TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử dụng loài ong nhập nội Diadegma insulare Hymenoptera: Ichneumonidae trong kiểm soát sâu tơ Plutella xylostella Lepidoptera: Plutellidae tại
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM T.P HO CHÍ MINH
xwewkw%xwwkwxs%wkwwwkwww%
HUỲNH CAO PHONG
VÀ BÀ RỊA - VUNG TAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phó Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
%k*ww************%*
HUỲNH CAO PHONG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LOÀI ONG NHẬP NỘI
Diadegma insulare (NYMENOPTERA: ICHNEUMONIDAE)
TRONG KIEM SOÁT SÂU TO - Plutella xylostella (L.)
(LEPIDOPTERA: PLUTELLIDAE)
TẠI THÀNH PHO HO CHÍ MINH
VÀ BÀ RỊA - VUNG TAU
Chuyên Ngành Bảo Vệ Thực Vật
Mã số 60.62.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dan khoa học:
TS TRẤN TẤN VIỆT
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
Trang 3ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LOÀI ONG NHẬP NỘI
Diadegma insulare (HYMENOPTERA: ICHNEUMONIDAE)
TRONG KIEM SOÁT SAU TO Plutella xylostella
(LEPIDOPTERA: PLUTELLIDAE)
TAI THANH PHO HO CHi MINH
VÀ BA RIA - VUNG TAU
HUYNH CAO PHONG
Hội dong chấm luận văn:
1 Chủ tịch: PGS TS NGUYEN VAN HUỲNH
Dai hoc Can Tho
2 Thu ky: TS VU THI NGA
Đại học Nông Lâm TP Hồ Chi Minh
3 Phản biện 1: PGS TS NGUYEN THI THU CÚC
Dai hoc Can Tho
4 Phản biện 2: PGS TS NGUYEN THI CHAT
Dai học Nông Lam TP Hồ Chí Minh
5 Ủy viên: TS TRÀN TẤN VIỆT
Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Huỳnh Cao Phong, sinh ngày 22 tháng 06 năm 1974, tại thành phố Hồ
Chí Minh, là con của ông Huỳnh Cao Tây, sinh năm 1937 và bà Phạm Thị Hiệp, sinh năm 1937.
Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1992, tại Trường phô thông trung học MạcDinh Chi, Q.6, thành phố Hồ Chi Minh
Tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành Nông học năm 1999, tại Đại học NôngLâm thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 1999 đến nay, công tac tại Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ ChíMinh.
Tháng 10 năm 2003 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại Đại học NôngLâm thành phố Hồ Chí Minh
Dia chỉ liên lạc: 789 đường Hậu Giang, P.11, Q.6, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 8751151 — 0903862968.
E-mail: sgophong@yahoo.com.
caophong07(@vnn.vn.
il
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác
Ký tên
Huỳnh Cao Phong
1H
Trang 6CẢM TẠ
Tôi xin chân thành biết ơn Tiến sĩ Trần Tấn Việt, người hướng dẫn khoa học,với những hỗ trợ thông tin, tài liệu thiết thực và những lời khuyên quý báu đã giúp tôihoàn thành luận văn này.
IV
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử dụng loài ong nhập nội Diadegma
insulare (Hymenoptera: Ichneumonidae) trong kiểm soát sâu tơ Plutella xylostella
(Lepidoptera: Plutellidae) tại thành phố Hồ Chi Minh và Bà Rịa — Vũng Tàu” được tiếnhành tại thành phố H6 Chí Minh va Ba Rịa Vũng Tàu, thời gian từ tháng 01 năm 2005đến tháng 06 năm 2006 Thí nghiệm được bé tri theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Với nguồn thức ăn mật ong 30%, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, tuổi thọ ong cái
chưa hoạt động ký sinh trung bình 15,1 ngày và ong đực là 11,3 ngày Ong D insulare
ky sinh hiệu quả nhất khi ấu trùng sâu to ở giai đoạn 4 ngày tuổi, tỷ lệ ký sinh đạt 70,0+ 0,4% Tỷ lệ ong cái vũ hóa cao nhất cũng tương ứng giai đoạn ký chủ này, đạt 25,7 +0,3% Với một ong cái D insulare đơn độc khả năng ký sinh cao nhất ở ngưỡng từ 20
— 30 sâu ký chủ, tỷ lệ ký sinh đạt từ 69,3 + 0,7% đến 71,0 + 0,3% Tỷ lệ ong cái vũ hóacao nhất đến 43,1 + 0,7% khi một ong cái được cho ký sinh với 10 sâu ký chủ Khilượng sâu ký chủ cố định 50 cá thé, sự hiện diện cùng lúc 3 cá thé ong cái cho ty lệ kýsinh đạt 66,8 + 0,4% Tý lệ sâu chết tý lệ thuận với lượng ong ký sinh Tỷ lệ sâu ký chủchết cao nhất là 57,6 + 0,5% khi 50 sâu non bị 9 ong cái ký sinh Ở nhiệt độ 23 °C D
insulare có khả năng ký sinh liên tục trung bình 15,6 lần, tỷ lệ ký sinh bình quân đạt
35,3%, tỷ lệ ấu trùng ong vũ hóa thành thành trùng, trung bình đạt 73,0%, tỷ lệ ong vũhóa thành thành trùng cái đạt trung bình 13,1% Tỷ lệ ký sinh cao nhất của D insulare
ở các lần ký sinh thứ 4, 5, 6, với tỷ lệ lần lượt 46,8%; 48,1% và 46,4% Tỷ lệ ký sinh
có khuynh hướng giảm dần ở những lần ký sinh tiếp theo Tỷ lệ ong cái vũ hóa đạt caonhất tại các lần ký sinh thứ 4, 5, 6, với tỷ lệ lần lượt 22,2%; 22,2% và 24,0% Bắt đầu
từ ngày thứ 7 trở đi, tỷ lệ này bắt đầu giảm dan D insulare có tỷ lệ ong cái thấp, khó
nhân nuôi Bên cạnh đó, việc phát hiện loài ong ky sinh bậc hai của D insulare trong
tự nhiên đã cho thấy, loài ong này không phù hợp với các vùng đồng bằng Nam bộViệt Nam.
Trang 8Research on “Evaluation on the use Diadegma insulare (Hymenoptera: Ichneumonidae), a larval parasitoid of Diamondback Moth Plutella xylostella (Lepidoptera: Plutellidae) in Ho Chi Minh city and Ba Ria — Vung Tau province” was
carried out in Ho Chi Minh city and Ba Ria — Vung Tau province, from on January
2005 to on June 2006 The experiment was disposed in completely random design (CRD).
With 30% honey as food source, at temperature: 23 °C the average longevity of
a female D insulare is 15.1 days; that of the male is 11.3 days The parasitizing of a D.
insulare is most efficient when the larvae of Diamondback moth is in 4 day — age period, the parasitizing rate reaches 70.0 + 0.4% The highest rate of a female D insulare emergence, corresponding to this host period reaches 25.7 + 0.3% Towards a
female, single D insulare, its highest parasitive capacity is in the rate of 20 — 30 hosts, the parasite proportion of a female D insulare is 43.1 + 0.7% When it is left to be parasitized with 10 hosts reaches from 69.3 + 0.7% to 71.0 + 0.3% When the number
of hosts is fixed at 50 individuals, the presence in the same time 3 female D insulare, the parasitizing rate reaches 66.8 + 0.4% The host mortality rate its proportional to the parasitized D insulare number The highest host mortality of hosts is 57.6 + 0.5%
when 50 larvae are parasitized by 9 female D insulare At temperature 23 °C, a D.
insulare could continuosly parasitize 15.6 times; the average parasitizing rate reaches 35.3%; the average proportion of metamorphosis from larve to adult is 13.1% The highest rate of parasitizing is at the fourh, fifth, sixth time with the successive proportions: 46.8%, 48.1% and 46.4% After the paratizing rate is in a diminution —
tendency in the next times The highest rate of a female D insulare emergence is at the
4h, sót time with the successive propotions: 22.2%; 22.2% and 24.0% Since the 7”
VI
Trang 9time, this emergence rate is in a diminution — tendency D insulare with its low
propotion in female individuals is difficult in increasing its population Beside that,
hyperparasitoid of D insulare was discovered during the study in the culture The data
of study showed that the parasitoid was not suitable to introduce to the South lowland
of Viet Nam and other areas with similar climate conditions.
vii
Trang 10MỤC LỤC
CHƯƠNG TRANG
Trang tựaTrang Chuẩn Y i
Ly lich ca nhan ii Loi cam doan 1H Cảm tạ IVTóm tắt V
2.3.1 Biện pháp canh tác 8
2.3.2 Sử dung giống kháng 92.3.3 Sử dụng pheromon tính dục 92.3.4 Kiểm soát hóa học 102.3.5 Quản lý dịch hại tổng hợp 102.3.6 Kiểm soát sinh học 11
2.4 Ong ky sinh Diadegma insulare 15
Vill
Trang 113 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nhân nuôi sâu tơ làm vật liệu thí nghiệm
3.2.2 Ong ký sinh làm vật liệu thí nghiệm
3.3 Phương pháp thực hiện
3.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuôi thọ D insulare
3.3.2 Ảnh hưởng của tuôi ký chủ đến hoạt động ký sinh
3.3.3 Đánh giá hiệu qua ky sinh của D insulare
3.3.4 Khả năng sinh sản cua D insulare
3.3.5 Hiệu quả phóng thích ong ký sinh trong điều kiện tự nhiên
4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong D insulare
4.2 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ đến hoạt động ký sinh của D insulare
4.3 Đánh giá hiệu quả ky sinh của D insulare
4.3.1 Phản ứng chức năng
4.3.2 Phản ứng số lượng
4.4 Khả năng sinh sản của D insulare
4.5 Hiệu quả phóng thích ong ký sinh trong điều kiện tự nhiên
5 KET LUẬN VA DE NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
Tài liệu nước ngoài
PHỤ LỤC
1X
l6 16 16 16 18 18 18 19 19 20 20 24 24 a7 30 30 32 35 38 4 4 41 42 42 42 54
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANGHình 3.1: Giá thể bằng giấy bạc 22Hinh 3.2: Gia thé bang cai con 009)
Hình 3.3: Giá thể bằng mầm cải 22
Hình 3.4: Kén ong được đặt riêng chờ vũ hóa 23Hình 3.5: Ong bắt cặp trong ống nghiệm 23
Hình 3.6: Kén ong D insulare 23 Hinh 3.7: Thanh tring ong D insulare 23
Hình 3.8: Lồng ký sinh 23Hình 3.9: Hộp nuôi au trùng sâu tơ 23
Đồ thị 4.1: Ty lệ ký sinh của D insulare trong phản ứng chức năng 34
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ ký sinh của D insulare trong phan ứng số lượng 35
Đồ thị 4.3: Tỷ lệ ky sinh trong tám lần đầu tiên của D insulare 37
Trang 13DANH SÁCH CAC BANG
BANG TRANG
Bang 4.1: Anh hưởng của thức ăn đến tuôi tho D insulare 2»
Bang 4.2: Ảnh hưởng nhiệt độ đến tuổi thọ ong ky sinh 26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng nhiệt độ đến tudi tho ong đực và ong cái 26Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tuổi ký chủ đến hiệu qua ký sinh của D insulare a8
Bang 4.5: Kha nang ký sinh của D insulare trong phan ứng chức nang 34
Bảng 4.6: Kha năng ky sinh của D insulare trong phản ứng số lượng 35
Bảng 4.7: Khả nang sinh sản cua D insulare ayBang 4.8: Tình hình phát triển của ong D insulare trong phòng
thí nghiệm sau khi nhận kén 38Bảng 4.9: Kết quả phóng thích D insulare tại TP HCM 40Bảng 4.10: Kết quả phóng thích ong 7 insulare tại Bà Rịa - Vũng Tàu 40
XI
Trang 14Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu và tính cấp thiết của đề tài
Họ thập tự là họ cây trồng rất lớn, bao gồm nhiều giống khác nhau, trong đó
có những cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được trồng phô biến trên thế giới như cảibắp (Brassica oleracea var capitata), cải sup-lo (B olderacea var italica), sup-lo
xanh (B oleracea var botrytis), cải bắp Trung Quốc (B campestris L ssp.Pekinensis (Lour.)), cải r6 (Brassica oleracea var albogastra), cải mù tat (B.
juncea) (Talekar va Shelton, 1993) Một trong những van dé nghiêm trong ma họ
thập tự phải đối phó là côn trùng gây hai Có loại gây hại nghiêm trong ở từng vùngkhí hậu khác nhau, có loại thỉnh thoảng mới gây hại nặng (Annecke và Moran, 1982; Lim va ctv, 1997) Sâu tơ (Plutella xylostella (L.)) đã được xem là côn trùng
gây hại hầu hết trên những vùng trồng rau họ thập tự trên thế giới (Anonymous,1987; Waterhouse va Norris, 1987; Talekar va Shelton, 1993) Sâu tơ gây hại trên lá
và có thể làm thiệt hoàn toàn ở những ruộng không được kiểm soát chặt chẽ(Kibata, 1997) Từ khi thuốc trừ sâu DDT được đưa vào sử dụng trong thập niên
1940, trong nỗ lực kiểm soát sâu tơ, một lượng rất lớn thuốc đã được sử dụng(Talekar và Shelton, 1993) Tuy nhiên, sự lạm dụng trong việc sử dụng thuốc đã dẫn
đến hình thành tính kháng thuốc của sâu Chính điều này, buộc nông dân phải tăngliều sử dụng hoặc phối trộn nhiều loại thuốc với nhau và tăng tần suất phun thuốc
lên 2, 3 lần/ngày (Ooi, 1980; Talekar và Yang, 1991; Sereda và ctv, 1997), vì vậy,
đã dẫn đến sự phát triển tính kháng đọc và kháng ngang của sâu tơ ở phạm vi rộng
đối với thuốc trừ sâu (Ooi, 1980; Talekar va Yang, 1991) Dén bay gid, sau to haunhư đã kháng với tat cả các nhóm thuốc chính đang được sử dung (Perez va ctv,
1995) Sâu tơ còn được xem là côn trùng đầu tiên hình thành tính kháng đối với
Trang 15thuốc sinh học Bt (Bacillus thuringiensis Berliner) ngoài đồng ruộng (Tabashnik và
ctv, 1990; Iqbal và ctv, 1996) Hiện nay, tính kháng của sâu tơ là nguyên nhân làm
suy giảm nghiêm trọng hiệu quả kinh tế trong trồng trọt tại nhiều nước, đặt biệt là
vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, quần đảo Thái Bình Dương, Trung Mỹ và quần
đảo Caribê (Alam, 1992; Talekar và Shelton, 1993).
Biện pháp đấu tranh sinh học, đặt biệt là sử dụng ký sinh là một trong nhữngtiềm năng quan trọng nhất, nhất là đối với những vùng mà thuốc trừ sâu không còn
hữu hiệu (Talekar và Shelton, 1993) Những nghiên cứu về tình trạng sâu tơ ởnhững vùng khác nhau trên thế giới cho thấy, mặc dù sâu tơ có khả năng thích ứngvới nhiều vùng khí hậu nhưng chúng có thể bị kiềm hãm do ký sinh tại một số nước
(Lim, 1986) Tại những nước đang bị sâu tơ gây hại đều có chung một van dé, đó là,không có hoặc nguồn ký sinh tại bản địa không hiệu quả (Lim, 1986) Tầm quan
trọng của ký sinh trong quản lý sâu tơ đã được chứng minh tại những vùng này, sau
khi đưa vào một hoặc nhiều loài ong ký sinh đã làm giảm thiệt hại do sâu tơ gây ra
(Poelking, 1986; Sastrosiswojo và Sastrodihardjo, 1986; Talekar và ctv, 1986b; Ooi,
1992; Kfir va Thomas, 2001) Hau hết các loài ong ky sinh đều chuyên tính và cóthể ký sinh vài trăm ký chủ, tùy thuộc vào mật độ (Annecke và Moran, 1982) Việc
sử dụng ong ký sinh có thể làm giảm tần suất phun thuốc rất nhiều (Ooi, 1980;
Talekar và Yang, 1991) Hơn nữa, tầm quan trọng của ong ký sinh không chỉ giảmkhả năng gây hại của côn trùng mà còn là nguồn tài nguyên tự tái sinh trong tựnhiên (Lim, 1986).
1.2 Cơ sở thực hiện đề tài
Một số loài ong ký sinh sâu tơ quan trọng nhất tại châu Âu là Diadegmasemiclausum (Hymenoptera: Ichneumonidae), Diadromus collaris (Hymenoptera:
Ichneumonidae) va Cotesia plutellae (Hymenoptera: Braconidae) được đưa vàonhiều nước trên thế giới đã làm giảm kha năng gây hai của sâu to (Lim, 1986;
Waterhouse và Norris, 1987; Talekar và Shelton, 1993) Ở những vùng cao có khíhậu gần giống với châu Âu, D semiclausum và D collaris đã thiết lập được quần
thé (Talekar, 1997; Verkerk va Wright, 1997) tại các nước như Đài Loan (Talekar
Trang 16và Yang, 1991), Philippines (Poelking, 1986), Indonesia (Sastrosiswojo va
Sastrodihardjo, 1986), Malaysia (Ooi, 1992) va ving Da Lat — Viét Nam (Nguyén
Văn Son, 2004) Những nghiên cứu cho thay, kha năng chịu nhiệt của D.semiclausum, D collaris sẽ giảm khi nhiệt độ vượt quá 25°C (Chua và Ooi, 1986).
Tuy nhiên, một loài ong ký sinh có hiệu quả tương tự như D semiclausum
dé quản lý sâu tơ cho vùng đất thấp, nóng ở châu A thì không hiện diện trong vùng.Diadegma insulare, một loài ong ky sinh có hiệu quả đối với sâu tơ ở vùng rau cải
thuộc khu vực khí hậu ấm của Hoa Kỳ, có thể mang lại hiệu quả kiểm soát sâu tơ ở
vùng đất thấp, khí hậu nóng Châu Á
Ong ký sinh 7 insulare là loài thiên địch trong tự nhiên quan trọng nhất đốivới sâu tơ, hiệu qua ký sinh có thé hơn 90% Tuy sau khi bị ký sinh, ấu trùng sâu tơ
không chết đi nhưng sự gây hại giảm đến 80% so với khi chưa bị ký sinh (Sourakov
và Mitchell, 2006) Loài ong này thích hợp với thời tiết ấm áp Tuy nhiên cho đếnnay van chưa được nghiên cứu nhiêu
Mặc dù ong ký sinh C plutellae hiện điện ở hầu hết các vùng rau họ thập tự
ở Việt Nam (Nguyễn Quý Hùng và Huỳnh Công Hà, 1993; Phạm Văn Lầm, 1995;
Lê Văn Trịnh, 1998) nhưng hiệu quả ký sinh không cao Dé phát triển biện pháp
sinh học kiểm soát sâu tơ, đặt biệt là vùng đồng bằng, việc nhập nội ong ký sinh làcần thiết
1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển các
loài ong sẵn có tại Việt Nam, cũng cần thiết tiến hành nghiên cứu và sử dụng loàiong D insulare có hiệu quả rất cao trên thé giới, nhằm làm phong phú hơn nguồn
ký sinh kiểm soát sâu tơ, góp phần giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc trừsâu hóa học, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và hạn chế sự ô nhiễm môi trường
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Dé đánh giá tiềm năng ký sinh và tối ưu hóa quy trình nhân nuôi ong D
insulare, mục tiêu cụ thê của dé tài nham tìm hiểu:
Trang 17(1) Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong D insulare.
(2) Ảnh hưởng tuổi ký chủ đến hoạt động ký sinh của D insulare
(3) Đánh giá hiệu qua ky sinh của D insulare.
(4) Khả năng sinh sản của D insulare.
(5) Hiệu quả phóng thích ong 7 insulare trong điều kiện tự nhiên
Trang 18Chương 2TỎNG QUAN
Sâu tơ là loài đơn thực, chỉ gây hại trên họ thập tự (Talekar và Shelton,
1993) Họ thập tự có nguồn gốc từ châu Âu Vì vậy, sâu tơ được xem là có nguồngốc từ vùng ôn đới (Kfir, 1998) và là đối tượng được nghiên cứu đầu tiên tại Bac
My (Illinois, Hoa Kỳ) vào năm 1854 (Capinera, 2005) Những năm 1920, cùng với
việc du nhập các giống cải bắp vào những vùng nhiệt đới và khách du lịch đến đây
là nguyên nhân sâu tơ xuất hiện tại các khu vực này Chúng bat đầu thích nghi tốtvới môi trường mới (Sirapragasam và ctv, 1996) Giai đoạn nay, sự quản lý sâu tơ
đều dựa vào luân canh cây trồng và sử dụng thuốc được chiết xuất từ rễ cây thuốc
cá (Ooi và Sudderuddin, 1978) Việc cải bắp ngày càng phát triển về diện tích vàonhững năm 1930 càng tạo điều kiện cho sâu to du nhập và tích lũy mật số mà không
gặp phải bất cứ trở ngại nào Cuối thập niên 1940, thuốc hóa học được sử dụng dé
kiểm soát sâu tơ như DDT, dieldrin và gamma-HCH đã cho hiệu quả cao trong
phòng trừ dịch hại, tạo tâm lý ỷ lại ở người nông dân và không quan tâm đến van đề
ô nhiễm môi trường (Ooi và Sudderuddin, 1978) Đến giữa những năm 1950, nôngdân ở cao nguyên Cameron bắt đầu gặp khó khăn trong phòng trừ sâu tơ
(Henderson, 1957) Năm 1953, ở Indonesia, sâu tơ bắt đầu kháng với thuốc Clo hữu
cơ (Ankersmit, 1953) Thuốc gốc lân hữu cơ được đưa vào sử dụng ồ ạt thay thếgốc Clo hữu cơ Đến năm 1976, sâu tơ đã kháng với nhóm thuốc malathion(Sudderuddin và Kok, 1978) Mặc dù thay đôi thường xuyên các loại thuốc, những
người nông dân nhận thấy rằng, sâu tơ ngày càng khó bị kiểm soát và nhanh chóngkháng với cả thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp (Teh và ctv, 1982) Vào năm 1988,
cùng với sự bộc phát sâu tơ, những nghi ngờ về tính kháng đối với chất điều hòasinh trưởng đã được đặt ra (Syed, 1992) Vấn đề càng trầm trọng hơn khi nông dân
Trang 19phối trộn nhiều loại thuốc với nhau trong nỗ lực phòng trừ dịch hại (Ooi vàSudderuddin, 1978) và phun phòng trừ hàng ngày (Muckenfuss và ctv, 1996) Tại
Đà Lạt, nơi trồng rau họ thập tự quanh năm, số lần phun thuốc trong một vụ khoảng
24 lần (Ooi va ctv, 2004) Chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, ở caonguyên Cameron vượt quá 40% chỉ phí sản xuất (Lim, 1972) Hàng năm, trên toànthé giới, tiền thuốc cho việc phòng trừ sâu tơ ước khoảng 1 tỉ đô la Mỹ (Talekar,
1992) Cho đến năm 1972, đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thô có sự hiện diện củasâu tơ gây hại trên họ thập tự (Salinas, 1972) Hiện nay, hầu hết những vùng trồngrau họ thập tự trên thé giới đều bị sâu tơ gây hại (Anonymous, 1987; Waterhouse và
Norris, 1987; Talekar và Shelton, 1993).
Tuy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ở vùng có nhiệt độ cao, vòng đời của sâu
tơ ngắn hon vùng có nhiệt độ thấp (Ooi, 1986) Ở thành phố Hồ Chí Minh, vào thờiđiểm tháng 9, 10, vòng đời sâu tơ khoảng 15 — 17 ngày (Nguyễn Quý Hùng và
Huỳnh Công Hà, 1993), tại Da Lạt vòng đời từ 21 — 28 ngày tùy theo mùa nắng haymùa mưa (nguồn: Chi cục BVTV Lâm Đồng) Tại miền Nam Ontario — Canada,mỗi năm có từ 4 — 5 thé hệ sâu tơ (Harcour, 1986), 10 — 12 thế hệ ở miền Trung va
Nam Nhật Bản (Koshihara, 1986) hay 17 thế hệ ở Án Độ (Chelliah và Srinivasan,1986) Vùng cải bắp thành phố Hồ Chí Minh, sâu tơ thường xuất hiện 3 lứa trongmột vụ trồng (Nguyễn Quý Hùng và Huỳnh Công Hà, 1993)
2.1 Đặc điểm sinh học sâu tơ
Thanh trùng sâu tơ có tập tính hoạt động về đêm (Hardy, 1938; Harcourt,
1957) Hau hết thành trùng vũ hóa vào buổi sáng (Pivnick va ctv, 1990) và bat đầugiao phối vào buổi tối cùng ngày Có nhiều báo cáo khác nhau về lượng trứng được
đẻ ở mỗi con cái, từ 81 — 379 trứng (Ho, 1965); từ 7 — 318 trứng (Wan, 1970); từ
124 — 414 trứng (Ooi và Kelderman, 1979); từ 99 — 170 trứng (Nguyễn Quý Hùng
và Huỳnh Công Hà, 1993).
Trong phòng thí nghiệm, cho thấy, thành trùng thích đẻ trứng ở mặt trên của
lá hon (Chua va Lim, 1979; Ooi và Kelderman, 1979) Tuy nhiên, theo quan sat của
Robertson (1939) ở ngoài đồng, phần lớn trứng được tim thấy ở mặt dưới lá Có rất
Trang 20ít trứng được đẻ trên thân và cuống lá (Harcourt, 1954) Trứng thường được đẻ ở
mặt lõm nhiều hơn so với mặt nhẫn của lá (Gupta và Thorsteinson, 1960) Điều kiệnthiếu sáng thường kích thích sự đẻ trứng của thành trùng (AVRDC, 1987)
Au trùng sâu tơ ăn lớp biểu bì lá và khi mật độ cao, có thé ăn toàn bộ lá chỉ
chừa lại phần gân lá Nếu phá hoại ở giai đoạn cây con, cây có thể bị chết (Ooi,1986) Sâu non trải qua bốn tuổi (Harcourt, 1957) nhưng Hardy (1938) cho rằng cónăm tuổi Khi au trùng chuyên sang màu nâu, sẽ chọn vi trí thích hợp trên cây, cuộn
tròn lai và hóa nhộng bên trong kén (Ooi, 1986).
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thành trùng cái sâu tơ sống trung bình
16 ngày (từ 6 — 26 ngày) và thành trùng đực sống trung bình 13 ngày (từ 8 — 27
ngày) khi được cho ăn bằng dung dịch mật ong loãng (Ooi, 1986)
2.2 Đặc điểm sinh thái sâu tơ
2.2.1 Thời kỳ đình dục
Vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, rau họ thập tự được trồng quanh năm, vì vậy
luôn có sự hiện diện của sâu tơ Ở vùng ôn đới, nơi rau không được trồng quanh
năm, chính sự xuất hiện thường xuyên của sâu tơ đã đưa đến giả thuyết là nhộng và
thành trùng ngủ đông trên những tàn dư của ký chủ trong suốt mùa đông
(Bei-Bienko, 1928) Một nghiên cứu tại vùng ngoại ô thành phố New York (Hoa Kỳ), sửdụng bẫy pheromon trong mùa đông năm 1990 — 1991 nhưng không thu được thànhtrùng nào Tuy nhiên, cùng thời gian đó, tại Long Island, New York đã bẫy được
thành trùng (Talekar và Shelton, 1993).
Mật độ sâu tơ rất khác nhau Ở vùng cao, trung bình từ 2 — 78 sâu/cây, nhiều
nhất là 160 sâu/cây (Ooi, 1979) Wan (1970) cho biết, tại Sarawak vào thời điểmbộc phát sâu tơ, mật số trung bình là 477 sâu/cây Tại thành phố Hồ Chí Minh, mật
số từ 50 — 60 sâu/cây (Nguyễn Quý Hùng và Huỳnh Công Hà, 1993)
Các nghiên cứu từ năm 1976 đến 1978 tại cao nguyên Cameron cho thấy,quan thé sâu tơ đạt đỉnh cao vào tháng Hai và Ba trong năm, đây cũng là thời điểmmùa khô tại đây Thời tiết càng khô hạn, mật số sâu tơ càng tăng cao (Ooi, 1979).Thành phô Hồ Chí Minh, mật sô sâu tơ luôn có đỉnh cao vào mùa khô, có đên tám
Trang 21lứa sâu nở rộ từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau, các đỉnh cao mật số cách nhau14— 16 ngày (Nguyễn Quý Hùng & Huỳnh Công Hà, 1993).
Sâu tơ gây hại trên họ thập tự từ giai đoạn cây con đến giai đoạn thu hoạch
Âu trùng sâu tơ thích ăn những lá non hơn (Ooi, 1979) Trong điều kiện phòng thí
nghiệm, ấu trùng thường sống tập trung (Chua và Lim, 1979)
2.2.2 Sự di trú
Là một trong những loài côn trùng phô biến nhất trên thế giới, sâu tơ có khảnăng di trú và phân tán với khoảng cách rất xa Những nghiên cứu về sự di trú chothấy, hàng năm, sự xuất hiện của thành trùng sâu tơ tại Anh bắt nguồn từ vùngBaltic và phía Nam Phan Lan, cách nước Anh hơn 3000 km (Mackenzie, 1958)
Thành trùng sâu tơ có khả năng bay liên tục vai ngày và bay hon 1000 km trong
mỗi ngày Tại miền Đông Canada, hàng năm lứa sâu tơ đầu tiên xuất hiện là dothành trùng di trú từ nước Mỹ (Smith và Sears, 1982) Sự di trú tương tự hầu như đãđược xác định ở những vùng khác trên thế giới như New Zealand, Australia, NamPhi, Nam Chile và Argentina.
2.3 Quản lý sâu tơ
2.3.1 Biện pháp canh tác
Raros (1973) đã chứng minh mô hình trồng xen bắp cải với cà chua có thể
làm giảm khả năng gây hại của sâu tơ trên bắp cải Tại Nga, mô hình này đã hạn chế
mức gây hại của sâu tơ và vai loài dịch hại khác (Talekar va Shelton, 1993), tuy
nhiên lại không thành công tại Ấn Độ (Srinivasan, 1984), Philippines (Magallona,
1986) va Dai Loan (AVRDC, 1987).
Ở giai đoạn tuổi 1, ấu trùng thường nằm ở mặt trên lá và dễ bị ảnh hưởng từnhững yếu tô vô sinh khác nhau Một vài báo cáo cho biết, mưa là yếu tố quan trọng
gây tử vong cho sâu tơ (Chang, 1961) Vì vậy, chúng chỉ gây hại nghiêm trọng vào
mùa khô Tưới phun cũng làm giảm sự gây hại của sâu tơ trên bắp cải (Talekar và
ctv, 1986a) và xà lách xoong (Tabashnik và Mau, 1986), do sâu tơ bi đánh bật khỏi
bề mặt lá hoặc bị chết ngạt Tưới phun vào lúc trời chuẩn bị tối cũng làm giảm hoạt
động giao phối và đẻ trứng của sâu tơ (AVRDC, 1988) Mặt trái của việc tưới phun
Trang 22là làm tăng độ âm đồng ruộng, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối rễ và bệnh
mốc sương phát triển Ngoài ra, giá thành cho hệ thống tưới cao, vì vậy hiệu quảkinh tế sẽ thấp nêu đầu tư hệ thống này (Talekar và Shelton, 1993)
Tại Ấn độ đã thành công khi sử dụng cây mù tat (Brassica hirta) trồng xenVỚI Cải bắp dé dẫn dụ sâu tơ tập trung vào những luéng bay, tao điều kiện thuận lợicho ong ký sinh, nhờ vậy đã thay thé đáng kể việc sử dụng thuốc (Srinivasan và
Krishna-Moothy, 1992).
Luân canh cây trồng để kiểm soát sâu tơ rất khó áp dụng ở những vùngchuyên canh rau vì hiệu quả kinh tế của các loại rau thập tự khá cao Tuy nhiên, nếutrồng liên tục, cùng với việc sử dụng thuốc hóa học thường xuyên sẽ rất dé hình
thành tính kháng thuốc Vệ sinh đồng ruộng là yếu tố quan trọng trong kiểm soátsâu tơ Vườn ươm phải cách xa ruộng sản xuất và tàn dư thực vật phải được cày vùi
Cây trồng trong nhà kính sẽ ngăn chặn được côn trùng gây hại
2.3.2 Sử dụng giống kháng
Giống bắp cải có lá trơn láng được lai tạo từ tổ hợp gen lặn của bố mẹ đãđược thử nghiệm thành công tại Honduras, cho hiệu quả kiểm soát sâu tơ hơn 90%
(Dickson và ctv, 1990), Một số gen lặn khác cho tính trạng lá trơn đã được nghiên
cứu tính kháng côn trùng (Stoner, 1990) và kết quả cho thấy, bề mặt lá có lớp sáp
kháng được côn trùng (Eigenbrode và Shelton, 1992) Những kết quả gần đây chothấy kết quả cũng đạt được ở những gen trội (Stoner, 1990)
(Z)-Nhật Bản đã thành công khi sử dụng pheromon ở nồng độ cao để phá vỡ tập tính
giao phối của thành trùng sâu tơ (Nemoto và ctv, 1992)
Trang 232.3.4 Kiểm soát hóa học
Tại Malaysia, vào những năm 1940, thuốc được chiết xuất từ nicotine rấthiệu quả trong phòng trừ sâu tơ (Corbett và Pagden, 1941) nhưng đã được thay bằngthuốc tông hợp có gốc hữu cơ vào đầu năm 1950 Cuối thập niên 1950, sâu tơ bắt
đầu kháng với DDT va BHC (Henderson, 1957) Dé thay thế những thuốc không
hiệu quả, Malathion, Diazinon và Dieldrin được đưa vào sử dụng (Henderson,
1957) Sau bảy năm, thuốc không còn hiệu quả (Ho, 1965) Endrin, Telodrin vàTrichlorfon có giá rẽ tiếp tục được thử nghiệm có hiệu quả Sau năm năm, thuốc
mắt tác dụng và được thay thế bằng Phenthoate, DDVP, Matacil Thuốc sinh học Bt
đã cho hiệu quả phòng trị cao (Ho và Ng, 1970) Mặc dù thuốc được liên tục thay
đổi nhưng hiệu quả phòng trừ ngày càng giảm dần Lim (1974) cho rằng, gần 70%nông dân trồng rau gặp khó khăn trong kiểm soát sâu tơ Sâu tơ hiện đã kháng ở
phạm vi rộng với những thuốc trừ sâu, được chứng minh trong nghiên cứu của
Sudderuddin và Kok (1978).
2.3.5 Quản lý dịch hai tong hợp (Integrated Pest Management — IPM)
Khái niệm về mật độ giới hạn và chỉ xử lý khi vượt ngưỡng là cơ sở củachương trình IPM, được áp dụng mạnh mẽ tại các nước phát triển (Beck, 1992) và
các nước đang phát triển vùng nhiệt đới (Chen và Su, 1986) Chương trình IPM kếthợp nhiều biện pháp kỹ thuật trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng, để giữcho mật độ sâu hại ở dưới ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế Trở ngại khi áp dụngchương trình này là đòi hỏi phải được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đều đặn nhưng lực
lượng này hiện vẫn còn thiếu Tại các nước đang phát triển cũng gặp phải trở ngại
vì nhiều nông dân không thể phân biệt được những côn trùng có lợi, một số nông
dân gặp khó khăn khi không tính toán được do mù chữ Vì vậy, những cộng đồng
tại vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hầu hết chủ yếu tin tưởng vào việc phóng thích và
thiết lập nhiều loài ong ký sinh phù hợp sử dụng trong biện pháp canh tác (Talekar
và Shelton, 1993).
10
Trang 242.3.6 Kiểm soát sinh học
Tất cả các giai đoạn của sâu tơ đều bị tấn công bởi nhiều loại ký sinh vàđộng vật ăn thịt Hầu hết những nghiên cứu đều tập trung vào những loài ký sinh.Giai đoạn trưởng thành, sâu tơ thường bị động vật ăn thịt tan công như chim, nhện
Trong nhiều năm, Viện Đấu tranh sinh học quốc tế (The International Institue ofBiological Control — IIBC) đã cô gắng tìm kiếm và phân loại những thiên địch hiệu
quả đối với sâu tơ Những nghiên cứu của IIBC cho thấy, chỉ một phần trong cácloài ong ký sinh là có hiệu quả (Waage và Cherry, 1992) Có hơn 90 loài ong được phát hiện ký sinh trên sâu tơ (Goodwin, 1979) Tuy nhiên, chỉ có 60 loài quan trọng.
Trong đó có 6 loài ký sinh trứng, 38 loài ký sinh ấu trùng, 13 loài ký sinh nhộng(Talekar và Shelton, 1993) Nhóm ky sinh trứng thuộc những giống Trichogramma
và Trichogrammatodic, đã góp một phần nhỏ trong kiểm soát sinh học và can
thường xuyên phóng thích một lượng lớn Nhóm ký sinh ấu trùng chiếm ưu thế về
chủng loại và hiệu quả, trong đó, chủ yếu là hai giống Diadegma và Cotesia; mộtvài loài Diadromus spp., hầu hết ký sinh nhộng, cũng được sử dụng có hiệu quả.Những loài này chủ yếu có nguồn gốc từ châu Âu Tại Moldavia — Rumania, có 25
loai ong và ký sinh từ 80 — 90% lượng sâu tơ (Mustata, 1992).
Vùng Đông Nam Á, quần đảo Thái Bình Dương, Trung Mỹ, vùng Caribê và
hầu hết vùng cận Sahara — châu Phi đều thường xuyên bi sâu tơ phá hại do nhữngvùng này có rất ít loài ký sinh ấu trùng hiệu quả Điều này trái ngược hoàn toàn tạicác nước châu Âu và Bắc Mỹ, là những nơi rất phong phú về các chủng loài
Diadegma, Cotesia và Diadromus spp (Talekar va Shelton, 1993).
Du nhập ong ky sinh
Nhập nội ong ký sinh trong kiểm soát sâu hại và cỏ dại đã được tiến hành
trong những thập kỷ trước (Huffaker, 1971) Hướng tiếp cận này đầy hứa hẹn trong
kiểm soát sâu tơ, tuy nhiên, chỉ thỉnh thoảng được thực hiện trong 50 năm về trước
Chính việc sử dụng bừa bãi thuốc hóa học đã ngăn cản quá trình thiết lập quần thể
và hiệu quả ký sinh của ong (Talekar và Shelton, 1993).
II
Trang 25Từ năm 1936, lần đầu tiên một số loài ong ký sinh được du nhập liên tục vào
New Zealand (Thomas và Ferguson, 1989), nơi có ba loài ong ký sinh nhưng không đạt hiệu quả (Muggeridge, 1930) Hai loài D semiclausum và D collaris được du
nhập có nguồn gốc từ Anh Chính sự hiệu quả của hai loài này trong kiểm soát sâu
tơ đã được đưa vào ứng dụng trong chương trình IPM (Beck, 1992).
Tại Australia, trước khi nhập nội những loài ong ký sinh, sâu tơ là nguyên nhân gây hại nghiêm trọng trên họ thập tự (Wilson, 1960) Trong những loài dunhập, D semiclausum da thiét lập được quần thê khắp đất nước và đảo Tasmania
D collaris chủ yêu thiết lập quần thé ở Queensland, New South Wales, Victoria và
Tasmania C plutellae ton tai ở vùng thu đô Australia, New South Wales,
Queensland Những loài này cho hiệu qua ky sinh từ 72 — 94% va đã dat được mục đích giảm thiệt hại trên họ thập tự (Wilson, 1960).
Trong nỗ lực kiểm soát sâu tơ, Indonesia đã du nhập những loài ong ký sinh
từ năm 1928 (Eveleens và Vermeulen, 1976) Tuy nhiên, chỉ đến đầu những năm
1950, loài D semiclausum có nguồn gốc từ New Zealand mới thiết lập quan thê trênvùng rau thập tự thuộc cao nguyên Java (Vos, 1953) Do sự lạm dụng thuốc trừ sâu,
mãi đến giữa thập niên 1980, loài ký sinh này mới phát huy hiệu quả trên đồngruộng Đầu năm 1980, B thuringiensis được sử dụng thay thế cho thuốc hóa học đãlàm mật số loài ong ký sinh này tăng lên rất nhiều (Sastrosiswojo và Sastrodihardjo,
1986) Hiện nay, D semiclausum từ Java đã được du nhập vào các đảo khác của Indonesia.
Cao nguyên Cameron là nơi sản xuất rau chính của Malaysia và Singapore,đây là nơi rau họ thập tự được trồng quanh năm và sâu tơ là loài côn trùng nguyhiểm Trước năm 1977, chỉ có một loài ong ký sinh, Tetrastichus ayyari, hiện điện
tại vùng này nhưng không kiềm hãm được quan thé sâu to (Lim, 1982) Từ năm
1977 — 1978, các nhà côn trùng học Malaysia đã nhập nội một loài ong ký sinh ấu
trùng, D semiclausum; hai loài ky sinh nhộng, Tetrastichus sokolowaski Kurdjumov và D collaris vào vùng này (Ooi và Lim, 1989) Trong khoảng từ một
đến sáu năm sau phóng thích, cả hai loài D semiclausum va D collaris chỉ đạt hiệu
12
Trang 26quả ký sinh 6% 7: sokolowaski được phóng thích năm 1978 nhưng đến năm 1984,thì không tìm thấy loài này (Chua va Ooi, 1986) Năm 1978, loài ong ký sinh C.plutellae được xem là được du nhập một cách tình cờ vào Malaysia (Lim, 1982) đạt
tỉ lệ ký sinh 11% và đến năm 1984 là 20% Cuối những năm 1980, do sâu tơ khángvới tất cả các nhóm thuốc hóa học, thuốc sinh học Bt được đưa vào sử dung (Ooi,1992) đã góp phan gia tăng quan thé ký sinh và giảm được thiệt hại do sâu tơ gây
ra Sự liên kết giữa ba loài D semiclausum, D collaris và C plutellae trở nên mạnh
mẽ làm giảm sự cần thiết phải sử dụng thuốc và diện tích canh tác bắp cải được mở
rộng (Syed va ctv, 1990).
Năm 1970, từ An Độ, C plutellae được phóng thích vào các đảo vùng
Caribé: Grenada, St Vincent, St Lucia, Dominica, Antigua, Montserrat, St Kitts va Nevil, Belize, Trinidad, Barbados va Jamaica nhưng chỉ vai nơi tìm lai được loài
này và hiệu qua ký sinh rất thấp N6 lực du nhập hai loài A vestalis Haliday và D
collaris đã không thành công (Bennet và Yaseen, 1972) C plutellae tiếp tục đượcphóng thích vào Jamaica đầu năm 1989, kết quả đã thiết lập được quan thé Giữanhững lần phóng thích, tỉ lệ ky sinh đạt 5,4% và tăng lên 88,7% vào tháng 3 năm
1990 Kết quả ký sinh này đã giảm được thiệt hại từ 75% từ trước khi nhập nội ong
ký sinh xuống còn 38% vào tháng 3 năm 1990 (Alam, 1992) Đảo Cape Verde
thuộc châu Phi có nhiều loài động vật ăn thịt và ký sinh không kiểm soát được quầnthé sâu to (Lima va van Harten., 1985) C vestalis và T sokolowskii sau khi dunhập vào đây, cùng với việc Bt được sử dụng, đã tồn tại và kiểm soát được sâu tơ(van Harten, 1990).
Tại Đài Loan, sâu tơ là vấn đề nghiêm trọng từ giữa những năm 1960 (Chen
và Su, 1986) C plutellae đã được báo cáo ký sinh sâu tơ từ cuối năm 1972 (Chiu
và Chien, 1972) nhưng hiệu quả thấp Vì vậy, D semiclausum được nhập từ
Indonesia, phóng thích vào vùng đất thấp trồng họ thập tự vào năm 1985 (AVRDC,
1986), tuy nhiên, đã that bại Từ khi Bt được sử dụng thay thế thuốc hóa học, C
plutellae thiết lập được quần thé và kiểm soát được quan thé sâu tơ nhưng D.semiclausum vẫn không thê tồn tại được (Talekar, 1988) Tuy nhiên, khi 7
13
Trang 27semiclausum được phóng thích ở vùng cao, chỉ trong một vụ, hiệu quả ký sinh đã
hơn 70% và đến cuối vụ, không còn tìm thấy sâu tơ hiện diện ngoài đồng (AVRDC,1988) Khả năng tồn tại của những loài ký sinh này ở các vùng cao và vùng thấp là
do nhu cầu về nhiệt độ khác nhau Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho
thấy, trong khoảng nhiệt độ từ 20 — 30°C là điều kiện tốt nhất dé ký sinh của C.plutellae và trong khoảng từ 15 — 25°C là phù hợp với D semiclausum (Talekar vàYang, 1991) Khi nhiệt độ đến gần 30°C, khả năng ký sinh của D semiclausum
giảm đột ngột Những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, chỉ ở vùng cao mới có nhiệt độ
phù hợp cho D semiclausum tồn tại Ngược lại, nhiệt độ vùng thấp thích hợp cho C.plutellae (Talekar, 1992) Kết quả nghiên cứu này giúp phóng thích thành công D
semiclausum vào các vùng cao của Indonesia, Malaysia va Dai Loan cũng như C.
plutellae vào vùng thấp của Đài Loan và Malaysia
Tại những vùng cao phía Bắc Philippines, D semiclausum được phóng thích
vào năm 1989 vào đầu vụ, kết quả đến khi thu hoạch tỉ lệ ký sinh đạt đến 64% Vớikhoảng nhiệt độ lý tưởng từ 12 — 18°C quanh năm, hy vọng D semiclausum sẽ lanrộng khắp các vùng này
Đến nay, nhiều loài ong ký sinh được cung cấp cho các nước châu Á, châu
Phi và khu vực châu Mỹ Latin (Waage và Cherry, 1992) Ong C øz/ellae được du nhập vào Honduras và Costa Rica nhưng không đạt hiệu quả Trong những năm
1990, D collaris được phóng thích ở ba khu vực vùng Zamorano, cuối cùng đã thiếtlập được quan thé và được tìm thấy cách nơi phóng thích 20 km (Andrews và ctv,1992).
Năm 1997, Việt Nam du nhập hai loài ong D semiclausum (Hellen) (Hymenoptera: Ichneumonidae) và D collaris (Gravenhorst) (Hymenoptera:
Ichneumonidae) từ Malaysia dé phóng thích vào vùng rau tai Đà Lat (Lim, 1997).Ong D semiclausum đã thiết lập được quan thé 6n định trên tất cả những vùngchuyên canh rau Ở các ruộng không phun thuốc, tỉ lệ ký sinh của ong đạt 52,46%.Ong đã phát tán và ký sinh hầu hết trên các ruộng nông dân thuộc các vùng rau thập
tự sau khi phóng thích từ năm 2002 (Nguyễn Văn Sơn, 2004) Riêng loài ong ký
14
Trang 28sinh nhộng D collaris du được nhân nuôi thành công nhưng chưa cho kết quả khi
được phóng thích ngoài đồng
2.4 Ong ký sinh Diadegma insulare
D insulare thuộc bộ Hymenoptera, ho Ichneumonidae, là loài ký sinh sâu to
quan trọng nhất tại Bắc Mỹ và Trung Mỹ (Harcourt, 1986) D insulare thường cónhiều ở những ruộng không sử dụng thuốc hóa học Từ năm 1994 đến năm 2003, D
insulare ky sinh 62 — 82% sâu tơ hại bắp cải tại Minnesota Tỉ lệ ký sinh tại South
Carolina đạt hơn 90% (Lee và ctv, 2004) Tại Michigan, mật số sâu tơ thường tươngđối thấp và hiếm khi bộc phát với số lượng lớn Điều này đã được khang định là donguồn 7 insulare rất dồi dao ngoài đồng ruộng (Idris và Grafius, 1993) Tỉ lệ ký
sinh sâu tơ của D insulare khoảng 70 — 100% trong khoảng thời gian giữa thang
bảy đến tháng mười trong năm nhưng tỉ lệ ký sinh giảm thấp (< 30%) vào tháng
năm và tháng sáu (Harcourt, 1986) Tỉ lệ ký sinh thấp vào đầu mùa Xuân có thể liênquan đến vấn đề qua đông của loài ký sinh này Putnam (1978) cho rằng, 7
insulare không thé sống lâu trong điều kiện mùa Đông ở Sasketchewan, Canada.Những quan sát gần đây cho thấy, ấu trùng sâu tơ qua đông được ở miền Tây
Canada, phía Bắc Hoa Kỳ và hoàn toàn không bi D insulare ký sinh Không có dấuhiệu cho thấy thành trùng ong D insulare di trú từ miền Nam Hoa Kỳ vào đầu mùa
Xuân như thành trùng sâu tơ (Harcourt, 1986).
Ong ký sinh D insulare được du nhập vào Việt Nam năm 2001 từ Malaysia
và nhân nuôi tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, tỉnh Hưng Yên Tuy nhiên,loài ong này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu cặn kẽ trong điều kiện khí hậu miền
Nam Việt Nam.
1S
Trang 29Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 06 năm
2006, tại Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, huyện Bình Chánh (thành
phố Hồ Chí Minh) và thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu)
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nhân nuôi sâu tơ làm vật liệu thí nghiệm
Thu thập sâu tơ ngoài dong ruộng
Au trùng và nhộng sâu tơ được thu thập từ vùng rau họ thập tự tại thành phố
Hồ Chí Minh, đem nuôi trong phòng thí nghiệm cho đến khi vũ hóa hoàn toàn Sau
khi vũ hóa, khoảng 200 thành trùng được đưa vào lồng đẻ trứng Lồng nuôi thànhtrùng làm bằng khung gỗ, kích thước 45 x 45 x 45 em, được phủ vải lưới nylon có
mắt lưới 0,2 mm ở các mặt Riêng mặt đáy, được lót lớp ván gỗ Mặt trước lồng
nuôi, lưới nylon được dán vào khung gỗ nhờ băng xốp dính, thường được sử dụngtrong may mặc, để thuận lợi đóng, mở lồng khi thao tác thí nghiệm bên trong.Thành trùng sâu tơ được cho ăn bằng dung dịch mật ong (Công ty TNHH Đông
Dược Lan Q, chai 750 ml) pha loãng với nước cất với nồng độ 30% Dung dịch saukhi pha được thắm vào bông gòn (Công ty bông Bạch Tuyết), đặt bên trong đĩa petri
dé bên trong lồng
Giá thé dé thành trùng cái đẻ trứng, sử dụng ba loại:
1) Sử dụng giấy bạc
Xay nhuyễn khoảng 65g cải rỗ sạch (không có thuốc trừ sâu) trong 500ml
nước, lọc lấy nước, cho vào bình tam giác được đậy kín bằng nút bông, đem hấpdung dịch ở nhiệt độ 120°C, áp suất 1,05 kg/cm’, trong 20 phút, lọc dung dịch qua
16
Trang 30giấy thâm, loại bỏ phan cặn, nhúng mãnh giấy bạc đã tạo sẵn nếp nhăn vào dung
dịch trên cho đến khi ướt đều, sau đó đem phơi khô, cắt thành những mãnh có kích
thước 2 em x 10 em va đem trữ trong tủ lạnh dé sử dụng
2) Sử dụng cải mầm
Hạt cải rỗ (giống của Công ty Trang Nông) được ngâm trong nước 12 giờ,cho vào hộp plastic (đường kính đáy trên 11 cm, cao 9 cm) đã lót sẵn giấy thấm,nhỏ vài giọt nước giữ âm dé hạt cải tiếp tục nay mầm, khi cây cải đạt chiều caokhoảng 10 cm thì dùng làm giá thể
3) Sử dụng cải con
Cải rỗ được gieo trong hộp plastic tròn, đường kính đáy trên 11 em, cao 9
cm Sau 10 — 15 ngày, sử dụng làm giá thé cho thành trùng đẻ trứng
Mỗi loại giá thé đặt vào bên trong lồng đẻ trứng lúc 17 giờ và lấy ra lúc 8
giờ ngày hôm sau.
Vật liệu nuôi và thu hoạch nhộng sâu to
Các tuổi sâu non được nuôi bằng lá cải rỗ Trung Quốc (Chinese
kale-Brassica oleracea var alboglabra) trồng trong môi trường hoàn toàn không sử
thuốc hóa học Hộp nuôi bằng plastic hình trụ, trong suốt, đường kính đáy trên 11
cm, cao 9 cm và hộp plastic hình hộp chữ nhật, ngang 15 cm, dài 25 cm, cao 7 cm.
Mặt trên các hộp nuôi được đậy bằng vải lưới nylon có mắt lưới 0,2 mm và đượcgiữ căng bằng nắp hộp đã khoét bỏ phần giữa
Bên trong hộp hình trụ, đặt một lá cải non và hộp chữ nhật là hai lá Mỗi lá
cải chỉ nuôi tối đa 10 ấu trùng sâu tơ dé phục vụ cho yêu cau thí nghiệm Các lá cũđược loại bỏ hàng ngày, thay bằng lá non mới trong quá trình thí nghiệm diễn ra
hoặc cho đến khi sâu non đây sức hóa nhộng Nhộng sâu to đạt yêu cầu ding chothí nghiệm được giữ lại, dựa vào tiêu chuẩn trọng lượng từ 5,6 — 6,0 mg/nhộng
Bang cách quan sát, chọn nhộng lớn hơn 1 mm đường kính và lớn hơn 4 mm chiều
dai.
Au trùng và nhộng sâu tơ tiếp tục được thu thập định kỳ ngoài đồng 15
ngày/lần, đem nuôi cho đến khi vũ hóa và sẽ cho giao phối với thành trùng được
17
Trang 31nuôi trong phòng thí nghiệm với tỷ lệ được đề nghị là 1:1 nhằm tránh hiện tượng
thoái hóa di truyền đối với các thế hệ con cháu khi duy trì lâu dài điều kiện nhân
nuôi trong phòng thí nghiệm (Phạm Văn Lầm, 2002)
Điều kiện nhân nuôi được tiến hành trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ23°C, âm độ tương đối 65% Cường độ ánh sáng cho phòng thí nghiệm được thiết
kế bằng đèn huỳnh quang 40W
3.2.2 Ong ký sinh làm vật liệu thí nghiệm
Kén loài ong D insulare dùng thí nghiệm được tiếp nhận từ Trung tâm Bảo
vệ thực vật phía Bắc (tỉnh Hưng Yên) Mỗi kén được đặt riêng trong mỗi ống
nghiệm (đường kính 1 em, đài 7 em) chờ vũ hóa Bằng cách quan sát, chọn từng cặpong được vũ hóa từ những kén to, cho giao phối trong ống nghiệm (đường kính 2,5
cm, dai 18 cm) trong 24 giờ Bên trong ống nghiệm có đặt một mãnh giấy thắm
(1em x lem) đã tâm dung dịch mật 30% làm nguồn thức ăn cho ong
Lồng ký sinh được thiết kế tương tự lồng nuôi thành trùng sâu tơ, kích thước
50 em x 50 cm x 40 cm Các mặt được ghép bằng mica dày 5 mm dé dé dàng theo
dõi hành vi ký sinh của ong Riêng mặt trước lồng nuôi dán lưới nylon vào khung
lồng nhờ băng xốp dính dé dé thao tác Dung dich mật ong 30% được thấm vào
miếng giấy thâm hình vuông (3 em x 3 em), đặt trong đĩa petri, để bên trong lồng
Bên trong lồng đặt một cây cai rỗ (15 — 20 ngày sau gieo) có sâu tơ dé ong ký sinh
Sau khi cho ký sinh 15 giờ, lấy sâu tơ ra và nuôi riêng trong các dụng cụdùng dé nuôi sâu tơ cho đến khi thu hoạch nhộng ong
3.3 Phương pháp thực hiện
3.3.1 Anh hưởng của thức ăn đến tuỗi thọ ong D insulare
Thí nghiệm xác định khả năng sống sót của ong ký sinh đực và ong ký sinh
cái trong các môi trường: hoàn toàn không có thức ăn, chỉ có nước lã và cho ăn
dung dịch mật ong 30% Mỗi nghiệm thức gồm 30 ong cùng giới tính, nuôi trong
hộp plastic hình trụ tương tự hộp nuôi ấu trùng sâu tơ Thức ăn được đảm bảo mỗingày Bồ trí 3 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 30 lần Ghi nhận thời
gian tử vong của ong ký sinh ở hai điều kiện nhiệt độ: 23°C và 28°C, với cùng âm
18
Trang 32độ 65% Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0 vàEXCEL 2003.
3.3.2 Anh hưởng của tuỗi ký chủ đến hoạt động ky sinh
Thí nghiệm xác định tuổi ky chủ phù hợp dé bố trí thời điểm tiếp xúc ký chủtrong nhân sinh khối, quyết định thời điểm phóng thích ong ký sinh ra đồng ruộng.Trứng sâu tơ được thu thập trong khoảng 8 giờ đến 9 giờ sáng Các ký chủ lần lượtđược chọn là 2, 4, 6, 8 và 10 ngày tuôi Mỗi nghiệm thức cho 01 ong cái, đã vũ hóa
24 giờ và đã giao phối (chưa ký sinh), tiếp xúc với 10 ký chủ sâu tơ Thời gian tiếpxúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, âm độ 65% Loại
bỏ ong ký sinh và tiếp tục nuôi sâu tơ trong các hộp nuôi cho đến khi hóa nhộng
toàn bộ Thí nghiệm tiến hành trong các lồng ký sinh Bồ trí thành 5 nghiệm thức,kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 10 lần lặp lại Ghi nhận tỷ lệ sâu bị ký sinh, tỷ lệ ong cái
vũ hóa Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0
3.3.3 Đánh giá hiệu quả ký sinh của D insulare
Dap ưng chức năng
Để khảo sát biến thiên khả năng của một cá thé duy nhất và so sánh khả
năng ký sinh giữa các cá thé ong D insulare trong điều kiện gia tăng lượng sâu kýchủ, lượng ký chủ thay đổi từ 10, 20, 30, 40 và 50 ấu trùng 4 ngày tuổi Mỗi nghiệmthức cho 01 cá thể cái, đã vũ hóa 24 giờ và đã giao phối (chưa ký sinh), tiếp xúc vớicác ký chủ trong lồng ký sinh Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau,
ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, ẩm độ 65% Bồ trí 5 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫunhiên, 5 lần lặp lại Ghi nhận tỷ lệ sâu bị ký sinh, tỷ lệ ong vũ hóa, tỷ lệ ong cái vũhóa, tỷ lệ sâu chết Xác định công thức ký sinh hiệu quả về mặt chức năng, xây
dựng mô hình toán học y = f(x), trong đó, y là hiệu qua ky sinh, x là lượng sâu thamgia thí nghiệm Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0
Trang 33cái trưởng thành một ngày tuổi, đã được giao phối nhưng chưa ký sinh Mỗi nghiệmthức bố trí 50 sâu non 4 ngày tuổi ở tat cả các nghiệm thức Thí nghiệm được tiếnhành trong lồng ký sinh Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở
điều kiện nhiệt độ 23 °C, ẩm độ 65% Bồ trí 5 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫunhiên, 5 lần lặp lại Ghi nhận tỷ lệ sâu bị ký sinh, tỷ lệ ong vũ hóa, tỷ lệ ong cái vũhóa, tỷ lệ sâu chết Xác định công thức ký sinh hiệu quả về mặt số lượng, xây dựng
mô hình toán học y = f(x), trong đó, y là hiệu qua ky sinh, x là lượng ong tham gia
thí nghiệm Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0
3.3.4 Khả năng sinh sản của D insulare
Xác định thời điểm ký sinh hiệu quả nhất của một cá thể ong sau khi giao
phối, thí nghiệm bố trí cố định một ong cái trưởng thành, đã vũ hóa 24 giờ và đãgiao phối nhưng chưa ký sinh, cho tiếp xúc với 50 sâu non 4 ngày tuổi, lượng sâu
được thay mới mỗi ngày Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở
điều kiện nhiệt độ 23 °C, âm độ 65% Ong tiếp tục cho tiếp xúc với sâu tơ cho đếnngày chết Thí nghiệm lặp lại 5 lần Ghi nhận số lần ký sinh trong suốt cuộc đời của
ong, ty lệ sâu bi ky sinh, tỷ lệ ong vũ hóa, ty lệ ong cái vũ hóa.
3.3.5 Hiệu quả phóng thích ong ký sinh trong điều kiện tự nhiên
Thí nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của ong với điều kiện tự nhiênngoài đồng Tại thành phố Hồ Chí Minh và tinh Bà Rịa — Vũng Tàu, chọn mỗi nơi
một ruộng sinh thái (hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) Diện tích mỗi
ruộng là 160 m, chia làm 4 phần Rau họ thập tự được gieo gối lứa, mỗi lứa cách
nhau từ 7 — 10 ngày dé duy trì thường xuyên nguồn thức ăn cho sâu tơ
Lồng ky sinh đặt ngoài ruộng, được làm bằng khung gỗ, kích thước (1m x
Im x Im), xung quanh phủ lớp lưới Đường kính mắt lưới 0,5 mm Phía cửa lồng
được thé kế dây kéo dé dé dang thao tác bên trong Trước khi cho ký sinh một ngày,
thả khoảng 300 — 400 sâu non 4 ngày tuổi vào lồng Lượng ong từ 3 — 47 cặp/lần ký
sinh Sau khi cho ký sinh từ 3 — 5 ngày, tiến hành mở lồng dé ong bay tự do ra
ngoài Theo dõi tỷ lệ sâu bi ký sinh, ty lệ ong vũ hóa, tỷ lệ ong cái vũ hóa trên toàn
bộ diện tích đặt lồng Đối với toàn bộ ruộng sinh thái, điều tra theo 05 điểm chéo
20
Trang 34góc Ngoài ra, cũng tiến hành điều tra bổ sung ở những ruộng xung quanh; định kỳ
3 ngày/lần Tiến hành 09 lần ký sinh tại thành phố Hồ Chí Minh và 03 lần tại BàRịa — Vũng Tàu.
TY lệ vũ Tiên (Gy BÍ =—=eiiiiiiiieearemroonaoe x 100
® số kén ong thu được
Số kén vũ hóa thành ong cái
Ty lệ ong cái (%) = - x 100
® số kén ong được vũ hóa
Số ấu trùng sâu chết
T l§ sâu phết [DI eee eee x 100
® số sâu tham gia thí nghiệm
21
Trang 35CÁC LOẠI GIÁ THẺ ĐẺ TRỨNG
Hình 3.3: Giá thể bằng mầm cải
22
Trang 36Hình 3.4: Kén ong được đặt riêng chờ vũ hóa Hình 3.5: Ong bat cặp trong ông nghiệm
Hình 3.6: Kén ong D insulare Hình 3.7: Thành trùng ong D insulare
_—-— ` _—-—_—-—_—-—_—-—
Hình 3.8: Lồng ký sinh Hình 3.9: Hộp nuôi ấu trùng sâu tơ
23
Trang 37Chương 4KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuối thọ ong D insulare
Trong mối quan hệ trực tiếp của việc kiểm soát sinh học đối với côn trùng
gây hại, hầu hết những nghiên cứu chỉ tập trung vào ký chủ của ký sinh Tuy nhiên,
ký chủ không phải là nguồn duy nhất để ong ký sinh cần cho quá trình sinh sản Cácnhu cầu khác như sự ẩn nau và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng duy trì noi giống Ong ký sinh tìm kiếm ky chủ và thức ăn dé tạo nguồn nănglượng duy trì vận động, hoạt động sinh sản và kéo dài tuổi thọ
Dé duy trì thành công ở mức cao trong quá trình sinh sản, ong ký sinh phải
giảm thiểu khoảng thời gian giữa những lần ký sinh Vì vậy, phần lớn thời gian và
năng lượng của cơ thé, ong ký sinh dùng dé tìm kiếm ký chủ Jervis va Kidd (1986)cho rằng, ở một vài loài ong ký sinh, nguồn thức ăn chính là chất dịch ngọt từ kýchủ nhưng đa số nguồn thức ăn chính là mật hoa hay phấn hoa Nhiều nghiên cứu
về thức ăn cho ong ký sinh bắt đầu từ những năm 1910 (Johnston, 1913) nhưng chỉgiới hạn ở khía cạnh lý thuyết Đã có những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vềnhững loại thức ăn khác nhau dé kéo dai tuổi thọ và khả năng sinh sản của ong kýsinh Ở một vài loài, nguồn thức ăn đóng vai trò quan trọng cho việc hình thành cơ
quan sinh dục (Jervis và Kidd, 1986) Tuy nhiên, hiểu biết về việc ong ký sinh tìmkiếm thức ăn như thế nào, đến nay, vẫn còn giới hạn
Dé tìm hiểu nguồn thức ăn phù hop, rẽ tiền, đồng thời đáp ứng nhu cầu thức
ăn cho ong ký sinh trong quá trình nhân sinh khối trong phòng thí nghiệm, ong kýsinh được nuôi đề theo dõi khả năng sống trong ba môi trường thí nghiệm: mật ongpha loãng ở nồng độ 30%, chỉ bằng nước lã và hoàn toàn không cho ăn gì
24
Trang 38Ảnh hưởng của nguồn thức ăn cung cấp đã có sự khác biệt có ý nghĩa về mặtthống kê (df = 2, P < 0,01) ở cả hai điều kiện nhiệt độ khác nhau (Bảng 4.1) Ở điềukiện nhiệt độ 23 °C, khi được cung cấp mật ong 30%, một ong cái sống trung bình15,1 ngày Nếu chỉ được cung cấp nước lã, thời gian sống của ong giảm còn 3,2
ngày Và nếu hoàn toàn không có thức ăn, tuổi thọ chỉ còn 2,8 ngày Cùng điều kiệnnhiệt độ này, ong đực khi được nuôi bằng mật ong 30%, thời gian sống trung bình11,3 ngày Nếu không cung cấp thức ăn hoặc chỉ cung cấp nước lã, ong đực chỉ
sông được từ 2,6 — 2,9 ngày Khi nuôi trong môi trường 28 °C, ong cái sống trung
bình 7,7 ngày nếu được cho ăn mật 30% và chỉ sống từ 2,4 — 3,2 ngày, nếu không
được cho ăn hay chỉ được cung cấp nước lã Ở nhiệt độ tương tự, ong đực sốngđược 7,0 ngày khi cho ăn mật và cũng chỉ sống từ 2,3 — 2,8 ngày nếu không được ăn
gì hoặc chỉ được dùng nước lã.
Nhìn chung, trong cùng một điều kiện nhiệt độ, tuôi thọ ong đực luôn ngắnhơn so với ong cái (Bảng 4.3) Điều này có thể do ong đực chỉ có nhiệm vụ giao
phối Trong khi đó, ong cái phải có nhiệm vụ duy trì cho các thế hệ tiếp theo, vìvậy, cần thời gian dai hơn cho các hoạt động ký sinh Ngoài ra, từ thí nghiệm cũngcho thấy, ở điều kiện nhiệt thấp hơn, tuổi thọ của ong dài hơn so với ở điều kiện
nhiệt độ cao (Bảng 4.2) Kết quả này phù hợp với thực tế, đó là, hau hết vòng đờicác loài côn trùng thường kéo dài hơn ở điều kiện nhiệt độ thấp
Bang 4.1: Ảnh hưởng của thức ăn đến tuôi thọ ong D insulare
Số cá thể Tuổi thọ ong cái Tuổi thọ ong đựcThức ăn theo doi (ngày) (ngày)
(con) 23°C 28°C 23°C 28 °C
Mat ong (30%) 30 15,1+0,la 7,740,7a 11,3+0,la 7,0+0,9a Nước 1a 30 3,2+0,7b 3,2+0,4b 2,9+0,7b 2,8+0,2b Không ăn 30 2,8+0,8c 2,4+0,4c 26+0,7c 2,3+0,Ic
(Số liệu trên cùng một cột có mẫu tự theo sau khác nhau thì có sự khác biệt
về mặt thông kê; P < 0,01; LSD)
25
Trang 39Bảng 4.2: Ảnh hưởng nhiệt độ đến tuôi thọ ong ký sinh
Số cá thể
Tuổi thọ ongcái Tuổi thọ ong đực
Nhiệtđộ theo dõi
(ngày) (ngày)
(con)
23 ñ_ 30 15,1+0,1a 113+0,1a
28 °C 30 7,7 + 0,7b 7,0 +0,9b(Số liệu trên cùng một cột có mẫu tự theo sau khác nhau thì có sự khác biệt
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự cần thiết của việc duy trì nguồn thức ăn cho
D insulare Khi được cung cấp thức ăn từ mật ong, cả thành trùng đực và cái đều
có thể kéo đài sự sống trên mười ngày Đây là khoảng thời gian đủ để ong có thể
duy trì nòi giống cho các thế hệ tiếp theo Trong khi, ở điều kiện chỉ có nước lã vàhoàn toàn không có thức ăn, tuổi thọ của ong chỉ kéo dai trong vài ngày Vì vậy, ởđiều kiện tự nhiên, cần có những nghiên cứu về nguồn thức ăn phù hợp cho ong như
các loại hoa dai để duy tri sự sống cũng như khả năng sinh sản cho ong ký sinh 7
insulare cũng có thể dùng chất dịch ngọt từ những loài rệp (aphids) thuộc bộ
Homoptera Tuy nhiên, mật từ phấn hoa vẫn tốt hơn chất dịch từ các loại côn trùng
(Lee và ctv, 2004) Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C là
phù hợp đề tiến hành nhân nuôi ong trong phòng thí nghiệm
26
Trang 404.2 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ đến hoạt động ký sinh ong D insulare
Giai đoạn sinh trưởng của ký chủ là những thay đổi sinh thái quan trọng, có
thê ảnh hưởng đến sự sống sót của các giai đoạn ấu trùng, tốc độ phát triển, tỷ lệ
giới tính, quy mô và khả năng đẻ nhiều của ong ký sinh (Godfray, 1994) Trong quátrình tìm kiếm, ong ký sinh thường bắt gặp những giai đoạn của ký chủ khác nhautrong phạm vi nhỏ và vì các giai đoạn khác nhau này ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản (Alphen va Jervis, 1996), nên một ong cái buộc phải chọn những ký chủ phù
hợp để ký sinh và bỏ qua những ký chủ không thích hợp (Rivero, 2000) Những loài
ký sinh đã có được sự tiễn hóa về mặt hành vi, sinh thái và sự thích nghĩ về mặt sinh
lý, giúp có thể phân biệt được giai đoạn ký chủ thích hợp trong quần thể ký chủ
(Karamaona và Copland, 2000a) Tính chọn lọc ký chủ khi ký sinh cũng liên quan
đến tần số xuất hiện của ấu trùng ký chủ (Karamaona và Copland, 2000b) Một vài
nghiên cứu đã cho rằng, ong ký sinh còn dựa vào tinh trạng sinh lý của các âu trùng
ký chủ dé đẻ trứng (Powell va Poppy, 2001)
Hầu hết ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera, thành trùng đực phát triển do
sinh sản đơn tính từ những trứng không thụ tính Trong khi, thành trùng cái pháttriển từ những trứng được thụ tinh Một ong cái đẻ trứng khi bắt gặp ấu trùng kýchủ và cũng buộc phải quyết định giới tính cho mỗi thé hệ tiếp theo (Godfray,1994) Nhìn chung, ong ký sinh khi xác định chất lượng ký chủ, thì dựa vào kíchthước, độ lớn của ký chủ, mà chúng tin rang sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dao hơn sovới những ký chủ có kích thước nhỏ Mối quan hệ giữa kích cỡ một ong ký sinh và
kích cỡ ký chủ mà nó phát triển bên trong và mối quan hệ kích cỡ cơ thể ký chủ có
ảnh hưởng đến giới tính, những ký sinh cái sẽ chọn lựa từ những ký chủ phù hợp dé
sản sinh ra giới tính phù hợp cho thé hệ kế tiếp (Godfray, 1994) Đa số, những trứng
ong đực được đẻ trong những ký chủ có kích cỡ nhỏ và chất lượng kém, trong khi,
trứng ong cái lại được đẻ trong những ký chủ có kích cỡ và chất lượng tốt hơn
(Murdorch và ctv, 1992) Tuy nhiên, sự phân phối giới tính khác nhau cũng phụthuộc mối liên quan của việc phân bổ những kích cỡ của ký chủ (Bernal và ctv,1998).
27