ISSN: 0866-7756 số 4 - Tháng 3/2019 LUẬT PHẠM THANH SƠN - VŨ CÔNG GIAO Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng, chống tra tấn ở Việt Nam Improving the effectiveness of Vietnams current l
Trang 1NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Website: http://tapchicongthuong.vn
SỐ - THÁNG 3/2019 4
Trang 2PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy
ĐT: 024.22218228 - 0903223096
TÒA SOẠN
Tầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Ban Trị sự - ĐT: 024.22218238 Fax: 024.22218237
Ban Thư ký - Xuất bản ĐT: 024.22218230Ban Biên tập - ĐT: 024.62701436Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229Ban Tạp chí Công Thương Điện tửĐT: 024.22218232
Email: online@tapchicongthuong.vn
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM
Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao,
Q 1, TP Hồ Chí MinhĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com
Giấy phép hoạt động báo chí số:
60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn
In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế
Trang 3ISSN: 0866-7756 số 4 - Tháng 3/2019
LUẬT
PHẠM THANH SƠN - VŨ CÔNG GIAO
Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng, chống tra tấn ở Việt Nam
Improving the effectiveness of Vietnams current legal framework on preventing torture 8
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ
Một số bất cập trong quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện tại Việt Nam hiện nay
và một số kiến nghị hoàn thiện
Some shortcomings related to district-level administrative boundaries management
in the state management of Vietnam and solutions 16
TRẦN TRÍ DŨNG
Một số vấn đề lý luận cơ bản về công lý
Some basic theoretical issues on justice 22
LÊ THỊ VINH
Vai trò giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở Việt Nam
The role of one-stop-shop mechanism for administrative services in Vietnam 29
KINH TẾ
PHẠM THỊ TUỆ - ĐỖ THỊ THANH HUYỀN
Đánh giá tính bền vững của ngân sách nhà nước từ góc độ nguồn động viên vào ngân sách
Assessing the sustainability of the state budget under the view of state budget mobilization sources 34
HỒ CHÍ DIÊN
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Factors impacting the satisfaction of people about the new rural development in Thai Nguyen Province 40
TẠ NGỌC NAM
Thực trạng và một số giải pháp phát huy vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
Current situation and solutions to promote the role of the private sector in Vietnams economy 48
Trang 4TRẦN MẠNH KIÊN
Cải cách kinh tế theo đồng thuận Washington và một số đánh giá
The economic reform under the Washington Consensus and assesments 57
LÊ THỊ KIM CHI
Việc làm của lao động nghèo đồng bằng sông Cửu Long
The employment for poor workers in the Mekong Delta 63
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với nền kinh tế Việt Nam
The effect of the U.S - China trade war on Vietnams economy 70
TRẦN THỊ THU HUYỀN
Tăng cường thu hút vốn FDI bằng công nghiệp phụ trợ
Attracting more FDI by developing the supporting industry 74
NGUYỄN THÙY DƯƠNG - PHAN THU GIANG
Quy định cấm đánh bắt thủy sản trái phép IUU và vấn đề xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam Prohibition on illegal fishing and the seafood exports of Vietnam to the E.U market 78
QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ
VŨ NGỌC HOÀI
Thực trạng và giải pháp chăn nuôi trang trại tại tỉnh An Giang hướng đến sản phẩm an toàn thực phẩm
Current situations and solutions to the development of livestock farming in An Giang Province
in order to provide safe agricultural products 84
ĐAN THU VÂN
Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh hội nhập
Current competitiveness level of Vietnamese commercial banks in the context of integration 90
NGUYEN MINH TUAN
A longitudinal study about the employability skills of Vietnamese students
Nghiên cứu theo thời gian về kỹ năng tuyển dụng của sinh viên Việt Nam 95
NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG - TRẦN MINH PHƯƠNG
Đánh giá của khách du lịch quốc tế về điểm đến Đà Nẵng
International toursits assessments of Da Nang 101
Trang 5VÕ ĐÌNH PHỤNG - LÊ HÙNG TÚ - LÊ HỮU NHƠN
Nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành kế toán
Improving the quality of internship programs of accounting students 113
NGUYỄN THANH HƯƠNG - ĐOÀN HẢI ANH - PHẠM THỊ KIM NGỌC - LÊ THU THUỶ
KPIs và việc sử dụng kpis trong đánh giá thực hiện công việc tại các trường đại học Việt Nam
KPIs and its application on performance appraisal in Vietnamese Universities 118
CAO THANH BÌNH
Xây dựng giải pháp phát triển văn hóa tổ chức để cải thiện hiệu quả công việc
của nhân viên ngân hàng qua chia sẻ tri thức
Establishing solutions to develop the organizational culture to enhance the performance
of banking employees by knowledge sharing activities 125
ĐÀM THỊ THU TRANG
Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập
Developing the quality of high school teachers in the Northwest Vietnam in order to meet the requirements
of the countrys integration process 133
BÙI VĂN DANH - NGUYỄN HỮU LÂM
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty Xây dựng 98
- Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn
Analyzing factors affecting the work motivation of employees working for 98 Construction Company
under Truong Son Construction Corporation 139
ĐỖ THỊ TUYẾT
Khó khăn, thách thức của doanh nghiệp Việt trước “cơn bão” cách mạng Công nghiệp 4.0
Difficulties and challenges for Vietnamese enterprises in the context of Industry 4.0 146
KINH DOANH
VŨ ĐỨC LỢI
Vai trò, tác động của cửa hàng đầu đàn tới nhận biết thương hiệu trong kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh
- Điều tra từ góc nhìn doanh nghiệp bán hàng
The roles and position of the flagship store in the sales strategies of manufacturers and retailers 150
CẢNH CHÍ HOÀNG - TRẦN NGỌC TÂN
Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ bán lẻ xăng dầu
tại Công ty Cổ phần Thương mại Hóc Môn
Analyzing factors which affect the quality of retail services of Hoc Mon Trading Joint Stock Company 160
Trang 6HO THANH PHONG - VO PHUC THINH - LE THI KIM TRANG
- PHAM TUAN ANH - PHAN THUY KIEU
Supply chain network design a case study in Can Tho City
Thiết kết mạng hậu cần: Trường hợp tại Thành phố Cần Thơ 173
NGUYỄN THỊ HỒNG LAN
Thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ: Nghiên cứu điển hình gốm Chu Đậu
Current situation of developing brands of handicraft items: Case study of Chu Dau ceramics 181
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
TĂNG TRÍ HÙNG - ĐẶNG THẾ HIỂN
Ảnh hưởng phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến chia sẻ tri thức của nhân viên
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Impacts of transformational leadership on the knowledge sharing behavior of staff working
for Bank for Investment and Development of Vietnam 188
LÊ ĐẶNG PHƯƠNG THẢO - CẢNH CHÍ HOÀNG
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo Việt Nam Bình Dương
Developing non-life insurance services of Bao Viet South Binh Duong Company 194
NGUYỄN HỒNG YẾN
Thực trạng nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm Việt Nam
The current situation of human resources for Vietnams insurance market 202
VŨ THỊ BÍCH HẢO
Phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Thành phố Nam Định
Developing payment activities at the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
- Nam Dinh City Branch 207
VŨ THỊ KIM THANH
Minh bạch thông tin - Vấn đề cấp thiết của thị trường chứng khoán Việt Nam
The information transparency - An urgent task of Vietnams stock market 212
ĐOÀN PHƯƠNG NGÂN
Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
Developing the derivative securities market in Vietnam 216
Trang 7Implementing the ABC accounting method in Vietnamese enterprises 220
PHẠM NGỌC TOÀN - NGUYỄN THỊ KIM THOA
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán quản trị cho các trường cao đẳng
và đại học công lập ở Việt Nam
Factors affecting the organization of management accounting
at Vietnamese public universities and colleges 224
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
Cắt giảm chi tiêu công bằng cách đẩy mạnh cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến
Reducing the state budget spending by implementing online administrative services 230
DƯƠNG THỊ BÍCH HẠNH
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Vĩnh Long
Improving the effectiveness of the internal control system of Vinh Long Water Supply Joint Stock Company 234
LƯƠNG MINH TRIẾT
Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Cấp nước Vĩnh Long
Improve the management accounting organization of Vinh Long Water Supply Joint Stock Company 239
VŨ THỊ VÂN ANH
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm trong các công ty TNHH một thành viên
dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Factors affecting the organization of accounting accountability in public utility single-member
limited liability companies in Ho Chi Minh City 244
NGUYỄN HOÀNG PHI NAM - NGUYỄN QUANG AN - NGUYỄN THỊ MỸ HOA - NGUYỄN THỊ PHÙ SA
Tác động của sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Impacts of centralized ownership on the performance of listed companies in Vietnams stock market 249
LƯƠNG THỊ NGA
Những khó khăn của doanh nghiệp khi nghị định mới về kiểm toán nội bộ có hiệu lực từ ngày 1/4/2019
Difficulties of enterprises when implementing the Decree No 05/2019/ND-CP on internal audit 2537
TRẦN THU NGA
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán
Implementing advances of information technology into auditing 261
Trang 81 Đặt vấn đề
Vấn đề phòng, chống tra tấn đã được chú ý từ
sớm và đã được quy định trong nhiều văn bản
pháp luật của Việt Nam, trong đó tiêu biểu là Bộ
luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự Đặc biệt,
ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về
chống tra tấn Việc tham gia Công ước chống tra
tấn là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng
định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế, nâng cao đáng kể
uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân
quyền và tạo ra những động lực, cơ sở mới để
thúc đẩy hoạt động phòng, chống tra tấn ở nước
ta hiện nay Tuy nhiên, khung pháp luật về vấn
đề này ở nước ta vẫn còn một số bất cập, hạn
chế Do vậy, việc hoàn thiện các văn bản pháp
luật có liên quan về phòng, chống tra tấn cho phù
hợp với các quy định của Công ước chống tra tấn,cũng như các quy định trong Điều 7 và Điều 10Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trịnăm 1966 là cần thiết hiện nay
2 Cấm tra tấn trong luật nhân quyền quốc tế
Tra tấn, theo Điều 1 Công ước của Liên hợpquốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạthay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhụchình năm 1984 (sau đây gọi tắt là Công ướcchống tra tấn), là bất kỳ hành vi nào gây ra đauđớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể chất haytinh thần mà chủ ý áp dụng với một người, nhằmrút ra từ người đó hay một người thứ ba thông tinhay lời tự thú, hay để trừng phạt người đó vì mộthành vi mà người đó hay người thứ ba gây ra hay
bị nghi ngờ gây ra, hoặc để hăm dọa hay cưỡngbức người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất cứ lý
do nào dựa trên sự phân biệt đối xử nào đó; do
HoÀn tHIeÄn KHuoÂn KHoÅ PHÁP luẬt
VeÀ PHoØnG, CHoÁnG tRA tẤn Ở VIeÄt nAm
từ khóa: Tra tấn; đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục; Công ước chống
tra tấn, quyền con người, quyền công dân, luật nhân quyền quốc tế, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tốtụng hình sự
Trang 9một công chức hay một người nào khác hành
động với tư cách hay với sự xúi giục, đồng tình
hay ưng thuận của một công chức, tiến hành [3]
Tra tấn (và hành vi ‘thứ cấp’ của nó là trừng
phạt, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục
hình) là vấn đề vừa mang tính pháp lý, vừa mang
tính đạo đức, văn hóa Ở góc độ đạo đức, văn
hóa, Liên hợp quốc lên án tra tấn như là một
trong những hành vi vô nhân đạo và đê hèn nhất
mà con người phạm phải với đồng loại, bởi tra
tấn phủ nhận phẩm giá, hủy hoại cả thể chất và
tâm hồn của nạn nhân - những người ở trong hoàn
cảnh không thể chống cự Ở góc độ pháp lý, theo
luật nhân quyền quốc tế, tra tấn là một trong
những hình thức vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng nhất, bị chỉ trích gay gắt nhất; còn theo luật
hình sự quốc tế, hành vi tra tấn thực hiện một
cách có hệ thống và mang tính phổ biến tùy theo
bối cảnh có thể cấu thành các tội diệt chủng, tội
phạm chiến tranh hay tội phạm chống nhân loại,
tức là những dạng tội phạm quốc tế mà thủ phạm
có thể bị truy tố và xét xử theo Quy chế Rôm
(1998)
Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi
tra tấn, việc cấm tra tấn được quy định trong rất
nhiều văn kiện của luật nhân quyền và luật hình
sự quốc tế từ trước đến nay, trong đó bao gồm
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm
1948 (Điều 5), Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị năm 1966 (Điều 7), và đặc biệt
là Công ước chống tra tấn năm 1984 Theo các
văn kiện này, hành vi tra tấn bị cấm tuyệt đối,
trong mọi hoàn cảnh kể cả thời bình, thời chiến
hay trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia Bất
cứ lý do nào biện minh cho hành vi tra tấn đều
không thể chấp nhận Đặc biệt, quy định cấm tra
tấn được coi là một quy phạm của luật tập quán
quốc tế, và như vậy có hiệu lực ràng buộc với
mọi quốc gia, kể cả những nước chưa tham gia
bất cứ điều ước quốc tế nào có liên quan
Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc đề
cập đến những trách nhiệm cụ thể của các quốc
gia trong việc phòng chống tội ác tra tấn, có thể
tóm tắt như sau:
- Hình sự hóa hành vi tra tấn, quy định những
hình phạt thích đáng với hành vi tra tấn (Điều 4)
- Điều tra, truy tố và xét xử nhanh chóng, hiệuquả những hành vi tra tấn trong các hoàn cảnhkhác nhau (các Điều 7,8,9,12)
- Phối hợp, hỗ trợ các quốc gia khác trong việcdẫn độ và xét xử tội phạm (Điều 7,8,9)
- Không trục xuất, trả về, dẫn độ một ngườiđến những quốc gia khác mà có lý do tin chắc làngười đó có thể bị tra tấn (Điều 3)
- Giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn, baogồm việc đưa vấn đề cấm tra tấn vào các luật lệvề chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng có liênquan như cán bộ thực thi pháp luật, nhân viên dânsự, quân sự, y tế, công chức (Điều 10)
- Rà soát, giám sát và kiểm tra việc thực hiệncác luật lệ có liên quan và các cơ sở giam giữ đểbảo đảm hành vi tra tấn không xảy ra (Điều 11)
- Bảo đảm các quyền tố tụng của bị can, bịcáo, các quyền khiếu nại, tố cáo và quyền đượcbồi thường của nạn nhân tra tấn, quyền được bảovệ của nhân chứng và nạn nhân (các Điều 13,14)
- Không sử dụng lời khai lấy được từ sự tra tấnlàm chứng cứ trong mọi giai đoạn tố tụng (Điều15) [3]
Trên thực tế, các quy định kể trên đồng thờicũng là những biện pháp phòng chống tra tấn màcác quốc gia có trách nhiệm áp dụng Có thể thấyphạm vi của những biện pháp này rất rộng, khôngchỉ trong các hoạt động lập pháp, hành pháp, tưpháp mà còn trong các hoạt động giám sát thựcthi, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vàhợp tác quốc tế về tư pháp Dưới đây chỉ nêu ranhững quy định pháp luật có liên quan của ViệtNam trong một số khía cạnh chính
3 Phòng, chống tra tấn trong pháp luật Việt nam
Tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạnhục là những hành vi vi phạm nhân quyềnthường xảy ra trong hoạt động tố tụng hình sự(mặc dù còn có thể xảy ra trong những hoàn cảnhkhác)
Ở Việt Nam, Nhà nước đã quan tâm đến việcbảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụngtừ rất sớm Ngay sau khi nước nhà giành được độclập, trong hoàn cảnh ‘thù trong, giặc ngoài’ đedọa và chưa có Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã ký một số sắc lệnh mà nội dung bao hàm
Trang 10những bảo đảm về quyền con người trong hoạt
động tố tụng, trong đó có tác dụng phòng, chống
tra tấn, tiêu biểu là:
- Sắc lệnh số 33A ngày 13/9/1945 quy định Ty
Liêm phóng khi bắt những người nguy hiểm cho
nền dân chủ cộng hòa Việt Nam để đưa đi an trí
phải làm ngay tờ trình gửi Ủy ban hành chính các
miền, trong đó trình bày lý do, chứng cứ và thời
hạn đề nghị đưa đi an trí, đồng thời phải thông
báo cho các Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp
- Sắc lệnh số 33B ngày 13/9/1945 yêu cầu Ty
Liêm phóng hoặc sở cảnh sát nếu bắt người thì
trong vòng 24 giờ phải lập biên bản để tha ngay
hoặc chuyển sang tòa án quân sự hay tòa án tư
pháp để giải quyết
- Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 quy định
các nguyên tắc tiến bộ trong tổ chức và hoạt động
của các tòa án quân sự, bao gồm việc xét xử có
một thẩm phán và hai hội thẩm, xét xử công khai,
quyền của bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa, quyền của bị cáo được xin
Chính phủ ân giảm
- Sắc lệnh số 46 ngày 10/11/1945 quy định
việc tạm giữ cách tổ chức các đoàn luật sư như
cũ
Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên xác định
một nguyên tắc về chống hành động tùy tiện
trong hoạt động tố tụng ở Việt Nam, theo đó, tư
pháp không quyết định thì không được bắt bớ và
giam cầm người công dân Việt Nam Nhà ở và
thư tín của công dân Việt Nam không được ai
xâm phạm một cách trái pháp luật (Điều 11)
Mặc dù quy định này không đề cập cụ thể đến
vấn đề tra tấn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng để
bảo vệ người dân trước những vi phạm nhân
quyền trong hoạt động tư pháp, bao gồm các hành
vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục
Nguyên tắc hiến định kể trên tiếp tục được
các Hiến pháp về sau kế thừa và phát triển thành
nguyên tắc đầy đủ về quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân
mà được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, kể cả
trong hoạt động tố tụng (các Điều 27, 28 Hiến
pháp 1959; Điều 69, 70, 71 Hiến pháp 1980, Điều
71 Hiến pháp 1992) Cụ thể, Điều 71 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nêu rõ:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thânthể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sứckhỏe, danh dự và nhân phẩm Không ai bị bắt nếukhông có quyết định của Tòa án nhân dân, quyếtđịnh hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhândân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắtvà giam giữ người phải theo đúng pháp luật.Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình,xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đề cập cụ thểđến việc cấm tra tấn Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp
2013 nêu rõ: Mọi người có quyền bất khả xâmphạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sứckhỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn,bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thứcđối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,xúc phạm danh dự, nhân phẩm [5]
Mặc dù Hiến pháp 2013 đã được thông quanhưng cho đến nay khái niệm “tra tấn” vẫn chưađược định nghĩa trong pháp luật Việt Nam Cácvăn bản dưới Hiến pháp hiện vẫn chưa cập nhậtquy định mới về cấm tra tấn, mà mới chỉ đề cậpđến một số khái niệm liên quan như nhục hình,bức cung… Cụ thể, khuôn khổ pháp luật hiện hànhliên quan đến phòng, chống tra tấn của Việt Namcó thể tóm tắt như sau:
- Các quy tắc hiến định về quyền an ninh cánhân, trong đó bao gồm quy định cấm tra tấn,được nêu trong các Điều 20 và 31 của Hiến pháp
2013 (đã đề cập ở trên)
- Các quy định về bảo vệ quyền nhân thântrong Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm quyền đượcbảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thânthể (Điều 33), quyền được bảo vệ danh dự, nhânphẩm, uy tín (Điều 34); quyền bí mật đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều38) [7]
- Các quy định về một số tội phạm trong cácChương XII - xâm phạm tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con người), ChươngXIII - xâm phạm quyền tự do, dân chủ của côngdân), Chương XXII - xâm phạm hoạt động tưpháp), Chương XXIII - xâm phạm nghĩa vụ,trách nhiệm của quân nhân) trong Bộ luật Hìnhsự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bao gồm:Tội giết người (Điều 123), tội làm chết người
Trang 11trong khi thi hành công vụ (Điều 127), tội vô ý
làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính (Điều 129), tội bức tử
(Điều 130), tội đe dọa giết người (Điều 133), tội
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều
137), tội hành hạ người khác (Điều 140); tội làm
nhục người khác (Điều 155); tội bắt, giữ hoặc
giam người trái pháp luật (Điều 157); tội dùng
nhục hình (Điều 373), tội bức cung (Điều 374);
tội làm nhục đồng đội (Điều 397), tội hành hung
đồng đội (Điều 398), tội ngược đãi tù binh, hàng
binh (Điều 420)…
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) đã
sửa đổi tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật, tội dùng nhục hình, tội bức cung theo hướng
tăng nặng nhằm đảm bảo yêu cầu về phòng,
chống tra tấn, cụ thể đã:
+ Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng trách
nhiệm hình sự là “Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt
tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn
nhân” vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật (Điểm b Khoản 3 Điều 157, mức hình phạt từ
năm năm tù đến 12 năm tù)
+ Bổ sung hành vi “Dùng nhục hình hoặc đối
xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác
dưới bất kỳ hình thức nào” vào tội dùng nhục hình
(Điều 373) Điều luật cũng quy định nếu người
phạm tội làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 7
năm đến 12 năm (khoản 3); làm người bị nhục
hình chết thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân (khoản 4)
+ Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào
tội Bức cung (Điều 374) Trường hợp “dùng nhục
hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm
người bị lấy lời khai, hỏi cung” sẽ bị phạt tù từ 2
năm đến 7 năm (khoản 2); phạm tội thuộc một
trong các trường hợp: Làm người bị bức cung
chết; dẫn đến làm oan người vô tội; dẫn đến bỏ
lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân (khoản 4) [8]
Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật khác
cũng đề cập đến vấn đề phòng, chống tra tấn,
như:
- Các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự
2015 có tác dụng phòng những hành vi tra tấn,đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, bao gồm: Nguyêntắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản củacông dân (Điều 8), bảo đảm quyền bất khả xâmphạm về thân thể của công dân (Điều 10), bảohộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm củacá nhân (Điều 11) và những quy định về cácquyền tố tụng của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ,người bị tạm giam và người bào chữa [6]
- Các quy định trong Luật Thi hành tạm giữ,tạm giam năm 2015 về nguyên tắc tạm giữ, tạmgiam (khoản 3 Điều 4), các hành vi bị nghiêmcấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình (khoản 1Điều 8)
- Các quy định trong Luật về thi hành án hìnhsự năm 2010 nhằm bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của phạm nhân, trong đó đề cập đếncác vấn đề như chế độ giam giữ, sinh hoạt, laođộng, học tập…, thanh tra, giám sát, khiếu nại, tốcáo trong thi hành án hình sự Những quy địnhnày đã được cụ thể hóa trong một số văn bản dướiluật, trong đó tiêu biểu là Nghị định số117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủquy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chếđộ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối vớiphạm nhân…
- Các quy định trong Luật xử lý vi phạm hànhchính năm 2012 nhằm bảo vệ quyền của nhữngngười bị tước tự do khi bị áp dụng các biện phápngăn chặn hoặc biện pháp xử lý hành chính (baogồm người bị tạm giữ hành chính, người bị đưavào trường giáo dưỡng, người bị đưa vào cơ sởgiáo dục bắt buộc, người bị đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc) Những quy định này đã đượccụ thể hóa trong Nghị định số 81/2013/NĐ-CPquy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị địnhsố 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng, thihành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trườnggiáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc và một sốvăn bản khác liên quan
Bên cạnh những quy định kể trên, pháp luậtViệt Nam cũng đã quy định vấn đề bồi thườngcho những nạn nhân bị oan sai trong hoạt độngtố tụng Trước đây, Điều 72 Hiến pháp năm 1992lần đầu tiên quy định: “Người bị bắt, bị giam giữ,
Trang 12bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được
bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh
dự Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam
giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác
phải bị xử lý nghiêm minh” Quy định này được
tái khẳng định và cụ thể hóa hơn trong khoản 5
Điều 31 Hiến pháp 2013, theo đó, những người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được
bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự; đồng thời những người vi
phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt
hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật
Vấn đề bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự
cũng được đề cập trong Điều 31 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 và cụ thể hóa trong Luật trách
nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017
4 Yêu cầu củng cố khuôn khổ pháp luật về
phòng, chống tra tấn ở Việt nam
Ngày 07/11/2013, Việt Nam đã ký tham gia
Công ước chống tra tấn Ngày 28/11/2014, Quốc
hội đã phê chuẩn Công ước về chống tra tấn
Việc tham gia Công ước chống tra tấn là bước đi
cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt
Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế, nâng cao đáng kể uy tín quốc
tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền và tạo
ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy hoạt
động phòng, chống tra tấn ở nước ta hiện nay
Trước khi tham gia Công ước chống tra tấn, để
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, pháp
luật Việt Nam đã quy định tương đối cơ bản và
đầy đủ cơ chế bảo đảm quyền không bị tra tấn,
đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị
hạ nhục Mặc dù những phân tích kể trên cho
thấy đã có một hành lang pháp lý cho việc phòng
chống tra tấn ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn một
số khoảng trống cần tiếp tục giải quyết Việc
khỏa lấp các khoảng trống này, qua đó hoàn
thiện khuôn khổ pháp luật về phòng, chống tra
tấn ở nước ta là một việc làm cấp thiết, vì:
- Thứ nhất, Hiến pháp 2013 đã có quy định cụ
thể về cấm tra tấn Quy định mới tạo cơ sở thúc
đẩy hoạt động phòng, chống vi phạm nhân quyền
này ở nước ta trong thời gian tới, bởi như đã nêu
ở phần trên, khái niệm tra tấn theo luật nhânquyền quốc tế rộng hơn nhiều so với những kháiniệm về truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của công dân mà được ghi nhận trongcác hiến pháp trước 2013 Cũng bởi vậy, quy địnhmới của Hiến pháp 2013 về cấm tra tấn đặt rayêu cầu phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung khuônkhổ pháp luật hiện hành của nước ta, đặc biệt làkhuôn khổ pháp luật về tố tụng hình sự, để làmhài hòa với những tiêu chuẩn quốc tế về phòng,chống tra tấn
- Thứ hai, Việt Nam đã là thành viên của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
1966 từ đầu thập kỷ 1980, trong đó có nhiều điềukhoản (Điều 7, 10 ) quy định rõ việc cấm tra tấn.Việt Nam cũng vừa phê chuẩn Công ước chốngtra tấn của Liên hợp quốc Như vậy, cần phải sửađổi, bổ sung khuôn khổ pháp luật về chống tratấn để thực hiện đầy đủ cam kết ngày càng mạnhmẽ và nghĩa vụ quốc tế ngày càng nặng nề, cụthể hơn của nhà nước ta về vấn đề này
- Thứ ba, yêu cầu bảo đảm quyền con người
trong hoạt động tư pháp, trong đó bao gồm việcchống bức cung, nhục hình trong quá trình thựcthi tố tụng hình sự, đã được nhấn mạnh trongNghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020”, và gần đây là Nghị quyết số63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 củaQuốc hội khóa XIII về tăng cường các biện phápđấu tranh phòng, chống tội phạm Như vậy, sửađổi sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp luật vềchống tra tấn chính là nhằm để thực hiện hai vănbản quan trọng này
- Thứ tư, mặc dù bị pháp luật nghiêm cấm, tình
trạng tra tấn, dùng nhục hình, ép cung đôi khi vẫncòn diễn ra trong hoạt động của các cơ quan tiếnhành tố tụng hình sự của nước ta, đặc biệt là ởcác cơ quan điều tra Gần đây có một vài vụ việcnghiêm trọng bị phát giác, gây bức xúc rất lớntrong dư luận, đòi hỏi nhà nước phải nhanh chónghành động và có biện pháp hiệu quả để ngănchặn những vụ việc tương tự, quan đó củng cốlòng tin của người dân với hệ thống cơ quan tưpháp Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về
Trang 13chống tra tấn là biện pháp đầu tiên, không thể
thiếu để thực hiện mục tiêu này
Để củng cố khuôn khổ pháp luật hiện hành
về phòng, chống tra tấn, cần thực hiện những sửa
đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất, cần xác định rõ định nghĩa về tra
tấn trong Bộ luật Hình sự, đồng thời hình sự hóa
hành vi tra tấn Đó là bởi mặc dù Bộ luật Hình
sự hiện đã có hai tội danh là tội bức cung và tội
dùng nhục hình, nhưng các tội này rõ ràng chưa
bao trùm hết nội hàm của hành vi tra tấn theo
định nghĩa rất rộng nêu trong Công ước chống tra
tấn của Liên hợp quốc Theo tác giả, nhất thiết
cần quy định thêm tội tra tấn và đưa ra những
định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn, đối xử,
trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phù
hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật
quốc tế
Thứ hai, trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đã bổ
sung các quy định bảo đảm quyền im lặng của
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bảo
đảm sự có mặt của luật sư khi lấy lời khai của bị
can, bị cáo, tuy nhiên, cần nghiên cứu cải tiến các
thủ tục tố tụng hiện hành, kể cả nghiên cứu đặt ra
các thủ tục tố tụng đặc biệt nếu cần thiết để bảo
đảm các hành vi tra tấn sẽ được điều tra, truy tố
và xét xử một cách nhanh chóng và nghiêm minh
Điều này là bởi cũng như ở bất cứ quốc gia nào
trên thế giới, thủ phạm của hành vi tra tấn ở Việt
Nam là những người tiến hành tố tụng, trong khi
việc điều tra, truy tố và xét xử cũng do các cơ
quan tiến hành tố tụng tiến hành nên không thể
tránh khỏi những trường hợp cố ý trì hoãn, bao
che cho những kẻ vi phạm
Thứ ba, cần nghiên cứu cải thiện điều kiện
giam giữ trong các cơ sở tạm giam, các trại giam,
và điều kiện sinh hoạt, học tập trong các trường
giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện, cơ sở học tập bắt
buộc Điều này là bởi theo quan điểm chung của
cộng đồng quốc tế, điều kiện giam giữ, sinh hoạt
trong các cơ sở đã nêu nếu ở tình trạng tồi tệ sẽ
bị coi là cấu thành hành vi đối xử dã man, vô
nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và trong một số
trường hợp sẽ cấu thành hành vi tra tấn (ví dụ như
việc cán bộ quản giáo khuyến khích hay để mặc
cho tình trạng bạo lực xảy ra giữa các tù nhân,
người bị tạm giam, tạm giữ ) Bên cạnh đó, cũngcần tăng cường giám sát, thanh tra các cơ sở thẩmvấn và giam giữ (nhà tạm giữ, trại tạm giam,trường giáo dưỡng…), bao gồm việc triển khaiđồng bộ lắp các thiết bị giám sát tự động (cam-era) tại các cơ sở này để phát hiện và xử lý kịpthời, nghiêm minh những hành vi bức cung, nhụchình, tra tấn
Thứ tư, cần nghiên cứu tăng cường các biện
pháp giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn và vềquyền con người của những người bị tước tự docho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là nhữngcán bộ tiến hành tố tụng, vì đó là một trong cácbiện pháp chủ động, tích cực nhất trong việcphòng ngừa tra tấn Kinh nghiệm trên thế giới chothấy rất ít quốc gia pháp luật cho phép thực hiệncác hành động tra tấn, nhưng trên thực tế hànhđộng như vậy vẫn diễn ra do các quan chức thựcthi pháp luật thiếu hiểu biết hoặc có ý thức chấphành pháp luật kém Cùng với các biện pháp xửphạt, giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn vàquyền con người của những người bị tước tự dosẽ góp phần giảm đáng kể hành vi tra tấn của cácquan chức thực thi pháp luật Liên quan đến vấnđề này, cần nghiên cứu đưa vào hoặc sửa đổi, bổsung nội dung về chống tra tấn và quyền conngười của những người bị tước tự do trong chươngtrình giảng dạy của các trường đại học luật và cáctrường đào tạo cán bộ thực thi pháp luật ở mọicấp Thêm vào đó, cũng cần xây dựng và thựchiện các chương trình tập huấn bắt buộc về nhữngnội dung đã nêu cho các cán bộ quản giáo, cảnhsát điều tra, nhân viên an ninh, nhân viên dân sựvà y tế làm việc trong các cơ sở giam giữ, giáodục, cai nghiện tập trung Ngoài ra, cần xâydựng hoặc sửa đổi, bổ sung các bộ quy tắc đạođức cho những đối tượng đã nêu trong đó nhấnmạnh vấn đề cấm tra tấn và tôn trọng, bảo vệ cácquyền con người của những người bị tước tự do
Thứ năm, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế
kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các
cơ quan và cán bộ tiến hành tố tụng, đặc biệttrong các hoạt động điều tra và giam giữ Trongvấn đề này, cần đặc biệt phát huy vai trò giámsát của Ủy ban Tư pháp và của các đại biểu Quốchội, đồng thời cần mở rộng các điều kiện cho
Trang 14phép các cơ quan thông tin đại chúng được giám
sát thường xuyên và hiệu quả hoạt động của các
cơ quan tư pháp, kể cả các cơ sở giam giữ Ngoài
ra, cần khuyến khích sự hình thành và hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh
vực nhân quyền, đặc biệt là các tổ chức chuyên
hoạt động bảo vệ quyền của những người bị tước
tự do, chống tra tấn và hỗ trợ nạn nhân bị tra tấn
Thứ sáu, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
các quy định pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền
con người của những người bị tước tự do, đặc biệt
là các quyền tố tụng của bị can, bị cáo, tù nhân,
quyền được bảo vệ của các nạn nhân và nhân
chứng của hành vi tra tấn Liên quan đến vấn đề
này, cũng cần nghiên cứu hoàn thiện các quy
định để bảo đảm nguyên tắc lời khai lấy được từ
việc tra tấn, nhục hình hay bức cung dưới mọi
hình thức sẽ không được sử dụng làm chứng cứ
buộc tội trong mọi giai đoạn tố tụng
Thứ bảy, triển khai các quy định của Luật
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017
và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật trách
nhiệm bồi thường của nhà nước theo hướng đơn
giản hoá các thủ tục xác định thiệt hại và yêu cầu
bồi thường nhà nước, đồng thời quy định xem xét
bồi thường những thiệt hại cả trực tiếp và giántiếp, cả về vật chất và tinh thần, qua đó bảo đảmnạn nhân bị tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo,vô nhân đạo và hạ nhục có thể được bồi thườngmột cách nhanh chóng và thỏa đáng
Thứ tám, xây dựng các chương trình, chính
sách, cơ chế riêng, dài hạn về chống tra tấn (hoặcđặt trong các chương trình, chính sách, cơ chếchung về bảo vệ quyền con người), trong đó huyđộng sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự,các cơ quan truyền thông, giới luật gia… để pháthiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả những hành vitra tấn
Thứ chín, cần tăng cường đối thoại, hợp tác
quốc tế, khu vực trong các hoạt động phòng,chống tra tấn và bảo vệ quyền của những người
bị tước tự do, trong đó bao gồm việc mời các Báocáo viên đặc biệt về tra tấn, Nhóm công tác vềbắt bớ tùy tiện và các tổ chức phi chính phủ quốctế về nhân quyền đến thăm và giám sát các cơsở giam giữ trong nước
Thứ mười, nghiên cứu xây dựng một đạo luật
riêng về phòng, chống tra tấn và bảo vệ nạn nhâncủa tra tấn, theo kinh nghiệm của một số quốcgia khác như Hoa Kỳ, Philippin, Uganda, Nam Phi… n
tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:
1 Chính phủ (2017), Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước;
2 Liên hợp quốc - UNO (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền;
3 Liên hợp quốc - UNO (1984), Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment);
4 Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
5 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
6 Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
7 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015;
8 Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
9 Quốc hội (2017), Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017.
Trang 15ImPRoVInG tHe effeCtIVeness
of VIetnAm’s CuRRent leGAl fRAmewoRK
on PReVentInG toRtuRe
lMaster Pham Thanh Son
Lecturer, Faculty of Law, People’s Security Academy
lAssoc.Prof Ph.DVu Cong giao
School of Law, Vietnam National University - Hanoi
AbstRACt:
The article outlines the main contents of the Convention against Torture and Other Cruel,Inhuman or Degrading Treatment or Punishment and basic provisions of relevant Vietnameselaws on this issue The article analyzes and evaluates the compatibility between Vietnamese lawand international law on this issue and proposes views as well as solutions to improve theeffectiveness of Vietnam’s current legal framework on preventing torture
Keywords: Torture, cruel, inhuman, degrading treatment and punishment, the United
Nations Convention against Torture, human rights, civil rights, Iinternational human rights law,Criminal Code, Criminal Procedure Code
ngày nhận bài: 10/2/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 20/2/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 2/3/2019
Thông tin tác giả:
1 ths PHAïm tHAnH sƠn
Giảng viên Khoa luật, Học viện An ninh nhân dân
2 PGs ts Vũ CoÂnG GIAo
Khoa luật Đại học Quốc gia Hà nội
Trang 161 một số bất cập trong quản lý nhà nước
về địa giới hành chính cấp huyện tại Việt nam
hiện nay
1.1 Những bất cập trong pháp luật điều chỉnh
về địa giới hành chính cấp huyện
Thứ nhất, quy phạm pháp luật điều chỉnh về
ĐGHC cấp huyện còn rải rác trong nhiều văn bản
Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức
chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch… quy
định những vấn đề cơ bản về thành lập, giải thể,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC cấp huyện
như: các cấp chính quyền địa phương, phân loạichính quyền địa phương, thẩm quyền, nguyên tắc,hồ sơ… Còn những quy định cụ thể, trực tiếp liênquan đến thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách,điều chỉnh ĐGHC cấp huyện lại chủ yếu ở Nghịquyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016về phân loại đô thị (Nghị quyết 1210), Nghị quyếtsố 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêuchuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC (Nghị quyết1211) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội(UBTVQH)
moÄt soÁ bẤt CẬP tRonG QuẢn lÝ
nHÀ nƯỚC VeÀ ĐỊA GIỚI HÀnH CHÍnH
CẤP HuYeÄn tAïI VIeÄt nAm HIeÄn nAY
VÀ moÄt soÁ KIeÁn nGHỊ HoÀn tHIeÄn
từ khóa: Đơn vị hành chính, quản lý nhà nước, địa giới hành chính.
Trang 17Thứ hai, việc ban hành văn bản hướng dẫn, quy
định chi tiết còn chậm Hiến pháp năm 2013 đã
chuyển thẩm quyền thành lập, giải thể, sáp nhập,
chia tách, điều chỉnh ĐGHC cấp huyện từ Chính
phủ sang UBTVQH Tuy nhiên, phải đến năm
2016 thì UBTVQH mới ban hành Nghị quyết 1210
và Nghị quyết 1211 để có những quy định cụ thể,
chi tiết hơn về vấn đề này Hạn chế này đã dẫn
đến tình trạng nhiều Đề án về thành lập, giải thể,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC dưới cấp
tỉnh (cấp huyện, cấp xã) bị “tạm dừng”; thẩm
quyền này của UBTVQH bị “treo” gần 2 năm
Thứ ba, vẫn còn những quy định chưa bảo đảm
tính thống nhất, đồng bộ, chẳng hạn: Luật Tổ chức
Quốc hội năm 2014 quy định UBTVQH quyết định
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới
ĐVHC dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhưng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 (Luật TCCQĐP 2015) mở rộng thêm với quy
định tại khoản 2 Điều 129 như sau: “UBTVQH
quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới ĐVHC cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên
ĐVHC cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên
quan đến địa giới ĐVHC cấp huyện, cấp xã”…
Thứ tư, chưa theo kịp một số chủ trương mới và
quan trọng của Đảng về đổi mới bộ máy nhà nước,
nhất là về tinh giảm bộ máy, biên chế nên chưa
thể hiện chính sách chung mang tính xu thế là
khuyến khích nhập, hạn chế chia tách Hiện chỉ có
duy nhất một quy định mang tính khuyến nghị là
“Khuyến khích việc nhập các ĐVHC cùng cấp”
(khoản 1 Điều 128 Luật TCCQĐP 2015)
Thứ năm, chưa bảo đảm tính đầy đủ, cụ thể và
chi tiết, có thể kể đến như: (i) Thiếu quy định cụ
thể về giải quyết tranh chấp liên quan đến ĐGHC
Thẩm quyền này của UBTVQH được quy định
trong Luật TCCQĐP 2015 nhưng cho đến nay vẫn
chưa được cụ thể hóa; (ii) Quy trình, thủ tục thành
lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh
ĐGHC cấp huyện chưa cụ thể, chi tiết, chưa có sự
phân biệt đối với từng hành vi, pháp luật hiện hành
chỉ quy định về chủ thể chịu trách nhiệm và những
nội dung cơ bản mà chưa rõ yêu cầu, trình tự trong
từng bước từ xây dựng, cho chủ trương, hoàn thiện,
thông qua Đề án thành lập, giải thể, sáp nhập, chia
tách, điều chỉnh ĐGHC cấp huyện…; (iii) Thiếu
văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thức triển khai
việc lấy ý kiến Nhân dân
1.2 Những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh về địa giới hành chính cấp huyện
Một là, hoạt động thành lập, giải thể, sáp nhập,
chia tách, điều chỉnh ĐGHC cấp huyện trên thực tếcòn nhiều hạn chế Báo cáo chính trị trình Đại hộiXII của Đảng xác định: “Sự phát triển giữa các địaphương trong vùng và giữa các vùng còn thiếu liênkết và phối hợp; không gian kinh tế còn bị chia cắtbởi ĐGHC”; “Quản lý phát triển xã hội chưa xácđịnh rõ định hướng và những nhiệm vụ mang tínhtổng thể, đồng bộ, liên vùng, liên ngành, liên lĩnhvực, còn bị chia cắt theo ĐGHC, lĩnh vực quản lý”
Hai là, tranh chấp về ĐGHC vẫn đang là vấn đề
nóng chưa được giải quyết dứt điểm ở nhiều địaphương (tính đến cuối năm 2013, còn 13 khu vựctranh chấp địa giới giữa các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương) Các nguồn lực của địa phươngkhông được khai thác có hiệu quả do sự chia cắt vềquản lý Việc chia tách các huyện thành lập nênhuyện mới và một đơn vị đô thị thực chất là hệ quảcủa tư duy về không gian phát triển không còn phùhợp Dường như trong thực tế quản lý đang có hiệntượng tách bạch quá mức giữa khu vực đô thị vànông thôn trong khi không thấy hết mối quan hệmật thiết trong quá trình phát triển của hai loại hìnhnày Khu vực phát triển mang tính chất đô thị củamột huyện không tách rời vùng nông thôn liền kềvà ngược lại khu vực có tính chất đô thị là động lực,là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của một huyện
Ba là, việc chia tách ĐVHC được diễn ra
thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2002 đếnnay không phải là biện pháp để đổi mới tổ chức,nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chínhquyền Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình thực hiện các mục tiêu chung mang tínhquốc gia, đối với công cuộc cải cách hành chính,mục tiêu của Chương trình tổng thể Cải cáchhành chính cũng bị tác động tiêu cực Chia tách,thành lập thường xuyên các ĐVHC tạo thêmgánh nặng cho ngân sách nhà nước nếu việcthành lập này không mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội rõ rệt cho cả cấp huyện được thành lập vàcấp huyện sau khi điều chỉnh
Bốn là, khi một ĐVHC mới được thành lập
thường hoạt động của bộ máy chính quyền nơi đósẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu trụ sở làm việc,thiếu phương tiện làm việc, thiếu kinh phí, thiếu
Trang 18nhân sự… Có những ĐVHC phải đóng trụ sở tạm bợ
rất lâu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả
công việc và bảo quản, lưu trữ tài liệu, hồ sơ Công
tác chuẩn bị nhân sự gặp khó khăn nên chất lượng
cán bộ huyện mới ở nhiều nơi không bảo đảm, đội
ngũ cán bộ vốn đã yếu và mỏng nay lại phải dàn
trải cho đơn vị mới
Năm là, do biến động nhiều về số lượng các
ĐVHC nên công tác quản lý, điều hành của các cấp
chính quyền và các cơ quan, tổ chức trong việc lập
kế hoạch, quy hoạch, xây dựng dự án phát triển kinh
tế - xã hội tầm vĩ mô sẽ liên tục phải điều chỉnh,
cập nhật, nếu không sẽ không bảo đảm tính phù
hợp Việc thành lập, chia tách ĐVHC cấp huyện có
mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến quy hoạch, kế
hoạch tổng thể có thể làm phá vỡ quy hoạch, làm
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực
Sáu là, người dân ở các địa phương chịu tác
động mạnh của quá trình thành lập, chia tách, sáp
nhập, điều chỉnh địa giới hành chính Người dân
cũng phải đối mặt với những khó khăn về thủ tục
hành chính liên quan đến ĐGHC Các chi phí liên
quan đến việc thay đổi giấy tờ của cá nhân công
dân và của bản thân các cơ quan quản lý cũng tăng
lên do việc chia, tách, xác lập ĐVHC mới
2 một số kiến nghị đảm bảo hiệu quả quản lý
nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện tại
Việt nam trong thời gian tới
2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về địa giới
hành chính nói chung và địa giới hành chính cấp
huyện nói riêng
2.1.1 Về địa giới hành chính nói chung
Thứ nhất, sớm ban hành các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TCCQĐP 2015
Đây được xem là luật “mẹ” của việc thành lập,
giải thể, sáp nhập, phân chia ĐVHC và điều chỉnh
ĐGHC đối với ĐVHC cấp huyện Ngoài những
quy định chung về phân cấp, phân loại đơn vị
hành chính; về tổ chức, hoạt động của từng ĐVHC
thì Luật này còn dành riêng một chương để quy
định về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới ĐVHC (gồm cả cấp huyện, cấp xã)
Chương VII của Luật này gồm 12 điều quy định
những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất Tuy nhiên,
hiện vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến thành
lập, giải thể, sáp nhập, phân chia ĐVHC và điều
chỉnh ĐGHC đối với ĐVHC các cấp vẫn chưa
được cụ thể hoá
Thứ hai, đơn giản hóa những quy định về các
loại ĐVHC đô thị (hiện nay có 6 loại), không nênđể tình trạng một ĐVHC đô thị được chia thànhnhiều cấp Xác định một lọai ĐVHC đô thị gắn vớimột cấp đô thị sẽ đơn giản hóa việc QLNN về vấnđề này và bảo đảm sự ổn định của ĐVHC cũngnhư ĐGHC
Thứ ba, những quy định của pháp luật cần tạo
sự thống nhất, liên thông giữa thẩm quyền củaUBTVQH trong thành lập, giải thể, sáp nhập, chiatách, điều chỉnh ĐGHC của ĐVHC cấp huyện vớimột số vấn đề khác có liên quan như công tác lậpquy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thứ tư, sớm ban hành nghị quyết của Quốc hội
hoặc UBTVQH về những vấn đề liên quan đến đổimới hệ thống chính trị, định hướng xây dựng tổ chứcbộ máy chính quyền địa phương trong tình hình mớinhư: (1) Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiệnNghị quyết Trung ương 6 Khóa XII, trong đó chỉ rõyêu cầu, định hướng, lộ trình và giải pháp để tinhgiản bộ máy hệ thống chính trị ở chính quyền địaphương, nhất là cấp huyện, cấp xã; (2) Xây dựng,ban hành Khung hướng dẫn về tổ chức, hoạt độngcủa chính quyền địa phương để đưa ra “mô hìnhkhung” mang tính chuẩn mực đối với từng cấp, từngloại hình ĐVHC dựa trên một số tiêu chí cụ thể
Thứ năm, khẩn trương rà soát, xác định các loại
văn bản QPPL hết hiệu lực có liên quan đếnĐGHC
2.1.2 Về địa giới hành chính cấp huyện nói riêng
Thứ nhất, cần chuẩn hoá các khái niệm, thuật
ngữ sử dụng trong những văn bản pháp luật đểbảo đảm tính khoa học, chính xác, thống nhất vàhiểu đúng về nội dung thẩm quyền củaUBTVQH Luật Đất đai năm 2013 sử dụng thuậtngữ “địa giới hành chính”, trong khi đó, Hiếnpháp năm 2013, Luật TCCQĐP 2015, Nghị quyết
1210, Nghị quyết 1211 của UBTVQH lại sử dụngcả “địa giới hành chính” và “địa giới đơn vị hànhchính” Vì vậy, đề nghị: (i) Sử dụng thống nhấtcụm từ “địa giới hành chính” hoặc cụ thể hơn là
“địa giới của đơn vị hành chính”; (ii) Thể hiệnlại các quy định về thẩm quyền của UBTVQHnhư sau: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập,chia ĐVHC và điều chỉnh ĐGHC đối với ĐVHCdưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theođề nghị của Chính phủ”
Trang 19Thứ hai, đề nghị bổ sung một số quy định để
làm rõ hơn nội dung thẩm quyền và có sự phân biệt
giữa từng quyết định cấu thành thẩm quyền này
của UBTVQH (pháp luật hiện hành chưa có quy
định) Điều này là đặc biệt quan trọng, cụ thể đề
nghị ban hành một Pháp lệnh hoặc Nghị quyết mới
của UBTVQH hoặc sửa đổi Luật TCCQĐP 2015
để bổ sung nội dung sau:
(i) Thành lập ĐVHC cấp huyện phải được hiểu
là UBTVQH quyết định “tạo ra” một ĐVHC mới
trong hệ thống chính quyền địa phương hiện có
(cấp huyện) với phạm vi không gian hành chính
lãnh thổ được giới hạn bởi một ĐGHC nhất định
(có thể là ở vùng lãnh thổ mới hoặc do điều chỉnh
trên hiện trạng lãnh thổ hiện có) Biểu hiện dễ
thấy nhất là gia tăng số lượng ĐVHC cấp huyện
của tỉnh, của quốc gia
(ii) Giải thể ĐVHC cấp huyện được hiểu là
UBTVQH quyết định “làm mất đi” một hoặc nhiều
ĐVHC cấp huyện trong hệ thống chính quyền địa
phương hiện có Biểu hiện dễ thấy nhất là giảm số
lượng ĐVHC cấp huyện của tỉnh, của quốc gia
(iii) Nhập ĐVHC cấp huyện được hiểu là
UBTVQH quyết định “sáp nhập hoặc hợp nhất”
một hoặc nhiều ĐVHC cấp huyện trong hệ thống
chính quyền địa phương hiện có lại với nhau thành
một đơn vị hành chính
(iv) Chia đơn vi hành chính cấp huyện được
hiểu ngược lại với nhập, tức là UBTVQH quyết
định chia tách một ĐVHC cấp huyện trong hệ
thống chính quyền địa phương hiện có thành một
hay nhiều ĐVHC mới
(v) Điều chỉnh ĐGHC đối với ĐVHC cấp huyện
được hiểu là xác định lại đường địa giới của một
ĐVHC để bảo đảm tính chính xác về mặt kỹ thuật
hoặc thực địa; hoặc xác định lại ĐGHC giữa các
ĐVHC với nhau cho phù hợp với quyết định thành
lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính
Thứ ba, về thành lập ĐVHC cấp huyện, đề nghị
cụ thể hoá quy định của pháp luật gắn với các bước
trong quy trình, thủ tục (Bước 1 - Đề xuất chủ
trương; Bước 2 - Xây dựng Đề án thành lập ĐGHC
cấp huyện; Bước 3 - Lấy ý kiến nhân dân; Bước 4
- Hoàn thiện Đề án ở cấp tỉnh; Bước 5 - Thẩm định,
thông qua Đề án ở cấp Chính phủ)
2.2 Hạn chế việc chia tách, điều chỉnh đơn vị
hành chính theo nguyên tắc bảo đảm sự ổn định
của hệ thống đơn vị hành chính
Để giữ ổn định cơ bản hệ thống ĐVHC các cấp(trong đó có cấp huyện), có thể thực hiện các giảipháp như:
Thứ nhất, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các cơ
chế, chính sách về phân bổ nguồn vốn đầu tư pháttriển, phân bổ ngân sách chi thường xuyên, tổ chứcbộ máy, biên chế cán bộ, công chức và tiền lương,phụ cấp… thích hợp với từng loại hình ĐVHC
Thứ hai, xây dựng quy trình thẩm định việc chia
tách ĐVHC chặt chẽ hơn Khi có đề án làm tăng sốlượng ĐVHC cần phải có sự thẩm định khoa học,đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh tế - xã hội,như bổ sung thêm đề án phát triển kinh tế - xã hội,thuyết minh được đầy đủ tính khoa học, tính hiệuquả, tính khả thi của đề án Khi đề án phát triểnnày không chứng minh được cơ sở phát triển củaviệc chia, tách thì không cho chia, tách
Thứ ba, thay đổi phương thức phân bổ các
chương trình đầu tư phát triển của trung ương, củachính quyền cấp tỉnh như xây dựng các bệnh viện,trạm xá, trường học, nhà văn hóa, bưu điện, trạmcấp nước sạch… ở các khu vực đông dân cư, khôngphân biệt ĐGHC nhằm phục vụ dân cư theo vùng,khu vực Phân bổ ngân sách chi thường xuyên chocác ĐVHC căn cứ chủ yếu vào kết quả đầu ra, tứclà căn cứ vào số lượng và chất lượng dịch vụ hànhchính công cung ứng cho người dân, tổ chức; thựchiện khoán chi hành chính
Thứ tư, đổi mới phân cấp về tài chính - ngân
sách theo hướng tăng quyền chủ động ngân sáchcho chính quyền địa phương các cấp, đảm bảo thựchành tiết kiệm, chống lãng phí Quy định số lượngtổ chức và biên chế cán bộ, công chức cũng nhưsố chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan đảng,chính quyền, đoàn thể của các ĐVHC tùy thuộcchủ yếu vào quy mô dân số, diện tích và số lượngĐVHC trực thuộc, loại hình ĐVHC; khắc phục tìnhtrạng bình quân chủ nghĩa
Thứ năm, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
phương tiện thông tin, liên lạc, điều kiện làm việccho các ĐVHC có diện tích lớn, dân số đông, điềukiện tự nhiên và kinh tế không thuận lợi Đối vớicác ĐVHC cấp huyện, cấp xã có diện tích lớn, dân
cư đông hoặc có địa hình tự nhiên khó khăn, cầnthiết đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng các thịtứ, trung tâm dịch vụ thương mại hoặc khu đô thịđảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các khu vựctrên địa bàn ĐVHC
Trang 20Thứ sáu, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức địa phương Tăng cường việc thu hút
nhân tài, trí thức trẻ về công tác tại các địa bàn
khó khăn, vùng sâu, vùng xa Có chế độ, chính
sách hỗ trợ, khuyến khích hợp lý cho các địa
phương có hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn
Thứ bảy, tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết
lập các “cơ cấu mềm” như các ban chỉ đạo, hội
đồng, dự án… liên xã, liên huyện, liên tỉnh để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý
lãnh thổ, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng,
hiệu quả cung ứng dịch vụ công
2.3 Khẩn trương rà soát tổng thể về địa giới
hành chính các cấp trong cả nước, trong đó có cấp
huyện
Thứ nhất, rà soát tổng thể ĐGHC các cấp nói
chung và cấp huyện nói riêng, đặc biệt là các đô
thị để xác định mức độ hợp lý trong việc thành lập,
giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC
thời gian qua, nhằm mục tiêu đánh giá lại những
kết quả và hạn chế trong việc thành lập, giải thể,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC cấp huyện
Đồng thời, rà soát cụ thể quy hoạch đô thị các
cấp để thiết lập cơ sở quản lý chung ở trung
ương, tránh tình trạng quá nhiều quy hoạch đô
thị ở các địa phương không dựa trên Quy hoạch
tổng thể đô thị đến năm 2025, định hướng đến
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Từ đó, UBTVQH cần có chỉ đạo cụ thể
định hướng hoạt động quy hoạch ĐVHC dưới cấp
tỉnh, làm cơ sở cho các hoạt động thành lập, giải
thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC trong
thời gian tiếp theo
Thứ hai, xây dựng Quy hoạch tổng thể ĐGHC
các cấp ở tầm quốc gia gắn với quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, làm cơ sở để ban hành quyđịnh về kiểm soát việc thành lập, chia tách, sápnhập, giải thể, điều chỉnh ĐGHC trong cả nước
2.4 Hiện đại hoá, xây dựng cơ sở dữ liệu về đơn
vị hành chính và địa giới hành chính
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Dự án “Hoànthiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xâydựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” và banhành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng, cậpnhật cơ sở dữ liệu về ĐGHC làm cơ sở cho các hoạtđộng thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách, điềuchỉnh ĐGHC trong tương lai theo hướng khoa học,hệ thống Dự án này đã được phê duyệt tại Quyếtđịnh số 513/QĐ-TTg ngày 2/5/2012 của Thủ tướngChính phủ, gồm có các sản phẩm như: các văn bảnquy phạm pháp luật quy định chi tiết việc triển khaithực hiện Dự án; các văn bản quy phạm pháp luật vềxác định ĐGHC trên đất liền và ranh giới quản lýhành chính trên biển giữa các địa phương; Bộ hồ sơ,bản đồ ĐGHC cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và tỷ lệ1:10.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thểhiện đầy đủ đường địa giới, mốc địa giới, địa danhhành chính các cấp in trên giấy có ký xác nhận củacác ĐVHC liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quảnlý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia; Hệ thống cơ sởdữ liệu về địa giới hành chính, địa danh hành chính;
vị trí và tên mốc địa giới hành chính; đường biêngiới quốc gia (nếu có); các thông tin có liên quankhác theo yêu cầu quản lý nhà nước về ĐGHC (hệthống thông tin địa lý GIS) ở dạng mở, dễ bổ sungcập nhật; phần mềm quản lý, tra cứu và sử dụng cácthông tin về ĐGHC các cấp… n
tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:
1 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (1997), Chính quyền nhà nước địa phương ở Việt Nam - Lịch sử và hiện đại, NXB Đồng Nai
2 PGS TS Nguyễn Hữu Khiển (2002), Cơ sở phương pháp luận của sự phân chia các đơn vị và các cấp lãnh thổ hành chính ở Việt Nam - Đề tài cấp Bộ
3 PGS TS Nguyễn Hữu Tri (1998), Tổ chức hành chính địa phương, Đề tài khoa học cấp Bộ
4 PGS.TS Đinh Văn Mậu (2007), Về phân định đơn vị hành chính nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 138 (7).
5 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.
Trang 216 Luật Đất đai năm 2013.
7 Hiến pháp năm 2013.
8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
9 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH về phân loại đô thị.
10 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC.
ngày nhận bài: 16/2/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/2/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 8/3/2019
Thông tin tác giả:
1 nGuYễn mAïnH CƯỜnG
Cục thi hành án dân sự long An
2 nGuYễn tHỊ PHƯƠnG HÀ
trường Đại học Đà lạt
some sHoRtComInGs RelAted to dIstRICt-leVel
AdmInIstRAtIVe boundARIes mAnAGement In tHe stAte
mAnAGement of VIetnAm And solutIons
Department of Civil Enforcement of Long An Province
Da Lat University
AbstRACt:
The administrative boundaries are the delimitation boundary between administrative units.The administrative boundaries, which are marked with boundary markers according to law, arethe legal basis for determining responsibilities of state administrative units at all levels formanaging local population, land, economic, political, cultural and social aspects Besides doingtakss of socio-economic development and ensuring national security and defense, it is necessary
to set up a solid system of administrative units at all levels, espeically at district level in order tosuccessfully achieve the goal of "Rich people, strong nation, equitable, democratic and civilizedsociety”, develop a socialist-oriented market economy, boost international economic integrationand bring our country to become an industrialized country in the direction of modernization, Infact, although the state management at the district level in Vietnam has achieved positive results
in recent times, it has exposed many shortcomings which are necessary to be sloved in the comingtime This article presents some current shortcomings of the state management at the district leveland proposes some solutions to overcome these problems
Keywords: Administrative units, state management, administrative boundaries.
Trang 221 Khái niệm về công lý
Công lý là một khái niệm phức tạp được các
học giả nghiên cứu ở nhiều góc độ, xoay quanh
các vấn đề về lẽ phải, lẽ thật, lẽ đúng đắn, đạo
đức, sự công bằng… để tạo lập một xã hội có trật
tự, phát triển hoặc để giải quyết những tranh chấp,
xung đột trong xã hội
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa
Mác-Lênin, quy luật chung của sự phát triển xã hội là
tuần tự từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình
thái kinh tế xã hội cao hơn Động lực thúc đẩy
tiến trình phát triển đó là xã hội phải tạo ra một
phương thức sản xuất vật chất có năng suất lao
động cao hơn năng suất lao động của xã hội
trước C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã chỉ ra
rằng, trong các nhà nước bóc lột không thể có
công lý theo đúng nghĩa, trái lại các nhà nước ấy
càng làm bất công xã hội lên cao và dọn đườngcho các cuộc cách mạng xã hội Chỉ có chủ nghĩacộng sản với tính cách là hình thái kinh tế - xãhội phát triển cao của nhân loại, nơi mà “sự pháttriển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự pháttriển tự do của tất cả mọi người” [2] mới có khảnăng thực hiện công lý đích thực
Khi bàn về công lý, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãphác họa một nền công lý chân chính là phải đốilập với nền công lý giả tạo dựa trên sự bất bìnhđẳng và chà đạp quyền con người do thực dânPháp dựng nên Người đã chỉ rõ: “Ở Đông Dươngcó hai thứ công lý Một thứ cho người Pháp, mộtthứ cho người bản xứ Người Pháp thì được xửnhư ở Pháp Người An Nam thì không có hội đồngbồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam”;
“Công lý được tượng trưng bằng một người đàn
moÄt soÁ VẤn ĐeÀ lÝ luẬn CƠ bẢn VeÀ CoÂnG lÝ
toÙm tẮt:
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân, vì dân, giá trị công lý đã được từng bước khẳng định và chiếm một vị trí trọng yếu, thiêngliêng trong đời sống chính trị - pháp lý - xã hội của Việt Nam Qua các văn kiện quan trọng củaĐảng và của pháp luật, Đảng và Nhà nước ta ngày càng ghi nhận rộng rãi và nỗ lực nhằm lượnghóa những giá trị công lý trong đời sống và coi hiệu quả của hoạt động bảo vệ công lý của Tòaán như là một tiêu chí đánh giá mức độ thành công của cải cách tư pháp cũng như trong công cuộcxây dựng, đổi mới và bảo vệ đất nước
Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về công lý để góp phần định hướngcho việc nghiên cứu công lý trong lĩnh vực xét xử mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra Nội dungbài viết sẽ đề cập đến khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương thức thể hiện của công lý và mộtsố loại công lý trên thực tế
từ khóa: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công lý, giá trị công lý, cải cách tư pháp.
Trang 23bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm.
Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa
đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng
bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành
những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty,
nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái
kiếm để chém giết Bà chém giết đến cả người
vô tội, và nhất là người vô tội” [4] Vì lẽ đó, ngay
sau khi thành lập nhà nước cách mạng, Người đã
ban hành Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 quy
định: “Các vị Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật
và công lý” (Điều 47[1]); khi các Phụ thẩm nhậm
chức phải tuyên thệ: “Tôi thề trước công lý và
nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án
đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi
hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay
làm hại một bị can nào Tôi sẽ cứ công bằng mà
xét định mọi việc” (Điều 25[1])…
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đang
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
với một trong những đặc trưng quan trọng là tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công
dân Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020 đã xác định: “Các cơ quan tư pháp
phải thật sự là chỗ dựa của người dân trong việc
bảo vệ công lý, quyền con người”; “Xây dựng
nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,
bảo vệ công lý” [3] Hiến pháp năm 2013 đã quy
định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân” [6]…
Trên cơ sở tiếp thu những hạt nhân hợp lý từ
những quan điểm, tư tưởng của các học giả nghiên
cứu, chúng tôi định nghĩa: Công lý lẽ đúng đắn mà
mọi người đều thừa nhận, dùng làm cơ sở để phán
xét, để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm đối với các chủ thể tham gia trong những
mối quan hệ nhất định
2 những đặc điểm cơ bản của công lý
- Công lý thuộc về ý thức xã hội, thuộc về
những quan điểm, tư tưởng mang tính hệ thống,
phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội
quyết định và có mối liên hệ biện chứng với tồn tạixã hội Bên cạnh đó, mọi tồn tại đều gắn với khônggian và thời gian nên công lý phản ánh tồn tại cũngchỉ có thể được xác định trong một không gian vàthời gian cụ thể Không có khái niệm công lý vĩnhcửu cũng như là công lý bất biến
- Tồn tại xã hội vận động phát triển khôngngừng nên công lý phản ánh tồn tại xã hội cũngvận động phát triển không ngừng Các tri thứckhách quan về mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa con người với tự nhiên ngày càng đượckhám phá qua sự tiến bộ của khoa học; quyền conngười ngày càng được đảm bảo và mở rộng, từ cánhân đến tổ chức, dân tộc, quốc gia; các thỏa thuậntrong đời sống ngày càng đa dạng, các giá trị ngàycàng được khám phá để mang lại lợi ích cho conngười… Điều đó làm cho nội dung của công lý luônvận động phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội
- Công lý có tính ổn định tương đối Do công lýcó chứa đựng những giá trị truyền thống, nhữngquy tắc cốt lõi, những quyền, lợi ích, giá trị cơ bản…nên so với tồn tại xã hội, công lý có tính ổn định rấtcao, đóng vai quan trọng trong việc duy trì và giữvững ổn định trật tự xã hội
- Công lý là biểu hiện của sự đan xen, giao thoacủa các hình thái ý thức xã hội với nhau Công lýliên hệ với ý thức chính trị qua lợi ích các giai tầngtrong xã hội; liên hệ với ý thức pháp luật qua cácphán xét về tính đúng sai, đánh giá tính hợp phápvà không hợp pháp; liên hệ với ý thức đạo đức quacác giá trị tôn vinh, quy tắc đạo đức trong các quanhệ xã hội; liên hệ với ý thức thẩm mỹ qua nhữngbiểu tượng về công lý; liên hệ với ý thức tôn giáoqua các tín ngưỡng; liên hệ với ý thức khoa họcqua các sự thật khách quan…
- Công lý có mối liên hệ đặc biệt đối với ý thứcpháp luật Trong xã hội có giai cấp, ý thức phápluật của giai cấp khác nhau sẽ có sự khác nhau.Giai cấp thống trị muốn các giai cấp khác phụctùng ý chí của mình thì giai cấp thống trị phải việndẫn những lý lẽ chung làm bệ đỡ cho các quanđiểm, tư tưởng của mình để các giai cấp khác cóthể chấp nhận, phục tùng Công lý không phải là
ý chí, lý lẽ của số đông, mà là ý chí, lý lẽ chung,
ở đó phải có sự “gặp gỡ” của các ý chí, ý kiến khác
Trang 24nhau, phải trở thành những ý chí, lý lẽ chung đúng
đắn mà mọi người đều thừa nhận, đó mới là công
lý Nói một cách khác, công lý chính là sự giao
thoa của các ý thức pháp luật của các giai tầng
trong xã hội có giai cấp, là “cái chung đúng đắn”
trong ý thức pháp luật
- Công lý có mối liên hệ chặt chẽ với công
bằng Công bằng cũng là lẽ đúng đắn được mọi
người thừa nhận, nó chứa đựng lẽ thật khách quan,
quy tắc “có đi có lại”, các giá trị… để xác định sự
tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra,
cái đáp ứng với cái nhận lại hay để đối xử khách
quan, vô tư trong những quan hệ nhất định… Chính
vì vậy, nhiều học giả nghiên cứu đều cho rằng,
công bằng chính là công lý hoặc công lý chính là
lý lẽ của sự công bằng Tuy nhiên, giữa chúng vẫn
có sự khác biệt, công bằng là lẽ đúng đắn hướng
về kết quả là sự tương xứng, sự không thiên vị khi
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm;
còn công lý là lẽ đúng đắn thiên về căn nguyên
để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm hơn
- Công lý, pháp luật và nhà nước là các hiện
tượng không thể tách rời Xét về bản chất, công
lý chính là thuộc tính xã hội bên cạnh thuộc tính
giai cấp, một trong hai thuộc tính thể hiện bản
chất của nhà nước và pháp luật Công lý phản
ánh những lợi ích chung, thuộc về số đông rộng
lớn, thể hiện ở những giá trị chung, lẽ đúng đắn,
mang tính ổn định; còn tính giai cấp phản ánh ý
chí của giai cấp thống trị, thuộc về thiểu số, thể
hiện tính nhanh nhạy, tính khuynh hướng, nắm
bắt nhu cầu phát triển
Trong mối quan hệ với tính giai cấp, công lý
được xem là cái ưu thế, là cái có trước hoặc là cái
nền tảng để tính giai cấp của pháp luật dựa vào đó
bộc lộ, thể hiện, thuyết phục và để quản lý xã hội
cho hiệu quả Như Ăng-ghen đã nhận định, những
hoạt động về mặt xã hội là cơ sở của sự thống trị
và sự thống trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn
thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của nó
Lịch sử đã thể hiện, sự phát triển các kiểu nhà
nước và pháp luật qua các chế độ, chẳng qua là sự
thừa nhận vai trò ngày càng to lớn của tính xã hội
so với tính giai cấp trong đời sống xã hội [5] Bên
cạnh đó, việc xác định công lý là nền tảng của tính
giai cấp không có nghĩa là hạ thấp tính giai cấpmà chỉ là nhấn mạnh, nêu rõ tầm quan trọng củatính xã hội để quản lý xã hội cho hiệu quả Mặtkhác, việc xác định công lý là thuộc tính xã hộikhông có nghĩa là pháp luật và nhà nước chứađựng hoàn toàn tính công lý, bởi công lý và phápluật chỉ giao thoa với nhau, công lý vẫn còn cóphạm vi điều chỉnh khác như tập quán, lẽ sống,đạo đức… nơi mà pháp luật không thể hoặc khôngcần tác động, điều chỉnh
3 những nội dung cơ bản của công lý
Lẽ đúng đắn mà mọi người đều thừa nhận,dùng làm cơ sở để phán xét, để xác lập, thực hiệncác quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định đượcthể hiện khái quát ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, công lý luôn chứa đựng sự thật khách
quan, đó là những phản ánh trung thực về những
gì tồn tại có liên quan về các mối quan hệ xã hộinhất định Sự thật khách quan này phản ánh nhữngtồn tại trong mối quan hệ xã hội, thể hiện sự nhậnthức của con người về đối tượng nhận thức, về cáchoàn cảnh khách quan, các đặc điểm của chủ thểtrong mối quan hệ, về các khách thể mà chủ thểhướng tới, về các hành vi khách quan gắn với ýmuốn chủ quan của chủ thể… Sự thật khách quanlà cơ sở, nền tảng cho các nhà xây dựng pháp luật,thực thi pháp luật hay xét xử xác lập, thực hiện,đánh giá các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháplý đối với các chủ thể tham gia trong các quan hệpháp luật nhất định
Thứ hai, công lý luôn là sự đề cao, tôn trọng
phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của conngười Phẩm giá vốn có của con người là giá trịkhách quan tạo nên các quyền sống, quyền tự do,quyền an toàn cá nhân của con người và tạo nênquyền bình đẳng giữa người với người Công lýluôn đòi hỏi mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọngquyền con người ở mức cao nhất, vì đó là vô giá,không thể đem ra đổi chác, mặc cả Lịch sử đãchứng minh, ở đâu có sự chà đạp lên quyền conngười thì ở đó sẽ có đấu tranh vì công lý
Thứ ba, công lý có mối liên hệ chặt chẽ với
truyền thống văn hóa và tín ngưỡng Yếu tốtruyền thống văn hóa và tín ngưỡng luôn ảnhhưởng đến việc đánh giá, lựa chọn, cân nhắc cácgiá trị để xác định nội dung quyền, nghĩa vụ,
Trang 25trách nhiệm trong các mối quan hệ nhất định.
Yếu tố này làm cho việc đánh giá cái gì là công
bằng và cái gì là bất công trong mỗi cộng đồng có
sự khác biệt với nhau
Thứ tư, công lý chứa đựng quy tắc “có đi có
lại” trong các mối quan hệ của con người Quy
tắc “có đi có lại” đòi hỏi bên kia phải đối xử với
mình giống như mình đã đối xử với bên kia, hoặc
cái mình không muốn người khác đối xử với mình
thì mình không được đối xử như vậy đối với bên
kia, hoặc vì bên kia đã xử như thế nên bên này
phải đối xử như vậy; hoặc muốn có quyền thì phải
có nghĩa vụ, hoặc đã hưởng thụ thì phải có phải
cống hiến, có trách nhiệm… Quy tắc này tự thân
sẽ tiến tới có sự tương xứng giữa cái “có đi” và
cái “có lại”, bởi nếu một bên vượt quá cái “có
lại” thì lại trở thành cái “có đi” để bên kia thực
hiện cái “có lại” tương ứng Quy tắc “có đi có
lại” là cơ sở xử sự của các bên tham gia trong các
mối quan hệ, kể cả có sự tự nguyện hay không
của các bên tham gia
Thứ năm, công lý gắn với sự tôn trọng các cam
kết, các thỏa thuận mà các bên đã tự do, tự nguyện
tham gia trên cơ sở “có đi có lại”, qua đó xác định
nội dung quyền và nghĩa vụ đối với nhau Những
cam kết này có tính ràng buộc bởi nó xuất phát từ
tính tự nguyện trước đó, có mang lại lợi ích cho các
bên và có quan hệ “có đi có lại” giữa các bên
Những thỏa thuận này nếu hợp lý và thông dụng,
được sử dụng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài
có thể trở thành tập quán được pháp luật ghi nhận
hoặc nâng lên thành pháp luật
Thứ sáu, công lý luôn hướng đến các giá trị và
liên quan đến việc đánh giá các giá trị Giá trị là
điều mang lại lợi ích tốt đẹp cho con người Có
những giá trị về vật chất như lợi ích về kinh tế, tiện
lợi… và có những giá trị về tinh thần như nhân đạo,
nhân văn, dân chủ…; có những giá trị mang tính tôn
vinh và có các giá trị mang tính phê phán; có
những giá trị trước mắt và những giá trị mang tính
lâu dài… Giá trị là mục đích mà các bên hướng tới
khi tham gia các quan hệ và làm cho việc xác lập
các hành xử của các bên có ý nghĩa
Thứ bảy, công lý có liên hệ chặt chẽ với yêu
cầu về lô-gích hình thức Lô-gích hình thức thể
hiện ở 4 yêu cầu: yêu cầu đồng nhất, yêu cầu
không mâu thuẫn, yêu cầu không có cái thứ ba vàyêu cầu về lý do đầy đủ Các yêu cầu đồng nhất,không mâu thuẫn và không có cái thứ ba đòi hỏimỗi một nhận định về một sự vật, hiện tượng nàođó, khi được lặp lại trong cùng một quá trình suyluận, phải giữ nguyên nội dung mang tính nhấtquán Trong trường hợp sự vật, hiện tượng đang làchính nó thì trong cùng một khoảng thời gian,không gian và trong cùng một mối quan hệ nhấtđịnh, không được gắn cho sự vật, hiện tượng đangnghiên cứu hai thuộc tính phủ định nhau, tức là mộtlà đúng hoặc là sai không thể có cái thứ ba là cùngđúng và cùng sai Yêu cầu về lý do đầy đủ đòi hỏicác nhận định phải có tính căn cứ xuất phát từnhững luận đề hiển nhiên, phải có lý do tồn tại,nguyên nhân, mục đích nhất định Yêu cầu về lô-gích hình thức làm cho sự thể hiện của công lý cótính nhất quán và tính thuyết phục
Tóm lại, bảy nội dung nêu về những lẽ đúngđắn được khái quát hóa từ những quan điểm, tưtưởng phổ biến của con người về công lý trongsuốt quá trình vận động, phát triển Trong các nộidung này, nội dung hướng đến các giá trị và bảođảm tính “có đi có lại” được coi là nội dung cốtlõi của công lý Bởi lẽ mục đích sống của conngười suy cho cùng là truy cầu lợi ích và mongđược nhận những gì xứng đáng được hưởng; ở đólợi ích đạt được khi có hành vi đúng đắn là sự tánthưởng, có lợi, nhận được giá trị tôn vinh; ngượclại, khi có hành vi sai trái thì sẽ bị chê bai, bấtlợi, phải bị phê phán
Xét vai trò của từng nội dung này làm cơ sở choviệc phán xét, xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ,trách nhiệm, có thể thấy:
- Sự thật khách quan, sự tôn trọng phẩm giá conngười và sự liên hệ truyền thống, tín ngưỡng đóngvai trò làm cơ sở nền tảng;
- Sự hướng đến các giá trị đóng vai trò là cơ sởmục đích;
- Sự tôn trọng thỏa thuận và bảo đảm “có đi cólại” đóng vai trò là cơ sở phương thức thực hiện;
- Sự bảo đảm tính lô-gích hình thức đóng vai tròlà cơ sở hình thức thể hiện
Tuy mỗi nội dung có vai trò khác nhau nhưngchúng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên
cơ sở lý lẽ vững chắc để xem xét, cân nhắc, quyết
Trang 26định xem ai có quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm gì,
hoặc để phán xét ai đúng, ai sai trong những mối
quan hệ nhất định Chẳng hạn, xác định công lý
trong một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Giả sử xuất hiện một tình huống có
một nhóm khủng bố bắt cóc một số người trên
một máy bay đang định tấn công vào một điểm
đông dân cư Trường hợp để xảy ra khủng bố tấn
công thì số lượng thiệt mạng là rất lớn, còn nếu
tiêu diệt máy bay thì số người bị bắt cóc bị thiệt
mạng, số lượng sẽ ít hơn Vậy xử sự nào là bảo
đảm công lý, có cần phải tiêu diệt máy bay để ít
người chết hơn hay không?
Cơ sở nền tảng nói rằng, tính mạng con người
là vô giá, dù là một hay nhiều người thì vẫn là
vô giá Cơ sở phương thức thực hiện là quy tắc
“có đi có lại” nói rằng, những người bị bắt cóc
và những người đang sống ở điểm dân cư đều vô
tội, đều không đáng phải bị tiêu diệt Cơ sở mục
đích xác định, không thể mang lại giá trị hoặc đại
diện cho giá trị khi cho phép giết một số ít người
để cứu số người nhiều hơn Cơ sở hình thức
lô-gích xác định, nếu giả sử cho rằng trong hoàn
cảnh này phải chấp nhận hy sinh số ít người để
cứu nhiều người hơn thì phải nhất quán áp dụng
cho những hoàn cảnh tương tự, chẳng hạn như
phải giết một người mà không cần có sự đồng ý
của người đó để lấy nội tạng cứu sống nhiều
người đang cần cấy ghép nội tạng… Như vậy, xét
các cơ sở nội dung của công lý đều đi đến phủ
nhận quan điểm cần phải giết ít người để cứu
nhiều người, vì đó là bất công
Ví dụ 2: Liên quan vấn đề án tử Chẳng hạn
một người bị mắc bệnh nan y xin được chết để khỏi
bị đau đớn Nếu bác sĩ đồng ý cho bệnh nhân một
liều thuốc để chết theo nguyện vọng thì có đảm
bảo công lý hay không?
Cơ sở nền tảng yêu cầu phải tôn trọng quyền
con người trong đó có quyền sống, vậy quyền được
chết thì sao? Ở đây, mặc dù có cơ sở thực hiện là
sự tự nguyện, tuy nhiên xét về cơ sở mục đích và
cơ sở hình thức, nếu công nhận quyền sống của
con người là vô giá cần phải bảo vệ, thì nhất quán
xã hội phải đi tìm và chỉ tôn vinh những giá trị nào
hướng tới việc bảo vệ quyền sống và sẽ phải phê
phán những gì chống lại nó Hay nói cách khác,
xã hội sẽ phải khuyến khích tạo hướng đi, độnglực để tìm các phương án cứu chữa hoặc chí ít làgiúp người bệnh giảm đau đớn hơn là quy định chocon người quyền được chết để biện minh cho việcbất lực hay vì lợi ích chung chung Do đó, xét cácnội dung cơ sở của công lý, quan điểm công nhậnquyền được chết là không đảm bảo công lý
Ví dụ 3: Liên quan đến việc quyết định hìnhphạt Chẳng hạn một người phụ nữ chỉ có haingười con, một người vì lý do không chính đángđã giết chết người kia Giả sử tình tiết phạm tộicủa người đó đáng bị nhận án tử hình thì mớitương xứng với hành vi, mới đảm bảo giá trị phêphán Tuy nhiên, giá trị nhân đạo nói rằng, khôngthể để người mẹ mất cùng lúc hai đứa con vìngười mẹ lúc này là người đau khổ nhất Vậytrong trường hợp này quyết định hình phạt thếnào là bảo đảm công lý?
Việc người phạm tội giết người thì phải nhậnhình phạt tương xứng thì mới bảo đảm tính “có đicó lại”, tuy nhiên quyết định hình phạt trongtrường hợp này như thế nào là xuất phát từ việclựa chọn giữa giá trị phê phán và giá trị nhân đạothuộc về cơ sở mục đích, cái nào sẽ phải ưu tiênhơn Cân nhắc cơ sở nền tảng là truyền thống vănhóa, ở những nước có truyền thống tôn trọng phụnữ như Việt Nam sẽ có khuynh hướng chọn giá trịnhân đạo hơn, đa số sẽ đồng tình không nên ápdụng án tử hình mà chỉ nên áp dụng hình phạtchung thân là bảo đảm công lý…
4 Phương thức thể hiện của công lý
Phương thức thể hiện của công lý được thựchiện qua nội dung các quy định pháp luật và nhữngkết quả tích cực của sự điều chỉnh pháp luật đốivới các quan hệ xã hội (thông qua hoạt động tổchức thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật củanhà nước và xã hội)
- Nội dung quy định pháp luật thể hiện vai tròcủa công lý qua hai góc độ:
+ Ở góc độ cấu trúc quy phạm pháp luật, cônglý nêu ra sự thật khách quan về hoàn cảnh, chủ thểtham gia… được bộ phận giả định của quy phạmxác định; công lý cung cấp các lẽ đúng đắn về sựtôn trọng phẩm giá, quyền bình đẳng của conngười, các giá trị tuyền thống, quy tắc “có đi cólại” để xác định các nguyên tắc, các quyền và
Trang 27nghĩa vụ pháp lý trong bộ phận quy định cũng như
xác định trách nhiệm pháp lý khi có sự vi phạm
pháp luật trong bộ phận chế tài Những lẽ đúng
đắn trong nội dung công lý phải là bộ phận không
thể thiếu để xây dựng các quy phạm pháp luật có
chất lượng, có tính điều chỉnh hiệu quả trong đời
sống xã hội
+ Ở góc độ hệ thống pháp luật, công lý được
biểu hiện tập trung và rõ nét qua hiến pháp, qua
những quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, phán ánh những lợi
ích của các giai cấp, những giá trị chung, các
nguyên tắc chung mà các giai cấp đều thừa nhận,
đã được nhân dân thông qua bởi hình thức đại diện
hoặc trực tiếp (bởi hiến pháp là văn bản thể hiện
tính xã hội rộng lớn và ổn định nhất, thể hiện một
cách tập trung, đầy đủ và cao nhất ý chí chung và
lẽ chung của nhân dân) Dưới hiến pháp là các
luật, các văn bản dưới luật, các tập quán được nhà
nước thừa nhận và các án lệ, tất cả đều phải tuân
thủ trật tự thứ bậc hiệu lực pháp lý thống nhất,
trong đó cao nhất là hiến pháp, tiếp đến là các luật,
văn bản dưới luật… theo thứ tự hiệu lực từ cao đến
thấp và theo những nguyên tắc nhất định, tất cả
phải phù hợp, thống nhất, nhất quán, không được
trái với hiến pháp Với tính xã hội rộng lớn, tính ổn
định và tính nhất quán, công lý được thể hiện tập
trung qua hiến pháp và trật tự thứ bậc hiệu lực
pháp luật với hiến pháp là cao nhất, được gọi tắt là
trật tự hiến pháp
- Những kết quả của sự điều chỉnh pháp luật đối
với các quan hệ xã hội thể hiện vai trò của công lý
sẽ tồn tại dưới dạng một trật tự xã hội, ở đó các
mối quan hệ xã hội đều ổn định, trật tự, hài hòa,
mọi tổ chức, cá nhân đều sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên, trật tự xã hội
đó chỉ có thể xác lập thông qua các hoạt động tổ
chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật
một cách tự giác và nghiêm chỉnh của nhà nước và
xã hội nói chung Việc tổ chức thực hiện pháp luật
và thực hiện pháp luật bảo đảm công lý được thể
hiện qua việc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện
trên cơ sở của sự tôn trọng sự thật khách quan, tôn
trọng hiến pháp và pháp luật và có tinh thần bảo
vệ trật tự hiến pháp như Điều 119 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhànước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệHiến pháp”, “Mọi văn bản pháp luật khác phảiphù hợp với Hiến pháp Mọi hành vi vi phạm Hiếnpháp đều bị xử lý” [6]
5 Các loại công lý
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, công lý sẽđược phân loại như sau:
- Dựa vào hệ thống quyền lực nhà nước, cócông lý trong lĩnh vực lập pháp, công lý trong lĩnhvực hành pháp và công lý trong lĩnh vực tư pháp.Công lý trong lĩnh vực lập pháp nói về sự thểhiện công lý trong hoạt động lập pháp của cơquan lập pháp (quốc hội, nghị viện) Công lýtrong lĩnh vực hành pháp là sự thể hiện công lýtrong hoạt động hành pháp của cơ quan hànhpháp (chính phủ, tổng thống) Công lý trong lĩnhvực tư pháp là sự thể hiện công lý trong hoạt độngchủ yếu là xét xử của tòa án
- Dựa vào nội dung tác động của pháp luật, cócông lý nội dung và công lý thủ tục Công lý nộidung chỉ về mối liên hệ giữa công lý với các quyđịnh, sự thực thi hay áp dụng pháp luật để xácđịnh các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cácchủ thể Công lý thủ tục chỉ về mối liên hệ giữacông lý với các quy định, sự thực thi hay áp dụngcác trình tự, thủ tục để các chủ thể thực hiệnquyền, nghĩa vụ pháp lý của mình, hoặc để chủthể tiến hành áp dụng pháp luật hay truy cứutrách nhiệm pháp lý
- Dựa vào tính tuyệt đối và tính tương đối củasự thật khách quan, có công lý tuyệt đối và cônglý tương đối Công lý tuyệt đối chỉ về sự thậtkhách quan được khẳng định dựa trên nhữngchứng cứ đầy đủ, chính xác, không còn nghi ngờ.Công lý tương đối chỉ về ở một sự thật kháchquan cần chấp nhận ở một mức độ tương ứng vớikhả năng nhận thức của chủ thể trong những điềukiện cụ thể nhất định
Tóm lại, những vấn đề lý luận cơ bản về cônglý là những nội dung hết sức quan trọng, góp phầnđịnh hướng đúng đắn cho hoạt động nghiên cứu lýluận và hoạt động thưc tiễn liên quan đến nhiệmvụ bảo vệ công lý mà Đảng và Nhà nước đã giaocho Tòa án nhân dân thực hiện n
Trang 28some bAsIC tHeoRetICAl Issues on JustICe
lPh.D student Tran Tri Dung
Bar Association of Binh Duong Province
AbstRACt:
In the process of building and perfecting the socialist rule of law state which is established
by people, belongs to people and acts for people, the value of justice has been graduallyaffirmed and occupied a vital and sacred position in the political, legal system and society ofVietnam Through important documents of the Party and the law, the Party and State haveincreasingly widely recognized and endeavored to quantify the values of justice in life TheParty and State have also seen the effectiveness of the justice protection activities of courts as acriterion for assessing the success of judicial reforms as well as in the construction, innovationand protection of Vietnam This article is to clarify theoretical issues of justice, contributing toguide the study of justice in the field of trial that the Party and State have outlined The articleintroduces the concept, characteristics, content, mode of expression of justice and some kinds
of real justice
Keywords: Socialist rule of law state, justice, justice value, judicial reform.
tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:
1 Chủ tịch nước (1946), Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 quy định cách tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán;
2 C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.4, tr.628;
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020;
4 Hồ Chí Minh (2005), Bàn về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.163-174;
5 PGS.TS Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội,tr.52,303;
6 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ngày nhận bài: 8/2/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 18/2/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 28/2/2019
Thông tin tác giả:
nCs tRẦn tRÍ dũnG
Đoàn luật sư tỉnh bình dương
Trang 291 nhận thức chung về cơ chế “một cửa”
trong giải quyết thủ tục hành chính
Cơ chế “một cửa” có nghĩa là trong quá trình
giải quyết thủ tục hành chính có thể có nhiều bộ
phận chức năng tham gia vào công việc cụ thể,
nhưng cuối cùng chỉ cần một cơ quan có đủ thẩm
quyền ra quyết định và đóng dấu Ở các nước phát
triển, như Mỹ hoặc vương quốc Anh gọi cơ chế này
là “one stop shop” hoặc “one stop store” hay “one
stop source” Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên
ở Mỹ vào cuối những năm 1920 đầu những năm
1930 nhằm mô tả một mô hình dịch vụ mà ở đó
cho phép các khách hàng giải quyết các công việc
một cách thuận lợi tại một nơi thay vì phải đến
nhiều nơi để giải quyết1
Về bản chất, cơ chế “một cửa” trong giải quyết
thủ tục hành chính là cách thức tổ chức công việc
hợp lý, khoa học nhằm giảm bớt các thủ tục hành
chính rườm rà, không cần thiết, tập trung việc giải
quyết các dịch vụ hành chính công vào một đầu
mối thống nhất để tạo thuận lợi cho các tổ chức và
công dân khi có yêu cầu giải quyết các công việc
tại cơ quan hành chính nhà nước2 Người dân và tổ
chức khi có nhu cầu liên hệ với cơ quan nhà nước
chỉ cần đến một nơi nhất định để nộp các hồ sơ cầnthiết theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năngvà nhận kết quả giải quyết công việc cũng chínhtại địa điểm đó Để thực hiện cơ chế “một cửa”,các cơ quan hành chính nhà nước phải thiết lập quytrình giải quyết công việc sao cho có thể xử lý hợplý, nhanh chóng các yêu cầu của công dân
Ở Việt Nam, cơ chế “một cửa” được triển khai
ở một số địa phương sau khi Nghị quyết số 38/CPngày 04/5/1994 của Chính phủ “Về cải cách mộtbước thủ tục hành chính trong giải quyết công việccủa công dân và tổ chức” được ban hành Quanđiểm này đã được cụ thể hóa bằng mô hình “Mộtcửa một dấu” hoặc “Một cửa liên thông” Từ năm
1995, nhiều địa phương đã chủ động thí điểm thựchiện áp dụng cơ chế giải quyết công việc theo cơchế “một cửa” TP Hồ Chí Minh cùng với Hà Nội,Hải Phòng đã là một trong những địa bàn thửnghiệm đầu tiên, đặc biệt riêng với mô hình “mộtcửa một dấu” và “một cửa liên thông” thì TP HồChí Minh3 đã là nơi tiến hành thử nghiệm đầu tiêntrong cả nước
Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơchế “một cửa” được mô hình hóa như sau4:
VAI tRoØ GIẢI QuYeÁt tHuÛ tụC HÀnH CHÍnH tHeo CƠ CHeÁ “moÄt CỬA” Ở VIeÄt nAm
toÙm tẮt:
Trong quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính, nhiều mô hình cải cách thủ tục hành chính đãvà đang được áp dụng nhằm năng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân và doanhnghiệp Xây dựng cơ chế “một cửa” là hướng đi thích hợp cho yêu cầu cải cách thủ tục hành chínhtheo hướng thông thoáng, nhanh gọn, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển chungcủa một nền hành chính phục vụ Bài viết đề cập đến nội dung vai trò giải quyết thủ tục hànhchính theo cơ chế “một cửa” ở Việt Nam
từ khóa: Thủ tục hành chính, cơ chế “một cửa”, giải quyết thủ tục hành chính.
Trang 30Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001
của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phải đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cơ
bản là: “Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm
bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công
bằng trong khi giải quyết công việc hành chính
Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị
lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân
Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả
các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không
cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát, kiểm định, giám định”
Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày
4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương tiếp tục
tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu
quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối
quan hệ giữa chính quyền và công dân thông qua
việc thực hiện cơ chế “một cửa” Tại cấp tỉnh, 4
sở bắt buộc thực hiện cơ chế này là: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,
đồng thời ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
cũng phải thực hiện quy chế này Cơ chế “một
cửa” cấp huyện, cấp xã giải quyết những thủ tục
hành chính về cấp giấy phép đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất đai,
giấy phép xây dựng, các quyết định đầu tư, đăng
ký hộ khẩu và các vấn đề liên quan đến chính
sách xã hội
Nếu việc thực hiện mô hình “một cửa một dấu”
tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách thủ tục
hành chính trong những năm qua thì bước đột phátiếp theo là thực hiện mô hình “một cửa liênthông” theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quychế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liênthông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương Quyết định này được ban hành trên cơ sởtổng kết 4 năm thực hiện Quyết định số93/2007/QĐ-TTg đã quy định nhiều nội dung mớicó tính hoàn thiện hơn nhằm thay đổi phương thứclàm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp
ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại lợi ích chongười dân và doanh nghiệp Sau Quyết định số93/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg bổ sung quytrình thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liênthông gồm 4 bước cụ thể, làm cơ sở cho quá trìnhkiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nàyminh bạch, rõ ràng hơn từ cả phía cơ quan hànhchính nhà nước và cả phía người dân
Thực chất, mô hình “một cửa liên thông” là môhình phát triển của mô hình “một cửa một dấu”,đó là mô hình mà việc giải quyết công việc của tổchức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền củanhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặcgiữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhậngiấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thựchiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trảkết quả của một cơ quan hành chính nhà nước Gần đây nhất, ngày 23/4/2018, Chính phủ đãban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thựchiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý đầy đủcho việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên
CaÙC Phòng, Ban Chuyên môn Thụ lý, xử lý, tham mưu
Lãnh Đạo uÛy Ban nhân Dân Ký, phê duyệt và quyết định Đóng dấu,
hoàn tất thủ tục
Hình: Mô hình cơ chế một cửa
Trang 31thông trong giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả
từ Trung ương đến địa phương, tăng cường chất
lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, bảo đảm
sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành
chính, cải cách thủ tục hành chính với xây dựng
chính phủ điện tử
2 Vai trò của cơ chế “một cửa” trong giải
quyết thủ tục hành chính các cấp ở nước ta
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với cấp
quản lý sở - ngành là cơ chế hành chính mới được
hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải
cách thủ tục hành chính, nhằm thay thế cho cơ chế
“nhiều cửa” đã tồn tại ở miền Bắc nhiều chục năm
trước thời kỳ đổi mới (1986), đối với miền Nam thì
từ sau ngày 30/4/1975 cho đến trước Đại hội VI
của Đảng (tháng 12/1986) Cơ chế “nhiều cửa” là
một trong những phản ánh đặc trưng của toàn bộ
hệ thống quản lý nước ta trước đây do đặc điểm
thời chiến kéo dài và nhiều nguyên nhân khác nữa
nên đã vận hành chủ yếu theo cơ chế cũ là cơ chế
kế hoạch hóa tập trung bao cấp trong các mối quan
hệ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan
công quyền với người dân và các tổ chức chính trị
- xã hội; giữa các cơ quan công quyền với nhau
Cơ chế cũ đó đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập, là khe hở nảy sinh nhiều tiêu cực bức xúc
xã hội do các tệ nạn quan liêu, cửa quyền, chồng
chéo, lãng phí, tham nhũng Chính vì thế, khi
chuyển sang kinh tế thị trường theo đường lối đổi
mới của Đảng khởi nguồn từ Đại hội VI, cần thiết
phải thay thế cơ chế cũ đã lạc hậu đó bằng một cơ
chế mới, tiên tiến, phù hợp hơn
Ở phương diện chung, việc áp dụng cơ chế
“một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính đã
khắc những tồn tại, yếu kém trên, cụ thể như sau:
Một là, cơ chế này khắc phục các thủ tục hành
chính rườm rà, chồng chéo Khi chưa thực hiện cơ
chế “một cửa”, không những mỗi cơ quan hành
chính tự đặt ra thủ tục của mình, mà mỗi phòng,
ban chuyên môn trong đó cũng tự ý đề ra những
quy định thủ tục riêng, gây phiền hà, nhũng nhiễu
cho nhân dân Tồn tại này được khắc phục khi các
cơ quan hành chính thống nhất một bộ thủ tục hành
chính chung và quy trình giải quyết được cụ thể,
công khai để nhân dân được biết và thực hiện theo
Hai là, bộ máy hành chính nói chung và bộ máy
cung ứng dịch vụ hành chính công nói riêng đượctinh giản gọn nhẹ Các đơn vị quản lý và giải quyếtthủ tục hành chính được quy về một đầu mối vàđược tổ chức tập trung tại các nơi giải quyết thủtục hành cho công dân và tổ chức
Ba là, thay đổi thái độ phục vụ của công chức,
khắc phục dần tính cửa quyền, sách nhiễm, ban ơn
do cơ chế cũ để lại Chất lượng tiếp nhận, phântích và xử lý công việc được nâng lên Cơ chế làmviệc mới này tạo điều kiện để đầy lùi tình trạngcông chức đòi hối lộ, cửa quyền, những nhiễu, gâyphiền hà cho dân Trách nhiệm giải trình của côngchức luôn được chú trọng
Bốn là, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo
mất nhiều thời gian vào các công việc sự vụ hànhchính, không có thời gian dành cho những nhiệmvụ và chức năng quản lý khác; giảm dần việc cáccán bộ lãnh đạo phải tham gia trực tiếp giải quyếtcác công việc sự vụ, khiếu kiện
Năm là, người dân không phải đi lại nhiều lần,
qua nhiều khâu Thời gian cung ứng các dịch vụhành chính công được quy định rõ ràng, giảm chiphí thời gian và tăng cơ hội hoạt động của các tổchức và công dân, điều này khắc phục được tìnhtrạng các công chức của các phòng ban chuyênmôn tự gia hạn thời gian xử lý hồ sơ cho người dân
Sáu là, cơ chế “một cửa” khắc phục tình trạng
tùy tiện đặt ra và thu các loại phí, qua đó thốngnhất mức lệ phí đối với cùng một loại dịch vụ docác cơ quan hành chính ban hành ở các địa phươngkhác nhau cung cấp
Thực tiễn ở nước ta cho thấy, trong tổng số 203bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, số bộphận có giao dịch mỗi năm từ 5.000 lần trở lênchiếm 62%, từ 10.000 lần trở lên chiếm 41% và từ20.000 lần trở lên chiếm 15% 5 Tại TP Hồ ChíMinh, trên cơ sở áp dụng mô hình “một cửa, mộtdấu”, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo mộtsố sở và quận, huyện triển khai thí điểm các hoạtđộng cải cách tiếp như khoán biên chế và chi phíhành chính, áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hànhchính công Nhờ những cải cách trên, các ủy bannhân dân quận, huyện thí điểm cải cách “đã thugọn số đầu mối chỉ còn 4 - 8 phòng, giảm10% biênchế và 18% chi phí hành chính”6
Ở phương diện cụ thể, cơ chế “một cửa” trong
Trang 32tÀI lIeÄu tRÍCH dAãn VÀ tÀI lIeÄu tHAm KHẢo:
1 http://en.wikipedia.org/wiki/One_stop_shop
2 PGS TS Lê Chi Mai, Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003,
tr 318
giải quyết thủ tục hành chính ở cấp tỉnh đã góp
phần vào quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính,
đặc biệt cải cách thủ tục hành chính, nhằm nâng
cao sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành
chính Điều này thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ chế “một cửa” thúc đẩy quá trình
đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc giải
quyết công việc của công dân và tổ chức;
Thứ hai, giảm bớt phiền hà ách tắc bằng biện
pháp công khai các quy trình, thủ tục, thời gian giải
quyết, lệ phí;
Thứ ba, xây dựng lòng tin giữa chính quyền địa
phương với nhân dân;
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công
dân, tổ chức khi có nhu cầu giải quyết công việc
hành chính khỏi phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc
nhiều nơi, qua nhiều tầng nấc trung gian, tốn nhiều
công sức, làm nản chí các nhà đầu tư;
Thứ năm, thông qua việc thực hiện cơ chế “một
cửa”, các cơ quan hành chính các cấp không ngừng
nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động
quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ, năng lực
công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
Thứ sáu, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan hành chính các cấp, tránh
đùn đẩy công việc cho nhau giữa các cơ quan
Theo báo cáo của các địa phương, trên 85% cơ
quan hành chính cấp tỉnh, 98% cơ quan hành chính
cấp huyện và 95% cơ quan hành chính cấp xã đã
triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” Về triển
khai mô hình “một cửa liên thông”, đã có hơn 40
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành
triển khai liên thông trên các lĩnh vực đất đai, đăng
ký kinh doanh, xây dựng, lao động - thương binh
và xã hội, cấp phép quảng cáo, cấp phép khai thác
khoáng sản, hộ tịch, hộ khẩu, lý lịch tư pháp giữa
cơ quan hành chính cấp xã với cơ quan hành chính
cấp huyện và giữa các cơ quan hành chính cùng
cấp với nhau Triển khai thực hiện cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa”, các ngành, cáccấp chính quyền đã thực sự vào cuộc, tạo mọi điềukiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và côngdân Ngành Thuế và Hải quan cũng đã có nhiềunỗ lực, cải thiện nhằm phục vụ tốt hơn cho tổ chứcvà doanh nghiệp Cải cách thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực thuế, chúng ta đã triển khai thí điểmthực hiện cơ chế mới có tính cải cách, đột phá làdoanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế, cải tiếnthủ tục trong cấp mã số thuế, nhờ đó rút ngắn thờigian doanh nghiệp phải chờ đợi Đồng thời, ngànhThuế cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và thu đượcnhiều kết quả khả quan qua việc thực hiện cơ chế
“một cửa” tại cơ quan thuế các cấp Trong lĩnh vựchiện đại hóa hải quan, quy trình thủ tục hành chínhđược cải tiến, bỏ nhiều khâu trung gian theo hướngtổ chức dây chuyền thủ tục hải quan hoàn chỉnh,một cửa, do đó đã giảm đáng kể thời gian thôngquan Công tác kiểm tra thực tế hàng hóa xuất,nhập khẩu được chuyển sang áp dụng phương phápquản lý rủi ro, kiểm tra có trọng điểm, kiểm trasau thông quan và đang thí điểm thông quan điệntử tại một số địa phương
3 Kết luận
Lợi ích của cơ chế “một cửa” thể hiện rõ néttrong thực tế, đối với chính phủ, cơ chế một cửagiúp triển khai các nguồn lực hiệu quả hơn, tăngnguồn thu, cải tiến mức độ tuân thủ của doanhnghiệp, tăng cường an ninh, tăng cường tính minhbạch của thủ tục hành chính; đối với cộng đồngthương mại, thủ tục hành chính đơn giản, thông tinchỉ cần nộp một lần trong cơ chế một cửa góp phầngiảm bớt chi phí quản lý cũng như tăng cường khảnăng dự báo cho các giao dịch thương mại Do đó,việc triển khai hiệu quả cơ chế “một cửa” trêndiện rộng là tiền đề vững chức để cả nước đẩymạnh cải cách hành chính nhà nước ở nước ta,hướng đến xây dựng một nền hành chính phục vụ,chuyên nghiệp, hiện đại, vì dân n
Trang 33tHe Role of one-stoP-sHoP meCHAnIsm foR AdmInIstRAtIVe seRVICes In VIetnAm
lMaster Le Thi Vinh
Faculty of State - Law, Nghe An Province Political School
AbstRACt:
In the process of promoting administrative reform, many reforming administrativeprocedure models have been applied to improve the quality of administrative services to serveenterprises and individuals better Establishing and implementing one-stop-shop mechanismfor administrative services is considered as an appropriate direction in order to achieve thegoal of speediness and transparency in the context of administrative reform The articlepresent the role of one-stop-shop mechanism in administrative services in Vietnam
Keywords: Administrative procedures; one-stop-shop mechanism, solving administrative
6 PGS TS Lê Chi Mai, Dịch vụ hành chính công, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr 88.
7 Trần Văn Tuấn, Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, Tạp chí Cộng sản số 6 (198) năm 2010.
ngày nhận bài: 18/2/2019
ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 28/2/2019
ngày chấp nhận đăng bài: 10/3/2019
Thông tin tác giả:
ths le tHỊ VInH
Khoa nhà nước pháp luật - trường Chính trị nghệ An
Trang 341 Thực trạng ngân sách nhà nước ở
Việt Nam
Theo Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc
hội ban hành năm 2015 và chính thức có hiệu lực
vào năm 2017 thì ngân sách nhà nước (NSNN) là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước Về cơ bản, hoạt động thu chi
NSNN gắn với quyền lực kinh tế - xã hội của Nhà
nước trong mỗi thời kì, thể hiện các quan hệ kinh
tế, các quan hệ lợi ích trong đó lợi ích quốc gia,
lợi ích cộng đồng được đặt lên đầu tiên và tri phối
các lợi ích khác
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam thì vai trò của NSNN là rất
quan trọng, không chỉ là quỹ tài chính để duy trì bộ
máy quản lý nhà nước, là công cụ để Nhà nước
khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường
(phân phối hàng hóa công cộng…) mà còn là nguồnlực tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển Cáchoạt động thu, chi NSNN đang có xu hướng ngàycàng mở rộng cùng với quá trình phát triển kinh tếxã hội nước ta Về thu ngân sách, giai đoạn 2011-
2015 quy mô thu NSNN đạt 5.507,2 nghìn tỷ đồng,gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 2006-2010 Năm2016-2017, thu ngân sách tiếp tục tăng trưởng khá,tổng thu ước đạt 2.696 nghìn tỷ đồng, gần xấp xỉbằng thu ngân sách của cả giai đoạn 2006-2010(2.736 nghìn tỷ đồng) Về chi ngân sách, quy môcác khoản chi từ NSNN cũng tăng mạnh, giai đoạn2011-2015 đạt 6.324,5 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2lần so với chi NSNN giai đoạn 2006-2010, riênghai năm 2016-2017 số chi ngân sách đã vượt quymô chi của cả giai đoạn 2006-2010 (Bảng 1) Quađó cho thấy khả năng huy động ngân sách và chitiêu NSNN của Chính phủ đều đang tăng lên phùhợp với chiều hướng tăng trưởng kinh tế (cơ sở thuNSNN) và quy luật Wagner1 Tuy nhiên, tốc độ
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ NGUỒN ĐỘNG VIÊN VÀO NGÂN SÁCH
TÓM TẮT:
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một quỹ tài chính đặc biệt có vai trò quan trọng đối với cáchoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và ngoại giao Các hoạt độngthu, chi ngân sách là công cụ quan trọng Nhà nước sử dụng để thực hiện vai trò quản lý, điều tiết
vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế NSNN bền vững là một trong những chỉ tiêu quan trọng đảmbảo bền vững và an toàn tài chính quốc gia Tính bền vững của NSNN phụ thuộc vào nhiều yếutố, trong đó không thể không xét đến góc độ bền vững của các nguồn thu vào NSNN Bài viết đivào phân tích thực trạng NSNN Việt Nam và cơ cấu thu NSNN thời kì 2006-2017 để chỉ ra nhữngvấn đề ảnh hưởng đến việc duy trì, phát triển bền vững nguồn động viên vào NSNN và đề xuấtmột số khuyến nghị chính sách đối với hoạt động thu NSNN để đảm bảo bền vững NSNN trongthời gian tới
Từ khóa: Tính bền vững của NSNN, nguồn động viên vào NSNN, thu NSNN.
Trang 35tăng trưởng của thu và chi NSNN đều có chiều
hướng giảm dần từ mức đỉnh điểm 27,2% và 25,8%
(năm 2008) xuống mức 9% và 4,8% (2016) cho
thấy các chủ trương dãn huy động sức dân cho
NSNN (dành nguồn lực đó cho đầu tư tư nhân, phát
triển sản xuất kinh doanh ngoài khu vực công) và
tái cơ cấu chi tiêu công cũng phần nào có kết quả
Mặc dù tốc độ tăng trưởng thu và chi NSNN có
giảm xuống trong vài năm gần đây nhưng NSNN
vẫn luôn rơi vào tình trạng thâm hụt (thu nhỏ hơn
chi) cho dù tính toán theo thông lệ quốc tế (IMF)
hay tính toán theo cách của Tổng cục Thống kê2
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam từ 2012 đến
2017 dao động ở mức 5,3 - 6,6% GDP, cao hơn mức
4,4-5,6% GDP của giai đoạn 2006-2011 Năm 2017,
thâm hụt ngân sách ở mức 3,48% GDP3- do bắt đầu
không tính chi trả nợ gốc khi cân đối ngân sách theo
quy định của Luật Ngân sách có hiệu lực từ năm
2017, tuy nhiên nếu tính theo cách cũ thì con số
thâm hụt tiếp tục tăng đến 6,43% GDP Như vậy,
mức độ thâm hụt NSNN năm 2017 được Bộ Tài
chính báo cáo cho thấy giảm đi là do cách tính toán,
còn thực tế chi tiêu và kỷ luật tài khóa không được
cải thiện, có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền
vững của NSNN và gia tăng nợ công quốc gia
2 Đánh giá về tính bền vững của NSNN
thông qua các nguồn huy động vào ngân sách
Tính bền vững của NSNN được biểu hiện ở chỗ
hoạt động thu, chi NSNN ở trong tình trạng ổn định
lâu dài, không có thâm hụt lớn kéo dài đưa đến
tình trạng nợ công tăng cao làm mất ổn định kinh
tế vĩ mô (Võ Văn Hợp, 2013) Tính bền vững của
NSNN được đảm bảo dựa trên các nguyên tắc: (i)
Hoạt động thu, chi NSNN tương đối ổn định, quy
mô và cơ cấu thu, chi NSNN phải phù hợp với thunhập bình quân đầu người và trình độ phát triểnkinh tế xã hội; (ii) Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phíphải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phầntích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển;trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơnsố chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chingân sách; (iii) Thâm hụt ngân sách được duy trìtrong giới hạn cho phép, không làm nợ công tăngcao và kéo dài, gây nguy cơ vỡ nợ quốc gia.Khi xem xét NSNN Việt Nam dưới góc độ thungân sách giai đoạn 2006-2017 cho thấy, NSNNđang có những dấu hiệu thiếu bền vững bởi: (i) Tỷlệ huy động vào ngân sách so với GDP đang tiếptục suy giảm; (ii) Cơ cấu các nguồn huy động vàongân sách có xu hướng không bền vững, (iii) Tỷ lệthất thu cao; (iv) Tính lũy tiến và công bằng củathuế yếu
+) Về tỷ lệ thu NSNN, trong giai đoạn 2011 –
2015, thu NSNN theo dự toán so với GDP giảm 4,6điểm % còn 23,56% so với mức 28,2% của giaiđoạn 2006 - 2010; nếu tính gộp các khoản thuNSNN ngoài dự toán thì tỷ lệ này cũng giảm 5,6điểm%, tương ứng từ 36,9% GDP xuống 31,28%GDP (Hình 1) Nguyên nhân khiến tỷ trọng thuNSNN/GDP có xu hướng sụt giảm là do Chính phủcó những chính sách ưu đãi về thuế nhằm hỗ trợdoanh nghiệp và sản xuất - kinh doanh trong nướcsau thời kì suy thoái (giảm thuế thu nhập doanhnghiệp), đồng thời hàng rào thuế quan được cắtgiảm theo cam kết hội nhập và giá dầu thô thế giớigiảm sâu, các khoản viện trợ không hoàn lại bị cắtgiảm mạnh Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế thếgiới của IMF (2015) cho thấy, tỷ lệ thu
Bảng 1 Thu chi và cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2017
(nghìn tỷ đồng, %)
Nguồn: Từ 2006-2016 tổng hợp theo quyết toán của Bộ Tài chính; 2017 tính toán theo dự toán Quốc hội.
Cân đối NSNN
Tỷ lệ (%) bội chi NSNN
Trang 36NSNN/GDP của Việt Nam đang theo xu hướng
giảm, trong khi tỷ lệ này lại đang ổn định và đi lên
ở các quốc gia láng giềng trong khu vực, như
ASEAN+4 (Ma-lay-xia, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin
và Thái Lan), CHDCND Lào và Cam-pu-chia
Vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ động viên vào NSNN
có xu hướng giảm dần, trong khi áp lực tăng chi
tiêu công cả về đầu tư và thường xuyên vẫn cao,
các chỉ số an toàn nợ đã gần sát các giới hạn an
toàn theo luật định, đe dọa an ninh tài chính quốc
gia Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại các khoản
thu, tập trung mở rộng các nguồn thu nội địa và
đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế Nhờ đó, trong
2 năm 2016 - 2017, tổng thu NSNN thực hiện đều
vượt so với các quyết định dự toán của Quốc hội
(năm 2016 vượt 87 nghìn tỷ đồng; năm 2017 vượt
khoảng 75 nghìn tỷ đồng), đạt 24,5% GDP (2016),
ước đạt 25,7% GDP (2017) Mặc dù vậy, tỷ lệ
động viên này vẫn khó có thể được khôi phục như
giai đoạn 2006 - 2010, bởi khi phân tích về cơ cấu
nguồn thu cho thấy nhiều nguồn thu có xu hướng
giảm hoặc không ổn định (Hình 1)
+) Về cơ cấu nguồn thu NSNN đang có sự điều
chỉnh, nhưng vẫn dựa khá nhiều vào nguồn thiếu
bền vững như tài nguyên (dầu thô), hoạt động
ngoại thương, từ thoái vốn nhà nước tại các
DNNNN Bởi sự biến động giá dầu thế giới khiến
thu NSNN bị động, trong dài hạn trữ lượng dầu
khai thác sẽ giảm và không tái tạo; viện trợ không
hoàn lại giảm mạnh khi thu nhập bình quân đầungười của quốc gia tăng lên; thuế xuất nhập khẩu
bị cắt giảm do cam kết hội nhập Cụ thể, tỷ trọngthu nội địa (không kể dầu thô) so với tổng thuNSNN theo dự toán (quyết toán) tăng từ mức trungbình 57,85% trong giai đoạn 2006 - 2010 lên67,52% trong giai đoạn 2011 - 2015; năm 2016 -
2017 đạt khoảng 80,1% Tỷ trọng thu từ dầu thôđã giảm trong tổng thu NSNN từ mức trung bình19,96% trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn13,48% trong giai đoạn 2011 - 2015, đến năm 2016và 2017 chỉ còn lần lượt là 3,6 -3,8% tổng thuNSNN Tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất -nhập khẩu so với tổng thu NSNN giảm trung bìnhtừ 20,06% trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn17,69% trong giai đoạn 2011 - 2015 Tỷ trọng thuviện trợ không hoàn lại giảm trung bình từ 2,12%trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 1,37% tronggiai đoạn 2011 - 2015; trong 2 năm 2016-2017 tỷtrọng này giảm hẳn xuống mức 0,76% và 0,61%(Hình 2) Sự thay đổi trong hơn 10 năm cho thấycác nguồn thu NSNN dựa vào dầu thô, viện trợ vàxuất nhập khẩu đã giảm mạnh, không phải lànguồn động viên chính cho ngân sách
Nhìn bề ngoài, nguồn thu nội địa (không kể dầuthô) tăng lên từ 52% tổng thu NSNN(2006) lên80,09% (2017) để thay thế các nguồn thiếu bềnvững, cho thấy cơ cấu thu NSNN thay đổi theohướng tích cực khi dựa vào nội tại nền kinh tế,nhưng nếu phân tích kĩ hơn cơ cấu nguồn thu nội địanày thấy rằng, các khoản thu NSNN từ khu vựcdoanh nghiệp nhà nước trên tổng thu nội địa cóchiều hướng giảm mạnh từ 33,3% (2013) xuống14,2% (2017) khi không tính phần thu cổ tức, lợinhuận còn lại của DNNN; tiền bán cổ phần sở hữunhà nước tại doanh nghiệp từ năm 2015, thu từ haikhu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoàiquốc doanh cũng giảm 2-4 điểm % trong tổng thunội địa trong giai đoạn 2013-2017 Điều đó phảnánh sức khỏe của khu vực sản xuất kinh doanh trongnước vẫn yếu, khó có khả năng mở rộng cơ sở thutừ khu vực này, bởi nếu tiếp tục tăng tỷ lệ huy độngtừ khu vực này có thể làm giảm khả năng tiết kiệmvà đầu tư trực tiếp vào khu vực sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, thu NSNN từ thuế có chiều hướng giảm(thuế/GDP giảm từ khoảng 24% năm 2006 xuốngmức 18% năm 2016), trong khi nguồn thu NSNNkhông phải thuế (phí, lệ phí, nhà ở và đất công)
Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo Bộ Tài chính.
Trục trái: nghìn tỷ đồng; Trục phải: %
Hình 1: Tỉ trọng tổng thu NSNN/GDP
(2006-2017)
Trang 37ngày càng tăng; trong đó đặc biệt là thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, mặt nước, bán nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước (năm 2016, chiếm gần 14% tổng thu nội
địa không kể dầu thô, tăng lên so với mức trung bình
11,08% của giai đoạn 2011-2015) Việc bán tài sản
của nhà nước khiến quy mô tài sản giảm, nguồn thu
do đó cũng sẽ giảm sút, không bền vững trong tương
lai Các khoản phí, lệ phí đóng góp NSNN tăng lên
phản ánh việc phải chi trả cho tiêu dùng dịch vụ
công người dân đang tăng lên bên cạnh thuế mà
người dân phải nộp, như vậy có thể được coi là thuế
chồng thuế gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc trong
dư luận trong thời gian gần đây, đặc biệt trong lĩnh
vực giao thông (Hình 2)
+) Tình trạng thất thoát nguồn thu NSNN cao
do nợ đọng thuế, trốn thuế vẫn diễn ra phức tạp,
ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của nguồn
thu thuế Thời điểm đến ngày 31/12/2016, số nợ
thuế là 77,3 nghìn tỷ đồng; Thời điểm đến ngày
31/12/2017, con số này là 78,45 nghìn tỷ đồng Và
đến thời điểm 30/9/2018, số nợ thuế xấp xỉ 83
nghìn tỷ đồng (tăng 9,8 nghìn tỷ đồng so với thời
điểm 31/12/2017) Tỷ trọng số nợ thuế trên tổng
thu nội địa có xu hướng giảm (thời điểm đến
31/12/2016 ở mức 8,7%; 31/12/2017 là 7,6% và
30/9/2018 là 7,0%), tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn cao
hơn so với ngưỡng nợ thuế theo thông lệ quốc tế
(5%) Trong đó, số nợ thuế không có khả năng thu
hồi là khá cao, chiếm khoảng 42% tổng số tiền
thuế nợ, do cơ quan thuế quản lý và chiếm 72%
tổng số tiền thuế nợ do cơ quan hải quan quản lý4.Hiện tượng nợ thuế có dấu hiệu gia tăng một phầnlà do theo quy định của Luật thuế, tiền phạt dochậm nộp thuế thấp hơn tiền lãi gửi ngân hàng nênnhiều doanh nghiệp thừa nhận cố tình nộp chậmnhằm hưởng chênh lệch này Số lượng doanhnghiệp cố tình nợ thuế với mục đích chiếm dụngngân sách đang diễn ra phổ biến và có tính xuhướng Cùng với đó, hiện tượng chuyển giá trongkhu vực doanh nghiệp FDI diễn ra phức tạp vàngày càng tinh vi (theo một báo cáo của Bộ Tàichính, trong năm 2017 có 2.673 doanh nghiệp lỗmất vốn, trong số này có đến 1.590 doanh nghiệplỗ mất vốn nhưng vẫn mở rộng sản xuất - kinhdoanh Nguyên nhân chủ yếu là do không quản lýđược dòng tiền và điểm đến của các dòng tiền này,công nghệ ngành Thuế còn lạc hậu, không theokịp công nghệ lĩnh vực ngân hàng và viễn thông,dữ liệu bán hàng cuối ngày của đối tượng chịu thuếkhông được chuyển về máy chủ cơ quan thuế tạicác cấp quản lý (theo IMF)…; Ngoài ra, con số thấtthu thuế do các ưu đãi thuế dàn trải (bao gồm cảphí, lệ phí và tiền thuê mặt nước) ước tính là 64nghìn tỷ đồng (2016), tương đương 5,8% tổng thuNSNN, 33% tổng chi thường xuyên cho giáo dụcđào tạo và 84% cho y tế Trong đó, thuế TNDN cócon số thất thu do ưu đãi thuế nhiều nhất, đối tượng
ưu đãi thuế thường là các doanh nghiệp FDI +) Tính lũy tiến hệ thống thuế Việt Nam đượccho là yếu, do đó sẽ gặp nhiều trở ngại nếu Chínhphủ muốn mở rộng tỷ suất thuế, cơ sở thuế hoặc đốitượng chịu thuế để tăng nguồn thu Theo Báo cáocông bằng Thuế Việt Nam năm 2017 (VEPR) chothấy, tỷ trọng thuế gián thu tăng nhanh từ mức hơn40% tổng thu từ thuế năm 2006 lên trên 60% vàonăm 2016, tỷ trọng thuế trực thu đang giảm nhanh(từ gần 50% năm 2006 xuống 35% năm 2016 Trongkhi đó, thuế gián thu (đánh vào tiêu dùng) dễ thuhơn so với thuế trực thu (thuế đánh vào thu nhập)nhưng là loại thuế có tính lũy thoái (phân phối lạithu nhập kém) Hiện nay, thuế giá trị gia tăng lànguồn thu lớn nhất trong các loại thuế gián thu (50-60% tổng số thu từ thuế gián thu), còn thuế thu nhậpdoanh nghiệp là loại thuế trực thu đóng góp nhiềunhất trong số các loại thuế trực thu và là loại thuếđóng góp nhiều thứ 2 chỉ sau VAT, tuy nhiên saunăm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm cả vềsố thu và tỷ trọng trong thu thuế và thu NSNN
Nguồn: Tính toán dựa vào báo cáo BTC
Hình 2: Cơ cấu thu NSNN theo dự toán
Quốc hội (đã được quyết toán)
Trang 383 Đề xuất khuyến nghị
Trong thời gian tới, củng cố mức huy động vào
ngân sách và điều chỉnh cơ cấu nguồn thu NSNN
là việc cần phải làm để đảm bảo tính bền vững
của NSNN, trong khi vẫn đảm bảo các khoản chi
tiêu quan trọng của Nhà nước đối với đầu tư phát
triển và an sinh xã hội Do đó một số nội dung cần
làm là:
Thứ nhất, cải cách chính sách thuế theo hướng
đẩy mạnh thu nội địa và đảm bảo tính công bằng,
hiệu quả, đầy đủ của hệ thống thuế theo thông lệ
quốc tế (nên cân đối lại các sắc thuế trực thu và
gián thu để đảm bảo tính lũy tiến của thuế) Cụ
thể: (i) Tính toán tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với một số hàng hóa và dịch vụ không
khuyến khích tiêu dùng (ví dụ như các mặt hàng
thuốc lá, bia rượu, vàng mã, du thuyền, hay kinh
doanh casino, kinh doanh vũ trường, gôn… hiện vẫn
đang có mức thuế tương đối thấp, do đó từng bước
mở rộng phạm vi áp dụng và tăng thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng này sẽ
đem lại tác động tích cực đối với ngân sách về huy
động thu, đồng thời thay đổi thói quen của người
tiêu dùng theo hướng giảm tiêu dùng các mặt hàng
không có lợi cho sức khỏe và môi trường, tài
nguyên hoặc không phù hợp với thu nhập bình
quân đầu người của người dân) (ii) Mở rộng cơ sở
thu thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (xem
xét nhóm doanh nghiệp FDI) và điều chỉnh các
chính sách ưu đãi thuế theo hướng thống nhất, đơn
giản, có chọn lọc và gắn với các định hướng phát
triển ngành, lĩnh vực; đồng thời cần đánh giá lợi
ích và chi phí của chính sách ưu đãi thuế trước khi
ban hành (iii) chính sách thuế thu nhập cá nhân
cần được điều chỉnh theo hướng mở rộng cơ sở thu
thuế, điều chỉnh thuế suất với nguồn thu nhập
trong diện chịu thuế một cách hợp lý (như thu nhập
từ chuyển nhượng tài nguyên số, hoạt động thương
mại điện tử, trúng xổ số với giá trị trúng lớn) và đối
tượng nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ pháp
luật, khuyến khích cơ sở kinh doanh cá thể (có quy
mô sử dụng lao động hoặc quy mô tài sản, vốn
tương đương doanh nghiệp) chuyển sang hoạt độngtheo hình thức doanh nghiệp, tăng cường tính minhbạch và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế.(iv) Chính sách thuế tài sản cần được nghiên cứuvà tiếp cận hợp lý, thống nhất và công bằng, mởrộng đối tượng thu thuế tài sản đối với tài sản gắnliền với đất và các tài sản có giá trị khác, phù hợpvới mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam và thông lệ quốc tế, đưa thuế tài sản trởthành một trong những nguồn động viên quantrọng và ổn định cho NSNN thay thế nguồn thu từbán tài sản công, đồng thời giúp hạn chế hiệntượng đầu cơ đất đai, nhà ở gây lãng phí nguồn lựcdành cho đầu tư sản xuất như hiện nay (v) Vớithuế tài nguyên và bảo vệ môi trường cần điềuchỉnh thuế suất và đối tượng chịu thuế để phù hợpvà định hướng nâng cao trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, khuyến khích chế biến sâu, hạn chế xuấtkhẩu tài nguyên thô, bảo vệ tài nguyên, môitrường Có thể nghiên cứu kinh nghiệm thuế xanh(thuế năng lượng, thuế giao thông) của các nướcOECD để tăng thu nội địa, giúp đạt được mục tiêuphát triển bền vững, giảm phát thải nhà kính, khắcphục bội chi
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
hành chính về thuế dựa vào thông tin minh bạch vàáp dụng kiểm tra dựa trên rủi ro; do đó cần đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vựcthuế, đẩy mạnh chính phủ điện tử, hiện đại hóa quảnlý thuế bằng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn (bigdata), cũng như chia sẻ thông tin doanh nghiệp trongnội bộ cơ quan quản lý nhà nước từ đăng kí, đầu tưmở rộng, doanh thu, lợi nhuận, chi phí để xử lý tìnhtrạng gian lận, chuyển giá, nợ thuế
Thứ ba, cần nuôi dưỡng, tạo nguồn thu bền
vững cho NSNN trong dài hạn bằng các chính sáchtháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinhdoanh, cải thiện môi trường đầu tư (cải cách thủtục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, sửađổi, bổ sung các chính sách đảm bảo phù hợp vớithực tế), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệpphát triển n
TÀI lIỆU TrÍCH dAãN:
phủ, nhấn mạnh rằng tỷ trọng của khu vực công (đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP) có xu hướng tăng lên khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
Trang 39ASSESSING THE SUSTAINABIlITy Of THE STATE BUdGET
UNdEr THE VIEw Of STATE BUdGET MOBIlIzATION SOUrCES
lAssoc.Prof Ph.D Pham Thi Tue
lMaster Do Thi Thanh huyen
Thuongmai University
ABSTrACT:
The state budget is a special financial fund that plays an important role in socio-economicdevelopment activities, ensuring national security and diplomacy Budget collection and spendingactivities are important tools used by the State to carry out macro management and regulation rolesfor the entire economy Keeping the state budget sustainable is one of important tasks to maintainthe national financial sustainability and security The sustainability of the state budget depends onmany factors, in which the sustainability aspect of state budget revenue sources cannot beneglected This article analyzes the current situation of Vietnam's state budget and the structure ofstate budget collection in the period of 2006-2017 to point out issues affecting the maintenance andsustainable development of state budget mobilization sources and propose somerecommendations for state budget collection activities to ensure the state budget sustainability inthe coming time
keywords: Sustainability of the state budget, state budget mobilization sources, state budget
collection
bao gồm cả chi trả nợ gốc, từ năm 2017 sẽ loại trừ chi trả nợ gốc khi cân đối ngân sách nhà nước.
http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName=MOFUCM147862&_afr- FUCM147862%26_adf.ctrl-state%3Dk920vj93d_9
Loop=29569742197257011#!%40%40%3F_afrLoop%3D29569742197257011%26dDocName%3DMO-TÀI lIỆU THAM kHẢO:
1 Bộ Tài chính, các báo cáo quyết toán NSNN và dự toán NSNN, truy cập http://www.mof.gov.vn
2 Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt Nam (2018), Đánh giá hiệu quả chi tiêu công Việt Nam: Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng, Báo cáo tổng quan, Washington DC.
3 Võ Văn Hợp (2013), Nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước Việt Nam, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
4 VEPR, Oxfam, BTAP (2018), Báo cáo công bằng Thuế Việt Nam 2017, bản thảo ngày 24/5/2018 - tài liệu hội thảo.
Ngày nhận bài: 11/2/2019
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 21/2/2019
Ngày chấp nhận đăng bài: 1/3/2019
Thông tin tác giả:
1 PGS.TS PHAïM THị TUỆ - ThS ĐOã THị THANH HUyỀN
Trường Đại học Thương mại
Trang 401 Giới thiệu
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và
nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam Để phát triển đồng bộ nông nghiệp
nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của người nông dân, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách quan
trọng trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) Sau gần
10 năm thực hiện (2010-2019), tính đến cuối năm
2018, cả nước đã có 3.420 xã chiếm 38,32% xã
được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, 53
đơn vị cấp huyện thuộc 27 tỉnh, thành phố trên cả
nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Chương trình XDNTM đã đem lại nhiều thay đổi
rõ nét, cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều chuyển
dịch tích cực, ngành nghề ở nông thôn phát triểntương đối đa dạng, nông nghiệp - ngành kinh tếchủ yếu của khu vực nông thôn đang chuyển mạnhsang sản xuất hàng hóa, kết cấu hạ tầng phát triểnmạnh, nhiều mô hình phát triển sản xuất đã tạonên động lực mới cho phát triển kinh tế khu vựcnông thôn… Bên cạnh đó, kết quả XDNTM giữacác vùng còn có sự chênh lệch, nhiều nơi triển khaicòn mang tính hình thức, thực hiện để lấy thànhtích, chưa có các hoạt động mang tính kiến tạo,chưa khai thác được hết tiềm năng thế mạnh củakhu vực nông thôn, thu nhập, đời sống của cácvùng nông thôn còn thấp Theo báo cáo kết quảtổng điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (năm 2017) cho thấy, tỷ lệ xã đạt chuẩnnông thôn mới có sự khác biệt lớn giữa các vùngtrong cả nước, vùng Đông Nam bộ đạt cao nhất(47%), gấp gần 5 lần tỷ lệ của vùng đạt thấp nhất
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SƯï HÀI lÒNG CỦA NGƯỜI dÂN VỀ CHƯƠNG TrÌNH XÂy dƯïNG NÔNG THÔN MỚI
TrÊN ĐịA BÀN TỈNH THÁI NGUyÊN
TÓM TẮT:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng củangười dân khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên Để thực hiện nghiên cứu, 10 người dân vàcán bộ khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã được phỏng vấn định tính cùng với 300 ngườidân đã tham gia vào quá trình khảo sát này Dựa trên phương pháp phân tích nhân tố (EFA)và phương pháp hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấycó sự tác động của yếu tố thu nhập, trình độ học vấn, chính quyền… tới mức độ hài lòng củangười dân Một số khuyến nghị đã được đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu
Từ khóa: Xây dựng nông thôn mới, đánh giá, người dân, tỉnh Thái Nguyên.