Chính nhờ vào sự ra đời và phát triển của Viettel đã đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn tối ưu hơn trong việc sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông, cung cấp cho khách hàng nhữn
Trang 1THAO LUAN : NGUYEN LY QUAN LY KINH TE
Đề tài : Vận dụng các phương pháp quản lý kinh tế trong quản lý
kinh tế của Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
GVHD : Th.S Dương Vũ Hằng Nga
Mã lớp HP :231 TECO2031_ 02 Nhóm :4
Trang 2Mục lục
LỜI MỞ >):\ S0 1n ng gu gai 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT L c nnnnnnnnh HH Heo 5
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
KINH TE Le nnnnnn nh nen nh hé kế kế 5
1.1.1 Khái niệm về phương pháp quản lý kinh tế 5 1.1.2 Vai trò của các phương pháp quản lý kinh tế 5
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ CHỦ YẾU 6 1.2 1 che Phương pháp hành chính
KINH TE L nen EE EEE HEE 12
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
TRONG QUAN LY KINH TE CUA TAP DOAN VIETTEL 14
70 | a = nh nn nn nh nh nh nh Bé bế benh ko 14
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 15
TAP DOAN VIETTEL 0 ccccccccccccccccccecscseseseeecsesessereeseeerseserseteeenerees 17
2.2.1 Vận dụng phương pháp hành chính trong quản lý
kinh tế của Viettel ch Hee 17
2.2.2.Vận dụng phương pháp kinh tế trong quản lý kinh
2.2.3.Vận dụng phương pháp giáo dục vận động trong
quản lý kinh tế của Viettel (ch neo 28
2.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN
LÝ KINH TẾ CỦA VIETTEL St ng re 32
Trang 32.3.1 Hiệu quả nh nen eo 32
2.3.2 Hạn chế LLLL ch nnnnnn ngàn 33
2.4.1.Những thách thức mà Viettel gặp phải 33
2.4.2 Nguyên nhân của những thách thức 34
3.1 GIẢI PHÁP LH HH Hà HH HH gà du 35 3.2 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN
3.3 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Ích hen 37
4 an 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO - nh ng re 41
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế Thế Giới và các doanh nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh quyết liệt đề tồn tại phát triển Lĩnh vực bưu chính viễn thông trong những năm qua luôn là lĩnh vực mà sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xảy ra quyết liệt nhất Tham gia vào thị trường viễn thông muộn hơn các đối thủ nhưng Tổng công ty viễn thông quân đội ( Viettel) bằng những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực bưu chính viễn thông Chính nhờ vào sự ra đời và phát triển của Viettel đã đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn tối ưu hơn trong việc sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông, cung cấp cho khách hàng những sản phâm ưu việt, đảm bảo thông tin phục vụ quốc phòng, nộp ngân sách nhà nước và quốc phòng ngày cảng tăng, tạo
thu nhập cho hàng ngàn công nhân viên, thực hiện nghĩa cử nhân đạo đối với người có
công cũng như đồng bảo trong thiên tai, áp dụng và đi sâu vào công nghệ tiên tiến Những gì Viettel đã và đang làm luôn là điều đáng trân trọng và ghi nhận, nhưng dé đạt được kết quả trên, đó là sự đóng góp không mệt mỏi của một tập thể Viettel năng động, sáng tạo, áp dụng các nguyên tắc kết hợp hài hòa các phương pháp quản lý kinh
tế trong quản lý kinh tế cho tập đoàn của mình một cách thành công, tạo động lực thúc đây Con n8ười và tô chức bộ máy làm việc hiệu quả luôn xuất phát từ vấn đề lợi ích Viettel — doanh nghiệp đầu tiên đã mang lại sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng dịch
vụ, một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, trở thành một đối tác có uy tín lớn trong nước và trên thị trường quốc tế Với những kiến thức đã học, những tài liệu được nghiên cứu tại lớp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô, nhóm chúng em đã lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Vận dựng các phương pháp quản lý kinh tẾ trong quản {ÿ kinh tế của Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel”
Trang 5CHUONG 1: CO SO LY THUYET
1.1 KHAI NIEM VA VAI TRO CUA PHUONG PHAP QUAN LY KINH TE
Quản lý kinh tế là một loại hoạt động phức tạp và đòi hỏi tính
sáng tạo rất cao ở nhà quản lý, vì thế càng cần đến các phương
pháp quản lý có khoa học Trong quản lý kinh tế, phương pháp quản
lý kinh tế được hiểu là tổng thể những cách thức tác động có chủ
đích và có thể có của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong
quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
1.1.2 Vai trò của các phương pháp quản lý kinh tế
Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc đã đề ra Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thực hiện thông qua các phương pháp quản
lý nhất định Vì vậy, sử dụng hợp lý các phương pháp quản lý là một nội dung cơ bản, giữ vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động quản lý kinh tế Các vai trò này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, thông qua các cách thức tác động của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý mà các phương pháp quản lý có vai trò làm
cho các hoạt động quản lý kinh tế phù hợp với đòi hỏi của các quy luật và mục tiêu, nguyên tắc quản lý kinh tế Đồng thời, nó là cách thức thực hiện các chức năng quản lý kinh tế và quy định việc hình thành nên cơ chế và công cụ quản lý kinh tế, cơ cấu tổ chức kinh tế Chính vì lẽ đó, việc vận dụng các phương pháp quản lý được xem là một nội dung cơ bản của quản lý kinh tế
Thứ hai, các phương pháp quản lý kinh tế là cách thức tác động
vào con người, nếu sử dụng các phương pháp quản lý khoa học, phù hợp sẽ khuyến khích các chủ thể kinh tế và người lao động tham gia một cách tích cực, sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh Tác động của các phương pháp quản
lý kinh tế bao giờ cũng là những tác động có mục đích, nhằm phối
Trang 6hợp hoạt động, đảm bảo sự thống nhất và hướng tới hiệu quả tối ưu
theo mục tiêu chung đặt ra của hệ thống quản lý Về nguyên tắc, mục tiêu quản lý kinh tế sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp
quản lý kinh tế Ngược lại, trong thực tế hầu hết các trường hợp tác động của các phương pháp quản lý có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện thành công hay thất bại các mục tiêu và nhiệm vụ của công tác quản lý Nói cách khác, hiệu quả của các hoạt động quản lý kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp tác động
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
Thứ ba, phương pháp quản lý kinh tế là một yếu tố động, bộ
phận năng động nhất của hệ thống quản lý nên trong quá trình quản
lý, chủ thể quản kinh tế có thể điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp tác động cho phù hợp với sự biến đổi của đối tượng và diễn biến của tỉnh hình để làm tăng hiệu quả quản lý, nhất là quản lý kinh
tế theo cơ chế thị trường Mặc dù chủ thể quản lý có quyền lựa chọn
phương pháp quản lý kinh tế nhưng không có nghĩa là chủ quan, tùy tiện mà phải bám sát thực tế, phân tích kỹ lưỡng diễn biến thực tế
về đối tượng và khách thể quản lý để vận dụng khoa học, khách
quan các phương pháp quản lý kinh tế Điều này cũng có nghĩa, việc
sử dụng các phương pháp quản lý kinh tế vừa mang tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Tính khoa học đòi hỏi chủ thể quản lý phải
nắm vững đối tượng quản lý với những đặc điểm vốn có của nó để
tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phủ hợp trong suốt quá trình quản lý Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong điều kiện thực
tiễn thường xuyên biến đổi để đạt mục tiêu quản lý đề ra
Người quản lý giỏi phải biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý Bởi vậy, quá trình sử dụng các phương pháp quản lý giúp cán bộ quản lý kinh tế học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong năng động, linh hoạt Hiệu quả vận dụng các phương pháp quản lý cũng theo đó trở thành căn cứ để đánh giá tài nghệ của đội ngũ cán bộ quản lý trong quá trình công tác của mình
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ CHỦ YẾU
Trang 71.2 1 Phương pháp hành chính
a) Bản chất và vai trò của phương pháp hành chính
Hành chính là cai trị bằng quyền lực của tổ chức theo thẩm quyền Đó là quan hệ chấp hành và điều hành, là quan hệ cấp trên với cấp dưới, là quyền uy và phục tùng Cơ sở của phương pháp
hành chính là các quan hệ tổ chức - hành chính Đây là mối quan hệ
cơ bản được hình thành trong mọi tổ chức, do đó quản lý bằng hành chính chỉ có thể hình thành và được thực hiện ở những quan hệ có tính chất hành chính
Về bản chất, phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý Về
phương diện quản lý nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy
và phục tùng Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế chính là các tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý bằng các quyết định mang tính bắt buộc, đòi hỏi các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế phải chấp hành nếu vi phạm sẽ bị xử lý b) Đặc điểm và vai trò của phương pháp hành chính
Đặc điểm của phương pháp hành chính:
e« Chứa đựng quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia quản lý
se Một bên nhân danh và dùng quyền lực của tổ chức ra quyết định mà không cần sự chấp thuận của bên kia
se Một bên có quyền đưa ra các yêu cầu, đề nghị
»« _ Một bên có quyền xem xét hoặc bác bỏ yêu cầu đề nghị đó
Ưu điểm của phương pháp hành chính:
¢ Tac dung nhanh, hiệu lực tức thì
e Đảm bảo tính kỷ luật, trật tự của tổ chức
Nhược điểm của phương pháp hành chính:
« _ Sự cứng nhắc trong quản lý
e Han ché tinh sang tạo, linh hoạt
« _ Hiệu quả đôi khi không được đảm bảo
Vai trò của phương pháp hành chính:
Trang 8« Liên kết chính bản thân phương pháp hành chính với các phương pháp quản lý kinh tế còn lại để tạo thành một hệ thống
các phương pháp quản lý thống nhất và được sử dụng trở nên
có hiệu quả hơn
e Xac lap kỷ cương hoạt động và làm việc trong tổ chức, xác định
rõ quyền lực, trách nhiệm của mỗi chủ thể quản lý cũng như
nghĩa vụ của mỗi đối tượng quản lý trong hệ thống
e Giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý nhanh chóng và dứt khoát
e« _ Có hiệu quả vượt trội khi tổ chức rơi vào những tình huống khó khăn, phức tạp hoặc khi phải đối mặt với những vấn đề cần giải
quyết nhanh và dứt điểm
c)Nội dung và những yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng phương pháp hành chính
Trong quản lý kinh tế, phương pháp hành chính tác động vào
đối tượng quản lý theo hai hướng: 1) Tác động tổ chức và 2) Tác
động điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý Cụ thể:
Thứ nhất, tác động tổ chức: Nội dung của phương pháp hành chính tác động đến đối tượng quản lý theo hướng tác động này là
tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu
Quy cách hóa tô chức, đây là việc thực hiện sự phân công, phân cấp rõ rang trên cơ sở quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, từ đó tạo lập các quan hệ điều hành - chấp hành, quyền uy - phục tùng giữa chủ thể quản lý
và đối tượng quản lý trong hệ thống
Tiêu chuẩn hóa tô chức, đó là việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, xác định ra yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tổ chức quản lý, đạo đức tác phong cua nha quan
ly ở các chức danh quản lý khác nhau trong bộ máy quản lý của tô chức dé tao ra chat lượng của các quan hệ trên - dưới, nâng cao tính hiệu lực trong quá trình hoạt động của bộ máy quản ly
Tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu, là việc xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, xác định khối lượng công việc cần hoàn thành đối với từng bộ phần, từng cá nhân trong tô chức ở một giai đoạn nhất định
Thứ hai, tác động điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý:
Chủ thể điều chỉnh trực tiếp hành động của đối tượng quản lý bằng
Trang 9cách sử dụng quyền lực của mình để đưa ra quyết định, mệnh lệnh hành chính bắt buộc đối tượng quản lý phải thực hiện những nhiệm
vụ nhất định hoặc hành động theo những phương hướng nhất định
nhằm tạo lập sự thống nhất, ăn khớp về hành động của tất cả các bộ
phận, cá nhân khác nhau trong tổ chức, đồng thời kịp thời chấn chỉnh những sai lệch, lập lại cân đối theo đúng định hướng phát
triển trong ý đồ quản lý của chủ thể quản lý
Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý
phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây:
»« Cac quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi các quyết
định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế
e Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải đảm bảo gắn quyền hạn với trách nhiệm của cấp ra quyết định, chịu trách nhiệm với quyết định của mình
a) Bản chất của phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào quan hệ kinh
tế của con người - quan hệ giữa người với người được hình thành thông qua các yếu tố vật chất Quan hệ kinh tế là quan hệ tài sản, tuy nhiên không phải mọi quan hệ tài sản đều là quan hệ kinh tế
Quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình sản xuất, phân phối,
trao đổi, tiêu dùng và được thực hiện thông qua các hình thức kinh
tế cơ bản sau đây:
Hợp tác lao động là hình thức liên kết phối hợp giữa những người lao động với nhau trong quá trình hoạt động kinh tế thông qua các loại hình tô chức nhất định Có hai kiểu hợp tác lao động cơ bản - hợp tác lao động giản đơn và hợp tác lao động có phân công Hợp tác lao động giản đơn là nhiều người cùng làm một công việc bên cạnh nhau, còn hợp tác lao động có phân công là nhiều người làm những công việc khác nhau bên cạnh nhau hoặc trong một dây chuyền kỹ thuật của sản phâm
Khoán là hình thức giao việc hoặc giao quyền sử dụng tư liệu sản xuất gắn liền với quyền và trách nhiệm vật chất nhất định Đầu thầu là hình thức bán việc hay bán quyền sử dụng tư liệu sản xuất thông qua sự cạnh tranh giữa những người mua với nhau
Hop đông là hình thức cam kết về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trên cơ sở tự
nguyện
Trang 10Cho thué la ban quyén str dụng trong một thời gian nhất định, như: bán quyền sử dụng sức lao động hay bán quyền sử dụng nhà máy
- Trong lĩnh vực phân phối thì các quan hệ kinh tế thể hiện ra và được thực hiện thông qua các hình thức kinh tế khách quan như: Tiền lương, lợi nhuận, cô tức, lãi suất, thuế khóa, tiền thưởng
- Trong lĩnh vực trao đôi và tiêu đùng, các quan hệ kinh tế thể hiện ra và được
thực hiện thông qua các hình thức kinh tế như: Giá cả, cạnh tranh, môi giới, quảng cao, dau giá, đầu cơ, quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng
Đặc điểm của phương pháp kinh tế:
se Thực hiện thông qua việc sử dụng các hình thức kinh tế khách quan
e Gan liền với việc sử dụng đòn bẩy kinh tế, các hình thức kích thích kinh tế, các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường, hạch toán kinh doanh
e Đặt người lao động và tập thể lao động vào sự tự lựa chọn nội dung và phương thức hoạt động thông qua sự quan tâm của họ đến lợi ích vật chất, vì lợi ích vật chất thiết thân mà hoạt động
có hiệu quả
Ưu điểm của phương pháp kinh tế:
e¢ _ Tác dụng nhanh và hiệu quả cao
« Tạo động lực thúc đẩy người lao động, tăng tính năng động và sáng tạo
« _ Giảm đáng kể khối lượng công việc của quản lý
Nhược điểm của phương pháp kinh tế:
« _ Không phải lúc nào cũng thực hiện được
se Con người sẽ chạy theo lợi nhuận kinh tế, xem nhẹ đạo đức xã hội và trách nhiệm công dân
Vai trò của phương pháp kinh tế:
« _ Là phương pháp tạo động lực
se Cho phép mở rộng quyền hoạt động di đôi với tăng cường trách
nhiệm kinh tế cho đối tượng quản lý
Trang 11c) Nội dung và những yêu cầu đặt ra khi sử dụng phương
lực thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình kinh tế thông qua các quyết
định có tính lựa chọn về đầu tư và việc làm
Phương pháp kinh tế hiện đang được sử dụng rộng rãi và phát
huy hiệu quả tốt ở các cấp độ quản lý khác nhau trong nền kinh tế,
tuy nhiên, sử dụng các phương pháp này trong quản lý kinh tế cần chú ý một số vấn đề sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống đòn bẩy kinh tế, chủ thể quản lý
cần nâng cao năng lực vận dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan
hệ thị trường
Hai là, sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt, có kinh nghiệm quản lý,
đồng thời phải có bản lĩnh tự chủ vững vàng
Ba là, áp dụng phương pháp kinh tế phải chú trọng thực hiện sự
phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn, quyền hành động cũng như trách nhiệm kinh tế cho các cấp,
các chủ thể kinh tế và cá nhân trong quá trình hoạt động kinh tế
Trang 121.2 3 Phương pháp giáo dục vận động
a) Bản chất của phương pháp giáo dục vận động
Phương pháp giáo dục vận động trong quản lý kinh tế là cách thức tác động vào nhận thức, tỉnh cảm, đạo đức của đối tượng quản lý (cá nhân hay tập thê) nhằm nâng cao tính tự piác, nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm
vụ
b) Đặc điểm và vai trò của phương pháp giáo dục vận động
Đặc điểm của phương pháp giáo dục vận động:
e Mang tính thuyết phục dựa trên quy luật tâm lý để tác động vào nhận thức, tình cảm của con người, không mang tính bắt buộc
e Tác động từ từ, tác động đến đối tượng quản lý làm thay đổi
nhận thức và sự tác động chậm hơn 2 phương pháp còn lại
se Chuyển biến tích cực nhận thức sang hành động
Ưu điểm của phương pháp giáo dục vận động:
e Mang tinh nhan van
e¢ Tac dung lau dai
Nhược điểm của phương pháp giáo dục vận động:
e« Tác động chậm
se _ Yêu câu cao đối với chủ thể thuyết phục giáo dục
se Kinh phí thực hiện tốn kém
Vai trò của phương pháp giáo dục vận động:
e Tao strc manh tinh than trong tổ chức và hệ thống- là phương pháp quan trọng tạo nên sức mạnh tinh thần trong tổ chức hệ thống
« Tạo sự yên tâm, gắn bó lâu bền của mỗi người lao động, mỗi chủ thể đối với tổ chức và hệ thống kinh tế
c) Nội dung và những yêu cầu đặt ra khi vận dụng phương pháp giáo dục vận động
Trang 13Nội dung của phương pháp giáo dục vận động bao gồm những
vấn đề sau:
- Trang bị tri thức, niềm tin cho người lao động về công việc và nghề nghiệp, về tương lai của đơn vị, của ngành, địa phương cũng
như của đất nước Đây chính là cơ sở để hình thành tình yêu nghề
nghiệp và sự chủ động sáng tạo trong lao động, sự gắn bó với công việc được giao
- Làm rõ vị trí, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của từng người, từng bộ phận, từng ngành, từng cấp để nâng cao ý thức của họ, đơn vị họ, lĩnh vực và địa phương họ đối với công việc, đối với tổ
chức và đối với đất nước, dân tộc
- Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại: Có tinh
thần sáng tạo, có ý thức tổ chức và kỷ luật, chú trọng năng suất và
hiệu quả làm việc, hội nhập nhanh và theo kịp các xu hướng tiến bộ
về khoa học công nghệ và kinh doanh
- Cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên về công việc và tổ chức Tôn trọng và đánh giá công bằng những đóng góp của người lao động Đồng thời phải nắm vững tâm sinh lý con người và vận dụng các quy luật tâm sinh lý con người trong quản lý, đặc biệt là
phải biết quan tâm đến cá nhân và tập thể người lao động bằng
những lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể
Việc áp dụng phương pháp giáo dục vận động cần đáp ứng các
yêu cầu sau:
- Sử dụng phương pháp này đòi hỏi chủ thể quản lý phải chú ý
đến khía cạnh tâm lý, tình cảm, đạo đức, những giá trị truyền thống văn hóa thuộc về bản chất con người
- Nhà quản lý phải có trình độ, kiến thức văn hóa, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp truyền đạt cho đối
Trang 141.3 VAN DUNG TONG HOP CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH
TẾ
Trong quản lý kinh tế, các phương pháp quản lý kinh tế nói
chung vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối liên hệ hữu cơ với
nhau và mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm trong từng hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể Vì vậy, trong quản lý kinh tế việc sử dụng các
phương pháp quản lý kinh tế cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, các phương pháp quản lý kinh tế là tác động vào con
người mà con người lại là tổng hòa các mối quan hệ, bởi vậy, quá
trình quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô cần phải được vận dụng tổng hợp các phương pháp
Thứ hai, các phương pháp: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục vận động trên đây chỉ là
những phương pháp quản lý kinh tế cơ bản, trong quản lý kinh tế
còn có nhiều phương pháp quản lý khác có thể áp dụng cho từng lĩnh vực, phạm vi và đối tượng quản lý cụ thể
Thứ ba, cân nắm vững đặc điểm, đặc biệt là ưu nhược điểm của
từng phương pháp quản lý trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để
vận dụng phù hợp
Thứ tư, vì mỗi phương pháp quản lý kinh tế đều có những đặc
điểm riêng, bởi vậy việc vận dụng các phương pháp cũng phải linh hoạt với từng đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Trong nền kinh tế thị trường, nói chung các phương pháp kinh tế thường được chú trọng và được coi là phương pháp chủ yếu nhất trong các hoạt động quản lý kinh tế
Trang 15CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN
VIETTEL 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.1.1.Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp Kinh tế
- Quốc phòng 100% vốn Nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các
quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp Quân đội kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những Công ty Viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất Thế giới và nằm trong Top 15
các Công ty Viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao Hiện nay,
Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với tổng dân số hơn 100 triệu Năm 2012, Viettel đạt doanh
thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu Năm 2019, tập
đoàn nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao Bên cạnh đó, còn vinh dự thuộc Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất Thế giới
Đa số mọi người đến Viettel ở mảng viễn thông mà ít ai biết rằng bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác Dưới đây là những lĩnh vực kinh doanh của Viettel hiện nay:
e Cung cap san phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình đa phương tiện
se Hoạt động thông tin và truyền thông
e Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát
Trang 162.1.2
Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ
Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư
Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn
thông, CNTT, truyền hình
Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh thiết bị kỹ thuật quân sự,
công cụ hỗ trợ phục vụ Quốc phòng, An ninh
Kinh doanh hàng lưỡng dụng, Thể thao
Lịch sử hình thành và phát triển
Viettel được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm
1989 Dưới đây là lịch sử hình thành chỉ tiết của Viettel:
Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, đây là công ty tiền thân của Viettel Năm 1990 - 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho
tâm Bưu chính Viettel
Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông Lắp đặt
thành công cột phát sóng của Đài truyền hình Quốc gia Lào
cao 140m
Năm 2001: Cung cap dich vu VoIP quốc tế
Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin
Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại
Hà Nội và TP.HCM
Tháng 4/2003: Tiến hành lắp đặt mạng lưới điện thoại di động
Ngày 15/10/2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế
Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia Thành lập công ty Viettel Cambodia
Trang 17¢ Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định - di động - internet Thành lập Tổng công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel)
se Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt Nam
e Nam 2010: Dau tu vao Haiti va Mozambique Chuyén déi thanh
Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng
se Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
e Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thị trường
se Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD
se Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel tại
se Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công
nghiệp - Viễn thông
nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng
Trang 18Tầm nhìn thương hiệu của Viettel:
- Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel
Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng
tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất
Ý nghĩa Slogan của Viettel:
- “Hãy nói theo cách của bạn” Viettel luôn mong muốn phục vụ
khách hàng như những cá thể riêng biệt Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách
hàng Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình - “Hãy nói theo cách của bạn”
Ý nghĩa Logo của Viettel:
- Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu
ngoặc kép Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép Điều này cũng phù hợp với Tâm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng
- Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho
sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa Phương Đông) Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân) Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển
bền vững của thương hiệu Viettel
Sứ mệnh: sáng tạo để phục vụ con người - Caring Innovator
- Mỗi cá thể riêng biệt cần đc tôn trọng, quan tâm & lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu, liên tục đổi mới sáng tạo với hy vọng cùng khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ một cách hồn hảo
Trang 19- Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cũng cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo Tầm nhìn của Viettel:
Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh Toàn cầu; tiếp tục duy
trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông & Công nghiệp công
nghệ cao; góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030
rở thành doanh nghiệp hàng đấu vẽ cung cấp sảr
dict ng nghé tai Viet Narr
Phương pháp hành chính là liên kết của các phương pháp quản lý kinh
tế tạo ra hệ thống các phương pháp quản lý thống nhất được sử dụng
có hiệu quả hơn Dựa trên cơ sở các mối quan hệ về tổ chức và kỷ
luật của doanh nghiệp, Viettel đã có sự phân cấp, phân công rõ ràng
về đội ngũ các phòng ban tạo nên một hệ thống quản lý kinh tế để việc quản lý trở nên có hiệu quả hơn, và xác lập kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp đối với các nhân viên và người lao động
Công việc của một số phòng ban trong công ty:
Trang 201 Phòng Ban Kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp thị, bán hàng và
phát triển thị trường Phòng ban này quản lý và triển khai các
dịch vụ viễn thông và truyền hình cho khách hàng Nhiệm vụ chính của họ là tìm kiếm cơ hội kinh doanh và chăm sóc khách hàng
2 Phòng ban Kỹ thuật: Quản lý và phát triển hệ thống kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dịch vụ Phòng ban này chịu trách nhiệm
về việc xây dựng, bảo trì, và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Viettel, bao gồm việc triển khai mạng di động và cơ sở hạ
5 Phong Ban Quản lý chất lượng: Đảm bảo chất lượng dịch vụ và
sản phẩm, kiểm soát quy trình và tuân thủ các tiêu chuẩn chất
lượng
Về công tác kiểm tra:
Công tác kiểm tra cũng là một công tác quan trọng trong việc quản lý và điều hành việc kinh doanh Ở bước này, người quản lý có
thể nắm rõ tình hình biến động trong công ty để có thể đề ra những
phương án xử lý kịp thời, khắc phục những nhược điểm tồn đọng và
phát huy những ưu điểm cũng như tiềm năng nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh Cũng như các doanh nghiệp nói chung, trong công tác kiểm tra xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của tổ chức, Viettel đưa ra các hình thức kiểm tra sau:
- Kiểm tra định kỳ: Mỗi tháng, các nhà lãnh đạo cấp cao của Viettel sẽ tổ chức kiểm tra định kỳ một lần Theo đó, ban lãnh đạo sẽ
đi kiểm tra 1 vòng về các hoạt động sản xuất, máy móc thiết bị quan
trọng để xem tỉnh hình hoạt động có gì cần bổ sung hoặc khắc phục
nhằm đảm bảo tiến độ
Trang 21- Kiểm tra thường xuyên: Công tác kiểm tra thường xuyên này thường sẽ do các nhà quản lý cấp 1 (Trưởng phòng, Trưởng ban)
chịu trách nhiệm diễn ra hằng ngày Các trưởng bộ phận phải đốc thúc và quân lý những công việc trong bộ phần mình rồi báo cáo cho cấp trên biết Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp lãnh đạo nắm rõ tình hình một cách thường xuyên và dễ dàng giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng và kịp thời
- Kiểm tra đột xuất: Công tác kiểm tra này thường diễn ra không
thường xuyên, không bào trước Ví dụ trong trường hợp, nhà quản trị
Viettel muốn tham khảo tình hình sản xuất để có chiến lược mới, hay
ban thanh tra về kiểm tra 1 cách đột ngột, hoặc nếu nhận được phản hồi không tốt của khách hàng về dịch vụ hay hậu mãi Viettel sẽ cử người xuống kiểm tra và xử lý trong bộ phận chịu trách nhiệm Ưu điểm của việc kiểm tra đột xuất là có thể nắm bắt được thái độ hành
vi thực sự của mỗi nhân viên, qua đó sẽ có hướng giải quyết vấn đề này
Trong việc kiểm tra các phương án đề ra, công ty Viettel thực hiện đầy đủ 3 loại kiểm tra: Kiểm tra lường trước, kiểm tra trong quá
trình và kiểm tra phản hồi
- Kiểm tra lường trước: Viettel coi trọng ý kiến của nhân viên đề
xuất, những đề xuất thường phải được đảm bảo về tính khách quan
cũng như tính khả thi Từ đó, khi họp lại cấp trên và cá nhân của từng bộ phận sẽ đưa ra những phương án lường trước những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đó
- Kiểm tra trong quá trình: Trong quá trình thực hiện, nhân viên phụ trách lĩnh vực nào sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin cần thiết cho cấp trên như doanh thu, những phản hồi từ khách
hàng để cấp trên có thể đưa ra những cách xử lý nếu nhân lại
nhiều phản hồi không tốt và cũng đưa ra những phương thức nhằm tăng doanh thu nếu như nhận được những phản hồi mang tính khả
quan
- Kiểm tra phản hồi: Sau khi thực hiện xong dự án, cấp dưới sẽ báo cáo và bàn giao số liệu lại với cấp trên, qua khai thác và dựa trên số liệu được cập nhật thường xuyên, cấp trên sẽ so sánh hai
bảng số liệu nếu khớp nhau thì dự án hoàn thành, còn nếu không
khớp thì nhân viên giải trình nguyên nhân
Trang 22Trong việc kiểm tra quá trình tổ chức, Viettel áp dụng 3 phương thức kiểm tra phổ biến
- Kiểm tra đầu ra: Để đạt được mục tiêu chạy đua doanh thu bán hàng với các nhà mạng có tiềm năng như VNPT, Mobifone Viettel sử dụng nhiều chính sách đối với các nhân viên nhằm đẩy mạnh năng lực làm việc, gia tăng doanh thu Điển hình là mỗi tháng, nhân viên phải đăng ký hoặc nhận chỉ tiêu doanh thu bán hàng Nếu doanh thu đạt cao hơn so với mức đăng ký thì sẽ có thêm khoản tiền thưởng tính vào lương Và tất nhiên nếu không đạt được chỉ tiêu trong vòng
3 tháng liên tiếp, nhân viên sẽ bị sa thải vì thiếu nỗ lực hoặc được
đưa đi huấn luyện thêm
- Kiểm tra hành vi: Các nhà quản lý không chỉ đánh giá hành vi kinh doanh của nhân viên mình qua kiểm tra trực tiếp mà họ còn tham khảo vào những phản hồi của khách hàng thông qua bộ phần chăm sóc khách hàng Viettel cho rằng, phục vụ khách hàng là tiêu chuẩn và yêu cầu hàng đầu vì vậy những nhân viên phục vụ thiếu
thái độ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu sẽ bị sa
thải hoặc đưa đi tập huấn ngay lập tức
- Kiểm tra văn hóa tổ chức: Là một tổ chức trẻ, đây nhiệt huyết, Viettel mang cho mình một bản sản văn hóa riêng bao gồm những chuẩn mực khắc khe Xuất thân là một Tập đoàn Quân đội, Viettel đòi hỏi những công nhân viên của mình làm việc có trách nhiệm như một người lính như tác phong chỉnh tề, tràn nhiệt huyết, làm việc
phục vụ tận tụy chu đáo, cấp trên cấp dưới tuy xa (cấp) mà gần (thân thiện), những nghi thức như chào cờ đầu tháng
Viettel còn đưa ra những nội quy điều lệ quy chế để xác lập kỷ
cương làm việc của nhân viên Có những quy định nơi làm việc, quy
tắc ứng xử của công ty buộc nhân viên phải tuân thủ:
1.Về quy định nơi làm việc:
Trang phục nơi làm việc:
e _ Trang phục lịch sự, tế nhị: Áo có tay, có cổ và mang đồng phục
cấp phát theo quy định của Tổng Công ty
Trang 23Không mang mặc đồng phục ra ngoài để làm các hành động gây mất hình ảnh, danh dự của người Công trình
Phong cách đi đứng:
Nên nhường đường cho người lớn tuổi, cấp trên, phụ nữ có thai
và xin phép khi muốn vượt trước
Tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc, đi lại nhanh nhẹn, đóng mở cửa nhẹ nhàng
Sử dụng thang máy:
Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy
Chỉ sử dụng thang máy khi cần thiết, không nên khi đi thang máy khi lên, xuống 1 tầng
Luôn nhường thang cho khách, cấp trên, phụ nữ có thai
Luôn giữ thái độ lịch sự khi sử dụng thang máy
Tác phong làm việc:
Đến vị trí làm việc trước ít nhất 5 phút để làm công tác chuẩn
bị và luôn trong tư thế sẵn sàng công việc
Chào hỏi mọi người khi đến và ra về
Không nên làm việc riêng hoặc gây ồn ào, ảnh hưởng đến người xung quanh
Bố trí mới làm việc: Thực hiện theo quy định 5S
Trong hội họp:
Vị trí ngồi: Lãnh đạo cấp cao của VCC ngồi ghế chủ tọa, người quan trọng thứ 2 ngồi bên tay phải chủ tọa, đối tác/ khách
hàng ngồi đối diện lãnh đạo cấp cao
Tham gia họp: Đến trước ít nhất 5 phút khi cuộc họp bắt đầu,
đến muộn hoặc không thể tham gia phải thông báo với người
tổ chức trước khi cuộc họp bắt đầu
Không tự ý ra ngoài hoặc bỏ dở cuộc họp
Phát biểu khi được chủ tọa đồng ý, không nên cắt lời người
khác
Làm việc nhóm:
Trang 24e _ Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm
« _ Khi một thành viên gặp khó khăn, các thành viên còn lại phải
hỗ trợ và gánh vác công việc giúp nhau
e Chung sức giữ gìn tỉnh thân đoàn kết vì hiệu quả công việc chung Khi có vấn đề phát sinh, từng thành viên nên đưa ra giải pháp thực hiện trên tinh than xay dung dé đi đến lợi ích chung
Giải quyết công việc:
e Đối với khách hàng bên ngoài: Luôn hoàn thành trước thời gian
quy định, nếu có vấn đề phát sinh cần thông báo ngay cho khách hành/đối tác
e Đối với khách hàng nội bộ: Hoàn thành đúng thời gian theo quy định và cam kết
se Giải quyết công việc trên tỉnh thân hợp tác và cùng xác định
nguyên nhân của vấn đề
se _ Kiên trì tìm ra giải pháp để đạt được hiệu quả công việc
Xử lý công việc:
se Thiết lập kế hoạch làm việc hàng ngày và thực thi báo cáo
tuần, tháng, quý
e _ Xử lý công việc dựa trên 6 nguyên tắc văn hóa
e Xu lý xung đột nội bộ trên tinh thân thẳng thắn, xây dựng vì
mục tiêu chung Thực hiện góp ý đối với các hành vi không
đúng với văn hóa Tổng Công ty
2 Về quy tắc ứng xử ở công ty:
Đối với cá nhân:
se Trong công việc: Hợp tác, hết mình
«_ Trong hội họp: Nghiêm túc, đúng giờ
«_ Trong học tập: Chủ động, kiên tri
e® Trong sử dụng thông tin: Bảo mật, tuân thủ
Đối với tập thể:
e Lãnh đạo với nhân viên: Thân thiện, hòa đồng, tôn trọng chân thành, truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc, công bằng trong đối xử, công minh trong thưởng phạt, bao dung, thông cảm với các sai phạm lần đầu của nhân viên