc hoặc với một tác phẩm âm nhạc nào đó Tuy nhiên cảm xúc và hứng thú âm nhạc chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh quên Trẻ có thể tự hát, hoặc có sự hỗ trợ chút ít của người lớn để hát những bài hát ngắn, đơn giản hoặc có thể làm quen với một số nhạc cụ, tập sử dụng gõ đệm theo nhịp bài hát…Từ những vận động nhẹ nhàng giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc đầu tiên, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản
Trong thực tế, trẻ mẫu giáo rất thích được vận động theo nhạc nhưng những kỹ năng vận động của trẻ còn rất đơn điệu, chưa mang tính chất nghệ thuật do nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc và với mong muốn nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ Từ
những lý do đó tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp
Trang 32/32
nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua vận động theo nhạc ở trường mầm non Thịnh Lộc” làm đề tài viết sáng kiến kinh
nghiệm năm học ……
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua vận động theo nhạc ở trường mầm non Thịnh Lộc
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Thịnh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: Tài liệu, văn bản, Chỉ thị - Phương pháp khảo sát
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, trực quan, đàm thoại, thu thập và xử lý thông tin
- Nhóm phương pháp quan sát, so sánh, tổng hợp - Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm - Phương pháp thống kê toán học
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận:
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh… âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, quan hệ trong giao tiếp, trau dồi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi
Trang 43/32 Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu.Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ Nhà chỉ huy nhạc nổi tiếng Lô- Tô- Kôpxki đã nói “ khi nghe nhạc cả người lớn và trẻ em đều muốn cử động theo nhịp, tiết tấu Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư theo nhạc” Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác, cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”
Hiện nay chương trình giáo dục mầm non nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc Âm nhạc cũng giúp trẻ cảm nhận về tình cảm gia đình, bạn bè tình yêu quê hương đất nước Từ đó gợi mở cho trẻ về cách ứng xử hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người Để minh chứng cho điều này Đại văn hào M Go-rơ-ki nhận xét “Âm nhạc tác động một cách kỳ diệu đến tận đáy lòng Nó khám phá cái phẩm chất cao quý nhất ở con người” Mỗi bài hát, bản nhạc gợi bao điều mới lạ, dẫn dắt tư duy tới sự tưởng tượng và sự rung cảm phong phú, âm nhạc đã làm giàu tâm hồn và trí tuệ của con người thông qua các âm thanh đặc trưng, nghĩa là những âm thanh đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành hệ thống có logic bằng Cao độ (là sự trầm bổng, cao, thấp), Trường độ (là sự ngân nga, nhanh chậm), Cường độ (là sự nhấn nhá,
Trang 54/32 mạnh, nhẹ) và bằng Màu sắc để hình thành một giai điệu tinh tế, làm rung cảm người thưởng thức
Vận động theo nhạc nhằm giáo dục nhịp điệu cho trẻ thông qua vận động của cơ thể, phù hợp với tình năng động của trẻ Ở thể loại hoạt động này, cần chú ý một số đặc điểm dẫn tới sự khác biệt về phương pháp đối với từng độ tuổi Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia làm hai nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác - Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như: vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…
- Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc
Với hoạt động này, đối với trẻ 3 – 4 tuổi trẻ biết làm các động tác phối hợp đơn giản, đông tác đối xứng, thực hiện các bước chuyển động phù hợp với tính chất êm dịu hay mạnh mẽ của âm nhạc, với tốc độ vừa phải, tự mình bát đầu, kết thúc các bước chuyển động, Nắm được các bước nhảy: Nhày thẳng, nhảy hai chân chuyển đổi nhau và nhảy một chân( tay có cầm đạo cụ âm nhạc
- Bản thân tôi được Ban giám hiệu bồi dưỡng về phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong chuyên môn cũng như nghiên cứu đề tài
- Nhà trường có một đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, mến trẻ Trường có khuôn viên sạch đẹp thoáng mát để trẻ vui chơi
- Với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học, tôi đã chủ động những trò chơi mới lạ, cách làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu mở để kích thích trẻ hứng thú tham gia các vận động trong âm nhạc, cập nhật kịp thời những đổi mới trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ để áp
Trang 65/32 dụng cho lớp mình Không dừng lại ở đó mà tôi luôn xác định cho mình cần phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng bởi lẽ học không bao giờ là thừa ngoài ra tôi luôn tìm tòi sách báo, các phương tiện thông tin như đài, loa, tivi, Internet nhằm lĩnh hội kiến thức cho mình để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
* Khó khăn
- Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc - Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú
- Nhà trường vẫn chưa có giáo viên chuyên trách dạy riêng về hoạt động âm nhạc, năng khiếu và kỹ năng ca hát của giáo viên còn hạn chế không đồng đều, tình trạng dạy trẻ hát chênh nhạc, sai nhạc vẫn còn Khi hát trẻ còn chưa biết cách lấy hơi, tạo âm, nhả chữ Ở hoạt động nghe hát trẻ còn hạn chế trong việc phân biệt tính thể loại, cảm nhận sắc thái thể hiện trong âm nhạc, trẻ chỉ biết lắng nghe chứ chưa thể hiện được cảm xúc, tình cảm, thái độ khi nghe Bên cạnh đó trẻ vẫn còn thiếu sự tự tin, mạnh dạn khi tham gia sinh hoạt văn nghệ giữa đám đông
- Giáo viên chưa chú trọng đến rèn kỹ năng vận động cho trẻ, còn gò ép trẻ vận động theo ý mình
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng đánh đàn cho trẻ hát - Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có tiết tấu hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi trẻ ở bên ngoài đưa vào dạy trẻ
- Phần lớn các cháu chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các cháu rất quấy khóc,
Trang 76/32 - Một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ nên chưa nhiệt tình hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm dụng cụ âm nhạc bổ sung cho góc chơi và hoạt động học âm nhạc
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Để có được các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua vận động theo nhạc phù hợp, hiệu quả, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trẻ 3-4 tuổi, kết quả như sau:
- Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ gia đình
- Do trẻ hiếu động chưa vào nề nếp nên còn nhút nhát không dám thể hiện bài tập
- Trẻ chưa được thường xuyên thực hiện ôn luyện vận động theo nhạc + Về phía cô:
- Hình thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động
- Đồ dùng trực quan, dụng cụ học tập còn ít, chưa đẹp chưa hấp dẫn
Trang 87/32 - Chưa làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã trăn trở tìm ra một số giải pháp và biện pháp để áp dụng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ như sau:
2.3 Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Chú ý rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ
Do đặc điểm của lứa tuổi nên khi tổ chức các hoạt động trẻ hay tranh
nhau, lộn xộn, gây mất tật tự, ồn ào Đúng như Bác đã nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Vì thế tôi phải nghiên cứu, xây dựng
chương trình, kế hoạch riêng cho lớp của mình để giúp trẻ đi vào nề nếp thực hiện được hết các yêu cầu các hoạt động ở lớp Trước hết là phân nhóm đối tượng sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ một cách hợp lý
Ví dụ: khi vào hoạt động chung tôi sắp xếp cho trẻ không có năng khiếu ngồi cạnh trẻ có năng khiếu, trẻ rụt rè ngồi cạnh trẻ hiếu động, trẻ cá biệt ngồi cạnh cô giáo để tiện cho việc điều hành trẻ được tốt hơn Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với trẻ hiếu động khi thấy trẻ ngoan hơn Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi đứng, xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết…
Bằng các hình thức trên tôi đã dần dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi Khuyến khích trẻ nhút nhát thường xuyên lên cùng hoạt động tập thể, dần dần cho trẻ thực hiện theo cá nhân để trẻ có được tính tự tin, mạnh dạn khi đứng trước tập thể Cô cho trẻ được hoạt động nhiều với các đồ dùng dụng cụ học tập như là: xắc xô, trống cơm, phách tre…để trẻ hoạt động được thành thạo hơn Không ngừng bồi dưỡng thêm các hoạt động vận động âm nhạc cũng như các hoạt động học khác cho trẻ yếu vào các thời điểm thích hợp trong ngày
Biện pháp2: Sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, trẻ được
Trang 98/32 thao tác với các đồ vật…qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Khi trẻ được tìm hiểu, khám phá các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hiểu biết về tên gọi, đặc điểm, công dụng…về thế giới xung quanh, giúp trẻ biết được cách sử dụng của các đồ dùng, đồ vật, qua đó giúp trẻ phát triển về nhận thức Khi được thao tác với đồ dùng đồ chơi:cầm, nắn, sờ… giúp trẻ được phát triển thể chất về các vận động tinh Bên cạnh đó giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả
* Sưu tầm nguyên vật liệu
Vật liệu làm đồ chơi mầm non cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh những gì nhà trường đã trang bị, ngay từ đầu năm học các lớp nên huy động các phụ huynh học sinh cùng nhau đóng góp cho “Quỹ vật liệu” của lớp Nguồn vật liệu được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trên đường làng…
Nguyên vật liệu để làm đồ chơi mầm non có thể sưu tầm dễ dàng như: Từ động vật ( vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến, lông chim…), từ thực vật (gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, lá cây, quả khô, hột hạt…), từ nguồn vô cơ như (đá, sỏi, đất sét, cát, ) Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn, hộp, vỏ nhựa…phải được rửa sạch, phơi khô Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ
Để có một tiết dạy tốt mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy thì yếu tố đầu tiên để lôi cuốn trẻ vào giờ học là đồ dùng giáo cụ trực quan và trang phục cho trẻ là không thể thiếu Chính vì thế mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo ra những đồ dùng khoa học đảm bảo an toàn cho trẻ Trang phục đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao phù hợp với lứa tuổi và nội dung của bài hát Đối với hoạt động âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật mà trẻ rất yêu thích nên đồ dùng cho giờ âm nhạc phải phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung của từng bài hát Tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết Vì
Trang 109/32 vậy tôi luôn cố gắng tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, sao cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ
* Tạo môi trường trong lớp học:
- Trong lớp học, việc sắp xếp không gian hợp lí, Gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ là một trong những yếu tố tất cần thiết, nó khơi dậy cho trẻ nguồn cảm hứng mỗi khi đến lớp Chính vì vậy cần có sự phân chia giữa các góc rõ rệt, phù hợp Thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp, độ tuổi Đảm bảo cho trẻ di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật
VD: Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau theo từng chủ đề, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa các dụng cụ âm nhạc.
- Trang trí các góc hoạt động:
+ Đối với việc trang trí các góc, cần trang trí vừa tầm mắt trẻ, phù hợp với độ tuổi Các góc trang trí hình ảnh phải rõ ràng, cụ thể, không quá nhiều hình ảnh Tạo các Góc mở, có sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại …
Ví dụ:
- Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch…có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy
- Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:
+ Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục…
+ Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm, dễ làm Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp