NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bảo vệ thực vật: Đánh giá khả năng sử dụng loài ong nhập nội Diadegma insulare (Hymenoptera: Ichneumonidae) trong kiểm soát sâu tơ – Plutella xylostella (L.) (Lepidoptera: Plutellidae) tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 29 - 37)

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 06 năm 2006, tại Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) và thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu).

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nhân nuôi sâu tơ làm vật liệu thí nghiệm

Thu thập sâu tơ ngoài dong ruộng

Au trùng và nhộng sâu tơ được thu thập từ vùng rau họ thập tự tại thành phố Hồ Chí Minh, đem nuôi trong phòng thí nghiệm cho đến khi vũ hóa hoàn toàn. Sau khi vũ hóa, khoảng 200 thành trùng được đưa vào lồng đẻ trứng. Lồng nuôi thành trùng làm bằng khung gỗ, kích thước 45 x 45 x 45 em, được phủ vải lưới nylon có mắt lưới 0,2 mm ở các mặt. Riêng mặt đáy, được lót lớp ván gỗ. Mặt trước lồng nuôi, lưới nylon được dán vào khung gỗ nhờ băng xốp dính, thường được sử dụng trong may mặc, để thuận lợi đóng, mở lồng khi thao tác thí nghiệm bên trong.

Thành trùng sâu tơ được cho ăn bằng dung dịch mật ong (Công ty TNHH Đông Dược Lan Q, chai 750 ml) pha loãng với nước cất với nồng độ 30%. Dung dịch sau khi pha được thắm vào bông gòn (Công ty bông Bạch Tuyết), đặt bên trong đĩa petri dé bên trong lồng.

Giá thé dé thành trùng cái đẻ trứng, sử dụng ba loại:

1) Sử dụng giấy bạc

Xay nhuyễn khoảng 65g cải rỗ sạch (không có thuốc trừ sâu) trong 500ml nước, lọc lấy nước, cho vào bình tam giác được đậy kín bằng nút bông, đem hấp dung dịch ở nhiệt độ 120°C, áp suất 1,05 kg/cm’, trong 20 phút, lọc dung dịch qua

16

giấy thâm, loại bỏ phan cặn, nhúng mãnh giấy bạc đã tạo sẵn nếp nhăn vào dung dịch trên cho đến khi ướt đều, sau đó đem phơi khô, cắt thành những mãnh có kích thước 2 em x 10 em va đem trữ trong tủ lạnh dé sử dụng.

2) Sử dụng cải mầm

Hạt cải rỗ (giống của Công ty Trang Nông) được ngâm trong nước 12 giờ, cho vào hộp plastic (đường kính đáy trên 11 cm, cao 9 cm) đã lót sẵn giấy thấm, nhỏ vài giọt nước giữ âm dé hạt cải tiếp tục nay mầm, khi cây cải đạt chiều cao khoảng 10 cm thì dùng làm giá thể.

3) Sử dụng cải con

Cải rỗ được gieo trong hộp plastic tròn, đường kính đáy trên 11 em, cao 9 cm. Sau 10 — 15 ngày, sử dụng làm giá thé cho thành trùng đẻ trứng.

Mỗi loại giá thé đặt vào bên trong lồng đẻ trứng lúc 17 giờ và lấy ra lúc 8

giờ ngày hôm sau.

Vật liệu nuôi và thu hoạch nhộng sâu to

Các tuổi sâu non được nuôi bằng lá cải rỗ Trung Quốc (Chinese kale- Brassica oleracea var alboglabra) trồng trong môi trường hoàn toàn không sử thuốc hóa học. Hộp nuôi bằng plastic hình trụ, trong suốt, đường kính đáy trên 11

cm, cao 9 cm và hộp plastic hình hộp chữ nhật, ngang 15 cm, dài 25 cm, cao 7 cm.

Mặt trên các hộp nuôi được đậy bằng vải lưới nylon có mắt lưới 0,2 mm và được giữ căng bằng nắp hộp đã khoét bỏ phần giữa.

Bên trong hộp hình trụ, đặt một lá cải non và hộp chữ nhật là hai lá. Mỗi lá cải chỉ nuôi tối đa 10 ấu trùng sâu tơ dé phục vụ cho yêu cau thí nghiệm. Các lá cũ được loại bỏ hàng ngày, thay bằng lá non mới trong quá trình thí nghiệm diễn ra hoặc cho đến khi sâu non đây sức hóa nhộng. Nhộng sâu to đạt yêu cầu ding cho thí nghiệm được giữ lại, dựa vào tiêu chuẩn trọng lượng từ 5,6 — 6,0 mg/nhộng.

Bang cách quan sát, chọn nhộng lớn hơn 1 mm đường kính và lớn hơn 4 mm chiều

dai.

Au trùng và nhộng sâu tơ tiếp tục được thu thập định kỳ ngoài đồng 15 ngày/lần, đem nuôi cho đến khi vũ hóa và sẽ cho giao phối với thành trùng được

17

nuôi trong phòng thí nghiệm với tỷ lệ được đề nghị là 1:1 nhằm tránh hiện tượng thoái hóa di truyền đối với các thế hệ con cháu khi duy trì lâu dài điều kiện nhân nuôi trong phòng thí nghiệm (Phạm Văn Lầm, 2002).

Điều kiện nhân nuôi được tiến hành trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ 23°C, âm độ tương đối 65%. Cường độ ánh sáng cho phòng thí nghiệm được thiết kế bằng đèn huỳnh quang 40W.

3.2.2 Ong ký sinh làm vật liệu thí nghiệm

Kén loài ong D. insulare dùng thí nghiệm được tiếp nhận từ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (tỉnh Hưng Yên). Mỗi kén được đặt riêng trong mỗi ống nghiệm (đường kính 1 em, đài 7 em) chờ vũ hóa. Bằng cách quan sát, chọn từng cặp ong được vũ hóa từ những kén to, cho giao phối trong ống nghiệm (đường kính 2,5 cm, dai 18 cm) trong 24 giờ. Bên trong ống nghiệm có đặt một mãnh giấy thắm (1em x lem) đã tâm dung dịch mật 30% làm nguồn thức ăn cho ong.

Lồng ký sinh được thiết kế tương tự lồng nuôi thành trùng sâu tơ, kích thước 50 em x 50 cm x 40 cm. Các mặt được ghép bằng mica dày 5 mm dé dé dàng theo dõi hành vi ký sinh của ong. Riêng mặt trước lồng nuôi dán lưới nylon vào khung lồng nhờ băng xốp dính dé dé thao tác. Dung dich mật ong 30% được thấm vào miếng giấy thâm hình vuông (3 em x 3 em), đặt trong đĩa petri, để bên trong lồng.

Bên trong lồng đặt một cây cai rỗ (15 — 20 ngày sau gieo) có sâu tơ dé ong ký sinh.

Sau khi cho ký sinh 15 giờ, lấy sâu tơ ra và nuôi riêng trong các dụng cụ dùng dé nuôi sâu tơ cho đến khi thu hoạch nhộng ong.

3.3 Phương pháp thực hiện

3.3.1. Anh hưởng của thức ăn đến tuỗi thọ ong D. insulare

Thí nghiệm xác định khả năng sống sót của ong ký sinh đực và ong ký sinh

cái trong các môi trường: hoàn toàn không có thức ăn, chỉ có nước lã và cho ăn

dung dịch mật ong 30%. Mỗi nghiệm thức gồm 30 ong cùng giới tính, nuôi trong hộp plastic hình trụ tương tự hộp nuôi ấu trùng sâu tơ. Thức ăn được đảm bảo mỗi ngày. Bồ trí 3 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 30 lần. Ghi nhận thời gian tử vong của ong ký sinh ở hai điều kiện nhiệt độ: 23°C và 28°C, với cùng âm

18

độ 65%. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0 và

EXCEL 2003.

3.3.2 Anh hưởng của tuỗi ký chủ đến hoạt động ky sinh

Thí nghiệm xác định tuổi ky chủ phù hợp dé bố trí thời điểm tiếp xúc ký chủ trong nhân sinh khối, quyết định thời điểm phóng thích ong ký sinh ra đồng ruộng.

Trứng sâu tơ được thu thập trong khoảng 8 giờ đến 9 giờ sáng. Các ký chủ lần lượt được chọn là 2, 4, 6, 8 và 10 ngày tuôi. Mỗi nghiệm thức cho 01 ong cái, đã vũ hóa 24 giờ và đã giao phối (chưa ký sinh), tiếp xúc với 10 ký chủ sâu tơ. Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, âm độ 65%. Loại bỏ ong ký sinh và tiếp tục nuôi sâu tơ trong các hộp nuôi cho đến khi hóa nhộng toàn bộ. Thí nghiệm tiến hành trong các lồng ký sinh. Bồ trí thành 5 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 10 lần lặp lại. Ghi nhận tỷ lệ sâu bị ký sinh, tỷ lệ ong cái vũ hóa. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0.

3.3.3 Đánh giá hiệu quả ký sinh của D. insulare Dap ưng chức năng

Để khảo sát biến thiên khả năng của một cá thé duy nhất và so sánh khả năng ký sinh giữa các cá thé ong D. insulare trong điều kiện gia tăng lượng sâu ký chủ, lượng ký chủ thay đổi từ 10, 20, 30, 40 và 50 ấu trùng 4 ngày tuổi. Mỗi nghiệm thức cho 01 cá thể cái, đã vũ hóa 24 giờ và đã giao phối (chưa ký sinh), tiếp xúc với các ký chủ trong lồng ký sinh. Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, ẩm độ 65%. Bồ trí 5 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại. Ghi nhận tỷ lệ sâu bị ký sinh, tỷ lệ ong vũ hóa, tỷ lệ ong cái vũ hóa, tỷ lệ sâu chết. Xác định công thức ký sinh hiệu quả về mặt chức năng, xây

dựng mô hình toán học y = f(x), trong đó, y là hiệu qua ky sinh, x là lượng sâu tham

gia thí nghiệm. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0.

Đáp ứng số lượng

Dé khảo sát biến thiên khả năng bi ký sinh của một tập thé sâu ký chủ có số lượng nhất định và so sánh khả năng bị ký sinh giữa các tập thé nay trong điều kiện gia tăng lượng ong ký sinh, lượng ong ký sinh thay đổi từ 1, 3, 5, 7 và 9 cá thé ong

19

cái trưởng thành một ngày tuổi, đã được giao phối nhưng chưa ký sinh. Mỗi nghiệm thức bố trí 50 sâu non 4 ngày tuổi ở tat cả các nghiệm thức. Thí nghiệm được tiến hành trong lồng ký sinh. Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, ẩm độ 65%. Bồ trí 5 nghiệm thức, kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại. Ghi nhận tỷ lệ sâu bị ký sinh, tỷ lệ ong vũ hóa, tỷ lệ ong cái vũ hóa, tỷ lệ sâu chết. Xác định công thức ký sinh hiệu quả về mặt số lượng, xây dựng

mô hình toán học y = f(x), trong đó, y là hiệu qua ky sinh, x là lượng ong tham gia

thí nghiệm. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 7.0.

3.3.4 Khả năng sinh sản của D. insulare

Xác định thời điểm ký sinh hiệu quả nhất của một cá thể ong sau khi giao phối, thí nghiệm bố trí cố định một ong cái trưởng thành, đã vũ hóa 24 giờ và đã giao phối nhưng chưa ký sinh, cho tiếp xúc với 50 sâu non 4 ngày tuổi, lượng sâu được thay mới mỗi ngày. Thời gian tiếp xúc từ 16 giờ đến 9 giờ ngày hôm sau, ở điều kiện nhiệt độ 23 °C, âm độ 65%. Ong tiếp tục cho tiếp xúc với sâu tơ cho đến ngày chết. Thí nghiệm lặp lại 5 lần. Ghi nhận số lần ký sinh trong suốt cuộc đời của

ong, ty lệ sâu bi ky sinh, tỷ lệ ong vũ hóa, ty lệ ong cái vũ hóa.

3.3.5 Hiệu quả phóng thích ong ký sinh trong điều kiện tự nhiên

Thí nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của ong với điều kiện tự nhiên ngoài đồng. Tại thành phố Hồ Chí Minh và tinh Bà Rịa — Vũng Tàu, chọn mỗi nơi một ruộng sinh thái (hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Diện tích mỗi ruộng là 160 m, chia làm 4 phần. Rau họ thập tự được gieo gối lứa, mỗi lứa cách nhau từ 7 — 10 ngày dé duy trì thường xuyên nguồn thức ăn cho sâu tơ.

Lồng ky sinh đặt ngoài ruộng, được làm bằng khung gỗ, kích thước (1m x Im x Im), xung quanh phủ lớp lưới. Đường kính mắt lưới 0,5 mm. Phía cửa lồng được thé kế dây kéo dé dé dang thao tác bên trong. Trước khi cho ký sinh một ngày, thả khoảng 300 — 400 sâu non 4 ngày tuổi vào lồng. Lượng ong từ 3 — 47 cặp/lần ký sinh. Sau khi cho ký sinh từ 3 — 5 ngày, tiến hành mở lồng dé ong bay tự do ra

ngoài. Theo dõi tỷ lệ sâu bi ký sinh, ty lệ ong vũ hóa, tỷ lệ ong cái vũ hóa trên toàn

bộ diện tích đặt lồng. Đối với toàn bộ ruộng sinh thái, điều tra theo 05 điểm chéo

20

góc. Ngoài ra, cũng tiến hành điều tra bổ sung ở những ruộng xung quanh; định kỳ 3 ngày/lần. Tiến hành 09 lần ký sinh tại thành phố Hồ Chí Minh và 03 lần tại Bà

Rịa — Vũng Tàu.

Công thức tính toán:

Số sâu bị ký sinh

Tý Te kỷ sứ 2 Sorcerers x 100

® số sâu thí nghiệm Số kén ong vũ hóa

TY lệ vũ Tiên (Gy BÍ =—=eiiiiiiiieearemroonaoe x 100

® số kén ong thu được

Số kén vũ hóa thành ong cái

Ty lệ ong cái (%) = --- x 100

® số kén ong được vũ hóa Số ấu trùng sâu chết

T l§ sâu phết [DI eee eee x 100

® số sâu tham gia thí nghiệm

21

CÁC LOẠI GIÁ THẺ ĐẺ TRỨNG

Hình 3.3: Giá thể bằng mầm cải

22

Hình 3.4: Kén ong được đặt riêng chờ vũ hóa Hình 3.5: Ong bat cặp trong ông nghiệm

Hình 3.6: Kén ong D. insulare Hình 3.7: Thành trùng ong D. insulare

_—-

— ` ————

Hình 3.8: Lồng ký sinh Hình 3.9: Hộp nuôi ấu trùng sâu tơ

23

Chương 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bảo vệ thực vật: Đánh giá khả năng sử dụng loài ong nhập nội Diadegma insulare (Hymenoptera: Ichneumonidae) trong kiểm soát sâu tơ – Plutella xylostella (L.) (Lepidoptera: Plutellidae) tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)