TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng xạ khuẩnđối với nắm Rhizoctonia solani Kũhn gây bệnh lở cô rễ cây rau họ thập tw”, đượcthực hiện tai Phòng Sinh học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
33k 3k 3k 3k 3k 3K 3k 3k 3K 3K 3k 3k 2K 3k 2k OK OK OK OK OK K
TRÀN THỊ THANH HƯƠNG
CAY RAU HO THAP TU
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP
Thành phố Hồ Chi Minh, Thang 08/2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Trang 3ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DOI KHÁNG CUA MOT SO DONG XA KHUAN
DOI VOI NAM Rhizoctonia solani Kũhn GAY BỆNH LO CO RE
CAY RAU HO THẬP TỰ
TRAN THI THANH HUONG
Hội đồng cham luận văn:
1 Chủ tịch: TS VÕ THỊ THU OANH
Hội Bảo vệ thưc vật
2 Thư ký: TS CAO THỊ THANH LOAN
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
3 Phản biện 1: TS NGUYÊN THỊ HAI
Trường Đại học Công nghệ TP HCM
4 Phản biện 2: TS VÕ THỊ NGỌC HÀ
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
5 Ủy viên: PGS.TS TRÀN THỊ LỆ MINH
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Thị Thanh Hương, sinh ngày 09 tháng 08 năm 1991 tại Tiền Giang.Tốt nghiệp Trung học phố thông năm 2009 tại Trường Trung học phổ thông
Thạnh Hóa, Long An.
Tốt nghiệp Đại học năm 2013 ngành Bảo vệ thực vật, hệ chính qui tại TrườngĐại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Từ năm 2014 đến nay làm việc tại Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản
lý chất lượng nông sản tỉnh Long An
Tháng 10 năm 2020, học cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật tại trường Đạihọc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Dia chỉ liên lac: ấp 1, xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
Điện thoại: 0943238086.
Email: tranthihanhhuong9§91(2gmail.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua tôi Dia diém nghiên cứu,
số liệu và kết quả đúc kết từ thí nghiệm trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưatừng được công bố trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào
Tác giả
Trần Thị Thanh Hương
Trang 6từ năm 2020 đến nay.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật
và Quản lý chất lượng nông sản, các anh chị đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiệngiúp đỡ về mọi mặt dé tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua
Chân thành cảm ơn các em Trần Thị Anh Thư, Trần Thị Thanh Thúy, KhoaNông Học và các em sinh viên Khoa Khoa học Sinh học đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cam ơn Ba Mẹ, người thân, tất cả bạn bè và đồng nghiệp đãluôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành luận văn này
TP Hồ Chí Minh,ngày tháng năm 2022
Tác giả
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng xạ khuẩnđối với nắm Rhizoctonia solani Kũhn gây bệnh lở cô rễ cây rau họ thập tw”, đượcthực hiện tai Phòng Sinh học ứng dụng thực vật, Khoa Khoa học Sinh học, TrườngĐại học Nông Lâm thành phó Hồ Chí Minh và tai xã Long Khê, huyện Cần Đước,tỉnh Long An, từ tháng 02 năm 2022 đến tháng 08 năm 2022 Mục tiêu đề tài là đánhgiá được khả năng đối kháng của một số dòng xạ khuẩn đối với nam Rhizoctoniasolani gây bệnh lở cô rễ trên cây rau họ thập tự trong điều kiện phòng thí nghiệm,nhà lưới và ngoài đồng phục vụ canh tác nông nghiệp an toàn, bền vững
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, bằng phương pháp cấy kép với namRhizoctonia solani, tại thời điểm 48 giờ sau cây, 11 dòng xạ khuẩn có hiệu suất đốikháng từ 10,2 - 56,3% đối với mẫu phân lập CN-CG, từ 12,6-58,5% đối với mẫu phânlập CT-CG và 11,2-54,1% đối mau phân lập CX-CD Hai dòng xạ khuẩn BT02, BT13
có hiệu suất đối kháng cao nhất lần lượt là (54,1-58,5%) và (54,1-56,3%)
Trong điều kiện nhà lưới, khi xử lý hạt giống với dịch xạ khuẩn, hai dòng xạkhuân BT02 và BT13 thể hiện khả năng phòng bệnh đạt 62% và 67,4%, tương đương
với thuốc diệt nam chứa hoạt chất mancozeb (61,6%) Chiều cao cây, chiều đài rễ,
trọng lượng tươi, trọng lượng khô thân ở nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn BT02, BT13,mancozeb lớn hơn nghiệm thức đối chứng dương (hạt không xử lý gieo vào đất nhiễmnắm bệnh)
Khi phun xạ khuẩn lên cây nhiễm bệnh, hiệu quả phòng trừ bệnh của dòngBT02, BT13 ở 3 ngày sau phun đạt 62,7% và 63,3%, tương đương với thuốc diệt nắm
có hoạt chất mancozeb (65,9%); hiệu quả phòng trừ ở thời điểm 7 ngày sau phun lầnlượt đạt 50,0% (BT02), 51,5% (BT13), mancozeb (63,1%).
Ở điều kiện đồng ruộng, hai dòng xạ khuẩn BT02 và BT13 có hiệu quả phòng
trừ đạt 52,4% và 52,6% ở 3 ngay sau phun, tương đương với thuốc diệt nắm có hoạtchất mancozeb (55,1%); đạt 46,7% (BT02), 46,2% (BT13), mancozeb (51,3%) tại thời
Trang 8(82,8 gram), BT13 (83,0 gram), mancozeb (83,9 gram); trọng lượng 6 thí nghiệm tạicác nghiệm thức phun BT02, BT 13, mancozeb lần lượt đạt 52,0 kg, 52,3 kg, 52,5 kg.
Dinh danh 2 dong xa khuẩn dựa vào trình tự 16S-rRNA cho thấy BT02 vàBT13 tương đồng 99,97% với Streptomyces rochei
Từ khóa: bệnh lở cổ rễ, cải xanh, hiệu quả phòng trừ, Rhizoctonia solani, xạ khuẩn
Trang 9The research topic “Evaluating the antagonistic ability of some actinomycetes
strains against the fungus Rhizoctonia solani Kiihn causing damping off disease of
cruciferous vegetables”, was carried out Laboratory of Plant Applied Biology,
Faculty of Biological Sciences, Nong Lam University — Ho Chi Minh city and Long
Khe commune, Can Duoc district, Long An province, from February to August 2022.
The aim of the study is to evaluate the antagonistic ability of some actinomycetes
against the fungus Rhizoctonia solani causing damping off disease on cruciferous
vegetables under laboratory, greenhouse and field conditions.
In laboratory, the experiment was conducted by dual culture method with
Rhizoctonia solani At 48 hours after culture, the results showed that 11
actinomycetes strains had antagonistic efficiency from 10.2 to 56.3% for CN-CG
isolate, from 12.6 to 58.5% for CT-CG isolate, and 11.2-54.1% for CX-CD isolate.
Two actinomycetes strains BT02, BT13 had the highest antagonistic efficiency
(54.1-58.5%) and (54.1-56.3%).
In the greenhouse, when seeds were treated with actinomycetes, two
actinomycetes strains BT02 and BT13 showed the ability to prevent disease at 62% and
67.4%, equivalent to fungicide with active ingredients mancozeb (61.6%) Plant height,
root length, fresh weight, stem dry weight in the treatments using actinomycetes BT02,
BT13, mancozeb were larger than those in the positive control treatment.
In the greenhouse, when spraying actinomycetes on infected plants, disease
prevention effectiveness of strains BT02, BT13 at 3 days after spraying reached
62.7% and 63.3%, respectively equivalent to the treatment using the fungicide with
active ingredient mancozeb (65.9%); the control efficiency 7 days after spraying
reached 50.0% (BT02), 51.5% (BT13), mancozeb (63.1%), respectively.
In field conditions, BT02 and BT13 had control efficiency of 52.4% and
52.6% at 3 days after spraying, equivalent to the treatment using mancozeb (55.1%);
Trang 10fresh weight in treatments BT02 (82.8 grams), BT13 (83.0 grams), mancozeb (83.9
grams); the weight of experimental plots in the treatments of BT02, BT13, and
mancozeb was 52.0 kg, 52.3 kg, 52.5 kg, respectively.
Identification of two actinomycetes strains BT02 and BT13, showed that BT02 and
BT13 were 99.97% similar to Streptomyces rochei.
Keywords: Actinomycetes, Damping off disease, effective prevention, green
mustard, Rhizoctonia solani.
Trang 11MỤC LỤC
; ; Trang
TY LIGHG NH N net ststeseeia10010356)35081032005701181202383160303302.00232022015135780/127012370050000 ii
ý 7789-2275, 0200000000 vvnng 11111 11 iii8909)09000.7 Ơ Ơ,L.ƠỎ ivTĨM 0 VG eee VSUMMARY sesncesaseasan aera nee een een ean ea eS vil
[LU C8 UO cốc cốc cố cố ca ca ca 1XMee TE TIẾT seeseeeseeeoobndsotssbheobioshangoakdisnghihdthekic03at/đã0088210ig2ghj xiiDANH MỤC CAC BẢNG -2222222 222222 xiiiM.Is0 16(OX OF 5 IN) 5 Ơ.ƠỎ xivNIẨT HỆ HĨnưnnnsssnhibstustioasingiottliigtiuggtkGi0000G000G00600,800880000GSGIG20HNGHSENHGHHEONH.1E4G00/00105308050100100 1ines # Tee 2707.221812 78/8/2757 00 2 ưuyyZsẽesa 31.1 Giới thiệu chung về cây rau họ thập tự -22+2EEEE222+2++22EEEE2E22z++t22EE2EExrerrrrer 31.1.1 Nguồn gốc, phân loại -22222222++++2222EEEEEEEEEE1112222222.222222122211111121 22c 31.1.2 Một số bệnh hại chính trên rau họ thập tự -2222222+++zz+tt222222222zzzzzex 51.2 Một số đặc điểm của nam Rhizoctonia solani Kuhn 2-22-522222cz22225cczczet 61.2.1 Vị trí phân loại mam Rhizoctonia soÏai ©-222++2C22222222EE2E222EE222E222122221222222 xe, 61.2.2 PhO ký chủ của mam R sØÏ2wi -2222+2222EEEEE222++22EEE2221222222222221122 2 crrrr 71.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của nắm R so/4wi 22 ©222222222EEES2zz+2EE2SSzzerr i!(ees cue ee 91.2.5 Triệu chứng bệnh do nam R solani Kuhn gây 1a oi cccccccccccssssssssssssessseeeseccecsssssssssssnnnesees 91.2.6 Quá trình lưu tồn và phát triển của nấm R soawi 2 ©22222+22E222zz+2EE22zccee 101.2.7 Biện pháp phịng trừ bệnh do nắm R solani gây ra -2V2222222222 101.3 Tổng quan về xạ khuẩn 22©VVEEEE222++#22EEEEEEE222222222222112222222222211122222222222.e, 11
1.3.1 Một số đặc điểm hình thái của xạ khuẩn - 22222EEEE2222zz++22222222zcccree 12(PAA TH lãõoeeseneeedisstinstoiggtiodSoskgfnghgiusrBgiSS0gt0uiSg9096190810388880l00g00.gốpshigoiontlgrtiadsssd 12
Trang 121.3.3 Vai trị của xạ khuẩn -2 22+++22EE++2EEE1E222E112271111221711222111221112.1E1 1e errree 14
1.3.33), TfGTE tỰ THHIẾN ccseaneenssbsisobisti1011030008583138095038849362025GSGDM1GG8V.4SĐGĐ1038591838903101G1438840430198488 14
1.3.3.2 Trong phịng trừ sinh HOC - - + 5+ 5+5++*+E+E*E*EvEEkekeEeEererkrkrkrkerrrrkrkrkrrrrrrrke 15
1.3.4 Một số nghiên cứu ứng dụng của xạ khuẩn trong phịng trừ sinh học bệnh cây 16
(eS Ul Ota Ce 16
1.5/44) NGỒI đƯG lcsssesecesiesseS0E.0E6101802/0E0015005600/20E000500160/00E0090016.0.G020808926080E00000558000E09000096.20008 18Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 20
2.1 Thời gian và địn điểm nghiên cứu 1.122121211102211201211.10210.172221.,0220.12.,, 20
222 NOt dụng NSIS CU ssssesssscssss50141016150051350856453431385055000115545138015018051883310803859811589/4333533880 20
2.3 Val LEW NSNIER CU vise sisencese vier seer savtie neeiiawtie emesis teamtenin ernie ernie 20
2.4 Phuong phap nghién 01 23
2.4.1 Thu thập mau, phân lập, định danh nắm Â.soÏzwii ::2¿£-©22222222222 23
B411, nmnreritifni thi eee eer eemesceeeee 23
2:4.1.2 Phương pháp phân lap caessessosnsniiniandenidoiniitdotgiBiGEI18556113310108355533016013913S3 008 232.4.1.3 Định danh lồi nam R solani từ các mẫu phân lập dựa vào đặc điểm hình thái 23
2.4.2 Đánh giá tính gây bệnh của các MPL nam R solani trên một số loại cải trong điều kiệnPhong thi mghiGrn oon ƠỎ 24
2.4.3 Đánh giá kha năng đối kháng R solani của một số dịng xạ khuẩn trong điều kiện
Trang 133.4.1 Khả năng phòng bệnh của hai dòng xạ khuân điều kiện nhà lưới 393.4.2 Khả năng trừ bệnh do nam R solani của xạ khuẩn trong điều kiện nhà lưới 433.5 Đánh giá khả năng trừ bệnh lở cổ rễ của xạ khuân ngoài đồng - 48KET LUẬN VÀ DE NGHỊ 2 2222EE222222222222211111122222211111122.222111111 2 1 re 547270: „ S0 ma 5410B: 4134 54TÀI LIEU THAM KHẢO -222©22+£2EEE+E2EEEE222E2112222111272111222111122111171111 2211 cee 55
ee 65
Trang 14DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
cs Cộng su
R solani Rhizoctonia solani
MPL Mẫu phân lập
NSC Ngay sau chung
NSG Ngày sau gieo
NSP Ngày sau phun
GSC Giờ sau chủng
HSĐK Hiệu suất đối kháng
Trang 15DANH MỤC CÁC BANG
Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm của 11 dòng xạ khuẩn thí nghiệm 22 52552z5522 21Bảng 2.2 Danh sách mẫu nam bệnh phân lập từ các mẫu bệnh thu thập 23Bang 3.1 Mức độ gây bệnh của các mẫu nam R solani trên một số loại cải trong điều kiệnPHÒyT THÍ Tí6 HIĐTTTsss-seetsstastixEbieEiobsstbsebkbbkbtvstinsiLesitbrbkirsbibktkdbuiticdtlkikbrkirikidtLuaztioEbixiebitidLieske 33Bang 3.2 Đường kính tản nắm MPL CN-CG và hiệu suất đối kháng (HSDK) của 11Omg Xa KAUAI 0a 35Bang 3.3 Đường kính tan nắm MPL CT-CG va HSDK của 11 dong xạ khuẩn 37
Bang 3.4 Đường kính tản nam MPL CX-CD va HSĐK của 11 dòng xạ khuan 37
Bang 3.5 Ti lệ bệnh, kha năng phòng bệnh của các nghiệm thức 10 ngày sau gieo
SG toe ere SR 39Bang 3.6 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất của cải xanh 10 ngày sau gieo 40Bảng 3.7 Tỉ lệ bệnh, hiệu lực phòng trừ, diện tích bên dưới dường cong tích luỹ bệnh
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của xạ khuẩn, mancozeb đến chiều cao cây, số lá/cây của cảixanh tại các thời điểm theo đõi 2+2 SzSE2E+E+EEEEEEEE2E2EEEEE22E212121 122.121 cxeE 44Bang 3.9 Ảnh hưởng của xạ khuẩn, mancozeb đến chiều dai lá, chiều rộng lá của cảixanh tại các thời điểm theo đõi 2 22s 2E2S22E2E2212E2212212312122121121221212 2122 ce 46Bảng 3.10 Các chỉ tiêu về năng suất cải xanh tại 14 ngày sau phun xử lý (cải xanh 36
Bang 3.11 Tỉ lệ bệnh, hiệu lực phòng trừ, diện tích bên dưới đường cong tích lũy bênh
tại các thời điểm theo dõi - 2+ 2+++22EE+++EEEEEE2EEE1111771111171111271111771112071112 xe 48Bang 3.12 Các chỉ tiêu vé sinh trưởng cây cải xanh tại các thời điểm theo 51Bảng 3.13 Các chỉ tiêu về năng suất cải xanh tại thời điểm 10 ngày sau phun (cải
Se Đi LÍ a aes 51
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Triệu chứng bệnh trên một số loại cây trồng ngoài đồng 31Hình 3.2 Hình thái tan nam R solani ở 14 ngày sau cấy trên môi trường MEA 32Hình 3.3 Hình dạng và kiểu phân nhánh của sợi nam, hạch nắm R.solani 32Hình 3.4 Tinh gây bệnh do nam R solani trên cải ngọt, cải thìa, cải xanh trong điều kiện
'DHoÒNg/Thĩ 0484 DTSITfssssssitctioostositgiigiidiigfitsilsitisiiqsisiltttlajdgsiislioidgsigrliglsuttasesdesa 34Hình 3.5 Sự phát triển của xạ khuân dòng BT02, BT13 và nam R solani MPL CN-CG
i bw is Sn se ec Wg i aa a EE 36 Hình 3.6 Sinh trưởng của cải xanh ở các nghiệm thức 10 ngày sau khi gieo Al
Hình 3.7 Cai xanh 14 ngày sau phun xử lý (36 ngày sau gieo) - 45 Hình 3.8 Cải xanh 10 ngày sau phun xử lý (30 ngày sau gieo) 50 Hình 3.9 Cây phat sinh loài dựa trên trình tự gen 16S-rRNA - 53
Trang 17MỞ DAU
Đặt van đề
Họ thập tự (Cruciferae) gồm cải bap, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, cải ngồng, súp
lơ là những loại rau được trồng nhiều nhất ở Việt Nam Việc phát triển cây trồng họ thập
tự có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên một đơn vịdiện tích, do đó cây trồng họ thập tự đang là loại rau được khuyến khích phát triển
Tại tỉnh Long An diện tích trồng rau các loại năm 2021 trên địa bàn tỉnh là
10.959,6 ha (trong đó 1.923,6 ha trồng cải các loại) Tỉnh Long An đang trong giai
đoạn triển khai thực hiện chương trình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, địnhhướng đến năm 2025 diện tích cây rau ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến là 2.000 ha(chủ yếu là rau họ thập tự) với mục tiêu canh tác theo hướng an toàn, GAP, hữu cơ(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, 2021)
Việc sản xuất rau màu nói chung gặp rất nhiều khó khăn do nhiều tác nhân gâyhại như côn trùng, nam bệnh ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng Cácloài nam bệnh có nguồn gốc từ đất như Rhizoctonia solani, Fusarium spp.,Phytopthora spp., Pythium spp., Slerotium spp là những tác nhân gây thiệt hạinghiêm trọng cho cây trồng và rất khó phòng trừ Trong đó, nam R solani là mộttrong những mầm bệnh có nguồn gốc trong đất, thuộc nhóm bán ký sinh, có phổ kýchủ rất rộng Theo Gangopdyay và Chakrabati (1982) nam R solani gây hại trên 550loại cây trồng khác nhau, từ giai đoạn cây con đến thu hoạch làm ảnh hưởng đến sản
lượng nông nghiệp Bệnh lở cô rễ do nắm R solani gây ra trên hầu hết các loại rau làđáng chú ý nhất, bệnh diễn biến phức tạp, mức độ lây lan nhanh dẫn đến tình trạng
chết hàng loạt gây thiệt hại lớn (Đỗ Tan Dũng, 2013)
Dé phòng trừ bệnh do nam R solani, các biện pháp hóa học được sử dụngthường xuyên và liên tục Hiện nay, rất nhiều loại thuốc hóa học đã được sử dụng déquan lý sự gây hại của nam R solani, mac du mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưngcũng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và dư lượng trong sản phẩm thu
Trang 18hoạch đặc biệt là sự ảnh hưởng của dư lượng thuốc trong nông sản đến sức khỏengười tiêu dùng và môi trường sinh thái.
Theo xu hướng chung của thế giới nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền
vững theo hướng bảo vệ môi trường thì việc ứng dụng giải pháp sinh học trong quản
lý bệnh hại cây trồng nhất là nhóm nắm bệnh có nguồn gốc từ đất đang được chú ý
và khuyến cáo sử dụng, một trong những giải pháp đó là sử dụng các loại vi sinh vật
có khả năng ức chế, đối kháng, tiêu điệt mầm bệnh Trong đó, xạ khuẩn là các nhóm
vi sinh vật được nghiên cứu và ứng dụng phô biến Xa khuẩn có khả năng ức chế một
số mam bệnh như R solani (Sadeghi và cs, 2009), Xanthomonas oryzae sp (Hastuti và
cs, 2012), Phytopthora citricola (Haesler va cs, 2008) và có thé kích thích tính khángbệnh cũng như giúp cây trồng có khả năng chống chịu đối với điều kiện bat lợi của môi
trường sống (Hasegawa và cs, 2006)
Dé đóng góp cơ sở khoa học nghiên cứu các giải pháp phòng trừ nam R solanitheo hướng sinh học, việc nghiên cứu xạ khuẩn trong quản lý bệnh lở cô rễ trên rau họthập tự là rất cần thiết và cấp bách nên dé tài “Đánh giá khả năng đối kháng của một
số dòng xạ khuẩn đối với nam Rhizoctonia solani Kiihn gây bệnh lở cỗ rễ cây rau
Định danh hai dòng xạ khuẩn có hiệu suất đối kháng cao nhất
Giới hạn đề tài
Thực hiện 2 lần độc lập đối với các thí nghiệm đánh giá khả năng phòng trừ bệnh lở
cô rễ do nam R solani của một số dòng xạ khuẩn trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng.
Trang 19Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Giới thiệu chung về cây rau họ thập tự
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại
Nguồn gốc
Ho Cải (Brassicaceae), còn gọi là họ Thập tự (Cruciferae), là một ho thực vat cóhoa Các loại cây trồng trong họ này gần như đều có chứa chữ “cđi ” trong tên gọi
Theo Viện sĩ N.I Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng,
cải xanh phát sinh từ Trung Quốc Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải trắng có nguồngốc phát sinh từ Trung tâm Địa Trung Hải (Trần Văn Minh và cs, 2006)
Họ này trước đây được gọi là Cruciferae ("thập tu"), do bốn cánh hoa trênhoa của chúng trông tương tự như hình thập tự Nhiều nhà thực vật học vẫn còngọi các thành viên của ho này là các loài "hoa thập tự" Theo điều 18.5của ICBN (Quy tắc St Louis) thì Cruciferae được coi là tên gọi hợp lệ và vì thế
nó là tên gọi khác của họ Cải được chấp nhận Tên gọi Brassicaceae có nguồn
sốc từ chỉ điển hình của họ là chi Brassica
Phân loại
Họ cải (Brassicaceae) có khoảng 375 chi và 3200 loài Chi Brassica chứakhoảng 100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels, củ cải,
cải mù tat Số nhiễm sắc thé trong họ cải dao động từ 2n = 8 đến 2n = 256 (Lysak va
cs, 2005) Ở nước ta họ cải có 6 chi và 20 loài (Hoàng Thị Sản, 1999) Căn cứ vàođặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng, màu sắc các giống rau cải
của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm: nhóm cải be (Brassica campestris L.),
nhóm cải thia/ cải trang (Brassica chinensis L.), nhóm cải xanh/cải cay/cải canh(Brassica juncea L.) (dẫn theo Nguyễn Thị Loan, 2018)
Trang 20* Nhóm cai be (Brassica campestris L.)
Nhóm cai be con gọi là nhóm cai dưa (chủ yếu dé muối dưa) Nhóm cải này ưanhiệt độ thấp, chịu lạnh Nhiệt độ thích hợp 15 - 22°C do đó trồng thích hợp trong vụĐông Xuân Đặc điểm nhóm cai be là có be lá to, day, giòn, lá lớn Năng suất của 1 cây
có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 - 160 ngày
* Nhóm cải thìa/cải trắng (Brassica chinensis L.)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến láhơi tròn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 27°C) nên có thé trồng được
quanh năm Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30-50 ngày có thể thu
hoạch, dé dé giống, có thé trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống
giáp vụ rau (Lê Thị Khánh, 2008).
* Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.)
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có kha nangthích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và vụ ThuĐông Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây
thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay, dé dé giống
Theo Phạm Thị Minh Tâm (2001), cải xanh là cây thân thảo hằng niên, cao
40-60 cm hoặc có thé cao hơn Là loại rau có vị đăng đắng (thường gọi là cải đắng), lá cómàu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối Lá mọc từ gốc, cuống lá hơi tròn và nhỏ, phiến lá
nhỏ hẹp, có răng cưa không đều Hoa mọc thành chùm dạng ngủ, hoa có 4 cánh màuvàng Hạt hình cầu màu đen trồng phổ biến khắp cả nước Cải xanh là loại cây chịu đượcnóng và mưa, nhanh cho thu hoạch nên có tác dụng giải quyết giáp vụ rất hiệu quả Rau
cải xanh có thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch là 40-45 ngày
Về giá trị dược liệu của cây cải xanh, theo Đông y cải xanh có vị cay, tính ôn,
có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí Trong cải xanh có chứa nhiều vitamin
A, B, C, K, nicotinic acid, carotene, albumin Theo các chuyên gia dinh dưỡng cảixanh có thé chữa duoc bệnh gout, chống lão hoá da cũng như có thể trị được viêmhọng (dẫn theo Nguyễn Thị Loan, 2018)
Trang 211.1.2 Một số bệnh hại chính trên rau họ thập tự
Bệnh chết rạp cây con (Damping off): do Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia,Fusarium bệnh xuất hiện phố biến ở vườn ươm cây con, hại nặng vào mùa mưa vớinhiệt độ thấp Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên thân những nốt nhỏ sau đó vết bệnh
sẽ lan dai theo chiều dai của thân và chu vi thân Làm cho thân cây bị teo lại có màu
vàng và bị gay gục trong khi lá vẫn còn xanh, giai đoạn cây con vừa mọc khỏi mặt
đất và có 1-2 cặp lá thật được đánh giá là thời điểm gây bệnh nặng nhất Đặc biệt khi
am độ cao, cây bi bệnh moc 1 lớp sợi nắm trắng làm cây chết
Bệnh sưng rễ: do nam Plasmodiophora brassiae Wor gây ra, nam xâm nhập
gây hại ở rễ, tạo thành các nốt sưng u trên rễ với kích thước khác nhâu, cây bị bệnhsinh trưởng kém, lá vàng và héo, bị nặng cây có thể chết Đặc biệt trong điều kiệnkhô hạn, hiện tượng vàng héo lá xảy ra nhanh hơn, trên lá không tạo thành các vếtkhô cháy nếu không bị bệnh nào khác Theo Vũ Triệu Mân và cs (2007), bệnh gâyhại ở rễ và gốc thân nằm sâu trong đất tạo ra các u sưng nổi cục san sùi, xuất hiệntừng đoạn hoặc kéo dài cả rễ Các u sưng lúc đầu có màu sắc tương tự như màu rễ
cây, bề mặt nhẫn, bên trong ruột trắng và cứng Sau thời gian u sưng chuyền sang
màu nâu và thối mục Sau khi rễ bị hại, lá chuyền sang vàng, dày thô, lá mat độ nhănbóng, cây chết héo dan
Bệnh thối nhữn: bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra Vết bệnh đầu tiênthường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những mọng nước,sau đó thối nhiin Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên trên làm cho ca lá bị vàng và thốinhin Các lá phía trên cũng có thé bị bệnh và cả cây bị thối Ở các chỗ mô cây bị thối chứa
day dịch màu vàng, có mùi hôi nồng Điều kiện thời tiết nóng, 4m và mưa nhiều thuận lợi
cho bệnh phát triển Những ruộng thoát nước kém, bón nhiều phân đạm, thiếu Kali thường
bị bệnh nặng hơn Ruộng bị sâu nhiều cũng là điều kiện tốt cho bệnh lây lan gây hại.
Bệnh đốm lá: Theo Lowel (2000), bệnh dém lá trên rau cải do vi khuẩn Xanthomonascampestris p.V armmoraciae gây ra, xuất hiện trên tat cả các cây trồng thuộc họ thập tự và mộtvài giống cải hoang đại Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các đốm trên lá thật, đôi khi bệnh
cũng xuất hiện trên lá mầm, cuống lá Các đốm xuất hiện rải rác khắp bề mặt lá do sự xâm
Trang 22bệnh ban đầu là các châm sung nước, màu xanh giọt dau, về sau triệu chứng điển hình đườngkính đốm bệnh có thé tới 3mm và có đạng tròn lõm xuống so với bề mặt lá.
Bệnh đốm vòng: do nam Alternaria brassicae Sace gây ra Bệnh có thé gây hại từ
giai đoạn cây con đến giai đoạn gần thu hoạch, bảo quản Trên cây con, vết bệnh thường
xuất hiện trên lá sò và thân non, màu đen hình tròn hoặc bat định, bệnh nặng làm cây chết.Trên cây đã lớn vết bệnh hình thành trên lá hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm, màu nâunhạt hoặc nâu xam, xung quanh có thé có quang vàng Vết bệnh rat lớn đường kính có khitới lcm, nhiều vết bệnh có thé liên kết vời nhau thành hình bat định Khi gặp trời 4m ướt
trên bề mặt vết bệnh thường hình thành một lớp nắm mốc màu đen Trong điều kiện trời
âm ướt, trên mặt vết bệnh thường hình thành lớp nam mốc màu den.Nam gây bệnh có théxâm nhập vào trong cây qua các vết thương cơ giới do mưa gió hoặc do con người tạo ratrong quá trình chăm sóc hoặc do vết cắn phá của côn trùng
Bệnh lở cỗ rễ: do nam Rhizoctonia solani Kuhn gây hại Bệnh phát triển gây hạinặng trong mùa mưa, mức độ lây lan nhanh Vết bệnh có màu tái xanh sau chuyền sang
xám và loang lỗ trên khắp mặt lá Trên bề mặt vét bệnh xuất hiện tơ nắm và hạch nắm màutrăngs sau đó chuyên sang nâu Ở những ruộng có mật độ trồng dày và bón phân nhiều
đạm va lân, bệnh gây hai nặng Theo Đào Hang Trang (2007) bệnh lở cô rễ do nam R.solani Kuhn gây ra Biểu hiện của bệnh là thắt cổ rễ, thối rễ, thối chân, phan thân sát mặt
đất thối mềm Nắm có kha năng xâm nhiễm trên thân, cảnh, lá, khi tiếp xúc với đất âm ướt
và điều kiện khí hậu nóng ẩm Triệu chứng thay đôi tuỳ thuộc vào thời kỳ xâm nhiễm.1.2 Một số đặc điểm của nắm Rhizoctonia solani Kuhn
1.2.1 Vị trí phân loại nam Rhizoctonia solani
GIới: Fungi
Ngành: Basidiomycotina
Lớp: Basidiomycetes
Bộ: Mycelia sterilia Ho: Thelephoraceae Chi: Rhizoctonia Loai: Rhizoctonia solani (R solani)
(Theo Sneh va cs, 1991)
Trang 23Loài R solani còn được mô tả dưới nhiều tên khác nhau Các tên được chap
nhận là đồng nghĩa với R solani gồm: R alba, R alderholdii, R allii, R anomola,
R betae, R brassicarum, R carptae, R dauci, R dichotoma, R dimorpha, R fusca,
R gossypii, R gossypii var aegyptica, R gossypii var anatolica, R lupini,
R macrosclerotia, R melongena, R microslerotia, R napae, R napaeae, R napi,
R potomacensis, R praticola, R rapae, R solani var ambigua, R solani var.
barassicae, R solani var cedri-deodarae, R solani var cichorii-endiviae, R solani
var hortensis, R solani var lycopersicae, R solani var typical, Sclerotium irregular
va S oryzicola (Carling va Sumner, 1992).
1.2.2 Phố ky chủ của nam R solani
Nam R solani hiện diện rất phổ biến trong dat va có phổ ký chủ rộng Câytrồng ở quốc gia nào cũng có bệnh do nam R solani gây ra Haque (1975) đã phathiện ra đậu phộng (Arachis hypoaea), ớt (Capcium annum), cà rốt (Daucus carota),đậu nành (Glycine max), bông vải (Gossypium sp.), đại mach (Hordeum vulgar), xàlách (Lactuca sativa), lua (Oryzae sativa), bap (Zea mays), ca chua (Lycopersicumesculentum) déu nhiém R solani; Tsai (1970) cũng đã ghi nhận trên 20 loài cỏ daithuộc 11 họ, trong đó chu yếu là họ hòa bản (Gramineae) và họ Cyperaceae là ký chủcủa nam R solani (Nguyễn Việt Long, 2001)
Nhiều loài thực vật thuộc nhóm một và hai lá mầm mọc trong vả xung quanhruộng lúa, doc theo kênh mương là đồng ký chủ và là nguồn lây bệnh cho cây lúa ỞViệt Nam, Kim va es (1981) đã ghi nhận đậu nành, bắp, lúa miến (Shorgum vulgare),mia, và 27 loài cỏ dai khác ở đồng bằng sông Cửu Long là ký chủ của nắm R solani
Ở Hoa Ki, có khoảng 550 loài ký chủ của nắm R solani đã được ghi nhận Ở Châu
A, nam R solani gây bệnh chủ yếu trên cây lúa, một số loại cây trồng và một số cỏngoài tự nhiên thuộc họ hòa ban, họ hoa thập tự, họ cà, họ dua, ho bau bí, họ bìm bim
(Nguyễn Việt Long, 2001).
1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của nam R solani
Nam Rhizoctonia solani đã được De Candolle mô tả lần đầu tiên vào năm 1815,
lúc đầu được đặt tên là Rhizoctonia crocorum Loài R solani là loài nam quan trọng nhất
Trang 24Theo Masumoto và cs (1932) điều kiện tối ưu cho sự phát triển của ® solani là 28 —31°C, pH từ 5 — 7 Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nam Các mẫu R solani
phân lập từ các khu vực có nhiệt độ cao, hoặc các mẫu phân lập từ nhà lưới có mức nhiệt độ
sống tối thích cao hơn so với các mẫu R solani từ các vùng lạnh Trong đất, nam có thể tồn
tại ở nhiệt độ từ 5 — 42°C (Parmeter, 1970), hạch nắm tồn tai được trong đất khô và ẩm ítnhất được 130 ngày, khi ngâm trong nước nóng ở độ sâu 8cm sống được 224 ngày
Soi nam nằm trên bề mặt có màu nau, tuy nhiên những sợi nam bên trong vậtchủ lại thường không màu (Ramakrishnan, 1960) Khi trưởng thành, các sợi nắmchuyển dần từ vàng sang nâu (Walker, 1928) Soi nam phân nhánh khác nhau giữacác mẫu phân lập, phần lớn phân nhánh theo góc nhọn bên phải Đường kính trungbình của sợi nam nhỏ hơn 5 — 6 uum Điều kiện tối ưu cho sự xâm nhiễm của sợi namvào vật chủ ở khoảng 28 — 32°C, độ 4m trên 80% Nhiệt độ dưới 10°C và cao hon38°C, sợi nắm ngừng phát triển (Papavizas và cs, 1975)
Ở giai đoạn hữu tinh, nam sinh ra đảm (basidium) và bào tử đảm (basidiospore)
Dam không có vách ngăn, kích thước đảm dao động trong khoảng 10 — 15 x 7,8 um, trên
mỗi đảm có từ 2 — 4 mau dé gắn bào tử đảm Bảo tử đảm có kích thước 8 — 11 x 6,5 um
có hình trứng hoặc hình bầu dục, đơn bào Theo Keilier (1996) bào tử đảm không có khảnăng ton tại, nhưng có vai trò lớn trọng sự biến đổi di truyền của nấm này
Ở giai đoạn vô tính, nắm phát triển ở dạng sợi, tạo hạch Khuẩn ty còn non không
màu, khi trưởng thành có màu nâu nhạt do sự tích lũy sắc tố nâu (Sneh, 1996), đườngkính khuẩn ty khoảng 5 — 8 pm với những vách ngăn không liên tục, chỗ phân nhánh hơithắt lại, sợi nam phân nhánh tương đối thang góc, có vách ngăn gần nơi phân nhánh
Hạch nắm được hình thành từ sự kết hợp của hệ sợi nắm, thường sau 3 — 4 ngày thì
đạt kích thước tối đa và bắt đầu hình thành sắc tố nâu Hạch có kích thước càng lớn, số
lượng càng nhiều thì độc tính càng cao Hach nam có dạng hình cau, đáy phẳng, màu trắngkhi còn non và màu nâu đen khi về già, bề mặt hạch thô và có nhiều lỗ li tỉ như tổ ong (TừThị Mỹ Thuận, 2008) Kích thước đường kính hạch thường biến động trong khoảng 1 — 3
mm, một số hạch có thể liên kết với nhau tạo thành khối lớn Hach nam còn non có thé
chìm dưới nước nhưng khi già thì nổi lên do lớp tế bào phía ngoài hạch trở nên rỗng
Trang 251.2.4 Đặc điểm sinh lý của nắm R solani
Đặc điểm sinh lý của khuẩn ty
Khuẩn ty phát triển tối thích 6 25°C — 30°C, pH thích hợp cho sự phát triển củanam là 5,4 — 6,7, tôi thiểu là 3 và tối đa là 9 (Đường Hồng Dat, 1980) Nắm xâm nhậpvào cây qua khí không, vết thương hoặc trực tiếp qua biểu bi, nam thường hình thànhlớp tơ nắm trước khi xâm nhập Đây là cơ sở chính hình thành các que xâm nhiễmchọc thủng biểu bì đi vào thân cây
Đặc điểm sinh lý của hạch nắm
Hạch nắm nảy mầm ở khoảng nhiệt độ 16 — 30°C, nhiệt độ tối thích 27°C Sựnảy mam của hạch nắm cần 4m độ tương đối cao (95 — 96%)
Hach nam và khuẩn ty có thé sống chịu được với nước nóng 40°C trong 100phút Ở nhiệt độ cao, khả năng sống sót của hạch nắm giảm va mat đi hoàn toàn ởnhiệt độ 60°C trong 80 phút (Nguyễn Việt Long, 2001) Hach nam sinh ra nhiều nhấtngoài ánh sáng và phát triển nhanh khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột
Nam R solani không những có khả năng tồn tại trong đất mà còn sinh sản vaphát triển trong đó và khi gặp trường hợp thuận lợi thì nấm sẽ xâm nhập và gây bệnhcho cây (Đường Hồng Dat, 1980)
1.2.5 Triệu chứng bệnh do nam R solani Kuhn gây ra
Khả năng gây bệnh trên nhiều ký chủ đưới nhiều dang khác nhau được xem làđặc tính của R solani Tùy theo chủng R solani có thể có độc lực với cây vật chủ
này, tuy nhiên lại không có độc lực với vật chủ khác Chúng đã gây ra những thiệt
hại đáng kể trên nhiều loại cây trồng như lúa, thuốc lá, khoai tây, củ cải đường, bôngvải, đậu nành, đậu đỗ, cải bắp, cà rốt, xà lách Chưa có bat kỳ loài cây nào được công
bố là miễn nhiễm đối với nắm này mặc dù vẫn có những cây trồng không bị tấn côngbởi một mẫu phân lập nào đó (dẫn theo Võ Tan Dat, 2021)
Những bộ phận nhiễm bệnh có thê được bao phủ một lớp sợi nắm trắng, dần dần
sợi nam phát triển day đặc, co cum Nam lan truyền trên đồng ruộng nhờ nguồn nước,dụng cụ lao động, vết thương cơ giới, tan du cây bệnh (Papavizas và cs, 1975)
Nam R solani thường gay bệnh ở phần rễ, thân sát mặt đất, triệu chứng thường gặp
Trang 26màu nâu hoặc thối và cây bị đồ rạp xuống Trong điều kiện thích hợp, triệu chứng bệnh cóthé xuất hiện từ 37 ngày sau khi diễn ra quá trình xâm nhiễm (Lester và cs, 2001).
Theo Đào Hang Trang (2007), bệnh lở cổ rễ do nắm Rhizoctonia solani Kuhn
gây ra Biểu hiện của bệnh là thắt cổ rễ, thối rễ, thối chân, phần thân sát mặt đất thối
mềm Nắm có khả năng xâm nhiễm trên thân, cành, lá, khi tiếp xúc với đất âm ướt vàđiều kiện khí hậu nóng âm Triệu chứng thay đổi tuỳ thuộc vào thời kỳ xâm nhiễm.1.2.6 Quá trình lưu tồn và phát triển của nam R solani
Nam R solani lưu tồn trong đất hay trong vật liệu cây ký chủ bị bệnh dưới dang
hạch nam hay sợi nam, nhung nguồn bệnh chủ yếu là hạch nam Hach có thé sống qua
đông và tồn tại rat lâu Hach nổi trên nước và có thé mat sức nảy mam sau 21 tháng.Trong điều kiện ngập nước vẫn có tới 30% số hạch nắm giữ được sức sống, nảy mầm
thành sợi nắm xâm nhiễm và lây bệnh cho vụ sau (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tè, 1998).
Ở Srilanka, Park và Bertus (1932) đã khảo sát sự tồn tại của hạch nắm dưới các điều kiệnkhác nhau Ở nhiệt độ phòng, trong đất khô và 4m, chúng sống được ít nhất 13 ngày vàkhi ngập sâu trong nước, chúng sống được 224 ngày
Nam có kha năng lan truyền theo chiều đứng hay chiều ngang Lan truyềntheo chiều đứng chủ yếu là sợi nắm, vết bệnh phát triển dần lên lá, chồi và các bộphận khác Bệnh lan truyền theo chiều ngang từ nơi này sang nơi khác bằng hạch nắm
và sợi nam, sự lan truyền chủ yếu nhờ dòng nước, hạch nam bị nước cuốn di gặp ký
chủ thích hợp sẽ bám vào hay do nước mưa.
1.2.7 Biện pháp phòng trừ bệnh do nắm R solani gây ra
Van đề phòng trừ bệnh do nam # solani gây ra đã được nhiều tác gia đề cập như:
sử dụng thuốc hóa học, dùng chất kháng sinh, sử dụng biện pháp canh tác, biện pháp
sinh học và đặc biệt là dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp
* Biện pháp kỹ thuật, canh tác: Luân canh với các cây trồng ít bị bệnh như
lúa nước để hạn chế nguồn bệnh và cải tạo đất Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu
hoạch Cay lật đất sâu dé vùi lấp hạch nắm làm giảm sức nay mam và khả năng lâynhiễm của bệnh Bón phân hợp lý: bón phân NPK đây đủ, cân đối để cây sinh trưởng
mạnh tăng cường sức chống bệnh, đặc biệt ở các vùng đất bạc màu cần bón vôi nhiều,
dùng phân chuồng hoai mục để bón
Trang 27* Biện pháp sinh học: Theo Milan Panth và cs, (2020) việc áp dụng các biện
pháp hóa học trong quản lý bệnh hại đã mang lại các hệ lụy cho môi trường, ảnh hưởngđến sức khỏe con người và phá hoại hệ sinh thái và làm giảm quần thê vi sinh vật
trong đất Xu thế hiện nay trong canh tác nông nghiệp là áp dụng các tác nhân kiểmsoát sinh học vào quản lý các mầm bệnh gây hại cho cây trồng, thông qua các cơ chế
ký sinh trực tiếp, các chất đối kháng được vi sinh vật tiết ra, cạnh tranh dinh dưỡng
và kích hoạt cảm ứng của cây trồng chống lại mầm bệnh
Một số vi sinh vật được nghiên cứu và sử dụng thành công như tác nhân kiểm
soát sinh học dé kiểm soát mầm bệnh như Streptomyces, Gliocladium, Bacillus,
oniothyrium, Paecilomyces, Phlebiopsis, Pseudomonas, Rhizobium, Serratia va
Trichoderma (Mazzola va cs, 2017; Milan Panth va cs, 2020).
Khi áp dụng các vi sinh vat 7 viride, T harzianum, Pseudomonas và B.subtilis đã mang lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát bệnh thối rễ do các mầm bệnhtrong đất gây ra ở một số loại cây trồng (Milan Panth và cs, 2020) Các nghiên cứu
về khả năng tiết các enzyme của 7 harzianum dé phân giải thành tế bao chitinase
và glucanase ngăn chặn sự xâm nhiễm và gây hại của nam R solani và S
sclerotiorum đạt hiệu quả cao (Kowsari và cs, 2014).
Mặc dù việc sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh học để quản lý hiệu quả các
bệnh lây truyền qua đất đã là mục tiêu lâu dài trong nông nghiệp bền vững, nhưng hiệu
quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào các phương pháp tiếp cận tổng hợp đề duytrì sức khỏe của đất và kiểm soát các mầm bệnh trong đất (Milan Panth và cs, 2020)
Biện pháp hóa học: Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thé sử dụng các loạithuốc BVTV dé phòng trị: Validacin, Bonanza Biện pháp hóa học để phòng trừ bệnh
lở cổ rễ thường có hiệu quả thấp vì nam bệnh tổn tại chủ yếu trong đất, xâm nhiễmgây hại ở bộ phận rễ, cô rễ
Trang 28tự do Có thể tìm thấy được xạ khuẩn hoại sinh trong đất, nước và cây ký chủ(Goodfellow and Williams, 1983; Pandey và cs, 2004).
Xa khuẩn là nhóm vi khuẩn đặc biệt có khuan lạc khô va đa số có dang hình
phóng xạ (actino-) nhưng khuan thé lại có dang sợi phân nhánh như nam (myces) Xa
khuân là vi sinh vật có rất ít loài gây hại cho cây trồng Hiện nay, chúng được nghiêncứu và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp (sử dụng trong phòng trừ sinhhọc) và nhiều lĩnh vực khác (Phạm Văn Kim, 2000)
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật dị dưỡng, chúng thường sử dụng đường, rượu,
acid hữu cơ, lipit, protein và nhiều hợp chất hữu cơ khác làm nguồn carbon, muối
nitrat, muối amon, urê, aminoacid, peptone dé làm nguồn nito Tuy nhiên, ở các loàihay các chủng khác nhau thì khả năng hấp thụ các chất cũng khác nhau (Phạm VănKim, 2000).
1.3.1 Một số đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
1.3.1.1 Khuẩn lạc
Theo Lê Xuân Phương (2008), thì khuẩn lạc xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì,
có thé có dạng da, dạng phấn, dạng nhung, dạng vôi và tùy thuộc vào kích thước bao
tử Số lượng đơn vị sinh khuẩn lạc (CFU — colony — forming unit) xạ khuẩn trong 1
gram đất thường đạt tới hàng triệu (Nguyễn Lân Dũng và cs, 2002)
Kích thước và hình dạng khuẩn lạc có thé thay đổi tùy theo loài va tùy vàođiều kiện nuôi cay như: môi trường, nhiệt độ, ầm độ Đường kính của mỗi khuẩnlạc dao động từ 0,5 — 2 mm nhưng cũng có trường hợp khuẩn lạc đường kính dat tới
1 cm hoặc lớn hơn nữa (Pham Thi Ngọc Diệp, 2013).
Khuan lạc xạ khuẩn có 3 lớp, lớp vỏ ngoài có dạng sợi bện chặt lại với nhau,lớp trong tương đối xốp hơn và lớp giữa có cấu trúc tổ ong (Bùi Thị Hà, 2008)
Khuan lạc của xạ khuẩn thường có nhiều màu sắc rất đẹp như: đen, trắng, đỏ, vàng,
nâu, xanh, xanh lục, hồng tím, Đặc biệt, màu sắc của khuẩn lạc là một trong những tiêuchuẩn quan trọng dé định danh các loài xạ khuẩn (Đường Hồng Dật và cs, 1979)
1.3.1.2 Khuan ty
Theo Nguyễn Như Thành và cs (2004), cho rằng khuẩn ty xạ khuân không cóvách ngăn và không bị đứt đoạn, có hình que hay hình cầu, đường kính khuẩn ty
Trang 29khoảng 0,2 — 0,5m Kích thước và khối lượng khuẩn ty thường không ổn định, phụ
thuộc vào từng loài và môi trường nuôi cấy chúng
Hệ sợi khuẩn ty chia thành hai phần: khuẩn ty khí sinh (phát triển trên bề mặt
cơ chất) và khuẩn ty cơ chất (cắm sâu vào môi trường có chức năng là cung cấp dinhdưỡng) Nhiều loại chỉ có khuẩn ty cơ chất cũng có loại chỉ có khuẩn ty khí sinh (như
chi Sporichthya) Khi đó hệ sợi khí sinh vừa làm nhiệm vu sinh sản vừa làm nhiệm
vụ dinh dưỡng (Lê Xuân Phương, 2008).
1.3.1.3 Bào tử
Xa khuẩn sinh sản sinh đưỡng bang bào tử Bào tử được hình thành trên các
nhánh phân hoá từ khuẩn ty khí sinh gọi là cuống sinh bào tử Đó là cơ quan sinh sảnđặc trưng cho xạ khuẩn Hình thái, cuống sinh bào tử và bào tử là các tiêu chuẩn quantrọng nhất trong phân loại xạ khuẩn (Bùi Thị Hà, 2008) Cuống sinh bào tử ở các loài
xạ khuẩn có kích thước và hình dang khác nhau Có loài dai tới 100 — 200 nm, có loàichỉ khoảng 20 — 30 nm Có loài cấu trúc theo hình lượn sóng, lò xo hay xoắn ốc Sắpxếp của các cuống sinh bào tử cũng khác nhau Chúng có thé sắp xếp theo kiêu mọc
đơn, mọc đôi, mọc vòng hoặc từng chùm Đặc điểm hình dang của cuống sinh bào tử
là một tiêu chuân phân loại xạ khuẩn (Lê Xuân Phương, 2008)
Bào tử xạ khuân được bao bọc bởi màng mucopolysaccharide giàu protein
với độ dày khoảng 300 — 400 A° chia làm 3 lớp Các lớp này có tác dụng tránh cho
bào tử khỏi những tác động bat lợi của điều kiện ngoại cảnh Hình dạng, kích thướcchuỗi bao tử và cấu trúc màng bào tử là những tính trạng tương đối 6n định và làđặc điểm quan trọng dùng trong phân loại xạ khuẩn Tuy nhiên, những tính trạng
này cũng có thé có những thay đổi nhất định khi nuôi cấy trên môi trường có nguồn
gốc nitơ khác nhau (Phạm Thị Ngọc Diệp, 2013)
1.3.2 Phân loại xạ khuẩn chi Streptomyces
Chi Streptomyces là một giống xạ khuẩn bậc cao được Wakman và Henrici đặttên năm 1943 Đây là chi có sé lượng loài được mô tả lớn nhất Các đại diện chi này
có HSKS và HSCC phát triển phân nhánh Đường kính sợi xạ khuẩn khoảng 1 - 10
um, khuẩn lạc thường không lớn có đường kính khoảng 1 - 5 mm Khuan lạc chắc,
Trang 30dạng da moc đâm sâu vao cơ chất Bề mặt khuẩn lạc thường được phủ bởi KTKSdạng nhung, dày hơn cơ chat, đôi khi có tính ky nước.
Xa khuẩn chi Streptomyces sinh sản vô tính bằng bào tử Trên đầu sợi khí sinh
hình thành cuống sinh bào tử và chuỗi bào tử Cuống sinh bào tử có những hình dạng
khác nhau tùy loài: thắng, lượn sóng, xoắn, có móc, vòng
Bào tử được hình thành trên cuống sinh bào tử bằng hai phương pháp phânđoạn và cắt khúc Bào tử xạ khuẩn có hình bầu dục, hình lăng trụ, hình cầu với đườngkính khoảng 1,5 um Màng bào tử có thể nhẫn, gai, khối u, nếp nhăn tùy thuộc vào
loài xạ khuẩn và môi trường nuôi cấy
Thường trên môi trường có nguồn đạm vô cơ va glucose, các bào tử biểu hiệncác đặc điểm rất rõ Màu sắc của khuẩn lạc và hệ sợi khí sinh cũng rất khác nhau tùytheo nhóm Streptomyces, màu sắc này cũng có thé biến đổi khi nuôi cấy trên môitrường khác nhau Vì vậy mà ủy ban Quốc tế về phân loại xạ khuẩn ISP đã nêu ra cácmôi trường chuẩn và phương pháp chung dé phân loại nhóm VSV này
Các loài xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces có cau tạo giống vi khuẩn Gram
dương, hiếu khí, dị dưỡng các chất hữu cơ Nhiệt độ tối ưu thường là 25 - 30°C, pH
tối ưu 6,5 - 8,0 Một số loài có thé phát triển ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn (xakhuẩn ưa nhiệt và ưa lạnh)
Xa khuan chi này có khả năng tạo thành số lượng lớn các CKS ức chế vi khuẩn, namsợi, các tế bào ung thư, virus và nguyên sinh động vật Cho đến nay dé xác định thànhphần loài của chi Streptomyces, các nhà phân loại đã sử dung hàng loạt các điều kiện và
các khóa phân loại khác nhau.
1.3.3 Vai trò của xạ khuẩn
1.3.3.1 Trong tự nhiên
Xa khuẩn là vi khuân Gram dương phân bồ rộng rãi ở nhiều sinh cảnh Chi ưuthế nhất được tìm thấy trong đất là Streptomyces Các chỉ khác như Nocardiopsis,Saccaromonospora, Amycolaptosis, Actinoplanes và Catenuloplanes thường được tìm
thấy trong đất (Ratnakomala và cs, 2016; Retnowati va cs, 2017) Hình thái dạng sợicủa xạ khuẩn làm cho chúng có hiệu quả trong việc xâm chiếm tầng sinh quyền của
thực vật.
Trang 31Xa khuẩn góp vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và tạo ra độ phi
nhiêu cho đất Chúng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong việc làm màu mỡ
thêm cho đất (Đường Hồng Dat, 1980), chúng tham gia vào các quá trình phân giải các
hợp chất hữu cơ trong đất như cellulose, tinh bột, lignin (El— Tarabily và cs, 2006) góp
phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên Đặc tính này còn được ứng dụngtrong quá trình chế biến phân hủy rác (Lê Xuân Phương, 2008)
1.3.3.2 Trong phòng trừ sinh học
Theo Phạm Văn Kim (2006), vi sinh vật có tác động ngăn chan mam bệnh với
nhiều cơ chế khác nhau như: trực tiếp bằng cách tiết ra kháng sinh và các enzyme
phân hủy vách tế bào gây bệnh, hạn chế mầm bệnh phát triển qua cạnh tranh dinhdưỡng và nơi cư trú Xạ khuân có thể ức chế được mầm bệnh thông qua các cơ chếnhư: tiết kháng sinh, tiết enzyme ngoại bảo, cạnh tranh, kích kháng, (Lam, 2006).Ngoài ra, chúng còn khả năng giúp cây trồng tăng trưởng thông qua việc tiết các
hormone thực vật (Chaudhary và cs, 2013).
Một số chủng thuộc chi Streptomyces đã được chứng minh là không những
hỗ trợ thực vật trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng mà còn kiểm soát các tác
nhân gây bệnh cho cây trồng (Gopalakrishnan và cs, 2013)
* Khả năng tiết chất kháng sinh
Theo Outchinnikov, chất kháng sinh là chất có nguồn góc thiên nhiên và các sảnphẩm cải biến của chúng bằng con đường hóa học có khả năng tác dụng ức chế đối với
sự phát triển của vi sinh vật, tế bào ung thư ở ngay nồng độ thấp (Bùi Thị Hà, 2008)
Khang sinh (antibiotic) là hợp chất được sản xuất nhiều nhất từ xạ khuan
(Berdy, 2005; Tanaka and Omura, 1993) Đặc tính quan trọng nhất của xạ khuẩn là
khả năng hình thành chất kháng sinh, 60 — 70% xạ khuẩn được phân lập từ dat có khảnăng sinh kháng sinh (Phạm Văn Kim, 2000) Đặc biệt, Streptomyces sản xuất trên
500 hợp chất kháng sinh (Doumbou và cs, 2002) Theo Ambarwati và cs (2012) đã
tìm được 8000 hợp chất ức chế vi sinh vật trong phòng trừ sinh học, trong đóStreptomyces chiếm 45,6%; nam 21,5% và vi khuẩn 16,9%
Trang 32Một dòng xạ khuẩn có thể tiết ra một hoặc nhiều loại kháng sinh, hoặc nhiềuloài Streptomyces cũng có thể tiết ra cùng một loại kháng sinh với những tính chấtvật lí hóa học và sinh học giống nhau (Waskman và Lechevalier, 1962).
* Khả năng tiết enzyme
Enzyme là những protein có thê xúc tác cho các phản ứng hóa học, với mức
độ đặc hiệu khác nhau ở nhiệt độ tương đối thấp, enzyme tồn tại trong tất cả các tếbao sống và là các chất xúc tác sinh học (Phạm Thị Trân Châu và cs, 2006)
Theo Prapagdee và cs (2008), thì xạ khuẩn có khả năng tiết ra một số enzyme
ngoại bào như: chitinase, protease, amylase, J-glucanase, v.v Trong việc phòng trừ
các tác nhân gây bệnh cây trồng là nam thi enzyme chitinase và B-glucanase đượcxem là quan trọng, vì cấu tạo chủ yếu vách tế bào của hầu hết các loại nam là chitinB-glucan (Keikha và cs, 2015).
La vi khuan rhizobacterium, xa khuan anh hưởng đến thực vật tăng trưởng theo cả
cơ chế trực tiếp và gián tiếp Trong cơ chế trực tiếp, xạ khuan có thé tạo ra phytohormone(Khamna và cs, 2010) và hòa tan phosphate (Hamdali và cs, 2012) Trong cơ chế gián tiếp,
xạ khuẩn có khả năng tạo ra acid siderophore, hydro xyanua (HCN), cellulase và protease(Gopalakrishnan và cs, 2011) Dé bảo vệ thực vat chéng lai mam bénh, xa khuan cũng tao
ra các hợp chất khang sinh và khang nam (Harsonowati và cs, 2017; Lyu va cs, 2017), cũngnhư các enzyme thủy phan như chitinase (Shivalee va cs, 2018), va B-1,3-glucanase
Đặng Thị Kim Uyên (2010) đã phân lập dong xạ khuan Streptomyces - SOFRI
7 có khả năng quan lý đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani gây hại trên chanhVolka trong điều kiện phòng thí nghiệm Mặc khác, dòng xạ khuẩn này còn có thékích thích sự phát triển chiều cao cây, chiều dài rễ, khối lượng thân, số rễ mới caohơn nhiều so với nghiệm thức đôi chứng.
Trang 33Dinh Hồng Thái, Lê Minh Tường (2015) đã phân lập được 3 dòng xạ khuan ST1b, TO-VL4b, TB-VL2 cho hiệu quả cao trong ức ché su phat trién soi nam R solaniagay bệnh đốm van trên lúa, đường kính khuẩn lạc phát triển trong môi trường PDA thấp và
CT-ồn định nhất lần lượt 0,0 mm, 6,0 mm, 10,0 mm và đối chứng là 90,0 mm ở thời điểm 5
ngày sau thí nghiệm Bên cạnh đó, 6 dong xạ khuan CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2, TG8, TO-VL11b, BM-VL9 không có sự hình thành hạch nam đến thời điểm 15 ngày sauthí nghiệm Ở điều kiện nhà lưới, ba dòng xạ khuân CTST1b, TO-VL4b, TB-VL2 có khảnăng hạn chế bệnh đốm van hại lúa Trong đó, dòng xạ khuân TB-VL2 ở thời điểm xử lý
CB-phun trước + CB-phun sau cho hiệu quả cao và tương đương với thuốc Validacin 5L kéo đài cho
đến thời điểm 21 ngày sau khi lây bệnh
Lê Minh Tường và Đỗ Thanh Tuyên (2016) cho thấy 2 dòng xạ khuẩn KS—ST6b và TO-VL11d thé hiện khả năng đối kháng cao với nam R solani gây bệnh
đốm văn trên bắp thông qua bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 11,3 mm và 12,8 mm,
hiệu suất đối kháng (HSĐK) lần lượt là 59,6% và 60,8% ở thời điểm 48 giờ sau khicấy Ching KS-ST6b khi xử lý phun kết hợp 2 ngày trước và 2 ngày sau khi lây bệnh(NSLB) nhân tạo cho hiệu qua quản lý bệnh cao tương đương với nghiệm thức sửdụng thuốc hóa học Validan 3DD ở thời điểm 15 ngày sau thí nghiệm
Lê Minh Tường và Ngô Thị Kim Ngân (2014) đã phân lập 216 dòng xạ khuẩn
trong đó 27 dòng xạ khuẩn thé hiện khả năng đối kháng với nam R solani trong điều
kiện in vitro; 2 dòng xạ khuan CT105 và CT68 có khả năng ức chế sự phát triển khuân
ty nam gây bệnh đốm van cao hơn các chủng còn lại với bán kính vòng vô khuẩn lầnlượt là 43,40 mm và 32,80 mm và hiệu suất đối kháng 79,66% và 72,03%
Triệu Thanh Cao và Lê Minh Tường (2020) nghiên cứu khả năng đối khángcủa 17 dòng xạ khuẩn đối với nắm R solani gây bệnh trên khoai lang Kết quả chothấy 4 dòng xạ khuẩn TTr7, TTr4, KS-ST6b và KS-ST8b có khả năng đối kháng caovới bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 19,6 mm; 15,0 mm; 13,2 mm và 11,0 mm vàhiệu suất đối kháng lần lượt là 55,33%; 46,67%; 40,33% và 35,33% ở thời điểm 6ngày sau bồ tri thí nghiệm; 2 chủng TTr7 và KS-ST6b có khả năng ức chế sự pháttriển của tan nắm cao nhất với bán kính tản nắm lần lượt là 16,2 mm và 16,8 mm ở
Trang 34thời điểm 6 ngày sau khi bố trí thí nghiệm; 2 chủng TTr7 và KS-ST6b làm tỉ lệ hạch
nam nay mam thấp và đường kính tan nam phát triển từ hạch nắm thấp
Võ Tấn Đạt (2021) trong điều kiện phòng thí nghiệm, hai dòng xạ khuẩnStreptomyces spp (BT.9 và NCT.) có hiệu suất đối khang với nam R solani tốt nhất
80,8% và 81,3% trong điều kiện nhà lưới, Streptomyces (NCT.1) có hiệu quả phòng
trừ bệnh lở cô rễ trên cây dưa leo tốt nhất với hiệu lực đối kháng là 71,16%
1.3.4.2 Ngoài nước
Một số nghiên cứu ghi nhận được xạ khuân có khả năng ức chế một số mầmbệnh như: Xanthomonas oryzae sp (Hastuti va cs, 2012), R solani (Sadeghi và cs,
2010), Phytopthora citricola (Haesler va cs, 2008), Fusarium oxysporum và
Pseudomonas solanacearum (El-Abyd va cs, 1996).
Trong điều kiện in vitro, dong xa khuan Streptomyces olivaceus — 115 có hoạttính ức chế sự phát triển của nam R solani va phương pháp khuếch tán trên dia pétricho thay dòng xạ khuẩn trên có khả năng sản xuất các chất chuyển hóa kháng namngoại bảo ức chế hoàn toàn sự phát triển của R solani (Shahrokh và cs, 2005)
Năm 2006, Prapavathy va cs công bố hiệu quả của chủng Streptomyces
sp PMS trong việc ức chế sự tăng trưởng của nam gây bệnh đạo ôn Pyriculariaoryzae và nam gây bệnh bạc lá lúa R solani
Xử lý đất bằng hai dòng xạ khuẩn Streptomyces sp (S2 và C) cho thay sự ứcchế hoàn toàn sự phát triển của nam R solani gây bệnh cho cây cải đường (Sadeghi
và cs, 2006) Theo Zhi-Ming Wu và cs, (2017) chat Antifungalmycin N2 là một hoạtchất được san sinh từ Streptomyces sp N2 có khả năng ức chế sự phát triển của cácnam bệnh gây bệnh thực vật mà còn có khả năng ức chế sự phát triển và xâm nhiễmcủa R solani vào mô thực vật.
Cac chung Streptomyces đã được sử dụng rộng rãi trong việc ngăn chặn và
kiểm soát các mầm bệnh gây hại cây trồng như chủng Š hygroscopicus đối kháng với
R solani gây bệnh thối rễ cây đậu (Rothrock va Gottlieb, 1984); các chủngStreptomyces spp có khả năng kiêm soát nam Fusarium oxysporum f sp ciceri gây
héo ở đậu xanh (Bashar và Rai, 1994); Fusarium oxysporum f sp cubense gây bệnh
Trang 35héo trên chuối (Getha và cs, 2005) Một số nghiên cứu khác cũng chứng minhStreptomyces có tiềm năng đôi kháng với Fusarium oxysporum trong cả điều kiệnnhà kính và đồng ruộng (Gopalakrishnan va cs, 2011) Theo Singh và cs, (2016) đã
bao cáo các chủng S coelicolar, S girseus, S albus, S antibiotics và S champavatii
có khả năng đối kháng với nam R solani gây bệnh trên cây cà chua
Kết quả nghiên cứu của Passari và cs (2015) cho thấy dòng xạ khuẩnStreptomyces sp PTL2 tạo ra hợp chất HCN ức chế sự phát triển của nam R solani.Theo các báo cáo của Sadeghi và cs, (2011); Passari va es, (2015) cho thấy các dòng
xạ khuẩn Streptomyces có thé sản sinh ra chitinase, một hợp chất có khả năng ức chế
sự phát triển của R solani
Kết quả nghiên cứu của Fatmawati và cs (2020) cho thấy trong số 26 mẫu phânlập từ đất trồng đậu nành, 18 mẫu phân lập có hoạt động kháng nắm đa dạng chốnglại R solani với hiệu quả ức chế (PIRG) từ 18,9 đến 64,8%, được đánh giá bằngphương pháp nuôi cấy kép Các chủng phân lập này có thể ngăn chặn bệnh do #.solani gây ra trong thí nghiệm trong nhà lưới Chung ASR53 cho thấy khả năng ngănchặn bệnh cao nhất, 68% và 91% trong đất vô trùng và đất không vô trùng Dựa trênphân tích trình tự 16S-rRNA, chủng phân lập này thuộc về Streptomycesviolaceorubidus LMG 20319 (độ tương tự 98,8%) theo GenBank Chiết xuất thô cónguồn gốc từ các phân lập ASR53 chứa 10 hợp chất nổi trội có hoạt tính sinh họcchong lai nam bệnh.
Theo Korayem va cs (2020) sử dung chủng Streptomyces chitinolytic 10d dékiểm soát sinh học đối với R salani gây bệnh chết cây con đậu xanh là một giải phápthay thé tiềm năng cho thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Trang 36Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ thang 02 năm 2022 đến tháng 08 năm 2022, tại Trường Daihọc Nông Lâm TP Hồ Chi Minh và xã Long Khê, huyện Can Đước, tinh Long An.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tính gây bệnh của nam R solani trên một số loại cải trong điều kiệnphòng thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng đối kháng với nắm R solani của một số dòng xạ khuẩn trongđiều kiện phòng thí nghiệm
- Đánh giá khả năng phòng trừ với nắm R solani của hai dòng xạ khuẩn trong điềukiện nhà lưới; Đánh giá khả năng trừ bệnh của hai dòng xạ khuẩn ngoài đồng
- Định danh hai dòng xạ khuẩn có hiệu suất đối kháng cao nhất
2.3 Vật liệu nghiên cứu
- Nguồn nam R solani: Mẫu bệnh được thu thập trên một sé cay trong nhu caixanh, cải ngot, ở các huyện Can Đước, Cần Giuộc, tinh Long An
- Nguồn xạ khuẩn: 11 dòng xạ khuẩn được cung cấp bởi Khoa Khoa học Sinhhọc, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh (Bảng 2.2)
- Trang thiết bị: Tủ cay khử trùng, máy hap khử trùng bằng hơi nước nóng (121°Ctrong 20 phút), tủ say khử trùng, kính hiển vi quang hoc Olympus CX31, cân điện tử,
bếp điện, lò viba, đĩa pétri (loại thủy tinh 90 x 15 mm), cốc thủy tinh (250 mL, 500 mL),
- Các môi trường dinh dưỡng: Môi trường PDA (20 gram dextrose, 20 gramagar và 200 gram khoai tây, nước cất vừa đủ 1000 ml); Môi trường MEA (20 gram
malt extract (mạch nha), 20 gram agar, nước cất vừa đủ 1000 ml); Môi trường WA
(nước cất 1000ml, 20 gram agar); Môi trường Gause I (20 gram tinh bột; 0,5 gram
Trang 37MgSOxa.7H2O; 0,5 gram K2HPOs; 1 gram KNOs; 0,5 gram NaCl; 0,01 gramFeSO 7H20; 20 gram agar, nước cat đủ 1000 ml).
Bang 2.1 Đặc điểm của 11 dòng xạ khuẩn thí nghiệm
ký
aialal hiệu Nguồn gốc Đặc điểm hình thái
Mẫu đất tại Khuẩn lạc màu trắng, tròn, dạng
1 PBOI tinh Bến phóng xạ Khuẩn ty cơ chất có
Tre màu cam và nhạt dần về phía rìa
Mau đất tại Khuan lạc màu trắng xám và có
Mẫu dat tai Khuẩn lạc có màu trắng xám.
4 BT06 tỉnhBến Khuẩn ty cơ chất có màu nâu
Tre vàng.
Mẫu đất tại Khuan lạc có màu trang, tron,
3 B107 tỉnh Bến dạng phóng xạ Khuẩn ty cơ
Tre chất có màu trắng ngà
Trang 38Mẫu đất tạitỉnh BếnTre
Mẫu đất tại
tỉnh Bến
Tre
Mẫu đất tạitỉnh BếnTre
Mẫu đất tại
tỉnh BếnTre
Mẫu đất tạitỉnh BếnTre
Khuân lạc có màu trăng xám.
Khuân ty cơ chât có màu nâu
vàng.
Khuan lạc màu trắng xám, tâmlồi rõ, mép dạng răng cưa và cóviền màu xám Khuẩn ty cơ chấtmảu nâu vàng.
Khuẩn lac màu trắng, tròn, dạng
phóng xạ Khuan ty cơ chất có
màu trắng ngà
Khuân lạc màu trắng xám và có hình dạng phóng xạ Khuân ty cơ
chât có màu tím hoặc trăng
Khuan lạc màu xám đen, bê mặt lôi, xung quanh có vòng phóng xạ.
Khuân ty cơ chât có màu nâu vàng.
Khuân lạc có màu trăng, tròn,
dạng phóng xạ Khuân ty cơ chât
có mảu trăng ngà.
Trang 392.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thu thập mẫu, phân lập, định danh nắm R.solani
2.4.1.1 Phương pháp thu mẫu
Tiến hành thu thập các mẫu bệnh có triệu chứng điển hình do nam R solani
gây hại trên cây trồng họ thập tự Các mẫu bệnh được bảo quản trong hộp nhựa, saukhi thu thập, mẫu bệnh được mang về phòng thí nghiệm dé xác định
Bảng 2.2 Danh sách mẫu nam bệnh phân lập từ các mẫu bệnh thu thập
ar SY VaufBibiak 1mjvdfmihumneu “oem
trong : Kiểu : bệnh
I Cai xanh Cô rễ Can Đước, Long An CX-CD
2 Caingot Cô rễ Cần Giuộc, Long An CN-CG
3 _ Cải thìa Cô rễ Cần Giuộc, Long An CT-CG
2.4.1.2 Phương pháp phân lập
Các mẫu bệnh có triệu chứng bệnh điển hình được quan sát và chọn can thận,sau đó rửa đưới vòi nước để loại bỏ các tạp chất và bụi bân Dùng dao đã khử trùng
bằng đèn cồn cắt mẫu bệnh thành từng miếng nhỏ (1 — 2 mm) tại phần tiếp giáp giữa
mô khỏe và mô bệnh Mẫu bệnh được khử trùng bề mặt bằng cồn 70° trong vòng 30giây, rửa qua bằng nước cat vô trùng 3 lần và sau đó thấm khô mẫu bệnh bằng giấythấm vô trùng Dùng kẹp đã khử trùng cấy các mẫu bệnh vào môi trường WA Cácdia được dé ở nhiệt độ 27 + 2°C và quan sát mỗi ngày Khi tản nam phát triển (1 — 2cm) trên môi trường WA quan sát sợi nam của tan nam có đặc điểm hình thái đặctrưng của nắm bệnh tiễn hành tách và làm thuần nắm bệnh trên môi trường PGA.2.4.1.3 Định danh loài nam R solani từ các mẫu phân lập dựa vào đặc điểm hình thái
Định danh loài nam Rhizoctonia solani dựa vào các đặc điểm về hình thái nhưmau sắc, đặc điểm tan nam, đặc điểm sợi nắm, hình dạng và màu sac hạch nam dựatheo khóa phân loại của Ogoshi (1975); Sneh (1991); Zheng (2011).
Phương pháp định danh nam Rhizoctonia solani theo mau sắc, đặc điểm phát
triển tản nam, hạch nam: tat cả các mẫu phân lập (MPL) được nuôi cấy trên môi
trường MEA trong điều kiện 12 giờ sáng — 12 giờ tối, sau 7 ngày nuôi cấy ghi nhận
Trang 40Phương pháp định danh nắm Rhizoctonia solani theo đặc điểm sợi nam: Tất
cả các MPL nuôi cấy trên môi trường MEA trong điều kiện 12 giờ sáng — 12 giờ tối,
sau 3 ngày nuôi cấy tiến hành làm tiêu bản để quan sát đặc điểm sợi nắm dưới kínhhiển vi có độ phóng đại 40X
2.4.2 Đánh giá tính gây bệnh của các MPL nam R solani trên một số loại cảitrong điều kiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm tiễn hành đánh giá trên 3 loại cải xanh, cải ngọt và cải thìa được thựchiện trong đĩa pétri (90 x 15 mm) theo phương pháp của Keijer va cs (1997) Ba mẫuphân lập (MPL) R solani dai diện cho 2 nhóm nam (nhóm có hạch và nhóm không hạch)được sử dụng dé đánh giá Môi trường dé thực hiện thí nghiệm là WA, 12 hạt giống củamỗi loại rau được ủ nứt mầm và đặt trên một đường thăng với khoảng cách bằng nhautrên bề mặt thạch Hai khoanh tản nắm (đường kính 4 mm) được đặt giữa các hạt giống,khoanh môi trường WA được sử dụng đối chứng, 3 lần lặp lại Dùng giấy bạc bọc mộtnửa đĩa pétri dé ngăn ánh sáng chiếu vào rễ và đặt nghiêng một góc 60° Các đĩa pétriđược dé trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ 28 + 2°C, 12 giờ sáng, 12 giờ tối
Theo dõi hàng ngày ghi nhận thời gian xuất hiện vết bệnh (ngày), tỉ lệ bệnh (%)được đánh giá 1 lần tai thời điểm 5 ngày sau chủng bệnh theo công thức:
TLB (%) = A/B x 100% Trong đó: A là số cây bị bệnh; B là tổng số cây theo dõi
Cấp bệnh (chỉ số bệnh) là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị hại của cây trồngđược chia thành 5 cấp theo Carling và cs, (1999):
Cấp 0: không có triệu chứng bệnh - không gây bệnh; Cấp 1: Tru hạ điệp hơimat màu — gây bệnh nhẹ; Cấp 2: Trụ hạ điệp mat màu và các vết bệnh nhỏ (đườngkính <Imm) trên than, trụ hạ diép, lá hoặc rễ - gây bệnh nhẹ; Cấp 3: Trụ hạ diệp matmàu và các vết bệnh lớn (đường kính >1mm) trên thân, tru hạ diép, lá hoặc rễ - gâybệnh nặng.; Cấp 4: Cây con chết — gây bệnh nặng
2.4.3 Đánh giá kha năng đối kháng R solani của một số dòng xạ khuẩn trong điềukiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố gồm 12 nghiệmthức, tương ứng với 11 dòng xạ khuẩn và 1 đối chứng (nam R solani được nuôi trong đĩapétri chứa môi trường PDA không xạ khuẩn), mỗi nghiệm thức 03 đĩa pétri, 3 lần lặp lại